1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 6 tuổi

21 878 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 249 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng giáo dục phát triễn thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi để đềxuất các biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi, nâng cao chất lượng giáodục thể c

Trang 1

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài:

Như Bác Hồ đã nói:

“Trẻ em như búp trên cànhBiết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan”

Vì vậy mọi người, mọi nhà và xã hội hãy dành những gì tốt đẹp nhất chotrẻ

Và trường mầm non là nơi đầu tiên hình thành và phát triễn nhân cách chotrẻ Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và nặng nề đối với mỗi người giáoviên mầm non Chúng tôi là những người con trực tiếp dạy dỗ và chăm sóc cáccháu hàng ngày với mong muốn làm sao tất cả trẻ đến trường đều khỏe mạnh,ngoan ngoãn thông minh và nhanh nhẹn Đối với bậc học mầm non có một nétđặc thù riêng biệt đó là:

Trẻ rất nhỏ, mọi hoạt động hầu như không thể thiếu sự chăm sóc hướngdẫn, giám sát của cô Song song với với việc dạy trẻ về số lượng kiến thức sơđẳng thì việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là nhiệm vụ không thể thiếu được Bởi vìtrẻ có sức khỏe thì trẻ mới chịu ăn chịu chơi Cho nên việc tổ chức các hoạtđộng cho trẻ tôi luôn luôn thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo các thời điểm quiđịnh trong ngày Đặc biệt quan tâm đến các hoạt động nhằm phát triễn tốt về thểchất cho trẻ như: Thể dục sáng; Hoạt động học; chơi và hoạt động ở các góc;chơi ngoài trời; chất lượng bữa ăn; giấc ngủ, giáo dục nếp sống văn hóa, vănminh trong ăn uống và lao động tự phục vụ

Người ta thường nói: “Mọi tài năng đều ẩn chứa trong một cơ thể khỏemạnh” Đúng vậy, cuộc sống ngày nay việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ là mốiquan tâm hàng đầu của toàn xã hội, cũng chính vì muốn trẻ có một cơ thể khỏe

mạnh được phát triển toàn diện và bản thân tôi đã nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi”  

Bởi vì phát triển thể chất là một quá trình thay đổi hình thái bên ngoài vàcác chức năng của cơ thể Mục tiêu của Chương trình chăm sóc giáo dục Mầmnon là tạo điều kiện để giúp trẻ phát triển về các mặt như: Thể chất, ngôn ngữ,nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội

Ở lứa tuổi mẫu giáo tất cả các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trẻ tuyphát triển mạnh nhưng chưa ổn định, khả năng vận động còn hạn chế, hệ thầnkinh dần dần phát triển về quá trình ức chế tích cực Trẻ có khả năng phân tích,đánh giá hình thành các kỹ năng, kỹ xảo, phân biệt được hiện tượng xung quanh,cũng trong giai đoạn này trẻ có điều kiện thuận lợi để tiếp thu và củng cố các kỹnăng cần thiết giúp cơ thể trẻ phát triển một cách toàn diện Xuất phát từ lý dotrên đã thúc đẩy tôi lựa chọn đề tài này

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu thực trạng giáo dục phát triễn thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi để đềxuất các biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi, nâng cao chất lượng giáodục thể chất ở trường Mầm non nhằm góp phần giúp trẻ tích cực tự giác tronggiờ học, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực và các kỹ năng kỹ xảo vận động,

Trang 2

hào hứng trong các bài tập đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục của nhàtrường.

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài sẽ nghiên cứu: Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp để nghiên cứu đề tài như sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

- Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: thông qua đọc tài liệu sáchbáo, tạp chí có liên quan đến môn giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát sư phạm

+ Quan sát trẻ: thông qua các hành động, lời nói, nét mặt, cử chỉ, biểuhiện xúc cảm tình cảm của trẻ trong và sau các giờ tâp

+ Quan sát giáo viên: Dự giờ và quan sát cách tổ chức hoạt động các giờthể dục cho trẻ

- Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại trực tiếp với trẻ

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN:

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến:

Khi nói đến giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là quá trình tác động nhiềumặt vào cơ thể trẻ, tổ chức cho trẻ vận động hợp lý nhằm làm cho cơ thể trẻ pháttriễn đều đặn, sức khỏe được tăng cường, tạo cơ sở cho phát triễn toàn diện [1] Tầm vóc cơ thể là trạng thái phát triển và hình thái, cấu trúc cơ thể baogồm sự sinh trưởng hình thể và tư thế thân người của một cơ thể Sinh trưởngchủ yếu chỉ qua quá trình biến đổi dần về khối lượng cơ thể từ nhỏ đến lớn, từthấp đến cao, từ nhẹ đến nặng

Năng lực tham gia vận động thể lực của một cơ thể, đây là một nhân tốhết sức quan trọng nó thúc đẩy và giúp cho các chức năng sinh lý của cơ thểphát triển một cách nhịp nhàng Khả năng thích ứng của cơ thể đối với môitrường bên ngoài, trong đó có khả năng chống lại bệnh tật

Trạng thái tâm lý là chỉ tình cảm, ý chí, cá tính của con người, nếu mộtcon người có trạng thái tâm lý tốt thì cơ thể sẽ phát triển khỏe mạnh Những yếu

tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất cho trẻ:

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻnhư: Di truyền bệnh tật, biến dị, môi trường, dinh dưỡng, rèn luyện thể dục thểthao Trong đó nhân tố thích hợp nhất, tích cực nhất và có hiệu quả nhất để giúp

cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh là hoạt động thể dục thể thao

Nội dung giáo dục thể chất được phát triển qua tất cả các hoạt động trongngày của trẻ nhất là qua thể dục sáng, các tiết học thể dục, qua hoạt động ngoàitrời, qua các hội thi… và được tích hợp phù hợp vào hoạt động phải từ dễ đếnkhó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ Các hoạtđộng phải gần gũi không xa lạ gắn với thực tế của địa phương, đảm bảo tự nhiênnhẹ nhàng

Trang 3

Ở trường Mầm non việc giáo dục để phát triển thể lực cho trẻ thông quanhiều nội dung như: Chăm sóc nuôi dưỡng, phát triển các vận động tinh – thôcho trẻ… và chúng ta có thể khẳng định rằng một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền

đề cho mọi tài năng Do vậy giúp trẻ phát triển thể lực là một trong những nhiệm

vụ quan trọng của người giáo viên Mầm non

Việc giáo dục thể chất không chỉ bảo vệ và tăng cường sức khỏe mà nócòn là tiền đề cho mọi quá trình phát triển của một cơ thể để trẻ vững bước vàlớp một

2.2 Thực trạng vấn đề:

2.2.1 Thuận lợi:

Trường được công nhận là trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ1.Trường được sự quan tâm của lãnh đạo địa phương, Ban giám hiệu đã hổtrợ mua sắm trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất gầnđầy đủ, phòng học sân bãi có diện tích rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát phục vụ choviệc dạy và học

Ngay từ đầu năm học ban chuyên môn nhà trường đã chỉ đạo trang trí lớp,chia khu vực sân tập phù hợp và xây dựng các giờ vận động làm giờ mẫu chochị em được dự và học tập kinh nghiệm

Bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy với kinh nghiệm lâu năm tôi cótinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề, luôn yêu nghề mến trẻ luônkhiêm tốn học hỏi kinh nghệm của các bạn đồng nghiệp

Bản thân luôn cố gắng nhiều trong quá trình tự học, tự rèn luyện thườngxuyên làm các đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động vận động

Đa số phụ huynh nhiệt tình có nhận thức việc học tập của con em mình,luôn kết hợp với giáo viên tìm kiếm các nguyên vật liệu và hỗ trợ giáo viêntrong việc làm đồ dùng, đồ chơi

Năm học 2017-2018 bản thân được phân công dạy lớp 5-6 tuổi lớp tôi có

30 cháu cùng độ tuổi đa số cháu được học qua lớp 4-5 tuổi nên trẻ dễ hòa đồngvới các bạn trong các hoạt động

2.2.2.Khó khăn:

Trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ giáo viên chưa có nhiều hìnhthức tổ chức linh hoạt sáng tạo vào hoạt động khiến trẻ gò bó chưa hứng thú họccho nên giờ hoạt động thể chất chưa đạt hiệu quả cao

Tài liệu tham khảo còn hạn chế

Tuy nhà trường đã quan tâm mua sắm một số đồ dùng đồ chơi, dụng cụluyện tập cho trẻ song để đáp ứng với mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ thì cònthiếu, đồ dùng trực quan chưa hấp dẫn đối với trẻ

Là một trong những trường thuộc vùng nông thôn, đa số phụ huynh làmnông nên ít có điều kiện quan tâm đến con cái, đặc biệt là vấn đề phát triển thểlực cho trẻ Do vậy, tình trạng sức khoẻ của trẻ trong toàn trường nói chung vàcủa lớp tôi nói riêng là không đồng đều Kết quả được thể hiện trong bảng khảosát sau:

Về Giáo dục

Trang 4

2.3.Một số biện pháp, giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Xây dựng môi trường, đồ dùng, dụng cụ cho trẻ hoạt động thể chất và đảm bảo an toàn cho trẻ.

Môi trường học tập.

Để gây hứng thú cho trẻ mỗi khi đến lớp việc tạo môi trường hoạt động làđiều tất yếu Muốn có môi trường học tập tốt phải đảm bảo tạo dựng được cơ sởvật chất, trang bị đồ chơi, thiết bị cho trẻ phát triển vận động phù hợp (phònggiáo dục thể chất, sân chơi, đồ chơi ngoài trời, thiết bị, đồ dùng trong lớp) đồngthời phải xây dựng được môi trường thân thiện đối với trẻ Để làm được điều đóngay từ đầu năm học tôi đã chủ động bàn bạc hai cô trong một lớp nghiên cứuchương trình dựa vào việc phân phối các chủ đề trong năm để xây dựng kếhoạch lớp theo năm, tháng, chủ đề, có kế hoạch cụ thể rõ ràng kết hợp xây dựng

kế hoạch chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất” của lớp

được nhà trường triển khai theo từng năm học Từ đó tôi đã chủ động sắp xếptrang trí môi trường lớp học phù hợp, bố trí các góc logic, đặc biệt là góc vận

Trang 5

để trưng bày được những đồ dùng tập luyện mà trẻ thích Ở trong môi trường đó,trẻ được tiếp thu tri thức trong một bầu không khí thân thiện, gần gũi giúp trẻhứng thú trong học tập

Tùy vào từng góc chơi tôi thường xuyên cho trẻ trải nghiệm các hoạtđộng, giúp trẻ tạo ra các sản phẩm để trẻ phát triển được các vận động tinh như:

xé, dán, cắt nặn Những sản phẩm từ chính bàn tay trẻ làm ra trẻ rất yêu thíchgiúp trẻ hăng say thể hiện ý tưởng của mình

Bên cạnh đó môi trường ngoài lớp học là yếu tố không thể thiếu được, để

có được môi trường ngoài lớp học phù hợp tôi đã chủ động đề xuất với Bangiám hiệu nhà trường bố trí 6-7 loại đồ chơi ngoài trời phù hợp với sân trường,tạo khoảng không gian, vị trí chơi, tập luyện cho trẻ thoải mái, đặc biệt đảm bảo

an toàn cho trẻ Tuỳ theo vị trí mỗi loại đồ chơi tôi đều tận dụng các loại nệmmỏng đã cũ đặt vào vị trí phù hợp để khỏi bị trầy xước khi trẻ chơi, ví dụ như:cầu trượt, thang leo, thường xuyên kiểm tra trước khi trẻ luyện tập Ngoài ra,tùy theo thời tiết trong ngày tôi có thể cho trẻ lao động, vệ sinh, chăm sóc vườnhoa, đây cũng là một hoạt động giúp trẻ phát triển thể lực qua đó giúp cho trẻbiết yêu thiên nhiên, yêu lao động

Đồ dùng, dụng cụ cho trẻ luyện tập.

Để trẻ hứng thú vào hoạt động, bám sát kế hoạch và chủ đề trong năm,ngoài những đồ dùng đồ chơi được nhà trường cung cấp tôi đã chủ động bàn bạcgiữa hai cô để tự làm mới được nhiều đồ dùng dụng cụ luyện tập cho trẻ, tôi đãdùng các loại ống nước để làm vòng thể dục, dùng các loại vải vụn để làm baocát cho trẻ ném, dùng các dây hoa để trang trí cổng thể dục cho trẻ chui qua,dùng các bánh xe cỡ lớn làm xích đu cho trẻ chơi Tuy nhiên các loại đồ dùngphục vụ cho trẻ hoạt động đều được làm đảm bảo an toàn, không sắc nhọn, phảibền, chắc, có độ mềm dẻo

H1 Đồ dùng tự tạo góc vận động H2 Cô và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi góc vận động.

Các hoạt động trong trường mầm non đặc biệt là trong hoạt động pháttriển vận động việc sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vô cùng quantrọng bởi vì hoạt động thể chất chủ yếu thông qua các bài tập có tính thực tế, cácbài luyện tập khác nhau đều có những loại đồ dùng, dụng cụ khác nhau, giúpcho trẻ chơi mà học một cách nhẹ nhàng

2.3.2.Tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ.

Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ là nội dung thiết yếu trongquá trình phát triển vận động cho trẻ mầm non, vì vậy khi lựa chọn nội dunggiáo dục phát triển vận động cho trẻ tôi cần theo các nguyên tắc:

Bám sát chương trình giáo dục mầm non hiện hành để lựa chọn nội dung,mục tiêu phù hợp độ tuổi

Trang 6

Đảm bảo tính liên tục và tính hệ thống, tính cá biệt Sự kết hợp, hợp lýgiữa các vận động có tính chất động và tĩnh, phù hợp với điều kiện thực tế củatrường, lớp và địa phương

Nội dung giáo dục thể chất bao gồm : phát triễn vận động và giáo dụcdinh dưỡng sức khỏe

Phát triễn vận động.

Giáo dục phát triễn vận động nhằm giúp trẻ khỏe mạnh và có kỹ năng vậnđộng trong các hoạt động hàng ngày Các bài tập ngoài vai trò phát triễn các kỹnăng vận động còn giúp phát triễn các tố chất nhanh nhẹn, sức mạnh của cơ bắp,

sự khéo léo và dẻo dai cũng như khả năng giữ thăng bằng của cơ thể trong quátrình vận động

Giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” có 9 hìnhthức:

“Giờ thể dục, thể dục sáng, phút thể dục, trò chơi vận động, dạo chơingoài trời, tuần lễ sức khoẻ ở trường mầm non, ngày hội thể dục, thể thao ởtrường mầm non, bài tập phát triển vận động cá nhân, các hoạt động nhằm giáodục phát triển cử động của bàn tay, ngón tay phối hợp vận động tay, mắt và kỹnăng phối hợp sử dụng các đồ dùng dụng cụ”[3]

Để đạt được những kỹ năng kỹ xảo vận động có mục đích và hình thànhnhững kỹ năng vận động đúng thì giờ thể dục được coi là hình thức cơ bản để tổchức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ

Ở mỗi hình thức tùy theo từng nội dung bài dạy mà tôi có thể lựa chọnphương pháp đồ dùng dụng cụ luyện tập khác nhau

Nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động học và sử dụng những thủ

thuật gây hứng thú cho trẻ

Muốn trẻ hào hứng tích cực tham gia vận động trong hoạt động giáo dụcthể chất thì phải xây dựng nề nếp thói quen tốt trong học tập cho trẻ và cách sửdụng đồ dùng trực quan khi tham gia các hoạt động như thế nào? Cách thực hiệncác bước trong hoạt động giáo dục thể chất ra sao? phải phân nhóm số trẻ có khảnăng vận động nhanh nhẹn, bình thường, hoặc lười vận động để tiện theo dõi và

có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng đồng thời kết hợp với phụ huynh cùng giáo dụctrẻ Trong quá trình giảng dạy thực nghiệm tôi đã tìm ra một số phương phápđơn giản nhưng hợp lý và phù hợp như sau:

Giáo dục thể chất thông qua thể dục sáng.

Việc tổ chức cho trẻ tập “Thể dục sáng” thường xuyên giúp trẻ hít thở

sâu, điều hoà nhịp thở, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần hoàn trong cơthể, nó hỗ trợ cho các hoạt động trong ngày của trẻ thêm nhịp nhàng, nhanhnhẹn

Khi tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng, tôi thường chú ý những điểm sau: Trang phục quần áo thích hợp để dễ vận động

Đảm bảo sân bãi an toàn cho trẻ

Đảm bảo 3 phần như một giờ thể dục

Trang 7

Các động tác thể dục trẻ phải được làm quen trước đó, các động tác lựachọn phải tác động lên các nhóm cơ chính của cơ thể và hệ hô hấp.

Các động tác luyện tập phải thực hiện theo thứ tự các bộ phận trên cơ thể(hô hấp – tay – lườn – lưng – bụng – chân)

Tổ chức cho trẻ tập theo nhạc các bài hát “Nhà mình rất vui”, “Bé yêubiển lắm”…, để thêm phần hứng thú, hấp dẫn tôi cho trẻ tập với cờ, nơ, vòng,gậy thể dục

Kết quả: Qua các động tác thể dục sáng giúp cho trẻ tích lũy được sự sảngkhoái cả ngày, thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng, gây sự hoạt động tích cực củacác cơ quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm cơ… giúp trẻ nhanh nhẹn, linh hoạtkhi bước vào một này mới

H3 Giờ thể dục sáng trong lớp.

Giáo dục thể chất thông qua tiết dạy thể dục.

Khi tổ chức một tiết thể dục: Bám vào kế hoạch năm, vào chuyên đề nămhọc “ Xây dựng trường học gắn với thực tiễn và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ”trước hết tôi phải lựa chọn nội dung bài dạy, sau đó xác định mục tiêu cần đạtsau bài dạy

“Giờ thể dục” gồm có 3 phần: Khởi động, trọng động và hồi tĩnh, mỗi

phần đều giải quyết một nhiệm vụ nhất định, mỗi phần có tác dụng và hỗ trợ lẫnnhau và hoàn thiện cho nhau, để trẻ hứng thú hơn giữa các phần tôi cho trẻ thựchiện phần chuyển tiếp nhẹ nhàng như trò chơi nhỏ “Chuông reo ở đâu?” “Bạn ởphía nào của con” hay trò chơi “Tiếng gọi của ai?” Ngoài ra, tuỳ theo mỗi phầntôi có thể kết hợp những bài hát, bản nhạc cho trẻ thêm thoải mái, hứng thútrong khi luyện tập

Rèn luyện phát triển thân thể toàn diện và các tố chất thể lực

Bồi dưỡng và giáo dục ý chí, phẩm chất đạo đức tốt cho trẻ

Thực hiện bài tập phát triển chung:

Phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính: cơ bả vai, cơ chân, cơ mìnhnhững động tác phát triển hệ hô hấp và những động tác hỗ trợ cho bài tập vậnđộng cơ bản

Ví dụ: Bài tập vận động cơ bản là “ném xa” thì khi chọn động tác cho

bài tập phát triển chung, giáo viên lưu ý chọn động tác tay đưa từ dưới lên cao

và tập động tác này số lần nhiều hơn (động tác nhấn) các động tác còn lại Hoặcbài tập vận động cơ bản là “bật xa”, nhiệm vụ chính là tập cho trẻ biết nhúnchân, giáo viên nên chọn bài tập phát triển chung có động tác đứng lên ngồixuống nhiều hơn (động tác nhấn)

Trang 8

Ví dụ: Bài tập vận động cơ bản là “Bật liên tục” thì khi chọn động tác

cho bài tập phát triển chung, giáo viên lưu ý chọn động tác chân bật và tập độngtác này số lần nhiều hơn các động tác còn lại Hoặc bài tập vận động cơ bản là

“bật xa”, nhiệm vụ chính là tập cho trẻ biết nhún chân, giáo viên nên chọn bàitập phát triển chung có động tác đứng lên ngồi xuống nhiều hơn

Vận động cơ bản:

Hình thành cho trẻ thực hiện được các vận động cơ bản một cách vữngvàng đúng tư thế Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận độngnhịp nhàng, biết định hướng không gian thời gian.[2] Và vận động kĩ năng cơbản ở trẻ Giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ tiến hành theo các bước sau: Tập mẫu,cho một số trẻ tập thử, cả lớp tập Giáo viên áp dụng các hình thức tổ chức: Cảlớp, nhóm, cá nhân tùy thuộc vào bài tập và khả năng của trẻ

H4 Trẻ tập thể dục : Bật liên tục qua 5 vòng.

Khi trẻ thực hiện giáo viên phải động viên, khích lệ, chú ý sửa sai cho trẻ.Khi đa số trẻ đã thực hiện tốt vận động thì thực hiện lần 2 có thể cho 2nhóm, hoặc 2 đội thực hiện theo hình thức thi đua để tăng sự hào hứng, phấnkhởi ở trẻ Còn khi đa số trẻ chưa thực hiện tốt thì không nên tổ chức thực hiệnvới hình thức thi đua

Thi đua cá nhân: Giáo viên chúng ta cần lưu ý nên chọn các cháu có sức, mức độ thực hiện động tác gần ngang nhau để tránh gây chán nản ở trẻ

Thi đua đồng đội: Giáo viên phải chú ý phân chia đội làm sao cho tương đối vừa sức, số lượng bằng nhau, các đội bắt đầu thực hiện cùng lúc

Khi trẻ chơi xong giáo viên phải là người phân xử thắng thua một cáchkhách quan, không thiên vị thì sẽ có tác dụng giáo dục sự công bằng trong mộttập thể trẻ nhỏ

Sau khi tổ chức ở hoạt động học, giáo viên củng cố kỹ năng cho trẻ quatrò chơi ở mọi lúc mọi nơi

Tận dụng môi trường sẵn có: Chơi cát nước, các đồ chơi phát triển thể lựcgiáo viên định hướng và bao quát cho trẻ chơi tránh sợ trẻ mệt, ngã mà khôngcho trẻ chơi những vận động mà trẻ thích Bao quát và xử lý kịp thời đối vớinhững trẻ hiếu động tránh để trẻ hoạt động quá sức và không đám bảo an toàncho trẻ đồng thời chú ý đến trẻ có thể lực, sức khỏe yếu hơn mà giao nhiệm vụvừa sức khi chơi

Ví dụ: Dạy trẻ bài chạy 40m, đây là yêu cầu dành chung cho tất cả các

cháu trong lớp, song nếu lớp có 1-2 cháu thể lực yếu hơn thì cô có thể chạy cùngtrẻ, để động viên và dìu chân trẻ chạy, nếu thấy trẻ mệt không đủ sức chạy tiếp

cô giáo có thể ra lệnh cho trẻ ngừng chạy, đi vừa, đi chậm… để đảm bảo sứckhỏe, hoặc có trẻ chạy hơn 40m mà vẫn không dừng lại vì quá phấn khích, cácbạn hoan hô nhiều, hiếu thắng… thì cô giáo nên ra lệnh cho cháu ngừng lại vì đãđạt yêu cầu

Trò chơi vận động:

Trang 9

Khi chơi trò chơi vận động có tác dụng gây hứng thú cho trẻ, khi tham giavào trò chơi, trẻ vận động tích cực hơn, tự nhiên, thoải mái Trò chơi vận độngcũng có thể là vừa đồng thanh đọc một bài thơ, bài ca, bài đồng dao, vừa hát,vừavận động.

Giáo viên cần lựa chọn các bài thơ, bài ca về nội dung phải ngắn gọn dễthuộc và phù hợp với chủ đề chủ điểm, bài thơ và bài ca phải vui nhộn

Ví dụ: Bài thơ “Con sói xấu tính”, trước khi chơi giáo viên cần giúp trẻ

đọc lại bài thơ, nếu trong trò chơi có sự phân vai thì giáo viên giúp trẻ tự chọnvai chơi của mình

Ví dụ: Trò chơi “Gà tìm mồi”: Chơi tập thể

Luật chơi: Khi nghe hiệu lệnh những bạn làm mồi phải ngồi im, nếu đứngdậy sẽ bị các bạn làm gà bắt

Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm chơi Một nhóm là gà, một nhóm là mồi.Khi bắt đầu chơi nhóm làm gà sẽ nắm tay nhau nhảy đi kiếm mồi xungquanh các bạn làm mồi Những bạn làm mồi khi thấy những chú gà phải ngồi imlặng nhắm mắt giả vờ như đi ngủ Bạn nào đứng dậy và sẽ bị bắt và đổi chỗ chobạn làm gà Khi bắt đầu chơi bạn làm gà sẽ hát các bài hò vè do cô tự sưu tầm

Với trò chơi này sẽ giúp trẻ phát triển các cơ, sự khéo léo nhanh nhẹn củatay chân đồng thời rất hứng thú khi được tham gia các vận động

Khi chơi trò chơi vận động, hệ vận động được củng cố, các hệ cơ bắp của

cơ thể trẻ trở nên rắn chắc hơn, tăng cường sức khỏe cho trẻ, tạo điều kiện cho việc rèn luyện thể lực

Củng cố rèn luyện và hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản Giáo viên lựa chọn những trò chơi vận động cơ bản như trò chơi: Tín hiệu, chó sói xấu tính,bắt chước tạo dáng, cáo và thỏ …

Ví dụ 1: Bài tập vận động đi, chạy thì trò chơi vận động là “Đi, chạy theo

tính hiệu”; ném xa bằng một tay thì trò chơi vận động là “Ném quai dây” Mụcđích nhằm rèn luyện những kĩ năng của các vận động cơ bản

Ví dụ 2: Với đề tài: “Trèo lên xuống thang” cô chọn trò chơi “đua ngựa”

việc chạy nâng cao đùi sẽ có tác dụng hỗ trợ cơ đùi đối với kỹ năng trèo của trẻ

Phần hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng kết hợp những tiếng nhạc du dươngcủa gió, tiếng suối chảy róc rách

Đặc biệt trong giờ học tôi dùng một loại tín hiệu thống nhất để khỏi ảnhhưởng đến sự chú ý của trẻ, bên cạnh đó tôi luôn sử dụng khẩu lệnh, mệnh lệnhnhư: “Nghiêm”, “Nghỉ”, “Đi”, “Chạy”, “Dừng lại”, mệnh lệnh, khẩu lệnh rõràng, dứt khoát và lôi cuốn sự tập trung chú ý của trẻ Trong quá trình trẻ tậpluyện tùy theo đối tượng cháu tôi có thể nâng cao dần yêu cầu của hoạt động,tùy theo từng chủ đề tôi lựa chọn các bài hát phù hợp

Như vậy, trong một giờ thể dục, để đạt được kết quả giáo viên phải biếtkết hợp nhiều yếu tố để tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động có hiệu quả

Nhận xét tiết học :

Giáo viên có thể nhận xét ngay trong tiết học hoặc cuối tiết học, trong tiếthọc khen chê trẻ kịp thời Cuối tiết học chủ yếu động viên trẻ, khen là chính

Trang 10

Kết quả: Các cháu rất hứng thú tham gia giờ học, các kỹ năng luyện tậpđối với trẻ nhẹ nhàng thoải mái hơn, kiến thức, kỹ năng được nâng cao rõ rệt.

Kết quả nhận thức trên trẻ đạt chất lượng hơn, 94% trẻ thực hiện thànhthạo kỹ năng vận động ở từng lứa tuổi Đặc biệt là các giờ học thể dục mang tínhtổng hợp như: Ném xa – chạy nhanh, bò zích zắc qua 5 hộp cách nhau 60 cm –tung bắt bóng… trẻ thực hiện tốt các yêu cầu về kiến thức và  kỹ năng

2.3.3.Phát triển thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động khác.

Nhiệm vụ phát triển vận động cho trẻ không chỉ trên tiết học thể dục màcòn được tổ chức thông qua các hoạt động trong ngày

Hoạt động học:

Ví dụ: Giờ hoạt động làm quen với toán sau khi giáo viên đã cho trẻ học

đếm đến 9, tạo nhóm có 9 đối tượng, nhận biết chữ số 9 Giáo viên đã cho trẻđứng thành 2 đội, lần lượt bật liên tục qua các vòng lên gắn toa tàu sao cho mỗicon tàu có 9 toa

Ví dụ: khi tổ chức các môn học khác như vẽ, cắt, xé hoặc đọc thơ, kể

chuyện hoặc cho trẻ khám phá môi trường xung quanh, để giảm bớt sự căng

thẳng, mệt mỏi của trẻ tôi đã cho trẻ vận động “phút thể dục” theo bài:

Cúi mãi mỏi lưng

Viết mãi mỏi tay Thể dục thế này

Là hết mệt mỏiHay: Cho trẻ xoay cổ tay, nghiêng người về hai bên theo nhịp đếm của cô.Bên cạnh đó, dưới mọi hình thức và bằng nhiều cách tôi có thể tổ chức

“Trò chơi vận động” để gây hứng thú cho trẻ, có thể cho trẻ tạo dáng, bắt chướchành động hoặc tiếng của các con vật

Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ tìm hiểu một số con vật, phần cuối hoạt động,

tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Tạo dáng” Có thể cho trẻ đi theo một bản nhạc

và cô yêu cầu trẻ tạo dáng các con vật theo yêu cầu của cô hoặc trò chơi “Ainhanh nhất”

Ở góc xây dựng: Trẻ được luyện tập các cử động của bàn tay, ngón taykhi lắp ghép hình, xếp gạch xây hàng rào

Chơi ngoài trời ;

Trò chơi vận động :

Ngày đăng: 06/06/2018, 14:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w