1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu phân bón tại cục trồng trọt theo mô hình 1 cửa

33 497 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 120,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC A.Phần mở đầu 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục trồng trọt 2 1. Cơ sở pháp lý 2 2. Vị trí, chức năng 2 3. Nhiệm vụ, quyền hạn 2 4. Tổ chức bộ máy 6 B. Phần nội dung 7 Chương I. Lý luận chung về cải cách thủ tục hành chính 7 I. Khái quát về thủ tục hành chính 7 1. Khái niệm 7 2. Ý nghĩa 7 II. Vì sao phải cải cách hành chÝnh 7 1. Vì sao phải cải cách hành chính 7 2. Những thuận lợi và khó khăn của cải cách TTHC giai đoạn tới 8 III. Những đặc điểm, nguyên tắc, yêu cầu của TTHC 9 Chương II. Tình hình thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu phân bón ở Cục trồng trọt 11 I. Những kết quả đạt được 11 II. Những tồn tại cần khắc phục 17 III. Phương hướng hực hiện cải cách hành chính giai đoạn 2006 - 2010 18 Chương III. Một số kiến nghị và giải pháp đề nâng cao hiệu quả hoạt động của Cục trồng trọt 20 C.Phần kết luận 24 Tài liệu tham khảo 25 A. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Thủ tục hành chính và thời gian giải quyết thủ tục hành chính là vấn đề mấu chốt xác định hiệu quả của cải cách tổng thể nền Hành chính quốc gia. Trải qua 15 năm đổi mới, nền hành chính Nhà nước đã cơ nhiều biến đổi sâu sắc, Ban hành chính ngày càng trở nên gọn nhẹ, được tổ chức khoa học và ngày một hiệu quả hơn. Tuy nhiên vẫn cần phải nhìn nhận thấy một thực tế là ban hành chính vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm tháo gỡ. Các cơ quan hành chính nhà nước còn hoạt động chồng chéo, kém hiệu quả, tình trạng quan liêu, cửa quyền xa rời nhân dân có xu hướng ngày càng phổ biến Thực trạng đó đã gây trở ngại không nhỏ cho người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Một trong những nguyên nhân chính tạo nên thực trạng đó phải kể đến nguyên nhân chính tạo nên thực trạng đó phải kể đến những bất cập của việc giải quyết các thủ tục hành chính trong các cơ quan hành chính trong những năm qua còn nhiều yếu kém. Qua đó càng khẳng định tầm quan trọng còng nh ý nghĩa của việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính theo hướng "một cửa". Nhận thức được tầm quan trọng đó nên trong thời gian thực tập ở Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn em đã chọn đề tài: "Tìm hiểu về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu phân bón tại Cục Trồng trọt theo mô hình 1 cửa" là nội dung cho báo cáo thực tập của mình. Nhưng do đây là một đề tài khó, đòi hỏi phải có sự dày công nghiên cứu, thu thập tài liệu để phân tích, đánh giá, mặc dù bản thân đã rất cố gắng xong không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thiện đề tài này. Em rất mong được sự góp ý kiến của các thầy cô giáo để báo cáo thực tập của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA CỤC TRỒNG TRỌT. 1. Cơ sở pháp lý. Căn cứ nghị định số 86/2003/NĐ - CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Căn cứ Điều 19 Nghị định số 86/2002/NĐ - CP ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Quyết định của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT số 87/2003/QĐ - BNN ngày 04/9/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Nông nghiệp nay là cục trồng trọt như sau: 2. Vị trí, chức năng của Cục trồng trọt. - Cục trồng trọt là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành trồng trọt trong phạm vi cả nước. - Cục trồng trọt có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có kinh phí hoạt động, được mở tại khoản theo quy định của pháp luật. - Trô sở của Cục trồng trọt đặt tại Hà Nội. 3. Nhiệm vô và quyền hạn của Cục trồng trọt. Cục trồng trọt được Bộ trưởng giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành về trồng trọt trong cả nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, cụ thể nh sau: 3.1. Trình Bộ trưởng dự án luật, dự án pháp lĩnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của Cục. 3.2. Trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch năm năm và hàng năm, chương trình, dự án, đề án về trồng trọt thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của Cục theo sự phân công của Bộ trưởng. 3.3. Ban hành văn bản về nghiệp vụ quản lý hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành theo phân cấp của Bộ trưởng. 3.4. Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, quu trình quy phạm định mức kinh tế kỹ thuật chuyên ngành đã được phê duyệt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về chuyên ngành quản lý của Cục. 3.5. Về quản lý chuyên ngành trồng trọt. 3.5.1. Về giống cây nông nghiệp. - Quản lý nhà nước về giống cây trồng nông nghiệp theo quy định của pháp luật. - Tổ chức điều tra, thống kê về giống cây trồng nông nghiệp thu thập, bảo tồn và sử dụng giống cây trồng nông nghiệp; quy trình, quy phạm, kỹ thuật, côngg nghệ về giống cây trồng nông nghiệp. - Quản lý chất lượng giống cây trồng nông nghiệp và các hoạt động kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồng nông nghiệp; khảo nghiệm và đề xuất công nhận giống cây trồng mới; bình tuyển, công nhận vườn giống, cây giống đậu dòng, khuyến cáo sử dụng giống cây trồng mới. - Cấp và thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận về giống cây trồng nông nghiệp theo thẩm quyền. - Trình Bộ trưởng ban hành các danh mục về giống cây trồng nông nghiệp theo quy định của pháp luật,. - Quản lý hệ thống chọn, tạo, khảo nghiệm, kiểm nghiệm, sản xuất kinh doanh giống cây trồng nông nghiệp. - Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệuu giống cây trồng nông nghiệp. - Quản lý xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng nông nghiệp; 3.5.2. Về canh tác. - Thống nhất quản lý về thời vụ sản xuất; kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch; - Thống nhất, quản lý quy hoạch, sử dụng, bảo vệ và nâng cao độ phì của đất nông nghiệp, tham gia thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp. - Thống nhất quản lý chất lượng phân bón, quản lý việc đăng ký, khảo nghiệm đề xuất việc công nhận phân bón mới; - Trình Bộ trưởng ban hành các danh mục về phân bón sử dụng trong nông nghiệp theo quy định của pháp luật. - Thống nhất quản lý công tác bảo vệ thực vật đối với trồng trọt. 3.6. Chỉ đạo sản xuất nông nghiệp. 3.6.1. Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo kế hoạch sản xuất hàng năm. 3.6.2. Thẩm định các dự án đầu tư nước ngoài vùng nguyên liệu về trồng trọt gắn với bảo quản và công nghiệp chế biến nông lâm sản theo quy hoạch, tham gia quản lý về bảo quản, chế biến nông, lâm sản đề xuất biện pháp khắc phục thiên tai, dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp trên phạm vi cả nước. 3.6.3. Tham gia chỉ đạo công tác khuyến nông về trồng trọt. 3.6.4. Tổng kết, đánh giá tình hình sản xuất hàng năm. 3.6.5. Thống kê, báo cáo tiến độ sản xuất và xây dựng cơ sở dữ liệuu về trồng trọt trong cả nước. 3.6.6. Thẩm định và quản lý việc thực hiện các dự án điều tra cơ bản về trồng trọt theo quy hoạch. 3.6.7. Quản lý, theo dõi dự trữ quốc gia về trồng trọt cây trồng nông nghiệp. 3.7. Về khoa học công nghệ. 3.7.1. Xây dựng trình Bộ trưởng chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, quản lý và tổ chức triển khai kết quả nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ về phạm vi quản lý chuyên ngành của Cục; 3.7.2. Thống nhất quản lý quỹ gen cây trồng, vi sinh vật dùng trong nông nghiệp theo quy định của pháp luật; 3.7.3. Trình Bộ trưởng ban hành tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng nông nghiệp, chất lượng sản phẩm trồng trọt, phân bón, vật tư chuyên ngành phục vụ trồng trọt. 3.7.4. Tổ chức thu thập và quản lý thông tin khoa học công nghệ chuyên ngành nông nghiệp. 3.8. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành về trồng trọt theo phân công của Bộ. 3.9. Về xúc tiến thương mại nông sản: 3.9.1. Tham gia xây dựng dự báo định hướng phát triển thị trường về nông sản xuất khẩu, thay thế nhập khẩu và tiêu dùng trong nước; 3.9.2. Tham gia xây dựng cơ chế, chính sách phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trồng trọt. 3.9.3. Tổ chức tham gia các hội chợ, triển lãm về trồng trọt, chăn nuôi. 3.10. Xây dựng chương trình, dự án hợp tác quốc tế về nông nghiệp, tham gia đàm phán để ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế, các tổ chức quốc tế về nông nghiệp; tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế, dự án hợp tác quốc tế theo phân cấp quản lý của Bộ trưởng. 3.11. Quản lý chỉ đạo một số đơn vị sự nghiệp dịch vụ công thuộc Bộ về trồng trọt theo phân công của Bộ trưởng. 3.12. Tham gia quản lý hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực trồng trọt theo phân công của Bộ trưởng. 3.13. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chống tham nhòng, tiêu cực và xử lý các vi phạm về lĩnh vực trồng trọt theo thẩm quyền. 3.14. Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Cục theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Bộ. 3.15. Thực hiện nhiệm vụ và quản lý văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới, văn phòng đại diện, Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) tại Việt Nam. 3.16. Quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế của Cục theo quy định, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức phạm vi quản lý của Cục. 3.17. Quản lý tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao, tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định. 3.18. Thực hiện nhiệm vụ được Bộ trưởng giao. 4. Tổ chức bộ máy của Cục trồng trọt. 4.1. Lãnh đạo Cục: Lãnh đạo Cục có cục trưởng và các phó cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm theo quy định. Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ NN & PTNT và trước pháp luật về hoạt động của Cục và về nhiệm vụ được giao. Phó cục trưởng giúp việc Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công. Số lượng phó cục trưởng không quá ba người; trườnghợp vượt quá phải báo cáo với Bộ trưởng. 4.2. Bé máy quản lý của Cục. 4.2.1. Phòng hành chính - tổng hợp (Tổ chức, tài chính). 4.2.2. Phòng kế hoạch, khoa học, hợp tác quốc tế. 4.2.3. Phòng thanh tra - pháp chế. 4.2.4. Phòng trồng trọt. 4.2.5. Phòng chăn nuôi. 4.2.6. Phòng sử dụng đất và phân bón. 4.2.7. Phòng thức ăn chăn nuôi. 4.2.8. Bộ phận thường trực tại thành phố Hồ Chí Minh. 4.3. Các đơn vị trực thuộc: Các đơn vị trực thuộc được giao, thành lập hoạt động theo quyết định của Bộ trưởng. Cục trưởng Cục nông nghiệp quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng và bộ phận, xây dựng quy chế làm việc của Cục trình Bộ trưởng duyệt và tổ chức thực hiện. Cục trồng trọt là một trong những bộ phận cấu thành của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, là cơ quan quản lý chuyên ngành trồng trọt trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH. I. KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH. 1. Khái niệm. Hiện nay trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước chưa có khái niệm chính thức về thủ tục hành chính (TTHC). Trong khoa học pháp lý còng chưa có quan điểm thống nhất về thủ tục hành chính. Tuy nhiên qua nghiên cứu, so sánh các quan điểm có thể thấy khái niệm về TTHC được đưa ra trong từ điển bách khoa là phù hợp, cụ thể: "TTHC là trình tự về thời gian và không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy nhà nước và là cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính Nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và công dân". 2. Ý nghĩa của thủ tục hành chính. - Thủ tục hành chính là phương tiện đã đưa ra các quy phạm nội dung của luật pháp vào cuộc sống. - Bảo đảm cho việc thi hành các quyết định hành chính được thống nhất. - Khi được xây dựng và vận dụng một cách hợp lý sẽ có tác dụng giảm sự phiền hà, giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác góp phần chống được tội tham nhòng, sách nhiễu, cửa quyền. - Có thể tạo ra khả năng lâu bền ch các mối quan hệ của quá trình quản lý, làm cho nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân. II.VÌ SAO PHẢI CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH? 1.Vì sao phải cải cách hành chính: vì: - Văn bản ban hành nhiều, nhưng trong số đó còn nhiều văn bản kém chất lượng, tính khả thi thấp. Cũng có nhiều quy định trên văn bản đã ban hành khá rõ nhưng đưa ra thực thi thì còn hạn chế. - Cải cách TTHC còn nặng nề về giải pháp tính thể, thiếu một cách nhìn tổng thể và mang tính hệ thống (1 cửa - 1dấu đang thử nghiệm). - Cải cách TTHC vẫn còn mang tính thử nghiệm là chính, kể cả mô hình "1 cửa" mà một số địa phương đang thực hiện. - Chất lượng các dịch vụ công mà nhà nước cung cấp cho dân còn thấp, trong khi một số lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính được tiến hành tương đối tích cực thì còn nhiều lĩnh vực làm rất chậm (hộ khẩu, xuất cảnh). - Trình độ nghiệp vụ của cán bộ, công chức tham gia giải quyết các TTHC còn yếu. - Việc công khai hoá các thủ tục hành chính chưa được quan tâm đúng mức và do tình hình thực tế của thời kỳ đầu cải cách nền hành chính nhà nước còn nhiều vấn đề đặt ra chưa thể giải quyết ngay nên trong Nghị quyết 38/CP chưa đề ra được hết các lĩnh vực cần cải cách. Từ tất cả các lý do trên chúng ta cần tiếp tục tiến hành cải cách TTHC một cách mạnh mẽ hơn nữa trên 4 vấn đề trọng yếu. Đó là: - Cải cách về thể chế - Cải cách thủ tục trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức. - Cải cách về bộ máy - Cải cách về đội ngò cán bộ, công chức. 2. Những thuận lợi và khó khăn của cải cách TTHC trong giai đoạn tới. a. Thuận lợi: - Chóng ta đã xác định được cải cách TTHC là khâu đột phá đầu tiên của nền hành chính. Việc cải cách TTHC đã được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật đặc biệt là nghị định 38/CP của chính phủ đã [...]... TỤC THỰC HIỆN MÔ HÌNH "MỘT CỬA" TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU PHÂN BÓN 1 Thứ nhất, tiếp tục rà soát qua căn cứ các thủ tục hành chính, theo hướng giảm tối đa các thủ tục xin phép, cấp phép, chuyển sang thủ tục đăng ký, tự công bố, tự chịu trách nhiệm 2 Thứ hai, tiếp tục cải biên thủ tục, quy trình giải quyết thủ tục hành chính của mô hình "một cửa" theo hướng giảm các hồ sơ, thủ tục có thể giản... xuất khẩu, nhập khẩu phân bón, nguyên liệu dùng để chế biến phân bón gồm các nội dung: - Xin phép sản xuất phân bón để khảo nghiệm, đăng ký khảo nghiệm phân bón - Thẩm định hồ sơ đăng ký phân bón để đưa vào danh mục phân bón * Tính đến ngày 30 /11 /2005, Cục trồng trọt đã thực hiện: - Tiếp nhận 14 8 hồ sơ thuộc lĩnh vực phân bón đã giải quyết được 14 7 hồ sơ (chiếm 99%) * Từ 01/ 12/2005, Cục trồng trọt. .. điểm mô hình "một cửa" - Cục Trồng trọt đã làm tốt công tác công khai, tuyên truyền việc thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo mô hình "một cửa" Cục trồng trọt đã công bố công khai trên 2 số báo nông nghiệp Việt Nam (ngày 27/4/2005 và ngày 28/5/2005) về thủ tục hành chính và thời gian giải quyết 8 lĩnh vực thực hiện mô hình giao dịch "một cửa" tại Cục Nông nghiệp và địa chỉ tiếp nhận hồ sơ Cục. .. còng nh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu phân bón có đủ trình độ để giải quyết một cách nhanh gọn các thủ tục giấy tờ của người dân Đồng thời đó cũng là điều kiện quan trọng để nước ta hội nhập với các nước KẾT LUẬN Tóm lại, cải cách thủ tục hành chính có vai trò rất quan trọng các cơ quan hành chính nhà nước nói chung còng nh trong lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu phân bón nói riêng (bởi... đạo Cục ký hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết, chuyển kết quả về bộ phận "một cửa" Bộ phận "một cửa" thực hiện các thủ tục đối với văn bản đi; trả kết quả cho tổ chức, cá nhân theo phiếu hẹn và lưu hồ sơ tại bộ phận "một cửa" (Phòng Hành chính Tổng hợp) 4 Việc thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu phân bón theo mô hình "một cửa" * Thực hiện đề án, Cục trồng trọt. .. phận một cửa chưa nhận được hồ sơ nào đề nghị thẩm định công nhận phân bón mới 3 Đối với thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng giống phân bón: - Hiện nay, trong quyết định số 17 91/ QĐ - NN - HCTT ngày 31/ 12/2004 quy định về thủ tục hành chính và thời gian giải quyết các lĩnh vực thực hiện thí điểm mô hình "một cửa" chưa có lĩnh vực này Đề nghị lãnh đạo Cục, các phòng chuyên môn xem xét có đưa lĩnh vực này... định về thủ tục và thời gian giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực sản xuất nhập khẩu phân bón để tiếp nhận, giải quyết và trả hồ sơ được thực hiện có hiệu quả hơn Cụ thể: 1 Về thủ tục nhập khẩu, sản xuất khảo nghiệm phân bón: - Đối với hồ sơ nhập khẩu, khảo nghiệm phân bón, cần nghiên cứu giảm bớt thủ tục hoặc có cơ chế tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp - Đối với hồ sơ xin sản xuất, khảo nghiệm phân. .. HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU PHÂN BÓN Ở CỤC TRỒNG TRỌT I NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1 Đăng ký khảo nghiệm phân bón mới a Đang thực hiện * Hồ Sơ - Đơn đăng ký khảo nghiệm - Tài liệu về nguồn gốc, xuất xứ, nhãn sản phẩm, thành phần, chất lượng, tên hãng hoặc tên công ty, tài liệu cho phép sản xuất kinh doanh và hướng dẫn sử dông ở nước ngoài (đối với phân bón nhập khẩu) Đối với phân bón sản. .. tiếp tục triển khai thực hiện đề án thực hiện thí điểm theo mô hình "một cửa" của Cục Nông nghiệp với các nội dung: - Tiếp nhận và xử lý các hồ sơ liên quan đến sản xuất thử, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón, nguyên liệu sản xuất phân bón để khảo nghiệm - Đăng ký khảo nghiệm phân bón mới - Tiếp nhận hồ sơ đăng ký phân bón nội bộ để đưa vào danh mục phân bón * Kết quả từ 01/ 12/2005 đến 1/ 4/2006 Cục trồng trọt. .. nghiệm phân bón cần có quy định cô thể về đặt tên phân bón sản xuất trong nước - Ngoài ra cần quy định rõ thủ tục nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất phân bón, quy định về hồ sơ của các doanh nghiệp 10 0% vốn nước ngoài, các doanh nghiệp 2 Về thủ tục thẩm định công nhận phân bón mới Đề nghị lãnh đạo Cục, phòng chuyên môn xem xét có nên đưa vào giải quyết theo mo hình một cửa hay không vì sau hơn 1 năm

Ngày đăng: 29/08/2015, 06:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...
w