Việc nghiên cứu về hoạt động mua bán hàng hóa là thật sự cần thiết bởi đây là một vấn đề quan trọngkhông chỉ đối với bản thân công ty, mà còn đối với sự phát triển của luật quốc gia bởih
Trang 1MỤC LỤC
TÓM LƯỢC 3
LỜI CẢM ƠN 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ 5
DANH MỤC VIẾT TẮT 6
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu của đề tài 3
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài 4
6 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 4
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN ĐỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 6
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa 6
1.1.1 Khái niệm về hoạt động thương mại 6
1.1.2 Khái niệm về hợp đồng 6
1.1.3 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa 7
1.1.4 Phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa 7
1.1.5 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa 8
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề về hợp đồng mua bán hàng hóa 9
1.2.1 Cơ sở ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề hợp đồng mua bán hàng hóa 9
1.2.2 Hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa .11
1.2.3 Một số nội dung cơ bản của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa 12
1.2.3.1 Nội dung cơ bản về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 12
1.2.3.2 Nội dung cơ bản về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 15
1.2.3.3 Giải quyết tranh chấp 17
1.3 Nguyên tắc về pháp luật điều chỉnh vấn đề hợp đồng mua bán hàng hóa 18
Trang 2CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ PHÚC MINH 20 2.1 Tổng quan tình hình các nhân tố ảnh hưởng đến hợp đồng mua bán hàng hóa20
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụPhúc Minh 202.1.2 Tình hình kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa của Công ty cổ phần thương mại vàdịch vụ Phúc Minh 23
2.2 Thực trạng pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh 24
2.2.1 Thực trạng quá trình ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phầnthương mại và dịch vụ Phúc Minh 242.2.2 Thực trạng quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phầnthương mại và dịch vụ Phúc Minh 282.2.3 Thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa 312.2.4 Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa 31
2.3 Đánh giá chung việc áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh 32
2.3.2 Những kế quả đạt được từ phía Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh 322.3.4 Những khó khăn của Công ty cổ phần thương mại & dịch vụ Phúc Minh 33
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
VÀ DỊCH VỤ PHÚC MINH 35 3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật đối với pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa 35 3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh 36 3.3 Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 39 KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
Trang 3TÓM LƯỢC
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại hình hợp đồng chính được sử dụng trong hoạtđộng của công ty Mặc dù đã phát triển từ rất lâu, là hợp đồng phổ biến nhưng việc đôikhi cá công ty thường coi nhẹ việc giao kết và thực hiện hợp đồng này Việc nghiên cứu
về hoạt động mua bán hàng hóa là thật sự cần thiết bởi đây là một vấn đề quan trọngkhông chỉ đối với bản thân công ty, mà còn đối với sự phát triển của luật quốc gia bởihiện nay việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa không còn giới hạn ở trong nội địacủa một quốc gia nữa mà nó đã vươn ra tầm quốc tế
Trong bài khóa luận này, phạm vi đề tài em chọn Công ty cổ phần thương mại và dịch
vụ Phúc Minh làm địa điểm thực tế Bằng những kiến thức đã học tại trường Đại họcThương mại và những gì thu nhặt được em hy vọng sẽ đóng góp một số giải pháp nhằmhoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa, đặc biệt đẩy mạnh tính hiệu quả củavấn đề này tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh
Qua quá trình nghiên cứu, đề tài đã đạt được một số kết quả sau:
1 Xác định rõ những vấn đề cần nghiên cứu nhằm hoàn thiện pháp luật đối với hợpđồng mua bán hàng hóa, cũng như những vấn đề liên quan đến giao kết và thực hiện hợpđồng mua bán hàng hóa
2 Làm rõ những lý luận cơ bản liên quan đến pháp luật điều chỉnh hoạt động giaokết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, cơ sở ban hành pháp luật, những nguyên tắc,nội dung pháp luật điều chỉnh đến hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung
3 Tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng, phân tích thực trạng thực hiện vấn đề này tại công ty
cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh
4 Đưa ra định hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng, đồngthời đề xuất những kiến nghị để góp phần hoàn thiện vấn đề này
Kết quả nghiên cứu mang yếu tố thực tiễn, có thể áp dụng tham khảo cho vấn đề xâydựng pháp luật liên quan đến giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của Nhànước và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa không chỉ ở công ty cổ phầnthương mại và dịch vụ Phúc Minh mà còn ở các công ty cổ phần tương tự
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Thương mại, được sự chỉ bảo tận tình củacác Thầy Cô, em đã có được những kiến thức, bài học quý báu Đó thật sự là một mónquà vô giá Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô, đặc biệt là các Thầy giáo, Cô giáotrong khoa Kinh tế-Luật trường Đại học Thương mại đã dạy dỗ, tạo điều kiện thuận lợicho em thực hiện Khóa luận trong suốt thời gian qua
Em xin cảm ơn TS.Trần Thành Thọ đã tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thựchiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Đồng thời, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh, các chị cán bộ công nhân viêncông ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh đã tạo điều kiện cho em có khoảngthời gian quý báu học tập và nghiên cứu tại quý công ty
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề pháp lý liên quan, nhưng dotrình độ lý luận, kiến thức bản thân còn có phần hạn chế nên bài khóa luận không tránhkhỏi những thiếu sót Em kính mong nhận được sự phản hồi, góp ý của Thầy, Cô giáo đểkhóa luận được hoàn thiện hơn
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Phạm Minh Hoàng
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ 1 Sơ đồ bộ máy tổ chức
BIỂU ĐỒ
1
Doanh thu các năm của công ty cổ phần thương mại và dịch
vụ Phúc Minh
Trang 6DANH MỤC VIẾT TẮT
Cty CPTM&DVPM Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh
Cty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade
Organization)
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập vào tổ chức thươngmại thế giới WTO sau 8 năm đàm phán Để chuẩn bị tham gia và chấp nhận nhữngluật lệ chung cho hầu hết các nước trên thế giới, luật pháp Việt Nam đã có nhữngthay đổi căn bản nhằm làm thu hẹp khoảng cách giữa luật Việt Nam và luật quốc
tế, tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các bên tham gia vào hoạt động thương mạitại Việt Nam Đáp ứng các yêu cầu đó, năm 2005, Quốc hội Việt Nam đã thôngqua nhiều đạo luật mới trong đó có bao gồm Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thươngmại 2005 thay thế cho Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại cũ đồng thời chấm dứthiệu lực của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế Đây là một thay đổi lớn đối với toàn bộ
hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về hợp đồng nói riêng
Hợp đồng mua bán hàng hóa là quan hệ trao đổi hợp pháp mà hầu hết các cánhân tổ chức kinh doanh đều phải thực hiện trong quá trình tồn tại và phát triển.Việc kí kết, thực hiện hợp đồng phải tuân theo đúng các quy định của pháp luậtmới có thể giúp gắn chặt mối quan hệ hợp tác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa các bên, đồng thời góp phần tăng cường hiệu quả quản lý kinh tế của nhànước trong nền kinh tế
Với sự ra đời của các đạo luật nêu trên, quy định về pháp luật hợp đồng hiệnnay đã khá đầy đủ và có hệ thống Tuy nhiên việc áp dụng các chính sách mớitrong việc kí kết và thực hiện hợp đồng vẫn đang có nhiều vấn đề cần bàn luận.Chính vì thế ta có thể thấy được vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa đối vớidoanh nghiệp là vô cùng quan trọng Nếu như việc giao kết và thực hiện hợp đồngmua bán hàng hóa không diễn ra một cách thuận lợi thì làm sao doanh nghiệp cóthể kí kết được những đơn hàng lớn, để đem lại nguồn lợi nhuận cho công ty, đồngthời tránh được những tổn thất không đáng có trong quá trình kinh doanh
Khi 2 bên thường được gọi là bên bán và bên mua tiến hành mua bán hàng hóavới nhau thì nảy sinh một hình thức được hai bên ký kết có thể bằng miệng, bằngvăn bản, bằng email, fax Đó chính là hợp đồng mua bán hàng hóa
Trong đời sống xã hội, sự xuất hiện , tồn tại và phát triển của hợp đồng nóichung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng đã chứng minh đó là một hình
Trang 8thức pháp lý thích hợp và hiệu quả trong việc đảm bảo sự vận động của hàng hóa
và tiền tệ Khi nền kinh tế phát triển, xã hội văn minh thì việc điều chỉnh bằngpháp luật quan hệ hợp đồng ngày càng cần thiết, càng được coi trọng và hoànthiện Việc áp dụng hợp đồng vào trong mua bán hàng hóa, dù ít hay nhiều thì nócũng đóng vai trò quan trọng, không còn quan niệm trao đổi đơn thuần thông quamiệng hoặc văn bản đơn giản, mà thay vào đó là những hợp đồng phức tạp vàmang tính ràng buộc hơn, tăng thêm tính trách nhiệm giữa các chủ thê của hợpđồng
Trong các loại hợp đồng thì hợp đồng mua bán hàng hóa có vai trò quan trọngđối với mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh Đó là quan hệ trao đổi hợp pháp mà tất cảcác tổ chức sản xuất kinh doanh đều phải thực hiện trong quá trình tồn tại và pháttriển của chúng Nó đóng vai trò quan trọng bởi, phần lớn lợi nhuận của công tyđến từ hợp đồng mua bán hàng hóa
Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần Thương Mại và Dịch Vụ PhúcMinh em thấy được số lượng hợp đồng mua bán hàng hóa chiếm phần tổng số cácloại hợp đồng tại công ty Mặc dù nhiều như vậy nhưng trong quá trình thực hiện,thiết lập hợp đồng vẫn còn nhiều bất cập và mang nặng tính hình thức Bên cạnh
đó việc không có 1 ban pháp chế riêng cũng đã khiến phần nào công việc soạnthảo hợp đồng cũng như việc xây dựng những điều khoản cho hợp đồng còn tồntại nhiều bất hợp lí, chưa hoàn thiện
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa là bộ phận pháp luật có vai trò quantrọng trong pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam Chế định về hợp đồng đã được đềcập trong pháp luật Việt Nam ngay từ sự ra đời của Bộ Quốc triều hình luật năm
1483 và Bộ luật Gia Long năm 1815 Tuy nhiên, pháp luật về hợp đồng mua bánhàng hóa thực sự được định hình với các quy định của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tếnăm 1989 và đặc biệt sau đó là Bộ luật Dân sự năm 1995, Luật Thương mại năm
2005 và Bộ luật Dân sự năm 2005.Vấn đề pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồngmua bán hàng hóa đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâmnghiên cứu nhằm phân tích, luận giải và đưa ra kiến nghị
Trang 9Có khá nhiều các công trình nghiên cứu cũng như bài viết liên quan đến vấn đềnày như luận văn của Phạm Thị Hải Ninh về “Giao kết và thực hiện hợp đồng muabán hàng hóa quốc tế tại Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương-Indochina, luận văn của Phạm Thị Lan Phương về “ Hợp đồng mua bán hàng hóa
từ lý thuyết đến thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH IPC”, luận văn của Thái TăngBang về “Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
“, … Những công trình này đã tiếp cận ở những góc độ khác nhau của vấn đề muabán hàng hóa như vấn đề giao kết hợp động, thực hiện hợp đồng, xử lý vi phạmhợp đồng mua bán hàng hóa… Tuy nhiên nhiều nội dung của hợp đồng mua bánhàng hóa chưa được các công trình nêu trên khai thác hoặc khai thác chưa đẩy đủnhư quan hệ hợp đồng, vấn đề lựa chọn luật áp dụng và điều kiện có hiệu lực củahợp đồng…
Như vậy có thể nói, liên quan đến vấn đề hợp đồng mua bán hàng hóa , hiệnnay có khá nhiều các công trình nghiên cứu có giá trị được tiến hành Tuy nhiên,các lĩnh vực nghiên cứu của các công trình hầu như chỉ là một mặt của hợp đồngmua bán hàng hóa, chứ chưa có cái nhìn tổng quát về hợp đồng mua bán hànghóa.Hay nói một cách khác, lĩnh vực nghiên cứu này vẫn còn tồn tại một số vấn đềđang còn tranh luận cần tiếp tục làm rõ trong điều kiện hiện hành ở Việt Nam
3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu của đề tài
Từ những phân tích ở trên, em đã chọn đề tài “ Pháp luật về hợp đồng mua bánhàng hóa áp dụng thực tiễn tại công ty cổ phần thương mại và dịch Phúc Minh“ đểlàm khóa luận tốt nghiệp Quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa không chỉ là quan
hệ giữa các thương nhân trong nước với nhau mà còn là quan hệ giữa các thươngnhân trong nước với các thương nhân nước ngoài Song để tập trung vào nội dungcần bàn bạc, bài luận văn sẽ chỉ đề cập đến những vấn đề pháp lý và thực tiễn liênquan đến hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Với đề tài trên, thì đối tượng của đề tài chính là pháp luật về hợp đồng mua bánhàng hóa và thực trạng áp dụng vấn đề đó
Mục đích của đề tài là luận giải những vấn để lý luận của pháp luật Việt Nam
về hợp đồng mua bán hàng hóa; tiến hành phân tích, đánh giá việc thực hiện
Trang 10những quy định đó tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh; qua đó
đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bánhàng hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan trong điều kiện kinh tếthị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay
Với mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được xác định
5 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới, đềtài tập trung sử dụng một số phương pháp chủ yếu: phương pháp phân tích, tổnghợp,
Ngoài ra, để có thể đánh giá một cách chính xác xem công ty có thực hiện đùngcác quy định của pháp luật hay không thì trước tiên chúng ta phải xem xét tìnhhình hoạt động của công ty đó hiện tại như thế nào đã Để làm được điều đó trướctiên chúng ta cần phải biết thu thập và xử lý những số liệu của công ty.Qua đóchúng ta có thể thấy được những phương pháp được sử dụng đến là phương phápđịnh tính và phương pháp định lượng nhằm giúp cho chúng ta thu thập đượcnhững số liệu cần thiết
Đề tài cũng kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu vàgiải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra
Trang 116 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Kết cấu của khóa luận bao gồm các phần phụ thêm như: Tóm lược, danh mụcbảng biểu, danh mục tóm tắt, lời cảm ơn, lời mở đầu… thì phần nội dung chínhcủa khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về pháp luật điều chỉnh vấn đề hợp đồng muabán hàng hóa
Chương 2 : Thực trạng pháp luật điều chỉnh vấn đề hợp đồng mua bán hàng hóatại công ty cổ phần thương mại & dịch vụ Phúc Minh
Chương 3: Một số giải pháp( kiến nghị) hoàn thiện pháp luật điều chỉnh vấn đềhợp đồng mua bán hàng hóa
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình và khoa học của TS.Trần Thành Thọ cũng như sự giúp đỡ tận tình của các anh chị cán bộ công nhânviên Cty cổ phần thương mại và dịch vụ Phúc Minh Em xin chân thành cảm ơn
Do kiến thức cũng như kinh nghiệm còn hạn chế với thời gian khảo sát thực tếchưa nhiều nên những thiếu sót trong khóa luận này là không thể tránh khỏi Emrất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn có quan tâm đếnvấn đề này để đề tài được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 12CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH VẤN
xã hội”1 Như vậy hành vi thương mại đã cấu thành nên hoạt động thương mại vàhoạt động thương mại cũng gắn liền với chủ thể là thương nhân Có thể nói rằnghoạt động thương mại là một khái niệm giản đơn, song phạm vi các hoạt động làrất rộng, nó bao gồm bốn loại: Hoạt động mua bán hàng hóa ở thị trường trongnước (của thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài); cung ứng dịch vụcho khách hàng; các hoạt động xúc tiến thương mại như: quảng cáo, trưng bàygiới thiệu hàng hóa, hội chợ, triển làm hàng hóa; các hoạt động trung gian thươngmại
1.1.2 Khái niệm về hợp đồng
Theo Điều 388 – Bộ luật Dân sự “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”2 Nguyên tắcgiao kết hợp đồng dân sự là tự do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trungthực và ngay thẳng
Như vậy hợp đồng được hiểu là sự thể hiện ý chí của các bên bằng việc thoảthuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của các bên, xác định khi nào và trong điềukiện nào thì các quyền và nghĩa vụ này được xác lập, được thay đổi và chấm dứt.Các chủ thể tham gia hợp đồng có thể là cá nhân hoặc pháp nhân hoặc các loại chủthể khác Khách thể của hợp đồng chính là đối tượng của hợp đồng, có thể là tàisản, hàng hoá hoặc dịch vụ
Nguyên tắc quan trọng và được pháp luật bảo vệ là nguyên tắc tự do thoả thuận,bình đẳng và thiện chí trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng, không phân biệt
1 Xem điều 3 – Bộ luật Dân sự 2005
2 Xem điều 388 – Bộ luật Dân sự 2005
Trang 13mục đích của hợp đồng là kinh doanh thu lợi nhuận hay nhằm phục vụ cho tiêudùng.
1.1.3 Khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa
1.1.3.1 Mua bán hàng hóa
“Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”1 (Điều 3, Khoản 8, LTM 2005)
1.1.3.2 Hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa (HĐMBHH) có bản chất chung của hợp đồng vàmang đầy đủ các đặc điểm mà hợp đồng có, nó là sự thỏa thuận nhằm xác lập,thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể trong quan
hệ mua bán hàng hóa LTM không đưa ra định nghĩa về HĐMBHH trong thươngmại nhưng chúng ta có thể dựa vào khái niệm của hợp đồng mua bán tài sản trong
Bộ luật Dân Sự (BLDS) để xác định bản chất của HĐMBHH
Theo Điều 428, BLDS có quy định “hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán” 2 Hàng hóa thuộctài sản và có phạm vi hẹp hơn tài sản Từ đó cho thấy, HĐMBHH trong kinhdoanh – thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản
1.1.4 Phân loại hợp đồng mua bán hàng hóa
Căn cứ vào yếu tố chủ thể, đối tượng, nơi xác lập và thực hiện hợp đồng thìHĐMBHH bao gồm:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước
- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế áp dụng cho các phương thức:
• Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
• Tạm nhập, tái xuất hàng hóa
• Tạm xuất tái nhập hàng hóa
• Chuyển khẩu hàng hóa
1 Xem Điều 3, Khoản 8, Luật Thương mại 2005
2 Xem Điều 428, Bộ luật Dân sự 2005
Trang 141.1.5 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa
1.1.5.1 Hợp đồng mua bán hàng hóa có đầy đủ những đặc điểm chung của hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự
Quan hệ mua bán hàng hoá được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp
lí là hợp đồng mua bán hàng hoá (HĐMBHH) HĐMBHH có bản chất chung củahợp đồng, là sự thoả thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền vànghĩa vụ trong quan hệ mua bán Dù LTM 2005 không đưa ra định nghĩa vềHĐMBHH song có thể các định bản chất pháp lí của HĐMBHH trong thương mạitrên cơ sở Điều 428, BLDS về hợp đồng mua bán tài sản (HĐMBTS) Do đó,HĐMBHH trong thương mại là một dạng cụ thể của HĐMBTS, dù vẫn mangnhững nét đặc thù riêng về chủ thể, đối tượng, hình thức…, thoả thuận về việcMBHH ở hiện tại hoặc MBHH sẽ có ở một thời điểm nào đó trong tương lai đều
có thể là một HĐMB Quan hệ HĐMBHH sẽ hình thành bất cứ khi nào nếu mộtchủ thể mua hàng hoá bằng tiền hoặc phương thức thanh toán khác và nhận quyền
sở hữu hàng hoá
1.1.5.2 Hợp đồng mua bán hàng hóa có những đặc điểm riêng xuất phát từ bản chất thương mại của hành vi mua bán hàng hóa
- Đặc điểm về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa
HĐMBHH được thiết lập giữa các chủ thể trong đó ít nhất một trong các bênchủ thể của HĐMBHH là thương nhân Theo LTM 2005 quy định thương nhânbao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp; cá nhân hoạt động thương mạimột cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.Thương nhân có thểmang quốc tích của Việt Nam hoặc mang quốc tịch nước ngoài Ngoài ra, các tổchức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể củaHĐMBHH Theo khoản 3 Điều 1 LTM 2005 quy định hoạt động của bên chủ thểkhông phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ muabán hàng hóa phải tuân theo LTM khi chủ thể này lựa chọn áp dụng LTM
- Đặc điểm về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa
Về hình thức của HĐMBHH có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằngvăn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết Trong một số trường hợpnhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức vănbản, ví dụ như HĐMBHH quốc tế- phải được thể hiện dưới hình thức văn bản
Trang 15hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, TELEX,FAX hay thông điệp dữ liệu.
- Đặc điểm về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa
Về đối tượng của HĐMBHH có đối tượng là hàng hóa Theo nghĩa thôngthường có thể hiểu hàng hóa là sản phẩm lao động của con người, được tạo ranhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của con người Càng ngày cùng với sự phát triểncủa xã hội, hàng hóa càng trở nên phong phú Khái niệm hàng hóa được quy địnhtrong luật pháp các nước hiện nay dù có những khác biệt nhất định song đều có xuhướng mở rộng các đối tượng là hàng hóa được phép lưu thông Theo LTM 2005,hàng hóa là đối tượng của quan hệ mua bán có thể là hàng hóa hiện đang tồn tạihoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất độngsản được phép lưu thông thương mại
1.2 Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề về hợp đồng mua bán hàng hóa
1.2.1 Cơ sở ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề hợp đồng mua bán hàng hóa
Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó cácyếu tố “ đầu ra “ và “ đầu vào “ của sản xuất đều thông qua thị trường Kinh tếhàng hóa là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội trong đó sản phẩm sản xuất ra đểbán, để trao đổi trên thị trường Mục đích của sản xuất trong kinh tế hàng hóakhông phải để thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất ra sản phẩm mànhằm để bán, tức để thỏa mãn nhu cầu của người mua, đáp ứng nhu cầu của xãhội.Có thể nói kinh tế thị trường và kinh tế hàng hóa có cùng nguồn gốc và bảnchất tuy nhiên chúng khác nhau về trình độ phát triển
Một trong những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường là tự do trao đổicác sản phẩm hàng hóa giữa người mua và người bán Người bán bao giờ cũngmuốn bán giá cao còn người mua bao giờ cũng muốn mua với giá thấp do đó cần
có sự thống nhất ý chí , có sự thỏa thuận giữa người bán và người mua thể hiệnqua hợp đồng Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế của hệ thống các quan hệ hợpđồng, nếu thiếu hợp đồng thì nền kinh tế không thể vận hành được
Trang 16Năm 1986, chúng ta bắt đầu đi vào đổi mới, các quan hệ kinh tế bắt đầu thayđổi, mọi sự trao đổi thỏa thuận giữa người mua và nười bán, giữa các chủ thể củanền kinh tế đều được thể hiện qua hợp đồng Đây là tiền đề cơ bản để Pháp lệnhhợp đồng 1989 ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn trong việc điều chỉnh cácquan hệ trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng kinh tế Sau đó, ngày28/10/1995 đánh dấu sự ra đời cảu Bộ luật Dân sự; Luật Thương mại thông quangày 10/5/1997 cũng có những quy định về hợp đồng trong một số hành vi thươngmại, nhưng Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 vẫn là căn cứ áp dụng chủ yếu chocác quan hệ hợp đồng trong kinh doanh thương mại Sau 16 năm áp dụng và thựchiện, song hành với nó là sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường sangnền kinh tế hội nhập Nhận thấy rõ sự bất cập và lạc hậu của Pháp lệnh hợp đồng
1989, Luật Thương mại 1997, Bộ luật Dân sự 1995 trước đó, việc cho ra đờinhững luật mới để phù hợp với xu thế phát triển, định hướng của nhà nước trongtương lai là rất cần thiết Và phải tận đến ngày 14/6/2005 thì Bộ luật Dân sự 2005mới chính thứ được ra đời, tiếp sau đó là Luật Thương mại 2005, chấm dứt thờihạn sử dụng của Pháp lệnh hợp đồng 1989 trong một thời gian dài, mở ra 1chương mới về pháp luật hợp đồng, và nó đã và đang tồn tại đến ngày nay
Pháp luật hợp đồng của Việt hiện nay, tuy có một số hạn chế nhất định nhưngnhìn chung được coi là khá tiến bộ và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xãhội trong thời kỳ đổi mới Pháp luật về hợp đồng của Việt Nam hiện nay đangđược quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ luật Dân sự, LuậtThương mại, Luật kinh doanh bảo hiểm…, tuy nhiên, Bộ luật dân sự được coi làluật gốc quy định các vấn đề chung về hợp đồng, là nền tảng cho pháp luật về hợpđồng, điều chỉnh các quan hệ hợp đồng được xác lập trên nguyên tắc bình đẳng, tựnguyện, tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm Các quy định về hợp đồng trong Bộluật Dân sự được áp dụng chung cho tất cả các loại hợp đồng, không phân biệt hợpđồng dân sự hay hợp đồng kinh tế, hợp đồng có mục đích kinh doanh hay hợpđồng nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày Trên cơ sở các quy địnhchung về hợp đồng của Bộ luật Dân sự, tuỳ vào tính chất đặc thù của các mối quan
hệ hoặc các giao dịch, các luật chuyên ngành có thể có những quy định riêng vềhợp đồng để điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vưc đó, ví dụ như các quy định
về hợp đồng mua bán hàng hoá trong Luật Thương mại, hợp đồng bảo hiểm trongLuật kinh doanh bảo hiểm Các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự được
Trang 17coi là các quy định chung còn các quy định về hợp đồng trong các luật chuyênngành được coi là các quy định chuyên ngành và các quy định này được ưu tiên ápdụng.
Pháp luật hợp đồng của Việt hiện nay, tuy có một số hạn chế nhất định nhưngnhìn chung được coi là khá tiến bộ và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xãhội trong thời kỳ đổi mới Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung các chế định về hợpđồng đã phần nào quán triệt, thể chế hoá các chủ trương, chính sách về phát triểnkinh tế - xã hội của nhà nước, cụ thể hoá các quyền về kinh tế, dân sự của côngdân được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 và đáp ứng được các yêu cầu trong quátrình hội nhập kinh tế quốc tế Các quy định về giao kết, thực hiện hợp đồng đã thểhiện quan điểm tăng cường quyền tự do hợp đồng thông qua việc các bên đượctoàn quyền quyết định về đối tác tham gia ký kết hợp đồng, hình thức hợp đồng,nội dung của hợp đồng và trách nhiệm của các bên khi có vi phạm
Bộ luật Dân sự quy định những vấn đề chung về hợp đồng như khái niệm hợpđồng, giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, chấm dứt hợp đồng… còn các luậtchuyên ngành thì chỉ quy định các vấn đề mang tính đặc thù của hợp đồng trongcác lĩnh vực khác nhau Do đó, phần này chủ yếu đề cập đến một số quy địnhchung về hợp đồng trong BLDS
1.2.2 Hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa
HĐMBHH là một loại hợp đồng trong thương mại nên trước hết HĐMBHHchịu sự điều chỉnh của LTM Nhưng để xác định bản chất pháp lý về HĐMBHHtrong thương mại cần dựa trên cơ sở quy định của BLDS về hợp đồng mua bán tàisản nên HĐMBHH còn chịu sự điều chỉnh của BLDS Như vậy, với HĐMBHH,LTM đóng vai trò là luật riêng áp dụng, BLDS là luật chung áp dụng Trình tự ápdụng luật được tuân theo quy định chung, áp dụng luật riêng trước, nếu không cónhững quy định có liên quan thì sẽ áp dụng đến Luật chung tức là áp dụng LTMtrước BLDS
LTM không coi đất đai – quyền sử dụng đất là hàng hóa trong thương mạinhưng nhà và các công trình xây dựng luôn gắn liền với đất đai – quyền sử dụngđất nên quyền sử dụng đất cũng được chuyển nhượng mua bán Giao dịch này do
Trang 18Luật đất đai điều chỉnh Do đó, HĐMBHH là nhà, công trình gắn liền với đất đaikhông những chịu sự điều chỉnh của BLDS, LTM mà còn chịu sự điều chỉnh củaLuật Kinh Doanh Bất Động Sản 2006 và Luật Đất Đai 2003.
Bên cạnh các luật kể trên thì HĐMBHH còn chịu sự điều chỉnh của nhiều Nghịđịnh, Thông tư như là:
Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định 59/2006/NĐ-CP
Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05/06/2009 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá
Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại mua bán hàng hóa quốc
tế và các hoạt động đại lý mua, bán gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
Bên cạnh luật quốc gia, HĐMBHH quốc tế còn phải chịu sự điều chỉnh của cácđiều ước quốc tế mà điển hình là Công ước Viên 1980 về HĐMBHH quốc tế, cáctập quán quốc tế khác về thương mại và hàng hải
1.2.3 Một số nội dung cơ bản của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa
1.2.3.1 Nội dung cơ bản về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
1.2.3.1.1 Chủ thể giao kết
Theo quy định của LTM 2005: “Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa phải là
- Thương nhân hoạt động thương mại
- Tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại”1
Có thể phân chủ thể tham gia HĐMBHH thành các loại sau:
Chủ thể là thương nhân
Để xác định một thỏa thuận có phải là HĐMBHH hay không thì việc trước tiên
là phải xác định một bên trong quan hệ hợp đồng đó có phải là thương nhân haykhông, sau đó mới xem xét đến đối tượng của hợp đồng
- Đối với thương nhân là cá nhân: để được công nhận là một thương nhân thì cá
nhân đó phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và
1 Xem Khoản 1, 2 Điều 2, Luật Thương mại 2005
Trang 19hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên như một nghề nghiệp Cánhân cũng có thể trở thành thương nhân ngay cả khi hoạt động thương mại mộtcách độc lập thường xuyên như một nghề mà chưa đăng ký kinh doanh.
Trong lĩnh vực hoạt động thương mại do thương nhân phải chịu trách nhiệmđầy đủ về hành vi thương mại của mình vì vậy những người sau đây không đượccông nhận là thương nhân :
Người không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, người bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự, người bị mất năng lực hành vi dân sự
Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đang phải chấp hành hình phạttù
Người đang trong thời gian bị tòa án cướp quyền hành nghề vì các tội buôn lậu,đầu cơ, buôn bán hàng cấm, làm hàng giả, buôn bán hàng hóa, kinh doanh tráiphép, trốn thuế và các tội khác theo quy định của pháp luật
- Đối với thương nhân là tổ chức: Đây là chủ thể chủ yếu của HĐMBHH trong
thực tiễn hoạt động thương mại Tổ chức kinh tế muốn là thương nhân thì trướchết phải là một tổ chức có tư cách pháp nhân trong quá trình hoạt động thương mại
và hoạt động một cách độc lập Theo Điều 84, BLDS đã có quy định về các điềukiện để một tổ chức được công nhân là pháp nhân
Chủ thể không phải là thương nhân.
Nếu căn cứ vào mục đích sinh lời thì trong rất nhiều trường hợp tổ chức, cánhân không phải là thương nhân cũng được coi là chủ thể của HĐMBHH khi họgiao kết hợp đồng với thương nhân Nghĩa là, một bên của hợp đồng là cá nhân, tổchức hoạt động thương mại độc lập và thường xuyên còn bên kia là chủ thể khôngcần các điều kiện trên
1.2.3.1.2 Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa
Theo quy định tại Điều 24, LTM thì: “HĐMBHH có thể giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”(1) Hình thức của hợp đồng do các bên giao kếthợp đồng lựa chọn trừ trường hợp pháp luật có quy định hình thức bắt buộc là vănbản thì phải tuân theo quy định đó
1 Xem Điều 24, Luật Thương mại 2005
Trang 20Theo Khoản 15, Điều 3, LTM quy định “hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo , telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật”(2)
Như vậy, đối với những hợp đồng mà quy định bắt buộc phải giao kết bằnghình thức văn bản thì các bên phải tuân thủ theo quy định đó Các bên có thể lựachọn một trong những hình thức sau để giao kết:
- Hình thức giao kết bằng hành vi cụ thể
- Hình thức miệng
- Hình thức bằng văn bản
1.2.3.1.3 Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa
Luật Thương mại 2005 không quy định về nội dung của HĐMBHH tuy nhiên,chúng ta có thể dựa vào các quy định của BLDS 2005 để có thể xem xét vấn đềnội dung của HĐMBHH Theo đó, trong HĐMBHH các bên có thể thỏa thuận vềcác nội dung sau :
Đối tượng của hợp đồng
Số lượng, chất lượng, giá cả, phương
thức thanh toán
Địa điểm và thời hạn giao hàng
Quyền, nghĩa vụ của các bên
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
Phạt vi phạm hợp đồng
Các nội dung khácNội dung chủ yếu của hợp đồng là những nội dung mà khi các bên giao kết vớinhau đều phải thỏa thuận, nếu chưa thỏa thuận thì có thể coi như chưa giao kếthợp đồng Khi đã thỏa thuận được nội dung chủ yếu thì HĐMBHH coi như đã cóhiệu lực pháp lý Nội dung của hợp đồng có thể chia ra thành ba loại điều khoảnvới những ý nghĩa khác nhau:
- Điều khoản chủ yếu hay còn gọi là điều khoản cơ bản đây là những điều
khoản quan trọng nhất của hợp đồng Khi giao kết các bên phải thỏa thuận đượccác điều khoản chủ yếu của hợp đồng thì mới được giao kết
- Điều khoản thông thường là những điều khoản đã được pháp luật quy định,
nếu các bên mà không thỏa thuận được thì coi như mặc nhiên đã công nhận và cảhai bên đều phải thực hiện theo các quy định của pháp luật
2 Xem Khoản 15, Điều 3, Luật Thương mại 2005
Trang 21- Điều khoản tùy nghi là những điều khoản do các bên tự lựa chọn và thỏa
thuận với nhau khi pháp luật không có quy định
Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa, quy mô của quan hệ mua bán cũng như cácđiều kiện khác mà các bên thỏa thuận chi tiết những quyền và nghĩa vụ của mìnhtrong hợp đồng cụ thể Các quy định của pháp luật thương mại liên quan đến hợpđồng mua bán hàng hóa chỉ có chức năng xác định những chuẩn mực chung nhấttrong quan hệ giữa người mua, người bán và các bên liên quan, dựa vào đó cácbên cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của mình Trong trường hợp không có thỏathuận, cơ quan tài phán có thể dựa vào BLDS 2005 và LTM 2005 mà xác địnhquyền và nghĩa vụ cho các bên
1.2.3.1.4 Hợp đồng mua bán hàng hóa vô hiệu
Trong Luật Thương mại không đề cập đến HĐMBHH vô hiệu nhưng BLDS lại
có những quy định điều chỉnh khá đầy đủ về vấn đề này Một hợp đồng vô hiệukhác với một hợp đồng mất hiệu lực vì việc mất hiệu lực có thể xảy ra ở bất cứthời điểm nào khi có xuất hiện các điều kiện cần thiết và không mang tính hiệu lựchồi tố Còn hợp đồng bị vô hiệu trong các trường hợp sau :
Nội dung, mục đích của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xãhội
Trong giao dịch hợp đồng có sự giả tạo
Hợp đồng do người chưa thành niên , người mất năng lực hành vi dân sự, người bịhạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
Trong quá trình giao dịch có sự nhầm lẫn
Giao dịch không tuân thủ về hình thức trong một số trường hợp pháp luật quy định
Hợp đồng vô hiệu có hai loại là hợp đồng vô hiệu từng phần và hợp đồng vôhiệu toàn bộ Sau khi hợp đồng được tuyên bố vô hiệu thì hợp đồng đó không cóhiệu lực kể từ thời điểm ký kết , không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối vớicác bên Nếu các bên chưa tiến hành thì không được phép thực hiện hợp đồng, nếu
đã thực hiện hợp đồng thì các bên phải khôi phục lại trạng thái ban đầu, hoàn trảcho nhau những gì đã nhận
Trang 221.2.3.2 Nội dung cơ bản về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa.
1.2.3.2.1 Thanh toán
Theo Điều 50, LTM thì bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng theothỏa thuận nếu không có thỏa thuận gì thì thanh toán khi giao hàng Giá thanh toánphải do thỏa thuận nếu không có thỏa thuận nào về giá thì theo chỉ dẫn của Nhànước về giá hoặc được xác định trong điều kiện tương tự về phương thức giaohàng, thời điểm mua bán hàng hóa, thị trường địa lý, phương thức thanh toán vàcác điều kiện có ảnh hưởng đến giá Địa điểm thanh toán có thể do các bên thỏathuận hoặc nơi kinh doanh , cư trú của bên bán hoặc là nơi giao hàng , chứng từ
1.2.3.2.2 Chuyển quyền sở hữu, Chuyển rủi ro
“Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao” 1 (Điều 62, LTM)
Về nguyên tắc, địa điểm và thời gian quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từngười bán sang người mua do các bên tự do thỏa thuận Bên bán thường ràng buộcviệc chuyển giao quyền sở hữu với điều kiện bên mua đã thanh toán đầy đủ tiềnhàng Trong trường hợp này thời điểm chuyển quyền sở hữu có thể không đồngnhất với thời điểm giao hàng Chỉ khi các bên không thỏa thuận và pháp luậtkhông quy định thì quy định của Điều 62, LTM mới được áp dụng Khi đó thờiđiểm chuyển quyền sở hữu là thời điểm giao hàng
Gắn liền với thời điểm chuyển quyền sở hữu là trách nhiệm gánh chịu rủi ro đốivới hàng hóa (ví dụ hàng thất thoát, hư hỏng, tiêu hao trên đường vận chuyển hoặclưu kho) Vấn đề chuyển rủi r2o được quy định từ Điều 57 đến Điều 61 LTM
1.2.3.2.3 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
Trách nhiệm pháp lý thường được hiểu là sự áp dụng chế tài cho một chủ thểkhông thực hiện hoặc thực hiện không đúng một nghĩa vụ nhất định Trong quan
hệ hợp đồng, nếu vi phạm nghĩa vụ, bên vi phạm phải gánh chịu những hậu quảbất lợi mang tính vật chất, chính vì vậy thuật ngữ trách nhiệm vật chất khi vi phạmhợp đồng được sử dụng rộng rãi Điều kiện để xuất hiện trách nhiệm vật chất trướchết là sự vi phạm hợp đồng, được hiểu là không thực hiện hoặc thực hiện không
1 Xem Điều 62, Luật Thương mại 2005
Trang 23đúng, không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng Theo Điều 302, BLDS quy định chỉ chịu
trách nhiệm vật chất khi có lỗi do đó “bên nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền”1
Theo Điều 292, LTM các bên có thể thỏa thuận hoặc bên vi phạm có thể lựachọn các loại chế tài sau2 :
cơ bản của pháp luật Việt Nam, điềuước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam là thành viên và tậpquán thương mại quốc tế
Theo Điều 307, LTM trong trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thìbên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệthại Còn trong trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên viphạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Theo Điều 294, LTM thì bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm bồithường vật chất trong các trường hợp sau(3):
Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm
mà các bên đã thỏa thuận
Xảy ra sự kiện bất khả kháng
Hành vi vi phạm của một bên hoàn
toàn do lỗi của bên kia
Hành vi vi phạm của một bên do thựchiện quyết định của cơ quan quản lýnhà nước có thẩm quyền mà các bênkhông thể biết được vào thời điểmgiao kết hợp đồng
Đối với những quan hệ mua bán hàng hóa có thời hạn cố định về giao hàng, nếuxảy ra trường hợp bất khả kháng các bên đều có quyền từ chối thực hiện hợp đồng
và không bên nào có quyền đòi bên kia bồi thường
1 Xem Khoản 3, Điều 302, Bộ Luật Dân sự 2005
2 Xem Điều 292, Luật Thương mại 2005
3 Xem Khoản 3, Điều 294, Luật Thương mại 2005
Trang 241.2.3.3 Giải quyết tranh chấp
Một nguyên tắc giải quyết chung khi xảy ra tranh chấp thương mại là ưu tiênhàng đầu cho việc hòa giải giữa các bên, chỉ khi các bên không thương lượng được
do mẫu thuẫn về lợi ích thì lúc đó các bên mới lựa chon con đường giải quyết khác
do pháp luật Việt Nam hiện hành quy định Nếu trong HĐMBHH không quy địnhhình thức bắt buộc phải áp dụng khi có tranh chấp xảy ra trong thực hiện hợp đồngthì các bên có thể lựa chọn con đường giải quyết sau được quy định tại Điều 317,LTM1
Thương lượng trực tiếp, là việc các bên đương sự cùng nhau trao đổi, đấu tranh,
nhân nhượng và thỏa thuận giải quyết tranh chấp Thương lượng trực tiếp có thể tiếnhành bằng cách 2 bên gặp nhau để thỏa thuận, thương lượng hoặc một bên gửi đơn khiếunại cho bên kia và bên kia trả lời đơn khiếu nại
Hòa giải, là phương pháp giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự thông qua
người thứ ba gọi là hòa giải viên Hòa giải viên đóng vai trò là người trung gian, tiếnhành họp kín với riêng từng bên hoặc họp chung với cả hai bên để hiểu kỹ nội dung tranhchấp, lý giải phân tích cho các bên thấy rõ lợi ích của mình và lợi ích của bên kia nhằmgiúp các bên tìm ra một giải pháp tốt nhất giải quyết tranh chấp một cách hợp lý, hợptình
Trọng tài, là một cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài khuôn khổ tòa án, theo đó các
bên lựa chọn đưa vụ tranh chấp cho người thứ ba trung lập giải quyết Trọng tài chỉ cóthẩm quyền giải quyết tranh chấp khi chính bản thân các bên có liên quan tôn trọng vàthừa nhận quyền phán quyết của nó Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu trướchoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài.Quyết định của trọng tài làchung thẩm, các bên phải thi hành, trừ trường hợp tòa án hủy quyết định của trọng tàitheo quy định của pháp luật Trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài,nếu một bên khởi kiện tại tòa án thì tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuậntrọng tài vô hiệu Thỏa thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản
Tòa án, việc giải quyết các tranh chấp còn được tiến hành bằng cách đi kiện ra tòa
án, người có quyền lợi bị vi phạm sau khi thương lượng không thành công hoặc bỏ quabước thương lượng, có thể đi kiện ra tòa để nhờ tòa án xét xử tranh chấp nhằm bảo vệquyền lợi cho mình Từ đó có thể gọi đi kiện là phương pháp giải quyết tranh chấp bằng
1 Xem Điều 317, Luật Thương mại 2005
Trang 25xét xử tại tòa án Thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp thương mại là hai năm kể từthời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm pham theo Điều 319, LTM.
1.3 Nguyên tắc về pháp luật điều chỉnh vấn đề hợp đồng mua bán hàng hóa 1.3.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Khi xác lập một quan hệ HĐMBHH, các bên tham gia phải tuân theo nhữngnguyên tắc nhất định (Điều 389 BLDS, Điều 10 đến Điều 15 LTM)
Thứ nhất, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật:
- Bình đẳng trong việc tham gia vào quan hệ hợp đồng không phụ thuộc vàogiới tính và các địa vị xã hội khác;
- Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi hợp đồng được xác lập Các bên phảithực hiện nghĩa vụ đối với những người có quyền;
- Bình đẳng về trách nhiệm dân sự nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện, thựchiện không đúng nghĩa vụ đều phải chịu trách nhiệm tài sản đối với bên có quyền
Thứ hai, nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận: Các bên tham gia có quyền tự
do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục vàđạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt độngthương mại; các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi
áp đặt, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào Mọi cam kết, thỏa thuận không có sự
tự nguyện của các bên có thể bị coi là vô hiệu
1.3.2 Nguyên tắc về thực hiện hợp đồng
Sau khi được giao kết hợp pháp, HĐMBHH có hiệu lực bắt buộc đối với cácbên (Điều 4, BLDS) Hợp đồng khi đó trở thành “luật”, các bên phải tự nguyệnthực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận, nếu không tự nguyện thực hiện thì có thể bịcưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật (Điều 7, BLDS)
Trong quá trình thực hiện HĐMBHH, các bên phải tuân thủ những nguyên tắcsau:
Thực hiện hợp đồng một các trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất chocác bên, đảm bảo tin cậy lẫn nhau
Trang 26 Thực hiện hợp đồng đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn,phương thức và các thỏa thuận khác.
Không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợiích hợp pháp của người khác (Điều 412, BLDS)
1.3.3 Nguyên tắc về thời gian giao hàng
Theo Điều 37, LTM có quy định:
Nếu có thỏa thuận về thời gian giao hàng thì bên bán phải giao hàng đúng như đãthỏa thuận trong hợp đồng
Nếu chỉ thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thởi điểm giao hàng cụthể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó vàphải thông báo trước cho bên mua
Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàngtrong thời hạn hợp lý ( theo quy định, thói quen, tập quán thương mại)