Đánh giá tính đúng của các vị thuốc trong bài thuốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng một số tiêu chuẩn và đánh giá tác dụng sinh học của bài thuốc phong đan (Trang 34)

Tục đoạn

a. Mô tả

Rễ hình trụ, hơi cong queo, đầu trên to, đầu dưới thuôn nhỏ dần, đường kính 0,4 cm đến 1 cm. Mặt ngoài màu nâu xám, có nhiều nếp nhăn và rãnh dọc. Dễ bẻ gãy.

Hình 3.1 - Ảnh vị thuốc Tục Đoạn

b. Soi bột

Bột màu nâu nhạt, mùi thơm, vị đắng sau chát. Soi KHV thấy: Mảnh bần gồm nhiều tế bào hình chữ nhật màu vàng nâu, nhiều tinh thể calci oxalat hình cầu gai rải rác ở ngoài hay ở trong tế bào mô mềm. Nhiều mảnh mạch vạch. Mảnh mang màu đứng riêng lẻ, sợi thành dày đứng riêng lẻ hoặc xếp thành từng đám [18].

25

(1 - Mảnh bần; 2 - Mô mềm mang tinh thể calci oxalat; 3 - Mảnh mạch vạch; 4 -

Đám sợi; 5 - Mảnh mang màu; 6 - Tinh thể calci oxalat)

c. Định tính

Dược liệu có phản ứng dương tính với các nhóm chất như alcaloid, saponin, tanin, polysaccarid [7], [18].

Nhận xét: Vị thuốc Tục đoạn có mô tả cảm quan và các đặc điểm vi học của bột phù

hợp với mô tả trong DĐVN IV. Đồng thời dược liệu cho các phản ứng dương tính với những nhóm chất chính trong các chuyên luận riêng về Tục Đoạn [5], [6], [7], [18], [34], [42].

Như vậy xác định vị thuốc đạt yêu cầu sử dụng.  Phòng phong

a. Mô tả

Mặt ngoài màu vàng nâu, sần sùi với những vân ngang, lớp vỏ ngoài thường bong tróc ra. Thể chất nhẹ, dễ gãy, lõi màu vàng nhạt. Mùi thơm, vị đặc trưng, hơi ngọt.

Hình 3.3 - Ảnh vị thuốc Phòng Phong

26

Hình 3.4 - Đặc điểm vi học bột Phòng Phong

(1 - Mảnh bần; 2 - Mảnh mô mềm mang tinh bột; 3 - Mảnh mạch; 4 - Sợi; 5 - Tế

bào mô cứng; 6 - Hạt tinh bột; 7 - Tinh thể calci oxalat).

Bột màu vàng nhạt, có vị cay hơi ngọt. Soi dưới KHV thấy: Mảnh bần gồm các tế bào hình chữ nhật, thành mỏng. Mô mềm gồm các tế bào chữ nhật dài, chứa nhiều tinh bột, các hạt tinh bột đơn hoặc tụ thành đám. Rãi rác có các tinh thể calci oxalat, mảnh mạch và sợi dài .Tế bào mô cứng có màu vàng da cam thành dày [18].

c. Định tính

Dược liệu có phản ứng dương tính với nhóm chất flavonoid, polysaccarid [7], [18].

Nhận xét: Vị thuốc Phòng phong có mô tả cảm quan và các đặc điểm vi học của bột

phù hợp với mô tả trong DĐVN IV. Đồng thời dược liệu cho các phản ứng dương tính với những nhóm chất chính trong các chuyên luận riêng về Phòng phong [5], [6], [7], [18], [34], [41].

Như vậy xác định vị thuốc đạt yêu cầu sử dụng.  Hy thiêm

a. Mô tả

Thân rỗng ở giữa, đường kính 0,2 cm đến 0,5 cm. Mặt ngoài thân màu nâu nhạt, có nhiều rãnh dọc song song và nhiều lông ngắn. Lá mọc đối, hai mặt đều có lông. Thể chất dai, khó bẽ gãy.

Hình 3.5 - Ảnh vị thuốc Hy Thiêm

b. Soi bột

Bột màu lục xám, vị hơi đắng. Soi KHV thấy: Lông che chở dài. Mảnh biểu bì mang lỗ khí. Mảnh mô mềm gồm các tế bào hình chữ nhật xếp thẳng hàng. Mảnh mạch gồm 2 loại mảnh mạch điểm và mạch xoắn. Mảnh cánh hoa có màu vàng hơi sẫm. Rãi rác có lông tiết và đám hạt phấn hoa [18].

27

Hình 3.6 -Đặc điểm vi học bột Hy Thiêm

(1-Lông che chở; 2-Mảnh biểu bì mang lỗ khí; 3-Mảnh mạch điểm; 4-Mảnh mạch

xoắn; 5-Mảnh mô mềm; 6-Mảnh cánh hoa; 7-Lông tiết; 8-Đám hạt phấn)

c. Định tính:

Dược liệu có phản ứng dương tính với alcaloid, flavonoid [7], [18].

Nhận xét: Vị thuốc Hy thiêm có mô tả cảm quan và các đặc điểm vi học của bột phù

hợp với mô tả trong DĐVN IV. Đồng thời dược liệu cho các phản ứng dương tính với những nhóm chất chính trong các chuyên luận riêng về Hy thiêm [5], [6], [7], [18], [34], [41].

Như vậy xác định vị thuốc đạt yêu cầu sử dụng.  Độc hoạt

a. Mô tả

Vị thuốc màu nâu. Thể chất tương đối rắn chắc, khi ẩm thì mềm. Mặt bẻ gãy có vỏ màu xám trắng, với nhiều khoang dầu màu nâu rải rác. Mùi thơm ngát đặc biệt, vị đắng và hăng, nếm hơi tê lưỡi.

Hình 3.7 - Ảnh vị thuốc Độc Hoạt

28

Bột màu vàng nâu, vịhơi đắng. Soi KHV thấy : Mảnh bần màu nâu sẫm, mảnh mô mềm gồm các tế bào hình đa giác, mảnh mạch, có nhiều sợi dài đứng riêng lẻ, nhiều mảnh mang màu và rãi rác có các tinh thể calci oxalat hình khối [18].

Hình 3.8 -Đặc điểm vi học bột Độc Hoạt

(1 - Mảnh bần; 2 - Mảnh mô mềm; 3 - Mảnh mạch; 4 - Sợi; 5 - Mảnh mang màu; 6

- 7- Tinh thể Calci oxalat)

c. Định tính

Dược liệu có phản ứng dương tính với coumarin [7], [18], [45].

Nhận xét: Vị thuốc Độc hoạt có mô tả cảm quan phù hợp với mô tả trong

DĐVN IV. ược liệu cho các đặc điểm vi học của bột và phản ứng dương tính với những nhóm chất chính trong các chuyên luận riêng về Độc hoạt [5], [6], [7], [18], [34], [41]. Như vậy xác định vị thuốc đạt yêu cầu sử dụng.

Tần giao

a. Mô tả

Rễ hình trụ, xoắn vặn. Mặt ngoài màu vàng nâu, có nếp nhăn theo chiều dọc hoặc vặn. Chất cứng, giòn, dễ bị bẻ gãy. Mặt gãy mềm. Mùi đặc biệt, vị đắng, hơi chát.

29

b. Soi bột

Bột màu vàng, soi KHV thấy mảnh mô mềm gồm các tế bào hình đa giác có thành mỏng, nhiều mảnh mạch dạng xoắn và dạng vạch. Rải rác có các tinh thể calci oxalat hình khối [18].

Hình 3.10 - Đặc điểm vi học bột Tần Giao

(1- Mảnh mô mềm; 2 - Mảnh mạch xoắn; 3 - Mảnh mạch vạch; 4 - Tinh thể Calci

oxalat)

c. Định tính

Dược liệu có phản ứng dương tính với alcaloid [7], [18].

Nhận xét: Dược liệu Tần giao có mô tả cảm quan phù hợp với mô tả trong DĐVN

IV. Dược liệu cho các đặc điểm vi học của bột và phản ứng dương tính với những nhóm chất chính trong các chuyên luận riêng về Tần giao [5], [6], [7], [18], [34], [41].

30  Thiên niên kiện

a. Mô tả

Vị thuốc có nhiều xơ, chắc, cứng. Mặt ngoài màu nâu nhạt hay nâu sẫm. Bẻ ngang dược liệu hơi dai, vết bẻ có màu nâu nhạt hay nâu sẫm,có một số sợi màu vàng ngà lởm chởm. Mùi thơm hắc, vị cay.

Hình 3.11 - Ảnh vị thuốc Thiên niên kiện

b. Soi bột

Bột màu vàng nâu. Soi KHV thấy: Nhiều sợi dài, thành hơi dàyđứng riêng lẻ. Tế bào mô cứng có thành dày. Mảnh mô mềm gồm những tế bào hình chữ nhật, hình bầu dục. Nhiều mảnh mạch vạch, mạch xoắn. Tế bào chứa tinh dầu màu cam và các tinh thể calci oxalat hình cầu gai hoặc hình kim nằm rải rác bên ngoài. Hạt tinh bột hình trái xoan nhìn rõ rốn hạt. [8].

31

(1 - Mảnh mô mềm; 2 - Mảnh mạch xoắn; 3 - Mảnh mạch vạch; 4 - Sợi; 5 - Tế bào

cứng; 6 - Tế bào chứa tinh dầu; 7 - Tinh thể Calci oxalat; 8 - Tinh thể hình kim; 9 -

Hạt tinh bột)

c. Định tính

Dược liệu có phản ứng dương tính với flavonoid [7], [18].

Nhận xét: Dược liệu Thiên niên kiện có mô tả cảm quan và các đặc điểm vi học của

bột phù hợp với mô tả trong DĐVN IV. Đồng thời dược liệu cho các phản ứng dương tính với những nhóm chất chính trong các chuyên luận riêng về Thiên niên kiện [5], [6], [7], [18], [34], [41].

Như vậy xác định vị thuốc đạt yêu cầu sử dụng.

Bạch thược

a. Mô tả.

Vị thuốc màu vàng nhạt, nhẵn, dài thuôn đều hai đầu. Thể chất rắn chắc, nặng, khó bẻ gãy. Mặt cắt phẳng màu trắng ngà hoặc hơi phớt hồng. Không có mùi, vịhơi đắng, hơi chua.

Hình 3.13 - Ảnh vị thuốc Bạch Thược

b. Soi bột

32

( 1 - Bó sợi ; 2 – Mảnh mạch ; 3 - Sợi gỗ ; 4 - Khối tinh bột bị hồ hóa ; 5 - Tinh thể

calci axalat )

Bột màu trắng, vị hơi đắng. Soi KHV thấy: Các khối tinh bột bị hồ hóa. Sợi thường xếp thành bó. Tinh thể calci oxalat nằm rải rác trong tế bào mô mềm, nhiều mạch mạng. Sợi gỗdài, thành dày hơi hóa gỗ [18].

c. Định tính

Dược liệu có phản ứng dương tính với tanin, acid hữu cơ, polysaccarid [7], [14].

Nhận xét: Vị thuốc Bạch thược có mô tả cảm quan và các đặc điểm vi học của bột

phù hợp với mô tả trong DĐVN IV. Đồng thời dược liệu cho các phản ứng dương tính với những nhóm chất chính trong các chuyên luận riêng về Bạch thược [5], [6], [7], [18], [34], [41].

Như vậy xác định vị thuốc đạt yêu cầu sử dụng.

Đương quy

a. Mô tả

Vị thuốc dài từ 5-10 cm gồm nhiều nhánh. Mặt ngoài màu nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc. Mặt cắt ngang màu vàng ngà có vân tròn và nhiều điểm tinh dầu. Mùi thơm đặc biệt, vị ngọt, cay, hơi đắng.

Hình 3.15 - Ảnh vị thuốc Đương Quy

b. Soi bột

Bột màu nâu vàng, mùi thơm đặc biệt. Soi KHV thấy: Nhiều hạt tinh bột hình tròn và tế bào mang tinh dầu đứng riêng lẻ. Các ống tiết tinh dầu thường bị vỡ. Mảnh mô mềm có nhiều hạt tinh bột. Mảnh mạch mạng [8].

33

Hình 3.16 – Đặc điểm vi phẫu bột Đương quy.

( 1 - Mảnh mô mềm ; 2 - Mảnh mạch ; 3 - Hạt tinh bột ; 4 - Ống tiết tinh dầu ; 5 -

Tế bào mang tinh dầu )

c. Định tính

Dược liệu có phản ứng dương tính với coumarin [7],[18].

Nhận xét: Vị thuốc Đương quy có mô tả cảm quan và các đặc điểm vi học của bột

phù hợp với mô tả trong DĐVN IV. Đồng thời dược liệu cho các phản ứng dương tính với những nhóm chất chính trong các chuyên luận riêng vềĐương quy [5], [6], [7], [18], [34], [41].

Như vậy xác định vị thuốc đạt yêu cầu sử dụng.  Xuyên khung

a. Mô tả

Vị thuốc có hình khối méo mó màu vàng nâu. Bề ngoài màu nâu đất, có nếp nhăn, xù xì, có vết tích của rễ con còn sót lại. Thể chất cứng, khó bẻ gãy. Mặt cắt ngang màu vàng nâuMùi thơm, vịcay hơi tê.

34

b. Soi bột

Bột màu nâu vàng, soi kính hiển vi thấy: Nhiều hạt tinh bột hình tròn, bầu dục hay hình thận. Rốn hình chấm, hình vạch ngang, hạt đơn hoặc hạt kép. Mảnh bần màu nâu. Mảnh mạch xoắn, mạch vạch. Sợi có thành dày xếp thành từng bó. Mảnh tế bào mô mềm có nhiều hạt tinh bột [18].

Hình 3.18 - Đặc điểm vi học bột Xuyên Khung.

( 1- Mảnh bần ; 2 - Mảnh mạch vạch ; 3 - Mảnh mạch xoắn ; 4 - Mảnh mô mềm

mang tinh bột ; 5 - Bó sợi )

c. Định tính

Dược liệu có phản ứng dương tính với alcaloid, acid hữu cơ [7], [18], [32].

Nhận xét: Vị thuốc Xuyên Khung có mô tả cảm quan và các đặc điểm vi học của

bột phù hợp với mô tả trong DĐVN IV. Đồng thời dược liệu cho các phản ứng dương tính với những nhóm chất chính trong các chuyên luận riêng về Xuyên khung [5], [6], [7], [18], [34], [41].

35  Hoàng kỳ

a. Mô tả

Mặt cắt ngang phẳng màu vàng hơi nâu nhạt, hơi xốp, trong ruột có màu vàng nhạt, với nếp nhăn dọc và rãnh dọc. Chất cứng, dai, không dễ bẻ gãy. Phần vỏ màu hơi vàng. Mùi nhẹ, vịhơi ngọt và hơi tanh.

Hình 3.19 - Ảnh vị thuốc Hoàng Kỳ

b. Soi bột

Bột màu ngà mùi thơm nhẹ, vị ngọt. Soi dưới KHV thấy: Mảnh mô mềm chứa tinh bột hình tròn nhỏ. Mảnh mạch vạch, xoắn. Sợi xếp thành từng bó hoặc nằm rải rác. Hạt tinh bột đơn, kép đôi, kép ba đứng riêng lẻ hay tạo thành khối trong các mô. Tinh thể calci oxalat hình khối [18].

Hình 3.20 - Đặc điểm vi học bột Hoàng Kỳ

( 1- Mô mềm ; 2 - Mảnh mạch ; 3 - Mạch xoắn ; 4 -Tinh bột ; 5 - Bó sợi ; 6 - Tinh

thể calci oxalat)

c. Định tính

Dược liệu có phản ứng dương tính với saponin, alcaloid, flavonoid, acid amin, polysaccharid [7], [ 18].

36

Nhận xét: Vị thuốc Hoàng Kỳ có mô tả cảm quan và các đặc điểm vi học của bột

phù hợp với mô tả trong DĐVN IV. Đồng thời dược liệu cho các phản ứng dương tính với những nhóm chất chính trong các chuyên luận riêng về Hoàng kỳ [5], [6], [7], [18], [34], [41].

Như vậy xác định vị thuốc đạt yêu cầu sử dụng.

Ngưu tất

a. Mô tả

Vị thuốc có mặt cắt ngang màu vàng nâu, 2 đầu thuôn nhỏ, nhìn rõ lõi bên trong. Dài từ 5 – 10cm. Mặt ngoài có nhiều nếp nhăn dọc nhỏ và vết tích của rễ con. Mùi hơi hắc, vị ngọt sau đắng.

Hình 3.21 - Ảnh vị thuốc Ngưu tất

b. Soi bột

Bột màu nâu nhạt. Soi dưới kính hiển vi thấy: Mảnh bần gồm nhiều tế bào thành dày xếp xít nhau, mảnh mô mềm thành mỏng, nhiều mảnh mạch dạng điểm, tinh thể calci oxalat hình cầu gai [18].

Hình 3.22 - Đặc điểm vi học bột Ngưu Tất

37

c. Định tính

Dược liệu có phản ứng dương tính với saponin [7], [18].

Nhận xét: Vị thuốc Ngưu tất có mô tả cảm quan và các đặc điểm vi học của bột phù

hợp với mô tả trong DĐVN IV. Đồng thời dược liệu cho các phản ứng dương tính với những nhóm chất chính trong các chuyên luận riêng về Ngưu tất [5], [6], [7], [18], [34], [41].

Như vậy xác định vị thuốc đạt yêu cầu sử dụng.  Đỗ trọng

a. Mô tả

Vị thuốc màu xám tro. Mặt ngoài sần sùi, có nhiều nếp nhăn dọc. Mặt trong vỏ màu sẫm, trơn, chất giòn, dễ bẻ gẫy, mặt bẻ có nhiều sợi màu trắng ánh bạc, có

tính đàn hồi như cao su, vị hơi đắng.

Hình 3.23 - Ảnh vị thuốc Đỗ Trọng

b. Soi bột

Bột màu nâu xám không mùi, vịhơi đắng. Soi dưới KHV thấy: Mảnh bần gồm các tế bào hình đa giác xếp xít nhau. Mảnh mô mềm có các tế bào thành mỏng. Nhiều sợi nhựa dài, mảnh. Mảnh mô cứng gồm những tế bào mô cứng màu vàng, dài. Tinh thể calci oxalat hình đa giác nằm riêng lẻ [18].

38

( 1 - Mảnh bần ; 2 - Mô mềm ; 3 - Mảnh mạch ; 4 - Sợi ; 5 - Mô cứng ; 6 - Tinh thể

calci oxalat )

c. Định tính

Lấy 1 g bột dược liệu cho vào ống nghiệm, thêm 10 ml cloroform, ngâm 2 giờ. Lọc lấy dịch lọc, hong khô, thêm 1 ml ethanol 96%, để yên khoảng 5 phút thấy xuất hiện màng có tính đàn hồi [18].

Nhận xét: Vị thuốc Đỗ trọng có mô tả cảm quan, các đặc điểm vi học của bột và

phản ứng định tính phù hợp với mô tảtrong DĐVN IV [18]. Như vậy xác định vị thuốc đạt yêu cầu sử dụng.

Mã tiền chế

a. Mô tả

Hạt hình đĩa dẹt, hơi dày lên ở mép, một số hạt hơi méo mó, cong không đều, đường kính 1,2 – 2,5 cm, dày 0,4 – 0,6 cm, màu đen. Rốn hạt là một lỗ chồi nhỏ ở giữa một mặt hạt. Hạt không mùi, vị rất đắng.

Hình 3.25 - Ảnh vị thuốc Mã Tiền chế

b. Soi bột

Bột màu đen. Soi dưới KHV thấy: Rất nhiều lông che chở đơn bào dài và mảnh, thường bị gãy thành nhiều đoạn. Tế bào mô cứng có ống trao đổi rõ. Mảnh nội nhũ gồm những tế bào hình nhiều cạnh thành dày, một vài tế bào chứa dầu và hạt aleuron [18].

39

Hình 3.26 - Đặc điểm vi học bột Mã Tiền chế.

( 1 - Lông che chở ; 2 - Tế bào mô cứng có ống trao đổi rõ ; 3 - Mảnh nội nhũ )

c. Định tính

Dược liệu có phản ứng dương tính với alcaloid [7], [18].

Nhận xét: Vị thuốc Mã tiền chế có mô tả cảm quan và các đặc điểm vi học của bột

phù hợp với mô tả trong DĐVN IV. Đồng thời dược liệu cho các phản ứng dương tính với những nhóm chất chính trong các chuyên luận riêng về mã tiền [5], [6], [7], [18], [34], [41].

Như vậy xác định vị thuốc đạt yêu cầu sử dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng một số tiêu chuẩn và đánh giá tác dụng sinh học của bài thuốc phong đan (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)