Dùng thép ống dài 6 m, để gông các dàn giáo lại thành hệ đồng thời hệ giàn giáo được gông vào thép chờ của sàn chống bị xô ngang, sử dụng ống thép giằng chéo các giàn giáo để đảm bảo tín
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập kỹ thuật là khoảng thời gian rất cần thiết và quan trọng đối với mỗisinh viên ngành xây dựng Sau khoảng thời gian 3 năm trên giảng đường, với các môn lý thuyết thì đây là giai đoạn để áp dụng và kiểm nghiệm lại những lý thuyết
đó Khoảng thời gian giúp sinh viên quan sát và tiếp cận thực tế công việc ngoài công trường; cách giải quyết các sự cố xảy ra trong quá trình thi công; sắp xếp, tồ chức công việc một cách hợp lí; học hỏi kinh nghiệm từ các đàn anh đi trước cũng như các mối quan hệ ứng xử trong công việc.Từ đó đưa ra những điều khác biệt giữa lý thuyết và thực tế.Thực tập kỹ thuật là tiền đề cho thực tập tốt nghiệp cũng như luận văn tốt nghiệp Đây cũng là khoảng thời gian giúp ta định hướng được tương lai nghề nghiệp của bản thân
Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến công ty Thuận Việt, anh Bình-chỉ huytrưởng công trình, đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại công trình Em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới anh Tuấn, anh Việt,anh Hãn, anh Xuyên, chú Chiêu, chú Đàn…., cùng các anh kỹ thuật tại công trường đã tận tình chỉ dạy cho em những kinh nghiệm quý báu, cách ứng xử trong công việc, tạo điều kiện cho em hoàn thành kì thực tập tốt đẹp
Em cũng gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Trọng Phước đã định hướng cho
em những điều cần phải học hỏi trong kì thực tập, em thầm cảm ơn chị Hiền đã giới thiệu chúng em vào công trình và đã đi cùng chúng em trong suốt thời gian thực tập
Tp.HCM, ngày 28 tháng 07 năm 2014
Sinh viênHUỲNH VĂN MINH VƯƠNG
Trang 2PHỤ LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ CÔNG TRÌNH: 3
1 Giới thiệu về công ty: 3
2 Giới thiệu về dự án: 5
3 Nội dung thực tập: 9
II MỘT SỐ CÔNG TÁC CÙNG HÌNH ẢNH: 10
1 Công tác an toàn lao động: 10
2 Công tác cốppha: 19
3 Công tác cốt thép: 27
4 Công tác đổ bêtông: 38
III MỘT SỐ CÔNG TÁC KHÁC: 48
1 Công tác trắc đạc: 48
IV CẢM NHẬN, ĐÁNH GIÁ CỦA SINH VIÊN: 50
Trang 3I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ CÔNG TRÌNH:
1 Giới thiệu về công ty:
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI THUẬN VIỆT
Địa chỉ: Lầu 1 & 2, Tòa nhà Thuận Việt 40A-40B đường Út Tịch, P 4, Q.Tân Bình, TP.HCM
Điện thoại: 38111048 – 38119684FAX: 38111410
Mua bán hàng kim khí điên máy,máy móc thiết bị văn phòng
Dịch vụ hỗ trợ, phát triển và chuyển giao công nghệ thông tin –điện tử
Sản xuất mua bán thiết bị trường học, đồ dùng dạy học
San lắp mặt bằng Đầu tư, xây dựng, kinh doanh kỹ thuật hạ tầng đô thị-khu dân cư- khu công nghiệp
Xây dựng công trình cầu đường hệ thống cấp thoát nước
Đào tạo nghề Đào tạo bổ sung, tu nghiệp định kì, bồi dưỡng nâng caotrình độ cập nhật kiến thức kỹ năng
Trang 4 Tư vấn du học, quản lý doanh nghiệp, kinh doanh vui chơi giải trí Nhà hang ăn uống Kinh doanh khách sạn.
Tầm nhìn:
Với khẩu hiệu: Vươn lên tầm cao mới, Thuân Việt sẽ hướng tới mục tiêu trở thành một trong những công ty Xây dựng hàng đầu của Việt Nam
Nhiệm vụ cốt lõi của Thuận Việt là đạt đươc tín nhiệm của khách hàng và đối tác
Cam kết:
Chúng tôi là những con người xây dựng, xây dựng công trình, kiến tạo
ra những công trình phục vụ cho cộng đồng, phục vụ cho xã hội
Với công trình, Thuận Việt luôn cam kết hoàn thành tiến độ trong thờigian nhanh nhất, chất lượng vượt trội với giá cạnh tranh Thuận Việt dám cam kết và luôn tôn trọng cam kết
Năm 1999, chia tách Việt Phát, ông Võ Văn Bé thành lập Công ty TNHH Xây dựng- Thương Mại Thuận Việt; Bắt đầu kể từ đây Thuận Việt có bước đột phá mới cùng với xu hướng phát triền của xã hội đồng thời khẳng định uy tín, thương hiệu của mình qua việc hoàn thành các công trình có quy mô
lớn
Đến năm 2003, công ty Thuận Việt đã chính thức tham gia lĩnh vực bất động sản bằng việc góp vốn đầu tư cùng Công ty cổ phần Tập đoàn SSG với dự án trọng điểm là Khu dân cư phức hợp Sông Sài Gòn-Saigon Pearl, dự án có tầm cỡ Quốc tế có quy môi lớn nhất
Trang 5TPHCM Hiên nay, ông Võ Văn Bé đang là Tổng giám đốc của Công
ty TNHH Việt Nam Land SSG (liên doanh Saigon Pearl)
Đến năm 2009, Thuận Việt tham gia vào lĩnh vực khai thác khoáng sản Ông Võ Văn Bé chính thức là thành viên Hội đồng Quản trị Công
ty cổ phần xây dựng Công trình giao thông 677 thuộc Tổng Công ty Công trình giao thông 6
Năm 2011, Thuận Việt thành lập Công ty Cổ phần TV.Window, chuyên thi công Nhôm kính mặt dựng công trình cao tầng, tạo một vòng tròn khép kín hỗ trợ cho công trình Thuận Việt và cung câp nguyên vật liệu cho thị trường xây dựng
Một số công trình tiêu biểu:
Nhà tập luyện TDTT Phú Thọ phục vụ cho seagames 22; công trình
ký túc xá 9 tầng Formosa KCN Nhơn Trạch; Cụm chung cư KCN TânBình; Trường kỹ nghệ Bình Dương; Khu nhà ở Phú Thọ Quận 11; Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn; Trụ sở Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; Quảng trường Trung Tâm thành phố Đà Lạt
2 Giới thiệu về dự án:
Thông tin chi tiết:
Tên dự án: DỰ ÁN XÂY DỰNG 2220 CĂN HỘ TÁI ĐỊNH CƯ(KHU 1)Chủ đầu tư: LIÊN DANH VIETINBANK COSECO-COFICO-THUẬN VIỆT-TRƯỜNG SƠN
Tổng thầu: CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG-THƯƠNG MẠI THUẬN VIỆT
Tư vấn giám sát: CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG ÁNH SÁNG PHƯƠNG NAM(SLCC)
Thiết kế cơ sở: CÔNG TY JINA ARCHITECTS CO., LTD
Thiết kế BVTC: CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ&THIẾT KẾ XÂY DỰNG CDCo
Trang 6- Phía đông - bắc : giáp dự án An Phú - An Khánh ( 131ha), dự án tái định
cư Thủ Thiêm 17,3 ha và rạch cá Trê nhỏ
- Phía Tây Nam : giáp rạch Cá Trê lớn
- Phía tây : giáp một phần đường cao tốc Đông Tây
Khu dân cư tái định cư Bình Khánh là khu dân cư mới tiêu biểu của Hồ ChíMinh nói riêng và của Việt Nam nói chung
Bao gồm những căn hộ khang trang, hệ thống hạ tầng kĩ thuật hiện đại với đầy đủ các tiện ích trong sinh hoạt cong cộng như bệnh viện, trường học, siêu thị, chợ và công viên
Với cuộc sống hiện đại quỹ nhà đất ngày càng ít thì Khu tái định cư Bình Khánh giải quyết nhu cầu chỗ ở, giải trí hiện đại của người dân tái định cư và hình thành một khu đô thị kiểu mẫu, góp phần đáng kể vào việc tạo dựng hình ảnh khu
đô thị mới Thủ Thiêm trong tương lai
Thiết kế:
Dự án bao gồm 8 đơn nguyên với số tầng từ 3 đến 27 tầng, độ cao của công trình là 90m Điểm nhấn của công trình là 2 tòa nhà hình cong uốn theo vòng xoay hình bầu dục Căn hộ của dự án được thiết kế với phong cách hiện đại
Trang 7Tổng diện tích phủ bì: 103.08 m2
Căn hộ diện tích 85 m2
Trang 8Phòng khách: 21.37 m2
Phòng ngủ 1+toilet 1: 16.53 m2
Tổng diện tích phủ bì: 87.65 m2
Căn hộ diện tích 75 m2
Phòng khách: 22.2m2
Phòng ngủ 1+toilet 1: 17.77m2
Trang 9Tổng diện tích phủ bì: 64.75 m2
Trang 10thép với bề dày 180 mm đối với công trình cao dưới 15 tầng, 200mm đối với công trình trên 15 tầng Sử dụng bêtông mác cao Mác 400.
1 Công tác an toàn lao động:
Công tác an toàn lao động là công tác quan trọng hàng đầu trên công
trường Mỗi công nhân khi được nhận vào làm việc tại công trường phải qua tập huấn an toàn lao động đồng thời đều ký cam kết an toàn lao động
Trang 11Khi vào công trường tất cả mọi người phải đảm bảo thiết bị bảo hộ: giầy bảo
hộ, nón bảo hộ, áo phản quang…
Khẩu hiệu “ An toàn đi trước-sản xuất theo sau” luôn được công trường đặt lên hàng đầu
Trang 12Đồng thời, hàng tuần vào sang thứ 4, tổ an toàn lao động đều có buổi hợp
an toàn lao động cho tất cả công nhân
Họp an toàn lao động
Trang 13Nội quy công trình và những nguyên tắc công trường
MỘT SỐ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRÊN CÔNG TRƯỜNG:
Hệ giàn giáo bao che công trình:
Dùng thép hình chữ I làm thành consol dài 1,5 m để chịu tải của hệ giàn giáo đồng thời dùng cáp căng hệ consol
Dùng thép ống dài 6 m, để gông các dàn giáo lại thành hệ đồng thời hệ giàn giáo được gông vào thép chờ của sàn chống bị xô ngang, sử dụng ống thép giằng chéo các giàn giáo để đảm bảo tính ổn định của hệ giàn giáo
Mục đích: bao che công trình tránh các vật rơi, bảo vệ người khi bị ngã từ trên cao
Trang 15Hệ consol Cáp căng
Trang 16Neo vào thép chờ của sàn Ống thép gông các giàn giáo lại
Ống thép giằng chéo cho hệ giàn giáo
Trang 17 Lưới bao che: dùng lưới bao xung quanh hệ giàn dáo
Mục đích: chống bụi, chống vật rơi, bảo vệ người khi bị ngã, không cho bên ngoài nhìn vào công việc bên trong công trường cũng như làm cho công nhân có cảm giác an toàn khi làm việc trên sàn cao, không bị choáng khi nhìn từ trên xuống
Trang 18Lưới bao che công trình
Côngnhân đeo dây an toàn khi lắp lưới bao che công trình
Lưới chống rơi: cứ 2 tầng từ lắp lưới chống rơi
Trang 19Mục đích: chống vật rơi xuống, bảo vệ người khi bị ngã từ trên cao
Luới chống rơi
Hành lang an toàn
Trang 20Sàn chống rơi, 2 tầng làm 1 sàn bên dưới có giàn giáo chống đỡ.
Mục đích: chống vật rơi, bảo người khi bị ngã từ trên cao, tạo cảm giác an toàn khicông nhân nhìn xuống
Lỗ thông tầng, hộp gain kĩ thuật: hàn các vĩ thép đặt lên lỗ thông tầng, hộp gain kĩ thuật và được neo cố định không bị dịch chuyển, đồng thời dùng các tấm gỗ đặt lên
Mục đích: tránh công nhân bị rơi vào lỗ thông hộp gain, không thả các vật tư từ sàntrên xuống sàn dưới qua lỗ thông
Trang 21Một số nguyên tắc an toàn khi làm việc trên cao: khi làm việc trên cao phía ngoài phải đeo dây an toàn, không được quay lưng về các lỗ thông, hố sâu…
Luôn có biển báo cảnh báo nguy hiểm và tay vịn bảo vệ
Khi làm việc trên cao phải đeo dây an toàn
2 Công tác cốppha:
a Cốppha vách-lõi cứng:
Quá trình thi công cốppha:
Sử dụng cần trục tháp vận chuyển cốp pha gỗ định hình đã đóng sẵn đến vị trí lắp dựng
Cố định các tấm cốp pha lại với nhau bằng các ty ren
Bố trí các thanh chống xiên, chống ngang được neo vào sàn nhờ các thanh thép chờ để tang tính ổn định cho cốp pha
Dùng mút bịt kín các khe hở giữa cốp pha và sàn để bêtông không bị tràn ra ngoài,
Trang 22 Sauk hi bêtông đã đủ cường độ thì tiến hành tháo cốp pha, đầu tiên tháo các ty
ra trước sau đó tháo thanh chống rồi mới bật cốp pha ra dùng cẩu tháp vận chuyển đi
Nghiệm thu cốppha:
Kiểm tra tính ổn định của cốp pha, thanh chống
Kiểm tra cốp pha có thẳng đứng hay không ( bằng cách dùng dây dọi hoặc thước)
Kiểm tra các con kê bêtông để đảm bảo lớp bêtông bảo vệ
Kiểm tra khoảng cách giữa các cốppha và vị trí đặt cốp pha có đúng với bản vẽ thiết kế hay không ( dùng thước)
Kiểm tra giữa cốp pha và sàn giữa các tấm cốppha có khe hở hay không để tránh bêtông tràn ra ngoài
Trang 23Dùng cẩu tháp để lắp cốp pha vách sau đó dùng thanh chống chống cốppha
Trang 24Dùng các ty ren cố định các tấm cốppha
Trang 25Lỗ đặt ty ren cố định cốppha Bản mã thanh chống neo vào thép chờ
của sàn
Trang 26Sau khi bê tông đủ cường độ tiến hành tháo thanh chống và ty ren
Sau đó tiến hành tháo các tấm
cốp pha
b Cốp pha sàn, dầm:
Quá trình thi công cốppha:
Lắp đặt hệ thống các thanh chống bao gồm: thanh chống, kích tăng chữ U, các thanh giằng ngang
Đặt các xà gồ dọc rồi xà gồ ngang lên
Dùng cốp pha gỗ đóng thành cốppha dầm và các sàn âm theo đúng vị trí thiết kế
Lắp các tấm cốp pha thép lên các xà gồ đã đặt trước tạo thành cốppha sàn, dùngđinh đóng cố định các tấm cốp pha
Điều chỉnh các thanh chống tang sao cho cốppha sàn dầm đúng cao độ thiết kế
Khi đỗ bê tong xong chờ cho bêtông đạt cường độ nhất định thì tháo cốp pha sàn dầm, tuy nhiên vẫn giữ lại hệ thanh chống lại
Trang 27Nghiệm thu cốppha:
Kiểm tra hệ thanh chống phía dưới Điều này rất quan trọng vì trong khi đổ bêtông lực tác dụng xuống rất lớn có thể làm mất ổn định hệ thanh chống gây sập sàn
Kiểm tra cao độ của cốppha sàn dầm bằng công tác trắc đạt
Kiểm tra nơi giao nhau của các cốppha có khe hở hay không, kiểm tra các tấm cốppha thép có bị cong vênh hay không
Kiểm tra vị trí các sàn âm, các lỗ thông, hộp gien kỹ thuật có đúng thiết kế hay không
Trang 28Lắp đặt các thanh chống Kích tăng chữ U
Trang 30Lắp đặt xà gồ dọc xà gồ ngang
Lắp các cốppha thép lên xà gồ
Trang 31Cố định các tấm cốppha thép bằng đinh
c Cốppha cột:
Quá trình thi công cốppha:
Lắp đặt các tấm cốp pha xung quanh cột
Dùng các thanh chống tạm các tấm cốp pha
Hàn các tấm cốp pha lại với nhau
Lắp đặt các thanh chống xiên ở bốn phía của cột, các thanh chống xiên được neo vào thép chờ của sàn
Đối với các cột ở phía cạnh sàn, do không thể chống bốn phía nên phía nào thiếu thanh chống thì phía đối diện hàn vào thanh thép được neo chặt vào thép chờ của sàn
Nghiệm thu cốppha:
Kiểm tra vị trí, kích thước của cốppha có đúng thiết kế hay không
Kiểm tra xem cột có thẳng đứng hay không (dùng dây dọi)
Kiểm tra độ ổn định của cốppha và các thanh chống xiên
Kiểm tra xem giữa sàn và cốppha có khe hở hay không nếu có thì dùng mút bịt lại để tránh bêtông tràn ra ngoài khi đổ
Trang 32Lắp đặt các tấm cốp pha Thanh chống tạm
Trang 33Hàn các tấm các cốppha lại với nhau
Trang 34Lắp đặt các thanh chống xiên
3 Công tác cốt thép:
a Công tác chuẩn bị cốt thép:
Trang 35Thép được gia công trước khi vận chuyển lên sàn
Trang 36Máy cắt thép Máy uốn thép
Máy kéo thép
Trang 37Sử dụng cẩu tháp vận chuyển thép lên sàn
b Công tác cốt thép vách:
Quá trình thi công:
Kiểm tra những cốt thép chờ từ sàn dưới lên sàn trên, kiểm tra vị trí, kích thước,
số lượng
Buộc thanh thép mới vào thanh thép chờ (buộc bằng dây thép)
Điều chỉnh các thanh thép nếu chúng bị lệch
Dùng cốt đai một nhánh để cố định khoảng cách giữa các thanh thép
Buộc cốt đai vào thanh thép (buộc bằng dây thép) theo nguyên tắc hai mắt buộcmột mắt
Gia cường thép tại lanh tô phía trên cửa
Buộc các con kê bêtông
Nghiệm thu cốt thép:
Kiểm tra đường kính, kích thước, vị trí, chiều dài nối buộc của các thanh thép
Kiểm tra số lượng, vị trí cách buộc của các cốt đai
Kiểm tra thép có bị “ cháy” hay không, kiểm tra xem cốt thép có bị lệch so với tầng dưới hay không
Kiểm tra thép gia cường
Kiểm tra các con kê bêtông
Trang 39Thép chờ Dây thép buộc
Trang 40Vào cốt đai Buộc cốt đai
Trang 41Buộc con kê bêtông Cốt thép và cốt đai được buộc đúng quy cách
Trang 42Buộc thép gia cường lanh tô
Bố trí cốt đai xen kẽ đầu nối với nhau
Buộc cốt đai với thép lớp trên trước, sau đó mới buộc với lớp dưới
Bố trí con kê bên dưới và bên bụng dầm
Cốt thép sàn:
Bố trí lớp thép phía dưới trước theo 2 phương, buộc cốt thép lại Buộc theo nguyên tắc 2 mắt buộc 1 mắt Bố trí con kê bêtông phía dưới, đặt lên không cần buộc lại
Đặt con kê cốt thép lên để đảm bảo khoảng giữa 2 lớp thép trên dưới
Bố trí lớp thép phía trên
Đặt thép mũ, thép gia cường
Nghiệm thu cốt thép:
Đối với cốt thép dầm:
Kiểm tra kích thước dầm và con kê đã bố trí chưa
Kiểm tra kích thước, số lượng, đoạn neo buộc cốt thép chịu lực và cốt giá
Kiểm tra khoảng cách, đường kính, số lượng cốt đai, đặc biệt cốt đai gia cườngtại vị trí dầm phụ gác lên dầm chính
Kiểm tra đo dài neo cốt thép vào gối hoặc cột
Đối với cốt thép sàn:
Kiểm tra đường kính, chiều dài, khoảng cách, neo buộc của cốt thép
Kiểm tra khoảng cách giữa hai lớp cốt thép
Chú ý kiểm tra các vị trí nhấn thép ở sàn âm hoặc toilet
Kiểm tra số lượng, kích thước của các thanh thép gia cường ở vị trí sàn âmhoặc toilet
Kiểm tra con kê đã đảm bảo chưa
Trang 43 Kiểm tra cao độ chung của sàn và dầm để có sự điều chỉnh chung của hệ thanh chống cốp pha tầng dưới để tiến hành đổ bê tông
Trang 44Vào thép đai dầm
Cốt đai bố trí đối đầu xen kẽ
Trang 45Buộc cốt đai vào lớp trên trước Đặt thanh thép giữa 2 lớp thép
để đảm bảo khoảng cách
Trang 47Các đầu thép dầm được neo vào nhau
Trang 48Đặt con kê bêtông cho dầm
Thép chờ của sàn
Trang 49Thép sàn lớp dưới
Con kê bêtông đặt phía dưới không cần buộc Chân kê thép đảm bảo khoảng
cách giữa 2 lớp thép
Trang 50Buộc thép lớp trên
Trang 51 Tiến hành lắp hệ thống ống bơm bêtông
Khi xe bêtông đến thì tiến hành kiểm tra độ sụt, đổ lấy mẫu bêtông