Thứ nhất, việc thành lập doanh nghiệp không chỉ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không những đối với các cơ quan nhà nước mà còn có ý nghĩa đối với các chủ thể tiếnhành hoạt động kinh doan
Trang 1Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu 2
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 3
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Kết cấu khóa luận 4
CHƯƠNG 1:NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 5
1.1 Một số vấn đề cơ bản về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 5
1.1.1.Khái niệm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 5
1.1.2.Vai trò của thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 5
1.1.3.Những chủ thể tham gia vào quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp 6
1.2 Cở sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 8
1.2.1.Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 8
1.2.2.Nội dung pháp luật điều chỉnh về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 10
1.3 Các nguyên tắc pháp luật điều chỉnh về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.13 1.3.1.Nguyên tắc công khai, minh bạch 13
1.3.2.Nguyên tắc công bằng, bình đẳng 13
1.3.3.Nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 19/9 15
2.1.Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 15
2.1.1.Tổng quan tình hình về đăng ký thành lập doanh nghiệp 15
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 15
2.2.Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 17
2.2.1 Điều kiện thành lập doanh nghiệp 17
Trang 32.2.2 Trình tự đăng ký thành lập doanh nghiệp 25 2.2.3 Các thủ tục khác có liên quan đến thành lập doanh nghiệp 28
2.3 Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần 19/9 30
2.3.1 Thực tiễn thực hiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần 19/9 31 2.3.2 Đánh giá về thực tiễn thực hiện các quy định về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần 19/9 32
2.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 34 CHƯƠNG 3:MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP 35 3.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.35 3.2 Một số kiến nghị cụ thể 36
3.2.1 Kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 36 3.2.2 Kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp 38
3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 41 KẾT LUẬN 43 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LDN : Luật Doanh nghiệp
ĐKDN : Đăng ký doanh nghiệp
ĐKKD : Đăng ký kinh doanh
TNHHMTV : Trách nhiệm Hữu hạn một thành viên
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ phát triển Công nghiệp hóa – Hiện đại hóađất nước và hội nhập nền kinh tế thế giới WTO Do vậy mà nền kinh tế thị trường đadạng về thành phần kinh tế cùng các hoạt động kinh doanh ở nước ta đã ngày càngcủng cố và phát triển, các quyền tự do kinh doanh của các chủ đầu tư cũng ngày càngđược nâng cao, họ có quyền tự do lựa chọn cho mình loại hình kinh doanh phù hợpnhất Trong đó, xu hướng thành lập các doanh nghiệp ngày càng gia tăng ở nước ta,cũng từ đó việc thành lập doanh nghiệp ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong sựphát triển của đất nước
Thứ nhất, việc thành lập doanh nghiệp không chỉ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
không những đối với các cơ quan nhà nước mà còn có ý nghĩa đối với các chủ thể tiếnhành hoạt động kinh doanh:
-Đối với nhà nước: việc thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh
( ĐKKD) là thể hiện sự bảo hộ của Nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt độngkinh doanh và quản lý chủ doanh nghiệp Đồng thời Nhà nước cũng dễ dàng hơn trongviệc quản lý các thành phần kinh tế và kiểm soát các hoạt động đó Việc ĐKKD vàquản lý hoạt động của các doanh nghiệp giúp Nhà nước nắm bắt được các yếu tố trongkinh doanh, nắm bắt được việc áp dụng các quy định của pháp luật trong thực tiễn và
từ đó có những chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích hoặc hạn chế phù hợp
và kịp thời
-Đối với chủ thể đăng ký kinh doanh: Sau khi được cấp giấy phép thành lậpdoanh nghiệp, và ĐKKD, doanh nghiệp được thừa nhận về mặt pháp lý, có quyền tiếnhành các hoạt động kinh doanh như đã đăng ký dưới sự bảo hộ của pháp luật
-Về mặt xã hội: Việc ĐKKD còn giúp các doanh nghiệp công khai hoạt động củamình trên thị trường, tạo được niềm tin ở các bạn hàng khi giao dịch
-Thành lập doanh nghiệp còn có ý nghĩa kinh tế là khi đi vào hoạt động các hoạtđộng của doanh nghiệp góp phần tác động vào sự phát triển của nền kinh tế xã hội.Việc thành lập doanh nghiệp không chỉ đảm bảo quyền lợi cho bản thân các doanhnghiệp mà còn có ý nghĩa đối với việc đảm bảo trật tự quản lý Nhà nước và bảo vệ lợiích cho các chủ thể khác trong xã hội
Tuy nhiên, để thành lập được doanh nghiệp không phải là vấn đề đơn giản đốivới các chủ thể tham gia bởi việc thành lập doanh nghiệp có thể tiến hành nhanh gọn
và dễ dàng được hay không là ở phần thủ tục đăng ký thành lập có rõ ràng, có dễ thựchiện đối với các chủ thể đó ? Phải nói rằng, thủ tục thành lập doanh nghiệp là một
Trang 6trong những vấn đề cốt lõi, là chìa khóa giúp các chủ thể tham gia có thể thành lậpđược doanh nghiệp Chính vì vậy, vấn đề về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp làmột đề tài được khá nhiều tác giả tìm đến để đi sâu tìm hiểu , nghiên cứu tìm ra những
ưu, nhược điểm của những quy định đó Một trong những tài liệu chủ chốt để các tácgiả nghiên cứu là LDN 2005 (LDN) nhưng khi LDN 2005 đã hết hiệu lực thay vào đó
là LDN 2014 thì vấn đề về thủ tục, hồ sơ pháp lý của luật mới có gì thay đổi, có khắcphục được những hạn chế mà luật cũ đã vướng phải hay không ? Đó vẫn đang còn làmột câu hỏi bởi vẫn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này Tất cả những lý do
trên đã giúp tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần 19/9” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp Tác giả thực hiện đề tài nhằm đưa ra những ưu, nhược điểm và góp phần hoànthiện những quy định của pháp luật về vấn đề thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu
Hoạt động ĐKKD nói chung và pháp luật về thủ tục đăng ký doanh nghiệp(ĐKDN) nói riêng đã được nghiên cứu và thực hiện trước khi ban hành LDN Sau khiLDN 2005 ra đời, và đi vào thực tiễn thì có rất nhiều công trình nghiên cứu đến vấn đềliên quan đến đăng ký thành lập doanh nghiệp như :
Luận văn Thạc sỹ về vấn đề “Quyền tự do kinh doanh” của tác giả Nguyễn Thị Loan – Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2000 Luận văn tập trung phân tích
các quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh của cá nhân, tổ chức Mọi chủthể khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh cácngành nghề mà pháp luật không cấm
Luận văn tốt nghiệp với đề tài “Pháp luật hiện hành về đăng ký kinh doanh và thành lập doanh nghiệp” của sinh viên Nguyễn Văn Hùng – Đại học Luật Hà Nội năm
2010 Tác giả nghiên cứu các quy định của pháp luật về thành lập doanh nghiệp, điềukiện thành lập doanh nghiệp và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp từ đó đánh giánhững ưu, nhược điểm theo quy định của LDN 2005 và các văn bản khác có liên quankhi áp dụng vào thực tiễn
Bài báo “Tên doanh nghiệp, sao khó thế” của nhà báo Nguyễn Tấn được đăng
trên Thời báo kinh tế sài gòn năm 2011 Tác giả nghiên cứu về những quy định trongviệc đặt tên doanh nghiệp, một trong những điều kiện để được cấp giấy chứng nhậnđăng ký doanh nghiệp Xuất phát từ thực tiễn, tác giả nêu rõ tên doanh nghiệp là mộtvấn đề khá quan trọng nhưng quy định theo pháp luật hiện hành chưa đáp ứng đượcnhững vướng mắc mà các chủ doanh nghiệp gặp phải khi đặt tên cho doanh nghiệpmình như trùng hoặc đặt tên sai quy định của pháp luật
Trang 7Nhìn chung, những công trình nghiên cứu đã có nhiều tìm tòi, đánh giá về chínhsách đối với hoạt động ĐKKD của các doanh nghiệp Các công trình nghiên cứu cũng
đã khái quát được bức tranh tương đối thực tế về hoạt động ĐKKD của doanh nghiệp
và của cơ quan nhà nước trên cơ sở những số liệu khảo sát thực tế Các công trìnhcũng đã vạch ra được những bất cập trong hệ thống pháp luật và những yếu kém trong
tổ chức bộ máy về ĐKKD, cũng như những yếu kém trong thực thi pháp luật vềĐKKD Tuy nhiên, những công trình nêu trên mới phần nào phác hoạ được nhữngthành công hay hạn chế của LDN nói chung khi được áp dụng trong thực tiễn mà chưađưa ra được những đánh giá và yêu cầu riêng đối với pháp luật về thủ tục thành lập,ĐKKD ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Xem xét một cách khách quan, các bài viết chưa đưa ra được những yêu cầu có hệthống và định hướng hoàn thiện đối với chính sách pháp luật về thủ tục đăng ký thànhlập doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay Đặc biệt là những vấn
đề mới phát sinh trong giai đoạn hiện nay về điều kiện ĐKDN, thủ tục ĐKDN, thẩmquyền của cơ quan ĐKKD, quản lý thông tin ĐKDN và những rào cản đối với cácthương nhân trong suốt quá trình tiến hành ĐKKD khi LDN 2005 đã hết hiệu lực vàthay vào đó LDN 2014 mới có hiệu lực và đi vào thực tiễn gần ba năm Do đó, các côngtrình nghiên cứu trên chỉ mang tính tham khảo
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu.
Đề tài “Pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp - Thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần 19/9” được thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề cụ thể sau: Thứ nhất, chỉ ra thực trạng các quy phạm pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập
doanh nghiệp tại Việt Nâm, phân tích, bình luận và so sánh những quy định của vấn đềnày tại LDN 2005 sau khi đã hết hiệu lực với LDN 2014 mới có hiệu lực từ đó đánhgiá tác động, ảnh hưởng của những quy định đó trong thực tiễn áp dụng tại Công ty Cổphần 19/9
Thứ hai, trên cơ sở phân tích thực trạng, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn
thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đềđăng ký thành lập doanh nghiệp
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận chủ yếu hướng đến đối tượng là các vấn đề pháp lý về thủ tục đăng kýthành lập doanh nghiệp, đặc biệt là áp dụng thực tiễn tại các công ty thực hiện dịch vụpháp lý trong đó có vấn đề liên quan đến đăng ký thành lập doanh nghiệp
Trang 84.2 Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu là hệ thống hóa những quy định của pháp luật về thủ tụcđăng ký thành lập doanh nghiệp nhằm phân tích thực trạng pháp luật và thực trạng ápdụng pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, trên
cơ sở đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện những quy định của pháp luật về vấn đềnày trong tương lai
Về không gian, khóa luận nghiên cứu dựa trên phạm vi các quy định của LDN
2014 và các văn bản khác có liên quan như: Luật Luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012,Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp Ngoài ra, khóa luận còn có sựđối chiếu với các quy định của LDN 2005, và NĐ 43/2010/NĐ-CP
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứunhư: thu thập thông tin; Phương pháp so sánh, đối chiếu; Phương pháp phân tích, tổnghợp các kiến thức từ pháp luật và phân tích thực tiễn để phát hiện và đánh giá việcthực hiện các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp Các phương pháp nghiên cứutrong khóa luận được thực hiện trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vậtlịch sử và duy vật biện chứng trên cơ sở các quan niệm về đường lối chính trị, văn hóa,kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó rút ra kết luận và đưa ra một số kiến nghị,
đề xuất liên quan tới quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệptại Công ty Cổ phần 19/9
6 Kết cấu khóa luận
Chương 1 : Những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh thủ tục đăng ký thành
lập doanh nghiệp
Chương 2 : Thực trạng pháp luật điều chỉnh về thủ tục đăng ký thành lập doanh
nghiệp và thực tiễn thực hiện tại Công ty Cổ phần 19/9
Chương 3 : Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi
pháp luật điều chỉnh về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Trang 9CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH THỦ TỤC
ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 1.1 Một số vấn đề cơ bản về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
1.1.1 Khái niệm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Ở góc độ kinh tế: Thành lập doanh nghiệp là việc chuẩn bị các điều kiện vật chấtcần và đủ để hình thành một tổ chức kinh doanh Nhà đầu tư phải chuẩn bị trụ sở, nhàxưởng, dây chuyền sản xuất, thiết bị kĩ thuật, đội ngũ nhân công, nhà quản lí
Ở góc độ pháp lý: Theo Khoản 1, Điều 3 NĐ 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh
nghiệp “Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin
về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi hoặc dự kiến thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này”.
Như vậy, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được hiểu là quy trình và cáchthức mà người thành lập doanh nghiệp phải thực hiện để được cơ quan đăng ký kinhdoanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Mỗi một quy trình chủ thể cần phảichuẩn bị và tuân theo những quy định khác nhau Do vậy, thủ tục là một vấn đề được cácchủ doanh nghiệp rất quan tâm Việc thành lập, thay đổi hay cấp lại giấy chứng nhậnđăng ký doanh nghiệp đều gắn liền với một quy trình và cách thức nhất định, giúp chocác chủ thể dễ đàng hơn cho công tác chuẩn bị
1.1.2 Vai trò của thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Việc ĐKKD nói chung và thành lập doanh nghiệp nói riêng có một ý nghĩa hết sứcquan trọng không chỉ với sự hình thành doanh nghiêp mà còn với cả sự ổn định và pháttriển của doanh nghiệp trong suốt quá trình tồn tại của nó
Thứ nhất, đây là quá trình đánh dấu sự ra đời của một doanh nghiệp, được pháp
luật thừa nhận như một thực thể tham gia vào nền kinh tế với đầy đủ các quyền và nghĩa
vụ Doanh nghiệp sẽ có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản, mã số thuế, mã sốhải quan riêng biệt
Thứ hai, đánh dấu việc kết thúc một quá trình bàn bạc, thảo luận, thống nhất giữa
các sáng lập viên và mở ra sự công nhận của Nhà nước với các bàn bạc, thảo luận đó.Các thành viên sáng lập sẽ chịu sự ràng buộc trách nhiệm của mình với doanh nghiệp,chịu trách nhiệm về quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và trách nhiệm vềtài sản đối với doanh nghiệp
Trang 10Thứ ba, là giai đoạn quan trọng với sự hoạt động của doanh nghiệp về sau bằng
việc các bên thống nhất ký tên vào Điều lệ của doanh nghiệp và được Nhà nước côngnhận Mọi hoạt động sau này của doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ Điều lệ đã ban hành Cơcấu tổ chức, hình thức quản lý, cách thức ra quyết định đều phụ thuộc và được quy định
rõ tại Điều lệ này
Thứ tư, là bước tạo tiền đề về vật chất, tài chính để duy trì sự hoạt động và phát
triển việc kinh doanh của doanh nghiệp Các thành viên sáng lập sẽ góp vốn và được ghinhận bởi giấy chứng nhận góp vốn do doanh nghiệp cấp
Như vậy, Đăng ký thành lập doanh nghiệp là một thủ tục có vai trò quan trọng với
sự hình thành của doanh nghiệp vì nó mang tính chất pháp lý, thể hiện sự công nhận củaNhà nước với sự ra đời của một thực thể kinh doanh Do đó, việc đưa ra các quy định để
có thể thực hiện được thủ tục ấy dễ dàng là một việc vô cùng cần thiết
Thủ tục ĐKDN đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập doanh nghiệp khôngchỉ đối với người thành lập doanh nghiệp mà còn đối với cơ quan có thẩm quyền cấp giấychứng nhận đăng ký kinh doanh [3]
Đối với người thành lập doanh nghiệp: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
giúp họ dễ dàng trong việc thực hiện các quy trình theo đúng thứ tự, chuẩn bị đầy đủ hồ
sơ cần thiết để nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh Thủ tục rõ ràng, đơn giản giúpngười thành lập doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, giảm chi phí
Đối với cơ quan đăng ký kinh doanh: Giúp cho cơ quan đăng ký kinh doanh
không bị nhầm lẫn về thẩm quyền cấp, có thể giải quyết một cách nhanh gọn theo đúngtrình tự, quy định của pháp luật tránh tình trạng
Nói tóm lại, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp là quy định hết sức có ý nghĩacủa nhà làm luật Thủ tục mạch lạc, rõ ràng thì việc đăng ký thành lập doanh nghiệp càngđơn giản Ngược lại, nếu quy định về thủ tục không rõ ràng, chồng chéo nhau sẽ gây khókhăn cho cả người đăng ký thành lập doanh nghiệp, cả cơ quan đăng ký kinh doanh [2]
1.1.3 Những chủ thể tham gia vào quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Chủ thể của quan hệ pháp luật là các bên tham gia vào quan hệ xã hội được phápluật điều chỉnh và khi đó sẽ được hưởng những quyền và phải gánh vác những nghĩa vụnhất định Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp là một quan hệ pháp luật với hai chủthể sau:
Người thành lập doanh nghiệp: Bao gồm tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức cánhân nước ngoài thực hiện ĐKDN tại Việt Nam thỏa mãn các điều kiện theo quy địnhcủa pháp luật Việt Nam
Cơ quan đăng ký kinh doanh: Cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương là Sở Kế hoạch và Đầu tư; cơ quan có thẩm quyền cấp huyện thuộc Ủy
Trang 11ban nhân dân cấp huyện là Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộkinh doanh cho các chủ doanh nghiệp Căn cứ theo Điều 13 NĐ 78/2015 Cơ quan đăng
ký kinh doanh
“1 Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
a) Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).
Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh.
Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai Phòng Đăng ký kinh doanh và được đánh số theo thứ tự Việc thành lập thêm Phòng Đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b) Ở cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh quy định tại Điều 15 Nghị định này (sau đây gọi chung là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện)”
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố,
có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lýnhà nước về kế hoạch và đầu tư, bao gồm các lĩnh vực: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lýkinh tế - xã hội; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở thành phố; quản lý nguồn hỗ trợphát triển chính thức, nguồn viện trợ phi Chính phủ; đấu thầu; đăng ký kinh doanh; tổnghợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổchức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy địnhcủa pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công, ủy quyền của
Ủy ban nhân dân thành phố và theo quy định của pháp luật
Sở Kế hoạch và Đầu tư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, đượccấp kinh phí hoạt động từ ngân sách và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để hoạt độngtheo quy định Bởi những lý do trên mà cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận chodoanh nghiệp là Sở kế hoạch và Đầu tư [5]
Trang 121.2 Cở sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
1.2.1 Cơ sở ban hành pháp luật điều chỉnh về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Đăng ký thành lập doanh nghiệp là một trong những công cụ để Nhà nước thực hiệnchức năng quản lý đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.Vậy nên, việc cấp Giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận về mặt pháp lý của Nhà nước đối với sự ra đời
và tư cách pháp nhân của chủ thể kinh doanh Sự ghi nhận về mặt pháp lý này được quyđịnh cụ thể tại các Điều 47, 73,110, 172 Luật doanh nghiệp 2014 đó là khi chủ thể kinhdoanh lựa chọn loại hình doanh nghiệp và hoàn thất thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơquan Nhà nước có thẩm quyền thì tư cách pháp nhân của chủ thể kinh doanh được xác
lập “Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.
Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một trong những phương thức để Nhànước kiểm tra và giám sát hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh doanh
Cơ sở kinh tế
Nền kinh tế của Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa và là một nền kinh tế đa dạngcác hình thức sở hữu Hiện nay, kinh tế nước ta đang phát triển nhanh, hiệu quả, bềnvững và chủ động hội nhập kinh tế thành công, cụ thể việc Việt Nam là thành viên củacác tổ chức kinh tế lớn như WTO, APEC, hay những hiệp định đa phương, song phươngvới các nước phát triển trong khu vực… Vì vậy, các mối quan hệ kinh tế cũng ngày càngphát triển phức tạp, buộc Nhà nước cần phải có các văn bản pháp luật phù hợp với tìnhhình phát triển kinh tế để điều chỉnh các mối quan hệ đó, đặc biệt là khi các doanh nghiệpđược thành lập ngày càng nhiều Tuy nhiên thủ tục, hồ sơ thành lập doanh nghiệp đangcòn tồn tại nhiều bất cập nên LDN 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2014 nhằm khắcphục những điểm còn thiếu sót
LDN 2014 - Luật đầu tư 2014 với nhiều cải cách đáng kể, trao quyền tự chủ nhiềuhơn cho doanh nghiệp, sửa đổi bổ sung những quy định mới nhằm tháo gỡ những bất cập,hạn chế của luật cũ, phù hợp với xu hướng chung của thế giới.Tuy nhiên, sau gần mộtnăm đi vào áp dụng LDN 2014, Luật đầu tư 2014 đã bộc lộ nhiều hạn chế cũng như nhiềuvấn đề gây băn khoăn cần nghiên cứu chỉnh sửa như vấn đề trình tự thủ tục đăng ký thànhlập doanh nghiệp còn nhiều thủ tục rườm rà, phức tạp Hệ thống văn bản hướng dẫn thihành còn chưa đồng nhất cũng như chưa cụ thể khiến cho doanh nghiệp trẻ còn khó khăntrong trình tự thành lập Về điều kiện để thành lập doanh nghiệp còn nhiều ràng buộcchưa thực sự tạo hành lang thông thoáng cho doanh nghiệp trong bước đầu tiên để gianhập thị trường kinh tế như về vấn đề “ngành nghề kinh doanh” Theo quy định của LDN
Trang 132005 đến LDN 2014 cho phép doanh nghiệp được phép kinh doanh những gì pháp luậtkhông cấm, nhưng không có hướng dẫn cụ thể rằng những ngành nghề cấm kinh doanh
và không cấm kinh doanh khiến cho doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại trong việc lựa chọnngành nghề kinh doanh Bên cạnh đó, ở một góc độ khác LDN 2014 có nhiều tư tưởng
mở rộng tạo môi trường đầu tư cho doanh nghiệp Nhưng trong thực tiễn kinh doanh hiệnnay có những rào cản do quy định pháp luật đặt ra, nhưng cũng tồn tại những rào cản dovấn đề thực thi Một đạo luật mới được sửa đổi để phát triển mà đội ngũ thực thi khôngchịu sửa đổi thì không thể phát triển theo đúng tinh thuần của Luật đề ra
Chính vì vậy, Luận văn lựa chọn đề tài: “Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay” nhằm đánh giá thực trạng của pháp luật về đăng ký thành lập doanh
nghiệp qua đó làm rõ những điểm mới, điểm hạn chế còn tồn tại và đề ra phương án giảiquyết góp phần nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước trong lĩnh vực đăng ký thành lậpdoanh nghiệp, tạo một môi trường cạnh tranh và cởi mở cho các nhà đầu tư phát triển nềnkinh tế trong nước
Cơ sở chính trị
Việt Nam sau cuộc cách mạng giải phóng dân tộc hoàn toàn năm 1975 đến nay đã
và đang xây dựng đất nước ngày một phát triển hơn Có thể nói là nền chính trị của nước
ta luôn ổn định cả về mặt đối nội và đối ngoại mà khó có ở các nước tư bản chủ nghĩanên đã thu hút rất nhiều các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư ở nước ta Đồng thời,chúng ta cũng tích cực tham gia hội nhập quốc tế trong nhiều lĩnh vực như lĩnh vực vănhóa xã hội, lĩnh vực kinh tế Phát triển kinh tế luôn là hướng đi hàng đầu để xây dựngmột quốc gia phồn thịnh.Trong đó trọng tâm của vấn đề phát triển kinh tế đó chính làthúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước Nhận thấy được điều nàyĐảng và Nhà nước ta luôn chú trọng xây dựng một môi trường kinh doanh cởi mở chodoanh nghiệp đặc biệt là vấn đề thành lập doanh nghiệp - bước khởi đầu để doanhnghiệp gia nhập vào hoạt động kinh tế trong nước cũng như quốc tế Bởi vậy, vấn đềthủ tục thành lập doanh nghiệp đã được Chính phủ chú trọng cải cách cũng như đượcrất nhiều các học giả, nhà nghiên cứu lựa chọn nghiên cứu, đã có rất nhiều đề tàinghiên cứu về vấn đề này trong các giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước, điểnhình như:
- “Nghiên cứu so sánh pháp luật về thành lập doanh nghiệp” Luận văn Ths Luật của
Nguyễn Thị Phương Thảo (Khoa Luật, năm 2010)
- “Pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập doanh nghiệp” Luận văn Ths Luật của
Nguyễn Thị Thu Hà (Khoa Luật, năm 2013)
- “Pháp luật về đăng ký kinh doanh ở Việt Nam thực trạng và phương hướng hoàn thiện” Luận văn Ths Luật của Trần Tố Uyên (Khoa Luật, năm 2005)
Trang 14- “Cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam trong chặng đường 10 năm hội nhập kinh tế quốc tế (2000- 2010)” Ths Trần Huỳnh Thanh Nghị (Tạp chí Luật học
đã không còn đáp ứng kịp thời với thực tiễn thi hành Bởi LDN 2014 đã có rất nhiềuđiểm mới và khác biệt so với bộ LDN 2005
Do tính mới của LDN 2014 mới có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 vậy nên hầu hết cáccông trình nghiên cứu hiện nay vẫn còn chưa cập nhập hay cập nhập chưa đầy đủ nhữngđổi mới của thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp hiện tại Do vây, Luận văn là nhữngcập nhập, những phát hiện về những mặt tích cực và hạn chế còn xót của những quy địnhpháp luật được ghi nhận trong bộ LDN 2014 nhằm hoàn thiện - xây dựng thủ tục đăng kýdoanh nghiệp đơn giản gọn nhẹ phù hợp với xu thế của thế giới Đồng thời, hy vọng rằngsau đề tài này, các nhà làm luật cũng như các cơ quan tổ chức hành chính nhà nước cùngcác cá nhân, tổ chức có nhu cầu trong đầu tư, thành lập doanh nghiệp sẽ có cái nhìn kháchquan về thực tiễn pháp lý đối với các thủ tục hành chính trong vấn đề thành lập doanhnghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay
1.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Bắt đầu gây dựng nền kinh tế nhiều thành phần từ năm 1986, kinh tế Việt Nam pháttriển theo cơ chế thị trường, đi theo những quy luật khách quan của nó về cung – cầu, quyluật giá trị, quy luật cạnh tranh kéo theo đó số lượng các doanh nghiệp được thành lậpngày càng tăng lên đã tạo nên nhiều biến đổi, phát triển tích cực không chỉ cho nền kinh
tế mà cho cả xã hội Tuy nhiên, sự thay đổi đó cũng tạo nên những lỗ hổng, khiếm khuyếtgây khó khăn cho các nhà đầu tư khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp Để bảođảm ngăn ngừa những sự xâm phạm về quyền của các nhà đầu tư khi tiến hành thành lậpdoanh nghiệp, nhà nước phải can thiệp điều chỉnh bằng luật pháp, tạo ra hành lang pháp
lý tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia vào phát tiển kinh tế một trong số đó,vấn đềđầu tiên phải nhắc đến là thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp Chính vì vậy, việcnghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan nhằm góp phần ngăn ngừa, giảm thiểunhững khó khăn khi các chủ thể tiến hành đăng ký doanh nghiệp Do đó, trong phạm vinghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ phân tích sâu về nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đềthủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Trang 151.2.2.1 Nguồn luật điều chỉnh vấn đề thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp
LDN 2005 ra đời là một sự kiện có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế Việt Nam Tuynhiên, sau mười năm thi hành thì LDN 2005 vẫn còn nhiều bất cập, thiếu sót nên LDN
2014 đã ra đời, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2015 và có quy định về thủtục đăng ký thành lập doanh nghiệp; tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập vàhoạt động của các doanh nghiệp.Theo đó, LDN 2014 chứa đựng các quy định, nguyêntắc pháp lý liên quan đến việc đăng ký thành lập doanh nghiệp So với LDN 1999, LDN
2005 thì LDN 2014 đã quy định khá rõ ràng, chi tiết về hồ sơ pháp lý, thủ tục đăng kýthành lập doanh nghiệp Như vậy, có thể nói LDN đóng vai trò nền tảng trong việc thànhlập doanh nghiệp, là cơ sở khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư để phát triển kinh tế quahình thức thành lập doanh nghiệp bằng những quy định và theo những nguyên tắc pháp lýnhất định
Các văn bản pháp luật khác có liên quan
Ngoài LDN, còn có rất nhiều văn bản pháp luật khác có liên quan chứa đựng nhữngnguyên tắc pháp lý quy định thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp Các Nghị định, cácNghị quyết, thông tư như: Nghị định 78/2015/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 14/09/2015
về đăng ký doanh nghiệp Các văn bản dưới luật này nhằm bổ sung, sửa chữa, thay đổimột số điều nhằm phù hợp với thực tiễn thi hành, áp dụng các nguyên tắc pháp lý vàoviệc đăng ký thành lập doanh nghiệp
1.2.2.2 Nội dung pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Điều kiện thành lập doanh nghiệp bao gồm:
Về chủ thể: Đây là một trong những quy định cơ bản và điều kiện đầu tiên mà
bất cứ chủ thể nào cũng phải đáp ứng khi tham gia các quan hệ pháp luật Chủ thể thamgia thành lập doanh nghiệp được quy định tại Điều 18 LDN 2014 Trừ những chủ thểđược quy đinh tại Điều 18 thì mọi cá nhân, tổ chức khi đủ điều kiện về năng lực hành vi,năng lực pháp luật đều có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp khi có nhu cầu
Về ngành nghề kinh doanh: Những ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh được
quy đinh trong Luật Đầu tư 2014 Ngoài những ngành nghề cấm kinh doanh, doanhnghiệp thoải mái lựa chọn cho mình các nghành nghề kinh doanh mang lại lợi ích kinh tếcao nhất cho doanh nghiệp mình
Điều kiện về tên, con dấu của doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp phải thỏa mãn
điều kiện quy định tại Điều 39 và Điều 42 và Điều 44 của LDN 2014 Với quy định cụthể về tên doanh nghiệp, các doanh nghiệp khi thành lập phải tuân thủ nghiêm ngặt vềcách đặt tên, tránh gây nhầm lẫn, gây ảnh hưởng đến quá trình thành lập doanh nghiệp
Trang 16Điều kiện về hồ sơ đăng ký kinh doanh: Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh
nghiệp được quy định tại các Điều 20, 21, 22, 23 LDN 2014 Quy định chi tiết về cácgiấy tờ, hồ sơ mà doanh nghiệp cần phải chuẩn bị khi tiến hành đăng ký thành lập doanhnghiệp Hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì cơ quan đăng ký kinh doanh không có lý do gì để từ chốicấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh [6]
Điều kiện về trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp: Trình tự, thủ
tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được pháp luật quy định cụ thể tại Điều 27 LDN
2014, và Nghị định 78/2015/NĐ-CP theo đó việc ĐKDN được tiến hành tại cơ quan đăng
ký kinh doanh qua các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ ĐKDN theo quy định được nộp tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ( Phòngđăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư ) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Bước 2: Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận doanh nghiệp được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bản điện
tử Theo Điều 29 LDN 2014 thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được rút gọn chỉcòn 04 nội dung chính (trước đây theo LDN 2005 là 10 nội dung chính) bao gồm:
“1 Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
2 Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
3 Thông tin người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
4 Vốn điều lệ doanh nghiệp”.
Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp giấy chứng nhận ĐKDN, doanh nghiệp phải công bố nộidung đăng ký doanh nghiệp Điều 33 LDN 2014 quy định:
“1 Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
và các thông tin sau:
Trang 171.3 Các nguyên tắc pháp luật điều chỉnh về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
1.3.1 Nguyên tắc công khai, minh bạch.
Nguyên tắc công khai minh bạch trong vấn đề về thủ tục đăng ký thành lập doanhnghiệp là vô cùng cần thiết và quan trọng Công khai là việc không giữ kín để cho mọingười đều biết; minh bạch là rõ ràng, rành mạch Công khai, minh bạch là đòi hỏi, yêucầu, điều kiện thiết yếu đối với hoạt động của bộ máy hành chính công chuyên nghiệp,hiện đại Ở Việt Nam hiện nay việc công khai hoá, minh bạch hoá hoạt động của bộ máynhà nước nói chung, bộ máy hành chính nhà nước nói riêng là đòi hỏi quan trọng trongquá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhànước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, xây dựng xã hội dân sự địnhhướng xã hội chủ nghĩa
Công khai, minh bạch là yêu cầu nội tại, xuất phát từ bản chất và là một trongnhững chuẩn mực hoạt động của bộ máy nhà nước, có vai trò tích cực góp phần nâng caohiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước
Công khai, minh bạch còn là biện pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa các hành vi sai trái,tiêu cực, các biểu hiện làm sai lệch, suy giảm hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.Công khai, minh bạch là công cụ đặc biệt quan trọng; là giải pháp phòng chốngtham nhũng mang tính chủ động, tích cực; là đòi hỏi của xã hội gắn liền với công quyềnđược thông tri Trong quản lý hành chính công khai, minh bạch đòi hỏi người dân phảithông tri đầy đủ, kịp thời, chính xác về tất cả những gì pháp luật không cấm về quản lýhành chính nhà nước [9]
Luật Phòng, chống tham nhũng đã đưa vấn đề công khai, minh bạch trở thành mộtnguyên tắc chung cho hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, đơn vị và là nguyên tắc cơbản của quản lý ngân sách nhà nước Nguyên tắc vừa nhằm ngăn chặn tham nhũng, vừabảo đảm nền hành chính nhà nước tuân thủ các giá trị dân chủ, pháp quyền Do vậy, đốivới vấn đề thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp cũng phải mạch lạc, rõ ràng Bởikhông chỉ giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng trong việc thực hiện và làm hồ sơ mà còn giúp
cơ quan đăng ký kinh doanh có căn cứ để thực hiện thẩm quyền của mình Mặt khác,nguyên tắc này còn hướng đến bảo đảm quyền lợi cho các chủ doanh nghiệp, tránh được
sự lạm dụng chức quyền, gây khó dễ cho các chủ doanh nghiệp Như vây, công khai,minh bạch là nguyên tắc cơ bản không thể thiếu đối với những quy định điều chỉnh vềvấn đề này
1.3.2 Nguyên tắc công bằng, bình đẳng
Bản chất của sự bình đẳng là công nhận các giá trị như nhau của các thành viêntrong xã hội ở tất cả các lĩnh vực khác nhau: Kinh tế, xã hội và pháp luật Bình đẳng được
Trang 18xét dưới hai góc độ là bình đẳng thực tế và bình đẳng pháp lý Bình đẳng thực tế là sựbình đẳng về xã hội Đó là sự bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhânkhác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội Nói cách khác, bình đẳngtrước pháp luật là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lý.
Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, do đó, mọi chủ thể khi tham gia thànhlập doanh nghiệp đều ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ Trong quan niệm của Hồ ChíMinh, bình đẳng trước hết là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi; đồng thời, việc thựchiện sự bình đẳng giữa người với người trong mối quan hệ giữa thực hiện nghĩa vụ và
hưởng thụ quyền lợi ấy lại chính là thực hiện công bằng xã hội.Không phận biệt tôn giáo,
dân tộc, tổ chức, cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luậtđều có quyền thành lập doanh nghiệp, có quyền tự do kinh doanh các ngành nghề màpháp luật không cấm, được đối xử như nhau khi tiến hành làm hồ sơ, thủ tục thành lậpdoanh nghiệp Do đó, công bằng bình đẳng là nguyên tắc có ý nghĩa lớn không chỉ đốivới các chủ thể tham gia thành lập doanh nghiệp mà còn là một động lực thúc đẩy sự pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước, một biện pháp căn bản để hiện thực hoá những giá trị,
lý tưởng cao cả của chủ nghĩa xã hội Có công bằng thực sự mới giúp cho xã hội tăngtrưởng một cách toàn diện và vững bền Công bằng xã hội lớn hơn thì hoạt động kinh tế
có hiệu quả nhiều hơn, giảm xung đột xã hội, tăng niềm tin trong lòng tất cả mọi người
1.3.3 Nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện
Với một hệ thống văn bản luật khổng lồ như hiện nay ở nước ta, để đọc và hiểu vềmột văn bản pháp luật chuyên ngành nói riêng và văn bản pháp luật nói chung khôngphải là điều đơn giản Và khó hơn nữa nếu người đọc là người còn ít kinh nghiệm hoặckhông thường xuyên phải làm việc hay tiếp xúc với các văn bản luật Do đó, nguyên tắcchung đối với ngôn ngữ dùng trong các văn bản pháp luật đều là phải đơn giản, dễ hiểu
và đơn nghĩa Một trong những đòi hỏi hàng đầu đối với nhà làm luật đó là thuật ngữdùng trong các văn bản pháp lý phải đảm bảo tính thông dụng, phổ biến, không sử dụngngôn ngữ địa phương
Đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện là yêu cầu được đặt ra trong bất cứ một thủ tụcnào không riêng gì thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp Chủ thể tham gia bao gồmnhiều đối tượng, thành phần khác nhau, không phải ai cũng có thể hiểu được ngay nộidung của những quy định ấy, do đó đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện là nguyên tắc mà cácnhà làm luật phải tuân thủ, phải thực hiện khi đưa ra những quy định mang tính cưỡngchế Đặc biệt là đối với vấn đề thủ tục hành chính nói chung và vấn đề về thủ tục thànhlập nói riêng Bởi thủ tục hành chính đơn giản, dễ thực hiện sẽ là đòn bẩy thức đẩy sựphát triển kinh tế Điều này đòi hỏi phải giảm bớt các cấc, các cửa giai đoạn Giảm tớimức tối thiểu và trong nhiều thủ tục bỏ hẳn các loại phí, đối với công dân, tổ chức Do
Trang 19đó, nhà nước phải rà soát lại các văn bản pháp luật về thủ tục hành chính, bãi bỏ các cửa,các cấp các khâu và các loại giấy tờ không cần thiết [5]
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VỀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 19/9
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
2.1.1 Tổng quan tình hình về đăng ký thành lập doanh nghiệp
Trong năm 2015, cả nước có 94754 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổngvốn đăng ký là 601,5 nghìn tỷ đồng, tăng 26,6% về số doanh nghiệp và tăng 39,1% về sốvốn đăng ký so với năm 2014 (Năm 2014, số doanh nghiệp giảm 2,7%; số vốn tăng 8,4%
so với năm 2013) Số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp năm 2015 đạt 6,3 tỷđồng, tăng 9,9% so với năm trước Số lao động dự kiến được tạo việc làm của các doanhnghiệp thành lập mới trong năm 2015 là 1471,9 nghìn người, tăng 34,9% so với năm
2014 ( số liệu của Tổng cục Thống kê ) [8] Nhìn vào số liệu trên chúng ta có thể thấy, sốlượng doanh nghiệp được thành lập đã tăng lên một cách đáng kể Tại sao lại có sự tănglên đáng kể như vậy ? Phải chăng thủ tục đăng ký thành lập cũng là một nguyên nhânđáng được kể đến
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm và
ở Việt Nam đã được đặt ra trong một thời gian dài trước đây, tuy nhiên chưa bao giờ vấn
đề này lại trở nên cần thiết như bây giờ vì thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp vẫnchưa thực sự rõ ràng, và mất rất nhiều thời gian để thực hiện tại LDN 2005.Vì vậy, cần
có một cơ chế quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh những vấn đề còn hạn chế này Vàngày 26/11/2014, Quốc hội đã thông qua LDN 2014, có hiệu lực kể từ 01/7/2015 LDN
2014 có quy định chi tiết và khá cụ thể về các thủ tục, hồ sơ, quyền của các chủ doanhnghiệp cũng như thẩm quyền của cơ quan đăng ký kinh doanh
So với LDN 2005, LDN 2014 có 10 chương, 213 điều, tăng 41 điều Chương IVquy định về Doanh nhiệp nhà nước với 22 điều là chương mới hoàn toàn LDN 2014 vừatiếp tục kế thừa, luật hóa những quy định còn phù hợp đã và đang đi vào cuộc sống củaLDN 2005, nhưng đồng thời đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới nhằm tháo gỡnhững hạn chế, bất cập của Luật cũ, tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuậnlợi, phù hợp với thông lệ quốc tế [6]
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Môi trường quốc tế và khu vực
Trang 20Các xu hướng chính trị trên thế giới, các chính sách bảo hộ và mở cửa của các nướctrên thế giới, tình hình chiến tranh, sự mất ổn định chính trị, tình hình phát triển kinh tếcủa các nước trên thế giới ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động mở rộng thị trường tiêuthụ sản phẩm cũng như việc lựa chọn các hình thức đầu tư, trong đó có hình thức thànhlập doanh nghiệp Do vậy mà nó tác động trực tiếp tới việc thành lập các doanh nghiệp.Môi trường kinh tế ổn định cũng như chính trị trong khu vực ổn định là cơ sở để cácdoanh nghiệp trong khu vực tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi gópphần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Ví dụ như tình hình mất ổn định của cácnước Đông Nam Á trong mấy năm vừa qua đã làm cho hiệu quả sản xuất của nền kinh tếcác nước trong khu vực và trên thế giới nói chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp trong khu vực nói riêng bị giảm rất nhiều Xu hướng tự do hoá mậu dịchcủa các nước ASEAN và của thế giới đã ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh củacác nước trong khu vực Vì thế, một trong những yêu cầu cơ bản để khuyến khích cácnhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Viêt Nam là thủ tục hành chính phải rõ ràng, rành mạch
và thống nhất
Pháp luật, chính sách của Nhà nước về đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Trong quá trình quản lý, các cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệpthực hiện nhiệm vụ ban hành văn bản, quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp, đây
là cơ sở cho việc tổ chức thực hiện đăng ký doanh nghiệp Thực tiễn cho thấy, hệ thốngkhung khổ pháp lý về doanh nghiệp bao gồm các luật, nghị định, thông tư và các quyếtđịnh quy định về đăng ký doanh nghiệp không phải bao giờ cũng bao quát được các vấn
đề phát sinh liên quan đến doanh nghiệp trong thực tế Việc giải quyết các vấn đề, tùythuộc vào từng tình huống cụ thể để áp dụng luật và các văn bản có liên quan, tuy nhiên,cũng có những tình huống nằm ngoài phạm vi hoặc chưa được quy định trong luật, do đó,cần phải có văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý về đăng ký doanh nghiệp
Do vậy, việc ban hành văn bản và các quy định hướng dẫn về ĐKDN của cơ quanquản lý nhà nước là một yếu tố có ảnh hưởng đến việc đăng ký thành lập doanh nghiệpcủa các chủ thể tham gia Yếu tố đòi hỏi phải có tính chính xác và tính kịp thời, nếu mộtvấn đề phát sinh liên quan đến ĐKDN không được hướng dẫn giải quyết chính xác thì nó
sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng Ngoài ra, nếu vấn đề mang tính chất cấp bách mà khôngđược giải quyết kịp thời thì cũng đem lại hậu quả không mong muốn
Văn hóa xã hội, văn hóa dân tộc
Văn hóa kinh doanh là một bộ phận của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội Vì vậy, sựphản chiếu của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội lên nền văn hóa kinh doanh là một điềutất yếu Mỗi cá nhân khi muốn kinh doanh một ngành nghề đều phụ thuộc vào một nềnvăn hóa nào đó, tuân theo giá trị văn hóa nhất định Các yếu tố của nền văn hóa xã hội
Trang 21như hệ giá trị, tập tục, thói quen, nghi lễ, lối sống, tư tưởng tôn giáo, cơ cấu dân số, thunhập của người dân, vai trò của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội,… đều tác độngmạnh mẽ đến hoạt động thành lập doanh nghiệp Xuất phát từ thực tiễn trên, các nhà làmluật phải đưa ra một thủ tục phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của các chủ thể khi tiến hànhthành lập doanh nghiệp trong những môi trường văn hóa khác nhau
2.2.Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp.
2.2.1 Điều kiện thành lập doanh nghiệp.
Trước đây, việc thành lập và ĐKKD cho doanh nghiệp là hết sức khó khăn, mất thờigian và tốn kém LDN 2005 ra đời đã có những thay đổi căn bản về điều kiện và thủ tụcđăng ký kinh doanh, giúp cho việc ĐKKD trở nên đơn giản hơn Tuy nhiên, sau nhiềunăm thực hiện, LDN 2005 đã bộc lộ những hạn chế nhất định và thay vào đó là LDN
2014 ra đời trên cơ sở sửa đổi bổ sung một số điều của LDN 2005 Việc thành lập doanhnghiệp và ĐKKD là quyền của nhà đầu tư, song để được cấp giấy chứng nhận thành lậpcho doanh nghiệp, nhà đầu tư phải thỏa mãn những điều kiện nhất định
2.2.1.1 Điều kiện về chủ thể.
Pháp luật Việt nam quy định mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền tham gia kinhdoanh, nhưng muốn được ĐKKD thì những tổ chức, cá nhân đó phải đảm bảo một sốđiều kiện nhất định Khoản 2 Điều 18 LDN 2014 đã quy định những tổ chức, cá nhânkhông được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam
“a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định
xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị
Trang 22cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng [1]
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lậpdoanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh” LDN
2015 đã quy định khá rõ ràng và cụ thể các điều kiện về chủ thể khi thành lập doanhnghiệp Điều đó giúp các nhà đầu tư hiểu một cách rõ ràng và tự nhận thức được quyềnnăng của mình khi tiến hành đăng ký kinh doanh một cách hợp pháp
Việc quy định cấm các đối tượng trên thành lập doanh nghiệp xuất phát từ nhữngnguyên nhân sau:
Thứ nhất, đối với nhóm chủ thể quy định tại Điểm a, b Pháp luật quy định cấm các
chủ thể đó không được thành lập quản lý doanh nghiệp vì các đối tượng này đều đangđảm nhiệm công việc công, công việc ổn định thường xuyên và được trả lương từ ngânsách nhà nước để đảm bảo đời sống, có nghĩa vụ phải tận tâm, hết lòng phục vụ xã hội vàphục vụ nhân dân nên không thể dành thời gian để thực hiện hoạt động kinh doanh mangtính chất “công việc tư” Mặt khác, việc quy định các chủ thể này không được tham giathành lập quản lý doanh nghiệp là nhằm đảm bảo công khai, minh bạch trong huy động
sử dụng ngân sách nhà nước Đồng thời ngăn chặn các hành vi lợi dụng chức vụ, quyềnhạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi hành vi tiêu cực, gian lận, thamnhũng gây thiệt hại cho nguồn ngân sách nhà nước
Thứ hai, đối với nhóm chủ thể quy định tại Điểm c Đây là đối tượng có vai trò rất
quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng cho đất nước, thực tế việc thi tuyểnvào ngày này rất khó khăn, đủ để chúng ta nhìn thấy vai trò của họ đối với đất nước.Những đối tượng này đã được Nhà nước đầu tư, giáo dục đào tạo chuyên môn nghiệp vụ
để thực hiện các nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của quốc gia vàđược hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước Do đó, để những đối tượng này có thểtập trung vào nhiệm vụ chuyên môn quan trọng đó mà không bị gián đoạn hay phân tán
tư tưởng thì pháp luật đã quy định cấm họ không được thành lập và quản lý doanhnghiệp Hơn thế nữa, nếu những đối tượng này tham gia thành lập và quản lý doanhnghiệp, khi công việc suôn sẻ thì không có thể không có vấn đề gì, nhưng khi thua lỗ dẫnđến phá sản, nợ nần sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tư tưởng của bộ phận này, điềunày làm ảnh hưởng tới hiệu quả công việc cũng như nhiệm vụ được giao Do đó, đểnhững đối tượng này có thể tập trung vào nhiệm vụ chuyên môn quan trọng mà không bịgián đoạn hay phân tán tư tưởng thì pháp luật đã quy định cấm họ không được thành lập
và quản lí doanh nghiệp [2]
Trang 23Thứ ba, đối với nhóm chủ thể được quy đinh tại Điểm d Đây là những đối tượng
được nhà nước giao nhiệm vụ lãnh đạo, quản lí các doanh nghiệp nhà nước, những doanhnghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước Do nước ta là một nước đangphát triển, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vaitrò chủ đạo trong nền kinh tế Pháp luật cấm họ không được thành lập quản lý doanhnghiệp là nhằm tạo điều kiện cho họ tập trung vào công việc quản lý đó để đạt được hiệuquả cao Đồng thời, pháp luật quy định như vậy cũng để tránh sự tham ô, quan liêu củanhững người cán bộ trong việc sử dụng nguồn vốn của nhà nước, tránh việc dùng tiềncông để phục vụ lợi ích trong quá trình thành lập, quản lý các doanh nghiệp khác
Thứ tư, đối với nhóm chủ thể thuộc Điểm đ Tư cách chủ thể là khả năng tham gia
vào quan hệ pháp luật với tư cách một chủ thể độc lập có khả năng tự mình thực hiện cácquyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ pháp luật đã tham gia Tư cách chủ thể của cánhân chỉ đầy đủ , hoàn thiện và độc lập khi họ có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành
vi dân sự Nếu năng lực pháp luật dân sự là tiền đề, là khả năng có các quyền do phápluật dân sự quy định, thì năng lực hành vi dân sự là khả năng hành động của chính chủthể tạo ra các quyền, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ Ngoài ra, năng lực hành vidân sự còn bao hàm cả năng lực tự chịu trách nhiệm hành vi dân sự khi vi phạm nghĩa vụdân sự Những đối tượng chưa đủ năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự thì khả năng thực hiện các nghĩa vụ dân sự của họ cũng bị hạn chế
Thứ năm, đối với nhóm chủ thể được quy định tại Điểm e Đây là một quy định
mới của LDN 2014 Có hai đối tượng mới bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp làngười đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sởgiáo dục bắt buộc và người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Đối với đối tượng đang chấp hành quyết định xử phạt hành chính tại cơ sở cainghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc Việc quy định như thế này là hoàn toàn phùhợp vì cho người nghiện thành lập và quản lý doanh nghiệp thì hết sức nguy hiểm cho xãhội, cho các chủ thể khác trong xã hội, cho nền kinh tế Việc quy định cấm thêm đốitượng này được rất nhiều người ủng hộ khi tình trạng nghiện ngập ngày càng gia tăng ởViệt Nam
Đối với đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì việc đưa ra quy địnhcấm họ thành lập và quản lý doanh nghiệp là chưa được hợp lý Quy định cấm ngườiđang bị truy cứu trách nhiệm hình sự thành lập, quản lý kinh doanh không phải là quyđịnh mới Việc này đã được đề cập tại mục 6, Điều 9 LDN 1999 Sau đó, LDN 2005 đã
bỏ đi quy định này Như vậy, việc LDN 2014 quy định lại, không cho người đang bị truycứu trách nhiệm hình sự được thành lập và quản lý doanh nghiệp, là bước lùi so với LDN
Trang 242005 Khoản 2 Điểm e Điều 13 LDN 2005 chỉ cấm người đang chấp hành hình phạt tùhoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh thành lập và quản lý doanh nghiệp Bên cạnh đó, mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau lại có những quy định riêng vềđiều kiện chủ thể thành lập và quản lý doanh nghiệp và LDN 2014 vẫn tiếp tục kế thừanhững quy định của LDN 2005 [3]
2.2.1.2 Điều kiện về ngành nghề kinh doanh.
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh đối với các chủ thể tham gia là ngành nghềkinh doanh phải hợp pháp Các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tếđược đăng ký kinh doanh ở hầu hết các ngành nghề trừ một số ngành nghề liên quan đến
an ninh, xã hội mà nhà nước cấm kinh doanh được quy định trong Luật Đầu tư 2014
“1 Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh bao gồm:
a) Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;
b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này; c) Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc
từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;
d) Kinh doanh mại dâm;
đ) Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;
e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người”
Thông qua việc quy định cụ thể các ngành nghề cấm kinh doanh, Nhà nước thừanhận doanh nghiệp có quyền kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm [1]
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Đây là những ngành nghề kinh doanh mà ít nhiều đe dọa đến lợi ích của Nhà nước
và cộng đồng, đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quyđịnh phải có điều kiện theo quy định
Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc thực hiện khi kinhdoanh ngành, nghề cụ thể được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng ngận đủđiều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghềnghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác Tuy nhiên có một số ngành, nghềkhông cần giấy phép kinh doanh nhưng phải đáp ứng được một số điều kiện mà pháp luậtquy định cho ngành, nghề đó
Ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề :
-Kinh doanh dịch vụ pháp lý
-Kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm
-Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doạnh thuốc thú y
Trang 25-Kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình
-Kinh doanh dịch vụ kiểm toán
-Kinh doanh dịch vụ mô giới chứng khoán
Đây là những ngành nghề pháp luật quy định khi kinh doanh cần phải có chứng chỉhành nghề nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong những trường hợp cần thiết.Chứng chỉ hành nghề được cấp ở nước ngoài không có hiệu lực thi hành tại Việt Nam,trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành hoặc Điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên
có quy định khác
Một số ngành nghề kinh doanh cần phải có vốn pháp định:
Một số ngành như: chứng khoán, tín dụng, các dịch vụ hàng không, dịch vụ bấtđộng sản… là những ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có vốn pháp định
Có hai loại yêu cầu về vốn pháp định:
Loại thứ nhất là yêu cầu về vốn pháp định được coi như là 1 điều kiện để doanhnghiệp sau khi thành lập xin các giấy phép kinh doanh chuyên ngành như trong lĩnh vựchàng không, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Loại thứ hai là yêu cầu khi đăng ký kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp Trongtrường hợp này, một số lĩnh vực thì việc đăng ký thành lập doanh nghiệp tại các cơ quan,
Bộ quản lý ngành như Ủy Ban Chứng Khoán, Ngân hàng nhà nước, Bộ tài chính, Bộ Vănhóa thông tin [4]
2.2.1.3 Điều kiện về tên doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đãĐKKD, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa đạo đức và thuần phong mỹ tụccủa dân tộc; phải thỏa mãn điều kiện quy định tại Điều 39 và Điều 42 của LDN 2014
Theo khoản 1 Điều 39, trường hợp “đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên củadoanh nghiệp đã đăng ký quy định tại Điều 42 của Luật này” thuộc trường hợp cấm đặt têntrùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc
Điểm e khoản 2 điều 42 quy định cụ thể trường hợp “Được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký” là trường hợp “Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “Tân” ngay trước hoặc “Mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký
Như vậy, quy định về điều kiện tên doanh nghiệp trong LDN 2014 vẫn giữ nguyêntinh thần của LDN 2005, khá rõ ràng và chi tiết, tránh đặt tên trùng hoặc nhầm lẫn vớicác doanh nghiệp đã đăng ký
2.2.1.4 Điều kiện về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh là điều kiện cần và đủ để Nhà nước xem xét quy địnhmột doanh nghiệp có được ra đời hay không Hồ sơ đăng ký kinh doanh chủ yếu là các