Kiến nghị về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa áp dụng thực tiễn tại công ty cổ phần thương mại và dịch Phúc Minh (Trang 40)

1 Xem phụ lục

3.2.1.Kiến nghị về phía Nhà nước

Hiện nay, trong thời buổi nền kinh tế hội nhập với nền kinh tế thế giới, việc sửa đổi Luật là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu thực tiền. Năm 2006 – 2007 (11/1/2007 chính thức trở thành thành viên đầy đủ) Việt nam gia nhập tổ chức kinh tế thế giới WTO, có nghĩa là 2 năm sau khi Luật Thương mại 2005 ra đời. Và việc ra đời trước như vậy sẽ không tránh khỏi những bất cập khi các công ty của việt nam tham gia vào các hoạt động mua bán quốc tế, cũng như các công ty nước ngoài tham gia vào hoạt động mua bán trong nước. Hy vọng trong thời gian tới, các nhà làm luật cùng các cơ quan chức năng cũng nhau làm đưa ra những sửa đổi hợp lí để phù hợp với tình hình thực tiễn. Đồng thời đưa ra những hướng dẫn cụ thể đối với cách thi hành các văn bản luật nhằm giúp cho doanh nghiệp tránh bị động trong việc áp dụng các quy định của Nhà nước vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó em cũng có một số kiến nghị liên quan đến việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa như:

Thứ nhất, về đối tượng hợp đồng, cần mở rộng khái niệm hàng hóa được quy định

Khoản 3 điều 5 Luật Thương mại. Sự hạn hẹp trong định nghĩa về “hàng hóa” của Luật Thương mại đã tạo ra sự bất tương thích giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật thương mại quốc tế. Chúng ta cần mở rộng khái niệm hàng hóa sang cả lĩnh vực hàng hóa vô hình như cổ phiếu, trái phiếu, quyền sở hữu trí tuệ ... Có như vậy, mới tạo những điều kiện thuận lợi khi chúng ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế

Thứ hai, đối với vấn đề nội dung của hợp đồng. Hiện nay, Luật Thương mại 2005

không quy định các điều khoản bắt buộc đối với một hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, các bên được toàn quyền thỏa thuận về vấn đề này. Tuy nhiên, pháp luạt nên quy định điều khoản đối tượng là điều khoản bắt buộc đối với hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại. Quy định như vậy sẽ tạp ra các cơ sở pháp lí chắc chắn cho quá trình thực hiện hợp đồng cũng như quá trình giải quyết tranh chấp. Nếu sơ sài thì có thể xảy ra trường hợp hợp đồng vô hiệu hoặc tạo ra nhiều trở ngại trong quá trình thực hiện.

Thứ ba, về hình thức của hợp đồng thì theo em Luật Thương mại nên cho phép chủ thể được giao kết hợp đồng dưới mọi hình thức, không chỉ hạn chế trong ba hình thức quy đinh như hiện nay. Các bên có thể sử dung mọi cách thực hợp pháp để chứng minh sự tồn

tại của hợp đồng, kể cả việc sử dụng lời khai của nhân chứng. Và cũng nên quy định trường hợp nào thì hợp đồng mua bán hàng hóa được lập thành văn bản.

Thứ tư, Luật Thương mại không nên quy định quá nhiều nội dung của một hợp đồng

mua bán hàng hóa. Hầu hết các nước hiện nay đều không quy định phương thức thanh toán, địa điểm và thời gian giao hàng là điều khoản chủ yếu của hợp đồng. Như vậy, sự linh hoạt cho các chủ thể hơp đồng mua bán hàng hóa.

Thứ năm, đối với việc đề nghị giao kết hợp đồng. Hiện nay, Bộ luật Dân sự có quy

định cụ thể về các trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng không ghi thời hạn trả lời đề nghị,. Vì vậy, có thể sẽ tạo ra nhiều vấn đề bất hợp lí nếu sau một khoảng thời gian dài bên được đề nghị mới trả lời chấp nhận đề nghị mà lúc đó bên đề nghị đã không còn có ý định giao kết hợp đồng. Để giải quyết vấn đề này, Bộ luật Dân sựu cần quy định một thời gian hợp l. Như vậy sẽ đảm bảo được quyền lợi của cả hai bên trong việc giao kết hợp đồng nói chung cũng như hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng.

Thứ sáu, đối với vấn đề mua bán hàng hóa thông qua phương tiện điện tử, Nhà nước ta đã ban hành một loạt các văn bản pháp luật điều chỉnh các giao dịch điện tử. Tuy nhiên, việc giao dịch thông qua các phương tiện điện tử có đặc điểm dễ bị dò rỉ thooing tin cũng như khó kiểm soát được tính chính xác của thông tin được trao đổi. Chính vì vậy, pháp luật cần có quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của các bên trong việc bảo mật thông tin cũng như trong việc đảm bảo độ chính xác của thông tin.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa áp dụng thực tiễn tại công ty cổ phần thương mại và dịch Phúc Minh (Trang 40)