3.2.Tác động của các yếu tố pháp luật và quản lý nhà nước về kinh tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông (Trang 25 - 27)

Các yếu tố pháp luật và quản lý Nhà nước về kinh tế là những yếu tố có vai trò quan trọng trong việc hình thành nên môi trường kinh doanh ổn định và lành mạnh cho hoạt động kinh doanh của DN.

Trong những năm qua, với nỗ lực phát triển kinh tế và lành mạnh hoá môi trường kinh doanh, chính sách pháp luật và hệ thống quản ký của nhà nước về kinh tế đã có nhiều sự điều chỉnh tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của DN.

Trước hết là chủ trương cổ phần hoá, tổ chức và sắp xếp lại các DN nhà nước. TRANCONSIN là một trong những DN được thực hiện chuyển đổi theo chủ trương này, cùng với sự thay đổi về hình thức pháp lý, chủ sở hữu thì hệ thống quản lý và cách thức điều hành cũng thay đổi. Sự thay đổi đó đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong qua trình sản xuất kinh doanh của công ty, mà cụ thể là các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đều tăng qua các năm, số lượng các công trình trúng thầu ngày càng nhiều, với quy mô lớn.

Cũng trong nỗ lực xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh và công bằng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp tham gia, vào năm 2005 Luật Doanh Nghiệp đã được ban hành. Qua đó, đã tạo ra một môi trường kinh doanh mang tính bình đẳng hơn cho tất cả các DN tham gia thị trường, từ DN nhà nước, DN nước ngoài, DN tư nhân, Công ty cổ phần... Đây là một thuận lợi cho các DN bởi một môi trường kinh doanh công bằng và lành mạnh sẽ tạo cơ hội cạnh tranh bình đẳng cho các DN tham gia, kích thích các DN tiếp tục đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, chủ trương của Đảng và nhà nước trong những năm tới cũng tạo những thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của ngành xây dựng giao thông và hạ tầng đô thị, với quyết tâm phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng tạo đà cho sự phát triển về kinh tế.

Trong những năm qua, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên về đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua các chương trình, mục tiêu quốc gia. Đặc biệt, ngày 26/9/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Danh mục 163 dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006 - 2010. Danh mục này chính là sự cụ thể hóa các kế hoạch thu hút đầu tư nước ngoài đã được đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010.

Theo đó, tổng vốn cần đầu tư cho các dự án ước tính trên 61 tỷ USD bao gồm: khoảng 53 tỷ USD cho 109 dự án công nghiệp - xây dựng; trên 7,8 tỷ USD cho 47 dự án thuộc lĩnh vực du lịch - dịch vụ và số còn lại dành cho 6 dự án về nông - lâm - ngư nghiệp. Từ những số liệu này cho thấy điểm nhấn quan trọng nhất của danh mục thu hút đầu tư là ưu tiên các dự án phát triển cơ sở hạ tầng; đặc biệt là có đến 47 dự án thuộc lĩnh vực giao thông vận tải.

Được biết, trong thời gian tới Việt Nam sẽ ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng để tạo đà tăng trưởng kinh tế. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng nhận xét: Việt Nam hiện có nhiều điểm hấp dẫn nhà đầu tư quốc tế không chỉ bởi vị trí trung tâm của khu vực châu Á mà còn có môi trường chính trị xã hội ổn định và Chính phủ rất quyết tâm trong việc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư. Đây cũng là một lợi thế rất lớn trong việc thu hút đầu tư để tập trung phát triển hạ tầng.

Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% nhất là việc gia nhập WTO, nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam sẽ phải tăng lên khoảng 11 - 12% GDP thay vì mức 9 - 10% như hiện nay. Hơn 10 năm trở lại đây, bằng nhiều hình thức thu hút vốn đầu tư, Nhà nước đã huy động được khoảng hơn 80 tỷ USD để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đến năm 2010.

Có thể nói, những thuận lợi mà hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước mang lại cho các DN là rất lớn, đặc biệt là các DN trong lĩnh vực xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng như TRANCONSIN. Hệ thống cơ sở hạ tầng là nền móng vững chắc cho sự phát triển về kinh tế, muốn phát triển kinh tế trước hết phải có được hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và đô thị hoàn chỉnh, đó chính là một trong những lợi thế không nhỏ cho sự phát triển của TRANCONSIN và các DN cùng ngành.

Cơ hội:

Chính sách phát triển kinh tế chung của Nhà Nước : Chủ trương cổ phần hoá, Luật DN... phần hoá, Luật DN...

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông (Trang 25 - 27)