Điều thứ 23 Hiến pháp năm 1946 xác định một cách tổng quát thẩm quyền của Nghị viện nhân dân: “Nghị viện nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra pháp luật, biểu quyết
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-o0o -TIỂU LUẬN
CHẾ ĐỊNH QUỐC HỘI TRONG HIẾN PHÁP
VIỆT NAM HIỆN HÀNH
Nhóm thực hiện: NHÓM 4
Họ và tên:
1 Lâm Quốc Lợi
2 Đỗ Tiến Cường
3 Dương Thị Mai Linh
4 Nguyễn Hoàng Oanh
5 Ngô Thị Thùy Phương
6 Lê Viết Sơn
7 Nguyễn Thanh Bảo Tân
8 Đinh Hoài Vũ
9 Nguyễn Thị Thanh Mỹ
10 Phạm Minh Anh Thư
Trang 2MỤC LỤC
I Khái quát về sự ra đời và phát triển của Quốc hội nước ta 3
II Vị trí pháp lý, cơ cấu tổ chức của Quốc hội trong Hiến pháp năm 2013 8
1 Vị trí pháp lý 8
2 Cơ cấu tổ chức 11
a Ủy ban Thường vụ Quốc hội 11
b Hội đồng dân tộc 13
c Ủy ban của Quốc hội 13
d Đại biểu Quốc hội 14
III Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội 15
1 Trong lĩnh vực lập hiến và lập pháp 15
a Quyền lập hiến 15
b Quyền lập pháp 15
2 Trong lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước 17
3 Trong lĩnh vực quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước .20
a Về lĩnh vực đối nội 20
b Hội đồng dân tộc 21
c Những quyết định quan trọng của Quốc hội hiện nay 21
4 Trong lĩnh vực giám sát tối cao toàn bộ hoạt động của Nhà nước, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật 22
a Hoạt động giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội 24
b Hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội 25
IV Kỳ họp Quốc hội 26
1 Việc chuẩn bị và triệu tập kỳ họp Quốc hội 27
Trang 32 Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội 28
3 Trình tự xem xét và thông qua các dự án tại kỳ họp Quốc hội 28
V Điểm mới cơ bản của chế định này so với trước đây 29
1 Về vị trí của Quốc hội 29
2 Về chức năng của Quốc hội 29
a Về chức năng lập hiến, lập pháp 30
b Về chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước 30
c Về chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước 31
3 Sơ lược những điểm khác nhau của chế định Quốc hội qua các bản Hiến pháp: 32
VI Kết luận 36
VII Tài liệu tham khảo 37
VIII Câu hỏi nhóm 38
Trang 4I Khái quát về sự ra đời và phát triển của Quốc hội nước ta:
Ngày 16 và ngày 17 tháng 8 năm 1945, tại Tân Trào, Quốc dân đại hội đãđược triệu tập gồm có 60 đại biểu của các tổ chức đoàn thể cách mạng đã quyếtđịnh nhiều vấn đề quan trọng, lập ra Ủy ban dân tộc giải phóng Trung ương (tứcChính phủ lâm thời) Vì vậy Quốc dân đại hội được coi là tiền thân của Quốc hộinước ta, đã động viên toàn thể nhân dân đứng lên làm cuộc Cách mạng tháng Támthành công
Ngày 8 tháng 9 năm 1945, Hồ Chủ tịch đã ký Sắc lệnh số 14 mở cuộc Tổngtuyển cử tự do trong cả nước để bầu Quốc dân đại hội Trong hoàn cảnh hiểm nguytrước nguy cơ mất nước nhưng ngày 6 tháng 1 năm 1946, nhân dân ta trong cảnước đã tiến hành cuộc Tổng tuyển cử tự do thắng lợi, bầu ra Quốc hội nước ViệtNam dân chủ cộng hòa, đó là Quốc hội đầu tiên, Quốc hội khóa I của nước ta
Trong kỳ họp thứ nhất của Quốc hội ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chính phủliên hiệp kháng chiến đã được thành lập và Quốc hội cũng đã cử ra Ban dự thảoHiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Tại kỳ họp thứ hai (cuối tháng 10đến đầu tháng 11 năm 1946), Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên củanước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong phiên họp ngày 9 tháng 11 năm 1946, vạch
ra những nhiệm vụ chính trị của nhân dân và chính quyền trong giai đoạn trướcmắt
Lẽ ra, sau khi thông qua Hiến pháp thì Quốc hội phải giải tán và bầu ra Nghịviện nhân dân Bởi vì trong Sắc lệnh số 14 ngày 8 tháng 9 năm 1945 của Hồ Chủtịch có nói là “ Tổng tuyển cử bầu Quốc hội lập hiến” nhưng do tình hình khẩn cấplúc bấy giờ nên Quốc hội chưa giải tán Tại kì họp, nhiều đại biểu đề nghị Quốc hộilãnh trách nhiệm trong một thời gian nữa cho đến khi bầu ra Nghị viện mới theoquy định của Hiến pháp 1946 Tháng 12 năm 1946, thực dân Pháp gây chiến tranh
Trang 5trên toàn cõi Việt Nam Vì hoàn cảnh chiến tranh và theo yên cầu của các đại biểu,Quốc hội khóa I vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ cho dến năm 1959, Quốc hội cũng đãbầu ra Ban thường trực; nhưng quyền hạn và nhiệm vụ của Ban thường trực chỉ hạnchế ở mấy việc như liên lạc với Chính phủ; cùng với Chính phủ ban bố và thi hànhHiếp pháp; triệu tập Quốc hội Ban thường trực Quốc hội chưa thực sự là cơ quanthay mặt cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất giữa hai kì họp.
Kì họp thứ sáu của Quốc hội khóa I từ ngày 29 tháng 12 năm 1956 đến ngày
25 tháng 1 năm 1957 đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1946 cho phù hợp vớigiai đoạn mới của cách mạng Tại kì họp thứ 11 của Quốc hội, ngày 31 tháng 12năm 1959 bản Hiến pháp sửa đổi đã được thông qua, Hiến pháp 1959 ra đời
Theo Hiến pháp năm 1959, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất không gọi
là Nghị viện nhân dân như trong Hiến pháp năm 1946, mà gọi là Quốc hội ViệtNam dân chủ cộng hòa Cũng tại kì họp thứ 11, ngày 31 tháng 12 năm 1959 Quốchội đã ra nghị quyết khẳng định rằng:
“ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một Quốc hội Việt Nam dânchủ cộng hòa tiêu biểu cho tính thống nhất của nước ta và tiêu biểu cho ý chí tranhđấu của nhân dân cả hai miền Nam- Bắc”
Các nhiệm kì tiếp sau:
- Quốc hội khóa II (1960-1964): Tiếp tục truyền thống của Quốc hội khóa I,
đã củng cố và tăng cường Nhà nước dân chủ nhân dân, Nhà nước làm nhiệm vụlịch sử của chuyên chính vô sản
- Quốc hội khóa III (1964-1971): Là Quốc hội đã lãnh đạo nhân dân ta đánhthắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ và tiếp tục xây dựngchủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm tròn nghĩa vụ đối với cách mạng miền Nam
- Quốc hội khóa IV (1971-1975): Là Quốc hội lãnh đạo nhân dân đánh thắng
đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam, giành độc lập tự do cho cảnước
Trang 6- Quốc hội khóa V ( từ tháng 6 năm 1975 đến tháng 6 năm 1976) Sau đạithắng màu xuân năm 1975, cả nước được độc lập thống nhất Ngày 25 tháng 4 năm
1976 nhân dân cả nước bầu ra Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất, làm nhiệm
vụ xây dựng chủ nghĩa xà hội trên phạm vi cả nước, đó là Quốc hội khóa VI củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Quốc hội khóa VI, kì họp thứ bảy đã nhất trí thông qua Hiến pháp năm
1980 trong phiên họp ngày 18 tháng 12 năm 1980
- Quốc hội khóa VII (tháng 6 năm 1981 đến tháng 06 năm 1987) Tiếp tụclàm nhiệm vụ của nó trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cảnước
- Quốc hội khóa VIII ( tháng 6 năm 1987 đến tháng 6 năm 1992) là Quốc hộicủa thời kỳ đổi mới Tại kì họp thứ 11 của Quốc hội khóa VIII, bản Hiến pháp thứ
tư của nước ta đã được thông qua trong phiên họp ngày 15 tháng 4 năm 1992
Sau khi Hiến pháp năm 1992 được ban hành nhân dân ta đã bầu ra Quốc hộikhoá IX (tháng 7 năm 1992 đến tháng 7 năm 1997) Quốc hội khóa IX đã độngviên nhân dân cả nước tiếp tục công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước giàu mạnh,bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa
- Quốc hội khóa X (tháng 07 năm 1997 đến tháng 05 năm 2002) là Quốc hộicủa công cuộc đổi mới đất nước Tại kì họp thứ 10 Quốc hội đã ra nghị quyết vềviệc sửa đôi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992
- Quốc hội khóa XI (2007-2007) tiếp tục sự nghiệp đổi mới và công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước
- Ngày 20 tháng 05 năm 2007, nhân dân cả nước đã bầu ra Quốc hội khóaXII (2007-2011) Đây là Quốc hội của thời kì hội nhập và phát triển toàn diện củađất nước sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
- Tháng 5 năm 2011, nhân dân cả nước bầu ra Quốc hội khóa XIII 2016) là Quốc hội tiếp tục thời kỳ hội nhập và phát triển toàn diện của đất nước
Trang 7(2011-Tại kì họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII đã thông qua bản Hiến pháp thứ 5 của ViệtNam vào ngày 28 tháng 11 năm 2013.
Từ năm 1945 đến nay, vị trí pháp lý của Quốc hội vẫn được khẳng định quacác Hiến pháp sau:
- Hiến pháp năm 1946 (bản Hiến pháp đầu tiên gồm 70 điều, 7 chương):
“Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt nam, không phân biệt giống nòi, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều thứ 1) “Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” (Điều thứ
22) Chính các quy định này một mặt đã khẳng định về nguồn gốc của quyền lựcnhà nước thuộc về nhân dân, mặt khác khẳng định tính thống nhất của quyền lựcnhà nước - quyền lực nhân dân Bên cạnh đó cũng nhận thấy rằng Hiến pháp 1946
đi theo hướng đề cao vị thế của Nghị viện trong tương quan với các nhánh quyềnlực khác, tính trội thuộc về nghị viện Nếu chỉ dừng ở đây có thể nhận thấy Hiếnpháp 1946 đi theo chế độ đại nghị - chế độ tính trội của quyền lực thuộc về cơ quanđại biểu cao nhất của nhân dân
- Hiến pháp năm 1959 (gồm 112 điều, 10 chương): Chế độ Nghị viện tại Việt
Nam lần đầu tiên được xác lập trong Hiến pháp năm 1946 “Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà” (Điều thứ 22) Điều
thứ 23 Hiến pháp năm 1946 xác định một cách tổng quát thẩm quyền của Nghị viện
nhân dân: “Nghị viện nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước ngoài” Về các mối quan hệ giữa Nghị viện nhân dân và các cơ quan nhà nước
khác, Nghị viện có quyền bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ (Điều thứ 54); Chủ tịchnước, người đứng đầu Nhà nước và bộ máy hành pháp có quyền phủ quyết các dự
án luật đã được Nghị viện biểu quyết thông qua (Điều thứ 31); khi Chủ tịch nước
và các thành viên khác của nội các phạm tội phản quốc thì Nghị viện có quyền lập
Tòa án để xét xử (Điều thứ 51) Qua những quy định này, nhận thấy những dấu
Trang 8hiệu của sự phân chia quản lý nhà nước, của hệ thống kiềm chế, đối trọng được ápdụng trong việc tổ chức quản lý nhà nước trong bản Hiến pháp 1946 Vì lý do đó,Nghị viện nhân dân không được quy định trong Hiến pháp 1946 là cơ quan quản
lý nhà nước tối cao như các bản Hiến pháp sau này và chế độ Nghị viện nhân dân
đã thay đổi căn bản trong Hiến pháp năm 1959 với việc quy định:“Quốc hội là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà” (Điều 43).
- Hiến pháp năm 1980 (gồm 147 điều, 12 chương): Với Hiến pháp năm 1980,lần đầu tiên vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được hiến định tại Điều
4, đây là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trongthời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội Một lần nữa quyền lực của nhân dân cũngđược thể hiện ở Quốc hội và được quy định tại Điều 82 Hiến pháp năm 1980:
“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…”
- Hiến pháp năm 1992 (gồm 147 điều, 12 chương): Hiến pháp 1992 đã kếthừa những tư tưởng tổ chức quyền lực nhà nước trong những Hiến pháp trước đây.Nhưng ở khía cạnh phân công chức năng, thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước,
đã thể hiện rõ nét và đầy đủ hơn về tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước như bướcchuyển về sự phân công lao động trong bộ máy nhà nước, nhưng vẫn đảm bảoquyền lực thống nhất thuộc về nhân dân Điều đó được thể hiện ở Điều 83 Hiến
pháp năm 1992: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan
quyền lực nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
- Hiến pháp năm 2013 (gồm 112 điều, 11 chương): Đây là bản Hiến pháp củathời kỳ tiếp tục đổi mới đất nước trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hộinhập quốc tế và cũng khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân và được quy định tại
Điều 69 Hiến pháp năm 2013: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Trang 9II Vị trí pháp lý, cơ cấu tổ chức của Quốc hội trong Hiến pháp năm 2013:
1 Vị trí pháp lý:
Trong bộ máy nhà nước, Quốc hội có vị trí quan trọng đặc biệt Hiến phápnăm 1946, tại Điều 22 đã xác định “Nghị viện nhân dân là cơ quan quyền lực caonhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”
Tại Hiến pháp năm 1959, Điều 43 chỉ thay từ “Nghị viện” bằng từ Quốc hội
và vẫn giữ nguyên nội dung như Điều 22 Hiến pháp năm 1946
Hiến pháp năm 1980 (sau khi thống nhất đất nước) và Hiến pháp năm 1992(sửa đổi, bổ sung năm 2001) cũng với tinh thần đó nhưng được thể hiện rõ ràng,đầy đủ hơn Điều 83 Hiến pháp năm 1992 khẳng định: Quốc hội là cơ quan đại biểucao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2013 (sau đâygọi là Hiến pháp sửa đổi 2013) tiếp tục khẳng định vị trí, tính chất, chức năng,nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội như bốn bản Hiến pháp trước, song về mức
độ đã được điều chỉnh cho phù hợp hơn với thực tiễn, nội dung được thể hiện côđọng và gọn hơn Điều 69 Hiến pháp năm 2013 xác định “Quốc hội là cơ quan đạibiểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam”
Theo Hiến pháp năm 2013, vị trí, chức năng của Quốc hội được quy định tạiĐiều 69, Điều đầu tiên của chế định Quốc hội (Chương V), tương ứng với Điều 83của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) So sánh hai Điều này, cóthể thấy vị trí của Quốc hội trong cấu trúc tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến phápnăm 2013 đã kế thừa hoàn toàn Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)
Theo đó, cả hai Điều đều quy định cùng một nội dung: “Quốc hội là… cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Với
Trang 10vị trí này, Quốc hội tiếp nhận quyền lực trực tiếp từ nhân dân với tư cách là cơquan đại diện cao nhất của nhân dân Quốc hội thực hiện quyền lực đó thông quachức năng của mình và thông qua bộ máy nhà nước do mình kiến tạo nên một cáchtrực tiếp hay gián tiếp Cũng với vị trí này, về mặt nhà nước, Quốc hội đứng ở vị trícao nhất trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không có cơquan nhà nước nào đứng ở vị trí ngang bằng hoặc cao hơn Quốc hội.
Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và
vì Nhân dân, Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước không chỉ thông qua các cơquan đại diện (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) mà còn thông qua các cơ quan nhànước khác, và bằng cả hình thức dân chủ trực tiếp như phúc quyết Hiến pháp khiQuốc hội quyết định (Điều 120), trưng cầu dân ý (Điều 29) Vì thế, quyền lập hiếncao hơn quyền lập pháp, Nhân dân sử dụng quyền lập hiến để thiết lập quyền lựcnhà nước, trong đó có quyền lập pháp Bằng quyền lập hiến của mình, Nhân dângiao cho Quốc hội thực hiện một số quyền cụ thể như quyết định việc làm Hiếnpháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tánthành; thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp; thảo luận và thông qua Hiến pháp khi
có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (Điều 120)
Về chức năng của Quốc hội, Hiến pháp năm 2013 đã xác định rõ hơn, khái
quát hơn trên ba phương diện: thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp; quyết địnhnhững vấn đề quan trọng của đất nước; giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhànước
Vị trí pháp lý của Quốc hội còn được thể hiện rõ trong các mối quan hệ giữaQuốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao trong việc thực hiện quyền lực nhànước Cùng với sự phân công rành mạch chức năng, nhiệm vụ của các cơ quantrong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, cơ chế kiểm soátquyền lực nhà nước còn được thực hiện thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơquan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, tránh lấn sân, chồng
Trang 11chéo, mâu thuẫn khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đó Để tăng cường quan hệphối hợp trong việc thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, Hiến pháp năm 2013khẳng định Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp.
Sự tham gia của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chứckhác trong quá trình soạn thảo và trình các dự án luật đã thể hiện rõ sự phối hợpgiữa Quốc hội với các cơ quan hành pháp và tư pháp trong việc thực hiện quyền lậppháp Đối với việc phối hợp trong thực hiện quyền hành pháp, Hiến pháp năm 2013khẳng định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp Theo đó, Chính phủ
có quyền ban hành các chính sách, văn bản độc lập để thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn của mình Đây là điểm mới so với Hiến pháp năm 1992 (Hiến pháp năm 1992chỉ quy định Chính phủ có quyền ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết việc thihành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụQuốc hội) Trong việc thực hiện quyền hành pháp, mối quan hệ giữa Quốc hội vàChính phủ còn được thể hiện ở quyền quyết định và hoạch định chính sách
Theo đó, Quốc hội quyết định những chính sách dài hạn, mang tầm địnhhướng quốc gia, còn Chính phủ quyết định những chính sách ngắn hạn, mang tínhchất điều hành các mặt kinh tế, xã hội của đất nước Bên cạnh đó, cơ chế phối hợptrong việc thực hiện quyền hành pháp còn thể hiện thông qua việc Quốc hội thamgia vào việc quy định tổ chức và hoạt động của Chính phủ; bầu, miễn nhiệm, bãinhiệm Thủ tướng Chính phủ; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chứcPhó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; bỏphiếu tín nhiệm đối với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộtrưởng, các thành viên khác của Chính phủ; quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơquan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giớihành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đơn vị hành chính kinh tế - đặcbiệt
Trang 12Về quan hệ phối hợp, kiểm soát việc thực hiện quyền tư pháp, Hiến phápnăm 2013 quy định Quốc hội có quyền xét báo cáo công tác của Tòa án nhân dântối cao; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; bỏ phiếu tínnhiệm đối với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; bãi bỏ văn bản của Tòa án nhândân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; phê chuẩn đề nghị bổnhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Ngược lại, việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân; đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các viphạm Hiến pháp, pháp luật, giữ vững kỷ cương pháp luật là nhiệm vụ hàng đầu của
cơ quan thực hiện quyền tư pháp Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuântheo pháp luật Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân không được can thiệp vào hoạt độngxét xử của Thẩm phán, Hội thẩm Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệmtôn trọng, giữ gìn, bảo vệ tính pháp quyền và công lý trong các phán quyết của Tòa
án Đây chính là cách thức thể hiện sự phối hợp quan trọng nhất giúp cơ quan tưpháp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình
2 Cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức của Quốc hội được quy định trong Hiến pháp năm 2013 gồm:
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban Quốc hội, Đoàn đạibiểu Quốc hộivà đại biểu Quốc hội
a Ủy ban Thường vụ Quốc hội:
Là cơ quan thường trực của Quốc hội, gồm có Chủ tịch Quốc hội, các PhóChủ tịch Quốc Hội, các ủy viên, được lập ra tại kỳ họp thứ nhất mỗi khóa Quốchội Thành viên Ủy ban Thường vụ quốc hội không thể đồng thời là thành viênChính phủ
- Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản sauđây:
Trang 13+ Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp Quốc hội; ra pháp lệnh
về những vấn đề được Quốc hội giao; giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
+ Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháplệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chínhphủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước
và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
+ Đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà
án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghịquyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họpgần nhất; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tốicao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ banthường vụ Quốc hội;
+ Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy bancủa Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của đại biểu Quốc hội;
+ Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịchQuốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịchHội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cửquốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước;
+ Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ nghịquyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiếnpháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; giải tán Hội đồng nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làmthiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân;
+ Ngoài ra Ủy ban thường vụ Quốc hội còn có những nhiệm vụ quyền hạn:Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chínhdưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốchội; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của
Trang 14Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định việc tuyên bố tình trạng chiếntranh; quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạngkhẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương; tổ chức trưng cầu ý dân theo quyếtđịnh của Quốc hội.
- Chủ tịch Quốc hội:
Chủ tịch Quốc hội có vị trí đặc biệt trong tổ chức của Quốc hội, đồng thời làChủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Chủ tịch Quốc hội lãnh đạo công tác của Ủyban Thường vụ Quốc hội; chỉ đạo chuẩn bị triệu tập và chủ tọa các phiên họp của
Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hội nghị liên tịch giữa Chủ tịch hội đồng dân tộc vàcác Chủ nhiệm ủy ban Quốc hội để giải quyết những vấn đề liên quan và bànchương trình hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội Chủ tịch Quốchội chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, ký chứng thực luật, nghị quyết của Quốchội; chỉ đạo thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; chỉ đạo thực hiện ngân sáchcủa Quốc hội; đảm bảo thi hành quy chế đại biểu Quốc hội và giữ mối quan hệ vớiđại biểu Quốc hội
b Hội đồng dân tộc:
Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Chủ tịchHội đồng dân tộc do Quốc hội bầu; các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng dântộc do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiếnnghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hànhchính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi vàvùng đồng bào dân tộc thiểu số Chủ tịch Hội đồng dân tộc được mời tham dựphiên họp của Chính phủ bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc Khi ban hànhquy định thực hiện chính sách dân tộc, Chính phủ phải lấy ý kiến của Hội đồng dântộc
c Ủy ban của Quốc hội:
Trang 15Các Ủy ban của Quốc hội được thành lập theo các lĩnh vực hoạt động củaQuốc hội nhằm giúp Quốc hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trên các lĩnh vực củađời sống xã hội Các Ủy ban của Quốc hội là hình thức thu hút các đại biểu vàoviệc thực hiện công tác chung của Quốc hội Nhiệm vụ của các Ủy ban Quốc hội lànghiên cứu thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, pháp lệnh và các dự án khác,những báo cáo được Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vềchương trình xây dựng luật, pháp lệnh; thực hiện quyền giám sát trong phạm vinhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định; kiến nghị những vấn đề thuộc phạm vihoạt động của Ủy ban.
Cơ cấu của Ủy ban của Quốc hội gồm có Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và các
ủy viên, trong đó có một số thành viên hoạt động theo chế độ chuyên trách
d Đại biểu Quốc hội:
Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ởđơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽvới cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến,nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; thực hiện chế
độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Quốc hội; trả lờiyêu cầu và kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
và hướng dẫn, giúp đỡ việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo; phổ biến và vậnđộng Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn của Đại biểu Quốc hội: Có quyền chất vấn Chủ tịchnước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên kháccủa Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước Có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhâncung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân
đó Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời nhữngvấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật định
Trang 16Đại biểu Quốc hội làm theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.Đối với các đại biểu không chuyên trách được dành ít nhất một phần ba thời gianlàm việc để thực hiện nhiệm vụ đại biểu.
Đại biểu Quốc hội có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và một số quyền
ưu đãi khác
III Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội:
1 Trong lĩnh vực lập hiến và lập pháp:
a) Quyền lập hiến: (Quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến Pháp)
Quốc hội quyết định làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất haiphần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành Các chủ thể có quyền đềnghị Quốc hội xem xét, quyết định việc làm Hiến pháp hoặc sửa đổi Hiến pháp baogồm: (căn cứ Điều 120 Hiến pháp năm 2013)
- Chủ tịch nước;
- Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội:
Sau khi quyết định làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp được thông qua, Quốchội sẽ thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp Thành phần, số lượng thành viên,nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo
đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội
Ủy ban dự thảo Hiến pháp tiến hành soạn thảo dự thảo Hiến pháp, tổ chứclấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp
Dự thảo Hiến pháp có thể được Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân (doQuốc hội quyết định) khi có đề nghị của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịchnước, Chính phủ hoặc ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội Kết quả trưngcầu ý dân về Hiến pháp có giá trị quyết định để thông qua Hiến pháp
b) Quyền lập pháp: (Quyền làm Luật và sửa đổi Luật)
Trang 17Theo quy định của Hiến pháp, những chủ thể có quyền trình dự án luật trướcQuốc hội, dự án pháp lệnh trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội gồm:
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận;
- Đại biểu Quốc hội
Dự án luật sau khi được trình Quốc hội sẽ được Hội đồng dân tộc, các uỷ bancủa Quốc hội tiến hành thẩm tra, Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến
và được Quốc hội xem xét, thông qua
Luật, nghị quyết của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hộibiểu quyết tán thành, trường hợp làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, quyết định rútngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội, bãi nhiệm đại biểu Quốc hội phải được
ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành Pháp lệnh, nghịquyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội phải được quá nửa tổng số thành viên Ủyban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành
Trong thời gian gần đây, số lượng các văn bản luật, pháp lệnh do Quốc hội,
Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày càng tăng, cơ bản đáp ứng được yêucầu đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước Nhiều văn bản luật thuộc các lĩnh vực:doanh nghiệp, đầu tư, ngân hàng, tín dụng, thương mại, kinh doanh bất động sản,cải cách chính sách thuế… được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới, bảo đảm phù
Trang 18hợp với điều kiện, mục tiêu phát triển đất nước, yêu cầu thực hiện các cam kết quốc
tế, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
Sơ đồ tổng quan về quy trình xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội
2 Trong lĩnh vực tổ chức bộ máy nhà nước:
Theo Hiến pháp năm 2013, Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn cụthể như sau:
- Quốc hội đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, củng cố và pháttriển bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương
Xem xét lựa chọn, quyết định về việc quy định mô hình, nguyên tắc hoạtđộng của bộ máy nhà nước: từ Trung ương đến Địa phương; từ các Cơ quan quyềnlực nhà nước đến các Cơ quan quản lý nhà nước, Cơ quan xét xử và Cơ quan kiểmsát tại các kỳ họp Quốc hội và được thể hiện trong Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc
Trang 19hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Việnkiểm sát nhân dân, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh trong bộ máy nhà nước ở các vịtrí: Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội,
Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủyban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, TổngKiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập
Phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức: Phó Thủ tướng Chínhphủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Tòa án nhân dân tốicao
Phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh, Hội đồngbầu cử quốc gia
Sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ,Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhândân và Hiến pháp.(Khoản 7 Điều 70 Hiến pháp năm 2013)
Quyền và nhiệm vụ này được quy định cụ thể trong Điều 8, 9, 10, 11 Luật tổchức Quốc hội số 57/2014/QH13 được ban hành ngày 20/11/2014
- Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phêchuẩn (căn cứ Khoản 8, Điều 70, Hiến pháp năm 2013)
Điều 13, Luật tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 quy định cụ thể như sau:
“1 Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc
phê chuẩn trong các trường hợp sau đây:
a) Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị;
b) Có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội; c) Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội;
Trang 20d) Người được lấy phiếu tín nhiệm theo quy định tại Điều 12 của Luật này
mà có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá tín nhiệm thấp.
2 Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức
vụ đó quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 8 và Điều 9 của Luật này có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội tín nhiệm”.
- Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tráivới Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội (Khoản 10 Điều 70 Hiến pháp năm2013)
- Quốc hội quyết định đại xá theo đề nghị của Chủ tịch nước (Khoản 11 Điều
70 Hiến pháp năm 2013)
- Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao
và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danhhiệu vinh dự nhà nước (Khoản 12 Điều 70 Hiến pháp năm 2013)
- Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toánnhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội thành lập (Khoản
6 Điều 70 Hiến pháp năm 2013)
- Quốc hội quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ;
thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quankhác theo quy định của Hiến pháp và luật (Khoản 9 Điều 70 Hiến pháp 2013)
- Bên cạnh đó, Quốc hội còn quyết định việc thành lập, giải thể Ủy ban của
Quốc hội do Quốc hội quyết định.(Khoản 3 Điều 76 Hiến pháp 2013)