1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG

30 1,1K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

Trong thời gian 8 tuần với sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn, các anh chị Nhân viên, Cán bộ kỹ thuật và Ban lãnh đạo Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại Thuận Việt đã tạo điều kiện đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

BỘ MÔN XÂY DỰNG DÂN DỤNG & CÔNG NGHIỆP

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD : TS PHẠM TIẾN CƯỜNG SVTH : PHAN TẤN TUYỀN

MSSV : 115160223

Đơn vị thực tập

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG – THƯƠNG MẠI THUẬN VIỆT

Lầu 1 & 2, Tòa nhà Thuận Việt 40A-40B đường Út Tịch, P 4, Q.Tân Bình, TP.HCM

TP Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2015

Trang 2

I ĐƠN VỊ THỰC TẬP

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG – THƯƠNG MẠI THUẬN VIỆT

THUAN VIET TRANDING AND CONSTRUCTION CO., LTD

Lầu 1 & 2, Tòa nhà Thuận Việt 40A-40B đường Út Tịch, Phường 4, Q.Tân Bình, TP.HCM

Điện thoại: (84-8) 38.111.048 – 39.119.684 Fax: (84-8)38.111.410

Email: info@thuanviet.com.vn Website: www.thuanviet.com.vn

II THỜI GIAN THỰC TẬP

8 tuần

Từ ngày 22/07/2015 đến ngày 16/09/2015

III NỘI DUNG THỰC TẬP

1 Tìm hiểu bộ máy tổ chức của đơn vị thi công, cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý, tổ chức và thực thi trực tiếp các công việc trên công trường

2 Tìm hiểu vai trò và trách nhiệm của các bên tham gia vào quá trình xây dựng: chủ đầu tư; tư vấn giám sát; nhà thầu chính, nhà thầu phụ v.v…

3 Tìm hiểu các hồ sơ và bản vẽ thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công của công trình thực tập

4 Tìm hiểu các biện pháp thi công, tổ chức thi công công trình, công nghệ thi công mới để đảm bảo bảo chất lượng công trình và các biện pháp an toàn lao động

5 Tham gia giám sát thi công các hạng mục công tác của một công trình

6 Tìm hiểu các tiêu chuẩn Nhà nước, tiêu chuẩn ngành sử dụng trong thi công

7 Tìm hiểu về kế hoạch, cách thức phối hợp giữa các bên và kinh nghiệm về tổ

chức thi công để đảm bảo tiến độ đề ra

Trang 3

Tp Hồ Chí Minh, ngày….tháng …năm 2015

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Thực tập tốt nghiệp là một học phần quan trọng, nằm trong chương trình đào tạo

Kỹ sư chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp của trường ĐH Giao thông

Vận tải TP.HCM Nhằm giúp sinh viên hoàn thiện kiến thức giữa lý thuyết và thực tế,

để có thể đi làm ngay sau khi tốt nghiệp

Trong thời gian 8 tuần với sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn, các anh chị

Nhân viên, Cán bộ kỹ thuật và Ban lãnh đạo Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại

Thuận Việt đã tạo điều kiện để em thực hiện báo cáo này cũng như hoàn thành tốt quá

trình thực tập

Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến:

- Thầy TS Phạm Tiến Cường với sự hướng dẫn tận tình của thầy trong suốt quá

trình thực tập và thực hiện báo cáo

- Ks Trần Hữu Hoài Phương và Ks Nguyễn Văn Danh Cán bộ kỹ thuật Công ty

TNHH Xây Dựng – Thương Mại Thuận Việt đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thực

tập và chia sẽ nhiều kinh nghiệm trong công việc

- Công ty TNHH Xây Dựng – Thương Mại Thuận Việt và Ban chỉ huy công

trường Dự án 1330 căn hộ tái định cư Bình Khánh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong

quá trình thực tập

Với những kiến thức và kinh nghiệm thu được từ đợt thực tập này, đã giúp em có

những định hướng cho đề tài tốt nghiệp sắp đến và tự tin có thể đáp ứng những công

việc của các công ty sau khi tốt nghiệp

Tp Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 09 năm 2015

Trang 5

Chương 1 GIỚI THIỆU CÔNG TY NƠI THỰC TẬP 1.1 Giới thiệu chung về Công Ty

Tên công ty : CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG – THƯƠNG MẠI THUẬN VIỆT

Tên quốc tế : THUAN VIET TRANDING AND CONSTRUCTION CO., LTD

Địa chỉ trụ sở : Lầu 1 & 2, Tòa nhà Thuận Việt 40A-40B đường Út Tịch, P 4, Q.Tân Bình,

Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Thuận Việt được thành lập vào năm 1999,

với những chức năng: nhận tổng thầu xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, kỹ

thuật hạ tầng, san lấp mặt bằng, trang trí nội ngoại thất, tư vấn thiết kế, kinh doanh thương

mại vật tư xây dựng, bên cạnh đó còn tham gia đầu tư, góp vốn liên kết liên doanh với một

số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, kinh doanh khai thác hạ tầng Khu công nghiệp

và khai thác khoáng sản v.v…

Với ý chí nỗ lực vươn lên không ngừng, với sức mạnh thiết bị hiện đại, với hàng

trăm kỹ sư, kiến trúc sư dày dạn kinh nghiệm, hàng ngàn công nhân lành nghề, Thuận Việt

đã đảm nhận nhiều công trình lớn như Nhà tập luyện TDTT Phú Thọ phục vụ cho

Seagames 22; Quảng trường Trung tâm Thành phố Đà Lạt; Cụm chung cư KCN Tân Bình;

Tháp 3 và 4 phase 2 dự án Saigon Pearl; Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn; Bệnh viên

đa khoa 1500 giường Bình Dương; Trụ sở Tập đoàn Công nghiệp Cao Su Việt Nam; Dự án

2200 căn hộ và 1330 căn hộ khu Chung cư tái định cư Bình Khánh v.v…

Với khẩu hiệu : “Vươn lên tầm cao mới” Thuận Việt đang hướng đến mục tiêu trở

thành một trong những công ty Xây dựng hàng đầu tại Việt nam

Trang 6

1.2 Sơ đồ tổ chức của Công Ty

- Mua bán hàng kim khí điện máy, máy móc thiết bị văn phòng

- Dịch vụ hỗ trợ, phát triển và chuyển giao công nghệ thông tin điện – điện tử

- Sản xuất, mua bán thiết bị trường học, đồ dùng dạy học

- San lấp mặt bằng, đầu tư, xây dựng, kinh doanh kỹ thuật hạ tầng khu đô thị – khu

dân cư – khu công nghiệp

- Xây dựng, công trình cầu đường, hệ thống cấp thoát nước

- Đào tạo nghề, đào tạo bổ sung, tu nghiệp định kỳ, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập

nhật kiến thức, kỹ năng

- Tư vấn du học, quản lý doanh nghiệp, kinh doanh vui chơi giải trí, nhà hàng ăn

uống, kinh doanh khách sạn

1.4 Quá trình hoạt động

- Khởi nghiệp năm 1989 từ một Đội thi công nhỏ của trường Đại học Bách Khoa

TPHCM do ông Võ Văn Bé trực tiếp điều hành

Trang 7

- Năm 1993-1998, tiến thêm một bước trong lĩnh vực hoạt động thi công xây dựng,

ông Võ Văn Bé đã thành lập Công ty TNHH Xây Dựng Việt Phát Trong giai đoạn này,

công ty đã thi công hàng loạt các công trình sử dụng vốn ODA, các công trình trọng điểm

quốc gia thuộc lĩnh vực giáo dục của Bộ Giáo dục Đào tạo

- Năm 1999, chia tách Việt Phát, ông Võ Văn Bé thành lập Công ty TNHH Xây dựng

- Thương Mại Thuận Việt Bắt đầu kể từ đây, Thuận Việt đã có những bước đột phá mới

cùng với xu hướng phát triển của xã hội đồng thời khẳng định uy tín, thương hiệu của mình

qua việc hoàn thành các công trình có quy mô lớn

- Đến năm 2003, Công ty Thuận Việt đã chính thức tham gia vào lĩnh vực bất động

sản bằng việc góp vốn đầu tư cùng Công ty cổ phần Tập đoàn SSG với dự án trọng điểm là

Khu dân cư phức hợp Sông Sài gòn- Saigon Pearl, dự án có tầm cỡ Quốc tế, có quy mô lớn

nhất TP.HCM Hiện nay, ông Võ Văn Bé đang là Tổng Giám đốc của Công ty TNHH Việt

Nam Land SSG (liên doanh Saigon Peal)

- Đến năm 2009, Thuận Việt tham gia vào lĩnh vực khai thác khoáng sản Ông Võ

Văn Bé chính thức là Thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình

giao thông 677 thuộc Tổng Công ty Công trình giao thông 6

- Năm 2011, Thuận Việt thành lập Công ty Cổ phần TV.Window, chuyên thi công

Nhôm kính mặt dựng công tình cao tầng, tạo một vòng tròn khép kín hỗ trợ cho công trình

Thuận Việt và cung cấp nguyên vật liệu cho thị trường xây dựng

1.5 Tóm tắt dự án thực tập

- Tên dự án: Xây dựng 1.330 căn hộ tái định cư (Khu 4), phường Bình Khánh, Quận

2, Khu đô thị mới Thủ Thiêm

- Địa điểm xây dựng: Khu 4 (gồm lô R8, R9) thuộc Dự án Khu dân cư tái định cư

phường Bình Khánh, Quận 2, Khu đô thị mới Thủ Thiêm

- Chủ đầu tư: Liên danh Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) –

Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Thuận Việt và Công ty Cổ phần Đầu tư Thành

Thành Công

- Đơn vị tư vấn giám sát: Công ty Cổ Phần Tư Vấn Xây Dựng Ánh Sáng Phương

Nam

- Tổng thầu thi công: Công ty TNHH Xây Dựng – Thương Mại Thuận Việt

- Mục tiêu đầu tư xây dựng: Đầu tư dự án xây dựng 1.330 căn hộ tái định cư sản

phẩm cuối cùng bàn giao cho Ủy ban nhân dân Thành phố 1.330 chung cư cùng với đầy đủ

hạ tầng kỹ thuật trong khu dự án

- Quy mô đầu tư xây dựng dự án gồm: 1.330 căn hộ chung cư (trong đó có hai khu:

Khu R8 gồm 4 Block A1, A2, B1 và B2; Khu R9 gồm 3 block C, D và E)

- Tổng mức đầu tư: 2.199.139.020.000 đồng (bằng chữ: Hai ngàn một trăm chín mươi

chín tỷ một trăm ba mươi chín triệu không trăm hai mươi ngàn đồng)

Trang 8

Chương 2 QUY TRÌNH BẢO HỘ LAO ĐỘNG 2.1 Sơ đồ tổ chức bảo hộ lao động

- Hội đồng bảo hộ lao động công ty:

1 Phó Tổng Giám đốc Chủ tịch HĐ BHLĐ

2 Đại diện người lao động Phó chủ tịch HĐ BHLĐ

3 Trưởng Ban BHLĐ công ty Uỷ viên thường trực, kiêm thư ký hội đồng

4 Cán bộ kỹ thuật Uỷ viên

5 Xưởng trưởng Uỷ viên

6 Các Chỉ huy trưởng công trình Uỷ viên

- Ban bảo hộ lao động công ty:

1 Uỷ viên thường trực, kiêm thư ký hội đồng

BHLĐ công ty

Trưởng Ban BHLĐ công ty

2 Cán bộ BHLĐ công ty Uỷ viên

3 Một số cán bộ BHLĐ công trình Uỷ viên

Trang 9

- Ban an toàn lao động công trình:

1 Chỉ huy trưởng công trình Trưởng ban

2 Cán bộ BHLĐ Phó ban phụ trách ATLĐ

3 Kế toán công trình Phó ban phụ trách PCCN

4 Thủ kho công trình Phó ban phụ trách VSMT

5 Cán bộ kỹ thuật công trình Uỷ viên phụ trách ATXD

6 Cán bộ kỹ thuật công trình Uỷ viên phụ trách ATXD

7 Cán bộ kỹ thuật công trình Uỷ viên phụ trách ATXD

8 Phụ trách điện công trình Uỷ viên phụ trách AT điện

2.2 Công tác huấn luyện

Tuỳ theo tính chất công việc và theo quy định của Nhà nước, hàng tháng công ty tổ

chức huấn luyện ATLĐ cho người lao động

- Đối với người lãnh đạo công ty: hàng năm công ty cử Ban Tổng Giám đốc công ty

tham gia học các lớp huấn luyện về BHLĐ dành cho người sử dụng lao động do sở Lao

động Thương binh và Xã hội tổ chức tại Tp.HCM

- Đối với cán bộ làm công tác BHLĐ: công ty cử các cán bộ này tham giam học các

lớp huấn luyện về BHLĐ dành cho người làm công tác BHLĐ do sở Lao động Thương

binh và Xã hội tại Tp.HCM và một số các tỉnh thành khác tổ chức

- Đối với các Trưởng phòng, Ban và cán bộ quản lý của công ty cũng tham gia học

các lớp huấn luyện về BHLĐ do sở Lao động Thương binh và Xã hội tại Tp.HCM và một

số các tỉnh thành khác tổ chức dành cho người quản lý vào hàng năm

- Đối với người lao động làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì

công ty cũng gửi các đối tượng này tham gia học các lớp chuyên ngành phụ hợp với công

việc họ đang làm tại các trung tâm huấn luyện an toàn lao động

- Ngoài các đối tương trên thì người lao động còn lại thường xuyên được huấn luyện

về các lớp sau:

+ Huấn luyện an toàn lao động cho các đối tượng khác: do công ty tổ chức (cán bộ

BHLĐ công ty tổ chức với các kỹ sư có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, các thanh tra viên

của Sở Lao động Thương binh và Xã hội của các tỉnh (thành) mà công trình đang thi công

trên địa bàn đó)

+ Huấn luyện về Sơ cấp cứu: do công ty tổ chức với thành phần huấn luyện là các trung

tâm y tế hoặc các trung tâm vệ sinh lao động

+ Huấn luyện về PCCC: do công ty tổ chức với thành phần huấn luyện là lực lượng

cảnh sát PCCC của các tỉnh (thành) mà công trình đang thi công tại địa bàn đó

Hàng tuần công ty tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho người lao động mới

tuyển dụng hoặc thay đổi chức danh công việc theo đúng ngành nghề, công việc của từng

người như nội dung đã nêu trên

Trang 10

2.3 Công tác tuyên truyền

- Định kỳ 2 tuần một lần Ban chỉ huy các công trình tổ chức một buổi nói chuyện

chuyên đề về BHLĐ (AT-VSLĐ & PCCCN) nhằm mục đích nhắc nhở và tuyên truyền cho

người lao động thực hiện tốt công tác BHLĐ

- Nội dung của cuộc nói chuyện chuyên đề về BHLĐ là phổ biến những văn bản pháp

quy về BHLĐ của Nhà nước hoặc những nội quy, quy trình mới được ban hành và đồng

thời nêu ra những vi phạm về BHLĐ và những tai nạn đã xảy ra trên công trường hoặc các

đơn vị khác, … nhằm tuyên truyền và nâng cao ý thức cho người lao động về việc thực hiện

cho công tác BHLĐ và phòng ngừa TNLĐ tương tự hoặc tái diễn

2.4 Công tác kiểm tra

Đối với công tác an toàn lao động thì việc kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành thực

hiện công tác Bảo hộ lao động cực kỳ quan trọng, vì qua đó sẽ ngăn chặn được các rủi ro

mất an toàn và hạn chế được các tai nạn lao động Trong đó việc kiểm tra được công ty

phân chia theo cấp như sau:

- Đối với Ban Tổng Giám đốc và Hội đồng BHLĐ công ty: Định kỳ ít nhất 3 tháng tổ

chức kiểm tra tại các công trình và kho xưởng của công ty một lần

- Đối với Ban BHLĐ công ty: Ban Tổng Giám đốc công ty chỉ đạo Ban BHLĐ công

ty thường xuyên kiểm tra các công trình hàng tuần ít nhất là một lần, đối với các công trình

xa thì tối thiểu 1 tháng phải thực hiện kiểm tra một lần

- Đối với Ban BHLĐ công trình: Ban BHLĐ công trình là đối tượng trực tiếp thường

xuyên có mặt ở công trình vì vậy hàng ngày Ban BHLĐ sẽ kiểm tra và kiểm soát việc thực

hiện công tác BHLĐ tại công trình và xử lý các việc vi phạm

- Đối với các an toàn viên: là lực lương lao động trực tiếp được công ty đào tạo và

trang bị các kiến thức về an toàn lao động nên lực lượng này đống vai trò vô cùng quan

trọng trong việc ngăn ngừa tại nạn lao động Vì họ thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố

nguy hiểm và có hại, do đó họ sẽ nhắc nhở người lao động thực hiện tốt công tác về an toàn

và báo cáo các mối nguy hiểm và có hại cho Ban BHLĐ công trình và Ban chỉ huy công

trình

Hình 2.1: Biện pháp bao che và che chắn lỗ sàn

Trang 11

2.5 Máy móc, thiết bị

Các máy móc, thiết bị được các cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm thường

xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng Đặc

biệt đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn ngoài việc được kiểm tra, bảo trì,

bảo dưỡng như đã nêu trên, còn được kiểm định an toàn bởi các trung tâm kiểm định có uy

tín của nhà nước, đăng ký sử dụng với Sở Lao đông Thương binh và Xã hội Tp.HCM theo

đúng quy định của nhà nước

Trang 12

Chương 3

TỔ CHỨC THI CÔNG TRÊN CÔNG TRÌNH 3.1 Sơ đồ tổ chức thi công trên công trường

- Chỉ huy trưởng công trình: chỉ huy trưởng, chỉ huy phó công trường do Giám đốc

công ty bổ nhiệm, cùng với giám sát thi công tổ chức thi công công trình theo đúng hợp

đồng đã ký với chủ đầu tư Giao dịch với Chủ đầu tư giải quyết mọi vấn đề kỹ thuật phát

sinh Chỉ huy trưởng công trình là người chỉ huy thay mặt cho Giám đốc công ty có toàn

quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong mọi mặt chỉ đạo

điều hành tại công trường Giúp việc cho chỉ huy trưởng có nhiều bộ phận khác nhau

- Bộ phận vật tư, thiết bị, bảo vệ: Chịu sự quản lý trực tiếp của Ban chỉ huy công

trường Căn cứ vào quy trình công nghệ và tiến độ thi công, phải đảm bảo cung cấp đầy đủ

và đồng bộ cấu kiện, kết cấu, VLXD, thiết kế kỹ thuật, máy móc thiết bị… đảm bảo thi

công liên tục không bị gián đoạn Đồng thời đảm bảo an ninh trên công trình

- Bộ phận quản lý chất lượng: quản lý về chất lượng của vật tư, thiết bị sử dụng thi

công trên công trường, kiểm tra khối lượng thi công, phối hợp với tư vấn giám sát nghiệm

thu và thực hiện bản vẽ hoàn công

- Bộ phận tài chính: tham mưu cho Ban chỉ huy công trường về kế hoạch thu chi tài

chính; cập nhật theo dõi các chế độ tài chính kế toán của các đội thi công; thanh toán lương

và thanh toán khối lượng của các đội thi công

- Bộ phận hành chính-an toàn: quản lý hành chính nhân sự, giải quyết các vấn đề

chính sách cho cán bộ nhân viên tại hiện trường, đảm bảo thực hiện các quy trình an toàn

lao động trên công trường Kỹ sư an toàn là người trực tiếp tại hiện trường nhắc nhở, kiểm

tra các đội trong việc thực hiện an toàn lai động trên công trình

Trang 13

- Bộ phận kỹ thuật: chịu sự quản lý trực tiếp của Ban chỉ huy công trường, chịu trách

nhiệm về mặt quản lý kỹ thuật và chất lượng công trình Gồm:

+ Kỹ sư ME: quản lý tiến độ thi công và kiểm tra kỹ thuật nội bộ đối với các đội thi

công điện nước; phối hợp với tư vấn giám sát nghiệm thu về chất lượng và kỹ thuật cho các

đội thi công trên

+ Kỹ sư kết cấu: quản lý tiến độ thi công và kiểm tra kỹ thuật nội bộ đối với các đội

thi công cốp pha, bê tông và thép; phối hợp với tư vấn giám sát nghiệm thu về chất lượng và

kỹ thuật cho các đội thi công trên

+ Kỹ sư hoàn thiện: quản lý tiến độ thi công và kiểm tra kỹ thuật nội bộ đối với các

đội thi hoàn thiện; phối hợp với tư vấn giám sát nghiệm thu về chất lượng và kỹ thuật cho

các đội thi công trên

+ Kỹ sư trắc đạc: sử dụng các thiết bị đo đạc chuyên dùng như máy kinh vỹ, thủy

bình… để phục vụ các công tác định vị, kiểm tra cao độ, tim mốc

- Các đội thi công: Máy cơ giới, cofa, cốt thép, cơ khí, thiết bị, bê tông, nề, điện,

nước, hoàn thiện… là các đội trực tiếp tham gia thi công Mỗi đội có một đội trưởng để

quản lý số công nhân thuộc đội mình nhằm đảm bảo nâng cao năng suất lao động, nâng cao

chất lượng công tác và tiết kiện vật tư

- Thầu phụ về cáp: phối hợp với các đội thi công thép, cốp pha và kỹ sư kết cấu để

tiến hành thi công cáp, đảm bảo đúng tiến độ và kỹ thuật

3.2 Biện pháp thi công tầng điển hình

3.2.1 Thi công cột, vách và lõi tháng máy

Bước 1: Định vị tim trục và kích thước các cấu kiện

- Căn cứ vào điểm mốc đã có sẵn,

kỹ sư trắc đạc dùng máy kinh vĩ hoặc

máy toàn đạc xác định các trục của

công trình (các trục này đã được dời so

với trục chính trên bản vẽ) Sau đó

dùng bật mực đánh dấu các trục đó trên

sàn

- Căn cứ vào các trục đó, cán bộ

trắc đạc dùng thước cuộn xác định kích

thước cấu kiện cột, vách và lõi thang

máy Sau đó dùng bật mực đánh dấu

lại, để thuận tiện cho công nhân đóng

cốp pha cột sau này Hình 3.1: Tim trục

Trang 14

Bước 2: Vệ sinh và lắp dựng cốt thép

- Tiến hành vệ sinh cốt thép cột, vách và lõi thang máy đã chờ sẵn (gõ bê tông còn

bám trên thép)

- Lắp dựng cốt thép chịu lực và cốt đai, thép chịu lực và thép đai được gia công theo

đúng kích thước và yêu cầu kỹ thuật trên bản vẽ dưới mặt đất; sau đó dùng cẩu tháp cẩu lên

để thi công

- Dùng máy khoan đục tạo nhám tại chân cột, sau đó dùng nước phun sạch các vụn bệ

tông và đất cát bẩn dưới chân cột

Hình 3.2: Cốt thép vách thang máy

Bước 3: Nghiệm thu thép

- Cán bộ hiện trường thông báo đến tư vấn giám sát để tiến hành nghiệm thu sau khi

công tác thép và vệ sinh hoàn thiện

- Các yêu cầu khi nghiệm thu:

+ Thép chịu lực: đủ số lượng, đúng chủng loại, kích thước thanh thép phải theo bản

vẽ và đoàn neo nối thép phải thỏa mãn và đúng yêu cầu kỹ thuật

+ Thép đai: đúng chủng loại, bước đai, số nhánh đai và vị trí của đai tăng cường phải

chính xác theo bản vẽ thi công

Bước 4: Đóng cốp pha

Trước khi đóng cốp pha, cần thông báo cho đội ME đi các đường ống điện, nước

nếu có trong các cấu kiện

- Cốp pha của các cấu được gia công sẵn, theo đúng kích thước và yêu cầu kỹ thuật

trong hồ sơ kỹ thuật

Trang 15

- Căn cứ vào mực đã được trắc đạc đánh dấu, công nhân tiến hành cẩu và lắp ván

khuôn vào đúng vị trí Trước khi lắp cốp pha phải được làm sạch bề mặt

- Tiến hành căn chỉnh cốp pha cho đúng tim trục và kích thước của cột dựa vào trục

được trắc đạc đánh dấu Dùng quả dọi treo vào ván khuôn để chỉnh sửa độ nghiên cho cốp

pha

- Sau khi điểu chỉnh xong thì tiến hành chống đở, bắt ti cho cốp pha

Hình 3.3: Cốp pha vách

Bước 5: Nghiệm thu cốp pha

- Trước khi gọi tư vấn giám sát nghiệm thu, cán bộ hiện trường cần tiến hành nghiệm

thu nội bộ và yêu cầu công nhân chỉnh sửa những sai sót còn lại

- Những yêu cầu khi nghiệm thu cốp pha:

+ Tim trục và kích thước của cột không được lệch quá 5mm Xác định dựa vào trục

dời đã được xác địch sẵn

+ Độ nghiên của cột không được lệch quá 5mm

+ Cây chống ván khuôn phải chắc chắn, tăng đơ đã được căn chặt, với cột biên phải

có biện pháp neo kéo để ván khuôn không bị nghiên

+ Cốp pha phải chặt khít, tại chân cốp pha cần được bịt chặt

+ Riêng lõi thang máy cần phải kiểm tra thêm độ lọt lòng

Ngày đăng: 25/09/2015, 11:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w