+ Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh chính trị, đường lối, chủ trương, chínhsách; lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa cương lĩnh, đường lối, chính sáchcủa Đảng thành Hiến pháp, pháp luật, cụ thể hó
Trang 1Hướng dẫn ôn tập Môn Luật Hiến Pháp.
1 Nêu định nghĩa và phân tích đặc điểm của Hiến Pháp?
* Khái niệm HP: Khái niệm HP được chia làm 02 quan điểm
- Quan điểm tư sản về HP:
+) Trường phái thực định cho rằng HP là những quy định pháp lý có tầm caonhất, quy định cách thức tổ chức nhà nước và mối quan hệ giữa nhà nước vàcông dân
+) Trường phái chính trị học cho rằng HP là đạo luật cơ bản của nhànước, có các quy phạm để bảo vệ các quan hệ tương ứng, nó là đạo luậtmang tính chính trị bởi vì nó thể chế hoá quyền lực của giai cấp thống trị
- Quan điểm của CN Mac-Lenin về HP: HP là đạo luật cơ bản của nhànước, có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định những vẫn đề cơ bản và quantrọng nhất của mỗi một nhà nước và xã hội Liên quan đến việc xác định chế
độ chính trị, kinh tế, văn hoá giáo dục, khoa học công nghệ, an ninh quốcphòng, chính sách đối ngoại, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản củacông dân, những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máynhà nước
* Đặc điểm của HP:
- HP quy định những vấn đề cơ bản quan trọng của 1 quốc gia trên tất cả cáclĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, quốc phòng an ninh, quyền vànghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.Còn các đạo luật khác chỉ quy định 1 hoặc 1 số lĩnh vực nhất định
- HP là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất:
+) Không gian: HP có hiệu lực pháp lý trong cả nước, mọi địa phươngvùng lãnh thổ
+) Chủ thể: HP có hiệu lực pháp lý với mọi chủ thể, cơ quan nhà nước, tổchức xã hội, công dân VN…
+) Thời gian: HP có tính ổn định và lâu dài
Đối với văn bản pháp luật được xây dựng và ban hành trên cơ sở của HPkhông được trái với HP, nếu trái sẽ bị đình chỉ, sửa đổi, bãi bỏ tuỳ mức độ.Đối với điều ước quốc tế phải phù hợp với HP, nếu trái thì ta bảo lưu hoặckhông tham gia
- HP có trình tự, thủ tục tiếp nhận và sửa đổi đặc biệt hơn so với thủ tục lậppháp thông thường Có 3 con đường hình thành HP:
+) Trưng cầu ý dân
+) Tiến hành tổng tuyên cử trong cả nước bầu quốc hội
+) Quốc hội lập pháp được trao quyền lập hiến
- HP thể hiện tập trung ý chí của nhà nước, bản chất giai cấp của nhànước
Trang 2- HP là đạo luật vừa mang tính hiện thực và mang tính cương lĩnh Tínhhiệu lực của HP thể hiện ở chỗ HP là bảng tổng kết thành quả cách mạng
mà giai cấp thống trị đã giành được trong quá trình đấu tranh ở từng thời
kỳ lịch sử nhất định Tính cương lĩnh của HP thể hiện HP vạch ra phươnghướng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc ở các giai đoạn tiếp theo
2 So sánh tính chất, nhiệm vụ của bản HP 1946 và HP 1959?
- Điểm giống nhau về tính chất:
+ Thứ nhất: HP khẳng định chính thể của VN là một nước dân chủ cộnghoà Tính giai cấp nhà nước không thay đổi, nhưng nội dung thể hiệnchuyên chính vô sản là chính quyền đó phải thuộc về nhân dân, và chínhquyền đó phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản VN
HP khẳng định mọi quyền lực nhà nuớc thuộc về nhân dân
+ Thứ hai: HP phải thể chế hoá nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dânlàm chủ đất nước Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.Quyền và nghĩa vụ của công dân phải kết hợp hài hoà những yêu cầu củacuộc sống với tự do chân chính của cá nhân, đảm bảo lợi ích của nhà nước
và của tập thể, của cá nhân và thực tế là có khả năng thực hiện được
+ Không ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
+ Nghị viện do nhân dân cả nước bầu ra có nhiệm kỳ 3 năm HP khôngquy định cụ thể nhiệm vụ quyền hạn của Nghị viện mà chỉ quy định mộtcách chung chung
+ Tổ chức bộ máy nhà nước ở địa phương có sự phân biệt cấp chínhquyền hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh Phân biệt được địa bàn nông thôn
và đô thị
+ Toà án nhân dân tổ chức theo cấp xét sử HP 1946 không có Viện kiểmsát, chỉ có viện công tố của toà án Chế độ thẩm phán, Thẩm phán do bổnhiệm
*Tính chất HP 1959 là bản HP xã hội chủ nghĩa ở nước ta, thể hiện ở chỗ:+ Lần đầu tiên HP xác lập quan hệ sản xuất mới: quan hệ sản xuất xã hộichủ nghĩa, thừa nhận chế độ sở hữu toàn dân
+ HP đã vạch ra phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền bắc
Trang 3thông qua 3 cuộc cách mạng: cách mạng chính trị tư tưởng; cách mạngkhoa học kỹ thuật; cách mạng quan hệ sản xuất.
+ Trong lĩnh vực chính trị điều 4 HP 1959 đã khẳng định tất cả các quyềnlực thuộc về nhân dân
+ Về chế độ kinh tế, điều 9 HP 1959 tính xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vựckinh tế thể hiện bằng việc cải tạo và xây dựng nền kinh tế theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa
+ HP1959 quy định 1 số quyền và nghĩa vụ mới của công dân, nhất lànhững quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực kinh tế (ví dụ công dân có quyềnlàm việc, quyền nghỉ ngơi, nghĩa vụ đóng thuế)
+ Về tổ chức bộ máy nhà nước: HP 1959 xác định nguyên tắc tập trungdân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
+ Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua Hội đồng nhân dân
+ Tổ chức bộ máy nhà nước ở địa phương không phân biệt
+ Toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân tổ chức theo cấp hành chínhlãnh thổ HP 1959 lần đầu tiên lập ra Viện kiểm sát có chức năng kiểm sátchung và kiểm sát các hoạt động tư pháp Thẩm phán bầu
- Điểm giống nhau về nhiệm vụ: Cả hai bản HP 1946 và HP 1959 đều có
những nhiệm vụ chung sau đây:
+ Thứ nhất HP xác lập các nguyên tắc cơ bản của chế độ chính trị, chínhsách kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, quốc phòng,
an ninh quốc gia, đường lối đối nội, đối ngoại
+ Thứ hai HP xác định cách thức tổ chức quyền lực nhà nước
+ Thứ ba HP là văn bản xác lập và bảo vệ các quyền con người và quyềncông dân
+ Thứ tư HP là bản “khế ước xã hội”, theo đó nhân dân chính thức traoquyền cho nhà nước
+ Thứ năm HP là đạo luật gốc, luật cơ sở vì vậy nó là “Luật mẹ”, từ cácquy định của nó hàng loạt các luật và các văn bản khác ra đời Vì vậy cóthể coi HP là “Tinh tuý của pháp luật” của mỗi quốc gia
+ Thứ sáu HP là văn bản giới hạn quyền lực của các cơ quan nhà nước, vìvậy HP là công cụ chủ yếu để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, làcông cụ chủ yếu để thiết lập trật tự xã hội
- Điểm khác nhau về nhiệm vụ:
*HP1946: HP 1946 có 2 nhiệm vụ là bảo vệ nền độc lập dân tộc và thực
Trang 4hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong đó đặt nhiệm vụthực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên hết HP là công cụpháp lý phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng là độc lập dân tộc và người cày
có ruộng
*HP 1959: HP 1959 có 2 nhiệm vụ là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền
bắc và thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền nam
Là công cụ pháp lý phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng, độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội
3 So sánh tính chất, nhiệm vụ của bản HP 1946 và HP 2013?
- Điểm giống nhau về tính chất:
+ Thứ nhất: HP khẳng định tính chất của nhà nước VN là nhà nướcchuyên chính vô sản Tính giai cấp nhà nước không thay đổi, nhưng nộidung thể hiện chuyên chính vô sản là chính quyền đó phải thuộc về nhândân, và chính quyền đó phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản VN
HP khẳng định mọi quyền lực nhà nuớc thuộc về nhân dân
+ Thứ hai: HP phải thể chế hoá nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dânlàm chủ đất nước Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.Quyền và nghĩa vụ của công dân phải kết hợp hài hoà những yêu cầu củacuộc sống với tự do chân chính của cá nhân, đảm bảo lợi ích của nhà nước
và của tập thể, của cá nhân và thực tế là có khả năng thực hiện được
+ Không ghi nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
+ Nghị viện do nhân dân cả nước bầu ra có nhiệm kỳ 3 năm HP khôngquy định cụ thể nhiệm vụ quyền hạn của Nghị viện mà chỉ quy định mộtcách chung chung
+ Tổ chức bộ máy nhà nước ở địa phương có sự phân biệt cấp chínhquyền hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh Phân biệt được địa bàn nông thôn
và đô thị
+ Toà án nhân dân tổ chức theo cấp xét sử HP 1946 không có Viện kiểmsát, chỉ có viện công tố của toà án Chế độ thẩm phán, Thẩm phán do bổ
Trang 5*Tính chấ t HP 2013:
HP 2013 bảo đảm cho Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất củanhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước Nâng cao chất lượngcủa đại biểu Quốc hội, tăng hợp lý số lượng đại biểu chuyên trách; có cơchế để đại biểu Quốc hội gắn bó chặt chẽ và có trách nhiệm với cử tri Cảitiến nâng cao chất lượng của Hội đồng dân tộc và uỷ ban quốc hội Đổimới và nâng cao chất lượng các kì họp của quốc hội và chất lượng côngtác xây dựng pháp luật, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định và giám sátcác vấn đề quan trọng của đất nước
HP 2013 đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020, xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệcông lí, tôn trọng và bảo vệ quyền con người Hoàn thành chính sách phápluật về hình sự, dân sự, thủ tục tố tụng tư pháp Đổi mới hệ thống tổ chứctoà án theo thẩm quyền xét xử; mở rộng thẩm quyền xét xử đối với cáckhiếu kiện hành chính Viện kiểm soát được tổ chức phù hợp với hệ thốngtoà án, đảm bảo các điều kiện để thực hiện có hiệu quả chức năng thựchành quyền công tố và kiểm soát hoạt động tư pháp Kiện toàn tổ chức vànâng cao chất lượng của các cơ quan điều tra, các tổ chức bổ trợ tư pháp.Tăng cường cơ chế giám sát, đảm bảo sự tham gia giám sát của nhân dânđối với hoạt động tư pháp
- Điểm giống nhau về nhiệm vụ: Cả hai bản HP 1946 và HP 2013 đều có
những nhiệm vụ chung sau đây:
+ Thứ nhất HP xác lập các nguyên tắc cơ bản của chế độ chính trị, chínhsách kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, quốc phòng,
an ninh quốc gia, đường lối đối nội, đối ngoại
+ Thứ hai HP xác định cách thức tổ chức quyền lực nhà nước
+ Thứ ba HP là văn bản xác lập và bảo vệ các quyền con người và quyềncông dân
+ Thứ tư HP là bản “khế ước xã hội”, theo đó nhân dân chính thức traoquyền cho nhà nước
+ Thứ năm HP là đạo luật gốc, luật cơ sở vì vậy nó là “Luật mẹ”, từ cácquy định của nó hàng loạt các luật và các văn bản khác ra đời Vì vậy cóthể coi HP là “Tinh tuý của pháp luật” của mỗi quốc gia
+ Thứ sáu HP là văn bản giới hạn quyền lực của các cơ quan nhà nước, vìvậy HP là công cụ chủ yếu để nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, làcông cụ chủ yếu để thiết lập trật tự xã hội
- Điểm khác nhau về nhiệm vụ:
*HP1946: HP 1946 có 2 nhiệm vụ là bảo vệ nền độc lập dân tộc và thực
hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong đó đặt nhiệm vụ
Trang 6thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên hết HP là công cụpháp lý phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng là độc lập dân tộc và người cày
có ruộng
*HP 2013: HP 2013 thực hiện nhiệm vụ được đề ra trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội 2011-2020 của Đảng đề ra 5 điều quan trọng nhất là:
+ Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt
trong chiến lược
+ Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng
nước VN XHCN, dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
+ Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là
chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển
+ Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ
ngày càng cao đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thịtrường xã hội chủ nghĩa
+ Kiên trì xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều
kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng
4 Phân tích nội dung của quyền dân tộc cơ bản được quy định tại Điều
1 HP 2013?
Quyền dân tộc cơ bản là những quyền cơ bản nhất, đồng thời cũng là cơ
sở tối thiểu để bảo đảm cho một dân tộc tồn tại và phát triển bình thường,
là cơ sở để dân tộc đó thực hiện các quyền khác của mình
Quyền dân tộc cơ bản là quyền của 1 quốc gia dân tộc được độc lập, cóchủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, có quyền tự quyết định vậnmệnh của dân tộc mình mà không bị lệ thuộc bởi quốc gia dân tộc khác.Quyền dân tộc cơ bản thông thường bao gồm 4 yếu tố: độc lập, chủquyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Điều 1 HP 2013: NướcCHXHCNVN là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹnlãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”
+ Độc lập có nghĩa là quốc gia dân tộc đó không bị quốc gia dân tộc khácxâm chiếm, no dịch, cai trị Nước CHXHCNVN là một nước độc lập, VN
có quyền định đoạt vận mệnh dân tộc mình mà không bị lệ thuộc vào sựcan thiệp của nước ngoài, không có quân đội nước ngoài đóng trên lãnhthổ VN VN là một nước có chủ quyền, nhân dân, lãnh thổ riêng, hệ thốngpháp luật riêng
+ Chủ quyền có nghĩa là quốc gia dân tộc đó có quyền quyết định tối cao
về chính sách đối nội và độc lập trong quan hệ đối ngoại Có quyền nhandanh quốc gia dân tộc mình để đàm phán, ký kết, phê chuẩn các điều ướcquốc tế mà không bị lệ thuộc bất cứ quốc gia dân tộc nào Nhà nước VN
là một nước có chủ quyền, điều này được thể hiện qua quyền độc lập tự
Trang 7quyết trong quan hệ đối nội, quyền quyết định tối cao trong quan hệ đốingoại, có quyền tự quyết riêng với vấn đề chiến tranh-hoà bình của quốcgia mình Với tư cách là đại diện chính thức của toàn xã hội, nhà nước là
tổ chức duy nhất được trao quyền và trách nhiệm về tuyên bố, thực hiện
và bảo vệ chủ quyền quốc gia
+ Thống nhất hiểu về thống nhất lãnh thổ, nhà nước, pháp luật, có nghĩa làlãnh thổ quốc gia không bị chia cắt và chỉ có một nhà nước duy nhất vớimột hệ thống pháp luật thống nhất VN là một quốc gia thống nhất, nước
ta có lãnh thổ thống nhất, không bị chia cắt, tổ chức chính quyền thốngnhất từ trung ương xuống địa phương, thực hiện quản lý bằng pháp luậttrong đó pháp luật có tính bắt buộc chung đối với toàn xã hội
+ Toàn vẹn lãnh thổ có nghĩa là không một bộ phận nào của lãnh thổ dù làđất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời bị các quốc gia dân tộc khác xâmchiếm, chiếm đóng Nước CHXHCNVN là một nước toàn vẹn lãnh thổbao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời
Quyền dân tộc cơ bản có ý nghĩa quan trọng với tất cả các quốc gia dântộc trên thế giới và được pháp luật quốc tế thừa nhận
Có thể nói, quyền dân tộc cơ bản là nội dung quan trọng nhất của HP Nó
là cơ sở cho việc ghi nhận các chính sách về chính trị kinh tế, quốc phòng,
an ninh…tất cả những hành động xâm phạm quyền dân tộc cơ bản đều là
vi phạm luật pháp quốc gia
Rõ ràng, bốn yếu tố của quyền dân tộc cơ bản được quy định trong Điều 1của HP2013 có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau vìđộc lập không có chủ quyền là độc lập giả hiệu, không có thống nhất, toànvẹn lãnh thổ thì không phải là độc lập trọn vẹn
Chủ quyền dân tộc cơ bản này cũng là sự ghi nhận thành quả của cáchmạng VN trong việc giành lại và gìn giữ nền độc lập dân tộc VN
5 Phân tích sự kế thừa và phát triển các quy định về quyền dân tộc cơ bản trong lịch sử lập hiến VN?
Quyền dân tộc cơ bản bắt nguồn từ sang kiến của lãnh tụ NAQ, từ kháiniệm quyền cơ bản của con người NAQ đã phát triển thành khái niệmquyền cơ bản của dân tộc Lần đầu tiên khái niệm đó được nêu lên trongbản yêu sách 8 điều gửi lên hội nghị Versailles (1919) đòi quyền dân tộc
tự quyết cho nhân dân VN và Đông dương
Lịch sử lập hiến nước ta cho thấy, mỗi bản HP là một dấu son đánh dấubước ngoặt của cách mạng, của xã hội, của nhân dân ta: HP 1946 củachặng đường vừa kháng chiến vừa kiến quốc; HP 1959 với công cuộc xâydựng chủ nghĩa xã hội ở MB và đấu tranh giải phóng MN thống nhất nướcnhà; HP 1992 thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nươc theo định hướng xã
Trang 8hội chủ nghĩa HP 2013 ra đời trong hoàn cảnh lịch sử trong nước và quốc
tế có nhiều thay đổi, đất nước thoát khỏi nước nghèo, thực hiện chiến luợcphát triển kinh tế xã hội 2011 đến 2020 của Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ 11 năm 2011
HP 1946 ra đời, quyền dân tộc cơ bản đã được ghi nhận trong đạo luật cơ
bản của nhà nước và nó được nhấn mạnh yếu tố thống nhất tại điều 2:
“Đất nước VN là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phânchia” Điều này khẳng định và coi trọng việc xây dựng và củng cố khốiđại đoàn kết toàn dân tộc, xem đây là một trong những nhân tố quan trọngnhất đảm bảo thắng lợi của cách mạng VN
HP 1959 quyền dân tộc cơ bản tiếp tục được ghi nhận và nhấn mạnh yếu
tố thống nhất tại điều 1: “Đất nước VN là một khối Bắc Nam thống nhấtkhông thể chia cắt” Sự nhất quán không thể chia rẽ, tách rờì của dân tộcVN
HP 1980 quyền dân tộc cơ bản được ghi nhận một cách cụ thể đầy đủ cả 4
yếu tố tại điều 1: “Nước CHXHCNVN là một nước độc lập, có chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển vàcác hải đảo” Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đốivới dân tộc VN Lãnh thổ và biên giới quốc gia là hai yếu tố gắn bó chặtchẽ, không thể tách rời Pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế đều thừanhận tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia.Lãnh thổ quốc gia là phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốcgia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của một quốc gia Lãnh thổquốc gia VN bao gồm: vùng đất quốc gia, vùng trời quốc gia, vùng biểnquốc gia… Vùng đất quốc gia (kể cả các hải đảo và quần đảo) là phần mặtđất và long đất của đất liền, của đảo, quần đảo thuộc chủ quyền một quốcgia Đây là bộ phận quan trọng nhất cấu thành lên lãnh thổ quốc gia, làm
cơ sở để xác định vùng trời quốc gia, nội thuỷ, lãnh hải Nội thuỷ là vùngbiển nằm ở phía trong của đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Ranhgiới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển
HP 1992 quyền dân tộc cơ bản được quy định một cách đầy đủ, cụ thể,
chặt chẽ và chính xác tại điều 1: “Nước CHXHCNVN là một nước độclập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, cáchải đảo, vùng biển và vùng trời” Bản chất giai cấp công nhân gắn bó chặtchẽ với tính dân tộc Về mặt địa lý đã bao gồm đầy đủ, cụ thể và có sự sắpxếp lại thứ tự cho phù hợp với thực tiễn so với Điều 1 trong HP 1980.Lãnh thổ quốc gia VN bao gồm: vùng đất quốc gia, vùng biển quốc gia,vùng trời quốc gia …Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ một cách độclập, toàn vẹn, đầy đủ về mọi mặt của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổcủa mình Tất cả các nước đều có chủ quyền quốc gia Tôn trọng chủ
Trang 9quyền quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của Luật pháp quốc tế Khôngmột quốc gia nào được can thiệp hoặc xâm phạm chủ quyền của một quốcgia khác Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là tuyệt đối, bất khả xâm phạm.
HP 2013 quyền dân tộc cơ bản giống với HP 1992: “Nước CHXHCNVN
là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, baogồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”
6 Phân tích các phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội?
- Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là tiền đề và điều kiện để Nhànước Việt Nam giữ tính chất xã hội chủ nghĩa của mình Trong nhữngnăm đổi mới, Đảng luôn củng cố, giữ vững vai trò lãnh đạo đối với Nhànước, nắm chắc vai trò cầm quyền của mình Nội dung chủ yếu sự lãnhđạo của Đảng đối với Nhà nước là Đảng đề ra đường lối, chủ trương
để xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Đảnglãnh đạo Nhà nước thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng thànhchính sách, pháp luật của Nhà nước và tổ chức thực hiện chính sách,pháp luật; tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên trong bộ máy Nhànước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh; tăngcường kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên trong cơ quan quản lý nhànước, các tổ chức sự nghiệp, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân,doanh nghiệp nhà nước trong việc thực hiện các nghị quyết của Đảng vàpháp luật của Nhà nước
- Sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị - xã hội (Mặt trận Tổquốc, Công đoàn, Đoàn Thanh niên cộng sản, Hội Nông dân, Hội Liênhiệp phụ nữ, Hội Cựu chiến binh) là tất yếu và quan trọng để các tổ chứcnày hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, phát huy chức năng giám sát vàphản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vữngmạnh
- Trong điều kiện Đảng cầm quyền và xây dựng nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa, hiệu quả lãnh đạo không chỉ phụ thuộc vào nội dung
lãnh đạo mà còn phụ thuộc vào phương thức lãnh đạo Phương thức lãnh đạo là hệ thống những hình thức, biện pháp, cách thức mà chủ
thể lãnh đạo là Đảng tác động vào đối tượng lãnh đạo (ở đây là Nhànước, các tổ chức chính trị - xã hội) nhằm thực hiện mục đích của mình.Phương thức lãnh đạo không phải là bất biến mà cũng vận động, biến đổitùy thuộc vào sự biến đổi của điều kiện khách quan, vào đặc điểm củađối tượng lãnh đạo và năng lực của chủ thể lãnh đạo
- Cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và các tổchức chính trị - xã hội có thể nêu ra những định hướng sau đây:
Trang 10+ Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh chính trị, đường lối, chủ trương, chínhsách; lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa cương lĩnh, đường lối, chính sáchcủa Đảng thành Hiến pháp, pháp luật, cụ thể hóa thành các kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội và tổ chức nhân dân thực hiện có hiệu quả.
+ Đảng lãnh đạo bằng định hướng giải quyết các vấn đề trọng đại củaquốc kế dân sinh, hoặc các vấn đề cụ thể nhưng có ý nghĩa chính trị quantrọng quan hệ tới các tầng lớp nhân dân đông đảo hoặc quan hệ đến lĩnhvực đối ngoại
+ Đảng lãnh đạo bằng công tác tổ chức và cán bộ, thông qua việc giớithiệu cán bộ đủ tiêu chuẩn để ứng cử hoặc bổ nhiệm vào cơ quan nhànước, tổ chức chính trị - xã hội, lãnh đạo xây dựng bộ máy đảng, bộ máynhà nước, bộ máy các đoàn thể trong sạch, vững mạnh
+ Đảng lãnh đạo bằng các tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước vàđoàn thể (đảng đoàn, ban cán sự, đảng ủy) kết hợp chặt chẽ với cá nhânđảng viên hoạt động trong cơ quan nhà nước và đoàn thể theo nguyên tắctập trung dân chủ và nêu cao vai trò trách nhiệm của đảng viên là ngườiđứng đầu cơ quan, đơn vị
Tổ chức đảng và đảng viên công tác trong cơ quan nhà nước, đoàn thểphải nghiêm chỉnh chấp hành mọi nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chínhsách và pháp luật của Nhà nước
+ Đảng lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máynhà nước và các đoàn thể thông qua tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảngviên, các ban của Đảng, đồng thời lãnh đạo, tổ chức, động viên quầnchúng nhân dân kiểm tra, giám sát, phản biện công việc và hoạt động của
cơ quan nhà nước, của cán bộ trong bộ máy công quyền, phát hiện mặttích cực để phát huy, mặt yếu kém để uốn nắn, khắc phục
+ Đảng lãnh đạo bằng công tác tư tưởng - chính trị, bằng sự nêu gươngcủa đảng viên, thông qua việc giáo dục nâng cao phẩm chất chính trị, đạođức lối sống, phong cách công tác, ý thức trách nhiệm, ý thức tôn trọngpháp luật, tinh thần phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viênchức; đồng thời giáo dục nhân dân chấp hành pháp luật, thực hiện nghiêmcác kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tích cực tham gia xây dựng Đảng
và Nhà nước
+ Đảng lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội nhưng không áp đặt màbằng cơ chế dân chủ, tôn trọng tính tự chủ của các đoàn thể, phù hợp vớiđặc điểm, chức năng của từng đoàn thể (chẳng hạn lãnh đạo Mặt trận Tổquốc thông qua cơ chế hiệp thương dân chủ)
Tuy nhiên, quan trọng nhất là Đảng phải tuân thủ Hiến pháp như Khoản 3Điều 4 Hiến pháp hiện hành quy định: "Các tổ chức của Đảng và đảngviên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp vàpháp luật"
7 Phân tích vị trí, vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị theo pháp luật hiện hành?
Trang 11Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trịcủa nước ta hiện nay Sự qui định này là do yêu cầu khách quan của sựnghiệp cách mạng, là xuất phát tư thể chế chính trị: nước ta là nước dânchủ, mọi quyền lực thuộc về nhân dân Đây là vấn đề lịch sử, vấn đềtruyền thống Vai trò của Mặt trận không phải tự Mặt trận đặt ra mà là dochính nhân dân, chính lịch sử thừa nhận.
Ngay sau khi nhân dân giành được chính quyền, Mặt trận đã trở thànhmột bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị Tuy vai trò, vị trí, chứcnăng và phương thức hoạt động của từng bộ phận cấu thành trong hệthống chính trị có khác nhau nhưng đều là công cụ thực hiện và phát huyquyền làm chủ của nhân dân nhằm một mục đích chung là: Phấn đấu xâydựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàumạnh, có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế Điều 9, Hiến pháp 2013
đã xác định: "…Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chínhquyền nhân dân " điều đó càng khẳng định Mặt trận Tổ quốcViệt nam
là một bộ phận không thể thiếu được của hệ thống chính trị nước ta
"Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể thành viên có vai trò rấtquan trọng trong sự nghiệp đaị đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổquốc " Đó là củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sựnhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, thắt chặt mật thiết giữanhân dân với Đảng và Nhà nước để thực hiện thắng lợi công cuộc đổimới
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâu dài, trải quanhiều chặng đường và tồn tại lâu dài nhiều thành phần kinh tế Trong quátrình đó còn có sự khá nhau giữa các giai cấp, các dân tộc, các tầng lớp xãhội, các tôn giáo Những biến đổi về cơ cấu giai cấp và thành phần xãhội đang đặt ra cho công tác vận động quần chúng nói chung và công tácMặt trận nói riêng những vấn đề mới Nhu cầu liên minh, mở rộng việctập hợp các lực lượng yêu nước đặt ra một cách bức bách Mặt khác cácthế lực thù địch đangthực hiện chiến lược diễn biến hoà bình và nhiều âmmưu chia rẽ khối đại đoà kết dân tộc, hòng phá hoại sự nghiệp Cách mạngcủa nhân dân ta
Trong bối cảnh đó, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, một
sự nghiệp đầy khó khăn gian khổ, càng đòi hỏi phải tăng cường khối đạiđoàn kết dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân Do vậy vai tròcủa Mặt trận và các đoàn thể thành viên càng quan trọng Nâng cao vaitrò, tác dụng của Mặt trận trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội làmột yêu cầu của công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Điều 1 Luật MTTQ Việt Nam 2015 quy định về vị trí, vai trò của MTTQViệt Nam như sau:
Một là, MMTTQ Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự
nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội
và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn
giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Điều 1 của Luật MTTQ Việt Nam 2015) Là tổ chức liên minh chính trị, như vậy, đương nhiên MTTQ
Trang 12Việt Nam không phải là đoàn thể, không có hội viên, đoàn viên, mà chỉ cócác thành viên bao gồm thành viên là tổ chức và thành viên là cá nhân tiêubiểu Các tổ chức, cá nhân tự nguyện gia nhập và là thành viên của MTTQViệt Nam, khi tham gia MTTQ Việt Nam các thành viên đều có địa vịbình đẳng trong phối hợp và thống nhất hành động và độc lập về tổ chức.MTTQ Việt Nam là tổ chức có cơ sở xã hội rộng rãi nhất so với các tổchức khác trong hệ thống chính trị, do đặc điểm này mà Mặt trận cónhững điều kiện để tập hợp, vận động đông đảo các tầng lớp nhân dân,
mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo thành sức mạnh to lớn, cùngnhau thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động chungtrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tham gia xây dựng chínhquyền nhân dân
Hai là: ngoài những phương thức vận động quần chúng nói chung, MTTQ
Việt Nam còn có các phương thức hoạt động đặc thù không giống vớiphương thức hoạt động của Đảng, chính quyền Khoản 2, điều 4 của Luật
MTTQ Việt Nam 2015 ghi: “Tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên” Đặc điểm cơ bản
trong phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam là vận động, giáo dục,thuyết phục, phối hợp và thống nhất hành động Đó chính là cách thức,phương pháp tiến hành những công việc để phù hợp với vai trò, chức năng
và nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam Đây chính là lợi thế căn bản củaMTTQ Việt Nam trong việc động viên các tầng lớp nhân dân thực hiệnquyền làm chủ, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sáthoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và các bộ, công chứcnhà nước
Ba là: Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là tổ chức lãnh đạo vừa là thành viên
của MTTQ Việt Nam Đây là một nét độc đáo trong lý luận cách mạngnước ta Đảng là thành viên của Mặt trận nhưng với tư cách thành viênlãnh đạo, thông qua Mặt trận để tập hợp các lực lượng quần chúng nhândân theo Đảng làm cách mạng Để lãnh đạo Mặt trận, Đảng phải ở trongMặt trận, là một thành viên của Mặt trận, Đảng không thể đứng trên hoặcđứng ngoài để lãnh đạo Mặt trận
Bốn là, MTTQ Việt Nam còn là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân,
là nền tảng để xây dựng nên bộ máy nhà nước Hệ thống của Mặt trậnđược hình thành theo cấp hành chính là: trung ương; tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và xã,phường, thị trấn Ở mỗi cấp hành chính có Uỷ ban MTTQ Việt Nam là cơquan chấp hành giữa hai kỳ đại hội của Mặt trận cùng cấp; đại diện cho
Uỷ ban MTTQ Việt Nam ở từng cấp là Ban Thường trực Dưới cấp xã cóBan công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư Với các cấp hành chính nhưvậy, rất phù hợp với việc tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhândân ở từng cấp
Trang 138 Phân biệt khái niệm quyền con người với khái niệm quyền công dân?
Ở Việt Nam, bên cạnh thuật ngữ “quyền con người”, còn có thuật ngữ
“nhân quyền” Cả hai thuật ngữ này đều bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Anh
“human rights”, mà nếu dịch trực tiếp sang tiếng Việt là quyền con người;còn nếu dịch qua Hán - Việt là nhân quyền Xét về mặt ngôn ngữ học,theo Đại Từ điển tiếng Việt, quyền con người và nhân quyền là hai từđồng nghĩa
Nhân quyền, ở góc độ khái quát nhất, theo Liên hợp quốc, có thể hiểu lànhững gì bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu không được bảo đảm thìchúng ta sẽ không thể sống như một con người Tại Việt Nam, một sốđịnh nghĩa về quyền con người do một số chuyên gia, cơ quan nghiên cứutừng nêu ra cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng xét chung, quyềncon người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có vàkhách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốcgia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế
Quyền con người được hiểu là những đặc quyền mà
do tự nhiên con người vốn vẫn có Đó là nhữngkhả nănghành động một cách có ý thức của con người Tuy nhiên, tự bản thânchúng đặc quyền chưa phải là quyền, để đạt được cái gọi là quyền cần mộtyếu tố đó là quy chế pháp lý Các đặc quyền của cá nhân khi trở thành đốitượng điều chỉnh của pháp luật thì mới trở thành các quyền của con người.Không có luật pháp thì không có quyền của con người Do đó, quyềncủa con người được định nghĩa là những đặc quyền của conngười được pháp luật ghi nhận, điều chỉnh, do cá nhân conngười nắm giữ trong mối liên hệ với nhà nước và với những
cá nhân con người khác
Khái niệm về quyền công dân cũng ra đời từ lâu trong lịch sử, được sửdụng rông rãi trong xã hội tư sản So với khái niệm quyền con người, kháiniệm quyền công dân mang tính xác định hơn, gắn liền với mỗi quốc gia,được pháp luật của mỗi quốc gia quy định Cũng do vậy nội dung,
số lượng, chất lượng của quyền công dân ở mỗi quốc giathường không giống nhau Đương nhiên không có sự đối lậpgiữa quyền con người và quyền công dân
Thuật ngữ “công dân”, theo Từ điển Merriam Webster’s CollegiateDictionary, “công dân (citizen) là một thành viên của một nhà nước màngười đó có nghĩa vụ trung thành và được hưởng sự bảo vệ” Cũng nhưthuật ngữ nhân quyền, có nhiều định nghĩa về quyền công dân (citizen’sright), tuy vậy, theo một nghĩa khái quát nhất, có thể hiểu quyền công dân
là những lợi ích pháp lý được các nhà nước thừa nhận và bảo vệ chonhững người có quốc tịch của nước mình
Trang 149 So sánh khái niệm quyền con người với khái niệm quyền công dân?
Hai là, xét tổng quát, quyền công dân có nội hàm hẹp hơn so với quyềncon người, do quyền công dân chỉ là những quyền con người được cácnhà nước thừa nhận và áp dụng cho riêng công dân của mình Chẳng hạn,trong một số trường hợp, hiến pháp của một số quốc gia có thể quy địnhnhững quyền vốn không được nêu trong luật nhân quyền quốc tế, nhưquyền sở hữu và sử dụng súng Tuy nhiên, đây chỉ là một số trường hợpngoại lệ Xét tổng quát, các quyền hiến định trong hiến pháp của các quốcgia đều đã được ghi nhận hoặc hàm chứa trong các quyền đã được ghinhận bởi luật nhân quyền quốc tế
Ở nhiều góc độ khác nhau - xem so sánh, có thể chứng minh quyền conngười là khái niệm rộng hơn quyền công dân Ví dụ, về tính chất, quyềncon người không bị bó hẹp trong mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nướcnhư quyền công dân, mà thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với toàn thểcộng đồng nhân loại Về phạm vi áp dụng, do không bị giới hạn bởi chếđịnh quốc tịch, nên chủ thể của quyền con người là tất cả các thành viêncủa gia đình nhân loại, bất kể vị thế, hoàn cảnh, quốc tịch, Nói cáchkhác, quyền con người được áp dụng một cách bình đẳng với tất cả mọingười thuộc mọi dân tộc đang sinh sống trên phạm vi toàn cầu, không phụthuộc vào biên giới quốc gia, tư cách cá nhân hay môi trường sống củachủ thể quyền
*Tính thống nhất giữa khái niệm quyề n con ng ười và khái niệm quyề ncông dân
Một là, theo nghĩa rộng, cả thuật ngữ “quyền con người” và “quyền công
dân” đều là những phạm trù triết học dùng để biểu thị mối quan hệ của cánhân con người với cộng đồng nhân loại (quyền con người) và với quốcgia nơi mà người đó có quốc tịch (quyền công dân) Quyền con người vàquyền công dân đều xoay quanh một chủ thể chung (của quyền), đó làcon người, và một chủ thể chung khác (có nghĩa vụ) là các cộng đồngnhân loại mà thể chế chính trị - pháp lý trung tâm của nó là nhà nước.Thêm vào đó, quyền con người và quyền công dân, về bản chất, đều lànhững gì mà một cá nhân con người được phép làm và được thừa nhận,tôn trọng, bảo vệ bởi các chủ thể khác Chính vì thế mà quyền conngười và quyền công dân là hai phạm trù rất gần gũi, và trong nhiều bối
Trang 15cảnh hầu như không có sự phân biệt với nhau.
Hai là, các quyền con người, quyền công dân, được pháp điển hóa vào
hiến pháp các nước trên thế giới theo những cách thức nhất định
Tuy là hai phạm trù khác nhau, nhưng quyền con người và quyền côngdân hầu như không mâu thuẫn mà ngược lại, có sự thống nhất, bổ sung,
hỗ trợ lẫn nhau Nhìn chung, các quyền con người, quyền công dân, đượcpháp điển hóa vào hiến pháp các nước trên thế giới theo ba cách cơ bảnsau:
Cách thứ nhất: Đề cập trực tiếp thành các điều khoản trong một
chương riêng (có tên là “quyền con người”, “quyền con người, quyềncông dân” hoặc ‘quyền công dân”…) hoặc rải rác trong một sốchương của hiến pháp Đây là cách hiến định nhân quyền phổ biến nhấthiện nay, được đa số quốc gia, trong đó có Việt Nam, áp dụng
Cách thứ hai: Các quyền con người, quyền công dân được quy định
trong một văn bản riêng và được thừa nhận như là một cấu phần của Hiếnpháp Ví dụ, Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1689 và Bộ luật về quyềnnăm 2008 được coi là hai văn bản nguồn của Hiến pháp nước Anh Một
ví dụ tiêu biểu khác là nước Pháp Lời mở đầu của Hiến pháp năm 1958(hiện hành) của nước này quy định: “Nhân dân Pháp trung thành với bảnTuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1789” Điều đó có nghĩa là bảnTuyên ngôn (được ban hành trước Hiến pháp hơn 150 năm) nhưng sau
đó đã được thừa nhận như là một nội dung của Hiến pháp
Cách thứ ba: Không quy định trực tiếp trong nội dung mà cũng
không thành một văn bản riêng, mà được xác định như là những điều
bổ sung của Hiến pháp Đây là trường hợp của Hoa Kỳ Hiến phápHoa Kỳ ban đầu không có quy định trực tiếp nào về nhân quyền, nhưngsau đó được bổ sung 10 tu chính án quy định về các quyền cơ bản mà saunày được gọi là Bộ luật về các quyền của Mỹ
Ba là, không chỉ quyền công dân mà cả quyền con người cũng chịu sự quy
định của sự giới hạn quyền
Giới hạn của quyền nhằm bảo đảm sự hài hòa giữa các quyền của cá nhân
và các quyền của tập thể (cộng đồng, quốc gia, dân tộc), cũng như việcthụ hưởng quyền giữa các cá nhân với nhau Luật nhân quyền quốc tế quyđịnh giới hạn áp dụng của một số quyền (limitation of rights) trong một sốđiều ước quốc tế về quyền con người Bản chất của các quy định này làcho phép các quốc gia thành viên áp đặt một số điều kiện với việc thựchiện/hưởng thụ một số quyền con người nhất định nhằm các mục đích nhưthúc đẩy phúc lợi chung của cộng đồng, bảo vệ an ninh quốc gia (nationalsecurity), để bảo đảm an toàn cho cộng đồng (public safety), để bảo vệsức khỏe hay đạo đức của cộng đồng (public health or moral), và để bảo
Trang 16vệ các quyền, tự do hợp pháp của người khác (rights and freedoms ofothers).
Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù khác nhau, song cómối liên hệ rất chặt chẽ, tác động, bổ sung lẫn nhau Khái niệm và viễncảnh về quyền con người có thể được nhìn nhận qua lăng kính của quyềncông dân và ngược lại Thực tế cho thấy sự gắn bó giữa quyền con người
và quyền công dân ngày càng trở lên mật thiết, đến nỗi trong một sốtrường hợp rất khó phân biệt và trong một số bối cảnh không cần thiếtphải phân biệt giữa chúng (ví dụ các quyền bất khả xâm phạm về tínhmạng, danh dự, nhân phẩm,…) Sự tương đồng kể trên khiến cho những
nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, quyền công dân trở lên khăngkhít, không thể tách rời, kể cả khi những nỗ lực này gắn liền với nhữngchủ thể tương đối khác nhau
10 Nêu định nghĩa và phân tích các đặc điểm của quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?
*Địn h n ghĩa:
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là những nghĩa vụ được quy địnhtrong HP, những đạo luật cơ bản nhất của nhà nước, nó có ý nghĩa quantrọng hàng đầu với công dân và nhà nước, là cơ sở chủ yếu xác định địa vịpháp lý của người công dân, là cơ sở nền tảng cho việc xác định toàn bộ
hệ thống và nghĩa vụ cụ thể khác của công dân
*Phân t ích các đ ặc điể m:
- Quyền cơ bản của công dân thường được xuất phát từ các quyền tựnhiên thiêng liêng và bất khả xâm phạm của con người như quyền sống,quyền bình đẳng, quyền tự do mưu cầu hạnh phúc và là các quyền đượchầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận
- Nghĩa vụ cơ bản của công dân là các nghĩa vụ tối thiểu mà công dânphải thực hiện đối với nhà nước và là tiền đề để đảm bảo cho các quyền
cơ bản của công dân được thực hiện
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thường được quy định trong
HP, văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận trong HP là cơ sởchủ yếu để xác định địa vị pháp lý của công dân Các quyền và nghĩa vụ
cơ bản quy định trong HP là cơ sở đầu tiên cho mọi quyền và nghĩa vụkhác của công dân được các ngành luật trong hệ thống pháp luật nước taghi nhận Tất cả mọi quyền và nghĩa vụ khác của công dân đều bắt nguồn
từ quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi trong đạo luật chínhcủa nhà nước Đó là cơ sở, nền tảng của mọi quyền và nghĩa vụ khác củacông dân
- Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là nguồn gốc phát sinh cácquyền và nghĩa vụ khác của công dân Cơ sở phát sinh duy nhất của cácquyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là quyền công dân, nghĩa là người
có quốc tịch VN còn cơ sở phát sinh các quyền và nghĩa vụ khác của côngdân là sự tham gia của họ vào các quan hệ pháp luật, là các sự kiện pháp
Trang 17hệ giữa nhà nước, xã hội và cá nhân.
11 Phân tích nội dung và ý nghĩa quyền tự do kinh doanh (Điều 33 HP 2013)?
Trong quá trình phát triển kinh tế, ở từng giai đoạn cách mạng, các vấn đềquyền tự do kinh doanh, về doanh nghiệp, doanh nhân được nhìn nhận ởcác góc độ khác nhau và được thay đổi bằng các quy định cụ thể trong cácvăn bản quy phạm pháp luật Điều 33 Hiến pháp 2013 quy định, “Côngdân có quyền tự do kinh doanh theo quy định pháp luật” Điều 33, Hiến
pháp 2013 quy định rõ ràng, hoàn chỉnh hơn: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” Quy định
này hàm chứa hai ý quan trọng: (i) Mọi người có quyền tự do kinh doanh;
và (ii) Giới hạn của quyền tự do đó là những gì luật cấm, nói khác đi,muốn cấm cái gì thì Nhà nước phải công bố minh thị
Quyền tự do kinh doanh của công dân là một quyền hiến định, ngày càngđược xác định rõ ràng, đầy đủ và thực sự trở thành cơ sở pháp lý hết sứcquan trọng để công dân được hưởng đầy đủ một trong những quyền hếtsức cơ bản của công dân - quyền tự do kinh doanh Tuy nhiên, do điềukiện nước ta phải trải qua nhiều biến cố lịch sử khác nhau ở nhiều giaiđoạn, do đó tự do kinh doanh cũng có sự điều chỉnh cho phù hợp với yêucầu và điều kiện cụ thể Nhận rõ ý nghĩa quan trọng của việc bảo đảm sựbình đẳng của công dân trong quá trình phát triển kinh tế và nhìn nhận nónhư một giải pháp có ý nghĩa đặc biệt trong việc tạo ra nguồn lực để xâydựng và phát triển đất nước nên ngay từ bản Hiến pháp 1946 đã xác định:
“Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm” (Điều 12).
Với quy định này, quyền tư hữu về tài sản từ tất cả các nguồn, kể cả tàisản do kinh doanh mà có được Nhà nước bảo đảm Cụ thể hơn, Điều 6 củabản Hiến pháp này quy định: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngangquyền về mọi phương diện: Chính trị, kinh tế, văn hoá” Với quy địnhnày, không có cách hiểu nào khác đó là quyền bình đẳng giữa các thànhphần kinh tế trong xã hội
Hiến pháp 2013 trên cơ sở đó quy định: “Mọi người có quyền tự do kinhdoanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm” (Điều 33) Đángchú ý là, tại Khoản 1 và 2, Điều 51 quy định:
1.Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhànước giữ vai trò chủ đạo
2 Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nềnkinh tế quốc dân Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp
Trang 18tác và cạnh tranh theo pháp luật.
3
“Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và
cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vữngcác ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước Tài sản hợp pháp của cánhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ vàkhông bị quốc hữu hoá” Quy định này thể hiện tính bình đẳng về tự dokinh doanh của nhà đầu tư Các chủ thể hoạt động kinh doanh đều bìnhđẳng trước pháp luật, cạnh tranh lành mạnh theo quy định của Hiến pháp
và pháp luật
Như vậy, Hiến pháp 2013 đã thể hiện tính công bằng, không có sự phânbiệt, đối xử giữa các thành phần kinh tế, các chủ thể kinh tế khác nhau.Những sự tiến bộ của Hiến pháp mới đáp ứng được tính nhạy bén củapháp luật về kinh doanh, huy động toàn diện, đồng bộ tất các các nguồnlực để xây dựng và phát triển đất nước
12 Phân tích nội dung và ý nghĩa quyền khiếu nại tố cáo theo HP hiện hành?
Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghinhận tại Điều 30 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 2013 (Hiến pháp 2013) Đây là hiện tượng phát sinh trong đời
sống xã hội như là một phản ứng của con người trước một quyết định, mộthành vi nào đó mà người khiếu nại cho rằng quyết định hay hành vi đó làkhông phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực trong đời sống cộng đồng,xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình Dưới góc độ pháp lý,khiếu nại được hiểu là: “việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ,công chức theo thủ tục đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyềnxem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hànhchính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhànước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằngquyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợppháp của mình” (Khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011)
Từ khái niệm có thể thấy rằng khiếu nại là đề nghị của cá nhân, cơquan, tổ chức chịu tác động trực tiếp của quyết định hành chính hay hành
vi hành chính hoặc là đề nghị của cán bộ, công chức chịu tác động trựctiếp của quyết định kỷ luật đối với cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩmquyền giải quyết khiếu nại
Cùng với khiếu nại, quyền tố cáo của công dân đã được tiếp tục ghi nhậntrong Hiến pháp 2013 (cũng tại Điều 30), Luật khiếu nại, Luật tố cáo vànhiều văn bản pháp luật khác Khái niệm tố cáo có thể được hiểu dướinhiều góc độ khác nhau Dưới góc độ pháp lý, tố cáo được hiểu: “là việccông dân theo thủ tục báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyềnbiết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nàogây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích
Trang 19hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức” (Khoản 1, Điều 2 Luật Tố cáonăm 2011) Như vậy, công dân dù bị ảnh hưởng trực tiếp hay không bịảnh hưởng bởi hành vi vi phạm pháp luật là đối tượng của việc tố cáo đều
có quyền thực hiện việc tố cáo khi biết được có hành vi vi phạm pháp luậtxảy ra trong đời sống xã hội Công dân có thể cung cấp các thông tin vềhành vi vi phạm pháp luật cho các cơ quan nhà nước, nhưng khác với tốcáo ở chỗ là tố cáo luôn được gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền,theo một trình tự thủ tục do pháp luật quy định và người tố cáo luôn là chủthể xác định, có những quyền, nghĩa vụ được quy định trong Luật khiếu
nại, tố cáo Khi công dân thực hiện quyền tố cáo thì giữa họ với cơ quan
nhà nước sẽ phát sinh những quan hệ pháp luật nhất định và họ phải chịutrách nhiệm về những thông tin mà mình cung cấp Nội dung tố cáo củacông dân rất đa dạng và phức tạp; có tố cáo về những việc làm trái phápluật của cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước khi thực hiện nhiệm
vụ, công vụ; có những tố cáo về những sai phạm trong công tác quản lýcủa các cơ quan, trong đó có cơ quan quản lý hành chính nhà nước Ngoài
ra, công dân có thể tố cáo các hành vi vi phạm về đạo đức, lối sống củacán bộ, công chức…
Khi thực hiện quyền tố cáo là công dân đã thực hiện quyền làm chủ củamình trong việc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước làm cho bộ máynhà nước ngày càng phát huy hiệu quả trong quản lý nhà nước, quản lý
xã hội; hay nói rõ hơn thực hiện quyền tố cáo chính là việc tỏ rõ tráchnhiệm của công dân không chỉ trong việc giám sát hoạt động quản lýcủa Nhà nước để xây dựng bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch,vững mạnh mà còn đối với cả việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
nhà nước để đây thực sự là những “người đại biểu của nhân dân”, góp
phần ngăn chặn, tiến tới loại trừ những hành vi quan liêu, hách dịch, cửaquyền, sách nhiễu quần chúng của một bộ phận cán bộ công chức nhànước
Có thể nhận thấy, quyền giám sát chính là cơ sở để phát sinh quyền khiếunại, quyền tố cáo bởi vì thông qua giám sát, công dân mới phát hiệnnhững sai trái, vi phạm pháp luật trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
và cán bộ của cơ quan Nhà nước để tiến hành khiếu nại hoặc tố cáo Vìvậy, quyền khiếu nại và quyền tố cáo là hai quyền chính trị cơ bản củacông dân, là phương tiện bảo đảm cho việc thực hiện và bảo vệ các quyền,lợi ích hợp pháp khác của công dân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xãhội Đồng thời đó cũng là nguồn thông tin quan trọng về tình trạng phápchế trong quản lý hành chính nhà nước, nó góp phần củng cố mối liên hệgiữa nhà nước và công dân, khẳng định tính chất tham gia quản lý Nhànước của công dân
13 Phân tích nội dung và ý nghĩa quyền bầu cử, ứng cử của công dân theo pháp luật hiên hành?
Bầu cử là một thể chế dân chủ đã có từ lâu Nhà nước ta là Nhà nước của
Trang 20nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Nhân dân tổ chức ra Nhà nướcbằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước Thông qua bầu cử,nhân dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng vàquyền làm chủ của mình, để thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước,góp phần thiết lập ra bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý
xã hội
Quyền bầu cử và ứng cử là những quyền chính trị cơ bản của công dânđược quy định trong Hiến pháp-đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhấttrong hệ thống pháp luật của Nhà nước Hiến pháp 1946-bản Hiến phápđầu tiên của Nhà nước ta đã ghi nhận quyền này tại điều thứ 18 như sau:
“Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi, không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử trừ nhữngngười mất trí và những người mất công quyền Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.
Công dân tại ngũ cũng có quyền bầu cử và ứng cử”.
Quyền bầu cử và ứng cử là những quyền chính trị cơ bản của công dântiếp tục được khẳng định xuyên suốt các bản Hiến pháp 1959 (tại điều23), Hiến pháp 1980 (tại điều 57), Hiến pháp 1992 (tại điều 54), Hiếnpháp 2013 (tại điều 27) Hiến pháp hiện hành của nước ta quy định:
“Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân”.
Quyền bầu cử được hiểu quyền công dân được lựa chọn để bầu ngườixứng đáng, đại diện cho mình ở các cơ quan quyền lực Nhà nước màkhông bị bất kỳ sự cản trở nào Công dân từ đủ mười tám tuổi trở lên cóquyền bầu cử Quyền bầu cử bao gồm: quyền giới thiệu người ứng cử (đềcử), quyền tham gia các hoạt động bầu cử và quyền bỏ phiếu bầu
Quyền ứng cử là quyền của công dân được trở thành ứng cử viên đại biểukhi đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật Quyền ứng cửbao gồm quyền được giới thiệu ứng cử và quyền tự ứng cử Trên cơ sở cơcấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giớithiệu ứng cử theo phân bổ, cơ quan, tổ chức, đơn vị đó xem xét các tiêuchuẩn của người được ứng cử, sau khi lấy ý kiến nhận xét của cử tri tạiHội nghị cử tri, giới thiệu người của tổ chức mình ứng cử đại biểu và đưavào danh sách hiệp thương Công dân có thể tự ứng cử đại biểu nếu tựthấy mình có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, có điều kiện vànguyện vọng đóng góp trí tuệ cho đất nước
14 Phân tích nội dung, ý nghĩa nguyên tắc bầu cử trực tiếp?
*Nội dung:
Điều 1 của Luật bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND năm 2015 quy
định: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Trang 21Bầu cử trực tiếp là việc cử tri trực tiếp đi bầu cử, tự bỏ lá phiếu của mìnhvào hòm phiếu để lựa chọn người đủ tín nhiệm vào cơ quan quyền lực nhànước Cử tri không được nhờ người khác bầu hộ, bầu thay hoặc bầu bằngcách gửi thư Trường hợp cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì cóthể nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; nếu vì tàn tậtkhông tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu; cửtri do ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổbầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử trinhận phiếu bầu và bầu.
Trong quá trình bầu cử mỗi công dân được tự do thể hiện ý chí, nguyệnvọng của mình Mục đích của sự thể hiện ý chí nguyện vọng này là bầuđược những người xứng đáng cho mình vào Quốc hội hay Hội đồng nhândân Nếu sự thể hiện ý chí nguyện vọng này được tiến hành trực tiếp, tức
là cử tri trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình vào cơ quan dân cử thìđiều này cũng có nghĩa là cuộc bầu cử đó được tiến hành theo nguyên tắcbầu cử trực tiếp
Nội dung của nguyên tắc bầu cử trực tiếp là cử tri tín nhiệm người nào thìtrực tiếp bỏ phiếu cho người ấy làm đại biểu Quốc hội hay đại biểuHĐND mà không thông qua người nào hay cấp nào khác
Nguyên tắc bầu cử trực tiếp nhằm mục đích để cử tri trực tiếp lựa chọnngười đủ tín nhiệm đưa vào cơ quan quyền lực Nhà nước bằng là phiếucủa mình mà không phải thông qua bất kì một khâu trung gian nào Cùngvới các nguyên tắc khác, nguyên tắc này là điều kiện cần thiết để đảm bảotính khách quan cho một cuộc bầu cử
Nguyên tắc bầu cử trực tiếp được đảm bảo thực hiện bằng quy định trongLuật bầu cử đại biểu QH, luật bầu cử đại biểu HĐND và những vănbảndưới luật khác Để công dân có điều kiện tham gia bầu cử đầy đủ,pháp luật bầu cử nước ta quy định ngày bầu cử đại biểu QH, đại biểuHĐND là ngày chủ nhật, cử tri phải tự mình đi bầu không được nhờngười khác bầu thay, không được bầu bằng cách gửi thư…
Nguyên tắc bầu cử trực tiếp còn được đảm bảo bằng các quy định phápluật để cử tri được trực tiếp ứng cử, đề cử, kiểm tra danh sách nhữngngười ứng cử, khiếu nại về những sai lầm thiếu sót trong danh sách nhữngngười ứng cử,… Đây là những yếu tố cần để có một cuộc bầu cử dân chủ,rộng rãi, thực sự là ngày hội của nhân dân
Nguyên tắc bầu cử trực tiếp là một trong những nguyên tắc xuyên suốtcủa pháp luật bầu cử VN ngay từ ngày đầu dành được độc lập Ở đây cửtri tín nhiệm ứng cử viên nào thì trực tiếp bỏ phiếu cho người đó màkhông thông qua người nào hay cấp nào khác
Trang 22Để đảm bảo thực hiện nguyên tắc bầu cử trực tiếp đã đuợc ghi trong HP,ngay từ những năm đầu xây dựng đất nước, các luật về bầu cử và các vănbản dưới luật quy định những biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện Và chođến nay, nguyên tắc bầu cử trực tiếp vẫn là một nguyên tắc quan trọng,đuợc duy trì và không ngừng được củng cố, đổi mới cho phù hợp với hoàncảnh mới của đất nước.
Khi gửi gắm niềm tin vào lá phiếu của mình, các cử tri đều hy vọng vàmong muốn các đại biểu QH và HĐND sẽ là những công bộc của dân.Bầu cử trực tiếp đảm bảo tính khách quan, chính xác, thể hiện đúng ý chí
nguyện vọng của họ Nguyên tắc này đảm bảo cho người được bầu trực tiếp nhận quyền lực nhà nước từ nhân dân, đảm bảo tính chịu trách nhiệm của đại biểu trước nhân dân.
*Ý nghĩa;
Nguyên tắc trực tiếp bầu cử ra người đại diện cho mình trong các cơ quanquyền lực nhà nước, không thông qua một khâu trung gian nào khác làmột nguyên tắc thể hiện rõ tính chất dân chủ trong sự hình thành bộ máynhà nước Chính nguyên tắc này cho phép người đại diện được nhân dântrực tiếp bầu ra nhận được quyền lực nhà nước từ nhân dân
15 Phân tích nội dung và ý nghĩa nguyên tắc bầu cử bình đẳng?
*Nội dung:
Điều 1 của Luật bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND năm 2015 quy
định: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Bình đẳng trong bầu cử là một nguyên tắc nhằm bảo đảm tính kháchquan, không thiên vị để mọi công dân đều có khả năng như nhau tham giabầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào
Nguyên tắc bình đẳng được pháp luật quy định trong việc thực hiện quyềnbầu cử và ứng cử của công dân, thể hiện ở các mặt như sau:
- Số lượng dân cư như nhau thì được bầu số đại biểu bằng nhau;
- Mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri ở một nơi cư trú;
- Mỗi người chỉ được ghi tên ứng cử ở một đơn vị bầu cử;
- Mỗi cử tri chỉ được bỏ một phiếu bầu;
- Giá trị phiếu bầu của mọi cử tri như nhau mà không có sự phân biệt
Nguyên tắc bình đẳng còn đòi hỏi phải có sự phân bổ hợp lý cơ cấu, thànhphần, số lượng đại biểu Quốc hội để bảo đảm tiếng nói đại diện của cácvùng, miền, địa phương, các tầng lớp xã hội, các dân tộc thiểu số và phụ
nữ phải có tỷ lệ đại biểu thích đáng trong Quốc hội
Nguyên tắc bầu cử bình đẳng là một nguyên tắc quan trọng xuyên suốtquá trình bầu cử, từ khi lập danh sách cử tri cho đến khi xác định kết quảbầu cử Nguyên tắc nàyquy định rằng mỗi cử tri có một phiếu bầu, mỗi láphiếu có giá trị ngang nhau, không phụ thuộc vào giới tính, địa vị xã hội,
Trang 23tài sản và tôn giáo của cử tri Nguyên tắc bầu cử bình đẳng bảo đảm đểmọi công dân có khả năng như nhau tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sựphân biệt dưới bất cứ hình thức nào Nguyên tắc này nhằm bảo đảm tínhkhách quan trong bầu cử, không thiên vị.
Xét về mặt lý luận, hầu hết các quốc gia đều quy định về nguyên tắc bìnhđẳng trong bầu cử Pháp luật bầu cử của Nhật bản quy định các lá phiếucủa cử tri có giá trị ngang nhau, không có sự phân biệt về chính trị, kinh tế
và xã hội theo tín ngưỡng, giới tính, địa vị xã hội và nguồn gốc xã hội
Tuy nhiên, trên thực tế, nguyên tắc bình đẳng này dễ bị vi phạm ở Anh,những người có bất động sản lớn và những người đã tốt nghiệp các trườngĐại học tổng hợp thường có phiếu bầu bổ sung Ở Niu-di-lân có quy địnhnhững người có tài sản dưới 1 ngàn bảng Anh có 1 lá phiếu, từ 1 ngàn tới
2 ngàn có 2 lá phiếu, và trên 3 ngàn có 3 lá phiếu
Ngoài ra, một số quốc gia còn áp dụng các quy định về việc phân biệt cácthành phần cử tri đặc biệt Trong bầu cử Nghị viện ở Trung Quốc, quânđội được tổ chức thành những đơn vị bầu cử riêng với số đại biểu khácbiệt Trong hệ thống bầu cử của Pháp, để bảo đảm sự đại diện của cáccộng đồng lãnh thổ của nước Cộng hoà, Hạ nghị viện dành riêng 22 ghếcho các vùng hải ngoại, và Thượng nghị viện dành 12 ghế cho cư dânPháp
ở nước ngoài
*Ý nghĩa:
Đây là nguyên tắc đòi hỏi phải tuân thủ trong suốt quá trình tiến hành bầu
cử từ khi lập danh sách cử tri cho đến khi kết thúc, tuyên bố kết quả bầu
cử Mức độ dân chủ của cuộc bầu cử phụ thuộc chủ yếu vào tiến trìnhthực hiện nguyên tắc này
Trong một chừng mực nào đó, việc thực hiện nguyên tắc bỏ phiếu kín,bầu cử phổ thông cúng như nguyên tắc bầu cử trực tiếp cũng là để thựchiện nguyên tắc bình đẳng và ngược lại
16 Phân tích nội dung và ý nghĩa nguyên tắc bầu cử phổ thông?
*Nội dung:
Điều 1 của Luật bầu cử đại biểu QH và đại biểu HĐND năm 2015 quy
định: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Nguyên tắc bầu cử phổ thông là một trong những nguyên tắc cơ bản củachế độ bầu cử, được Hiến pháp của hầu hết các nước quy định Nguyêntắc này thể hiện tính dân chủ rộng rãi, đòi hỏi sự bảo đảm để công dânthực hiện quyền bầu cử và ứng cử của mình
Trang 24Nguyên tắc phổ thông thể hiện tính toàn dân và toàn diện trong bầu cử,bảo đảm để mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần
xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cưtrú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền tham gia bầu cử và đủ haimươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội theo quyđịnh của pháp luật
Yêu cầu của nguyên tắc này là Nhà nước phải bảo đảm để cuộc bầu cửthực sự trở thành một cuộc sinh hoạt chính trị rộng lớn, tạo điều kiệnthuận lợi để công dân thực hiện quyền bầu cử của mình, bảo đảm tính dânchủ, công khai và sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân
Nhà nước ta là Nhà nước của dân, người dân làm chủ trong việc bầu ranhững người đại diện cho mình Vì vậy, Nhà nước phải tạo điều kiệnthuận lợi để mọi công dân đều có thể tham gia bầu cử Ngược lại, côngdân tham gia bầu cử để thực hiện quyền chính trị quan trọng, đồng thời lànghĩa vụ của mình
Nguyên tắc phổ thông thể hiện tính công khai, dân chủ rộng rãi, đòi hỏi sựbảo đảm để công dân thực hiện quyền bầu cử, ứng cử
Nguyên tắc phổ thông được thể hiện ở tính toàn dân và toàn diện của bầu
cử Bầu cử là công việc của mọi người, là sự kiện chính trị của xã hội.Cuộc bầu cử được tiến hành trong cả nước nếu đó là bầu cử đại biểu Quốchội, trong cả địa phương nếu đó là bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
Các bước chuẩn bị và tiến hành bầu cử cũng phải bảo đảm yêu cầu phổthông, cụ thể là:
- Các tổ chức bầu cử được thành lập công khai, có sự tham gia của đạidiện các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và đoàn thể nhân dân
- Danh sách cử tri được niêm yết công khai nơi công cộng để nhân dântheo dõi
- Danh sách những người ứng cử cũng được lập và niêm yết công khai để
cử tri tìm hiểu và lựa chọn
- Ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu phải được ấn định và công bố trước để nhândân biết
- Việc kiểm phiếu cũng phải được tiến hành công khai có sự tham gia
Trang 25chứng kiến của đại diện cử tri; đại diện các cơ quan thông tin đại chúngđược vào chứng kiến kiểm phiếu.
*Ý nghĩa:
Ngay từ thời non trẻ, Nhà nước VN đã áp dụng nguyên tắc bầu cử phổthông cho mọi công dân VN Nguyên tắc này đến nay vần giữ nguyên ýnghĩa của nó và được ấn định trong Hiến pháp 1959, 1980, 1992 và 2013
Điều 27 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân Việc thực hiện các quyền này do luật định”
Quyền bầu cử phổ thông của nhà nước XHCN VN khác với quyền bầu cửphổ thông của nhà nước tư sản không những bằng việc không quy địnhhạn chế tiêu chuẩn người tham gia bầu cử, trừ việc quy định hạn chế ởdưới mức tuổi trường thành mà còn quy định sự tham gia bầu cử của tấtcảc các quân nhân đang tại ngũ Hạn chế việc tham gia của quân đội vàocác cuộc bầu cử là đặc trưng của chế độ tư bản (quân đội không tham giachính trị)
Quyền bầu cử của công dân được các cơ quan phụ trách bầu cử ghi nhậntrong danh sách cử tri Tất cả mọi công dân có đủ điều kiện theo quy địnhcủa pháp luật từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị pháp luật tước quyền bầu cửđều được ghi tên trong danh sách cử tri
17 Anh (chị) phân tích vai trò của Mặt trận Tổ quốc VN trong bầu cử đại biểu Quốc hội theo pháp luật hiện hành?
Vị trí vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong chế độ chính trịlần đầu tiên được khẳng định trong Hiến pháp tại Điều 9, Hiến pháp năm1980: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - bao gồm các chính đảng, TổngCông đoàn Việt Nam, tổ chức Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam,Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ ViệtNam và các thành viên khác của Mặt trận - là chỗ dựa vững chắc củanhà nước
Điều 9 của HP 2013: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị -
xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài" Mặt trận tổ quốc có vai trò rất lớn trong việc bầu cử Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm tổ chức hiệp thương lựa chọn, giớithiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và tham gia giám sát việc bầu cử đạibiểu Quốc hội để làm rõ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức
Trang 26đại diện khối đại đoàn kết toàn dân, là cơ sở chính trị của chính quyềnnhân dân.
Luật MTTQVN 2015, tại Điều 16 Phối hợp tổ chức tiếp xúc cử tri của đạibiểu QH, đại biểu HĐND các cấp:
1 Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh phối hợpvới Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy bannhân dân cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện
kế hoạch tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhândân cấp tỉnh; tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri
2 Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xãphối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp
tổ chức thực hiện kế hoạch tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểuHội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; tổ chức hội nghị tiếp xúc
cử tri
3 Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủyban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành nghị quyết liên tịchquy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đạibiểu Hội đồng nhân dân Ủy ban Mặt trận Tổ quốc có đóng góp to lớntrong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổquốc từ trung ương đến địa phương thể hiện qua những nhiệm vụ, quyềnhạn sau đây:
- Tổ chức các hội nghị hiệp thương để thoả thuận về cơ cấu, thành phần
và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị được bầu làm đại biểuQuốc hội; lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội; lập danhsách sơ bộ và danh sách chính thức những người được giới thiệu ứng cửđại biểu Quốc hội; lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú
và nơi công tác (nếu có) về những người ứng cử đại biểu Quốc hội;
- Tổ chức để những người ứng cử gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri và vận độngbầu cử;
- Tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội;
- Tham gia ý kiến với Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc dự kiến cơcấu, thành phần, số lượng đại biểu Quốc hội được bầu của tổ chức chínhtrị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhândân, cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương;
- Tham gia vào các tổ chức phụ trách bầu cử ở các cấp như Hội đồng bầu
cử, Uỷ ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấptỉnh, Ban bầu cử, Tổ bầu cử để chỉ đạo và tổ chức công tác bầu cử
Mặt trân tổ quốc VN thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với bầu
cử đại biểu QH MTTQVN thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối vớibầu cử ĐBQH thông qua các việc giám sát sau:
Một là, giám sát việc thành lập và hoạt động của các tổ chức phụ trách
bầu cử (nhất là ở địa phương) phải đảm bảo đúng pháp luật như: về cơcấu, thành phần, số lượng thành viên các tổ chức phụ trách bầu cử, đảmbảo có đại diện các tổ chức chính trị-xã hội tham gia các tổ chức phụ
Trang 27trách bầu cử.
Hai là, giám sát việc giới thiệu người ra ứng cử ĐBQH và làm thủ tục hồ
sơ ứng cử, giám sát việc tổ chức lấy ý kiên cử tri nơi cư trú đối với ngườiứng cử
Ba là, giám sát việc lập danh sách cử tri, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
về danh sách cử tri và việc niêm yết danh sách những người ứng cử, việcxoá tên người trong danh sách ứng cử ĐBQH
Bốn là, giám sát việc vận động bầu cử, giám sát việc tiếp xúc giữa cử tri
với người ứng cử vận động bầu cử
Năm là, giám sát trình tự bầu cử, thể thức bỏ phiếu trong ngày bầu cử
như: việc bỏ phiếu của cử tri có đúng pháp luật không (tránh tình trạngbầu thay, bầu hộ người khác…; việc mở hòm phiếu và kiểm phiếu, việcghi biên bản kiểm phiếu và kết quả bầu cử
Qua giám sát, nếu MTTQ phát hiện thấy có những sai sót, lệch lạc trongcác hoạt động trên thì kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đểđiều chỉnh cho phù hợp với pháp luật bầu cử MTTQ không tự ý xử lý vấn
đề không thuộc thẩm quyền và chức năng của mình
18 Biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội?
Thuật ngữ “tập trung dân chủ” thì “tập trung” là danh từ, “dân chủ” là tínhtừ; tính từ bổ nghĩa cho danh từ Như vậy, “tập trung dân chủ” không phải
là tập hợp của hai danh từ Do đó, dễ dàng có thể nhận thấy rằng nội dungcủa nguyên tắc này không phải là hai vế, hai mặt của một vấn đề Tậptrung dân chủ là “tập trung” trên cơ sở “dân chủ” (tập trung một cách dânchủ)
Tập trung là một thuộc tính quản lý quan trọng của bất kỳ nhà nước nào,song nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung và nhà nước ta nói riêng không
áp dụng sự tập trung độc đoán hay tập trung quan liêu mà là tập trung trên
cơ sở dân chủ chân chính Sự tập trung đó rất xa lạ với tập trung quanliêu, tách rời bộ máy nhà nước với nhân dân Ở nước ta, nguyên tắc nàykhông những được áp dụng trong tổ chức và hoạt động của các cơ quannhà nước mà tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam và một số các tổ chứcchính trị – xã hội cũng vận dụng nguyên tắc này
Tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức vàhoạt động của các cơ quan nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam Nguyên tắc này đã được ghi nhận tại Điều 4 Hiến pháp 1959:
“Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan Nhà nước khác đều thực hành nguyên tắc tập trung dân chủ”; Điều 6 Hiến pháp 1980:
“Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”; Điều
6 Hiến pháp 1992: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân
Trang 28chủ”; và Điều 8 của HP 2013: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” Không những ở nước ta, các nước xã
hội chủ nghĩa cũng ghi nhận nguyên tắc này trong Hiến pháp và cũng xácđịnh là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhànước
Điều 4 – Luật về tổ chức Quốc hội: Quốc hội tổ chức và hoạt động theonguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc này bắt nguồn từ yêu cầu quản lý xã hội của Nhà nước và từbản chất giai cấp của Nhà nước Trong quản lý nhà nước, quản lý xã hộiđòi hỏi phải có sự tập trung quyền lực Có tập trung quyền lực mới điềukhiển được xã hội, mới thiết lập được một trật tự xã hội nhất định Vì vậy,trong xã hội có giai cấp, quyền lực nhà nước là chủ yếu, tập trung vàoNhà nước Đối với nhà nước bóc lột thì sự tập trung này là độc đoán,chuyên quyền Còn nhà nước XHCN nói chung và Nhà nước CHXHCN
VN nói riêng thì tập trung là cần thiết, nhưng phải dân chủ với nhân dân
vì Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, nguyên tắc tập trungthể hiện:
-Quyền lực nhà nước tập trung chủ yếu vào Quốc hội, quyền lực các cơquan khác đều bắt nguồn từ quyền lực của Quốc hội Các cơ quan nhànước phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốchội (Điều 94 – Hiến pháp 2013)
-Quyết định của cấp trên, của trung ương buộc cấp dưới, địa phương phảithực hiện
Biểu hiện của nguyên tắc dân chủ:
-Có sự phân công phân nhiệm giữa các cơ quan nhà nước Quốc hội phảitạo điều kiện để các cơ quan nhà nước chủ động sáng tạo khi thựic hiệnquyền lực của mình
-Cơ quan nhà nước chỉ có thể hình thành bằng con đường bầu cử trực tiếp
và chịu trách nhiệm trước nhân dân, có thể bị nhân dân bãi nhiệm, miễnnhiệm (Điều 7 Hiến pháp 2013)
-Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước ta nhưngnhững vấn đề quan trọng trước khi Quốc hội thảo luận và thông qua phảiđược đưa ra trưng cầu ý kiến của nhân dân (như hiến pháp, các bộ luật,luật…) Qua đó có quyết định đúng đắn, phù hợp lòng dân
-Những vấn đề cơ bản, quan trọng thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhànước được thảo luận, bàn bạc và quyết định theo đa số
Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theoqui định của Hiến pháp và pháp luật, nhưng những vấn đề quan trọng nhất
Trang 29của đất nước trước khi quyết định phải lấy ý kiến của nhân dân hoặc phải
do nhân dân trực tiếp quyết định thông qua việc trưng cầu ý kiến của nhândân Ở địa phương, những vấn đề quan trọng ở địa phương cần tạo điềukiện thuận lợi để nhân dân thảo luận, đóng góp ý kiến hoặc trực tiếp quyếtđịnh
Cần phải nhận thức rõ rằng, Quốc hội chỉ được coi là cơ quan có chứcnăng lãnh đạo (cơ quan lãnh đạo) cao nhất so với các cơ quan lãnh đạokhác là Hội đồng nhân dân các cấp, tức Quốc hội là cơ quan lập pháp, chủyếu xây dựng, ban hành pháp luật, các nghị quyết (chính sách) về các vấn
đề quan trọng của đất nước , chứ không phải là "cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất" như đã được khẳng định tại Điều 69 Hiến pháp năm 2013.
Theo đó, Quốc hội cũng không thể được coi là cơ quan có toàn quyền bầu
ra người đứng đầu cơ quan hành pháp (Chủ tịch nước hoặc Thủtướng) như hiện nay Do vậy cũng cần nghiên cứu, xây dựng cơ chế đểnhân dân trực tiếp bầu ra chức danh người đứng đầu cơ quan hành pháp(đứng đầu nhà nước) Thực hiện được các điều này sẽ góp phần bảo đảm
về thực chất mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân ở nước ta
Hiện nay, Đảng, Nhà nước ta đang từng bước xây dựng Nhà nước phápquyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân Nguyên tắcquan trọng, có tính xuyên suốt trong quá trình xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là phảibảo đảm để phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân; tất cảquyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; nhân dân sử dụng quyền lựcnhà nước thông qua các cơ quan đại biểu của mình là Quốc hội
Như chúng ta đã biết, chỉ vài tháng sau cuộc Cách mạng Tháng Tám năm
1945, toàn thể nhân dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên (không phân biệt nam
nữ, tôn giáo, dân tộc) có quyền bầu cử và từ 21 tuổi trở lên có quyền ứng
cử vào cơ quan quyền lực nhà nước Nền dân chủ lúc đó mặc dù rất nontrẻ, nhưng đã đạt đến những tiêu chí của các nền dân chủ tiên tiến đươngthời (như bình đẳng giới, phổ thông đầu phiếu ) Thắng lợi của cuộcTổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I đã thể hiện ý chí, quyết tâm và sựlãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng chínhquyền của nhân dân, đồng thời phản ánh sự tin tưởng sâu sắc của Đảngđối với quần chúng cách mạng Như vậy, tính dân chủ trong Quốc hội đãđược thể hiện rất rõ ràng ngay từ khi Quốc hội khóa đầu tiên được bầu.Qua quá trình phát triển, tính dân chủ trong hoạt động của cơ quan dân cử(Quốc hội) đã được duy trì và ngày càng được củng cố, phát triển
Qua thực tiễn hoạt động của Quốc hội cho thấy, việc thực hành dân chủ đãđược thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau:
Một là, sinh hoạt của Quốc hội tại các kỳ họp đã giảm bớt tính hình thức
và ngày càng tập trung dân chủ hơn
Theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội thì kỳ họp là
Trang 30hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội Xuất phát từ đặc điểm đó,trong các hoạt động của mình, Quốc hội đã tuân thủ nguyên tắc tập trungdân chủ, làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số Tại các
kỳ họp, Quốc hội đã tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng của đấtnước, của địa phương
Trong các nhiệm kỳ gần đây, công tác chuẩn bị, quy trình tiến hành vàcông tác điều hành kỳ họp Quốc hội đã có bước cải tiến Nguyên tắc tậpthể thảo luận và quyết định theo đa số đã bảo đảm phát huy trí tuệ của cácđại biểu, huy động sự đóng góp của các cơ quan hữu quan, của đông đảocán bộ tham mưu, nghiên cứu và cán bộ phục vụ Tại các kỳ họp Quốchội, không khí thảo luận của các đại biểu đã thực sự sôi nổi, thu hút được
sự chú ý của dư luận trong nhân dân Những vấn đề được đưa ra thảoluận, xem xét và quyết định tại kỳ họp đã được lựa chọn trong chươngtrình nghị sự Việc chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp đã thực sự trởthành hình thức giám sát cơ bản của Quốc hội đối với các cơ quan nhànước hữu quan Chính những đổi mới đó đã từng bước xác lập nên lề lối,tác phong làm việc dân chủ trong Quốc hội, tạo nên sự tin cậy trong nhândân, được nhân dân đồng tình và hoan nghênh
Hai là, hoạt động lập hiến, lập pháp của Quốc hội được thực hiện theo một quy trình tập trung dân chủ, từng bước đáp ứng được những đòi hỏi
mà cuộc sống đang đặt ra.
Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, Quốc hội là cơ quan duy nhất
có quyền lập hiến và lập pháp là cơ quan quyền lực nhà nước ở địaphương có quyền ban hành nghị quyết để quyết định chủ trương, chínhsách, biện pháp thuộc các lĩnh vực quan trọng ở địa phương
Hoạt động lập hiến, lập pháp của Quốc hội thời gian qua được Quốc hộicác cấp đặc biệt quan tâm, chú trọng Trong quá trình thực hiện chức năngnày, Quốc hội luôn quan tâm đến việc phát huy tính dân chủ trong việcđóng góp ý kiến, tiếp thu, chỉnh lý và thông qua các văn bản quy phạmpháp luật bảo đảm chất lượng, có tính thực tiễn cao Việc thực hành dânchủ trong quá trình xây dựng luật, nghị quyết ở Quốc hội được thể hiện ởcác mặt sau:
Thứ nhất, dân chủ trong việc Quốc hội thảo luận, đóng góp ý kiến cho
các dự án luật, nghị quyết Trong quá trình này, mỗi đại biểu Quốc hộiđều độc lập trong việc tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến, đề xuấtphương án chỉnh lý dự thảo và bấm nút (hoặc giơ tay) biểu quyết theoquan điểm của từng đại biểu
Trang 31Thứ hai, tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các đối tượng chịu sự tác động của
dự án luật, nghị quyết hoặc các văn bản có nội dung quan trọng và cóphạm vi điều chỉnh rộng (Khoản 2, Điều 4 Luật Ban hành văn bản quyphạm pháp luật)
Trong những năm gần đây, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành,các cấp về các dự án luật tiếp tục được Quốc hội chú trọng và có đổi mới
cả về hình thức, phương pháp và nội dung Số lượng các dự án luật đưa ralấy ý kiến nhân dân không ngừng tăng lên, hình thức ngày càng đa dạng,phong phú, trong đó có việc phát huy và sử dụng thế mạnh của công nghệthông tin và các phương tiện truyền thông
Tuy nhiên, hiện nay, quy định về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân cònchưa cụ thể Ngoài quy định chung tại Luật Ban hành văn bản quy phạmpháp luật, hầu như chưa có một văn bản nào quy định rõ quy trình, cáchthức tiến hành việc lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp vào các dự ánluật, pháp lệnh, nghị quyết nên việc tổ chức thực hiện lấy ý kiến nhân dân,các ngành, các cấp về các dự án này còn lúng túng, bị động
Ba là, trong việc thực hiện chức năng giám sát, Quốc hội đã bám sát vào những vấn đề bức xúc của xã hội, được dư luận quan tâm
Điều 1, Luật Tổ chức Quốc hội quy định “…Quốc hội thực hiện quyềngiám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước”
Hoạt động giám sát của Quốc hội là hoạt động mang tính quyền lực, cónguồn gốc từ tính chất đại diện cho ý chí, quyền làm chủ của nhân dân,thể hiện quyền lực nhân dân Nó không giống với hoạt động kiểm tra,kiểm sát của các cơ quan Nhà nước khác là hoạt động mang tính chất tốtụng, hành chính nhà nước và trong nhiều trường hợp, chỉ mang tính nội
bộ thuộc hệ thống
Với tư cách là những cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyềnlàm chủ của nhân dân, thời gian qua, Quốc hội không ngừng phát huy dânchủ trong hoạt động giám sát Như chúng ta đã biết, tại các kỳ họp Quốchội, hoạt động giám sát tập trung vào các công việc chính là xem xét cácbáo cáo; giám sát chuyên đề; chất vấn và trả lời chất vấn; bỏ phiếu tínnhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu ra; giám sát việc banhành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩmquyền Trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội, hoạt động giám sát củaQuốc hội chủ yếu được tiến hành thông qua hoạt động của các cơ quantrực thuộc Quốc hội
Trong hầu hết các phương thức thực hiện quyền giám sát trên đây, các đạibiểu Quốc hội đều đề cao trách nhiệm của mình Với tư cách là người đạidiện cho nhân dân, các đại biểu đã phát huy tối đa năng lực, tâm huyết của
Trang 32mình để thực hiện tốt quyền giám sát được nhân dân ủy thác.
Tuy đã đạt được những kết quả trong thời gian qua, song có thể thấy rằng,hoạt động giám sát của Quốc hội hiện nay còn có một số vướng mắc nhấtđịnh, đang làm hạn chế hiệu lực và hiệu quả của hoạt động này Đó là,chưa có cơ chế thích hợp để Quốc hội thực hiện tốt quyền giám sát; cáchình thức giám sát lâu nay như nghe báo cáo, chất vấn và trả lời chất vấndường như đang đặt Quốc hội vào tính huống việc đã rồi Do đó, hoạtđộng giám sát vẫn còn chưa thực sự phát huy tác dụng, chưa có tính độtphá và vẫn còn mang nặng tính hình thức Cơ chế để nhân dân trực tiếptham gia vào quá trình giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước chưađược quan tâm hoàn thiện và thiếu tính thực tế Đây là những hạn chế cầnđược khắc phục trong thời gian tới để đẩy mạnh và phát huy vai trò củanhân dân đối với hoạt động giám sát của Quốc hội, là điều kiện để tăngcường chất lượng và hiệu quả giám sát của Quốc hội
Bốn là, Quốc hội ngày càng thực hiện tốt chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Nền dân chủ nhà nước ta là nền dân chủ mà ở đó, người dân cóquyền tham gia vào việc quyết định những vấn đề quan trọng của đấtnước, có quyền tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước
Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật thì có 4 nhóm vấn đề quantrọng của đất nước thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội đó là: i) Tổchức bộ máy nhà nước, nhân sự cấp cao trong bộ máy nhà nước, phânđịnh địa giới hành chính; ii) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất, các công trình quan trọng quốc gia; iii)Những vấn đề quan trọng của đất nước thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách
và tiền tệ; iv) Những vấn đề quan trọng của đất nước thuộc lĩnh vực quốcphòng, an ninh, đối ngoại, tôn giáo, dân tộc
Thời gian qua, việc xem xét, quyết định của Quốc hội liên quan đến 4nhóm vấn đề này đã có nhiều tiến bộ, ngày càng thực chất, dân chủ hơn,góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực hoạt động của Quốc hội.Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng, hiệu quả và bảo đảm thực quyền củaQuốc hội trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước trongthời gian tới, yêu cầu đặt ra là cần tiếp tục nâng cao chất lượng các quyếtđịnh của Quốc hội theo hướng thực chất hơn, hiệu lực và hiệu quả caohơn, bảo đảm quy trình dân chủ, công khai hơn
19 Biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ?
Điều 6: Luật của Quốc hội số 32/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001
về Tổ chức Chính phủ
-Chính phủ tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ
Trang 33-Hiệu quả hoạt động của Chính phủ được bảo đảm bằng hiệu quả hoạtđộng của tập thể Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ và từng thành viênChính phủ, thông qua 3 hình thức: thông qua phiên họp chính phủ, thôngqua hoạt động của thủ tướng chính phủ và thông qua hoạt động của cácthành viên chính phủ thể hiện ở các điểm sau:
a
Phi ên h ọp Chính ch ủ:
-CP họp thường kỳ ít nhất mỗi tháng 1 lần, ngoài ra CP có thể họp bấtthường (1/3 tổng số thành viên CP yêu cầu hoặc theo QĐ của mình TTtriệu tập phiên họp bất thường) Tại các phiên họp này, CP bàn bạc tậpthể, quyết định theo đa số những vấn đề thuộc NV, quyền hạn của mình.-Những VĐ sau đây phải nhất thiết thực hiện tại các phiên họp:
+ Chương trình hoạt động hàng năm của CP,
+ Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm và cả nhiệm kỳ, các
dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trình Quốc hội và Uỷ ban thường
+ Tổng quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm trình Quốc hội;
+ Đề án về chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo trình Quốc hội;
+ Các chính sách cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, tiền tệ,các vấn đề quan trọng về quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
+ Các đề án trình Quốc hội về việc thành lập, sáp nhập, giải thể bộ, cơquan ngang bộ;
+ Việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương, việc thành lập hoặc giải thể các đơn vị hành chính
- kinh tế đặc biệt; quyết định việc thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnhđịa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương;
+ Quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể cơ quan thuộc Chính phủ;+ Các báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốchội, Chủ tịch nước
Thể hiện tính dân chủ
Hình thức biểu quyết đối với NQ, Nđịnh của CP: Họp và quyết định theo
đa số Trong trường hợp biểu quyết nganh nhau (50:50) thì thực hiện theo
QĐ của thủ tướng đã biểu quyết
Thể hiện tính tập trung
b
Thô ng qu a h oạt động củ a TT Chính ph ủ (Đi ều 98 HP 2013; Điều 20
Trang 34Lu ật tổ ch ức C.phủ )
-Hoạt động của chính phủ đề cao quyền hạn và trách nhiệm cá nhân củaThủ tướng và của mỗi thành viên Chính phủ Thủ tướng lãnh đạo và điềuhành hoạt động của Chính phủ, quyết định những vấn đề được Hiến pháp
và pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của mình Thủ tướng là ngườiđứng đầu Chính phủ Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báocáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước Thể hiện tính tập trung
c
Thô ng qu a ho ạt đ ộn g củ a các Bộ trưởng và các th àn h vi ên k hác t huộ cChính phủ (Đi ều 99 HP 2013 s ửa đổi; Đi ều 23 Lu ật Tổ ch ức C hính phủ) -Phó TT giúp TT làm nhiệm vụ theo sự phân công của TT Phó TTchịu trách nhiệm trước TT, trước Qhội về nhiệm vụ được giao
Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là người đứng đầu vàlãnh đạo một bộ, cơ quan ngang bộ, phụ trách một số công tác của Chínhphủ; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước Quốc hội về quản lý nhànước ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước hoặc về công tác đượcgiao phụ trách Thể hiện tính tập trung
20 Phân tích những điểm mới về tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo HP 2013 so với HP 1992?
Hiến pháp2013 xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quantrong bộ máy nhà nước, thể hiện qua các chương về các thiết chế trong tổchức bộ máy của Nhà nước Chương V của Hiến pháp, sửa đổi, quy định
về Quốc Hội (QH), với 16 điều, từ Ðiều 69 đến Ðiều 85 (so với 18 điều,
từ Ðiều 83 đến Ðiều 100 tại Chương VI của Hiến pháp năm 1992) Vềmặt kỹ thuật, số lượng các điều trong Chương có giảm đi (giảm 2 điều);cách thiết kế các điều cũng thể hiện sự hợp lý, logic, chặt chẽ hơn về vănphong, bố cục, thể hiện bước tiến mới về kỹ thuật lập hiến
Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định QH là cơ quan đại biểu cao nhất củanhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước CHXHCN ViệtNam (Ðiều 69) Ðánh giá một cách tổng thể, có thể nói các vấn đề căn bảnnhất về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của QH trong bản Hiếnpháp 2013 tiếp tục kế thừa các quy định về QH trong Hiến pháp năm
1992 Theo đó, "Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyếtđịnh các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với toàn
bộ hoạt động của Nhà nước"
Bên cạnh đó, các quy định về QH trong Hiến pháp 2013 đã có những điềuchỉnh theo hướng minh định rõ hơn về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn của QH, các chủ thể có liên quan trong tổ chức và hoạt động của QH.Thể hiện qua một số điểm mới sau đây:
Thứ nhất, về quyền lập hiến, Hiến pháp 2013 quy định QH thực
hiện quyền lập hiến (Ðiều 69), so với Hiến pháp năm 1992, đã bỏ cụm từ
Trang 35"duy nhất", gắn với khả năng thực hiện trưng cầu ý dân về Hiến pháptrong quy trình sửa đổi Hiến pháp trong tương lai Theo đó, Hiếnpháp 2013 - Chương XI về Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổiHiến pháp, tại khoản 4 Ðiều 120 đã bổ sung quy định: "Hiến pháp đượcthông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu QH biểu quyết tánthành Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do QH quyết định"; quy địnhnày nhằm thể chế hóa chủ trương của Ðảng về phát huy dân chủ XHCN;
QH với vị trí là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyềnlực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam được trao thẩmquyền quyết định việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp phù hợp với điềukiện, tình hình thực tiễn cụ thể của đất nước
Thứ hai, đặt trong điều kiện các cơ quan như Hội đồng bầu cử quốc
gia, Kiểm toán Nhà nước đã được quy định bổ sung rõ về vị trí, vai trò,chức năng, nhiệm vụ trong một Chương riêng - chương X của Hiến pháp
2013 Hiến pháp 2013 lần này đã có các điều chỉnh tương ứng liênquan đến thẩm quyền của QH, như: trong việc thực hiện quyền giám sáttối cao, đã bổ sung quy định QH thực hiện việc "xét báo cáo công táccủa Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quankhác do QH thành lập" (điểm 2 Ðiều 70); trong việc bầu, miễn nhiệm,bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhànước, người đứng đầu cơ quan khác do QH thành lập; phê chuẩn danhsách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồng bầu cử quốcgia (điểm 7 Ðiều 70), v.v
Ngoài ra, so quy định tại điểm 8, Ðiều 84, Hiến pháp năm 1992, Hiếnpháp 2013 cũng quy định bổ sung theo hướng đầy đủ, chặt chẽ hơn vềthẩm quyền của QH không chỉ giới hạn ở việc thành lập, giải thể đơn vịhành chính - kinh tế đặc biệt, mà còn bổ sung cả việc nhập, chia, điềuchỉnh địa giới hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; bổsung quy định việc QH có thẩm quyền thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theoquy định của Hiến pháp và luật (điểm 9 Ðiều 70)
Về Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của QH, so với Hiến pháp năm 1992,Hiến pháp 2013 đã có sự điều chỉnh theo hướng quy định việc QH chỉ bầuChủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của QH; còn các PhóChủ tịch Hội đồng dân tộc và các Ủy viên, các Phó Chủ nhiệm các Ủy ban
và các Ủy viên Ủy ban do Ủy ban Thường vụ QH phê chuẩn (các điều 70,
75, 76); việc thành lập, giải thể Ủy ban của QH do QH quyết định (Ðiều76) Quy định này một mặt vẫn bảo đảm được vị thế của Hội đồng dântộc, các Ủy ban của QH, mặt khác bảo đảm tính chủ động, kịp thời, khôngphức tạp về quy trình, thủ tục trong trường hợp cần có sự điều chỉnh vềnhân sự do yêu cầu của thực tiễn
Bên cạnh đó, Hiến pháp 2013 lần này còn bổ sung quy định về thẩmquyền của QH trong việc phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
Trang 36chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (điểm 7 Ðiều 70) Có thể nói,quy định này thể hiện vị trí, vai trò quan trọng ngày càng tăng của chứcdanh Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong mối tương quan với cácchức danh khác trong bộ máy nhà nước; đặt trong bối cảnh Hiến pháp
2013 đã quy định rõ Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nướcCHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp (Ðiều 102); và Tòa án nhândân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam(Ðiều 104)
Thứ ba, quy định theo hướng rõ và hợp lý hơn về trách nhiệm,
thẩm quyền của QH trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của đấtnước QH có thẩm quyền "quyết định chính sách cơ bản về tài chính,tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết địnhphân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách Trung ương vàngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia,
nợ công, nợ Chính phủ; quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phân
bổ ngân sách Trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước"(điểm 4 Ðiều 70)
Như thế, so Hiến pháp năm 1992, đã có những điều chỉnh quan trọng, nhưđối với chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, QH chỉ tập trung vào quyếtđịnh các chính sách cơ bản; các nội dung quan trọng khác cũng được bổsung, minh định rõ hơn lần này, như việc quyết định phân chia các khoảnthu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương;quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ Chính phủ, v.v.những quy định này một mặt thể hiện thẩm quyền của QH trong việc bảođảm tính thống nhất về mặt Nhà nước đối với các vấn đề tài chính, tiền tệ,kinh tế quan trọng của quốc gia; đồng thời, còn mở ra khả năng thựchiện phân cấp, phân định nhiệm vụ, quyền hạn hợp lý hơn giữa các cơquan ở Trung ương và địa phương, phát huy tính chủ động, sáng tạo củađịa phương trong những vấn đề có liên quan đến kinh tế - xã hội nóichung của quốc gia trong thời gian tới
Thứ tư, bổ sung việc quy định Chủ tịch nước, Chủ tịch QH, Thủ
tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trungthành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp (điểm 7 Ðiều 70) Ðây làquy định mới trong Hiến pháp 2013 lần này Thực tiễn cho thấy, bảnHiến pháp (sửa đổi) thật sự chứa đựng những mạch nguồn tư tưởng, là
sự kết tinh ý chí, khát vọng của tuyệt đại đa số các tầng lớp nhân dân, vìmục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, là sự thểchế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội(2) của Ðảng ta Do đó, có thể nói với vị trí, vai trò, tráchnhiệm là những chức danh, nhân sự cấp cao trong bộ máy Nhà nước, khiđược QH - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lựcNhà nước cao nhất bầu ra, việc người giữ các chức danh này phải tuyênthệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp vừa thể hiện trách
Trang 37nhiệm chính trị sâu sắc, vừa có ý nghĩa khắc sâu trong tâm khảm ngườicán bộ lãnh đạo như là phương châm hành động về sự trung thành vớinhững giá trị mà cả dân tộc đang hướng theo Ðồng thời, có thể quanniệm đây cũng là lời cam kết mạnh mẽ của các chức danh lãnh đạoquan trọng đứng đầu cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong bộmáy nhà nước trước nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ được Ðảng, Nhànước, Quốc hội, nhân dân giao cho.
Thứ năm, thẩm quyền của QH trong các vấn đề liên quan đến đối
ngoại, chủ quyền quốc gia cũng đã được điều chỉnh lại theo hướng rõ,chặt chẽ hơn Tại điểm 14, Ðiều 70, bên cạnh việc tiếp tục quy địnhthẩm quyền của QH trong việc quyết định chính sách cơ bản về đốingoại, đã có sự điều chỉnh cụ thể, hợp lý hơn thông qua việc quy địnhthẩm quyền của QH trong việc phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấmdứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủquyền quốc gia, tư cách thành viên của CHXHCN Việt Nam tại các tổchức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền conngười, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế kháctrái với luật, nghị quyết của QH Sự minh định này là cần thiết, là nềntảng hiến định cho việc tạo lập hành lang pháp lý theo hướng chuẩnmực, hoàn thiện hơn cho việc bảo đảm, thực thi chủ quyền quốc gia,thực thi chính sách đối ngoại thời gian tới
Thứ sáu, liên quan đến việc bổ sung cơ quan Hội đồng bầu cử quốc
gia, Kiểm toán Nhà nước (Chương X), việc bổ sung nội dung cơ quan khác do QH thành lập, bãi bỏ (Ðiều 70), Hiến pháp 2013 đã quy định,
Ủy ban Thường vụ QH giám sát hoạt động của cơ quan khác do QH thành lập (điểm 3, Ðiều 74); đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước (điểm 6, Ðiều 74), v.v Bên cạnh đó, bản Hiến pháp 2013 đã bổ sung thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ QH trong việc "phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của CHXHCN Việt Nam" (điểm 12, Ðiều 74) Việc bổ sung này trong Hiến pháp (sửa đổi) là cần thiết(3) do vị trí của đại sứ là đại diện đặc mệnh toàn quyền của nước
ta ở nước ngoài và quy định này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế
21 Phân tích mối quan hệ giữa QH với Chủ tịch nước theo pháp luật hiện hành ?
Trang 38Về mặt lý luận, trong chính thể xã hội chủ nghĩa, các chức năng đứng đầunhà nước cũng thuộc về chính Cơ quan quyền lực NN cao nhất (QH) Vìvậy.
Về mối quan hệ với Quốc hội, Hiến pháp năm 2013
và Luật tổ chức Quốc hội hiện hành có những quy định cơ bản sau:
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu (trong số đại biểu Quốc hội), miễn nhiệm
và bãi nhiệm, với nhiệm kì theo nhiệm kì của Quốc hội.Quốc hội quy định tổ chức và hoạt động của Chủ tịch nước.Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.Chủ tịch nước trình dự án luật ra trước Quốc hội, kiến nghị về luật thôngqua việc kiến nghị ban hành luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung luật hiệnhành
Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản của Chủ tịch nước trái với Hiếnpháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội
Những quy định trên cho thấy tính phái sinh và gắn bó giữa Quốc hội vớiChủ tịch nước Mặc dù Hiến pháp 1992 tách Chủ tịch nước thành thiết chếriêng song vẫn nghiêng về phía Quốc hội, gắn bó chặt chẽ với Quốc hộichứ không gắn với Chính phủ như ở Hiến pháp năm 1946 và 1959 hoặcthuộc về hành pháp như nguyên thủ quốc gia ở các nước tư bản
“Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại” (Điều 86 Hiến pháp năm2013) Chủ tịch nước là cơ quan đặc biệt, giữ vai trò quan trọng trong việcbảo đảm sự phối hợp thống nhất giữa các bộ phận của bộ máy nhà nước.Quốc hội phải gắn kết chặt chẽ với Chủ tịch nước để thực hiện quyền lựccủa mình
a.Về tổ ch ức:
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội Nhiệm kỳ củaChủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ,Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu
ra Chủ tịch nước (Điều 87 Hiến pháp năm 2013) Tại kỳ họp đầu tiên củaQuốc hội, các Đại biểu Quốc hội bầu ra Ủy ban thường vụ Quốc hội mới.Sau đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội bầu Chủ tịch nướcmới, người trúng cử chức danh này phải được 2/3 tổng số Đại biểu Quốchội bỏ phiếu tán thành
Quốc hội bãi, miễn nhiệm đối với Chủ tịch nước trong các trường hợpkhông còn đủ năng lực đảm nhiệm trọng trách của mình như mắc saiphạm làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia căn cứ vào các kết quả giám sáthay vì lý do sức khỏe mà không thể tại nhiệm (khoản 7 Điều 70 Hiếnpháp năm 2013)
b.Về hoạt đ ộng :
Quốc hội quy định hoạt động của Chủ tịch nước Quốc hội và Chủ tịchnước có quan hệ mật thiết trong lĩnh vực lập pháp Mọi hoạt động củaChủ tịch nước phải tuân theo những điều, khoản được quy định trongHiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan do Quốc hội ban hành
Trang 39Theo khoản 1 Điều 88 Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch nước có nhiệm vụcông bố các văn bản Quốc hội thông qua như Hiến pháp, luật, pháplệnh… Chủ tịch nước phải công bố chậm nhất là mười lăm ngày kể từngày văn bản pháp luật ấy được Quốc hội thông qua (Điều 91 Luật tổchức Quốc hội năm 2001).
Với Hiến pháp, luật do Quốc hội thông qua thì Chủ tịch nước công bố đểthực hiện Còn với pháp lệnh do Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua,Chủ tịch nước có quyền “đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lạipháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thôngqua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyếttán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước sẽ trìnhQuốc hội vào kỳ họp gần nhất” (theo khoản 1 Ðiều 88 Hiến pháp 2013).Trong trường hợp này nếu Quốc hội đồng ý nó sẽ đýợc thông qua, cònkhông sẽ bị hủy bỏ Đồng thời Quốc hội cũng có quyền bãi bỏ các vănbản của Chủ tịch nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội(khoản 10 Điều 70 Hiến pháp năm 2013)
Chủ tịch nước có quyền đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệmPhó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết củaQuốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng vàcác thành viên khác của Chính phủ; đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm,bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (Khoản 2,3 Điều 88Hiến pháp năm 2013)
Chủ tịch nước có quyền trình các dự án luật trước Quốc hội, kiến nghị vềluật thông qua việc kiến nghị ban hành luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung luậthiện hành (Điều 71 Tổ chức Quốc hội năm 2001) khi xét thấy cần thiết Vídụ: ngày 14/12/2010, văn phòng Chủ tịch nước đã họp báo công bố lệnh
số 17/2010/L-CTN của Chủ tịch nước về Luật khoáng sản (sửa đổi) Luậtđược Quốc hội thông qua kì họp thứ 8 của Quốc hội khóa XII vừa qua,luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011
Theo khoản 3, 5 Điều 88 Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch nước căn cứ vàonghị quyết của Quốc hội (hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội ở khoản 5)công bố quyết định đại xá; công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạngchiến tranh; ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi
bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hộikhông thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nướchoặc ở từng địa phương
22 Phân tích mối quan hệ giữa QH với Chính phủ theo pháp luật hiện hành ?
“Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa
Trang 40xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấphành của Quốc hội.” (Điều 94 Hiến pháp năm 2013) Ta thấy, Quốc hội vàChính phủ gắn bó mật thiết với nhau để xây dựng, phát huy tối đa tiềm lựcquốc gia.
a Về tổ ch ức:
Quốc hội quy định tổ chức và hoạt động của Chính phủ Thủ tướng Chínhphủ do Quốc hội bầu trong số các đại biểu Quốc hội (Điều 98) tại kỳ họpđầu tiên của mỗi khóa Chính phủ độc lập về nhân viên: ngoài Thủ tướng,các thành viên Chính phủ không thể đồng thời là thành viên Ủy banthường vụ Quốc hội (khoản 3 Điều 73 Hiến pháp năm 2013) Thủ tướngChính phủ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cáchchức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chínhphủ (Khoản 3 Điều 98 và khoản 7 Điều 70 Hiến pháp năm 2013)
Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội Khi Quốc hội hếtnhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóamới thành lập Chính phủ (Điều 97 Hiến pháp năm 2013)
Theo điều 2 Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 hay khoản 9 Điều 70 Hiếnpháp năm 2013, Quốc hội quyết định thành lập hoặc bãi bỏ các bộ và các
cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ để cho phù hợpvới thực tế đất nước và hoạt động có hiệu quả Với Quốc hội khóa XIII,Chính phủ có 28 chức danh kể cả Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng
và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, tương ứng quản lý 22 bộ và cơ quanngang bộ
b Về hoạt đ ộng :
Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước như kế hoạch,ngân sách, các loại thuế, ban hành Hiến pháp và luật… Chính phủ phải tổchức thực hiện hiệu quả các văn bản do Quốc hội ban hành Trên cơ sở cụthể hóa bằng các văn bản dưới luật, Chính phủ đề ra biện pháp thích hợp,phân công, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó trên thực tế.Điều này thể hiện quyền lực giữa Quốc hội và Chính phủ: Chính phủ là cơquan chấp hành của Quốc hội, thống nhất quản lí các lĩnh vực của đờisống xã hội
Mức độ quyền lực tiếp tục được thể hiện ở hình thức văn bản hai cơ quanban hành Quốc hội ban hành hiến pháp, luật, nghị quyết; Chính phủ banhành kế hoạch, chính sách vĩ mô, đề xuất định hướng phát triển kinh tế-xãhội để trình Quốc hội, trình dự thảo luật trước Quốc hội; không được tráivới các văn bản mà Quốc hội đã ban hành, nếu trái Quốc hội có quyền bãibỏ
Việc trình các dự luật của Chính phủ trước khi trình Quốc hội thông quaphải được Ủy ban của Quốc hội thẩm tra Các Ủy ban của Quốc hội cóquyền yêu cầu thành viên Chính phủ báo cáo, giải trình hoặc cung cấp tài