1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tiểu luận môn luật công ty Quy định về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và đặt tên doanh nghiệp

48 974 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 467,5 KB

Nội dung

Sau cuộc đột phá vềthể chế của văn bản mang tên “Luật DN 1999”, thì Luật DN 2014 được coi là cuộc độtphá thể chế lần hai, thể hiện đúng tinh thần Hiến pháp 2013 về quyền tự do kinhdoanh

Trang 1

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

Phần 1: Quy định của pháp luật về thủ tục thành lập doanh nghiệp 4

1 Giới thiệu về Luật DN 2014 4

2 Thủ tục thành lập DN 4

a Về hình thức 4

b Nội dung thủ tục 4

c Thời gian đăng ký 6

d Nội dung GCNĐKDN 6

e Phí 7

f Con dấu: 7

3 Thủ tục thành lập DN của một số quốc gia trên thế giới 8

a Văn bản pháp luật quy định 8

b Nơi đăng kí DN 8

c Giới thiệu về thủ tục thành lập công ty nước ngoài: 8

d Một số nhận xét 11

4 Một số đánh giá thông qua các bảng số liệu 13

a Điểm qua tình hình thành lập DN mới trong 1 năm qua (bảng 1) 13

b Chỉ số luật pháp Việt Nam và thế giới 13

Phần 2: Các quy định của pháp luật về đặt tên doanh nghiệp 17

1 Quá trình phát triển của chế định tên DN 17

2 Tên DN theo luật DN 2005 và theo luật DN 2014 18

3 Yêu cầu khi đặt tên DN 18

a Cấu thành tên DN 18

b Tên trùng hoặc nhầm lẫn 20

4 Một số vấn đề khi đặt tên doanh nghiệp 20

a Những điều cấm trong đặt tên DN 20

b Phân biệt tên DN với tên TM, nhãn hiệu 22

c Tra cứu tên DN 22

Trang 2

5 So sánh pháp luật một số nước 24

a Cấu thành tên doanh nghiệp 24

b Yêu cầu đối với tên DN 27

c Tra cứu tên DN đã đăng kí 29

d Đăng kí lưu giữ tên DN 29

e Chế tài 31

Phần mở rộng: Xử lý tranh chấp, khiếu nại về Tên DN 35

KẾT LUẬN 39

PHỤ LỤC 40

2

Trang 3

MỞ ĐẦU

Việt Nam là một trong những nước đang phát triển và được đánh giá cao vềtiềm năng phát triển Song đánh giá của nhà đầu tư và những nhà quản lý kinh tế thếgiới có đang đánh giá chúng ta là một quốc gia có môi trường kinh doanh đáng để đầu

tư ngoài tiềm năng về kinh tế hay không? Tất cả cũng bắt đầu từ thể chế, từ những quyđịnh về đầu tư, thành lập doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp hay kể cả giải thể, phásản doanh nghiệp

Từ khả năng và giới hạn thời gian và kiến thức, cùng sự giao trách nhiệm củagiảng viên, nhóm xin trình bày một phần trong pháp luật VN về thủ tục thành lập DN

và đặt tên DN Những phân tích trên cở sở pháp luật về DN đang có hiệu lực cùng với

so sánh đến Luật DN 2014 sắp có hiệu lực

Phần trình bày chỉ bao gồm thủ tục đăng ký DN và đặt tên DN mà không đi vàocác thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư, hay những quy định rộng hơn củapháp luật

Nội dung bài gồm 2 phần chinh:

- Quy định của pháp luật về thủ tục thành lập doanh nghiệp

- Các quy định của pháp luật về đặt tên doanh nghiệp

Trong mỗi phần đều có so sánh với pháp luật của một số quốc gia trong khuvực, cũng như trên thế giới Thông tin và số liệu được lấy từ các trang web chính thứccủa các tổ chức chính thống về quản lý DN, đăng ký DN của các quốc gia và đượctrích dẫn Tuy nhiên, các trích dẫn này có phần không đầy đủ bởi sự hạn chế vềnghiên cứu và thời gian nghiên cứu

Ngoài ra, nhóm có phần mở rộng về tranh chấp tên thương mại theo quy địnhcủa pháp luật DN Tình huống được lấy từ nguồn của Bộ KH&CN

Bài viết được tổng hợp trong thời gian ngắn, có nhiều thiếu sót, mong nhậnđược sự chia sẻ và hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn

Trang 4

NỘI DUNG Phần 1: Quy định của pháp luật về thủ tục thành lập doanh nghiệp

1 Giới thiệu về Luật DN 2014

Ngày 26/11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật DN 2014 Sau cuộc đột phá vềthể chế của văn bản mang tên “Luật DN 1999”, thì Luật DN 2014 được coi là cuộc độtphá thể chế lần hai, thể hiện đúng tinh thần Hiến pháp 2013 về quyền tự do kinhdoanh của công dân, theo đó, những gì luật pháp không cấm thì người dân, DN được

tự do đầu tư, kinh doanh Luật này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2015

và nay Luật DN 2014 đã quy định cụ thể

b Nội dung thủ tục

o Hồ sơ đăng ký DN:

Ngoài những thủ tục luôn phải có khi đăng ký thành lập DN phù hợp với từngloại hình DN như : Giấy đề nghị thành lập, các bản sao giấy tờ nhân thân của ngườiđại diện theo pháp luật, dự thảo điều lệ DN… thì hiện nay, để Sở KHĐT tỉnh, thànhphố nơi DN dự định đặt trụ sở chính khi nhận hồ sơ thành lập DN mới còn có nhữngyêu cầu khác đối với các ngành cần vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề, các giấychứng nhận khác cho ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì khi nộp đơn phải kèmtheo các loại giấy tờ cho việc này

Ví dụ như khi muốn mở cây xăng thì cần phải có được UBND xã huyện, tỉnhphê duyệt chủ trương xây dựng CHXD và được Sở công thương cấp giấy chấp

4

Trang 5

nhận đồng ý cho xây dựng cửa hàng xăng dầu tại đai điểm dự kiến -> nộp hồ sơđăng ký cùng phê duyệt này và các giấy tờ theo quy định chung Sau đó thì cầnphải có Thiết kế sơ bộ cửa hàng xăng dầu do chủ DN tự làm.(Vd: kích thước, bồnchứa, trụ bơm, nhà điều hành, cột thu lôi……….) ; Thẩm duyệt Phòng cháy chữacháy, Giấy phép xây dựng (Giấy chứng nhận đầu tư); bản vẽ kỹ thuật mặt bằng cửahàng xăng dầu cho Sở xây dựng và Sở PCCC để có được giấy phép xây dựng;Thiết kế thi công; Cam kết môi trường, rồi xin giấp phép XD tại Sở XD, tiếp tục quaPCCC đáp ứng các quy định về PCCC Tổng hợp các giấy tờ được phê duyệt gửi SởCông thương xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu.

Luật DN 2014 đã bỏ quy định này tại thời điểm đăng ký thành lập, theo quanđiểm của nhóm đây là 1 điểm tiến bộ của LDN 2015 và đã chuyển cơ chế đăng ký DN

từ tiền kiểm hoàn toàn sang hậu kiểm Khi DN muốn kinh doanh các ngành nghề cóđiều kiện thì phải đáp ứng về điều kiện kinh doanh theo pháp luật chuyên ngành, tuynhiên vấn đề này nhóm chỉ điểm qua, không phân tích vì giới hạn của đề tài nghiêncứu

o Người đại diện theo pháp luật:

Từ trước đến nay đều qui định Cty TNHH và Cty CP chỉ có 1 người đại diệntheo pháp luật, thì nay Luật DN 2014 đã quy định cho DN toàn quyền quyết định sốlượng người đại diện theo pháp luật, đây là một quy định mang tính đột phá, Cơ chếnày giải quyết được 2 vần đề như sau:

Thứ nhất : tháo gỡ vướng mắc cho DN trong trường hợp người đại diện duy

nhất của DN bất hợp tác, lạm quyền Bằng cách có nhiều hơn 1 người đại diện, sự lạmquyền, bất hợp tác sẽ bị vô hiệu hóa

Thứ hai: giải quyết được vấn đề ủy quyền của người đại diện theo pháp luật

của DN khi đi nước ngoài

Đây là điểm mới, tiến bộ của Luật DN 2014 khi đưa ra cơ chế giải quyết nhưtrên

o Mã số DN:

Trang 6

Luật DN 2005 quy định khi DN được cấp mã số DN, DN phải đăng ký mã sốthuế, khi Nghị định 43 ban hành có hiệu lực từ ngày 01/6/2010 đã thống nhất mã sốthuế và mã số DN và giảm bớt được việc đăng ký MST cho DN và quy định này đãđược cụ thể trong Luật DN 2015 tại điều 30.

c Thời gian đăng ký

Cơ quan ĐK DN chỉ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, kiểm soát thủ tục trongchức năng được quy định, điều này đã được cụ thể hóa trong Luật DN 2014 tại điều

27, và giảm bớt thời gian xử lý hồ sơ ĐKDN, rút ngắn thời gian gia nhập thị trườngcho DN

Theo quy định hiện hành, thời gian xử lý hồ sơ đăng ký DN là 5 ngày làm việc,trong đó, 2 ngày để cơ quan thuế cấp mã số DN, 3 ngày để cơ quan đăng ký kinhdoanh tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký DN Và thời gian cấpGCNĐKDN theo Luật DN 2014 giảm xuống còn 3 ngày Như vậy quy định mới nàygiảm 7 ngày so với Luật DN 2005 và 2 ngày theo quy định tại NĐ 43/2010 Đồng thời

cụ thể việc đổi tên GCNĐKKD của Luật DN 2005 thành GCNĐKDN cũng được ghinhận sự thay đổi trong Luật DN 2014 tại điều 27

Tuy nhiên việc giảm trên sẽ được lợi về thời gian cho DN thành lập mới, tuynhiên xét theo khía cạnh của phía cơ quan đăng ký sẽ có rất nhiều áp lực về thời gian,

vì số lượng thành lập DN mới ở mỗi tỉnh thành không tương đồng nhất là đối vớiTPHCM và Hà Nội

Trang 7

- Sẽ không bị hạn chế số lượng ngành nghề hoạt động kinh doanh Các công tythương mại và phân phối sẽ không cần cung cấp hàng nghìn mã ngành cho sản phẩmthương mại của mình như trước, kể cả những sản phẩm mà họ dự định kinh doanhtrong tương lai.

- Giảm bớt độ dài của GCNĐKDN đối với các DN có nhiều Chi nhánh và vănphòng đại diện

Phí khắc dấu: 300.000 đồng bao gồm 50.000 đồng cho giấy chứng nhận đăng ký mẫudấu và 250.000 đồng cho con dấu

Theo Luật DN 2014, DN có quyền quyết định về hình thức, số lượng, nội dungcon dấu theo quy định của pháp luật Quy định này là một “cuộc cách mạng” về condấu pháp nhân của DN Nó mang tính tự chủ, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về dấupháp nhân của DN Ngoài ra, theo xu hướng phát triển phương thức giao dịch điện tử,thì việc dùng con dấu sẽ không còn ý nghĩa nữa Vì vậy, việc cải cách về con dấu làhoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thế giới

Tuy nhiên, con dấu gắn liền với văn hóa giao dịch của DN, khi Luật có hiệu lựcthì DN cũng từ bỏ thói quen lâu đời này, với các hành vi lừa đảo, làm ăn gian dối vẫn

đe dọa các DN một cách thường trực, do đó các DN cũng thấy đây là một điều đáng lo

về tính xác thực của văn bản, sự hoài nghi về đối tác qua văn bản với con dấu “khôngchính thống” là điều khó có thể tránh khỏi

Đó là tất cả các điểm đổi mới của Luật DN 2014 so với hiện nay

Trang 8

3 Thủ tục thành lập DN của một số quốc gia trên thế giới

Thủ tục thành lập DN của các quốc gia trên thế giới có nhiều điểm tương đồngnhưng có nhiều khác biệt, thậm chí là đi trước so với Việt Nam

a Văn bản pháp luật quy định

Giống như một số nước như Canada, Úc, Đức, Thái Lan, Trung Quốc việc quyđịnh về thủ tục thành lập và đặt tên DN của Việt Nam được quy định như 1 phần củavăn bản pháp luật chung là Luật DN (hoặc Luật Công ty) Tuy nhiên, có một số nướcnhư Singapore, Philipines lại có hẳn một đạo luật riêng để điều chỉnh về đăng kí DN;

b Nơi đăng kí DN

Cơ quan đăng kí thành lập DN sẽ đồng thời là cơ quan đăng kí tên DN Tùytheo truyền thống từng quốc gia mà cơ quan đăng kí tên DN có thể là cơ quan hànhchính hoặc Tòa án Ở các nước như Pháp, Đức, Ba Lan… thì cơ quan đăng kí thànhlập DN nằm trong hệ thống tòa án, nhưng hầu như ở các quốc gia hiện nay như ThụyĐiển, Singapore, Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc…, cơ quan đăng kí sẽ là một cơquan hành chính được lập riêng để chuyên thực hiện công việc này Chẳng hạn ở ViệtNam là Sở Kế hoạch và Đầu tư; ở Thái là Cục Phát triển DN (Department of BusinessDevelopment) tại địa chỉ www.dbd.go.th; ở Úc là Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc(http://asic.gov.au/) Cơ quan đăng ký kinh doanh duy nhất của Singapore là Cơ quanquản lý DN và Kế toán ACRA (sát nhập từ cơ quan đăng ký DN (RCB) và Ủy ban Kếtoán công (PAB)

c Giới thiệu về thủ tục thành lập công ty nước ngoài:

Trang 9

Tra cứu trên trang web dbh.go.th để tìm kiếm và giữ tên đăng ký cho

DN dự định tahn2h lập, thời gian thực hiện: 1 ngày, miễn phí và được giữ tên trongvòng 30 ngày

Bước 2:

Đăng ký hợp đồng thành lập công ty tại cơ quan trên do Thành viênsáng lập công ty đăng ký Thời gian thực hiện: 1 ngày Phí thực hiện việc đăng ký hợpđồng là 500 THB và mức lệ phí tính theo vốn đăng ký tối thiểu là 50THB, sẽ có mứctính theo khoảng Vốn đăng ký như sau:

Nếu vốn đăng ký dưới 1.000.000: lệ phí 50THB, với mỗi bước vốn tăng 100.000 THB

lệ phí là 50 THB Nếu vốn đăng ký trên 50.000.000THB: lệ phí 25.000 THB và cũngtùy loại hình công ty sẽ có những mức phí khác nhau dựa trên vốn đăng ký

Bước 3:

Tổ chức cuộc họp: Bước 3 gồm tất cả các cổ và có thể tiến hành chungbước 2

Bước 4: Đăng ký công ty

Thời gian: không quá 3 tháng kể từ ngày tổ chức cuộc họp

Kết quả thực hiện: DN mới được thành lập và được cấp MSDN đồngthời cũng là MST Người đại diện theo pháp luật sẽ do các giám đốc thực hiện, tùytheo khi đăng ký, DN đề nghị bao nhiêu người làm giám đốc Thái Lan không quyđịnh số người Đại diện theo pháp luật

Thời gian thực hiện: 1 ngày

Con dấu: Công ty tại Thái Lan không bắt buộc phải sử dụng con dấu,nếu muốn DN đặt hàng qua các cửa hàng van phòng phẩm và phí cho việc khắc dấukhoảng 400THB

Như vậy:

Mức phí tối thiểu để thành lập DN ở Thái 550THB

hời gian khi đăng ký là: 3 ngày

o Singapore:

Hình thức:

Trang 10

Chỉ nộp đơn trực tuyến do vậy việc thu phí không nhận tiền mặt, chỉchấp nhận thanh toán bằng tài khoản ngân hàng hoặc thẻ.

Nội dung:

Bước 1: Đăng ký tên (phải đăng ký trước) trên hệ thống Bizfile, phí là

15 SGD cho việc đăng ký và giữ tên trong vòng 60 ngày Sau 60 ngày phải gia hạn vàphí gia hạn là 10SGD (gia hạn trước ngày thứ 60) Thời gian hoàn tất cho việc đăng

ký tên là 1h

Bước 2: Nộp đơn thành lập DN tại trang web trên hệ thống Bizfile, sau

khi nộp đơn và chuyển phí thành công, 15 phút sẽ có mail phản hồi, cấp cho DN mớimột MSDN cũng là MST, DN mới thành lập sử dụng mail này để đăng ký tài khoảnngân hàng và giao dịch với đối tác Đối với các công ty phải có ý kiến của cơ quankhác như ngành trong lĩnh vực giáo dục, y tế thì thời hạn từ 14- 60 ngày

Phí: phí đăng ký là 300 - 600SGD tùy theo lọai hình DN thành lập.Người đại diện theo pháp luật: không quy định số lượng, do DN tựquyết định số lượng

Con dấu: không bắt buộc, nếu muốn DN đặt hàng ở cửa hàng văn phòngphẩm

DN ở Singapore, khi muốn nhận giấy chứng nhận DN thì có thể đăng kýsau khi nhận mail về việc thành lập, sau 1 ngày sẽ có GCN, phí là 50SGD

Phí thành lập DN mới ở Singapore tối thiểu là 315 SGDThời gian thành lập: 1 ngày

Bước 1: Đăng ký tên (phải đăng ký trước) tại trang web

http://www.asic.gov.au/, hoặc nộp trực tiếp tại UBCK phí là 45 AUD cho việc đăng

10

Trang 11

ký và giữ tên trong vòng 60 ngày Sau 60 ngày phải gia hạn và phí gia hạn là 45 AUD(gia hạn trước ngày thứ 60)

Bước 2: Nộp đơn thành lập DN theo mẫu 201, với mức phí là 457AUD,

sẽ cấp cho DN một mã số để hoạt động gọi là số ACN gồm 9 số và Giấy chứng nhậnđăng ký DN (Certificate of registration) Thời gian hoàn thành: 2 ngày

Người đại diện theo pháp luật: không quy định số lượng, do DN tựquyết định số lượng

Con dấu: không bắt buộc nếu muốn thì có thể đặt, và con dấu phải thểhiện các nội dung: số ACN (ABN) và tên DN , Có thể có dấu thứ 2 nếu muốn Dấuthứ 2 nội dung giống dấu thứ nhất nhưng có thêm dòng chữ :”duplicate seal” hoặc

“share seal” hoặc “certificate seal”

Tại Úc Đối với DN Thương mại Mã số DN không đồng thời là MST,MST gồm 11 chữ số gồm số ACN+2 chữ số khác (ABN)

Thời gian cấp mã ABN: 1 ngày

d Một số nhận xét

Luật DN 2014 đã có rất nhiều điểm cải tiến, tương đồng với các nước trongkhu vực (Thái Lan, Singgapore), và Australia về thời gian đăng ký, số lượng người đạidiện theo pháp luật, và con dấu

Cost (% of income per capita)

Paid-in mPaid-in capital (% of income per capita)

Trang 12

Về thủ tục ĐKDN kể từ ngày 1/7/2015 khi mà Luật DN 2014 có hiệu lực đã

chuyển sang chế độ hậu kiểm Một trong những điểm sửa đổi quan trọng của Luật DN

năm 2014 so với luật hiện hành là về các thủ tục đăng ký DN, theo hướng đơn giản,thuận lợi, tạo điều kiện tối đa cho DN khi thực hiện thủ tục Tuy nhiên hiện nay chúng

ta ai cũng đang chờ Nghị định, thông tư hướng dẫn có dựng rào cản hay trói lại cácquy định của Luật DN 2014 hay không?!

12

Trang 13

4 Một số đánh giá thông qua các bảng số liệu.

a Điểm qua tình hình thành lập DN mới trong 1 năm qua (bảng 1)

Bảng 1

Nhìn chung về sơ đồ những tháng gần đây số lượng DN thành lập vẫn tăng đềunhư so với năm 2014, đây là dấu hiệu tốt đối với tình hình phát triển kinh tế Việt Namvẫn đang có chiều hướng đi lên Mặc dù Luật DN 2014 có những điểm mới thuận lợi,nhưng các nhà khởi nghiệp vẫn không chờ đợi sau ngày 1/7/2015, thời điểm Luật DN

2014 bắt đầu có hiệu lực, để đăng ký kinh doanh và thành lập doanh

b Chỉ số luật pháp Việt Nam và thế giới

Ngoài ra nhóm cũng đưa ra chỉ số luật pháp Việt Nam và thế giới doWordbank đánh giá có thể dự đoán Luật DN 2014 sẽ có khả năng thực thi như thếnào, và mang lại tác động như thế nào với góc nhìn thế giới về pháp luật và môitrường kinh doanh ở Việt Nam nếu như thật sự đi vào thực tiễn

Lưu ý rằng các thang bậc được đánh giá dưới đây dựa trên xếp hạng phần trăm,tức 100% nghĩa là xếp hạng tốt nhất Bảng đánh giá do nhóm tự xây dựng từ số liệu

Trang 14

lấy từ World Databank1 Nhóm cũng đưa ra phần trăm để đánh giá chứ không xếphạng các nước trên tổng 215 quốc gia được đánh giá Và dưới đây là những bảng đánhgiá bằng chỉ số của năm 2013 của Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực cũngnhư trên thế giới.

o Chỉ số hiệu quả của Chính phủ (bảng 2)Đây là chỉ số dựa trên chất lượng dịch vụ công và công vụ và sự tách biệt củachúng với những yếu tố chính trị Ngoài ra chỉ số còn được tính theo chất lượng củachính sách được ban hành và áp dụng

Bảng 2

1 http://databank.worldbank.org/data/databases.aspx , truy cập ngày 15/06/2015

14

Trang 15

o Chỉ số thực thi pháp luật (bảng 3)Đây là chỉ số dựa trên sự tuân thủ pháp luật và sự nghiêm minh trong thi hànhpháp luật của các cơ quan Chính phủ.

Bảng 3

Trang 16

o Chỉ số xây dựng pháp luật (bảng 4)Đây là chỉ số dựa trên khả năng của Chính phủ để có thể ban hành các chínhsách, điều luật tốt cho sự phát triển của người dân và DN.

16

Trang 17

Phần 2: Các quy định của pháp luật về đặt tên doanh nghiệp

DN là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thànhlập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh2 Vì thế tên DN là một yếu

tố vô cùng quan trọng để phân biệt các tổ chức độc lập này với nhau

Tên DN là tên gọi được đăng ký khi thành lập DN, tên này được bảo hộ kể từkhi được cấp giấy chứng nhận Đăng ký DN

1 Quá trình phát triển của chế định tên DN.

Các chế định của pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1999 đến năm2014

- Luật DN năm 1999, chỉ có một điều khoản duy nhất về tên DN (Khoản 1 Điều24), các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cũng không có hướng dẫn gì thêm

- Luật DN năm 2005, việc đặt tên DN được quy định trong 04 điều Luật từĐiều 31 đến điều 34; Đồng thời có 02 Nghị định có quy định việc đặt tên là: Nghịđịnh 88/2006/NĐ-CP (từ điều 10 đến điều 13) và Nghị định 43/2010/NĐ-CP (từ điều

và có thể viết thêm bằng một hoặc một số tiếng nước ngoài với khổ chữ nhỏ hơn.Phạm vi trùng tên DN chỉ giới hạn trong phạm vi tỉnh, thành

Tuy có sự phát triển về các quy định qua từng thời kỳ, song tên DN vẫn là mộttrong những chế định chưa thật sự được chú trọng trong các Luật này Như Luật DNnăm 2005 cần có hai Nghị định để có những quy định bổ sung cho chế định này (Nghịđịnh Nghị định 88/2006/NĐ-CP và Nghị định 43/2010/NĐ-CP); Đến Luật DN 2014,những quy định cơ bản trước đây (Luật DN năm 2005,Nghị định 88/2006/NĐ-CP vàNghị định 43/2010/NĐ-CP) được tiếp thu nhưng một số nội dung tại Nghị định

2 Khoản 7 Điều 4 Luật DN 2014.

Trang 18

88/2006/NĐ-CP và Nghị định 43/2010/NĐ-CP vẫn chưa được Luật hóa tại Luật DNnăm 2014 như: phạm vi xác định tên DN gây trùng lắp, nhầm lẫn vẫn chưa được đưavào luật Dẫn đến việc áp dụng luật trực tiếp vào quá trình ĐKDN sẽ gặp nhiều khókhăn vì phải chờ Nghị định và Thông tư hướng dẫn.

Theo quy định pháp luật thì Chủ DN phải xác định và chịu trách nhiệm về tên

DN khi đăng ký hoạt động DN tại Sở KHĐT Một DN thông thường có 3 tên gọi: Tên

DN bằng tiếng Việt, Tên DN bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của DN (có thểbằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng nước ngoài)

2 Tên DN theo luật DN 2005 và theo luật DN 2014

So với Luật DN năm 2005, Luật DN năm 2014 có tăng thêm về điều khoản quyđịnh về tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa chỉ kinh doanh cũng như cụ thể hóaquy định về tên gây trùng hoặc nhầm lẫn Nhưng nhìn chung nội dung các quy định vềđặt tên DN theo Luật DN năm 2005 và Luật DN năm 2014 là không có nhiều thay đổi

Chẳng hạn như, sự phát triển về phạm vi xem xét tên trùng hoặc gây nhầm lẫn

từ cấp tỉnh, thành phố và sau đó nới rộng ra toàn quốc được ghi nhận tại NĐ 43 hướngdẫn ĐKKD theo LDN 2005 Nhưng đến Luật DN 2014 vẫn chưa được ghi nhận

3 Yêu cầu khi đặt tên DN.

a Cấu thành tên DN

Theo quy định của Luật DN 2005, tên DN ít nhất gồm 02 thành tố là Loại hình

DN và tên riêng DN Và thực tế thông thường tên DN sẽ gồm 03 thành tố sau:

Loại hình DN + ngành nghề, lĩnh vực hoạt động + Tên riêng

VD: Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ du lịch Phương Trang.

Trong đó, bên cạnh loại hình và tên riêng DN thì thành tố lĩnh vực hoạt độnghiện nay cũng được cơ quan đăng kí kinh doanh xem là một căn cứ để xem nó khôngnhầm lẫn giữa tên các DN với nhau Tuy nhiên, việc này cũng tạo nhiều rắc rối donhiều DN cố tình đặt tên gây nhầm lẫn để hưởng lợi từ sự nổi tiếng của tên DN đãđược nhận biết phổ biến; DN đặt tên riêng giống nhau, chỉ khác nhau lĩnh vực hoạt

18

Trang 19

động: Sản xuất, thương mại, dịch vụ, du lịch, vận tải, tư vấn, đầu tư … để tạo sự khácbiệt với DN khác, nhưng thực tế khi gọi thì rất giống nhau, để dàng gây nhầm lẫn.

Ví dụ:

Công ty TNHH thương mại dịch vụ Phương Trang Sài Gòn

Địa chỉ: 28/41 Đặng Văn Ngữ, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TpHCM

Đại diện pháp luật: Nguyễn Quốc Dũng

Ngày cấp giấy phép: 12/06/2014

Ngày hoạt động: 11/06/2014 (Đã hoạt động 11 tháng)

Điện thoại: 0903651476

DN tư nhân Phương Trang

Địa chỉ: 134-136 Phó Cơ Điều, Phường 6, Quận 11, Thành phố Hồ Chí MinhĐại diện pháp luật: Nguyễn Thị Hoài Thu

Ngày cấp giấy phép: 28/01/2000

Ngày hoạt động: 01/09/2002 (Đã hoạt động 13 năm)

Điện thoại: 39561255-38574412

Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ du lịch Phương Trang.

Tên giao dịch: FUTATRANS CORP

Địa chỉ: 486-486A Lê Văn Lương, Phường Tân Phong, Quận 7, Tp HCMĐại diện pháp luật: Trần Ngọc Duy

Trang 20

không bao gồm trong tên DN nữa; Hai là, vẫn có thể xem thành tố này trong tên DN

và được ghi nhận như 1 phần trong thành tố tên riêng

Và có lẽ cách hiểu thứ nhất có phần hợp lý hơn khi góp phần rút ngắn tên DNcũng như thống nhất với tinh thần tự do kinh doanh và không buộc người đăng kí phảighi ngành nghề vào GPDKKD của mình theo Luật DN năm 2014 Đồng thời cũng hạnchế những rắc rối khi một chủ DN cố tình đặt tên DN mình gần giống với tên DNkhác nhưng chỉ khác lĩnh vực hoạt động

b Tên trùng hoặc nhầm lẫn

Chế định tên DN không gây nhầm lẫn hay trùng lắp với DN khác là chế định

vô cùng quan trọng, bởi nó giúp pân biệt các DN độc lập với nhau trên cùng mộtphạm vi địa lý, ngành nghề kinh doanh Nên cũng thật dễ hiểu nếu quy định đó xuấthiện trong pháp luật về DN của hầu hết các nước như Malaysia, Thái Lan, TrungQuốc, bang California Hoa Kì, Singapore, Đức…

Thế nào là tên gây Trùng và nhầm lẫn được quy định khá cụ thể trong luật DN,song chỉ dừng lại ở mức độ liệt kê, nên còn nhiều hạn chế, thiếu sót

Ngoài ra, phạm vi xác định DN có tên gây nhầm lần, trùng lắp hay không đượcxác định lần đầu theo NĐ 88 ở phạm vi cấp tỉnh thành, và nâng lên trên phạm vi toànquốc ở NĐ 43, và cả 2 nghị định này đều nêu rõ, những DN DKKD hợp pháp trướckhi ND đó có hiệu lực thì không bắt buộc đổi tên nếu trùng hoặc nhầm lẫn với tên DNkhác

4 Một số vấn đề khi đặt tên doanh nghiệp

a Những điều cấm trong đặt tên DN

Những điều cấm trong đặt tên DN theo Luật DN năm 2005 và Luật DN năm

2014 tương đồng với nhau, gồm 03 điều cấm sau:

- Cấm đặt tên gây trùng lặp hay nhầm lẫn với các DN đã được đăng ký; Quyđịnh này tương tự Luật DN (Công ty) của quốc gia trên thế giới; Quy định này nhằmbảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ, tài sản vô hình của DN, cũng như chống việc cạnhtranh không lành mạnh giữa các DN trong nước và trên thế giới

20

Trang 21

- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xãhội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của DN, trừtrường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Tuy nhiên, trên thực tế có một số DN mang tên như:

Công ty Trách nhiệm Hữu hạn một thành viên Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị

Bộ Quốc phòng, Địa chỉ: 86 Lê Trọng Tấn - Khương Mai - Thanh Xuân - Hà Nội

Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh, trụ sở:Tầng 1 Tòa nhà GILIMEX - số 24C Phan Đăng Lưu, Phường 6, Quận Bình Thạnh,Thành phố Hồ Chí Minh

- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức vàthuần phong mỹ tục của dân tộc

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư số BVHTTDL hướng dẫn việc đặt tên DN phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạođức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; Tuy nhiên, Quy định này vẫn chưa áp dụngđược trong thực tế; do chưa xác định được ai là Danh nhân? Nơi nào là các địa danhtrong các thời kỳ xâm lược, Danh sách tên các nhân vật phản chính nghĩa trong lịch

10/2014/TT-sử, tên nhân vật lịch sử là giặc ngoại xâm, có tội với nhân dân, có tội với đất nước?

Vì vậy, việc đặt tên này được hay không, có vi phạm những điều cấm haykhông lại phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức chủ quan của cán bộ thụ lý cấp giấychứng nhận ĐKDN

Thực tế có rất nhiều DN đặt tên theo doanh nhân được cấp giấy chứng nhậnđăng ký (ví dụ: Nha khoa Nguyễn Du, Nhà sách Nguyễn Văn Cừ của Công ty ThànhNghĩa);

Nguyễn Du hay Nguyễn Văn Cừ ở đây cũng có thể là yếu tố địa lý được chophép đưa vào tên DN làm thành tố phân biệt, và điều đó đặt ra vấn đề vị trí địa lý đượclấy theo tên Danh Nhân có được đưa vào làm thành tố phân biệt như duy định củapháp luật về đặt tên DN hay không?

Trang 22

b Phân biệt tên DN với tên TM, nhãn hiệu

Tên thương mại là tên gọi dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt cácchủ thể hoạt động trong cùng lĩnh vực kinh doanh và cùng khu vực địa lý và quyềnđộc quyền tương ứng với tên thương mại phát sinh trên cơ sở sử dụng hợp pháp tênthương mại Tên thương mại được bảo hộ tự động theo quy định của pháp luật SHTT

mà không cần phải đăng ký

Ví dụ:

Công ty TNHH nước giải khát Coca – Cola Việt Nam có tên thương mại làCocacola

Công ty cổ phần sữa Việt Nam có tên thương mại là Vinamilk

Nhãn hiệu là các dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thểkhác nhau và phải thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền để có được sựbảo hộ độc quyền tương ứng trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, ngoại trừtrường hợp của nhãn hiệu nỗi tiếng được xác lập thông qua sử dụng và được biết đếnrộng rãi tại Việt Nam

Trong thực tiễn kinh doanh, tên thương mại có thể được dùng như hoặc là mộtdấu hiệu cấu thành của nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ của DN mà trường hợp của Coca-Cola là ví dụ

Như vậy có thể thấy rằng, Tên DN là tên đầy đủ mà DN dùng để ĐKKD và tiếnhành các hoạt động mang tính hành chính và đích danh Tên Thương mại hay nhãnhiệu thường gắn liền với hàng hóa hoặc dịch vụ mà DN cũng cấp đến khách hàng, làtên, dấu hiệu mà khách hành dùng để phân biệt DN này với mọt DN khác thông quachính sản phẩm, dịch vụ mà DN đó cung cấp

c Tra cứu tên DN

o Tên DN:

Các DN khi muốn đăng ký tại Sở KHĐT Tỉnh, Thành phố cần tra cứu tên DN

đã được đặt trên phạm vi cả nước để tránh chọn những tên trùng nhau, nhầm lẫn nhau,tại trang web:

https://hieudinh.dangkykinhdoanh.gov.vn/vi-vn/searchenterprises.aspx

22

Trang 23

Khi đăng ký DN, Chủ DN lựa chọn tên, sau đó tra cứu trên hệ thống Cổngthông tin đăng ký DN quốc gia, để kiểm tra xem tên đó đã được đăng ký chưa và tiếnhành nộp đơn đăng ký tại Sở KHĐT

Thực tế, việc đăng ký DN tại Sở KHĐT rất mất thời gian; Do Sở KHĐT sau 5ngày nhận hồ sơ đăng ký DN thì có văn bản trả về, người đăng ký DN làm lại hồ sơ vàsau 5 ngày nộp hồ sơ thì lại có văn bản trả về do có vi phạm về đặt tên DN; Việc hồ sơtrả đi, trả về nhiều lần làm cho việc đăng ký DN sẽ rất mất thời gian do

Ở nội dung này nhóm Khuyến nghị: Chính phủ cần có Nghị định hướng dẫn,

bổ sung nội dung bảo lưu tên DN khi đăng ký DN để giúp

o Tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý:

Hiện nay việc tra cứu các nhãn hiệu, tên TM đã đăng kí là không bắt buộc đốivới các DN Cơ quan ĐKKD đẩy trách nhiệm tự tìm kiếm và tự chịu trách nhiệmtrướcpháp luật SHTT nếu tên DN vi phạm các quy định về SHTT Vì thế, trên Cổng thôngtin đăng kí quốc gia không có mục tra cứu tên thương mại hay nhãn hiệu mà nếu các

DN muốn tra cứu thì phải tìm đến trang thư viện số về sở hữu công nghiệp theo đườnglink: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

Do chưa có đồng bộ về thông tin giữa cơ quan đăng kí DN và Bộ KH&CN nêndẫn đến DN không những khó khăn trong việc tìm kiếm và đặt tên DN mà còn nơmnớp lo sợ vướng vào tranh chấp về SHTT Vì vậy sẽ hợp lý hơn nếu Luật DN 2014 cónhững quy định kết nối kho dữ liệu của cơ quan đăng ký và Bộ KH&CN, cũng nhưchế tài đối với cơ quan xét duyệt, cấp tên DN, để đảm bảo DN có được tên mình mongmuốn và được pháp luật bảo hộ thay vì lo sợ với tên mình có

Trang 24

5 So sánh pháp luật một số nước

a Cấu thành tên doanh nghiệp

Quy định về cấu thành tên DN ở Việt Nam nhìn chung là tương đồng với phápluật thế giới Hiện nay các nước đều quy định về tên doanh nghiệp bao gồm loại hìnhkinh doanh và tên riêng Và tùy theo quy định về loại hình doanh nghiệp mỗi nước màquy định về loại hình kinh doanh có thể khác nhau

Chẳng hạn ở Úc, một công ty sẽ được yêu cầu gắn tên loại hình doanh nghiệp(hoặc từ viết tắt của loại hình đó) mà công ty lựa chọn để làm căn cứ nhận diện công

ty Bao gồm:

o Công ty sở hữu chủ (proprietary company) bao gồm hai hình thức:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn (bởi) cổ phiếu (company limited by shares) phải cóchữ “Proprietary Limited” cuối tên

- Công ty trách nhiệm vô hạn (unlimited company with shares capital) phải có chữ

“Proprietary” cuối tên

o Công ty công cộng (public company) Loại công ty này gồm có bốn hình

thức sau đây:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn (bởi) cổ phiếu (company limited by shares),

- Công ty trách nhiệm hữu hạn (bởi sự) bảo đảm (company limited byguarantee),

Các công ty thành lập theo loại hình (i) và (ii) trong tên phải có “Limited” trừtrường hợp Điều 150 và 151 Luật Doanh nghiệp Úc: công ty hoạt động từ thiện hoặckhông lợi nhuận – Theo Đ148 LDN Úc

o Công ty trách nhiệm vô hạn (unlimited company with shares capital), và

o Công ty không trách nhiệm (no liability company) phải có chữ “NoLiability” hoặc tên viết tắt cuối tên

24

Ngày đăng: 13/03/2016, 09:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w