Khảo sát đặc tính cao đặc bài thuốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng một số tiêu chuẩn và đánh giá tác dụng sinh học của bài thuốc phong đan (Trang 73)

9 Đỗ trọng Tolue n ethyl acetat = :

4.1.3.Khảo sát đặc tính cao đặc bài thuốc

64

Qua kết quảđịnh tính các nhóm chất trong cao đặc bài thuốc chiết từ ethanol 70% bằng phản ứng hóa học thấy hầu hết các nhóm chất chính trong vị thuốc không bị mất đi qua quá trình điều chế cao. Phản ứng thử tannin với thuốc thử đặc hiệu gelatin âm tính, có thểdo hàm lượng tannin nhỏ và đã bị tủa với alcaloid trong cao [5], [39], mặc dù các phản ứng với muối kim loại nặng vẫn dương tính vì trong cao chứa nhiều hợp chất phenol và hợp chất flavonoid cũng cho phản ứng tạo màu xanh lục với Fe+3 [5]. Sự có mặt của acid amin với phản ứng rất rõ có thể làm cho cao có tính acid.

Kiểm tra các vị thuốc trong cao bằng SKLM góp phần kiểm nghiệm cao về mặt định tính. Sắc kí đồ của cao đặc hầu hết cho nhiều vết hơn vị thuốc. Với cách này có thể xác định sơ bộ sự có mặt của các vị thuốc trong cao thuốc, tuy nhiên sẽ khó xác định được vết chất hiện trên sắc ký đồ thuộc nhóm chất nào do bài thuốc có nhiều thành phần, việc tìm ra hệdung môi để tách tốt các chất ở cả vị thuốc và cao thuốc cũng gặp nhiều khó khăn, cách này chỉ định tính được vị thuốc không định lượng được khối lượng của vị thuốc trong bài thuốc.

Thành phần bài thuốc có Mã tiền chế với 2 thành phần có thể gây độc là strychnin và bucin [6], [34]. Qua quá trình kiểm tra định tính bằng SKLM so với chất chuẩn là strychnin và brucin chuẩn thì không còn thấy trong cao đặc sau khi nấu nữa. Có thể thấy rằng việc dùng với hàm lượng 0,5g Mã tiền chế trong 1 thang là thấp, đồng thời trong quá trình nấu cao thì strychnin và brucin đã bị mất đi. Do đó có thểđảm bảo rằng việc dùng nhiều thuốc sẽ không bị ngộđộc strychnin và brucin. Tuy nhiên hoạt lực sinh học của Mã tiền chế lại bị giảm trong bài thuốc này. Như vậy cần thiết kế mẫu nghiên cứu của Mã tiền chế với lượng cao hơn lượng đã có trong bài thuốc.

Trong đề tài chúng tôi có thực hiện việc định lượng Z-ligustilid bằng phương pháp HPLC. Hàm lượng Z-ligustilid có trong Đương quy và Xuyên khung [59], [65], [66], [76] là 2 thành phần trong bài thuốc. Vì vậy, định lượng hàm lượng Z- ligustilid sẽ làm quy chuẩn thành phần của cao. Ngoài ra, Z-ligustilid còn có tác dụng chống viêm [59], [62], [65], [67], [73]. Do đó việc xác định rõ hàm lượng Z- ligustilid cho thấy sự liên quan giữa việc sử dụng cao đặc và tác dụng chống viêm

65

trong các chứng bệnh của phong thấp như viêm khớp dạng thấp hay hội chứng gout. Mặt khác, phương pháp định lượng bằng HPLC cho số liệu chính xác, phù hợp với việc định lượng một hoạt chất trong cao có chứa nhiều thành phần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng một số tiêu chuẩn và đánh giá tác dụng sinh học của bài thuốc phong đan (Trang 73)