1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

“Phân tích các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính,đánh giá việc cải cách thủ tục hành chính ở nước ta trong giai đoạn vừa qua

11 1,3K 6
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 33,68 KB

Nội dung

Thủ tục hành chính là một quy phạm pháp luật mang tính thủ tục quy định trình tự vể thời gian không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định cuả bộ máy nhà nước, là cách thức giải quyết công việc cả cơ quan hành chính nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân. Nó cụ thể hóa việc thi hành văn bản pháp quy, giải quyết những vụ việc cụ thể trong khâu quản lý, hình thức văn bản hành chính gồm: Công văn,Báo cáo, Thông báo, Biên bản. Trong thực tế thủ tục hành chính và văn bản hành chính tại Việt Nam còn nhiều phức tạp và rờm rà, nhân viên phục vụ ở các cơ quan nhà nước chưa nhiệt tình đề hường dẫn cho người dân.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Thủ tục hành chính là một quy phạm pháp luật mang tính thủ tục quy định trìnhtự vể thời gian không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định cuả bộ máy nhànước, là cách thức giải quyết công việc cả cơ quan hành chính nhà nước trong mốiquan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân Nó cụ thể hóa việc thi hànhvăn bản pháp quy, giải quyết những vụ việc cụ thể trong khâu quản lý, hình thức vănbản hành chính gồm: Công văn, Báo cáo, Thông báo, Biên bản Trong thực tế thủ tụchành chính và văn bản hành chính tại Việt Nam còn nhiều phức tạp và rờm rà, nhânviên phục vụ ở các cơ quan nhà nước chưa nhiệt tình đề hường dẫn cho người dân.Nhận rõ sự cấp thiết, cũng như để hiểu rõ hơn và có thể đưa ra được những nhận định

khách quan nhất về vấn đề này, em xin chọn đề tài: “Phân tích các nguyên tắc xâydựng và thực hiện thủ tục hành chính, đánh giá việc cải cách thủ tục hành chính ởnước ta trong giai đoạn vừa qua” để tìm hiểu.NỘI DUNGI.KHÁI NIỆM THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNGVÀ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH.1 Khái niệm thủ tục hành chính.1.1 Định nghĩa thủ tục hành chính.

Thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quả lý hành chínhnhà nước theo đó cơ quan, cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ, cá nhân, tổ chứcthực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết cáccông việc của quản lý hành chính nhà nước.

1.2 Đặc điểm của thủ tục hành chính.

Trang 2

Thứ hai, thủ tục hành chính do quy phạm pháp luật hành chính quy định.Thứ ba, thủ tục hành chính có tính mềm dẻo, linh hoạt.

1.3.Chủ thể của thủ tục hành chính.

Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền nhân danh nhà nước tiến hành các thủ tục hành chính.

Chủ thể tham gia thủ tục hành chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân bằng hànhđộng của mình xuất hiện thủ tục và tạo điều kiện để thực hiện thủ tục có hiệu quả, cácchủ thể này phải phục tùng quyền lực nhà nước khi tham gia vào thủ tục hành chính.

2.Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính.2.1.Nguyên tắc pháp chế.

Nguyên tắc pháp chế thể hiện trước hết là chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyềnmới có quyền định ra thủ tục hành chính Hiện nay, thẩm quyền quy định thủ tục hànhchính tập trung vào các cơ quan nhà nước ở trung ương Nguyên tắc pháp chế đòi hỏicó sự thống nhất tương đối giữa các thủ tục hành chính của những họa động quả lýtương tự nhau Mặc dù thủ tục hành chính hết sức đa dạng nhưng không phải vì thếmà phức tạp hóa thủ tục hành chính Các hoạt động quản lý tương tự nên có thủ tụctiến hành tương tự nhau.

Thứ hai, chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới có quyền thực hiệnthủ tục hành chính và thực hiện thủ tục trong phạm vi thẩm quyền do phấp luật quyđịnh Xét dưới góc độ quyền lực, thực hiện thủ tục hành chính là hoạt động sử dụngquyền lực nhà nước Quyền lực nhà nước trong mọi trường hợp chỉ được sử dụng bởinhững chủ thể do pháp luật quy định và nằm trong cơ cấu quyền lực nhà nước nóichung Mỗi chủ thể chỉ sử dụng quyền lực nhà nước trong giới hạn nhất định

Trang 3

quản lý hành chính nhà nước Một thủ tục hành chính cụ thể chỉ mất giá trị pháp lýkhi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ

2.2.Nguyên tắc khách quan.

Nguyên tắc này thể hiện trước hết ở việc định ra thủ tục hành chính phải xuấtphát từ nhu cầu khách quan của hoạt động quản lý nằm đưa ra quy trình hợp lý, thuậntiện nhất, mang lại kết quả cao nhất cho quản lý Những hoạt động quản lý phức tạp,có ý nghĩa quan trọng, tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của Nhànước, cộng đồng, tổ chức, cá nhân mà những sai sót nhỏ cũng có thể gây hậu quả bấtlợi cho xã hội thì thủ tục cần chặt chẽ, chi tiết để định ra từng khâu, từng bước, từnggiai đoạn cụ thể của hoạt động đó

Nguyên tắc khách quan còn đòi hỏi khi thực hiện thủ tục hành chính ở tất cacác khâu, các bước, các giai đoạn đều phải dựa trên những căn cứ khoa học Nhữngkết luận, quyết định được đưa ra phải phù hợp với quy định khách quan về sự tồn tại,vận động của các sự việc, các hiện tượng, các lĩnh vực xã hội Thực hiện thủ tục hànhchính phải đặt lợi ích của quản lý lên hàng đầu, không được tuyệt đối hóa lợi ích củachủ thể quản lý cũng như đối tượng quản lý Thủ tục hành chính càng không được sửdụng để phục vụ những mục đích mang tính chủ quan của chủ thể quản lý.

2.3.Nguyên tắc công khai, minh bạch.

Trang 4

Trong thực hiện thủ tục hành chính, nguyên tắc công khai, minh bạch đòi hỏicông khai hóa quá trình thực hiện thủ tục Công khai họ tên, chức danh người có tráchnhiệm giải quyết công việc, địa điểm, thời hạn giải quyết, kết quả giải quyết Khinhận hồ sơ yêu cầu giải quyết công việc của dân phải có phiếu hẹn trả lời Nhữngcông việc đã có đủ hồ sơ thì cơ quan có thẩm quyền phải giải quyết theo quy định củapháp luật Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì phải hướng dẫn cụ thể để người dân không phảiđi lại nhiều lần Trường hợp không giải quyết được phải nói rõ lý do cho dân biết

2.4.Nguyên tắc đơn giản, tiết kiệm, nhanh chóng, kịp thời.

Nguyên tắc này có quan hệ mật thiết với nguyên tắc khách quan Các thủ tụchành chính cần được xây dựng và thực hiện xuất phát từ yêu cầu khách quan của hoạtđộng quả lý Mỗi thủ tục hành chính chỉ bao gồm những khâu, những bước, nhữnggiai đoạn với sự tham gia của những chủ thể thực sự cần thiết để cho việc thực hiệnthủ tục không bị lãng phí thời gian, trí tuệ, công sức vào những hoạt động không thiếtthực Tuy nhiên, đánh giá đúng mục đích của thủ tục hành chính là vừa tạo ra quytrình hợp lý cho việc thực hiện các hoạt động quản lý, vừa nhằm đảm bảo sự kiểmsoát hữu hiệu của nhà nước đối với hoạt động đó Vì vậy, không nên tuyệt đối hóanguyên tắc đơn giản vì sự đơn giản hóa quá mức có thể khiến cho thủ tục thiếu đinhững hoạt động cần thiết hay gây khó khăn cho việc kiểm soát của Nhà nước

Đồng thời Nhà nước khuyến khích ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuậtvào quản lý như các thủ tục hải quan, thủ tục đăng kí, kê khai thuế được thực hiện quamạng điện tử đã tỏ rõ ưu điểm thuận lợi, chính xác, tiết kiệm Thủ tục hành chính đơngiản, tiết kiệm, nhanh chóng, kịp thời đã trở thành mục tiêu của cải cách thủ tục hànhchính Việc nghiên cứu, áp dụng mô hình “một cửa, một dấu” tuy chưa đạt được kếtquả như mong muốn nhưng cũng là sự cố gắng của Nhà nước nhằm thực hiện nguyêntắc này.

Trang 5

Bất kì thủ tục hành chính nào cũng có sự tham gia của chủ thể sử dụng quyềnlực nhà nước và chủ thể phục tùng quyền lực nhà nước Xét dưới góc độ quan hệ phápluật hành chính, quan hệ thủ tục hành chính là quan hệ giữa chủ thể bắt buộc – chủ thểsử dụng quyền lực nhà nước và chủ thể thường – chủ thể phục tùng quyền lực, trongđó chủ thể bắt buộc có quyền nhân danh nhà nước để áp đặt ý chí đối với bên kia Đólà sự bất bình đẳng về ý chí giữa hai bên tham gia quan hệ Tuy nhiên,cả hai bên thamgia quan hệ đều bình đẳng trước pháp luật Nếu xảy ra vi phạm pháp luật trong khithực hiện thủ tục thì chủ thể vi phạm pháp luật, bất kể là chủ thể nào trong thủ tục,phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình.

II.ĐÁNH GIÁ VIỆC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA NƯỚC TATRONG GIAI ĐOẠN VỪA QUA.

1.Những thành tựu cải cách hành chính đạt được trong giai đoạn vừa qua.

Một là, tiếp tục góp phần hoàn thiện hệ thống thể chế, đặc biệt là thể chế kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Cụ thể là mối quan hệ giữa Nhà nước vớinhân dân và nền kinh tế thị trường đã được định hình Chính phủ đã chú trọng côngtác xây dựng các dự thảo luật, pháp lệnh trình Quốc hội và ban hành một số lượng lớnnghị định hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh thể hiện rõ các quan điểm, chủ trươngcủa Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Chính phủ đãrà soát lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, củangười đứng đầu Chính phủ, từng bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương Quy trìnhxây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi trách nhiệm củaChính phủ được bảo đảm Đây là một bước tiến quan trọng góp phần vào quá trìnhhoàn thiện hệ thống thể chế của Nhà nước ta.

Hai là, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế nhờ đơn giản thủ tục cấp

Trang 6

sốt, hợp lý hóa trình tự giải quyết cơng việc, xóa bỏ các quy định chồng chéo, đơngiản hóa các thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực thuế và hải quan Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ chế “mộtcửa”, “một cửa liên thông” tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, đặcbiệt trong thực hiện thủ tục hành chính lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng.

Ba là, cải cách hành chính làm cho bộ máy nhà nước tiếp tục được hoàn thiện

về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động Đã tiến hànhtổng rà soát và ban hành các quy định mới về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có của các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địaphương Đã kiện toàn các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấphuyện theo hướng thu gọn đầu mối, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực Thực hiện nguyêntắc chỉ thành lập tổ chức mới trong trường hợp thật sự cần thiết; không thành lập cáctổ chức trung gian Phân cấp trung ương - địa phương tiếp tục được đẩy mạnh trênhầu hết các lĩnh vực quản lý, như ngân sách, nhân sự, đất đai, tài nguyên, doanhnghiệp nhà nước, kế hoạch và đầu tư, ban hành văn bản quy phạm pháp luật Chínhphủ tăng cường giải quyết các vấn đề có tính chiến lược, tiến hành nhiều phương thứcvà mức độ giám sát cả trực tiếp và gián tiếp từ nhân dân; tăng cường sự tham gia củangười dân vào việc giám sát hoạt động quản lý của các cơ quan và cán bộ, công chứcnhà nước, vào việc xây dựng chính sách, củng cố tổ chức bộ máy nhà nước.

Bốn là, công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,

Trang 7

nâng bậc lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan, ban,ngành địa phương thuộc phạm vi quản lý Đã xây dựng và thực hiện chính sách thuhút, phát hiện, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng trong hoạt động công vụ.

Năm là, cải cách tài chính công trong thời gian qua đã làm tăng tính hiệu quả

của chi tiêu công, hạn chế tham nhũng, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước,góp phần tăng cường kỷ luật tài chính, từng bước tăng tính minh bạch và trách nhiệmgiải trình trong thực hiện ngân sách Các khoản chi ưu tiên cho các nhiệm vụ pháttriển kinh tế - xã hội được bảo đảm; các thủ tục cấp phát ngân sách được đơn giảnhóa; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát tài chính được tăng cường; bội chi ngânsách và nợ nước ngoài được khống chế.

Sáu là, tăng cường, xây mới các trụ sở làm việc, các tòa nhà trung tâm hành

chính với trang thiết bị khá hiện đại, đáp ứng việc thực hiện cơ chế “một cửa”, “mộtcửa liên thông”, theo yêu cầu của quá trình hội nhập ở nhiều bộ, ngành và địa phương.Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành được triển khai xây dựng làm cơ sở cho việc triểnkhai chính phủ điện tử bảo đảm quy trình giải quyết công việc của cơ quan hành chínhkhoa học, công khai, minh bạch; góp phần nâng cao chất lượng giải quyết công việc,tạo thuận lợi cho đội ngũ công chức trong thực thi nhiệm vụ và tăng cường công táckiểm tra, giám sát của các cấp lãnh đạo, quản lý đối với kết quả thực hiện nhiệm vụcủa công chức và cơ quan hành chính nhà nước.

2 Những tồn tại và hạn chế của công cuộc cải cách hành chính của nước ta tronggiai đoạn vừa qua.

Trang 8

Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính còn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệquốc tế Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm Chủ trương xã hội hóadịch vụ công triển khai chưa đồng bộ, có nhiều điểm thực hiện chưa đúng tinh thần, ýnghĩa của xã hội hóa, phát sinh nhiều lệch lạc Việc chia tách đơn vị hành chính cấphuyện và cơ sở vẫn chưa chấm dứt; biên chế chưa giảm.

Chất lượng cán bộ, công chức, viên chức còn bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp;một bộ phận không nhỏ sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, vô cảm, thiếu tráchnhiệm trước yêu cầu của người dân Công tác quản lý quy hoạch, bổ nhiệm, tổ chức,giao nhiệm vụ, đánh giá, thanh tra, kiểm tra thiếu đổi mới, không tạo ra động lực pháttriển cho bản thân đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Bộ máy không thu hút và giữđược người tài, chưa khắc phục được tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nhân lực.

Hiện đại hóa hành chính được thực hiện chưa đồng bộ, phụ thuộc vào điều kiệncủa từng bộ, ngành, địa phương Các quy định về tiêu chuẩn và tạo kết nối trên môitrường điện tử của các cơ quan hành chính nhà nước phục vụ điều hành, xử lý văn bảnhành chính, cung cấp dịch vụ công còn thiếu Mô hình và lộ trình xây dựng chính phủđiện tử ở Việt Nam cũng chưa rõ.

3 Nguyên nhân của tồn tại và hạn chế đó.

Thứ nhất, một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nhận thức còn hạn chế;

trách nhiệm thực thi công vụ, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật chưa cao; mứcđộ chuyên nghiệp, tính chuyên sâu, kỹ năng hành chính và đạo đức, phẩm chất chưađáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.

Thứ hai, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số cơ quan nhà nước còn

Trang 9

Thứ ba, hạ tầng công nghệ thông tin chưa được đầu tư đúng mức; việc kết nối,

khai thác, sử dụng dữ liệu thông tin hiệu quả còn thấp; tình trạng cán bộ, công chức,viên chức chưa sử dụng thành thạo thiết bị công nghệ thông tin còn khá phổ biến.

Thứ tư, công tác giám sát, kiểm tra việc ban hành văn bản quy định chi tiết,

hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết và giám sát, kiểm tra việc tổ chứcthực hiện văn bản pháp luật chưa được tiến hành thường xuyên và hiệu quả thấp.

4 Những phương hướng giải quyết những tồn tại và hạn chế của cải cách thủtục hành chính ở nước ta.

Thứ nhất, triển khai thực hiện Hiến pháp năm 2013, thể chế hóa vai trò, chức

năng, tổ chức hoạt động của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương trêncơ sở làm rõ các mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, Nhà nước và thị trường,Nhà nước và các tổ chức xã hội Cải cách thể chế kinh tế phải bảo đảm tuân thủ theocác nguyên tắc của cơ chế thị trường, theo thông lệ quốc tế và làm rõ vấn đề sở hữu.Cải cách thể chế về người dân và các tổ chức xã hội phải bảo đảm mở rộng dân chủ,huy động hiệu quả các nguồn lực xã hội cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Thứ hai, tiếp tục rà soát các loại thủ tục hành chính, bãi bỏ, sửa đổi bổ sung

theo hướng tạo thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp Mở rộng thực hiện quy địnhcác thủ tục hành chính, giấy phép phải được quy định tại các văn bản quy phạm phápluật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Có biện pháp để ngăn chặn cácbiến tướng của giấy phép trái quy định Đẩy mạnh công khai, minh bạch, thực hiệnhiệu quả cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiện đại.

Thứ ba, hoàn thiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà

Trang 10

Thứ tư, thực hiện tốt chính sách thu hút nhân tài, bắt đầu từ việc tuyển dụng, thi

tuyển vào các chức danh lãnh đạo, quản lý đến việc sử dụng, đánh giá và đãi ngộ cánbộ, công chức, viên chức Chú trọng tới giá trị nghề nghiệp, khuyến khích công chứctrở thành chuyên gia chứ không chạy theo chức tước; coi trọng thực tài; xóa bỏ tìnhtrạng chạy theo bằng cấp; không cứng nhắc về tuổi để tránh lãng phí nguồn nhân lựctrong quản lý, khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận ở cáccấp, các ngành Tổ chức đào tạo cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở thực hiện kếhoạch tiêu chuẩn hóa, chuyên môn hóa các quy trình hành chính

Thứ năm, kiểm soát nghiêm ngặt ngân sách nhà nước chi cho hành chính công

và đầu tư công Bên cạnh đó tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong

hoạt động của cơ quan nhà nước Hoàn thiện các cơ sở dữ liệu chuyên ngành quốcgia Xác định cụ thể mô hình và lộ trình xây dựng chính phủ điện tử đồng bộ với tiếntrình cải cách hành chính nhà nước.

KẾT LUẬN

Trang 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb.

CAND, 2017.

2 Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình thủ tục hành chính, Nxb Giáo dục.

3 Đường lối, chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về cải cách hành chính –Nghị quyết Đại hội Đảng VI đến Đại hội Đảng X.

4 Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam,

Nxb Đại học quốc gia.

5 Hướng dẫn môn học Luật hành chính, Nxb Lao động, 2014.

Ngày đăng: 23/08/2017, 23:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w