1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tiểu luận môn luật hiến pháp chế định ủy ban nhân dân trong hiến pháp 2013

17 574 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 183,5 KB

Nội dung

2.Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, bi

Trang 1

CHẾ ĐỊNH UBND TRONG HIẾN PHÁP 2013

I Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của UBND

1959

Hiến pháp 1980

Hiến pháp 1992

Hiến pháp 2013

hành chính địa phương các cấp -

Ủy ban hành chính

ở các khu tự trị

Ủy ban nhân dân

Ủy ban nhân dân

Ủy ban nhân dân

Cách thức

thành lập

- UBHC bộ do HĐND các tỉnh, tp trong bộ bầu ra

- UBHC tỉnh do HĐND tỉnh bầu ra

- UBHC huyện do HĐND các

xã trong huyện bầu ra

- UBHC xã do HĐND xã bầu ra

Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra

Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra

Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra

Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra

Thành phần Không quy định Chủ tịch,

một hoặc nhiều phó chủ tịch, ủy viên thư ký

và các ủy viên

Chủ tịch, một hoặc nhiều phó chủ tịch, ủy viên thư ký

và các ủy viên

Không quy định cụ thể

Không quy định cụ thể

Cơ sở pháp

Điều thứ 59, 60, 61, 62 Điều 84, 85,

87-91

Điều 121,

122, 123,

124, 125, 126

123 - 125 114

Vị trí pháp

Là cơ quan chấp hành của HĐND địa phương

Là cơ quan hành chính của NN ở địa phương

Là cơ quan chấp hành của HĐND

Là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương

Là cơ quan chấp hành của HĐND

Là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương

Là cơ quan chấp hành của HĐND

Là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương

II Chế định UBND Việt Nam trong Hiến pháp 2013

Trang 2

1 Khái niệm:

Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính địa phương, là cơ quan do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra

có nhiệm vụ chính là chấp hành hộ đồng nhân dân đồng thời được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở

2 Vị trí pháp lý, tính chất, chức năng của UBND:

Được nêu rõ tại điều 114 Hiến pháp 2013

“1.Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên

2.Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.”

Vị trí pháp lý và tính chất thể hiện rõ ở các khía cạnh sau:

- UBND là cơ quan chấp hành HĐND nên:

 Chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND

 UBND do HĐND bầu ra dưới hình thúc bỏ phiếu kín tại kì họp thứ nhất của mỗi khóa

 UBND cấp dưới chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo của UBND cấp trên và sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ

- UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nên:

 Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chủ yếu

 Hoạt động quản lý mang tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực

 Hoạt động quản lý mang tính thống nhất, chấp hành các quyết định của cơ quan quản lý cấp trên và dưới sự quản lý của nhà nước

 Hoạt động quản lý giới hạn trong phạm vi một địa phương, một vùng lãnh thổ nhất định

Uỷ ban nhân dân chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong phạm vi một địa phương

3 Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND

Điều 112 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“1 Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên

2 Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương

3 Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm

vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó.” Quyền hạn và nhiệm vụ của UBND các cấp trên các lĩnh vực được quy định cụ thể trong các điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương : nhiệm vụ và quyền hạn của UBND cấp tỉnh được qui định tại điều 21; cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương điều 28, 49, 56; cấp

xã, phường, thị trấn điều 35, 63, 70 UBND TP trực thuộc trung ương điều 42 Đối với các UBND thị

xã, thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện thuộc địa bàn hải đảo ngoài các nhiệm vụ chung còn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn đặc thù riêng nhằm bảo đảm tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Trang 3

của các cơ quan nhà nước tại địa phương, bảo đảm linh hoạt, chủ động ứng phó khi có sự kiện, tình huống đột xuất, bất ngờ xảy ra nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trên các vùng biển, hải đảo, phát huy lợi thế, tiềm năng kinh tế biển, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm thu hút người dân ra sinh sống, bảo vệ và phát triển hải đảo Trong đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu các nhiệm vụ và quyền hạn trong tổ chức bộ máy nhà nước, ban hành và xử lý các văn bản pháp luật

3.1 Quyền hạn của Ủy ban nhân dân trong lĩnh vực Tổ chức Bộ máy nhà nước:

3.1.1 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theo quy định của pháp luật

 Đảm bảo kinh phí tổ chức bầu cử và công tác tuyên truyền, an ninh, an toàn phục vụ công tác bầu cử

Được quy định rõ trong khoản 4 điều 4 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003

“Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện công tác bầu cử theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm kinh phí, hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí tổ chức bầu cử, bảo đảm công tác thông tin, tuyên truyền,

an ninh, an toàn và các điều kiện cần thiết khác phục vụ cuộc bầu cử.”

 Cùng với các cơ quan, tổ chức khác ra quyết định thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội một Ban bầu cử đại biểu Quốc hội

Được quy định rõ trong khoản 1 điều 24 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003

- Xây dựng đề án thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND theo hướng dẫn của Chính phủ trình HĐND quyết định; quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn trực thuộc của mình, cụ thể:

Khoản 2 điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương “Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.”

Quản lý về tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập.”

(Điều 12, Nghị định 24/2014/NĐ-CP về tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Ví dụ:

+ Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư được Ủy ban nhân dân thành phố quy định tại Quyết định số 69/2010/QĐ-UBND ngày 17/9/2010 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh

+ Ngày 18/1/2010, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Dương

- Ngoài ra, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn và giám sát trong việc tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện Điều 10, Nghị định 37/2014/NĐ-CP quy định về trách nhiệm, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong tổ chức cơ quan chuyên môn cấp huyện quy định rõ điều này:

“1 Hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác liên quan.

2 Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện tổ chức các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trang 4

3 Đối với những địa phương có huyện đảo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định về cơ cấu tổ chức; về việc thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn của huyện đảo.”

Ví dụ:

+ Ngày 23/3/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ra quyết định số 1070/QĐ-UBND về việc thành lập đoàn kiểm tra, giám sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính Theo đó, thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính tỉnh kiểm tra tại các huyện, huyện kiểm tra tại các xã và đơn vị trực thuộc huyện không báo trước, có biên bản và văn bản thông báo kết quả kiểm tra

3.1.2 Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương:

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theo quy định của pháp luật Được quy định rõ trong khoản 4 điều 4 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và khoản 2 điều 24 trong luật này

 Đảm bảo kinh phí tổ chức bầu cử và công tác tuyên truyền, an ninh, an toàn phục vụ công tác bầu cử

 Cũng với các cơ quan, tổ chức khác quyết định thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình một Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân gồm đại diện cơ quan nhà nước,

tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội

- Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan chuyên môn trực thuộc là các Phòng chức năng theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cụ thể:

Khoản 2 điều 28 Luật Tổ chức chính quyền địa phương “Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy bannhân dân huyện.”

“Ủy ban nhân dân các huyện đảo trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề án về việc thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn của huyện đảo.”

(Điều 12, Nghị định 24/2014/NĐ-CP về tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Ví dụ:

+ Ngày 21/11/2014, Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ ban hành quyết định số 04/2014/QĐ-UBND quy định về việc Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cần Giờ, trong đó quy định về Vị trí chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế, chế độ làm việc,…)

+ Ngày 30/11/2014 Ủy ban nhân dân huyện Quảng Trạch ban hành Quyết định số 3596/2014/QĐ-UBND quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức Phòng Lao động- Thương binh xã hội huyện Quảng Trạch

3.1.3 Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, trị trấn

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theo quy định của pháp luật Được quy định rõ trong khoản 4 điều 4 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, khoản 1 điều 25 và khoản 2 điều 24 trong luật này

 Cùng với các cơ quan, tổ chức khác quyết định thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình một Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân gồm đại diện cơ quan nhà nước,

tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội Thành, phần Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã có thêm đại diện cử tri ở địa phương

Trang 5

 Cùng với các cơ quan, tổ chức khác quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu

cử để thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

 Đảm bảo kinh phí tổ chức bầu cử và công tác tuyên truyền, an ninh, an toàn phục vụ công tác bầu cử

3.2 Quyền hạn, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân trong ban hành văn bản pháp luật

3.2.1 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ban hành Quyết định và Chỉ thị theo luật định Tại Điều 13, Điều 14 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004 quy định:

Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh được ban hành để thực hiện chủ trương, chính sách, biện

pháp trong các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi, đất đai, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ, du lịch, giáo dục và đào tạo, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, y tế, xã hội, khoa học và công nghệ, tài nguyên và môi trường, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, thi hành pháp luật, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính trên địa bàn tỉnh

Quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương được ban hành để thực hiện

chủ trương, chính sách, biện pháp về xây dựng, quản lý và phát triển đô thị trên địa bàn thành

Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được ban hành để quy định biện pháp chỉ đạo, phối hợp

hoạt động, đôn đốc và kiểm tra hoạt động của cơ quan, đơn vị trực thuộc và của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân cùng cấp và quyết định của mình

3.2.2 Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã:

- Ủy ban nhân dân cấp huyện được ban hành Quyết định, chỉ thị theo luật định Tại Điều 16, Điều 17 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004 quy định:

Quyết định của Uỷ ban nhân dân huyện được ban hành để thực hiện chủ trương, biện pháp

trong các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi, đất đai, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, tài nguyên và môi trường, quốc phòng, an ninh, trật

tự, an toàn xã hội, thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, thi hành pháp luật, xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính trên địa bàn huyện

Quyết định của Uỷ ban nhân dân quận được ban hành để thực hiện chủ trương, biện về xây

dựng, phát triển đô thị trên địa bàn quận

Quyết định của Uỷ ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh được ban hành để thực hiện chủ

trương, biện pháp về xây dựng, phát triển thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Quyết định của Uỷ ban nhân dân huyện thuộc địa bàn hải đảo được ban hành để thực hiện chủ

trương, biện pháp về xây dựng, phát triển hải đảo

Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp huyện được ban hành để quy định biện pháp chỉ đạo, kiểm tra

hoạt động của cơ quan, đơn vị trực thuộc và của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân cùng cấp và quyết định của mình

3.2.3 Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn

Trang 6

Tại điều 19 và điều 20 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2004 quy định:

Quyết định của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn được ban hành để thực hiện chủ trương, biện pháp

trong các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá, thể dục thể thao, quốc phòng, an ninh, trật

tự, an toàn xã hội, thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, thi hành pháp luật trên địa bàn xã, thị trấn

Quyết định của Uỷ ban nhân dân phường được ban hành để thực hiện chủ trương, biện pháp quy

định tại khoản 1 Điều này và thực hiện chủ trương, biện pháp khác về xây dựng, phát triển đô thị trên địa bàn phường quy định tại Điều 118 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân

và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan của cơ quan nhà nước cấp trên

Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp xã được ban hành để quy định biện pháp chỉ đạo, kiểm tra hoạt

động của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân cùng cấp và quyết định của mình

3.3 Trong việc xử lý các văn bản pháp luật khác:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ: Tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp; tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở địa phương

+ Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm

2015-2016, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành kế hoạch số 3176/KH-UBND ngày 15/09/2015 về việc triển khai Nghị quyết này

+ Ngày 16/9/2014, tại Ủy ban nhân dân xã Thi Sơn - huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam Sở Tư pháp tỉnh

Hà nam đã phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Kim Bảng tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác hòa giải ở cơ sở để phổ biến Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở

- Uỷ ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ: Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử

lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật

4 Cơ cấu tổ chức

4.1 Chủ tịch UBND

- Căn cứ theo điều 22 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 : Chủ tịch UBND là người lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình, cùng với tập thể UBND chịu trách nhiệm về hoạt động của UBND trước HĐND cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên

- Chủ tịch UBND do HĐND cùng cấp bầu ra tại kì họp thứ nhất của mỗi khóa theo sự giới thiệu của chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND được bầu ra trong số các đại biểu hội đồng nhân dân theo hình thức bỏ phiếu kín, phải được quá ½ tổng số đại biểu HĐND có mặt biểu quyết tán thành

- Chủ tịch UBND có thể bị HĐND bãi nhiệm, miễm nhiệm

Trang 7

- Lãnh đạo công tác của Uỷ ban nhân dân, các thành viên của Uỷ ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân:

+ áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; quản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả; ngăn ngừa và đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác của cán

bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương;

+ Tổ chức việc tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân theo quy định của pháp luật

- Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Uỷ ban nhân dân;

- Phải báo cáo trước HĐND cùng cấp, trả lời chấp vấn của đại biểu HĐND

- Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự và báo cáo Uỷ ban nhân dân trong phiên họp gần nhất;

- Ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình

4.2 Phó chủ tịch UBND

- Phó chủ tịch UBND do HĐND cùng cấp bầu ra theo sự giới thiệu của chủ tịch UBND, dưới hình thức bỏ phiếu kín và phải được quá ½ tổng số đại biểu HĐND bỏ phiếu tán thành

- Các phó chủ tịch được chủ tịch phân công công việc cụ thể, chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND, chịu trách nhiệm với công việc được giao

- Các phó chủ tịch không nhất thiết phải là đại biểu HĐND, số lượng phó chủ tịch mỗi cấp do Chính phủ quy định

4.3 Các ủy viên UBND

- Do HĐND cùng cấp bầu ra tại kì họp thứ nhất của nhiệm kỳ HĐND mỗi khóa theo sự giới thiệu của chủ tịch UBND, theo hình thức bỏ phiếu kín, phải được quá ½ tổng số đại biểu HĐND bỏ phiếu tán thành Các ủy viên không nhất thiết phải là đại biểu HĐND cùng cấp

- Ủy viên được chủ tịch UBND phân công phụ trách quản lý những ngành, lĩnh vực chuyên môn nhất định như: công an, quân sự, tổ chức, thanh tra, kế hoạch,…

4.4 Thủ trưởng cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND

4.4.1 Chức năng, nhiệm vụ

- Thủ trưởng cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND không phải là thành viên của

UBND, được giao nhiệm vụ phụ trách quản lý ngành, lĩnh vực chuyên môn với tên gọi như: Giám đốc sở, trưởng phòng, trưởng ban…

- Phải chịu trách nhiệm lãnh đạo hoạt động của sở, phòng ban; định kỳ hàng tháng phải báo cáo hoạt động của ngành mình, lĩnh vực mình phụ trách trước UBND và cơ quan

Trang 8

quản lý chuyên môn cấp trên, trong trường hợp cần thiết phải báo cáo trước HĐND cũng cấp

4.4.2 Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND

a. Tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung Ương: ( điều

8 nghị định 24/2014/NĐ-CP)

- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh gồm có sở và cơ quan ngang sở

Sở là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu sở: Người đứng đầu sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là Giám đốc sở) chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở

Số lượng Phó Giám đốc sở không quá 03 người; riêng số lượng Phó Giám đốc các sở thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh không quá 04 người

- Các sở được tổ chức thống nhất ở các địa phương:

 Sở Nội vụ

 Sở Tư pháp

 Sở Kế hoạch đầu tư

 Sở Tài chính

 Sở Công thương

 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn

 Sở Giao thông vận tải

 Sở Xây dựng

 Sở Tài nguyên môi trường

 Sở Lao động –Thương binh và Xã hội

 Sở Văn hoá,Thể thao và Du lịch

 Sở Khoa học và Công nghệ

 Thanh tra tỉnh

 Văn phòng UBND

- Các cơ sở đặc thù được tổ chức ở một số đại phương:

 Sở ngoại vụ

 Ban dân tộc

 Sở Quy hoạch-Kiến trúc

b. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (nghị định 37/2014/NĐ-CP)

- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện gồm có phòng và cơ quan tương đương phòng

Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương

Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Người đứng đầu: Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Trưởng phòng) chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn do mình phụ trách

Trang 9

Cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Phó Trưởng phòng) là người giúp Trưởng phòng chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của phòng

Số lượng Phó Trưởng phòng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện không quá 03 người

- Các cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:

 Phòng Nội vụ

 Phòng Tư pháp

 Phòng Tài chính-Kế hoạch

 Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội

 Phòng Văn hoá và Thông tin

 Phòng Y tế

 Thanh tra huyện

- Các cơ quan chuyên môn được tổ chức để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện:

 Ở các quận:

Phòng Kinh tế

Phòng Quản lý đô thị

 Ở thị xã,thành phố thuộc tỉnh:

Phòng Kinh tế

Phòng Quản lý đô thị

 Ở các huyện:

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phòng Kinh tế và Hạ Tầng

Phòng dân tộc

- Các cơ quan chuyên môn ở các huyện đảo:

Căn cứ vào các điều kiện cụ thể của từng huyện đảo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định số lượng và tên gọi các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện đảo

Số lượng cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện đảo không quá 10 phòng

c. Cấp xã không thành lập cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND

5 Cơ cấu thành viên

5.1 UBND thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội:

5.1.1 Thành phố Hồ Chí Minh:

Gồm 5 phó chủ tịch chịu trách nhiệm ở 5 lĩnh vực khác nhau:

a) Một Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế, thương mại, phát triển du lịch, kinh tế đối ngoại, hợp tác đầu tư; đổi mới và phát triển các doanh nghiệp

b) Một Phó Chủ tịch phụ trách xây dựng, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị, phòng cháy chữa cháy

c) Một Phó Chủ tịch phụ trách nông nghiệp và phát triển nông thôn, quản lý công tác thuỷ lợi, nhà đất

và tài nguyên - môi trường

d) Một Phó Chủ tịch phụ trách tài chính, quản lý nhà nước đối với các hoạt động thu, chi ngân sách; tổ chức thị trường tài chính, quản lý và xây dựng chính sách huy động các nguồn vốn, chỉ đạo quản lý vốn tại các doanh nghiệp, tài sản công và chính sách đền bù giải phóng mặt bằng

đ) Một Phó Chủ tịch phụ trách văn hoá - xã hội và các lĩnh vực xã hội khác

Việc phân công công tác cụ thể cho từng Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân do Chủ tịch ủy ban nhân dân quyết định căn cứ vào năng lực cán bộ và thực tế địa phương

7 uỷ viên chịu trách nhiệm 7 lĩnh vực khác nhau:

Trang 10

a) Một ủy viên phụ trách công an.

b) Một ủy viên phụ trách quân sự

c) Một ủy viên phụ trách nội vụ

d) Một ủy viên phụ trách văn phòng

đ) Một ủy viên phụ trách kế hoạch

e) Một ủy viên phụ trách tài chính

g) Một ủy viên phụ trách lao động - thương binh và xã hội

5.1.2 Thành Phố Hà Nội:

Trong nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp 2011 - 2016, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có 13 thành viên, gồm có 01 Chủ tịch, không quá 06 Phó Chủ tịch và các Ủy viên

Số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội hiện có được giữ nguyên; trường hợp khuyết Phó Chủ tịch do điều động, luân chuyển, nghỉ hưu hoặc lý do khác thì thực hiện theo quy định Căn cứ điều kiện thực tế ở địa phương và năng lực cán bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phân công nhiệm vụ đối với từng Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân

5.2 UBND các tỉnh có dân số từ 2.000.000 người trở lên hoặc có diện tích từ 10.000km2 trở lên và thành phố trực thuộc Trung ương là đô thị loại I (trừ Hà Nội và tp Hồ Chí Minh):

Gồm 4 phó chủ tịch chịu trách nhiệm ở 4 lĩnh vực khác nhau:

a) Một Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế, tài chính, doanh nghiệp, thương mại, du lịch, kinh tế đối ngoại b) Một Phó Chủ tịch phụ trách công nghiệp, giao thông, xây dựng, bưu chính viễn thông, khoa học -công nghệ

c) Một Phó Chủ tịch phụ trách nông nghiệp, phát triển nông thôn, lâm nghiệp, thuỷ sản và thuỷ lợi, nhà đất và tài nguyên - môi trường

d) Một Phó Chủ tịch phụ trách văn hoá - xã hội và các lĩnh vực xã hội khác

Gồm 6 uỷ viên chịu trách nhiệm 6 lĩnh vực khác nhau:

a) Một ủy viên phụ trách công an

b) Một ủy viên phụ trách quân sự

c) Một ủy viên phụ trách nội vụ

d) Một ủy viên phụ trách văn phòng

đ) Một ủy viên phụ trách tài chính

e) Một ủy viên phụ trách kế hoạch

5.3 UBND tỉnh và thành phố không trực thuộc Trung ương không thuộc 2 diện trên sẽ có 3 phó chủ tịch và 5 uỷ viên

Chủ tịch UBND tỉnh phân công thành viên phụ trách cho phù hợp với địa phương.Trong nhiệm kì HĐND cấp tỉnh có thể ấn định thêm số thành viên UBND cấp mình nhưng tổng số không quá 11 thành viên và phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn

5.4 UBND huyện có dân số từ 150.000 người hoặc có diện tích từ 1.000km2 trở lên và huyện có từ 30 đơn vị hành chính cấp xã trở lên:

Gồm 3 phó chủ tịch chịu trách nhiệm ở 3 lĩnh vực khác nhau:

a) Một Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế, tài chính, doanh nghiệp, thương mại, du lịch

b) Một Phó Chủ tịch phụ trách nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản, công nghiệp, khoa học -công nghệ và xây dựng nông thôn

c) Một Phó Chủ tịch phụ trách văn hoá - xã hội và các lĩnh vực xã hội khác

Gồm 5 uỷ viên chịu trách nhiệm ở 5 lĩnh vực khác nhau:

a) Một ủy viên phụ trách công an

b) Một ủy viên phụ trách quân sự

c) Một ủy viên phụ trách văn phòng

d) Một ủy viên phụ trách thanh tra

đ) Một ủy viên phụ trách nông nghiệp, đất đai, xây dựng

UBND huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh không thuộc diện nêu trên sẽ có 2 phó chủ tịch, 4 uỷ viên Chủ tịch UBND huyện phân công các thành viên phụ trách cho phù hợp với địa phương.Trong nhiệm

kỳ HĐND cấp huyện có thể ấn định thêm số lượng thành viên UBND cấp mình nhưng tổng số không vượt quá 9 thành viên và phải được Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê duyệt

Ngày đăng: 07/05/2016, 10:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w