1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá tình hình triển khai công tác QLMT của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý môi trường của công ty trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý môi trường của các doanh nghiệp. Tìm hiểu tình hình thực hiện công tác QLMT của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn. Đánh giá kết quả triển khai công tác quản lý môi trường của Công ty. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả triển khai công tác QLMT của Công ty. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường ở Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
Trang 1PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Công ty đường Lam Sơn trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT được đầu tư xâydựng đầu thập niên 80 và trở thành Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn vào năm
1999 Nhờ có đường lối đổi mới của Đảng, từ chỗ chỉ có một nhà máy đường côngsuất 1.500 TMN công nghệ sản xuất đường thô không đủ nguyên liệu, sau 10 năm đổimới (1990-1999) công ty đã có 9 nhà máy, xí nghiệp thành viên Sản xuất kinh doanhcủa công ty liên tục phát triển với tốc độ cao Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn làmột doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước thực hiện bán cổ phần cho nông dân Gần 2vạn nông dân trồng mía đã mua cổ phần và trở thành người chủ đích thực của nhàmáy, bắt tay chặt chẽ hơn với gần 2.000 công nhân, mối quan hệ liên kết mới giữacông nhân, nông dân, trí thức ngay trong một doanh nghiệp có điều kiện phát triển mới
về chất
Từ một doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, sau 10 năm (1990-1999),công ty đã trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành mía đường cả nước, cótên tuổi trên thương trường Sự phát triển của công ty đã thúc đẩy cả một vùng kinh tếtrung du miền núi rộng lớn phía Tây tỉnh Thanh Hoá vốn từ sản xuất tự cung, tự cấpthuần nông nghèo đói, nay thành một vùng sản xuất hàng hoá đa canh trù phú đangngày một phát triển, giải quyết việc làm cho gần 30 vạn lao động Đời sống vật chất vàtinh thần của gần 1 triệu người ngày càng được cải thiện; Bộ mặt nông thôn được khởisắc; An ninh, chính trị xã hội được ổn định; Nhiều thị trấn, thị tứ ra đời và tương laigần sẽ thành thị xã công - nông nghiệp, thương mại và du lịch
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã tác động xấu đến môitrường xung quanh, tình trạng ô nhiễm môi trường diễn biến theo chiều hướng xấu,diễn biến chất lượng môi trường nước, môi trường không khí và môi trường đất ngàycàng xấu đi, nước thải có nồng độ chất ô nhiễm cao, lưu lượng lớn, gây ô nhiễmnghiêm trọng nguồn nước sông Chu (theo kết quả phân tích của Sở TN&MT cho thấytình hình nước mặt sông Chu có dấu hiệu ô nhiễm bởi kim loại nặng Fe, Mn, Cu, Zn,
Trang 2chất rắn lơ lửng (TSS), dầu mỡ, chất hữu cơ và chất vi sinh ), trong khi con sông này
là nguồn cấp nước sinh hoạt cho nhân dân vùng ven sông và các khu nuôi trồng thủysản tập trung ở vùng hạ lưu, đặc biệt sông Chu còn là nguồn cấp nước cho Nhà máyNước Hàm Rồng (cung cấp nước sạch cho TP.Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn) Hơn nữa,chất thải (nước thải, chất thải rắn, khí thải) chưa được xử lý triệt để gây ô nhiễmnghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sốngcủa nhân dân quanh khu vực công ty
Trong phạm vi quốc gia vấn đề môi trường được đề cập trong nhiều bộ luật,trong đó Luật Bảo Vệ Môi Trường được Quốc hội nước Việt Nam thông qua ngày27/12/1993 là văn bản quan trọng nhất Chính phủ đã ban hành Nghị định 175/CPngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo Về Môi Trường và Nghị định 26/CPngày 26/4/1996 về Xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường Đến nay luậtBảo vệ môi trường năm 1993 đã được sửa đổi và bổ sung thành luật Bảo vệ môitrường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Bộ Luật hình sự, hàng loạt các thông tư,quy định, quyết định của các ngành chức năng về thực hiện Luật môi trường đã được banhành Một số tiêu chuẩn môi trường chủ yếu được soạn thảo và thông qua Nhiều khíacạnh bảo vệ môi trường được đề cập đến trong các văn bản khác như Luật Khoáng sản,Luật Dầu khí, Luật Hàng hải, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Phát triển và Bảo vệrừng, Luật Bảo vệ sức khỏe của nhân dân, Pháp lệnh về đê điều, Pháp lệnh về việc bảo vệnguồn lợi thủy sản, Pháp luật bảo vệ các công trình giao thông Các văn bản trên cùng vớicác văn bản về luật quốc tế được nhà nước Việt nam phê duyệt là cơ sở quan trọng đểthực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
Vấn đề BVMT luôn được chính quyền các cấp và các ngành chức năng tỉnhThanh Hóa nói chung và các ban, ngành lãnh đạo của Công ty cổ phần mía đườngLam Sơn nói riêng quan tâm quản lý và kiểm tra đạt được những kết quả bước đầunhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, công tác kiểm tra xử lý vi phạm môi trường còn
bị buông lỏng; đội ngũ cán bộ, lực lượng kỹ thuật bảo vệ môi trường mỏng cả về sốlượng và chuyên môn;… dẫn đến hiệu quả đạt được chưa cao, tình trạng ô nhiễm môitrường cải thiện chậm chạp
Trang 3Từ thực trạng đó, việc tìm hiểu tình hình triển khai công tác quản lý môi trườngcủa Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, đánh giá kết quả triển khai công tác quản lýmôi trường của công ty, xác định những yếu tố tác động ảnh hưởng đến kết quả triểnkhai công tác quản lý môi trường của công ty Trên cơ sở đó, đề xuất sử dụng một sốbiện pháp quản lý môi trường góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trườngcủa Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn nói riêng và các doanh nghiệp trong nướcnói chung là một việc làm cần thiết Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá tình hình triển khai công tác quản lý môi trường của Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn, Thanh Hoá”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá tình hình triển khai công tác QLMT của Công ty cổ phần mía đườngLam Sơn, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý môi trườngcủa công ty trong thời gian tới
- Đánh giá kết quả triển khai công tác quản lý môi trường của Công ty
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả triển khai công tác QLMT củaCông ty
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường ở Công ty cổphần mía đường Lam Sơn
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý môi trường của Công ty
- Tình hình thực hiện các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường của Công ty
Trang 4- Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện từ 23/12/2009 – 25/5/2010.
Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập qua 3 năm 2007, 2008, 2009
Trang 5PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế tiến hành các hoạt động kinh tế theo một
kế hoạch nhất định nhằm mục đích kiếm lợi nhuận Trên thực tế doanh nghiệp đượcgọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau: cửa hàng, nhà máy, xí nghiệp, hãng,
Theo định nghĩa của luật doanh nghiệp, ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005của Việt Nam, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giaodịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luậtnhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh
Cũng theo luật trên, ta có thể phân loại các doanh nghiệp thành:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty(có thể là một tổ chức hay một cá nhân đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên) chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trongphạm vi số vốn điều lệ của công ty
- Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thànhnhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanhnghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tàisản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
- Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sởhữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh).Thành viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản củamình về các nghĩa vụ của công ty Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các thànhviên góp vốn
- Doanh nghiệp tư nhân: doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu tráchnhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Mỗi cá nhânchỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân [21]
Trang 6Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, có những loại hình doanhnghiệp sau: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanhnghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế
Trong đề tài này, chúng tôi chọn điểm nghiên cứu là Công ty cổ phần míađường Lam Sơn
2.1.1.2 Môi trường và ô nhiễm môi trường
Như vậy, môi trường là tổng hòa các mối quan hệ giữa tự nhiên và con ngườitrong đó bao gồm cả yếu tố vật chất nhân tạo, chúng tạo nên một thể thống nhất tácđộng trực tiếp đến đời sống của con người, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển củacon người và thiên nhiên
Vai trò của môi trường: Được thể hiện trên các mặt sau:
- Môi trường là nơi con người khai thác nguồn nguyên vật liệu và năng lượngcần thiết cho hoạt động sản xuất và cuộc sống
- Môi trường là nơi cư trú và cung cấp thông tin cho con người
- Môi trường là nơi chứa chất thải
- Môi trường là không gian sống và cung cấp các dịch vụ cảnh quan
Như vậy, môi trường có vai trò đặc biệt trong cuộc sống của con người, nóquyết định đến sự tồn tại và phát triển của con người Bên cạnh đó, mối quan hệ giữacon người với môi trường là mối quan hệ hai chiều, có tác động trực tiếp qua lại vớinhau Con người vừa là nhân tố ảnh hưởng đến môi trường đồng thời cũng là tác nhânthúc đẩy môi trường phát triển Để phát huy vai trò của môi trường, làm cho môitrường có tác động tích cực đến con người thì con người với tư cách là chủ thể tácđộng phải có trách nhiệm và ý thức BVMT, làm cho môi trường cân bằng và trongsạch [11]
Trang 7* Ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005:
“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp vớitiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”
“Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép các thông số về chất lượng môitrường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quannhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý bảo vệ môi trường” Hệthống tiêu chuẩn môi trường bao gồm những quy định chung như sau:
- Tiêu chuẩn nước: Bao gồm nước mặt , nước ngầm, nước ven biển, nước thải
- Tiêu chuẩn về đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen, động thực vật
- Tiêu chuẩn bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
- Tiêu chuẩn liên quan tới môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sảntrong lòng đất, ngoài biển,…
Ô nhiễm môi trường được chia thành ba loại chính là ô nhiễm môi trường nước,
ô nhiễm môi trường đất và ô nhiễm môi trường không khí
Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường bao gồm các chất thải ở dạng lỏng (nướcthải), dạng khí (khí thải) và dạng rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc các tác nhânvật lý sinh học và dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ… [11]
2.1.1.3 Khái niệm quản lý môi trường
“Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế,
kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bềnvững kinh tế xã hội quốc gia”
Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường bao gồm:
- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạtđộng sống của con người
Trang 8- Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xãhội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất Các khía cạnh của phát triển bền vững baogồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo
ra ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và côngbằng xã hội
- Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùnglãnh thổ Các công cụ trên phải tích hợp cho từng ngành, từng địa phương và từngcộng đồng dân cư [7]
2.1.2 Nguyên tắc cơ bản trong quản lý môi trường
- Hướng công tác quản lý môi trường đến mục tiêu phát triển bền vững kinh tế
xã hội đất nước Giữ cân bằng giữa phát triển và bảo vệ đất nước
- Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia – vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cưtrong việc quản lý môi trường
- Quản lý môi trường cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổnghợp thích hợp
- Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiênhơn việc phải xử lý, hồi phục môi trường nếu để gây ra ô nhiễm môi trường
- Người gây ô nhiễm phải trả tiền cho các tổn thất do ô nhiễm môi trường gây ra vàcác chi phí xử lý, hồi phục môi trường bị ô nhiễm Người sử dụng các thành phần môitrường phải trả tiền cho việc sử dụng gây ra ô nhiễm đó [16]
2.1.3 Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường Việt Nam
Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường Việt Nam được thể hiệntrong Điều 37, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, gồm các điểm:
- Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môitrường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường
- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạchphòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường
- Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có liênquan đến bảo vệ môi trường
Trang 9- Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạngmôi trường, dự báo diễn biến môi trường.
- Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ
sở sản xuất kinh doanh
- Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường
- Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường,giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm phápluật về bảo vệ môi trường
- Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường
- Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệmôi trường
- Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
2.1.4 Các công cụ quản lý môi trường
Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tácquản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất Mỗi một công cụ
có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau
Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo chức năng gồm: Công cụđiều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động và công cụ hỗ trợ Công cụ điều chỉnh vĩ mô làluật pháp và chính sách Công cụ hành động là các công cụ có tác động trực tiếp tớihoạt động kinh tế - xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt,… và cáccông cụ kinh tế Công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức môitrường trong công tác bảo vệ môi trường Thuộc về loại này có các công cụ kỹ thuậtnhư GIS, mô hình hóa, đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môitrường Công cụ hỗ trợ là công cụ được đưa ra để quan sát, giám sát chất lượng môitrường, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, công cụ hỗ trợ có tác dụng hỗ trợ và hoànchỉnh hai loại công cụ trên Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo bản chấtthành các loại cơ bản sau [16]:
2.1.4.1 Công cụ luật pháp chính sách
Bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật,các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương
Trang 10Công cụ pháp lý quan trọng nhất của Nhà nước về bảo vệ môi trường là LuậtBảo vệ môi trường năm 1993 nay đã được sửa đổi bổ sung thành Luật Bảo vệ môitrường năm 2005 và các văn bản hướng dẫn như Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày9/8/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; Nghịđịnh số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường…
Hộp 2.1: Các chủ trương chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
Luật Bảo vệ môi trường năm 1993; Nghị định số 175/1994/NĐ-CP hướng dẫn thi hànhLuật Bảo vệ môi trường; Quyết định số 64/2003/QĐ-CP quy định về phí bảo vệ môitrường đối với nước thải; Nghị định số 41-NĐ/TW của Bộ chính trị về “Bảo vệ môitrường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”; Nghị định số121/2004/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môitrường; Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc
“Đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại khu đô thị và khu công nghiệp”; Luật Bảo
vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;….[7]
Các công cụ pháp luật chính sách là công cụ quản lý trực tiếp Đây là loại công
cụ được sử dụng phổ biến từ lâu ở nhiều quốc gia trên thế giới và là công cụ đượcnhiều nhà quản lý hành chính ủng hộ [16]
2.1.4.2 Các công cụ kinh tế
Các công cụ kinh tế bao gồm các loại thuế và phí môi trường, giấy phép chấtthải có thể mua bán được hay “cota ô nhiễm”, ký quỹ môi trường, trợ cấp môi trường,nhãn sinh thái, đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh
* Thuế và phí môi trường: là các nguồn thu ngân sách do các tổ chức và cá nhân sử
dụng môi trường đóng góp Khác với thuế, phần thu về phí môi trường chỉ được chicho các hoạt động bảo vệ môi trường Dựa vào đối tượng đánh thuế và phí có thể phân
ra các loại sau:
- Thuế và phí chất thải;
- Thuế và phi rác thải;
- Thuế và phí nước thải;
Trang 11- Thuế và phí ô nhiễm không khí;
- Thuế và phí tiếng ồn;
- Phí đánh vào người sử dụng;
- Thuế và phí đánh vào sản phẩm mà quá trình sử dụng và sau sử dụng gây ra ônhiễm (ví dụ thuế sunfua, cacbon, phân bón…);
- Thuế và phí hành chính nhằm đóng góp tài chính cho việc cấp ghép, giám sát
và quản lý hành chính đối với môi trường [16]
* Cota gây ô nhiễm: là một loại giấy phép xả thải chất thải có thể chuyển nhượng mà
thông qua đó nhà nước công nhận quyền các nhà máy, xí nghiệp,… được phép thải cácchất ô nhiễm vào môi trường
Nhà nước xác định tổng lượng chất gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép thải vào môitrường, sau đó phân bổ cho các nguồn thải bằng cách phát hành những giấy phép thải gọi làcota gây ô nhiễm và chính thức công nhận quyền được thải một lượng chất gây ô nhiễmnhất định vào môi trường trong một giai đoạn xác định cho các nguồn thải
Khi có mức phân bổ cota gây ô nhiễm ban đầu, người gây ô nhiễm có quyềnmua và bán cota gây ô nhiễm Họ có thể linh hoạt chọn lựa giải pháp giảm thiểu mứcphát thải chất gây ô nhiễm với chi phí thấp nhất: Mua cota ô nhiễm để được phép thảicác chất gây ô nhiễm vào môi trường hoặc đầu tư xử lý ô nhiễm để đạt tiêu chuẩn chophép Nghĩa là những người gây ô nhiễm mà chi phí xử lý ô nhiễm thấp hơn so vớiviệc mua cota gây ô nhiễm thì họ sẽ bán lại cota gây ô nhiễm cho những người gây ônhiễm có mức chi phí cho xử lý ô nhiễm cao hơn
Như vậy, sự khác nhau về chi phí đầu tư xử lý ô nhiễm sẽ thúc đẩy quá trìnhchuyển nhượng cota gây ô nhiễm Thông qua chuyển nhượng, cả người bán và ngườimua cota gây ô nhiễm đều có thể giảm được chi phí đầu tư cho mục đích bảo vệ môitrường, đảm bảo được chất lượng môi trường [16]
* Ký quỹ môi trường: là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ra ô
nhiễm môi trường Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệptrước khi đầu tư phải đặt cọc tại Ngân hàng một khoản tiền nào đó đủ lớn để đảm bảocho việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và công tác bảo vệ môi trường Số tiền ký quỹ
Trang 12phải lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục môi trường nếu doanh nghiệpgây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường.
Ký quỹ môi trường tạo ra lợi ích, đối với nhà nước không phải đầu tư kinh phíkhắc phục môi trường từ ngân sách, khuyến khích xí nghiệp hoạt động bảo vệ môitrường Xí nghiệp sẽ có lợi ích do lấy lại vốn khi không xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoáimôi trường [16]
* Trợ cấp môi trường: là công cụ kinh tế quan trọng được sử dụng ở rất nhiều nước
Châu Âu thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Trợ cấp môi trườnggồm các dạng sau:
- Trợ cấp không hoàn lại;
- Các khoản cho vay ưu đãi;
- Cho phép khấu hao nhanh;
- Ưu đãi thuế
Chức năng chính của trợ cấp là giúp đỡ các ngành công nghiệp, nông nghiệp vàcác ngành khác, khắc phục ô nhiễm môi trường trong điều kiện, khi tình trạng ô nhiễmmôi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của doanh nghiệp không chịu đựngđược đối với việc phải xử lý ô nhiễm môi trường Trợ cấp này chỉ là biện pháp tạmthời, nếu vận dụng không thích hợp hoặc kéo dài có thể dẫn đến phi hiệu quả kinh tế,
vì trợ cấp đi ngược với nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền [16]
* Nhãn sinh thái: là một danh hiệu nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ra ô
nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc quá trình sử dụng các sảnphẩm đó
Được dán nhãn sinh thái là một sự khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhàsản xuất Vì thế các sản phẩm có nhãn sinh thái thường có sức cạnh tranh cao hơn vàgiá bán ra thị trường cũng thường cao hơn các sản phẩm cùng loại Như vậy, nhãn sinhthái là công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng và tâm lý củakhách hàng
Công cụ kinh tế dựa trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả một khoản tiền
để khắc phục thiệt hại do họ gây ra Các công cụ kinh tế được áp dụng nhằm tác độngtới chi phí và lợi ích trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tổ chức đó đưa ra các hành
Trang 13vi ứng xử có lợi, hoặc ít nhất là không gây thiệt hại tới môi trường Các công cụ nàychỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
Việc sử dụng các công cụ kinh tế trên ở các nước cho thấy một số tác động tíchcực như các hành vi môi trường được thuế điều chỉnh một cách tự giác, các chi phí của
xã hội cho công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả hơn, khuyến khích việc nghiên cứutriển khai kỹ thuật công nghệ có lợi cho bảo vệ môi trường, gia tăng nguồn thu nhậpphục vụ cho công tác bảo vệ môi trường và cho ngân sách nhà nước, duy trì tốt giá trịmôi trường của quốc gia [16]
2.1.4.3 Các công cụ kỹ thuật quản lý
Các công cụ này thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát Nhà nước về chất
lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môitrường Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường, minitoringmôi trường, kiểm toán môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải.Trong đó, kiểm toán môi trường là công cụ quản lý bao gồm một quá trình đánh giá cótính hệ thống, định kỳ và khách quan được văn bản hóa về việc làm thế nào để thựchiện tổ chức môi trường, quản lý môi trường và trang thiết bị môi trường hoạt độngtốt Kiểm toán môi trường phải trả lời được các câu hỏi mà các nhà quản lý công tyđưa ra:
- Chúng tôi đang làm gì? Cụ thể, liệu có phải tuân thủ tất cả các luật, quy địnhcủa Chính phủ, hướng dẫn hay không?
- Chúng tôi có thể làm tốt hơn không? Cụ thể ở những khu vực không được quyđịnh, các hoạt động có thể được tăng cường để giảm thiểu tác động môi trường?
- Chúng tôi có thể làm điều đó với chi phí rẻ hơn không?
- Chúng tôi phải làm gì nữa?
Mục đích của kiểm toán môi trường là giúp cho việc bảo vệ môi trường, sứckhỏe, an toàn bằng các biện pháp:
- Tạo điều kiện cho việc kiểm soát, quản lý các thực tế của môi trường;
- Đánh giá sự tuân thủ các chính sách công ty, kể cả việc đáp ứng các yêu cầu
về kinh tế
Trang 14Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nềnkinh tế phát triển như thế nào [16]
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLMT trong doanh nghiệp
2.1.5.1 Nguồn tài chính và vốn đầu tư phục vụ cho công tác QLMT
Nguồn tài chính đầu tư cho công tác quản lý môi trường của doanh nghiệp hàngnăm rất lớn nhưng thực tế công tác quản lý môi trường doanh nghiệp vẫn còn nhiềubất cập, cho thấy việc phân bổ sử dụng nguồn tài chính này không hiệu quả Mặt khác,doanh nghiệp đầu tư vào các phương tiện bảo vệ môi trường không sinh lời trước mắt,chỉ thấy có chi phí, mà họ phải tính lời hàng ngày dẫn đến việc đầu tư vốn mua máymóc thiết bị công nghệ xử lý chất thải môi trường trong doanh nghiệp bị xem nhẹ,ngân sách dành cho việc trang bị cơ sở vật chất và trang thiết bị còn hạn hẹp và chưađược đầu tư đúng mức
2.1.5.2 Trình độ chuyên môn, năng lực của lao động trong doanh nghiệp phục vụ cho công tác QLMT
Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý trong các doanh nghiệp về bảo vệ môi trườngtuy đã được kiện toàn một bước, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra Đối vớinăng lực quản lý của các phòng, ban môi trường được thừa nhận là vừa yếu, vừa thiếulàm cho vấn đề BVMT ít được quan tâm và đề cập trong các chính sách quản lý Bêncạnh đó nhân lực để quản lý môi trường hiện nay còn yếu và thiếu người có chuyênmôn về môi trường Những cán bộ quản lý này không được qua khóa đào tạo nào vàcũng không được tập huấn nghiệp vụ thường xuyên dẫn đến trình độ quản lý về môitrường không đáp ứng được yêu cầu đặt ra Mặt khác, các chủ doanh nghiệp và các cán
bộ quản lý môi trường cho rằng mục tiêu phát triển kinh tế là điều quan trọng, tăng tối
đa lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của sản xuất kinh doanh dẫn đến có quan niệm chưađúng về BVMT, quan niệm còn thiếu tính khoa học
2.1.5.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác QLMT
Hầu hết cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý môi trường trongdoanh nghiệp còn thiếu Chi ngân sách cho việc đầu tư trang bị máy móc, thiết bị đođạc và xử lý ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp còn hạn hẹp, nhiều doanh nghiệpphải dựa vào nguồn tài trợ từ các dự án hợp tác nước ngoài để trang bị máy móc phục
Trang 15vụ việc quản lý môi trường của doanh nghiệp mình Tại một số doanh nghiệp nguồnkinh phí cho các hoạt động quản lý môi trường phải tự trang trải dẫn đến một số doanhnghiệp đã không chú ý đến vấn đề BVMT, không đầu tư trang bị cơ sở vật chất vàtrang thiết bị phục vụ cho xử lý chất thải, các chất thải chưa xử lý đó được thải trựctiếp vào môi trường gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.
2.1.5.4 Nhận thức của chủ doanh nghiệp về BVMT
Nhận thức của chủ doanh nghiệp và những người làm công tác quản lý môitrường trong doanh nghiệp đóng vai trò quyết định trong việc triển khai công tác quản
lý môi trường Nhà nước ban hành Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và hiện nay córất nhiều các văn bản dưới luật và các hướng dẫn về quản lý môi trường được banhành Tuy nhiên, không biết bao nhiêu lần các đoàn công tác của Cục Cảnh sát Môitrường (C36) vào kiểm tra doanh nghiệp vi phạm môi trường Vẫn những thủ tục quenthuộc là qua cổng rồi nhanh chóng phong tỏa khu vực xử lý nước thải, tiến hành thumẫu nước ở các miệng cống xả, kiểm tra các loại giấy phép, làm việc với Ban Giámđốc, lập biên bản vi phạm, đại diện doanh nghiệp ký tên thừa nhận vi phạm… Songcâu hỏi đến bao giờ mới hết cái vòng luẩn quẩn kiểm tra – vi phạm - nộp phạt – táiphạm - kiểm tra mới chấm dứt? Bởi bên quản lý cứ phạt, còn doanh nghiệp có thựchiện hay không và thực hiện đến đâu lại là chuyện khác
Mặt khác, chưa kể thói quen cứ để “ông trời” xử lý; chưa có một căn bản giáodục tôn trọng thiên nhiên, và đặc biệt là thói quen đùn đẩy trách nhiệm cá nhân cho tậpthể xã hội
2.1.5.5 Công tác thanh tra, kiểm tra
Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường cũng như thanh tra về việc thi hànhluật tại các doanh nghiệp chưa được thường xuyên và triệt để, tạo ra những khe hởtrong Luật bảo vệ môi trường Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành tổchức thanh tra các cơ sở sản xuất và sau thanh tra cũng phát hiện ra những vi phạmLuật, đã kiến nghị biện pháp xử lý Tuy nhiên, hiệu quả còn chưa cao, công tác thanhtra còn hời hợt, biện pháp xử lý không cứng rắn, nghiêm minh còn mang nặng tìnhcảm, việc phát thải gây ô nhiễm chỉ hạn chế được một thời gian sau lại tái phát như cũ.Vấn đề này liên quan đến chế tài trong quản lý môi trường của Nhà nước, hầu hết các
Trang 16chế tài đã được định hình và đưa vào Luật, tuy nhiên việc thực thi nó lại không đượccoi trọng Việc sử dụng các chế tài này để hạn chế tình trạng gây ô nhiễm môi trườngkhông hiệu quả, dần dần tạo ra một sự thờ ơ, “trai lỳ” trước các hình phạt, việc phátthải vẫn tái diễn.
Về kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải và khắc phục sự cố môi trường theoLuật bảo vệ môi trường năm 2005 còn thiếu chưa đồng bộ Bên cạnh đó, các doanhnghiệp chưa có chính sách biểu dương khen thưởng xứng đáng cho những cá nhân,những người làm công tác quản lý môi trường làm tốt công tác BVMT
2.1.6 Một số vấn đề cần chú ý trong công tác quản lý môi trường của doanh nghiệp
- Việc đầu tiên trong công tác quản lý môi trường của các doanh nghiệp là phải
có sự cam kết và đưa ra một chính sách môi trường được toàn thể cán bộ công nhânviên và lãnh đạo nhất trí Sự cam kết và chính sách này phải được thể hiện bằng vănbản, ở đó phải đề ra được những mục tiêu, mục đích, những qui trình, qui phạm cụ thể
để giải quyết các vấn đề về môi trường
- Công tác quản lý môi trường của các doanh nghiệp muốn hoạt động tốt và cóhiệu quả thì phải được kiểm tra theo định kỳ để đánh giá đúng thực trạng của hệ thống,
từ đó đưa ra các biện pháp bổ trợ, phòng ngừa và cải tiến, có khả năng đáp ứng đượcvới những yêu cầu đặt ra trong chính sách môi trường của doanh nghiệp cũng như giảiquyết được những vấn đề khẩn cấp về môi trường có liên quan đến doanh nghiệp
- Khác với quản lý chất lượng, quản lý môi trường thể hiện trách nhiệm củadoanh nghiệp đối với cộng đồng, đối với xã hội Bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khoẻcho con người, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - làm cho đất nước phát triển bền vững
Vì vậy, trong công tác quản lý môi trường của các doanh nghiệp, lãnh đạo doanhnghiệp phải thực sự tự nguyện và thể hiện bằng sự cam kết của mình
Trang 17các doanh nghiệp sản xuất của Trung Quốc đã gây ra một khối lượng chất thải lớn ảnhhưởng tới các mặt đời sống, kinh tế, xã hội,… của đất nước Theo một báo cáo từNgân hàng Thế giới (WB), các kế hoạch và chính sách quản lý môi trường ở TrungQuốc cho thấy những vấn đề sau: thiếu chính sách hình thành KCN có hệ thống giữacác cấp chính quyền; các chính sách giữa quản lý KCN và xây dựng KCN thườngkhông phù hợp; luật và các quy tắc về quản lý môi trường ở KCN không được chuẩn
bị tốt; và các cơ quan môi trường chưa được cải thiện cơ cấu để giải quyết nhiều vấn
đề khi thực thi chính sách
Bắt đầu từ năm 1997, Chính phủ Trung Quốc đã bảy năm liền tổ chức tọa đàm
về vấn đề môi trường và bố trí công tác bảo vệ môi trường Chính quyền Trung Quốc đãđưa rất nhiều biện pháp cứng rắn và kiên quyết đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễmmôi trường nghiêm trọng Trung Quốc đã đóng cửa và xóa sổ hơn 84.000 doanh nghiệpnhỏ gây ô nhiễm nghiêm trọng Trên 90% trong số hơn 238 nghìn doanh nghiệp gây ônhiễm đạt tiêu chuẩn chất thải chủ yếu Đối với các doanh nghiệp, xí nghiệp đăng kýmới, luật pháp Trung Quốc yêu cầu phải giải trình về các biện pháp chống ô nhiễm môitrường Bên cạnh hướng khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất sử dụng các công nghệ
và phương pháp sản xuất than thiện thì Trung Quốc cấm sử dụng công nghệ phươngpháp sản xuất thủ công, lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường Đây cũng là một biện pháp sửdụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới [12]
* Nhóm G8 (Group 8)
G8 gồm có các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Italia, Canada, và Nga.Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong nhóm các nước công nghiệp pháttriển cho thấy, họ sử dụng một hệ thống tổng thể các chính sách, biện pháp và cáccông cụ rất đa dạng và linh hoạt để xử lý rác thải nhằm mục đích bảo vệ môi trường.Nhìn chung được phân thành các nhóm chính sau:
- Nhóm các biện pháp hành chính kết hợp với giáo dục và truyền thông môitrường;
- Nhóm các biện pháp kinh tế - tài chính Trong đó, thuế và phí là hai công
cụ quan trọng
Trang 18Kinh nghiệm thực tiễn áp dụng thuế và phí bảo vệ môi trường của nhóm G8 chothấy rằng: Mỗi một loại chất thải lại cần phải có một loại thuế BVMT riêng cho nó Để xử
lý đối với từng loại chất thải, cần phải sử dụng các công cụ phù hợp và cụ thể như sau:
- Đối với chất thải rắn và chất thải lỏng thường rất dễ xác định đối tượng phátthải và thu gom Bằng các quy định hành chính buộc các đối tượng phát thải phải xử lýchất thải trước khi thải ra môi trường Vì vậy, đối với hai loại chất thải này các nướcG8 áp dụng thu phí nhằm bù đắp trực tiếp chi phí BVMT
- Đối với chất thải khí, do đặc điểm nguồn phát thải di động hoặc không xácđịnh được lượng khí thải, nồng độ các chất độc hại, vì thế việc xác định cụ thể các đốitượng và căn cứ để thu phí là rất khó Hiện nay, chưa thể tính toán chính xác được cácchi phí cho việc xử lý khắc phục các chất thải khí, đặc biệt các vấn đề liên quan đếnkhắc phục tác hại của khí thải tới môi trường và sức khỏe cộng đồng Vì vậy, khôngthể quy định mức thu phí để bù đắp chi phí đối với chất thải khí mà chỉ có thể áp dụngthu thuế nhằm tác động tới ý thức và hành vi của đối tượng phát thải, nhờ vậy mà ngănngừa, hạn chế được lượng khí thải gây ONMT [10]
2.2.2 Tình hình triển khai công tác QLMT trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
Quá trình hoạt động công nghiệp đã ngày càng làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễmmôi trường và kết quả là làm suy thoái chất lượng sống của cộng đồng Điển hình chovấn đề môi trường hiện nay là vụ Vedan (Đồng Nai) và Miwon (Phú Thọ) đã để lại hậuquả nặng nề mà theo tính toán sơ bộ sẽ mất rất nhiều tiền bạc và thời gian để có thể phụchồi lại môi trường đã bị ảnh hưởng Do đó, bảo vệ môi trường đã trở thành một vấn đềhết sức quan trọng, là một trong những mục tiêu chính nằm trong chính sách chiến lượccủa quốc gia
Ngày nay, vấn đề môi trường đã được nói nhiều hơn, được nhà nước và các bộnghành quan tâm hơn, được coi như một yếu tố phát triển song hành cùng kinh tế Vớitình hình thực tế và nhu cầu không chỉ từ người dân, từ chính phủ mà chính cả kháchhàng cũng mong muốn các tổ chức đối tác làm ăn có trách nhiệm hơn với môi trường
Một thực tế hiện nay là luật bảo vệ môi trường Việt Nam chưa thực sự có tínhngăn chặn và răn đe cao và nhiều doanh nghiệp vẫn có thể lách luật được Thứ trưởng
Bộ TN&MT Trần Hồng Hà (01/10/2008) cho biết: “Không chỉ có Vedan, theo thống
Trang 19kê hiện nay, trong số hơn 100 khu công nghiệp ở Việt Nam có đến 80% đang vi phạmcác quy định về môi trường Bộ TN&MT đã đang và sẽ tổ chức nhiều đoàn thanh tra
đi khắp các địa phương, lập danh sách đen các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, có khảnăng bị đóng cửa, trong đó sẽ đặc biệt chú ý đến các điểm nóng về môi trường hiệnnay như sông Thị Vải, tỉnh Khánh Hoà, lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy ”vậy có nghĩa
là 80% các khu công nghiệp hiện vẫn đang nằm ngoài tầm quản lý chặt chẽ về môitrường [19]
Tại Việt Nam năm 1993, nhà nước đã ban hành Luật bảo vệ môi trường và hiệnnay có rất nhiều các văn bản dưới luật và các hướng dẫn về quản lý môi trường đượcban hành và điển hình gần đây nhất là TT 08 về hướng dẫn đánh giá tác động môitrường, QĐ 23 về chất thải nguy hại, các quyết định về sử dụng tài nguyên thiên nhiên,Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được sửa đổi bổ sung từ Luật Bảo vệ môi trườngnăm 1993,… Tuy nhiên do vấn đề môi trường chưa được các doanh nghiệp quan tâmđúng mức dẫn đến việc kiểm soát ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất đangcòn rất yếu kém kể cả mặt chuyên môn lẫn quản lý Cụ thể như sau:
* Tại Tuyên Quang
UBND tỉnh Tuyên Quang vừa ra quyết định số 199/2009/QĐ-XPHC xử phạthành chính hành vi xả nước thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Công ty cổ phầngiấy Tuyên Quang với mức phạt tiền 31 triệu đồng Kèm theo đó là yêu cầu thực hiệncác biện pháp khắc phục: cấm xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường xung quanh;
có kế hoạch di dời cơ sở sản xuất đến vị trí xa khu dân cư và phù hợp với mức chịu tảicủa môi trường
Cụ thể, tại bộ phận dây chuyền seo giấy trong thiết kế hệ thống nước thải ởđây được chảy qua đường ống công nghệ ra hai bể lắng lọc để tận thu bột giấy và
xử lý trước khi xả ra hồ sinh học Nhưng cảnh sát môi trường và thanh tra Sở Tàinguyên Môi trường tỉnh Tuyên Quang đã phát hiện nhà máy có một hệ thống cốngkhác để thải thẳng ra môi trường mà không có biện pháp xử lý gì, đường cống nàyđược che đậy bằng một tấm tôn mỏng Tại hồ sinh học của nhà máy, nơi chứa toàn
bộ nước thải độc hại để xử lý cũng được đào rãnh, kè đá rồi lấp đất ngụy trang bêntrên, nước thải không qua xử lý được chảy qua các khẽ đá này ra sông Lô Theo kết
Trang 20quả kiểm nghiệm của Trung tâm kiểm tra đo lường chất lượng 1 (Tổng cục đolường tiêu chuẩn chất lượng) ngày 6/1/2009 thì nồng độ chất thải vượt nhiều lầnmức độ cho phép như BOD5 và COD đều là 920/50, chỉ tiêu về màu sắc là3720/50, nước thải có mùi thối, khó chịu
Công ty này được xây dựng năm 1971 và đi vào sản xuất ngay sau đó Đến năm
1996, nhà máy được cải tạo để sản xuất giấy đế vàng mã xuất khẩu, công suất từ
2000-3000 tấn/năm Với công suất đó mỗi ngày lượng nước thải khoảng 300 m3, qua hao hụt
do quá trình bay hơi, thẩm thấu thì lượng nước được xả thẳng ra môi trường cũngkhông dưới 150 m3/ngày Như vậy một lượng lớn nước thải chứa chất độc hại đã nhiềunăm được "đẩy" ra môi trường [18]
* Tại Bình Dương
Trong thời gian qua, tại Bình Dương, đã xảy ra nhiều sự kiện liên quan đếntình hình ô nhiễm môi trường khiến dư luận đặc biệt lo ngại Điều đáng nói là công tácquản lý môi trường ở đây còn nhiều lúng túng, bị động
Mới đây nhất, ngày 25/7/2009, sự cố vỡ bờ bao hồ chứa nước thải ở Công tyTNHH San Miguel Pure Foods VN ở khu vực thượng nguồn sông Thị Tính (xã LaiHưng, huyện Bến Cát) khiến hoa màu và hàng loạt cá dưới sông bị ảnh hưởng.Nguyên nhân do một đoạn bờ bao khoảng 30m của hồ rộng gần 8ha chứa trên 230.000
m3 nước thải chưa qua xử lý của công ty bị vỡ bờ bao, khiến nước trên tuôn xuống nhàcửa, ruộng vườn của người dân, chảy tràn ra suối Bến Ván, qua sông Thị Tính rồi sau
đó đổ ra sông Sài Gòn, làm ô nhiễm nặng con sông Thị Tính và Sài Gòn
Tại Bình Dương, tỷ lệ cơ sở đạt chuẩn môi trường và xử lý các cơ sở ô nhiễmmôi trường nghiêm trọng chưa đạt được kết quả như mong đợi Cụ thể, tỷ lệ doanhnghiệp đạt chuẩn môi trường mới đạt 16,5%, doanh nghiệp ô nhiễm môi trườngnghiêm trọng đã xử lý được 61% Các cơ sở sản xuất kinh doanh nằm ngoài các khucông nghiệp xử lý chất thải đạt yêu cầu rất thấp, chỉ đạt hơn 10% Vấn đề ô nhiễm môitrường trong doanh nghiệp rất đáng báo động, nhưng trách nhiệm của các nhà quản lýcũng chưa thật sự rõ ràng
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thị Kim Vân, việc cấp giấyphép kinh doanh cho các doanh nghiệp nhưng không tiến hành hậu kiểm khiến nhiều
Trang 21doanh nghiệp sau khi đi vào hoạt động đã gây ô nhiễm môi trường hết sức nghiêmtrọng Điển hình như vụ 7 bãi than đá ở xã Bình Thắng hoạt động trong khu dân cưlàm ô nhiễm không khí với nồng độ bụi rất cao Tỉnh đã tiến hành xử lý bằng cách yêucầu rút giấy phép, nhưng Luật lại không đưa ra quy định ràng buộc nào về việc gây ônhiễm môi trường đến mức nào thì rút giấy phép Bên cạnh đó, công tác hậu kiểm cònnhiều bất cập, thiếu đồng bộ khiến cho việc xử lý vi phạm gặp lúng túng
Thực tế cho thấy, chính vì việc quản lý môi trường còn lúng túng, nên tìnhtrạng quản lý ô nhiễm môi trường tại Bình Dương vẫn còn nhiều “lỗ hổng” như vụ vỡ
bờ bao hồ nước thải của Công ty San Miguel; kênh Ba Bò hay suối Siệp và thượng lưusông Thị Tính thường xuyên ô nhiễm môi trường… nhưng chưa thể kiểm soát hết [19]
* Tại Thanh Hoá
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, trong vài năm gần đây, công tác BVMT tại các cơ
sở sản xuất đã có chuyển biến Một số cơ sở đã đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng cáccông trình xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, như Công ty Xi - măng BỉmSơn, Công ty Xi - măng Nghi Sơn, Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa, Công ty cổphần Mía đường Lam Sơn Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ sở chưa quan tâm đầu tư chocông tác xử lý môi trường, chưa thực hiện nghiêm túc các giải pháp đã đề cập trongvấn đề môi trường Nhìn chung, các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tùy từngngành sản xuất dẫn đến mức độ gây ô nhiễm có khác nhau Một số lĩnh vực gây ônhiễm môi trường nặng như: sản xuất đường của các doanh nghiệp mía đường, sảnxuất giấy, nước thải có nồng độ chất ô nhiễm cao, lưu lượng lớn, gây ô nhiễm nghiêmtrọng nguồn nước sông Chu, sông Yên trong khi các sông trên đều là nguồn cấpnước sinh hoạt cho nhân dân vùng ven sông và các khu nuôi trồng thủy sản tập trung ởvùng hạ lưu, đặc biệt sông Chu là nguồn cấp nước cho Nhà máy Nước Hàm Rồng(cung cấp nước sạch cho TP.Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn) Các cơ sở công nghiệp khác(như Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Bá Thước ) thường nằm xen lẫn hoặc gần khuvực dân cư, chất thải (nước thải, chất thải rắn, khí thải) chưa được xử lý triệt để gây ônhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nước, không khí, phá vỡ cảnh quan, ảnh hưởngtrực tiếp đến chất lượng cuộc sống của nhân dân trong khu vực
Trang 22Qua kết quả kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các cơ sở sảnxuất trên địa bàn, hiện có gần 40% cơ sở chưa có báo cáo tác động môi trường; 80%
cơ sở có công trình xử lý môi trường nhưng chưa hoàn chỉnh; mới có 20% cơ sở có hệthống xử lý chất thải đạt yêu cầu [16]
* Tại Công ty Vedan Việt Nam
Gần đây, dư luận đang rất bức xúc với việc suốt 14 năm ròng Công ty VedanViệt Nam xả nước thải chưa qua xử lý làm “chết” sông Thị Vải (Đồng Nai), hay một
số doanh nghiệp chung tay “giết” sông Hồng (Công ty Miwon Việt Nam, Nhà máyNhuộm Pangrim, Nhà máy Giấy Việt Trì, Nhà máy Hóa chất Việt Trì, Nhà máy Biarượu Viger) Các công ty này sẽ bị xử phạt theo pháp luật bằng nhiều hình thức khácnhau, không ít sản phẩm của họ đã bị người tiêu dùng tẩy chay
Vì thế, qua trường hợp của Vedan và một số doanh nghiệp gây ô nhiễm môitrường kể trên, không chỉ các doanh nghiệp đang hướng tới các giá trị phục vụ cộngđồng, mà bất kỳ người nào trong mỗi chúng ta đều phải có trách nhiệm bày tỏ thái độtrước những việc làm thiếu trách nhiệm đối với xã hội Về mặt quản lý vĩ mô, khi cácdoanh nghiệp chưa có ý thức về đạo đức, luật pháp và sự phát triển bền vững , thìnhững biện pháp xử lý nghiêm minh bằng luật pháp, đồng thời xây dựng chế tàikhuyến khích những doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ là những độnglực cho việc hình thành và phát triển ý thức trách nhiễm xã hội của doanh nghiệp ởnước ta ngày càng có chiều sâu và phù hợp với xu thế của thế giới văn minh, hiện đại
và phát triển bền vững [17]
Trang 23PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tình hình cơ bản của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
3.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn (LASUCO) là đơn vị có lịch sử hìnhthành, xây dựng và phát triển rất vẻ vang trong ngành mía đường Việt Nam Với chủtrương và biện pháp đúng đắn bắt đầu từ việc xác định phải dựa vào dân, giúp nôngdân xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu “nhà máy có đứng vững thì phải dựa vàodân, dân có giàu thì nhà máy mới phát triển và nhà máy có phát triển thì dân mới cóthực lực vươn lên làm giàu” (Lê Văn Tam) Công ty đã xây dựng và giải quyết hợp lýmối quan hệ lợi ích kinh tế với nông dân, gắn công nghiệp với nông nghiệp, hợp tácliên kết giữa công nông trí thức, trở thành mô hình tiêu biểu về liên minh công – nông– trí được Đảng, Nhà nước tổng kết, khẳng định Quá trình thành lập và phát triển củaCông ty được tóm tắt qua các mốc thời gian sau:
* Ngày 12/01/1980, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 24/TTg phê duyệtxây dựng Nhà máy đường Lam Sơn (nay là Nhà máy đường Lam Sơn 1) nhằm khaithác tiềm năng đất đai, phủ xanh đất trống đồi trọc và lực lượng lao động ở phía TâyThanh Hóa, giải quyết tình trạng thiếu đường trong nước
* Ngày 31/03/1980, Bộ Lương thực Thực phẩm (nay là Bộ NN & PTNT) kýquyết định số 488 LT-TB/KTCB thành lập Ban kiến thiết Nhà máy đường Lam Sơn.Địa điểm xây dựng nhà máy tại xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân - tỉnh Thanh Hóa(nay là Thị trấn Lam Sơn, Thọ Xuân, Thanh Hóa)
* Ngày 14/03/1981, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 61/TTg khởi côngxây dựng Nhà máy và đưa công trình vào danh mục trọng điểm cấp Nhà nước
* Ngày 28/04/1986, Thủ tướng ký quyết định thành lập Nhà máy đường Lam Sơn
* Ngày 02/11/1986, Nhà máy đi vào sản xuất vụ đầu tiên
* Ngày 08/01/1994, Bộ NN & PTNT ký quyết định số 14 NN–TCCN đổi tênNhà máy đường Lam Sơn thành Công ty đường Lam Sơn
Trang 24* Ngày 06/12/1999, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 1133/QĐ-TTg chuyểnCông ty đường Lam Sơn thành Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
* Ngày 01/01/2000, Công ty đi vào hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phầnvới vốn điều lệ 150 tỷ đồng
* Ngày 21/12/2007, Sở giao dịch chứng khoán TPHCM ký quyết định số182/QĐ-SGDHCM chấp nhận niêm yết cổ phiếu Lasuco Ngày 09/01/2008 cổ phiếucủa Lasuco với mã LSS chính thức giao dịch tại sàn chứng khoán TP.HCM
Hiện nay, Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất của mình và dần hình thành tậpđoàn kinh tế Công – Nông nghiệp – Dịch vụ - Thương Mại gồm công ty mẹ LASUCO
và 19 công ty, nhà máy, xí nghiệp thành viên Các sản phẩm chính là Mía – Đường –Cồn – Điện Vị thế hàng đầu trong ngành mía đường Việt Nam tiếp tục được khẳngđịnh và là tác nhân quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh và vùng kinh tế động lực phíaTây tỉnh Thanh Hóa, được Nhà nước tặng Huân chương độc lập hạng ba và nhiều phầnthưởng cao quý trong nước và quốc tế
Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 056673 do Sở
Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp, đăng ký lần đầu ngày 23/12/1999, đăng kýthay đổi lần năm ngày 21/06/2007, ngành nghề kinh doanh của Công ty là:
- Công nghiệp đường, cồn, nha, nước uống có cồn và không có cồn;
- Chế biến các sản phẩm sau đường, nông – lâm sản, thức ăn gia súc;
- Dịch vụ vận tải cơ khí, cung ứng vật tư nguyên liệu, sản xuất và cung ứng míagiống, tiêu thụ sản phẩm;
- Chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa, bò thịt, chế biến các sản phẩm cao su, giấybao bì carton, kinh doanh thương mại, khách sạn ăn uống;
- Xuất khẩu các sản phẩm trên và tài sản cố định, máy móc, thiết bị, vật tư, phụtùng thay thế phục vụ cho sản xuất kinh doanh;
- Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê;
- Sản xuất kinh doanh CO2 (khí, lỏng, rắn);
- Nghiên cứu và phát triển khoa học nông nghiệp, công nghiệp, nước sạch phục
vụ sản xuất và sinh hoạt;
- Dịch vụ sửa chữa và gia công máy móc, thiết bị; làm đất nông, lâm nghiệp [4]
Trang 253.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty
Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
đã được Đại hội cổ đông thông qua ngày 09/05/2007 và các quy chế quản trị trongCông ty, cơ cấu bộ máy của Công ty gồm:
* Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồmtất cả cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất một lần ĐHĐCĐ quyết địnhnhững vấn đề được luật pháp và Điều lệ Công ty quy định ĐHĐCĐ thông qua các báocáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách cho năm tiếp theo, bầu, miễn nhiệm, bãinhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của Công ty…
* Ban kiểm soát
Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông do Đại hội đồng cổđông bầu ra Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt động quản trị và điềuhành sản xuất kinh doanh của Công ty Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồngquản trị và Ban Tổng giám đốc
Trang 26Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy – tình hình nhân sự của Công ty
Đội
Môi
trường
Phòng Bảo vệ
Phòng Hành chính quản trị
Phòng Kiểm soát chất lượng
Phòng Công nghệ thông tin
Phòng Vật tư
& tiêu thụ sản phẩm
Phòng Nhân sự
Phòng Tài chính
kế toán
Phòng
Kế hoạch
Chi nhánh
Hà Nội
Trạm xá
Xí nghiệp
cơ khí
Nhà máy cồn số 2
Nhà máy phân bón
Nhà máy đường
số 2
Nhà máy đường
số 1
Xí nghiệp nguyên liệu
Ban Văn hóa
Trang 27- Phó Tổng giám đốc phụ trách nguyên liệu mía: Giúp Tổng giám đốc phụ tráchcông tác nguyên liệu mía.
* Phòng Tài chính kế toán
Có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc về các chính sách, chế độ tài chính,thể lệ kế toán của Nhà nước Phản ánh kịp thời đầy đủ, thường xuyên, liên tục về tìnhhình tài chính của Công ty [4]
3.1.3 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty
Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty được thể hiện qua bảng 3.1 Nhìnvào bảng 3.1 ta có thể thấy được tình hình tài sản, nguồn vốn và sự biến động củachúng trong 3 năm 2007, 2008, và năm 2009 Tổng tài sản qua 3 năm tăng với tốc độbình quân là 102,00% Năm 2008 giảm so với năm 2007 là 87,64% tương đương 122,3
tỷ đồng, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 116,38% tương đương 142 tỷ đồng
Vốn chủ sở hữu của Công ty tại 31/12/2008 là 545 tỷ đồng chiếm 62,84% tổngnguồn vốn; so với tài sản dài hạn là 498 tỷ đồng gấp 1,1 lần Điều này cho thấy Công
ty có khả năng độc lập cao về tài chính; không bị áp lực về vốn vay để tài trợ cho cáctài sản dài hạn Nợ phải trả của Công ty tại 31/12/2008 là 276 tỷ đồng chiếm 31,83%tổng nguồn vốn; hệ số nợ phải trả (= nợ phải trả/tổng nguồn vốn) giảm từ 34,63%(năm 2007) xuống còn 31,83% (năm 2008) điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinhdoanh của Công ty đem lại lợi nhuận khả quan nên Công ty đã trả dần những khoản nợvay (ngắn hạn, dài hạn) Có thể nói Công ty đã xử lý tốt các khoản nợ của mình vàhoàn toàn chủ động về tài chính
Chỉ tiêu các khoản phải thu của Công ty năm 2007 chiếm 15,45% tổng tài sản,năm 2008 là 20,11% và năm 2009 là 25% Các khoản phải thu qua 3 năm tăng với tốc độbình quân là 164,7%, Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 113,72%, năm 2009 tăng so vớinăm 2008 là 144,83% Nguyên nhân của sự tăng vọt đột biến này là do số tiền trả trướccho người bán tăng lên Năm 2008 số tiền trả trước cho người bán tăng so với năm 2007
là 177,44% Người bán ở đây chủ yếu là những người nông dân trồng mía cung cấpnguyên liệu cho công ty, năm 2008 với chỉ tiêu đạt 1 triệu tấn mía công ty đã mở rộngdiện tích trồng và đưa thêm một số loại giống mía mới có năng suất cao vào trồng, do đó
số tiền đầu tư vào cho hộ nông dân trồng mía cũng tăng lên Qua đây ta thấy được tìnhhình đầu tư vào việc phát triển vùng nguyên liệu mía của công ty là khá tốt
Trang 28Bảng 3.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty
(Đơn vị: tỷ đồng)
TÀI SẢN
I Tiền và các khoản tương đương tiền 133,3 30 119,4
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 95 29,8 86
6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (0,48) (0,7) (969)
III Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 215,5 227,3 211
(Nguồn: Số liệu 3 năm lưu tại phòng Kế toán Tài chính)
Trang 29Chỉ tiêu hàng tồn kho giảm qua 3 năm với tốc độ bình quân là 55,34% Năm 2008tăng so với năm 2007 là 115,15% tương đương với 15,6 tỷ đồng, năm 2009 giảm so vớinăm 2008 là 48,06% tương đương với 61,6 tỷ đồng Nguyên nhân của việc hàng tồn khogiảm đột biến là do công ty đã mở rộng được thêm thị trường tiêu thụ.
Đối với một doanh nghiệp sản xuất như Mía đường Lam Sơn việc tăng tính chủđộng trong huy động nguồn vốn là rất cần thiết, bởi nó đem lại cho Công ty cơ hội lựachọn những nguồn vốn có lãi suất thấp Năm 2008 là năm có sự thay đổi lớn trongchính sách tiền tệ, với mức lãi suất trong thời gian dài của các ngân hàng thương mại20% - 22%/năm, việc vay vốn và hoạt động SXKD của nhiều doanh nghiệp gặp rấtnhiều khó khăn Nhưng trong năm 2008 Công ty hoàn toàn chủ động được nguồn vốn,điều này đã giúp cho Lasuco tiết kiệm được chi phí tài chính do không phải vay vốnlưu động cho hoạt động SXKD
3.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Lasuco được đánh giá là công ty sản xuất đường lớn nhất Việt Nam với sảnlượng sản xuất chiếm đến 10% thị phần đường trong nước Hoạt động sản xuất kinhdoanh chính của Lasuco là sản xuất đường và cồn Trong nhiều năm qua Lasuco luôn làcon chim đầu đàn của ngành mía đường Việt Nam, là đơn vị có vùng nguyên liệu ổn định
và có chi phí sản xuất thấp nhất trong ngành Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
3 năm gần đây được thể hiện qua bảng 3.2
Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy: Doanh thu bán hàng của công ty tăng qua 3 năm vớitốc độ tăng bình quân là 115,74% tương đương với 150 tỷ đồng Đáng chú ý ở đây là sựtăng lên của doanh thu hoạt động tài chính Doanh thu hoạt động tài chính qua 3 nămtăng với tốc độ bình quân là 227,78% tương đương với 23 tỷ đồng Năm 2009 tăng sovới năm 2008 là 146,4% tương đương với 13 tỷ đồng
Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty qua 3 năm tăng với tốc độ bình quân là182,76% Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 108,62% tương đương với 10 tỷ đồng,năm 2009 tăng so với năm 2008 là 168,25% tương đương với 86 tỷ đồng
Trang 30Bảng 3.2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
(tỷ đồng) Năm 2008 (tỷ đồng) Năm 2009 (tỷ đồng) 2008/2007 (%) 2009/2008 (%)
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 952 1 131 1.103 118,80 97,52
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 172 209,7 227 121,90 108,25
10 Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh 125 122,60 212,60 98,08 173,40
14 Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết (0,20) ( 0,20) (1,30) 100 650
17 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 2,70 3,40 0,30 125,92 8,82
(Nguồn: Số liệu 3 năm lưu tại phòng Kế toán Tài chính)
Trang 31Nguyên nhân là do doanh thu của công ty qua 3 năm đều tăng và chi phí củacông ty qua 3 năm đều giảm Lợi nhuận sau thuế năm 2008 đạt 95 tỷ đồng đạt 72,9% sovới kế hoạch; đạt 109,2% so với năm 2007 Nguyên nhân là do thị trường chứng khoánsuy sụp bởi cơn bão tài chính thế giới ập đến không thể lường hết Trong năm 2008Công ty đã phải trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư tài chính lên đến 80,3 tỷ đồng.
Do vậy mặc dù biên lợi nhuận gộp vẫn ổn định ở mức 18,5%, nhưng biên lợi nhuận hoạtđộng sản xuất kinh doanh chỉ đạt 6,44%
Chi phí bán hàng của công ty qua 3 năm giảm với tốc độ bình quân là 86,72%tương đương với 3 tỷ đồng, năm 2008 giảm so với năm 2007 là 80% tương đương với4,6 tỷ đồng Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty qua 3 năm cũngtăng với tốc độ bình quân là 204%, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 111,6% tươngđương với 4,7 tỷ đồng, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 171,71% tương đương với21,3 tỷ đồng
Phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty dịch chyển theo hướng mởrộng quy mô hoạt động, lĩnh vực hoạt động Với nguồn vốn khá dồi dào, công ty mởrộng hoạt động đầu tư vào các doanh nghiệp trong các lĩnh vực phụ trợ với ngành sảnxuất đường nhằm tạo nên mô hình Công ty mẹ - Công ty con có quá trình sản xuất –thương mại khép kín nhằm khai thác hết thế mạnh của “nhóm công ty” Lasuco Tuyvậy, trong bước đầu hình thành công ty mẹ - công ty con, công ty đã gặp nhiều khókhăn trong việc quản lý, hiệu quả đầu tư chưa cao, hiệu quả hoạt động các công ty conlàm giảm hiệu quả hoạt động của “nhóm công ty” Lasuco, do đó chi phí quản lý doanhnghiệp qua 3 năm đều tăng với tốc độ tăng bình quân là 204%
Như vậy, với việc phân tích một số chỉ tiêu trong bảng kết quả sản xuất kinhdoanh của công ty qua 3 năm cho ta thấy được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và
sự tăng trưởng tương đối bền vững của công ty qua từng năm Tuy nhiên, một số vấn
đề đặt ra cho công ty hiện nay là phải giảm thiểu đến mức thấp nhất những chi phíkhông cần thiết để có thể làm tăng thêm hiệu quả sản xuất kinh doanh
Trang 323.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu
Chúng tôi chọn điểm nghiên cứu là Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn Đây
là một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành mía đường cả nước, và là một trong nhữngdoanh nghiệp được trao tặng Cúp vàng vì sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2008.Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn bao gồm nhà máy đường và nhà máy cồn, vớicam kết Công ty không thải nước chưa xử lý ra sông mà sẽ giữ toàn bộ nước thải trong
hồ chứa đến hết vụ sản xuất, khi đó nước thải sẽ được làm sạch bằng vi sinh vật.Nhưng trên thực tế, hồ chứa nước thải của nhà máy cồn thuộc công ty vẫn còn chứanước và có mùi hôi, nổi váng và có màu nâu đen Trong khi đó, nhà máy cồn khôngngừng hoạt động thì nước thải sẽ được xử lý như thế nào? Tiến hành tìm hiểu công tácquản lý môi trường của Công ty để có thể đưa ra một số biện pháp nâng cao công tácquản lý môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại Công ty cổ phần mía đườngLam Sơn và các doanh nghiệp trên cả nước
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1 Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập qua sách, báo, trên internet, các đề tài nghiên cứu
về môi trường, các báo cáo luận văn của các học viên, nghiên cứu sinh,… về ONMT
3.2.2.2 Số liệu sơ cấp
Để có thể hiểu rõ hơn cách thức QLMT của công ty và làm rõ hơn hiện trạngONMT của công ty, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu sơ cấp qua phỏng vấn cán bộ
Trang 33QLMT, những công nhân làm việc trực tiếp tại Đội đảm bảo môi trường trong công ty.Nội dung phỏng vấn gồm:
* Nội dung phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý môi trương công ty:
- Công nghệ, thiết bị máy móc trang bị cho hoạt động sản xuất kinh doanh, sốlao động sử dụng, trình độ, năng lực của cán bộ quản lý môi trường
- Thiết bị, máy móc trang bị cho quá trình xử lý nước thải, rác thải và chất thải
từ hoạt động sản xuất kinh doanh; những khó khăn mà công ty gặp phải trong công tácthực hiện quản lý môi trường
- Chi phí cho công tác xử lý nước thải, rác thải của công ty hàng năm
- Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý môi trường về kết quả quản lý môi trườngcông ty
* Nội dung phỏng vấn trực tiếp công nhân vận hành các hệ thống xử lý môi trường công ty:
- Ý kiến đánh giá của công nhân về công tác quản lý môi trường của công ty
- Mong muốn và đề xuất từ phía công ty, từ phía cán bộ quản lý môi trường và
từ phía công nhân nhằm giảm thiểu ONMT
Ngoài ra lấy ý kiến của người dân sống quanh khu vực công ty về công tácquản lý môi trường của công ty và những tác động của ONMT đến cuộc sống của họhiện nay
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp này để mô tả hiện trạng môi trường của công ty và cáchthức quản lý môi trường của công ty
3.2.3.2 Phương pháp phân tích so sánh
Tiến hành so sánh một số chỉ tiêu đã được tính toán ở các nhóm điều tra Sosánh dựa trên các chỉ tiêu định lượng và định tính Tiêu chuẩn so sánh sử dụng từngchỉ tiêu hoặc kết hợp nhiều chỉ tiêu để so sánh giữa các nhóm
So sánh hiện trạng ONMT qua các năm để thấy được mức độ ONMT của công
ty ngày càng được cải thiện hơn hay ngày càng nghiêm trọng
Trang 34Ngoài ra, chúng tôi sử dụng một số hộp ý kiến và hình ảnh minh họa để làm rõvấn đề nghiên cứu.
3.2.3.3 Phương pháp phân tích SWOT
Sử dụng ma trận SWOT để làm rõ được những điểm mạnh, điểm yếu, cơhội và thách thức trong công tác thực hiện quản lý môi trường của công ty Từ đó,
có thể hạn chế được những điểm yếu, thách thức, tận dụng được cơ hội để pháthuy những điểm mạnh
Trang 35PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU4.1 Các hoạt động sản xuất và tình hình phát thải của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
4.1.1 Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn (LASUCO) tiền thân là Nhà máyđường Lam Sơn thành lập năm 1980 Năm 1999, Công ty hoạt động theo mô hình
cổ phần Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Lasuco là sản xuất đường vàcồn Sản phẩm chính của Công ty là các loại đường và cồn tinh chế, trong đó doanhthu từ đường chiếm khoảng 77% doanh thu hàng sản xuất và doanh thu từ cồnchiếm khoảng 16% doanh thu hàng sản xuất [4]
2 Loại nguyên liệu
(Nguồn: Phòng KSCL&MT)
4.1.1.1 Hoạt động sản xuất đường
Thời gian sản xuất đường của Công ty là 150 – 170 ngày/năm Lasuco làcông ty sản xuất đường lớn nhất tại Việt Nam, chiếm 8,6% thị phần Lasuco hiện
có hai dây chuyền sản xuất đường với tổng công suất thiết kế đứng thứ 3 trong cảnước nhưng lại là công ty có sản lượng đường lớn nhất (113.000 tấn trong vụ ép2007/2008)
Hiện nay Việt nam có 38 nhà máy sản xuất đường đang hoạt động với tổngcông suất ép mía khoảng 97.000 tấn mía/ngày Trong đó có 07 Công ty sản xuấtđường lớn, còn lại là các nhà máy có công suất chế biến nhỏ Tổng công suất chếbiến của Lasuco là 7.000 tấn mía cây/ngày đứng thứ 3 trong cả nước về công suấtthiết kế Lasuco là một trong các đơn vị đạt năng suất mía, hiệu quả chế biến đường
Trang 36cao nhất cả nước Doanh thu và lợi nhuận đạt ở mức cao so với trung bình ngành.[4]
4.1.1.2 Hoạt động sản xuất cồn
Thời gian sản xuất thực tế trong năm chia ra làm 3 đợt: đợt 1 từ 01/01 đến04/03/2009 sau đó sản xuất bị gián đoạn do các bồn chứa cồn đầy; đợt 2 sản xuấttrở lại từ 02/05 đến 18/06/2009; đợt 3 sau giai đoạn kiểm tu thiết bị bắt đầu từ18/11/2009 đến 31/12/2009
Đợt 1, đây là thời điểm rất thuận lợi cho sản xuất, nguồn dịch thải sau xử lývẫn được chở đi tưới cho mía và một số loại cây công nghiệp khác trên địa bàn.Dây chuyền sản xuất rất ổn định và cho hiệu quả cao Tuy nhiên, do sức tiêu thụcủa sản phẩm cồn trên thị trường gặp khó khăn nên hệ thống kho chứa đầy, đồngthời nảy sinh vụ Vedan gây ô nhiễm môi trường nên việc chở nước đi tưới gặp khókhăn, nhà máy phải dừng sản xuất Giai đoạn này sản xuất được: 3.746.000 lít cồn;530.750 kg CO2 lỏng Thời gian sản xuất thực tế 53 ngày
Đợt 2, nhà máy khởi động lại dây chuyền do lúc này nhu cầu về cồn và CO2
tăng trở lại, lượng sản phẩm tồn kho đã tiêu thụ hết Nhận thức được đây là thờiđiểm khó khăn do bắt đầu bước vào mùa hè và việc chở nước đi tưới đã bị dừng lại,nhà máy đã có báo cáo lên Công ty giải trình và xin hoãn đến thời điểm tháng9/2009 sản xuất lại Nhưng theo đề nghị của phòng VT-TTSP được CT.HĐQT vàTổng giám đốc phê duyệt, Nhà máy đã sản xuất lại và xả nước sau xử lý xuốngchứa tại các bể yếm khí và hồ sinh học Thời gian này sản xuất rất khó khăn, côngsuất thấp, tiêu hao nguyên vật liệu tăng cao nhất là dầu phá bọt và dầu FO Sảnphẩm CO2 lỏng hoàn toàn không thu hồi được Giai đoạn này sản xuất được:2.574.000 lít cồn; không có CO2 lỏng Thời gian sản xuất thực tế là 45 ngày
Đợt 3, nhà máy bắt đầu sản xuất lại sau khi dừng kiểm tu Giai đoạn này nhàmáy chạy với nguồn mật vét từ các bể số 1,2,3 và 4 của hai nhà máy đường (trên4.000 tấn) và chờ nguồn mật mới của vụ ép 2009/2010 Vấn đề môi trường giaiđoạn này tạm thời ổn định do triển khai và đưa vào thử nghiệm được sản phẩmphân bón lỏng Bảo Nông Lam sơn Giai đoạn này sản xuất được 2.040.000 lít cồn;111.600kg CO2 lỏng Thời gian sản xuất thực tế là 44 ngày Giai đoạn này sản xuất
Trang 37không đạt hiệu quả cao như mong đợi, tiêu hao mật rỉ, dầu FO, dầu phá bọt, điệntăng cao, so với định mức trong đó cao nhất là dầu FO dẫn đến giá thành sản phẩmđầu cuối cao [4]
4.1.2 Tình hình phát thải của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
4.1.2.1 Chất thải rắn
Theo số liệu của Phòng Kiểm soát chất lượng & Môi trường tại Công ty cổphần mía đường Lam Sơn, chất thải rắn bao gồm chất thải sinh hoạt và chất thảicông nghiệp Hàng năm, lượng chất thải rắn phát sinh từ quá trình sản xuất khoảng30.817 tấn/năm trong đó 99,978% là chất thải rắn công nghiệp Trong tổng lượngchất thải rắn phát sinh mỗi năm của Công ty thì trong đó có không ít chất thải rắnnguy hại gây ảnh hưởng lớn tới môi trường Theo kết quả thống kê tổng lượng chấtthải rắn, mỗi năm phát sinh khoảng 200 tấn chất thải nguy hại (chủ yếu là bùn xử lýnước thải)
Trong những chất thải kể trên, có thể phân loại chất thải rắn theo nhiều cách
để có biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của chúng đến môi trường
Phân loại theo bản chất và ảnh hưởng về mặt vệ sinh môi trường, bao gồm:Chất thải vô cơ (tro, phôi kim loại, đất, cát, sỏi) thường trôi theo nước mặt và gâybồi lắng lòng mương và cống thoát nước; Chất thải hữu cơ (bã mía dư, bùn lọcchân không, xác men, cặn cống thải, rác sinh hoạt và rác vườn) dễ gây mất vệ sinhmôi trường do sự lên men và thối rữa các chất hữu cơ thường xảy ra ở những nơichất thải tích tụ lâu ngày, đặc biệt khi thời tiết nóng ẩm vào mùa hè
Phân loại theo khả năng tận dụng: Chất thải tận dụng như tro lò, bùn, cácchất hữu cơ như bã mía vụn, bùn bể fosse có thể dùng làm phân bón vi sinh; Cácchất thải không tận dụng được phải thải bỏ theo quy định bằng cách chôn lấp, chấtđống như đất, cát, rác thải sinh hoạt và bã mía dư
4.1.2.2 Nước thải
a Nước mưa chảy tràn
Vào mùa mưa, nước chảy tràn vào khu vực Công ty sẽ cuốn theo đất, cátxuống nguồn tiếp nhận Nếu lượng nước mưa này không quản lý tốt sẽ gây ra
Trang 38những tác động tiêu cực đến nguồn nước mặt và nước ngầm cũng như đời sốngthuỷ sinh của khu vực.
Tính trung bình trong vòng 12 tháng của trung bình năm tính theo thống kêcủa đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa thì lượng nước mưa trong tháng khoảng152,45mm Tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 có lượng mưa là 387,06mm;tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1 có lượng mưa là 19,01mm
Theo số liệu thống kê phòng Kiểm soát chất lượng & Môi trường Công ty cóbảng tải lượng ô nhiễm nước mưa chảy tràn như sau:
Bảng 4.2: Tải lượng ô nhiễm nước mưa chảy tràn
Trang 39So với các loại nước thải khác, nước mưa chảy tràn khá sạch vì thế táchnước mưa và thải trực tiếp ra môi trường sau khi xử lý sơ bộ.
b Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt sinh ra từ việc rửa chân tay vệ sinh, nước từ khu vực vệsinh của công nhân trực tiếp sản xuất và cán bộ gián tiếp Nước thải này chứa cácchất cặn bã, các chất rắn lơ lửng (TSS), các chất hữu cơ (BOD/COD), chất dinhdưỡng (N/P) và vi sinh Khi thải vào môi trường nếu không được xử lý sẽ gây ônhiễm nguồn nước
Với số lượng cán bộ công nhân khoảng 954 người Trung bình với mỗingười sử dụng: 50 lít nước cho vệ sinh thì lượng nước thải sinh hoạt khoảng48m3/ngày đêm
Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới WHO, hàm lượng các chất ô nhiễmmôi trường mỗi người thải ra hàng ngày đưa vào môi trường (nếu không qua xử lýnhư sau):
Bảng 4.3: Hàm lượng các chất ô nhiễm môi trường
Chất ô nhiễm Khối lượng (kg/người/ngày)
(Nguồn: Assessment of sources of air – WHO – 1993)
Với lưu lượng nước thải là 48 m3/ngày đêm, nồng độ các chất ô nhiễm là:
Bảng 4.4: Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt
Trang 40Ghi chú: KQĐ – không quy định
Từ bảng trên cho thấy các chỉ tiêu ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép nhiềulần Do đó, cần phải xử lý nước thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường
c Nước thải sản xuất
Các loại nước thải có trong nguồn nước:
Nguồn thải này bao gồm: Nước thải vệ sinh các thiết bị thùng chứa, bốc hơi,gia nhiệt, ; Nước thải F2 (vệ sinh các thiết bị nồi nấu); Nước thải vệ sinh các thiết
bị lắng nổi Lưu lượng thải khoảng 1.000 ÷ 1200 m3/ngày đêm
* Nguồn thải sạch có chỉ số COD từ 50 ÷ 80 mgO 2 /l
Gồm các nguồn sau: Nước thải ao phun; Nước thải chèn cổ trục của các thiết
bị bơm; Nước thải tro lò; Nước thải ngưng tụ của các thiết bị bốc hơi
Lưu lượng xả thải ra mương thoát phía Nam khoảng 2.800 ÷ 3000 m3/ngàyđêm, bao gồm: đối với Nhà máy đường 1 là 800 ÷ 1.200 m3/ngày đêm, đối với Nhàmáy đường 2 là 1.800 ÷ 2.000 m3/ngày đêm
Các chất chủ yếu gây ô nhiễm trong nước thải của Công ty là đườngSacaroza và Glucoza bị thất thoát trong các công đoạn chế biến đường Các loạiđường này khi ra môi trường gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, pH) sẽ phân huỷ lênmen yếm khí do đó có mùi hôi nếu không được xử lý
Số liệu cụ thể sau khi phân tích mẫu nước thải sản xuất trước khi đưa vào hệthống xử lý tập trung (đối với nguồn nước có chỉ số ô nhiễm cao) và nước thải tạiđầu thải kênh xả phía Nam (nguồn nước có chỉ số ô nhiễm thấp) được thể hiện ởbảng 4.5 như sau: