1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 6 tuổi qua tổ chức trò chơi vận động ở trường mầm non đông tân TP thanh hóa

24 279 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,42 MB

Nội dung

Tuy nhiên trên thực tế qua quan sát và theo dõi việc giáo dục thể chất ở cáctrường mầm non hiện nay chỉ dựa vào chương trình, các bài tập, trò chơi có sẵn và hình thức tổ chức chưa khéo

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ THANH HÓA

Người thực hiện : Thiều Thị Lan Anh

Trang 2

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 - 18

Biện pháp 1: Điều tra thực trạng ở lớp. 6

Biện pháp 2: Nghiên cứu tài liệu sưu tầm, lựa chọn các

trò chơi vận động phù hợp với lứa tuổi, với khả năng và

Biện pháp 7: Tuyên truyền vận động kết hợp với các bậc

phụ huynh về cách chăm sóc giáo dục và rèn luyện thói

quen tập thể dục và lao động tự phục vụ ở nhà cho trẻ

Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được hội

đồng khoa học đánh giá xếp loại cấp phòng GD & ĐT,

cấp sở GD & ĐT và các cấp cao hơn xếp loại từ C trở

lên

21

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Từ khi xuất hiện loài người đến năm 776 trước Công nguyên, con người đãtiếp thu những tri thức có tính chất kinh nghiệm về ảnh hưởng của các động tácđến kết quả của thực tiễn lao động Từ việc tích luỹ tri thức mang tính chất kinhnghiệm ấy nâng lên thành ý thức về hiệu quả của việc tập luyện và nhận thứcđược các phương tiện truyền đạt kinh nghiệm Đó là một trong những tiền đềlàm xuất hiện các bài tập thể chất và cùng với nó, giáo dục thể chất ra đời[1] Nhưng đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, khoa học về giáo dục thể chấtmới được phát triển mạnh mẽ, hình thành môn Lí luận và Phương pháp giáo dụcthể chất với tư cách là một khoa học độc lập Nhà bác học người Nga P.Ph.Lexgáp (1837 - 1909) đã đặt nền móng cho Lí luận giáo dục thể chất hiện đạivới tư cách là một môn khoa học độc lập, từ những tác phẩm của ông về lịch sử,giải phẫu, sinh vật, giáo dục học, lí luận và phương pháp giáo dục thể chất[2].Vậy Giáo dục thế chất là gì? Giáo dục thể chất là một quá trình giáo dục màđặc trưng của nó thế hiện ở việc giảng dạy các động tác nhằm hoàn thiện về mặthình thể và chức năng sinh học của cơ thể người; hình thành, rènluyện kĩ năng, kĩxảo vận động và phát triển các tố chất thế lực của cơ thể người[3] Giáo dục thểchất cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặcđiểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sưphạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm Giáo dục thể chất chia thànhhai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục tốchất thể lực Trong hệ thống giáo dục, nội dung đặc trưng của giáo dục thể chấtđược gắn liền với giáo dục trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động[4] Ngày nay, trước những biến động không ngừng của đời sống xã hội, cảnhân loại đang chạy đua không ngừng trong cuộc cách mạng 4.0, “toàn cầuhóa”, khi sức khỏe vẫn luôn là mục tiêu quan tâm hàng đầu ở mọi thời đại thìgiáo dục thể chất ngày càng khẳng định đươc vị trí quan trọng của mình, bởi lẽ

Giáo dục thể chất đã góp phần: “Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên

cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống”[4].

Trang 4

Đối với trẻ mầm non, là lứa tuổi “khởi đầu” của quá trình giáo dục thì việcgiáo dục nói chung, trong đó có giáo dục thể chất nói riêng là quan trọng và rấtcần thiết Bởi vì, phát triển thể chất đối với trẻ không chỉ là sự phát triển vềhình thái cơ thể bên ngoài của trẻ mà nó còn là yếu tố để giúp trẻ phát triển toànmặt như: nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của Anh vào cuối năm 2016 khảo sát trên12.000 phụ huynh ở nhiều quốc gia khác nhau, có đến 4.000 trẻ em chỉ chơingoài trời một ngày chưa đến 30 phút Trong khi đó, NASPE (Hiệp hội thể thao

và giáo dục thể chất quốc gia Mỹ) cho biết thời gian này không đáp ứng đủ nhucầu vận động của trẻ[5] Còn ở Việt Nam trong vài thập kỉ và đặc biệt là trongnhững năm gần đây, cùng với sự chuyển biến mọi mặt của xã hội và đặc biệt là

sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội trẻ em đã có điều kiện được chăm sóctốt hơn dẫn đến tình trạng béo phì không ngừng tăng lên, bên cạnh đó ở nhiềunơi nhất là các thành phố lớn trẻ em đang dần quay lưng với các hoạt động taychân mà yêu thích những trò chơi công nghệ chỉ ngồi một chỗ thụ động, vẫn cònrất nhiều trẻ mắc bệnh còi xương suy dinh dưỡng, các bệnh về đườngruột, Các điều kiện về đảm bảo chăm sóc sức khỏe của trẻ còn nhiều thiếuthốn Cơ sở vật chất ở trường và gia đình còn hạn hẹp, chưa đảm bảo vệ sinhmôi trường cho trẻ sinh hoạt, học tập[6] Hơn nữa, cũng còn nhiều gia đìnhngười Việt chú trọng cho con học tập, giáo dục tri thức trong những môi trườngtoàn diện, việc rèn luyện, nâng cao thể chất sức khỏe nhiều khi lại bị các bậc phụhuynh lãng quên, đặc biệt là đối với trẻ ở độ tuổi mầm non[7]

Từ thực tế trên, giáo dục thể chất mầm non đang là vấn đề nóng ở khắp mọinơi trong đó có Việt Nam, giáo dục thể chất và nâng cao chất lượng giáo dục thểchất đang là yêu cầu cấp bách đặt ra cho những người trực tiếp chăm sóc và giáodục trẻ đặc biệt là trẻ nhỏ - trẻ mầm non

Tuy nhiên trên thực tế qua quan sát và theo dõi việc giáo dục thể chất ở cáctrường mầm non hiện nay chỉ dựa vào chương trình, các bài tập, trò chơi có sẵn

và hình thức tổ chức chưa khéo léo, chưa khoa học… gây nhàm chán do đó chưathu hút được trẻ tự nguyện, hứng thú tham gia các hoạt động dẫn đến trẻ chưamạnh dạn tự tin khi tham gia vào các hoạt động thể chất Vì thế để thu hút đượctrẻ tham gia vào các hoạt động thể chất một cách nhiệt tình, tích cực, chủ động,hứng thú, đạt kết quả cao thiết nghĩ rất cần phải đổi mới và sáng tạo các hìnhthức tổ chức, các bài tập, trò chơi mới, Như vậy, có thể thấy để nâng caochất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mầm non trong đó có trẻ 5- 6 tuổi có rấtnhiều con đường nhiều hình thức khác nhau, nhưng hình thức phát triển giáo dụcthể chất qua các trò chơi vận động là ưu việt hơn cả, bởi nó phù hợp với đặc

điểm của trẻ mầm non “Học bằng chơi, chơi mà học”, lứa tuổi luôn thích tìm

hiểu, khám phá trải nghiệm những điều mới lạ từ chính khả năng của bản thântrẻ[8] Bên cạnh đó, hoạt động phát triển thể chất thông qua các trò chơi vậnđộng còn đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay đó là: giáodục lấy trẻ làm trung tâm và luôn đáp ứng điều kiện phát triển của trẻ: năngđộng, linh hoạt, tự tin, sáng tạo,… Trẻ phải có điều kiện được trải nghiệm, đượcthử sức mình với những trò chơi, những hoạt động mới gây hứng thú và phát

Trang 5

triển kỹ năng vận động cho trẻ mà trong đó trẻ là trung tâm, trẻ là người đượclàm chủ chính môi trường học tập và vận động của mình[8].

Nhận thức được hoạt động giáo dục thể chất qua tổ chức các trò chơi vậnđộng có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ nên tôi đã dành thời gian nghiên cứu tìm ramột số biện pháp khắc phục thực trạng trên Tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng các

bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm tôi cho là tâm đắc với đề tài: “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5- 6 tuổi qua tổ chức trò chơi vận động ở trường Mầm non Đông Tân”

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp phát triển thể chất qua tổ chức trò chơi vận động cho trẻ Mẫu

giáo lớn (5- 6 tuổi) ở trường Mầm non Đông Tân - Thành phố Thanh Hóa

1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận(Tức là nhóm phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết ).

Gồm các phương pháp phân tích - tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu nhằmxác lập cơ sở lý luận của đề tài

1.4.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn(Tức là nhóm phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin).

Gồm có:

+ Phương pháp điều tra

+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

+ Phương pháp khảo nghiệm sư phạm

Các phương pháp này được sử dụng nhằm xác lập cơ sở thực tiễn của đề tài

1.4.3 Phương pháp thống kê toán học (Tức là phương pháp thống kê, xử lý

số liệu): Phương pháp này nhằm xử lý số liệu thu được

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lý luận

Giáo dục thể chất là nhân tố quan trọng không thể thiếu trong chuỗi hệthống giáo dục mà con người cần đến ngay từ độ tuổi mầm non Các nhà khoahọc trên thế giới đã kết luận, hoạt động thể chất không chỉ giúp trẻ khỏe hơn màcòn thông minh hơn Một tiến sĩ thuộc Đại học Wollongong (Úc) khẳng định, trẻhoạt động càng nhiều càng tốt cho sự phát triển nhận thức Có thể nói, hoạt độngthể chất cho bé đức tính kiên trì, không ngại đối mặt với những khó khăn trongcuộc sống Về thể lực, đây chính là chìa khóa hỗ trợ quá trình trao đổi chất, hoànthiện phát triển xương, khớp… giúp bé cao lớn, khoẻ mạnh, có sức đề khángvượt trội[5] Và trong các hoạt động thể chất thì vận động đóng vai trò quantrọng đối với cơ thể trẻ Ngay từ thế kỉ XVIII nhiều nhà khoa học trên thế giới

Trang 6

đã khẳng định rằng: “Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù”,

“Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động”[8]

Ngày nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì trẻ em càng ít vận độngdẫn đến chức năng thần kinh thực vật vận động càng kém phát triển, hoạt động

hệ tuần hoàn và hệ hô hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút,trọng lượng cơ thể tăng nhanh Theo viện dinh dưỡng Việt Nam chỉ riêng Thànhphố Hà Nội tỷ lệ trẻ em bị béo phì đang ở mức báo động chiếm 10 -15% Mànguyên nhân chủ yếu là do các em lười vận động, không có hứng thú với vậnđộng, thường xuyên ngồi một chỗ Điều đó làm cho trẻ em không được pháttriển một cách toàn diện cả về thể lực lẫn trí tuệ[8]… Đứng trước thực trạngnày, giáo dục thể chất nhất là giáo dục thể chất qua các trò chơi vận động trởthành vấn đề được quan tâm hơn bao giờ hết

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục thể chất thông quacác trò chơi vận động, Đảng và nhà nước đã xác định giáo dục thể chất thôngqua các trò chơi vận động là nhiệm vụ quan trọng trong đào tạo thế hệ trẻ ở cáctrường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên, “bậc học mầm non’’.Đảng và nhà nước, bộ giáo dục đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cho công tácgiáo dục thể chất cho trẻ mầm non nói chung và giáo dục thể chất thông qua cáctrò chơi vận đọng nói riêng như:

Trong Điều 23 mục 1 Chương 2 Luật giáo dục có chỉ rõ: “ Nội dung giáodục mầm non là phải đảm bảo phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em,hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục giúp trẻ phát triển cân đối, khỏemạnh, nhanh nhẹn, biết kính trọng yêu mến, lễ phép với người lớn, bạn bè,…thật thà, mạnh dạn, hồn nhiên yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học”,tiếp đó Điều 24 Luật giáo dục cũng đã quy định: “ Chương trình giáo dục mầmnon thể hiện mục tiêu giáo dục mầm non, cụ thể hóa các yêu cầu về nuôi dưỡng,chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi, quy định việc tổ chức các hoạt độngnhằm tạo điều kiện để trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹhướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ ở tuổi mầm non”[10]

Bộ GD&ĐT đã ban hành Hướng dẫn thực hiện chuyên đề “Nâng cao chấtlượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn

2013 - 2016” Việc thực hiện chuyên đề nhằm mục tiêu chung là nâng cao chấtlượng giáo dục phát triển vận động giúp cơ thể trẻ phát triển các tố chất vậnđộng (nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo) góp phần nâng cao tầm vóc và thể lựccủa trẻ em Việt Nam[9]

Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Mầm non thuộc Viện Khoa học giáo dục ViệtNam, đã nghiên cứu ứng dụng những thành tựu khoa học của các nhà khoa học Liên

Xô, Mĩ, Pháp vào thực tiện giáo dục thể chất cho trẻ mầm non của Việt Nam[5]

Sinh thời Bác Hồ - Vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta từng nhắc nhở: “Cái quý giá nhất của con người là sức khỏe, muốn lao động sản xuất, công tác và

học tập tốt thì cần có sức khỏe Muốn có sức khỏe và giữ gìn sức khỏe thì nên thường xuyên tập thể dục thể thao…” Bác đã khẳng định rèn luyện thể dục thể

thao, luyện sức khỏe để xây dựng một xã hội văn minh Chính những lời dạyquý báu của Bác mà thế hệ con cháu đã ý thức được tầm quan trọng của sứckhỏe và giữ gìn sức khỏe để xây dựng và bảo về tổ quốc Trong tình hình đất

Trang 7

nước đang phát triển hội nhập vào quốc tế thì cần có những mầm giống toàndiện về trí tuệ cường tráng về thể chất và chỉ có sức khỏe tốt người ta mới có đủkhả năng tham gia học tập và công tác Trường mầm non là nơi Chăm sóc - Nuôidưỡng - Giáo dục trẻ Thời gian trẻ ở trường mầm non còn nhiều hơn thời giantrẻ ở nhà với gia đình Trẻ có được giáo dục thể và phát triển toàn diện haykhông là phụ thuôc rất nhiều vào các điều kiện phục vụ và ý thức trách nhiệmcủa đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường mầm non Tuy nhiên,quá trình giáo dục thể chất muốn đạt được kết quả tốt thì không chỉ cần sự thamgia của cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường mà còn phải cần có sự chungtay góp sức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của địaphương và các bậc phụ huynh

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Để truyền tải cho trẻ các trò chơi vận động đòi hỏi người giáo viên phảithực sự hiểu trẻ, phải có phương pháp giáo dục sao cho trẻ dễ hiểu, dễ tiếp thu

có như vậy mới giúp trẻ khắc sâu trong tâm trí và định hình cho mình những vậnđộng phù hợp

Với từng đối tượng khác nhau cần có các hoạt động phát triển thể chất khácnhau Trong quá trình giáo dục thể chất cho trẻ 5- 6 tuổi thông qua tổ chức cáctrò chơi vận động ở trường mầm non Đông Tân, tôi gặp một số thuận lợi và khókhăn sau:

Bản thân có nhiều năm công tác, yêu nghề, mến trẻ và có nhiều kinhnghiệm Bên cạnh đó bản thân cũng tích cực tham gia dự giờ các giờ dạy mẫu

do phòng giáo dục tổ chức để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ như đã đượctham dự lớp bồi dưỡng chuyên đề hè do phòng giáo dục tổ chức trong đó cóchuyên đề nâng cao chất lương giáo dục thể chất

Các tài liệu, tập san về giáo dục thể chất, trò chơi vận động được nhà trường,phòng giáo dục đầu tư kịp thời Đặc biệt nhà trường có dàn máy tính kết nốiinternet tạo điều kiện cho giáo viên cập nhật thông tin một cách nhanh chóng vàthuận tiện Khi thực hiện đề tài này tôi được sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ của bangiám hiệu nhà trường cũng như các giáo viên trong trường

Trang 8

để giáo dục trẻ, gây trở ngại ngay từ việc lập kế hoạch đến việc giáo dục thểchất thông qua các trò chơi vận động cho trẻ.

Diện tích lớp học còn chật hẹp, thời gian tổ chức các trò chơi vận động còn

ít, trò chơi vận động chủ yếu được tổ chức lồng ghép tích hợp vào các hoạt độnggiáo dục, các trò chơi thì cũ, có sẵn nên trẻ nhanh chán

Lớp tôi có 44 cháu nhưng có tới 70% cháu là trẻ nam rất hiếu động, gâykhó khăn trong việc rèn nề nếp lớp Bên cạnh đó các cháu tuy cùng độ tuổinhưng nhận thức không đồng đều, có nhiều cháu sinh cuối năm và có nhiều cháuthể lực không tốt Đây cũng là nhân tố làm hạn chế kết quả của hoạt động giáodục thể chất cho trẻ

* Kết quả thực trạng:

Với thực trạng trên, qua việc tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ, tôi đãchú ý, quan sát theo dõi và khảo sát trẻ kết quả khảo sát đầu năm trên trẻ tại lớpmẫu giáo Lớn A tôi thu được một số kết quả sau:

Tổng

số

trẻ

Thái độ của trẻ khi

tham gia trò chơi

Kỹ năng hoạt động

của trẻ

Tình trạng sức khỏe

của trẻ Trẻ tích

tự tin, mạnh dạn

Trẻ thành thạo, khéo léo

Trẻ chưa thành thạo, khéo léo

Trẻ phát triển bình thường

Trẻ suy dinh dưỡng

Kết quả khảo sát trên cho thấy % trẻ có thái độ tích cực tham gia trò chơi,

có kỹ năng hoạt động, tình trạng sức khỏe bình thường còn thấp

Đứng trước tình hình như vậy tôi luôn trăn trở và suy nghĩ xem mình phảilàm gì và làm thế nào để nâng cao kết quả phát triển thể chất cho trẻ thông quacác trò chơi vận động cho trẻ Đồng thời tuyên truyền như thế nào đến tất cả phụhuynh để đánh thức ở họ ý thức giáo dục thể chất, kết hợp với cô giáo phát triểnthể chất cho trẻ

2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

* Biện pháp 1: Điều tra thực trạng ở lớp

Công tác thường xuyên quan sát và điều tra tình hình tham gia hoạt độngphát triển vận động thực tế của trẻ trong lớp giúp cho tôi nhận xét đánh giáchính xác được về tình hình của trẻ ở lớp mình để từ đó thay đổi và điều chỉnhcác hoạt động cho từng trẻ sao cho phù hợp và khoa học Vì mỗi trẻ đều có khảnăng, kỹ năng thực hiện các trò chơi vận động khác nhau, có trẻ không thíchtham gia vào các trò chơi vận động, có trẻ thì sợ không dám chơi cùng với cácbạn, có trẻ thì lên thực hiện cho có thực hiện không đúng với yêu cầu của tròchơi Những lúc như vậy tôi hỏi trẻ: Tại sao con không tham gia cùng các bạn?Sao con lại thực hiện như thế? Sao con không lên chơi? Trẻ trả lời rất hồnnhiên là: Con không thích trò chơi này Con không biết chơi trò chơi này Conkhông thích đồ dùng đấy, có trẻ hỏi còn không trả lời…

Trang 9

Do vậy theo chương trình kế hoạch đã lên tôi thường xuyên tổ chức tròchơi vận động cho trẻ để theo dõi và nắm bắt được tâm tư, suy nghĩ và nhu cầumong muốn của trẻ Đôi khi hình thức tổ chức các trò chơi vận động chưa đượckhoa học, đồ dùng chưa phong phú, mới lạ, chưa thu hút được trẻ Nội dung tròchơi còn chung chung, còn cũ nên dẫn đến việc trẻ không thích các đồ dùng đồchơi làm nội dung trò chơi bị hạn chế chưa phát huy được tính sáng tạo Vậy nênviệc quan sát trẻ sử dụng đồ dùng, đồ chơi, thái độ kỹ năng của trẻ khi tham giatrò chơi vận động sau đó ghi chép lại thật cụ thể và chính xác những mong muốn

ý thích của trẻ với đồ chơi gì, trẻ không thích chơi là do nguyên nhân vì sao?Mặt khác, vấn đề tuyên truyền tới các bậc phụ huynh chưa sâu sắc, chưa chặtchẽ từ đó dẫn tới việc các bậc phụ huynh chưa quan tâm và chưa hiểu hết ýnghĩa của việc trẻ tham gia trò chơi vận động chơi nên chưa ủng hộ giáo viênviệc mua sắm đồ dùng, đồ chơi và hỗ trợ nguyên vật liệu sẵn có của địa phương Biết và hiểu được tình trạng thực tế trên đã giúp tôi nghiên cứu và tìm ramột số biện pháp tổ chức các trò chơi vận động tốt hơn để thực hiện nhằm lôicuốn trẻ tham gia tích cực và giúp trẻ phát triển tốt về thể chất

* Biện pháp 2: Nghiên cứu tài liệu, sưu tầm, lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp với lứa tuổi với khả năng của trẻ và với chủ đề

Việc nghiên cứu tài liệu giúp cho tôi hiểu biết nắm vững thêm về thông tin,kiến thức và đặc điểm tâm sinh lý, sự phát triển vận động của trẻ 5- 6 tuổi Từ

đó tôi tìm trên mạng Internet, qua đồng nghiệp, qua tủ sách của nhà trường vềchuyên đề phát triển vận động, các trò chơi, cách tổ chức các trò chơi phát triểnvận động cho trẻ 5- 6 tuổi Tiếp đó tôi tiến hành nghiên cứu sắp xếp, lập kếhoạch các trò chơi vận động, trò chơi dân gian phù hợp với khả năng, kỹ năng, ýthích, mong muốn của trẻ, đặc biệt là phù hợp cho từng môn học, từng hoạtđộng và từng chủ đề để đưa vào tổ chức cho trẻ chơi nhằm thu hút được sự hứngthú, tích cực, say mê của trẻ cụ thể như sau:

TT Tên chủ đề Trò chơi vận động Trò chơi dân

Cắm cờ; Kéo co; Rồng rắn lên mây

Về đúng nhà; Tay trái tay phải của em; Nhận đúng tên mình; Làm theo hiệu lệnh; Tìm bạn; Mũi cằm tai

Lộn cầu vồng; Bịt mắt bắt dê

Trang 10

Nghề nghiệp gạo; Lăn bóng; Vận động viên nhí;

Tung cao hơn nữa; Lăn bóng qua đường zích zắc ném bóng vào rổ

ràng; ù à ù ập

5 Thế giới đông vật

Bắt vịt trên cạn; Gà trong vườn rau;

Sói và dê; Chim bói cá rình mồi;

Ếch nhảy xuống ao; Chim sẻ và ô tô;

Múa công; Đi như gấu, bò như chuột

Mèo đuổi chuột; Thả đĩa

ba ba

6 Thế giới thực vật

Gieo hạt nảy mầm; Thi chuyển đồ nhanh; Cây nào qủa ấy; Thi xem ai chọn nhanh; về đúng nhà; Ai hái quả nhanh hơn; Thi hái hoa

Ném còn;

Trồng nụ trồng hoa

7 Phương tiện giao

10 Trường tiểu học Ai nhanh hơn, bóng tròn to

Dung dăng dung dẻ, mèo đuổi chuột

* Biện pháp 3: Làm đồ dùng, lựa chọn địa điểm tổ chức trò chơi vận động

Để tổ chức tốt được các trò chơi vận động thì yếu tố quan trọng nhất đó làcác đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các trò chơi và địa điểm để tổ chức trò chơi do

đó đồ dùng đồ chơi để phục vụ trò chơi không những đảm bảo tính thẩm mỹ,tính khoa học phù hợp với độ tuổi mà đồ dùng đồ chơi phải phong phú đa dạng,màu sắc nổi bật nhằm thu hút được sự chú ý, thích thú của trẻ và nhất là phảiphù hợp với từng nội dung của từng trò chơi nếu thiếu các đồ dùng đồ chơi vàđịa điểm thì không thể tổ chức trò chơi cho trẻ chơi được

Ví dụ:

+ Khi tổ chức trò chơi: “Trời nắng trời mưa” cô cho trẻ chơi ở ngoài sân và cô

chuẩn bị phấn để vẽ nhà cho thỏ, làm mũ thỏ bằng các tờ lịch màu trắng, vẽ hìnhcon thỏ sau đó cắt và gắn lại thành mũ cho trẻ đội

Trang 11

Đồ chơi: Mũ Thỏ + Trò chơi: “Đèn tín hiệu” cô cần làm 3 đèn giao thông có màu xanh, đỏ,

vàng hình tròn có cán cầm làm bằng bìa cứng sau đó rán màu lên Hoặc khi tổ chức

trò chơi: “Lăn bóng qua đường đường zích zắc ném bóng vào rổ” thì tôi đã sưu

tầm các hộp sữa sau đó dùng giấy màu bọc lại và trang trí những bông hoa, đểthu hút sự chú ý và thích thú của trẻ

Trang 12

Đồ chơi: Đèn giao thông Đồ chơi: Hộp zích zắc

+ Với trò chơi: “Kéo co” thì cần phải chuẩn bị dây thừng, dây vải nhỏ màu

đỏ, địa điểm tổ chức thì phải rộng, sạch an toàn với trẻ và với trò chơi này thìcần tổ chức ở ngoài sân cỏ để không may trẻ có bị ngã sẽ không gây nguy hiểmhay bị đau và chớt tay chân của trẻ

+ Khi tổ chức trò chơi: “Bật liên tục vào các vòng, ném vòng cổ chai” thì

cần phải chuẩn bị các vòng nhựa để trẻ bật vào, vòng để ném có thể làm bằngcác dây nhựa dẻo hoặc vót bằng tre và uốn lại thành vòng tròn, chai cho trẻ némvòng và địa điểm tổ chức ở ngoài sân trường trên nền gạch hoặc cũng có thể tổchức ở trong lớp

Trò chơi: Bật liên tục qua các vòng, ném vòng cổ chai + Với trò chơi: “Ném còn” chuẩn bị vòng, các quả còn có màu sắc sặc sở

thật đẹp để lôi cuốn sự chú ý của trẻ

Ngày đăng: 08/08/2019, 14:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w