Mở đầuThủ tục hành chính là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước được quy định trong các quy phạm pháp luật hành chính bao gồm trình tự, nội dung, mục đích,
Trang 1Mở đầu
Thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước được quy định trong các quy phạm pháp luật hành chính bao gồm trình tự, nội dung, mục đích, cách thức tiến hành các hoạt động cụ thể trong quá trình giải quyết các công việc của quản lí hành chính nhà nước Trong quản lí hành chính nhà nước, thủ tục hành chính đóng vai trò quan trọng Thủ tục hành chính hợp lí sẽ tạo nên sự hài hòa, thống nhất trong bộ máy nhà nước, rút ngắn thời gian giải quyết công việc, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển Còn thủ tục hành chính bất hợp lí là mảnh đất tốt cho tệ tham nhũng, cửa quyền, làm giảm lòng tin của nhân dân vào chính quyền Vậy xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất là mối quan tâm hàng đầu của nhà nước ta hiện nay
Nội dung
1, Nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính
Xây dựng thủ tục hành chính là nghiên cứu để đề ra những cách thức giải quyết công việc nhằm thực hiện các quy định nội dung của lập pháp và đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tế Việc xây dựng thủ tục hành chính phải tuân theo những nguyên tắc sau đây
a, Nguyên tắc pháp chế.
Nguyên tắc pháp chế thể hiện trước hết là chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền định ra thủ tục hành chính Cơ quan có thẩm
quyền ở đây là chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ…Ví dụ, thủ tục hành chính
về quản lí và sử dụng đất đai được quy định trong luật đất đai do Quốc hội ban hành Đối với một số quy định thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của
bộ, ngành trung ương phải có sự thống nhất của bộ ngành quản lí về lĩnh vực
đó và phải có quy định riêng để phù hợp với đặc điểm của từng địa phương
Ví dụ như thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải có sự thống nhất giữa bộ Tài nguyên và môi trường với chủ thể ban hành là Quốc hội
Tuy nhiên nguyên tắc pháp chế đòi hỏi có sự thống nhất tương đối
giữa các thủ tục hành chính của những hoạt động quản lí tương tự nhau Ví
dụ như pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002 và luật khiếu nại tố cáo đều
có thủ tục giải quyết khiếu nại nên hai văn bản này phải thống nhất với nhau
b, Nguyên tắc khách quan.
Xây dựng thủ tục hành chính phải xuất phát từ nhu cầu khách quan của hoạt động quản lí nhằm đưa ra quy trình hợp lí, thuận tiện nhất, mang lại kết quả cao nhất cho quản lí.Chẳng hạn, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
là hoạt động quản lí phức tạp liên quan đến quyền và lợi ích của nhà nước, công dân nên thủ tục cần chặt chẽ, chi tiết để tránh sai sót gây hậu quả bất lợi cho xã hội Còn những hoạt động quản lí đơn giản như tuyên truyền, giáo
Trang 2dục pháp luật thì thủ tục hành chính không cần quy định ở mức chi tiết vì sẽ hạn chế khả năng sáng tạo của các chủ thể
c, Nguyên tắc công khai, minh bạch.
Nhà nước phải tạo điều kiện cho những đối tượng thực hiện thủ tục đóng góp ý kiến Việc đóng góp ý kiến của họ góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện các thủ tục hành chính, bởi các thủ tục đó trực tiếp liên quan đến họ
Các thủ tục hành chính phải được công bố cho người thực hiện thủ tục biết để có thể thực hiện dễ dàng Công bố thủ tục hành chính bao gồm công
bố các thủ tục mới xây dựng, công bố các thủ tục đã có nhưng chưa công bố
Ví dụ, công bố thủ tục thuế, hải quan, li hôn, kết hôn…trên mạng để người dân có thể xem trước khi đi làm thủ tục Sở dĩ có điều này vì nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân, cho nên lợi ích của nhân dân phải được đặt lên hàng đầu, từ đó dân có thể biết và hiểu quy trình làm thủ tục tránh tệ tham nhũng, cửa quyền
d, Nguyên tắc đơn giản, tiết kiệm, nhanh chóng, kịp thời.
Nghị quyết của Chính phủ số 38/CP ngày 4/5/1994 yêu cầu “các quy định về thủ tục hành chính phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện” Đơn giản, dễ hiểu,
dễ thực hiện là thủ tục không rườm rà, chồng chéo, ngôn ngữ dễ hiểu Theo nguyên tắc này, thủ tục hành chính khi ban hành phải có sự giải thích cụ thể,
rõ ràng về nội dung của thủ tục và cả về phạm vi áp dụng của nó Hơn nữa,
sự chậm trễ có thể làm mất đi những cơ hội thuận lợi hoặc gây ra những tổn thất lớn Trong tình hình mới, cùng với việc xây dựng các thủ tục hình chính, cần kịp thời sửa đổi, bãi bỏ những thủ tục xét thấy đã lỗi thời để tạo
điều kiện tốt cho các hoạt động quản lí xã hội Ví dụ, thủ tục thuế vẫn còn
rườm rà, cần giảm bớt một số khâu không quan trọng, thủ tục cấp giấy sử dụng đất đã đơn giản hơn do nhà nước ta đã áp dụng mô hình “một cửa, một dấu”, các thủ tục đã có thay đổi phù hợp với nền kinh tế thị trường
e, Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của các bên tham gia thủ tục hành chính.
Bất kì thủ tục hành chính nào cũng có sự tham gia của chủ thể sử dụng quyền lực nhà nước( chủ thể bắt buộc) và chủ thể phục tùng quyền lực nhà nước (chủ thể thường) Đó là sự bất bình đẳng về ý chí giữa hai bên tham gia quan hệ Tuy nhiên, cả hai bên tham gia quan hệ đều bình đẳng trước pháp luật Trong quan hệ, mỗi bên đều có quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định, Nhà nước tạo điều kiện và đưa ra những bảo đảm như nhau cho các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ
2, Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính
Trang 3Thực hiện thủ tục hành chính là hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính cũng có những nguyên tắc như nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính
Thứ nhất, theo nguyên tắc pháp chế thì chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền mới có quyền thực hiện thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định Thủ tục hành chính phải được thực hiện đúng pháp luật, đúng theo trình tự và phạm vi thẩm
quyền phù hợp với quy định của pháp luật Ví dụ, luật đất đai quy định trình
tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất thì văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất là cơ quan thực hiện thủ tục hành chính này Và phải thực hiện theo thủ tục trình tự quy định tại điều 123 luật đất đai
Thứ hai, nguyên tắc khách quan này đòi hỏi khi thực hiện thủ tục hành
chính ở tất cả các khâu, các bước, các giai đoạn đều phải dựa trên căn cứ khoa học.Thực hiện thủ tục hành chính phải đặt lợi ích của quản lí lên hàng đầu, không được tuyệt đối hóa lợi ích của chủ thể quản lí cũng như đối tượng quản lí Thủ tục hành chính không được sử dụng để phục vụ những
mục đích mang tính chủ quan của chủ thể quản lí Ví dụ, khi xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật, cơ quan soạn thảo căn bản chỉ nên tổ chức lấy ý kiến đối tượng tác động của văn bản
Thứ ba, nguyên tắc công khai, minh bạch, theo nguyên tắc này, thực
hiện thủ tục hành chính phải công khai hóa quá trình thực hiện thủ tục Khi nhận hồ sơ yêu cầu giải quyết công việc của dân phải có phiếu hẹn trả lời Những công việc có đủ hồ sơ thì cơ quan có thẩm quyền phải giải quyết theo quy định của pháp luật Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì phải hướng dẫn cụ thể để người dân không phải đi lại nhiều lần Trường hợp không giả quyết được phải nói rõ lí do cho dân biết
Thứ tư, Thực hiện thủ tục hành chính cũng cần nhanh chóng, kịp thời.
Việc quy định thời hạn, thời hiệu thực hiện thủ tục hành chính buộc các chủ thể thực hiện thủ tục hành chính giải quyết dứt điểm từng vụ việc cụ thể Nếu không có những quy định về thời gian thì hoạt động quản lí sẽ trì trệ, các chủ thể sử dụng quyền lực nhà nước có thể lẩn tránh trách nhiệm Điểm
a khoản 2, điều 122 luật đất đai, quy định “trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ ” Nhiều vụ việc lâu ngày không được giải quyết làm cho việc giải quyết thiếu chính xác, mất tính thời sự, gây hậu quả khó khắc phục, xói mòn lòng tin của nhân dân
Kết luận
Vậy, thủ tục hành chính rất quan trọng trong việc quản lí hành chính nhà nước Nhà nước ta đang ngày càng hoàn thiện nó, cụ thể là đang thực hiện đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính
Trang 4Danh sách tài liệu tham khảo
1, Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb, Công an nhân dân, Hà Nội, 2008
2, Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình thủ tục hành chính, Nxb, Khoa học và kĩ thuật, 2007
3, Luật đất đai năm 2003
4, thutuchanhchinh.vn
5, chinhphu.vn