Công tác quản lý, sử dụng lao động đối với các ngành nghề truyền thống

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định (Trang 50 - 59)

I. Mục tiêu việc làm trong những năm tới của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định

2. Một số kiến nghị tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh

2.2. Công tác quản lý, sử dụng lao động đối với các ngành nghề truyền thống

thống.

Hàng năm huyện có khoảng 100 người lao động bước vào tuổi lao động, trong đó chỉ có trên 25% là công nhân viên làm công ăn lương hoặc công

nhân làm việc trong các doanh nghiệp thuộc khu vực chính thức. Số lao động còn lại thuộc khu vực phi chính thức. Nhận thức rõ vai trò tạo việc làm to lớn của khu vực kinh tế phi chính thức nhưng lại còn nhiều thiếu sót trong công tác quản lý và sử dụng lao động khu vực này:

a) Về công tác quản lý.

- Quản lý về số lượng lao động: Phải thường xuyên theo dõi những biến động trong dân số để có những biện pháp điều chỉnh cho hợp lý với điều kiện kinh tế xã hội của huyện. Tránh hiện tượng dư thừa lao động làm nảy sinh nhiều tệ nạn gây bất ổn cho an ninh trật tự của huyện. Các cơ quan có thẩm quyền và Nhà nước cần có những ưu đãi thiết thực về vốn, những chính sách để phát triển kinh tế hộ gia đình, phát triển các làng nghề truyền thống (là địa điểm thu hút nhiều lao động). Và hơn nữa tránh được tình trạng những lao động này ồ ạt đổ ra các thành phố lớn kiếm việc, làm quá tải gây sức ép lớn về nhiều mặt ở các thành phố (nhà ở, điện nước …), những thanh niên nông thôn có công việc ổn định đi vào nề nếp sẽ hăng hái nhiệt tình tham gia sản xuất, xây dựng quê hương, sống lành mạnh, lao động ngoài độ tuổi được làm những công việc nhẹ nhàng giúp có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống gia đình.

- Quản lý về chất lượng lao động: Không phải cứ đầu tư cho các trung tâm, các cơ sở dạy nghề đầy đủ về cơ sở vật chất và những điều kiện khác thì sẽ có được một chất lượng đầu ra như mong muốn. Trong quá trình dạy và học cần phải có sự động viên, khuyến khích, những việc thiết thực bám sát thực tế (những làng nghề sản xuất ra sản phẩm cần phải tìm được thị trường tiêu thụ, sản phẩm kinh tế hộ gia đình bán phải được giá…), có như thế mới thu hút được học sinh học nghề để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo. Trong quá trình dạy, giáo viên phải thường xuyên cập nhật những tin tức, kiến thức mới, trau dồi thêm nghiệp vụ để kịp thời truyền đạt cho học sinh. Như vậy khi ra trường học sinh

mới tự tin đi xin việc và làm việc hiệu quả. Trong quá trình học cần có những xuất học bổng cho những học sinh học giỏi, ưu đãi những học sinh nghèo để các em có cơ hội được học, được đào tạo giúp các em thoát nghèo.

Chất lượng lao động không chỉ ở trình độ học vấn, độ hiểu biết nghề nghiệp, điều hết sức quan trọng được thể hiện ở sức khỏe, thể lực của người lao động. Những người lao động thuộc khu vực kinh tế phi chính thức thường không có được sự quan tâm của các cấp chính quyền về mảng y tế, sức khỏe. Do đó, khi bị ốm đau họ thường tự lực đến các cơ sở y tế để khám chữa bệnh. Không có thẻ BHYT họ phải bỏ toàn bộ chi phí, rất tốn kém, đặc biệt là những lao động nghèo. Do vậy, cần có sự quan tâm hơn về sức khỏe, thể lực của người lao động lao động thông qua công tác y tế và thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe.

b) Về sử dụng lao động.

“Li nông bất li hương” là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, theo đó các cấp chính quyền và nhân dân Trực Ninh đã có rất nhiều cố gắng trong việc dịch chuyển cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Hàng năm, diện tích đất nông nghiệp có chiều hướng giảm xuống, lao động trong các ngành công nghiệp – dịch vụ tăng lên. Tuy nhiên, kinh tế phát triển mang đến nhiều công nghệ máy móc hiện đại giúp thay thế nhiều lao động chân tay. Chính điều này đã làm giảm cầu sử dụng lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh khiến người lao động không có việc làm. Vì vậy, có thể thấy trong một số ngành hàng năm có xu hướng giảm tỷ lệ sử dụng lao động. Mặt khác, số lao động qua đào tạo nghề khi ra trường có những người chưa tìm được việc làm ngay tại địa phương hoặc không muốn làm vì tiền công thấp nên họ lại bắt đầu cuộc hành trình gia nhập vào đội ngũ lao động tự do ở khu vực kinh tế phi chính thức tại các thành phố lớn. Trước tình hình này, cần lưu ý công tác sử dụng lao động của huyện ở một số mặt:

+ Cần có tỷ lệ hợp lý giữa thu hút đầu vào đào tạo nghề và nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh.

+ Hỗ trợ, giúp đỡ về vốn ban đầu, cơ sở vật chất, giúp kinh tế hộ gia đình phát triển bằng các biện pháp như: Cho vay với lãi suất hợp lý, đầu tư cây giống, con giống trong trồng trọt và chăn nuôi… để họ tự lo cho cuộc sống gia đình mình; nếu hộ nào khá giả có thể có khả năng mượn thêm lao động ngoài, giúp giảm bớt lực lượng lao động tự do dư thừa ở nông thôn.

+ Một số nghề thủ công truyền thống cần được hỗ trợ về vốn, được cung cấp thông tin về thị trường thường xuyên, được giúp đỡ cho việc tìm đầu ra cho sản phẩm góp phần giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trong huyện.

+ Mặt khác trong công tác xuất khẩu lao động, các cơ quan chức năng cần năng động hơn nữa để giúp một số lao động có cơ hội đi làm việc ở một số nước có nhu cầu về lao động giản đơn.

+ Cần có dịch vụ tư vấn hỗ trợ tìm việc miễn phí để những lao động này được hiểu rộng hơn và biết cách tìm việc.

+ Trong mỗi xã, thị trấn cần có những đoàn thanh niên tích cực, năng động, sáng tạo tập trung tham gia sản xuất ngành nghề truyền thống hay mạnh dạn đầu tư vào ngành chăn nuôi, trồng cây giúp thu hút nhiều thanh niên khác hăng hái tham gia. Cần thành lập những chi hội phụ nữ giúp nhau làm ăn để phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ gia đình thu hút được nhiều lao động, nhất là lao động nữ và lao động ngoài độ tuổi.

Trên đây là một số ý kiến đóng góp trong công tác cải tạo chất lượng lao động khu vực kinh tế phi chính thức. Các cấp, ban ngành đoàn thể trong huyện sớm có những chương trình cụ thể, những việc làm thiết thực giúp lao động trong khu vực này, nâng đỡ để họ có khả năng tự lo cho cuộc sống gia đình bản thân, làm giàu ngay trên đất quê hương. Và kéo dài theo đó là nền kinh tế huyện phát triển nhanh, bền vững.

Kết luận

Tạo việc làm là một trong những vấn đề bức xúc, mang tính toàn cầu, nếu vấn đề tạo việc làm không được giải quyết thì không một mục tiêu nào đặt ra như ổn định xã hội, công bằng xã hội, … có thể giải quyết được. Nhận thức rõ tầm quan trọng của tạo việc làm đối với sự phát triển kinh tế xã hội, những năm gần đây nhờ chính sách đổi mới, nền kinh tế huyện Trực Ninh tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân được nâng lên một cách rõ rệt, hàng năm tạo được từ 3-4 nghìn lao động. Tuy nhiên, Trực Ninh là một huyện có cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, dân số đông, bình quân đất nông nghiệp thấp, số lao động chưa có việc làm hàng năm từ 8 đến 9 nghìn lao động. Đây là một nhu cầu bức xúc được các cấp ủy Đảng chính quyền và mỗi người lao động huyện Trực Ninh đang từng bước tháo gỡ.

Tài liệu tham khảo:

1. Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế xã hội hàng năm của huyện Trực Ninh. 2. Đề án xã hội hóa dạy nghề đến 2010 Sở Lao động TBXH tỉnh Nam Định. 3. Chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN và việc làm của Chính Phủ. 4. Niên giám thống kê huyện Trực Ninh giai đoạn 2001-2005.

5. Giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lực. Chương tạo việc làm cho người lao động. TS Trần Thị Thu

6. Giáo trình Kinh tế lao động.

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu...1

Phần 1: Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động...2

1. Khái niệm việc làm và phân loại việc làm...2

2. Nội dung tạo việc làm cho người lao động...5

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động. ...7

4. Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động...11

Phần 2: Phân tích thực trạng tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định...14

I. Những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến việc làm ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 14 1. Đặc điểm tự nhiên...14

2.Đặc điểm kinh tế xã hội...15

II. Phân tích thực trạng việc làm của người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. ...21

1. Quy mô và tỷ lệ lao động có việc làm qua các năm ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định...21

2. Cơ cấu và phân bố việc làm qua các năm của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 22 3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. ...31

Phần 3: Giải pháp và kiến nghị về việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định...42

I. Mục tiêu việc làm trong những năm tới của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định...42

II. Giải pháp và kiến nghị về việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam

Định...44

1. Giải pháp tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 44 1.1. Phát triển kinh tế xã hội để tạo việc làm và giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động xã hội: 44 1.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ...45

1.3. Các giải pháp kiểm soát việc thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm...47

1.4. Giải pháp đối với lãnh đạo và tổ chức thực hiện...48

2. Một số kiến nghị tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định...48

2.1. Hoàn thiện công tác đào tạo nghề...48

2.2. Công tác quản lý, sử dụng lao động đối với các ngành nghề truyền thống...50

Kết luận...54

Tài liệu tham khảo:...55

Lời cảm ơn...59

Sau thời gian nghiên cứu và thực tập ở Phòng Nội vụ Lao động thương binh xã hội huyện Trực Ninh, em đã thực hiện chuyên đề “ Tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định”. Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Trần Xuân Cầu cùng các thầy cô trong khoa Kinh tế lao động & dân số đã trang bị cho em kiến thức, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường. Nhân đây, em cũng xin cảm ơn các cô chú, anh chị công tác tại Phòng Lao động TBXH huyện Trực Ninh, SV: Nguyễn Thị Hằng Lớp KTLĐ 45B

tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện tận tình giúp đỡ em nghiên cứu tìm hiểu thực tế để hoàn thành chuyên đề này. ...59

Lời cảm ơn.

Sau thời gian nghiên cứu và thực tập ở Phòng Nội vụ Lao động thương binh xã hội huyện Trực Ninh, em đã thực hiện chuyên đề “ Tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định”. Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Trần Xuân Cầu cùng các thầy cô trong khoa Kinh tế lao động & dân số đã trang bị cho em kiến thức, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường. Nhân đây, em cũng xin cảm ơn các cô chú, anh chị công tác tại Phòng Lao động TBXH huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện tận tình giúp đỡ em nghiên cứu tìm hiểu thực tế để hoàn thành chuyên đề này.

Trong quá trình thực tập không tránh khỏi những thiếu sót do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Kính mong thầy cô góp ý cho chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w