Định hướng hoàn thiện pháp luật đối với pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa áp dụng thực tiễn tại công ty cổ phần thương mại và dịch Phúc Minh (Trang 39)

1 Xem phụ lục

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật đối với pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ PHÚC MINH

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật đối với pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa hóa

Trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế hiện nay, cần có những định hướng mới cho quá trình phát triển pháp luật hiện hành. Đối với việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa em có một vài ý kiến về định hướng cho pháp luật như sau:

Tính ổn định của pháp luật: Đây là yêu cầu cần thiết, bởi không thể thường xuyên đảo lộn các quan hệ xã hội bằng việc thay đổi pháp luật. Nhưng điều này dường như trái ngược với pháp luật việt nam hiện nay, pháp luật việt nam vẫn đang trong quá trình tiếp tục hoàn thiện và sửa đổi nhằm phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện tại. Việc ổn đinh của pháp luật nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.

Tính đồng bộ, thống nhất: Nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta còn chưa thực sự

đồng bộ. Chất lượng các văn bản pháp luật chưa cao. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế. Thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu. Vì vậy cần phải khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm và cần đảm bảo sự tương thích với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia vào thị trường thương mại quốc tế, đồng thời đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta

Tính nhất quán, tính hệ thống của pháp luật: Pháp luật phải có tính nhất quán, thể hiện ở chỗ các văn bản pháp luật trong cùng một lĩnh vực, có khi trong nhiều lĩnh vực khác nhau đều phải bảo đảm thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể.

Tính minh bạch của pháp luật: Tính minh bạch của pháp luật là một đòi hỏi rất quan

trọng. Cũng có quan điểm cho rằng tính minh bạch của pháp luật thể hiện ở việc pháp luật được công bố, được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Quan niệm này không sai, song chưa toàn diện, chưa đầy đủ. Tính minh bạch của pháp luật còn thể hiện ở sự minh xác, sự minh định, tính hệ thống và nhất quán. Một hệ thống pháp luật cồng kềnh, khó tiếp cận, khó hiểu, khó vận dụng và chứa đựng những mâu thuẫn nội tại không thể được coi là minh bạch.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa áp dụng thực tiễn tại công ty cổ phần thương mại và dịch Phúc Minh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w