Về đánh giá tác dụng sinh học của cao đặc bài thuốc Phong đan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng một số tiêu chuẩn và đánh giá tác dụng sinh học của bài thuốc phong đan (Trang 75)

9 Đỗ trọng Tolue n ethyl acetat = :

4.2. Về đánh giá tác dụng sinh học của cao đặc bài thuốc Phong đan

4.2.1. Độc tính cấp

Kết quả nghiên cứu cho thấy bài thuốc Phong đan không thể hiện độc tính cấp với liều cao nhất có thể cho chuột uống là 20 g cao thuốc/kg TTC (tương ứng 1 thang/kg TTC). Do vậy có thể nói rằng việc sử dụng bài thuốc Phong Đan trong thời gian ngắn là tương đối an toàn.

4.2.2. Tác dụng giảm đau

Đề tài đã thử tác dụng giảm đau theo phương pháp Kosle tức là dùng tác nhân gây đau acid acetic, đây là phương pháp gây đau kinh điển dùng để đánh giá tác dụng giảm đau tại chỗ, theo cơ chế tác dụng ngoại vi của các thuốc giảm đau như nhóm hạ sốt - giảm đau - chống viêm phi steroid [9], [64]. Vì vậy Paracetamol là thuốc giảm đau thuộc nhóm thuốc chống viêm phi steroid được làm thuốc đối chứng dương. Tác dụng giảm đau của Paracetamol 500 mg/kg thể hiện rõ rệt tại các thời điểm nghiên cứu. Cao thuốc ở cả 2 liều 0,7 g/kg TTC và 2,1 g/kg TTC đã thể hiện tác dụng giảm đau cao nhất ở thời điểm 0-5 phút và thấp nhất ở thời điểm 5-10 phút sau khi tiêm acid acetic (p<0,05). Như vậy, bài thuốc có tác dụng giảm đau cấp nhưng tác dụng giảm đau ngắn hơn so với tác dụng của Paracetamol. Với liều 0,7 g/kg chuột nhắt thì liều dùng tương đương trên người cho 1 một lần dùng cao đặc là 0,06 g/kg cân nặng (với hệ số quy đổi là 11,67) [52], trung bình cân nặng một người là 60 kg, do vậy liều dùng cho người mỗi lần có hiệu quả giảm đau là 3,6g cao.

Trong thành phần của bài thuốc có 3 vị thuốc là Xuyên khung, Ngưu tất và Tần giao. Theo YHCT, Xuyên khung và Ngưu tất đều có tác dụng hoạt huyết giảm đau chống viêm mạnh; Còn Tần giao là một dược liệu được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp với mục đích khu phong trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, thông tý chỉ thống (giảm đau). Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của nhiều tác giả cũng cho thấy: Tinh dầu trong Xuyên khung cũng có tác dụng ức chế

66

hoạt động não, giảm đau [31], [53], [74], [77]. Như vậy, tác dụng giảm đau của bài thuốc có thể có sựliên quan đến 3 vị thuốc này.

4.2.3. Tác dụng chống viêm cấp

Trên mô hình gây phù chân chuột cống với kháng nguyên là carrageenin (có bản chất là polysacarid giống với cấu trúc vỏ vi khuẩn), vì vậy đáp ứng miễn dịch của cơ thể chủ yếu là đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu với đa số sự tham gia là đại thực bào và bạch cầu đa nhân trung tính [9], [77]. Biểu hiện của quá trình viêm này là giãn mạch, bạch cầu xuyên mạch và tăng tiết các chất trung gian hoá học như prostaglandin, histamin, leucotrien. Biểu hiện quá trình viêm quan sát thấy chủ yếu là triệu chứng phù. Cao đặc bài thuốc ở liều 0,5 g/kg TTC và 1,5 g/kg TTC có tác dụng ức chế phản ứng phù rõ rệt nhất tại thời điểm 3 giờ sau khi gây viêm và làm giảm viêm tương ứng là 28,62% và 32,88% so với lô chứng. Trong khi đó, indomethacin với liều 10 mg/kg có tác dụng ức chế phù bàn chân chuột tại thời điểm 3h sau khi gây viêm với tỷ lệ so với lô chứng là 51,17%. Như vậy, cao đặc bài thuốc thể hiện tác dụng chống viêm yếu hơn indomethacin và không có tác dụng chống viêm tại các thời điểm sau của quá trình nghiên cứu.

Với liều 0,5 g/kg chuột cống thì liều dùng tương đương trên người cho 1 một lần dùng cao đặc là 0,077 g/kg cân nặng (với hệ số quy đổi là 6,47) [52], trung bình cân nặng một người là 60 kg, do vậy liều dùng cho người mỗi lần có hiệu quả là 4,6g cao.

4.2.4. Tác dụng chống viêm mạn

Mô hình gây viêm mạn sử dụng kháng nguyên là các amian (là kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức). Các kháng nguyên này sẽ khởi động quá trình đáp ứng miễn dịch qua trung gian tếbào là phương thức miễn dịch thứ hai bên cạnh đáp ứng miễn dịch dịch thể nhằm loại trừ kháng nguyên lạ, do các lympho bào T phụ trách. Prednisolon là thuốc chống viêm steroid kinh điển có tác dụng chống viêm mạn tính do ức chếđáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào do các lympho bào T đảm nhận nên được dùng làm thuốc chứng dương (lô đối chiếu) [9], [64]. Prednisolon liều 5 mg/kg TTC có tác dụng chống viêm rõ rệt, thể hiện ở việc ức chế tạo u hạt với tỷ lệ giảm khối lượng u hạt so với lô chứng lần lượt là 47,56 % khi cân ướt và 43,71%

67

khi cân khô (p<0,05).Trong khi đó cao đặc bài thuốc tại liều 0,5 g/kg TTC chỉ có tỷ lệức chế tạo thành u hạt lần lượt là 28,98% khi cân ướt và 28,82% khi cân khô (p<0,05). Như vậy, có thể thấy rằng cao đặc bài thuốc thể hiện tác dụng chống viêm mạn nhưng yếu hơn Prednisolon. Cũng với liều 0,5 g/kg chuột cống thì liều dùng tương đương trên người cho 1 một lần dùng cao đặc là 0,077 g/kg cân nặng (với hệ số quy đổi là 6,47) [52], trung bình cân nặng một người là 60 kg, do vậy liều dùng cho người mỗi lần có hiệu quả là 4,6g cao.

Với các kết quả nghiên cứu của chúng tôi, phần nào đó giải thích được giá trị sử dụng cao đặc bài thuốc trong điều trị các bệnh lý viêm cấp tính và đặc biệt trong các bệnh lý viêm mạn tính, góp phần chứng minh tác dụng chống viêm của bài thuốc này trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp như hội chứng gout, viêm khớp dạng thấp…

68

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng một số tiêu chuẩn và đánh giá tác dụng sinh học của bài thuốc phong đan (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)