6. Bố cục luận văn
2.2.8 Phát ngôn mời gián tiếp không có từ xưng hô
Những phát ngôn mời gián tiếp không có từ xƣng hô đƣợc xuất hiện trong ngữ cảnh hiển minh là rất hiếm, có một vài trƣờng hợp lẻ tẻ:
(a) “Người đàn ông vẫn ngồi chạng, có cái vẻ bề thế hợm mình của kẻ mới
giàu. Ông ta bắt tay Cần, giật mạnh và rất lâu, rồi giơ tay, xòe rộng ngón, mời: - Ngồi chơi.”
(TNVN: 764) (b) “- Gì mà cuống lên thế ông bạn! Ngồi xuống đây, ngồi xuống uống một
chén giải xui là mọi việc êm ru thôi – một người trong mâm ân cần mời Vuông.”
(TNH: 157) Vì vậy, xác định những phát ngôn mời thuộc kiểu này, chúng tôi cũng phải dựa vào ngữ cảnh ngữ nghĩa. Tuy chiếm số lƣợng không đáng kể trong tổng số khảo sát của chúng tôi, nhƣng chúng đƣợc phân ra làm hai loại: Mời gián tiếp có từ
xưng và mời gián tiếp không có từ xưng hô. 2.2.8.1 Có từ xưng
Vì sự thiếu vắng của từ hô – ngƣời đƣợc mời, nên ngƣời mời có xu hƣớng “xưng mình” trong phát ngôn. Nó có thể đƣợc biểu diễn bởi cấu trúc:
“(Mời) (ai1) làm gì với ai2”
trong đó: (mời) = zero; (ai1) = từ hô = zero; ai2 = tôi = từ xưng
Khi xuất hiện từ xƣng, trong phát ngôn mời thƣờng có giới từ “với” đi kèm ngay trƣớc từ xƣng.
Xét trƣờng hợp: “Cụ lớn cười xòa:
(NCH: 273) Dựa vào ý nghĩa ngôn từ trong phát ngôn và dựa vào ứng xử văn hóa của ngƣời Việt khi nhà có khách thì phát ngôn trên là một lời mời khách ăn cơm của gia chủ. Lời mời trở nên nhiệt tình hơn khi đƣợc mở rộng bởi thành phần: “với tôi cho vui nhé.”. Do sự xuất hiện của từ xƣng mà mục đích hƣớng tới không phải là
ngƣời đƣợc mời nhƣng mục đích ấy chỉ đạt đƣợc khi ngƣời đƣợc mời nhận lời. Vì vậy, cùng với ý nghĩa mời mọc, thành phần này mang lại ý nghĩa thân thiện, chân thành cho lời mời làm cho ngƣời đƣợc mời khó lòng từ chối.
Cấu trúc trên còn có thể diễn đạt những nội dung mời cụ thể nhƣ một số trƣờng hợp dƣới đây:
Lời mời thuốc:
“...Khoan đi đã, hút vớitôi điếu thuốc nào!...”
(TV: 106) Lời mời đến thăm nhau:
“Đến với bọn anh đi… Rừng núi và sông nước sẽ đón em… Em đừng mang nhiều thứ lỉnh kỉnh. Nhảy xe hàng xuống nhé!...”
(TNHTGN: 200) Lời mời đề nghị ai đó về chung sống cùng:
“… về ở với cô nhé?...”
(TNHTGN: 347) Một đặc điểm dễ nhận thấy là trong những phát ngôn mời trên, nếu có thành phần đƣợc mở rộng “với chủ thể mời” thì bao giờ cũng có các trợ từ đứng ở cuối câu nhƣ: đi, nhé… Các trợ từ này có chức năng “mềm hóa” những phát ngôn mời, tạo đƣợc ra đƣợc sự thân mật, gần gũi trong đối thoại; phù hợp với ngữ cảnh nói năng là “giao tiếp xã hội thân mật, suồng sã”; khác với một số phát ngôn mời mang tính chất trang trọng trong ngữ cảnh giao tiếp nghi thức.
Thỉnh thoảng, ngƣời ta vẫn bắt gặp những phát ngôn mời theo cách này với việc sử dụng linh hoạt một số kết cấu ngữ pháp mà nếu không có ngữ cảnh cho phép thì về cơ bản nó không phải là kết cấu của những phát ngôn mời nhƣ.
“- Đêm nay có dám đi với thằng em nữa không?”
(TNHTGN: 305) Cũng có thể không phải là một kết cấu ngữ pháp chuyên dụng của lời mời, mà chỉ là một cách nói hay đƣợc ngƣời Việt nói trong cuộc sống đời thƣờng.
Xét một số trƣờng hợp: (a) “Đưa em xới nữa.”
(CL: 218, Phố vắng) (b) “Được đưa đây em rót cho chén nữa!”
(CL: 219, Phố vắng) Những phát ngôn này thƣờng xuất hiện trong tình huống khi khách ở lại ăn cơm với gia chủ. Chủ nhà thƣờng thể hiện lòng hiếu khách của mình bằng thái độ chủ động mời khách ăn thêm cơm, uống thêm nƣớc vì e rằng nếu không mời nhƣ vậy thì khách dễ có thể bị “ăn đói uống khát” và cũng để xóa đi cảm giác không
thoải mái, không tự nhiên của khách.
2.2.8.2 Không có từ xưng hô
Trong hiện thực cuộc sống, ta thƣờng bắt gặp những phát ngôn mời theo cách này ở những ngƣời bán hàng rong trên đƣờng phố. Cũng có thể do đặc điểm công việc nên việc tiết kiệm ngôn ngữ cũng là để tiết kiệm “hơi” đã làm cho ngƣời
bán hàng không mời hàng bằng những lời mời dài dòng: (a) “Phơ… phơ… Phở bò đi!”
“khúc nóng, nhân cà cuống ơ!”
(TNT: 458) (b) “Tẩm quất … đâ… ây”
Phát ngôn mời gián tiếp không có từ xƣng hô thƣờng về mặt hình thức không dài, thậm chí hết sức ngắn gọn và nếu không có ngữ cảnh, nó khiến chúng ta nghĩ đến những phát ngôn mệnh lệnh. Nhƣng nhờ có ngữ cảnh ngữ nghĩa xác định, chúng ta vẫn nhận thấy bản chất mời mọc trong những phát ngôn này.
Nội dung mời mọc ở những phát ngôn mời loại này cũng rất đa dạng: Đó là lời mời vào “công đường” của quan đối với con mẹ Nuôi: “Khi đôi gà đã chạy về, quan bèn nhìn con mẹ và bảo:
- Vào đây.”
(NCH: 263) Đó là lời mời khách vào nhà:
“Có tiếng hắng giọng, sau đó là giọng khàn khàn: “Cứ vào”.
(VNQĐ: 54, số 655) Đó là lời mời khách ngồi:
“… Ngồi xuống đây!...”
(TNH: 415)
Đó là lời mời rƣợu giữa những ngƣời bạn: (a) “Vĩnh đưa ly rượu cho Thanh:
- Đến lượt ông rồi đó, làm đi..."
(TNH: 90) (b) “Gã râu xồm cười khà rót rượu ra ly…
- Nào cạn,..”
(TNH: 527) Vì các phát ngôn mời kiểu này hầu nhƣ không có dấu hiệu hình thức đánh dấu nên chúng ta chỉ có thể xác định khi đặt nó trong một chuỗi các lƣợt thoại của (các) nhân vật (trong sự tƣơng ứng với kết cấu truyện) nên các phát ngôn mời này thƣờng có những “từ đưa đẩy” xuất hiện ở đầu phát ngôn nhƣ: thế thì, thì... – hay
sử dụng trong ngôn ngữ nói để tạo sự liền mạch trong đối thoại cũng nhƣ tăng thêm tính liên kết cho hội thoại nhƣ một số trƣờng hợp:
(a) “Cụ lớn cười xòa:
... – Thế thìbây giờ vào chơi vậy”
(NCH: 273) (b) “Thì làm một chén đã rồi đi”
(TNH: 158) Về mặt hình thức, phát ngôn mời gián tiếp không có từ xƣng hô đã sử dụng một số các các kết cấu ngữ pháp để tạo lời mời:
Sử dụng câu hỏi:
(a) “Có làm tý không?”
(VNQĐ: 70, số 628-629) (b) “Tôi giơ tay ngăn lại:
- Nói thiệt với mấy anh, tôi còn phải đi… - Đi đâu, tết nhứt mà còn lặn lội đi đâu?”
(VNQĐ: 61, số 684) (c) “…, nào rượu đâu?”
(TNHTGN: 43) Sử dụng trợ từ:
(TNHTGN: 32) (b) “… Nào! Làm một ly cho ấm bụng đã,…”
(CL: 18) (c) “...Cuối tuần ghé chơi nghe...”
(TNH: 281) (d) “- Uống đi chứ, nghĩ gì mà thần ra thế – Toàn đặt cốc rượu vào tay tôi…”
(đ) “…, rút gói thuốc lá ra, chìa đến trước mặt nó, một điều mà trước đây tôi
luôn răn đe quyết liệt, nói một câu chả đâu vào đâu: - …, làm điếu đi cho thơm… miệng.”
(CL: 359) (e) “- … Nào, giờ uống đi!...”
(CL: 400) Qua khảo sát, chúng tôi thấy xuất hiện rất nhiều những lời mời rƣợu trong phát ngôn mời gián tiếp không có từ xƣng hô. Tại sao lại có điều này?
Có thể giải thích rằng, văn hóa mời rƣợu là một trong những nét văn hóa có từ lâu đời của ngƣời dân Việt. Các cụ ngày xƣa thƣờng nói “Chè tam rượu tứ” tức
là rất ít khi ngƣời ta uống rƣợu một mình (trừ những lý do rất đặc biệt) nên rƣợu trở thành một thứ đồ uống không thể thiếu trong những bữa tiệc, cuộc vui, cuộc tụ tập của anh em, bạn bè, đồng nghiệp… Trong những cuộc vui đó, ngƣời ta mời nhau uống rƣợu bằng cách này hay cách khác. Khi đã cùng nhau ngồi vào bàn rƣợu thì khoảng cách xã hội “thân – sơ” gần nhƣ đƣợc xóa nhòa, ranh giới giữa các vị thế xã hội cũng đƣợc rút ngắn lại, cùng với quy luật “tiết kiệm ngôn ngữ” nên sự
khuyết vắng của từ xƣng hô ở những phát ngôn thuộc kiểu này là điều dễ hiểu. Từ đó, những lời mời rƣợu đƣợc “sản sinh”, làm phong phú thêm cả về hình thức và
nội dung cho những phát ngôn mời mọc. Và khi tìm hiểu nó dƣới góc độ ngôn ngữ, hành động ngôn ngữ “mời rượu” cũng phản ánh phần nào văn hóa giao tiếp mời trong văn hóa ẩm thực của ngƣời Việt nói chung.
2.2.9 Nhận xét
Các phát ngôn mời gián tiếp không có từ xƣng hô thƣờng xuất hiện ở những quan hệ mang tính chất thân mật, suồng sã hoặc ở những ngƣời mời có vị thế xã hội cao hơn ngƣời đƣợc mời.
Vì sự thiếu vắng của từ xƣng hô nên tính chất trang trọng, lịch sự của các phát ngôn mời này đã ít nhiều bị giảm đi. Tuy nhiên, sự có mặt của từ xƣng trong những phát ngôn có từ xƣng vẫn đảm bảo đƣợc nguyên vẹn tính lịch sự.
Dù không có dấu hiệu hình thức đánh dấu, nhƣng cách mời gián tiếp không có từ xƣng hô vẫn phản ánh đầy đủ các nội dung ngữ nghĩa mời mọc của ngƣời Việt: mời đến chơi, mời vào, mời ăn, mời uống… với sự đa dạng của các cấu trúc
biểu đạt nó.
Phát ngôn mời gián tiếp không có từ xƣng hô chiếm một số lƣợng không nhiều trong tổng số các phát ngôn mời đƣợc khảo sát nhƣng nó góp phần làm nên sự đa dạng của văn hóa mời của ngƣời Việt Nam. Đặc biệt là chúng ta có thể tìm thấy một phần nào “văn hóa mời rượu” – một nét văn hóa ẩm thực của ngƣời Việt Nam qua các phát ngôn mời thuộc kiểu này.
Chƣơng 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DẠY HÀNH ĐỘNG MỜI CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI
3.1 Một vài vấn đề lý luận liên quan đến phƣơng pháp dạy tiếng
Một trong những đóng góp có ý nghĩa “cách mạng” của Ferdinand de Saussure là sự phân biệt giữa “ngôn ngữ” và “lời nói”. Nhƣng mặt hạn chế của
“cuộc cách mạng” ấy là ông đã nhìn nhận chúng trong sự biệt lập, tách rời nhau mà chƣa thấy đƣợc mối quan hệ hai chiều giữa chúng. Sự ra đời của ngành Dụng học nhƣ một sự phát triển tất nhiên của khoa học Ngôn ngữ; một mặt đánh dấu sự trƣởng thành hơn nữa của Ngôn ngữ học, một mặt khắc phục đƣợc sự hạn chế trong lý thuyết của F. de. Sausure nói riêng và ngữ pháp truyền thống nói chung.
Dụng học ra đời với các lý thuyết về hành động ngôn từ đã mở ra rất nhiều hƣớng nghiên cứu mới trong ngôn ngữ. Ngôn ngữ đƣợc nhìn nhận trong sự đa diện; các hiện tƣợng ngôn ngữ trƣớc đây cũng đã có lời giải thích hoặc đƣợc lý giải phần nào; mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa đƣợc đƣợc tìm hiểu theo chiều sâu… Cũng trên cơ sở của Dụng học mà chúng tôi đề xuất việc lấy hành động ngôn từ làm cơ sở để giảng dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ nhằm bổ sung thêm về mặt lý luận cũng nhƣ về mặt phƣơng pháp cho việc dạy tiếng.
Tìm tòi và đổi mới phƣơng pháp trong dạy tiếng là một việc cần làm thƣờng xuyên và liên tục nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy, nhằm đáp ứng nhu cầu và yêu cầu học tiếng Việt ngày càng tăng của ngƣời nƣớc ngoài. Vì trong xu thế hội nhập và phát triển, số lƣợng ngƣời nƣớc ngoài đến Việt Nam ngày càng nhiều với các mục đích khác nhau: làm việc, du lịch, học tập... Theo đó mà nhu cầu và yêu cầu học tiếng Việt của các đối tƣợng này cũng rất khác nhau. Dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài nhƣ một ngoại ngữ đang là mối quan tâm lớn của những ngƣời giảng dạy trong lĩnh vực giáo dục nói chung để có một chất lƣợng dạy và học tốt nhất.
Nếu đến cuối thế kỷ XIX, chúng ta mới chỉ có một phƣơng pháp dạy ngoại ngữ là phƣơng pháp ngữ pháp – dịch thì trong thế kỷ XX đã xuất hiện một loạt các phƣơng pháp dạy tiếng mới nhƣ: trực tiếp, nghe – nói, nghe – nhìn, thực hành có ý
thức, giao tiếp… Trên thực tế, phƣơng pháp dạy tiếng rất đa dạng nhƣng chƣa có
phƣơng pháp nào là hoàn hảo nhất, trong đó phƣơng pháp dạy tiếng theo hƣớng giao tiếp đang là xu hƣớng mới, đƣợc đánh giá có nhiều ƣu điểm và đƣợc ƣa chuộng. Việc chúng tôi đề xuất ứng dụng hành động ngôn từ vào việc dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ cũng nằm trong xu hƣớng mới đó.
Trƣớc đây, cái đích trong việc dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài theo phƣơng pháp truyền thống là việc nắm vững các cấu trúc cú pháp, từ vựng với vai trò trung tâm là ngƣời dạy. Thậm chí nếu phƣơng pháp truyền thống có đề cập đến đích giao tiếp thì nó cũng vẫn coi cấu trúc ngữ pháp và từ vựng là cái thang để đo hiệu quả. Vẫn biết ngữ pháp chiếm một vị trí quan trọng để “đánh giá” hay “tạo nên” năng lực giao tiếp cho ngƣời học nhƣng nó cũng chỉ là một trong ba bình
diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của ngôn ngữ. Trong khi đó, phƣơng pháp giao tiếp lại chú trọng vào năng lực giao tiếp của ngƣời học, giúp ngƣời học có thể sử dụng các quy tắc của ngôn ngữ một cách linh hoạt, uyển chuyển để họ có thể diễn đạt và thể hiện khả năng giao tiếp của mình một cách chủ động hay phản xạ nhanh trong các tình huống giao tiếp thực tế, phù hợp với môi trƣờng văn hóa xã hội bản ngữ, ngƣời học trở thành trung tâm trong lớp học. Nhìn chung, có thể nói rằng: nếu phƣơng pháp truyền thống để ý hơn cả đến năng lực ngữ pháp của ngƣời học thì phƣơng pháp mới (phƣơng pháp giao tiếp) lại quan tâm nhiều nhất đến năng lực giao tiếp của ngƣời học. Vì vậy áp dụng phƣơng pháp giao tiếp, vào dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ thật sự mang tính thực tiễn cao.
Lấy hành động ngôn từ làm cơ sở để dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ mà chúng tôi đề xuất thực ra cũng chỉ là một trong rất nhiều cách dạy trong phƣơng pháp giao tiếp nói riêng và phƣơng pháp dạy nói chung. Nói lấy hành động ngôn từ làm cơ sở để dạy không phải là bỏ qua những cách dạy theo truyền thống mà đó là
sự phối hợp linh hoạt với cách dạy truyền thống để có thể giúp sinh viên sử dụng hiệu quả phƣơng tiện ngôn ngữ đích là tiếng Việt để giao tiếp ở mức độ nhanh nhất. Đây cũng có thể coi là phƣơng pháp giao tiếp – một phƣơng pháp rất sinh động, gần gũi với thực tế. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng và phát huy tốt cách dạy này thƣờng là đối với đối với những sinh viên đã có thể giao tiếp đƣợc ở mức độ cơ bản. Ứng dụng cách dạy này đối với sinh viên đã “biết ít nhiều” sẽ giúp họ tiến bộ nhanh hơn và đồng đều hơn ở các kỹ năng nghe – nói. Mà đây lại lại là hai trong bốn kỹ năng khó nhất đối với ngƣời học ngoại ngữ.
Mục tiêu của ngƣời học ngoại ngữ là học để sử dụng ngoại ngữ mà mình học có hiệu quả nhất, đặc biệt là trong giao tiếp – hƣớng đến kỹ năng nghe – nói nhiều hơn (trừ những ngƣời học để nghiên cứu); nghĩa là ngƣời học có thể giao tiếp ở các mức độ khác nhau với ngƣời bản ngữ hay ngƣời sử dụng ngoại ngữ đó trong môi trƣờng bản ngữ (hay không bản ngữ). Ngƣời dạy sử dụng phƣơng pháp giao tiếp để dạy chính là đã hƣớng đến mục tiêu trên của ngƣời học vì mục tiêu của phƣơng pháp giao tiếp là muốn cho ngƣời học giao tiếp bằng ngôn ngữ đích càng sớm càng tốt.
Dạy tiếng Việt còn gắn với việc giới thiệu đất nƣớc, văn hóa và con ngƣời Việt Nam. Hiểu biết về ngôn ngữ luôn luôn gắn chặt với những hiểu biết về văn hóa, dân tộc. Có hiểu biết về văn hóa, ngƣời học mới sử dụng tiếng Việt chuẩn mực và chính xác. Chỉ có phát huy tốt cách dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ theo phƣơng pháp giao tiếp mới có thể đáp ứng đƣợc điều đó.
Trên thực tế, để có thể thực hiện giao tiếp hay tham gia giao tiếp bằng ngoại ngữ mà mình học, sự nắm bắt và hiểu đƣợc các cấu trúc ngữ pháp là chƣa đủ mà cần phải có những hiểu biết nhất định về thói quen sử dụng ngôn ngữ của ngƣời bản ngữ – tức là những hiểu biết nhất định về văn hóa bản ngữ mà nếu chỉ dạy theo