1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

26 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 3,53 MB

Nội dung

Ở lứa tuổi mầm non cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thầnkinh, hệ cơ hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻcòn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối nế

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trình độ chuyên môn: Trung cấp Sư Phạm mầm non

Hệ đào tạo: Chính quy

Trang 2

A ĐẶT VẤN ĐỀ

I – Lý do chọn đề tài:

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên đặt nền móng cho sự

phát triển nhân cách con người mới, con người xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam Việc chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiêncủa cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùngquan trọng Giáo dục thể chất là một bộ phận hữu cơ của hệ thống giáodục, là điều kiện tất yếu đối với việc phát triển con người một cách toàndiện

Những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng trong giáodục thể chất thì thể dục là phương tiện hết sức quan trọng để phát triểnthể lực con người, và nó phải được bắt đầu từ lứa tuổi nhỏ Cũng với

tinh thần đó, ở Việt Nam, Bác Hồ đã nói: “Muốn làm được việc tốt, lao động được giỏi phải có sức khoẻ, mà muốn có sức khoẻ phải luyện tập thể dục thể thao ” (1960) Kêu gọi mọi người tập thể dục, Bác nói:

“Muốn có xã hội khoẻ mạnh thì từng con người phải khoẻ mạnh…” Đất

nước ta đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đi đến

xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc.“Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai” vì thế giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là

quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi người đối với xã hội, đối với cộngđồng Nghị quyết TW4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm

sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân có ghi rõ: “Sức khoẻ là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”

Trang 3

Phát triển thể chất là một trong năm mặt phát triển toàn diện chotrẻ ở trường mầm non Phát triển thể chất đối với trẻ vô cùng quan trọng

nó không chỉ là sự phát triển về hình thái cơ thể bên ngoài của trẻ mà nócòn là yếu tố để giúp trẻ phát triển các mặt khác như: nhận thức, ngônngữ, tình cảm xã hội – thẩm mỹ

Ở lứa tuổi mầm non cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thầnkinh, hệ cơ hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻcòn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối nếu không được chămsóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự pháttriển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được.Với tầm quan trọng nhưthế, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành hướng dẫn thực hiện chuyên đề:

“Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” giai đoạn 2013-2016 nhằm mục tiêu chung là nâng

cao chất lượng giáo dục phát triển vận động giúp cơ thể trẻ phát triển các

tố chất vận động (nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo) góp phần nâng caotầm vóc và thể lực của trẻ em Việt Nam

Phát triển thể chất là một trong năm mặt phát triển toàn diện chotrẻ ở trường mầm non Ở trường mầm non việc giáo dục để phát triển thểlực cho trẻ thông qua nhiều nội dung như: chăm sóc nuôi dưỡng, pháttriển các vận động tinh – vận động thô cho trẻ… Và chúng ta có thểkhẳng định rằng 1 cơ thể khoẻ mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng

Trang 4

Trong quá trình tham gia các vận động trẻ còn được phát triểnthêm cả về mặt tình cảm - xã hội cũng như thẩm mỹ Hoạt động thể chấtlàm thoả mãn nhu cầu vận động của trẻ tạo cho tinh thần trẻ được sảngkhoái, vui vẻ, giúp phát triển mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như pháttriển tốt mối quan hệ bạn bè trong phối hợp vận động cùng các bạn Cơthể khoẻ mạnh, phát triển cân đối, hài hoà là một biểu hiện của nét đẹp

về hình thể, những bài tập vận động có nhịp điệu Kết hợp với âm nhạcgiúp trẻ cảm nhận được sâu sắc về nhịp điệu, thể hiện tốt hơn, đẹp hơncác động tác và nhất là các hoạt động phát triển các cử động bàn tay,ngón tay giúp phát triển các vận động tinh tế khéo léo Nhưng trên thực

tế trong trường mầm non nói chung việc cho trẻ hoạt động phát triển thểchất chưa làm được điều đó Các hoạt động tổ chức giáo dục phát triểnthể chất cũng chỉ gói gọn theo giáo trình cũ không kích thích được tínhtích cực chủ động của trẻ, hình thức tổ chức chưa sáng tạo hấp dẫn, dẫnđến hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, trẻ chưa hứng thú tham gia vào cáchoạt động Bên cạnh đó ngày nay các bậc phụ huynh có xu hướng sợ con

em mình bị va chạm, tổn thương khi tham gia các vận động nên thườnghạn chế cho trẻ vận động, để trẻ chơi với các thiết bị điện tử Những điềunày đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và tinhthần của trẻ Vậy làm thế nào để thay đổi được nhận thức của phụ huynh

về vấn đề phát triển sức khoẻ cho trẻ thông qua các hoạt động? làm thếnào để có những phương pháp tổ chức phát triển vận động cho trẻ tốthơn để mang đến cho các em một thể lực phát triển cân đối? Đó là điều

Trang 5

tôi thường băn khoăn và trăn trở, xuất phát từ những lí do trên tôi đã

quyết định lựa chọn sáng kiến “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi”.

Thời gian thực hiện năm học 2015 - 2016

* Điểm mới của sáng kiến:

Theo bản thân tôi sáng kiến mà tôi lựa chọn “Một số biện pháp phát

triển thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi”, đây là một sáng kiến hoàn toàn mới

mà bản thân tự nghiên cứu, tìm hiểu Qua tài liệu, chương trình học Bồi

dưỡng thường xuyên năm học 2013- 2014 Tính mới của sáng kiến mà

tôi thực hiện là giúp cho phụ huynh có những hiểu biết và quan tâm đếnlĩnh vực phát triển vận động của con em mình Đặc biệt là hình thành ởtrẻ tính tự tin, mạnh dạn, các kỷ năng kỷ xảo vận động Giúp cho giáoviên ứng dụng các phương pháp, biện pháp dạy học tích cực gây hứngthú nhằm nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ ở trường mầmnon

1.1.Phạm vi áp dụng của sáng kiến.

Từ thực tế khi tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ trong cáctrường mầm non nói cung và ở trường Mầm non Hoa Sơn nói riêng mỗinhà giáo chúng ta cần phải đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng phát triểnthể chất cho trẻ trong các hoạt động giáo dục Từ thực tế đó tôi đã ápdụng thành công sáng kiến này và có thể triển khai áp dụng cho tất cả

Trang 6

các trường Mầm non khác ở trên địa bàn huyện và nhân rộng đến cáctrường Mầm non trong toàn tỉnh.

II Giải quyết vấn đề.

1 Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi”

* Thuận lợi

Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo sâu sát,tạo điều kiện mua sắm cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việcdạy và học

Bản thân có lòng yêu nghề, nhiệt huyết với công việc

Trường lớp có quy mô, gọn gàng, sạch sẽ, phòng học đảm bảo diệntích cho số trẻ hoạt động trong lớp

* Khó khăn

Trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ giáo viên chưa có nhiềuhình thức tổ chức linh hoạt sáng tạo vào hoạt động khiến trẻ gò bó chưahứng thú học cho nên giờ hoạt động thể chất chưa đạt hiệu quả cao

Tài liệu tham khảo còn hạn chế

Tuy nhà trường đã quan tâm mua sắm một số đồ dùng đồ chơi, dụng

cụ luyện tập cho trẻ song để đáp ứng với mục tiêu phát triển thể chất chotrẻ thì còn thiếu, đồ dùng trực quan chưa hấp dẫn đối với trẻ

Trang 7

Là một trong những trường thuộc vùng nông thôn, đa số phụ huynhlàm nông nên ít có điều kiện quan tâm đến con cái, đặc biệt là vấn đềphát triển thể lực cho trẻ Do vậy tình trạng sức khoẻ của trẻ trong toàntrường nói chung và của lớp tôi nói riêng là không đồng đều.

+ Cân nặng: 20/24 trẻ phát triển bình thường, chiếm 83%

+ Chiều cao: 21/24 trẻ phát triển bình thường, chiếm 87%

* Nguyên nhân:

Trang 8

Giáo viên chưa tự tin mạnh dạn để đổi mới phương pháp dạy học,còn sợ sai, e dè, chưa thoát khỏi phương pháp dạy học cũ Bên cạnh đómôi trường cho trẻ hoạt động chưa đáp ứng được nhu cầu với thực tếhiện nay Phụ huynh học sinh chưa nhận thức sâu sắc về việc phát triểnthể chất cho trẻ.

Giải quyết những khó khăn nêu trên không những cần phải có sự sỗlực của giáo viên, mà còn nhờ sự giúp đỡ, phối kết hợp của gia đình vànhà trường trước thực trạng đó, cũng như nhận thức được tình hình thực

tế hiện nay tôi đã suy nghĩ và tìm ra những biện pháp để chất lượng giáodục thể chất cho trẻ ngày càng được nâng cao:

2.2 Các biện pháp thực hiện

Biện pháp thứ nhất: Xây dựng môi trường hoạt động thể chất

và đảm bảo an toàn cho trẻ.

* Môi trường học tập.

Để gây hứng thú cho trẻ mỗi khi đến lớp việc tạo môi trường hoạtđộng là điều tất yếu Muốn có môi trường học tập tốt phải đảm bảo tạodựng được cơ sở vật chất, trang bị đồ chơi, thiết bị cho trẻ phát triển vậnđộng phù hợp (phòng giáo dục thể chất, sân chơi, đồ chơi ngoài trời,thiết bị, đồ dùng trong lớp) đồng thời phải xây dựng được môi trườngthân thiện đối với trẻ Để làm được điều đó ngay từ đầu năm học tôi đãchủ động bàn bạc hai cô trong một lớp nghiên cứu chương trình dựa vàoviệc phân phối các chủ đề trong năm để xây dựng kế hoạch lớp theo

Trang 9

năm, tháng, chủ đề, có kế hoạch cụ thể rõ ràng kết hợp xây dựng kế

hoạch chuyên đề “nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất”

của lớp được nhà trường triển khai theo từng năm học Từ đó tôi đã chủđộng sắp xếp trang trí môi trường lớp học phù hợp, bố trí các góc logic,đặc biệt là góc vận động, thường là những đồ dùng luyện tập cồng kềnh,tôi giành khoảng rộng hơn để trưng bày được những đồ dùng tập luyện

mà trẻ thích Ở trong môi trường đó, trẻ được tiếp thu tri thức trong mộtbầu không khí thân thiện, gần gũi giúp trẻ hứng thú trong học tập

Tuỳ vào từng góc chơi tôi thường xuyên cho trẻ trải nghiệm cáchoạt động, giúp trẻ tạo ra các sản phẩm để trẻ phát triển được các vậnđộng tinh như: xé, dán, cắt nặn Những sản phẩm từ chính bàn tay trẻlàm ra trẻ rất yêu thích giúp trẻ hăng say thể hiện ý tưởng của mình

Bên cạnh đó môi trường ngoài lớp học là yếu tố không thể thiếuđược, để có được môi trường ngoài lớp học phù hợp tôi đã chủ động đềxuất với ban giáo hiệu nhà trường bố trí 6-7 loại đồ chơi ngoài trời phùhợp với sân trường, tạo khoảng không gian, vị trí chơi, tập luyện cho trẻthoải mái, đặc biệt đảm bảo an toàn cho trẻ Tuỳ theo vị trí mỗi loại đồchơi tôi đều tận dụng các loại nệm mỏng đã cũ đặt vào vị trí phù hợp đểkhỏi bị trầy xước khi trẻ chơi, ví dụ như: cầu trượt, thang leo, thườngxuyên kiểm tra trước khi trẻ luyện tập Ngoài ra, tuỳ theo thời tiết trongngày tôi có thể cho trẻ lao động, vệ sinh, chăm sóc vườn hoa, đây cũng

là một hoạt động giúp trẻ phát triển thể lực qua đó giúp cho trẻ biết yêuthiên nhiên, yêu lao động

Trang 10

* Đồ dùng, dụng cụ cho trẻ luyện tập.

Để trẻ hứng thú vào hoạt động, bám sát kế hoạch và chủ đề trongnăm, ngoài những đồ dùng đồ chơi được nhà trường cung cấp tôi đã chủđộng bàn bạc giữa hai cô để tự làm mới được nhiều đồ dùng dụng cụluyện tập cho trẻ, tôi đã dùng các loại ống nước để làm vòng thể dục,dùng các loại vải vụn để làm bao cát cho trẻ ném, dùng các dây hoa đểtrang trí cổng thể dục cho trẻ chui qua, dùng các bánh xe cỡ lớn làm xích

đu cho trẻ chơi Tuy nhiên các loại đồ dùng phục vụ cho trẻ hoạt độngđều được làm đảm bảo an toàn, không sắc nhọn, phải bền, chắc, có độmềm dẻo

Các hoạt động trong trường mầm non đặc biệt là trong hoạt độngphát triển vận động việc sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vôcùng quan trọng bởi vì hoạt động thể chất chủ yếu thông qua các bài tập

có tính thực tế, các bài luyện tập khác nhau đều có những loại đồ dùng,dụng cụ khác nhau, giúp cho trẻ chơi mà học một cách nhẹ nhàng

Biện pháp thứ hai: Tổ chức hoạt động phát triển thể chất

cho trẻ.

Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ là nội dung thiết yếutrong quá trình phát triển vận động cho trẻ mầm non, vì vậy khi lựa chọnnội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ tôi cần theo các nguyêntắc:

Trang 11

Bám sát chương trình giáo dục mầm non hiện hành để lựa chọn nộidung, mục tiêu phù hợp độ tuổi

Đảm bảo tính liên tục và tính hệ thống, tính cá biệt Sự kết hợp hợp

lý giữa các vận động có tính chất động và tĩnh, phù hợp với điều kiệnthực tế của trường, lớp và địa phương Như chúng ta đã biết qua tài liệu

“Giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” có 9 hìnhthức:

“Giờ thể dục, thể dục sáng, phút thể dục, trò chơi vận động, dạo chơi ngoài trời, tuần lễ sức khoẻ ở trường mầm non, ngày hội thể dục, thể thao ở trường mầm non, bài tập phát triển vận động cá nhân, các hoạt động nhằm giáo dục phát triển cử động của bàn tay, ngón tay phối hợp vận động tay, mắt và kỹ năng phối hợp sử dụng các đồ dùng dụng cụ”

Để đạt được những kỹ năng kỹ xảo vận động có mục đích và hìnhthành những kỹ năng vận động đúng thì giờ thể dục được coi là hìnhthức cơ bản để tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ

Ở mỗi hình thức tuỳ theo từng nội dung bài dạy mà tôi có thể lựachọn phương pháp đồ dùng dụng cụ luyện tập khác nhau

* Khi tổ chức một tiết thể dục: Bám vào kế hoạch năm, trước hết

tôi phải lựa chọn nội dung bài dạy, sau đó xác định mục tiêu cần đạt saubài dạy

Trang 12

* “Giờ thể dục” gồm có 3 phần: Khởi động, trọng động và hồi

tĩnh, mỗi phần đều giải quyết một nhiệm vụ nhất định, mỗi phần có tácdụng và hỗ trợ lẫn nhau và hoàn thiện cho nhau, để trẻ hứng thú hơngiữa các phần tôi cho trẻ thực hiện phần chuyển tiếp nhẹ nhàng như tròchơi nhỏ “Chuông reo ở đâu?” “Bạn ở phía nào của con” hay trò chơi

“Tiếng gọi của ai?” Ngoài ra, tuỳ theo mỗi phần tôi có thể kết hợpnhũng bài hát, bản nhạc cho trẻ thêm thoải mái, hứng thú trong khi luyệntập

Ví dụ: Chủ đề: Hiện tượng thiên nhiên

Phần khởi động: Kết hợp bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”

Phần hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng kết hợp những tiếng nhạc dudương của gió, tiếng suối chảy róc rách

Đặc biệt trong giờ học tôi dùng một loại tín hiệu thống nhất đểkhỏi ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ, bên cạnh đó tôi luôn sử dụng khẩulệnh, mệnh lệnh như: “Nghiêm”, “Nghỉ”, “Đi”, “Chạy”, “Dừng lại”,mệnh lệnh, khẩu lệnh rõ ràng, dứt khoát và lôi cuốn sự tập trung chú ýcủa trẻ Trong quá trình trẻ tập luyện tuỳ theo đối tượng cháu tôi có thểnâng cao dần yêu cầu của hoạt động, tuỳ theo từng chủ đề tôi lựa chọncác bài hát phù hợp

Như vậy, trong một giờ thể dục, để đạt được kết quả giáo viênphải biết kết hợp nhiều yếu tố để tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động cóhiệu quả

Trang 13

* Phát triển thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động khác.

Nhiệm vụ phát triển vận động cho trẻ không chỉ trên tiết học màcòn được tổ chức thông qua các hoạt động trên ngày Ví dụ: khi tổ chứccác môn học khác như vẽ, cắt, xé hoặc đọc thơ, kể chuyện hoặc cho trẻkhám phá môi trường xung quanh, để giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi

của trẻ tôi đã cho trẻ vận động “phút thể dục” theo bài:

Cúi mãi mỏi lưngViết mãi mỏi tayThể dục thế này

Là hết mệt mỏi

Hay: Cho trẻ xoay cổ tay , nghiêng người về hai bên theo nhịp

đếm của cô Bên cạnh đó, dưới mọi hình thức và bằng nhiều cách tôi có

thể tổ chức “Trò chơi vận động” để gây hứng thú cho trẻ, có thể cho trẻ

tạo dáng, bắt chước hành động hoặc tiếng của các con vật

Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ tìm hiểu một số con vật , phần cuối hoạtđộng, tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Tạo dáng” Có thể cho trẻ đi theomột bản nhạc và cô yêu cầu trẻ tạo dáng các con vật theo yêu cầu của côhoặc trò chơi “Ai nhanh nhất” Với hình thức này vừa tạo cho trẻ khôngkhí thoải mái, vui vẽ sau hoạt động nhưng cũng thông qua đó cơ thể trẻ

Trang 14

được chuyển trạng thái từ tỉnh sang động Có thể tổ chức trò chơi vàonhiều thời điểm trong ngày như khi đón, trả trẻ, hoặc các hoạt động

ngoài trời Như vậy “Trò chơi vận động” có ảnh hưởng tích cực đến các

hoạt động của các cơ quan trong cơ thể trẻ đặc biệt là thông qua đó đểhoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động Khi tham gia trò chơi, trẻ tíchcực chủ động, sáng tạo vì thế “Trò chơi vận động” còn là phương tiệngiáo dục toàn diện cho trẻ

Việc tổ chức cho trẻ tập “Thể dục sáng” thường xuyên giúp trẻ

hít thở sâu, điều hoà nhịp thở, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuầnhoàn trong cơ thể, nó hỗ trợ cho các hoạt động trong ngày của trẻ thêmnhịp nhàng, nhanh nhẹn

Khi tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng, tôi thường chú ý những điểmsau:

Đảm bảo sân bãi an toàn cho trẻ

Đảm bảo 3 phần như một giờ thể dục

Các động tác thể dục trẻ phải được làm quen trước đó, các độngtác lựa chọn phải tác động lên các nhóm cơ chính của cơ thể và hệ hôhấp

Các động tác luyện tập phải thực hiện theo thứ tự các bộ phậntrên cơ thể (hô hấp – tay – lườn – lưng – bụng – chân)

Ngày đăng: 14/05/2016, 14:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w