Khả năng phân tích và dự báo chưa có chiều sâu Tốc độ và khả năng phản ứng với những thay đổi trong nhiều trường hợp còn chậm.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông (Trang 45 - 50)

phản ứng với những thay đổi trong nhiều trường hợp còn chậm.

5.3.Đánh giá về sản phẩm và hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm.

Uy tín và vị thế của công ty được đánh giá qua giá trị sản phẩm - dịch vụ mà công ty đó cung cấp ra thị trường. Đối với những sản phẩm thông thường khác, giá trị sản phẩm có thể được đánh giá qua sự đa dạng của các chủng loại sản phẩm - dịch vụ, mẫu mã, chất lượng, giá cả... nhưng đối với lĩnh vực có nhiều đặc thù riêng như xây dựng và thi công công trình thì giá trị đó được kiểm định qua chất lượng công trình.

Đối với một DN cho dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng hình ảnh và tạo lập vị thế của DN, là yếu tố quyết định tới sự tồn tại của DN đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Đối với nhiều sản phẩm và dịch vụ, chất lượng xác lập đẳng cấp cho thương hiệu, qua đó tác động tới suy nghĩ và nhận thức của người tiêu dùng và ảnh hưởng tới quyết định mua cả khách hàng.

Đối với TRANCONSIN, tuy hoạt động đa lĩnh vực nhưng chủ yếu là xây dựng và thi công công trình, do đó sản phẩm chủ yếu là các công trình giao thông và hạ tầng dân dụng. Đây là những sản phẩm có vốn đầu tư lớn, sử dụng lâu dài, phục vụ

lợi ích của nhiều người. Chính vì vậy, việc đảm bảo chất lượng công trình không chỉ đơn thuần ảnh hưởng tới uy tín và vị thế của DN mà còn liên quan tới nhiều vấn đề về dân sinh và xã hội trong đó có cả con người. Mặt khác, các sản phẩm của ngành xây dựng có đặc thù riêng đó là chi phí khắc phục sai hỏng là rất lớn và sai hỏng rất khó phát hiện sau khi thi công vì phần chìm của công trình là rất lớn. Chính vì vậy, việc đảm bảo chất lượng phải được thực hiện một cách thường xuyên và nghiêm túc ngay từ khâu thiết kế, lựa chọn các yếu tố đầu vào, lựa chọn kỹ thuật thi công phù hợp và trong suốt quá trình thi công công trình.

Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng đối với sự sống còn của công ty, trong những năm qua hoạt động quản lý chất lượng đã được công ty thực hiện một cách triệt để. Bên cạnh việc lập một phòng chức năng chịu trách nhiệm về kỹ thuật thi công thì đối với bất cứ công trình thi công nào, dù lớn hay nhỏ đều có cán bộ kỹ thuật chuyên trách kỹ thuật và giám sát thi công liên tục theo sát quá trình thi công, điều chỉnh các yếu tố phát sinh để xử lý kịp thời, không gây ra nhưng sai sót nghiêm trọng. Thường xuyên lập kế hoạch báo cáo tình hình về ban thi công và văn phòng công ty. Do đặc thù của dự án thi công diễn ra tại nhiều vùng miền trong cả nước, để có những sự chỉ đạo kịp thời và khắc phục những yếu tố phát sinh trong quá trình thi công, trong năm 2005 công ty đã thành lập ban chỉ đạo dự án tại khu vực miền Trung và miền Nam, nhằm đảm bảo việc chỉ đạo và giám sát quá trình thi công công trình. Bên cạnh đó, đối với những công trình có giá trị lớn, quá trình thi công kéo dài, kỹ thuật thi công phức tạp đều có các ban chỉ đạo dự án riêng. Hoạt động quản lý chất lượng luôn nhận được sự đầu tư mạnh mẽ từ ban lãnh đạo công ty, đặc biệt là trong việc hỗ trợ cán bộ kỹ thuật tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào quá trình thi công qua đó giúp đảm bảo chất lượng và cắt giảm chi phí cũng như thời gian.

Đảm bảo chất lượng sản phẩm là một hoạt động cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, không chỉ trong quá trình thiết kế, thi công công trình mà còn phải thực hiện trong quá trình quản lý, điều hành, giám sát thi công... Vì vậy, công ty đã quyết định áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 vào lĩnh vực xây dựng và thi công công trình. Đầu năm 2006, Tổ chức Intertek Testing Services NA của Hoa kỳ đã đánh giá và chứng nhận, công ty đã áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông.

Kết quả của những sự cố gắng nỗ lực trên là chất lượng công trình do công ty thi công luôn nhận được sự đánh giá cao từ phía các chủ đầu tư, đặc biệt tại các dự án

như: cải tạo nâng cấp quốc lộ 37( đoạn qua địa phận tỉnh Sơn La.); quốc lộ 279 (đoạn qua địa phận tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang); quốc lộ 7; quốc lộ 1B đi Thái Nguyên; quốc lộ 9 ( Tây Ninh)...

Tuy nhiên hoạt động đánh giá và kiểm soát chất lượng công trình của công ty trong những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế đó là:

- Tiến độ thi công công trình còn chậm và một số dự án vượt quá thời gian cho phép. Nguyên nhân là do thời gian giải phóng mặt bằng, tập kết máy móc thiết bị và nguyên vật liệu kéo dài. Và một phần là do tình trạng nợ đọng, chậm thanh toán của Nhà nước tại một số dự án làm ảnh hưởng tới tiến độ thi công.

- Hạn chế trong vấn đề phân loại, xử lý, phân tích các sự cố về chất lượng để tìm ra nguyên nhân và lập phương án khắc phục, phòng ngừa.

- Vai trò lãnh đạo của một số vị trí trong Ban lãnh đạo Công ty còn hạn chế. Sự hạn chế này thể hiện ở việc các đơn vị, cơ quan quản lý chất lượng của Công ty chưa tích cực và sâu sát trong hoạt động của mình để phát hiện các sai sót trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý chất lượng.

- Chưa chủ động liên kết với các DN nước ngoài để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật thi công, đóng vai trò tiên phong trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thi công. Những kỹ thuật mới mà công ty áp dụng trong thời gian qua chủ yếu được tiếp cận thông qua cơ quan quản lý là các vụ, viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải.

5.4.Đánh giá về đội ngũ nhân lực trong công ty.

Nhân lực là nền tảng cho sự phát triển bền vững của mỗi tổ chức và DN. Là một DN còn trẻ so với các DN ngành ( thành lập năm 1999 và CPH năm 2004), tuy nhiên TRANCONSIN là một DN có chất lượng nguồn nhân lực khá tốt. Tính đến đầu năm 2007 toàn DN có 989 cán bộ công nhân viên, trong đó có 4 thạc sỹ, 215 kỹ sư, 67 người có trình độ cao đẳng – trung cấp và 703 công nhân kỹ thuật.

Số lượng (ĐV : Người) % ∑ Cán bộ chuyên môn kĩ thuật 286 100 Trình độ Trên ĐH 4 1,4 Đại học 215 75,17 Cao đẳng, trung cấp 67 23,43 ≥ 5 năm 135 47,20

≥10 năm 99 34,62

≥ 15 năm 52 18,18

Bảng 2.13: Số lượng CBCNV trong công ty

Bậc thợ Số lượng (Đv: Người) % 4/7 400 56.90 5/7 214 30.44 6/7 85 12.09 7/7 4 0.57 Tổng số 703 100

Bảng 2.14: Số lượng công nhân kỹ thuật trong công ty.

Theo bảng số liệu trên, số lượng cán bộ chuyên môn kỹ thuật trong công ty có 286 người, chiếm 29% trong công ty, đây là một tỉ lệ khá cao đối với một DN thuộc lĩnh vực xây dựng (đặc thù về nhân lực của DN thuộc lĩnh vực xây dựng là có số lượng công nhân viên đông và 80% là công nhân trực tiếp thi công).

Đối với đội ngũ công nhân kỹ thuật( chiếm 71% ) thì tất cả đều được qua đào tạo, có trình độ 4/7 trở lên. Qua đó có thể thấy được chất lượng nguồn nhân lực trong công ty.

Tuy nhiên TRANCONSIN là một DN trẻ, ra đời chưa được 10 năm, đang trong quá trình phát triển, chính vì vậy mà đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty đa phần còn có thâm niên thấp, trong khi với một ngành như xây dựng thì yếu tố kinh nghiệm đóng một vai trò rất quan trọng. Số lượng cán bộ chuyên môn có thâm niên ≥ 15 năm chỉ có 52 người ( chiếm 18.18% trong số cán bộ kỹ thuật và chiếm 5.25% toàn công ty), số lượng công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề bậc 6/7 trở lên có 98 người, chiếm 12.66% trong số công nhân kỹ thuật và chiếm 8.99% toàn công ty.

Như vậy, đối với đội ngũ nhân lực hiện tại của công ty thì có thể đánh giá điểm mạnh và yếu như sau:

Điểm mạnh : Nguồn nhân lực có chất lượng tốt, có khả năng tiếp cận khoa học công nghệ vào thi công. học công nghệ vào thi công.

Điểm yếu:còn thiếu về kinh nghiệm, đây là một khó khăn khi thi công các dự án lớn, có kỹ thuật thi công phức tạp. án lớn, có kỹ thuật thi công phức tạp.

5.5.Đánh giá hoạt động nghiên cứu và phát triển ( R&D).

Hoạt động nghiên cứu và phát triển trong DN đóng vai trò quan trọng vào năng lực phát triển của DN đó. Đối với các DN trong lĩnh vực xây dựng như TRANCONSIN, đó là năng lực trong việc tìm hiểu, tiếp cận, nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật mới vào quản lý và thi công công trình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là một DN có đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật trẻ, có trình độ chuyên môn tốt nên khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật của công ty là khá tốt so với các DN cùng ngành. Bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo công ty, công ty cũng có bộ phân chuyên trách đảm nhiệm chức năng nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật thi công mới vào thực tiễn hoạt động, đó là Phòng Kỹ thuật thi công. Cán bộ của phòng đều là những cán bộ trẻ, năng động, có chuyên môn tốt nhất trong công ty, qua đó thể hiện sự quan tâm của công ty trong việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong năm 2006 và 2007, cán bộ chuyên môn của phòng tuy còn rất trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng đã phối hợp rất tốt với các đơn vị thành viên, các chủ đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền để lập và trình duyệt các phương án kỹ thuật thi công rút ngắn thời gian và chi phí thi công nhưng vẫn đảm báo chất lượng, qua đó làm lợi cho công ty nhiều tỷ đồng. Về cơ bản, xét trong bối cảnh các DN cùng ngành thì có thể nói, TRANCONSIN có năng lực nghiên cứu và phát triển tốt, dựa trên cơ sở đội ngũ cán bộ trẻ, giàu nhiệt huyết và năng lực, điều này đã được thể hiện khá tốt trong thời gian qua, giúp công ty có những bước phát triển mạnh mẽ và dẫn khằng định vị thế của mình.

Tuy nhiên, thực trang chung ở Việt Nam hiện nay đó là phần lớn các DN vẫn khá thụ động trong quá trình tiếp xúc với tiến bộ khoa học công nghệ. Đa phần các DN vẫn là tiếp thu và thừa kế dựa trên nền tảng các kỹ thuật, công nghệ đã có, chứ chưa đầu tư nghiên cứu các kỹ thuật mới. Nguyên nhân của tình trạng có thể do thiếu vốn và năng lực nhưng cũng có những nguyên nhân chủ quan là các DN Việt Nam trong đó có TRANCONSIN chưa có thói quen tự mình đầu tư nghiên cứu các kỹ thuật mới.

Mặt khác, TRANCONSIN nói riêng các DN Việt Nam nói chung còn khá rụt rè trong vấn đề liên doanh, liên kết với các DN để tiếp thu các kỹ thuật mới mà chủ

yếu là tiếp cận qua các cơ quan chuyên môn của bộ hoặc viên nghiên cứu, đây là một hạn chế rất lớn của DN.

Bên cạnh sự thụ động trong nghiên cứu, hoạt động KH-KT trong công ty còn những tồn tại đó là công tác quản lý kỹ thuật thi công, hướng dẫn và quản lý kỹ thuật ở các đơn vị thành viên còn yếu, một phần nguyên nhân là do địa bàn thi công công trình trải rộng trên nhiều khu vực địa lý nên hoạt động quản lý trực tiếp dù có nhiều cố gắng những vẫn bị hạn chế, mặt khác do đội ngũ cán bộ kỹ thuật trong công ty còn trẻ nên ít kinh nghiệm.

Tóm lại, khả năng nghiên cứu và phát triển ( R&D) và áp dụng KH-KT vào thực tiễn hoạt động của công ty có thể được đánh giá như sau:

Điểm mạnh:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông (Trang 45 - 50)