Không có từ xưng hô

Một phần của tài liệu Hành động mời trong giao tiếp của người Việt và một số vấn đề về dạy hành động mời cho người nước ngoài (Trang 71)

6. Bố cục luận văn

2.2.8.2 Không có từ xưng hô

Trong hiện thực cuộc sống, ta thƣờng bắt gặp những phát ngôn mời theo cách này ở những ngƣời bán hàng rong trên đƣờng phố. Cũng có thể do đặc điểm công việc nên việc tiết kiệm ngôn ngữ cũng là để tiết kiệm “hơi” đã làm cho ngƣời

bán hàng không mời hàng bằng những lời mời dài dòng: (a) “Phơ… phơ… Phở bò đi!”

“khúc nóng, nhân cà cuống ơ!”

(TNT: 458) (b) “Tẩm quất … đâ… ây”

Phát ngôn mời gián tiếp không có từ xƣng hô thƣờng về mặt hình thức không dài, thậm chí hết sức ngắn gọn và nếu không có ngữ cảnh, nó khiến chúng ta nghĩ đến những phát ngôn mệnh lệnh. Nhƣng nhờ có ngữ cảnh ngữ nghĩa xác định, chúng ta vẫn nhận thấy bản chất mời mọc trong những phát ngôn này.

Nội dung mời mọc ở những phát ngôn mời loại này cũng rất đa dạng: Đó là lời mời vào “công đường” của quan đối với con mẹ Nuôi: “Khi đôi gà đã chạy về, quan bèn nhìn con mẹ và bảo:

- Vào đây.

(NCH: 263) Đó là lời mời khách vào nhà:

“Có tiếng hắng giọng, sau đó là giọng khàn khàn: “Cứ vào”.

(VNQĐ: 54, số 655) Đó là lời mời khách ngồi:

“… Ngồi xuống đây!...”

(TNH: 415)

Đó là lời mời rƣợu giữa những ngƣời bạn: (a) “Vĩnh đưa ly rượu cho Thanh:

- Đến lượt ông rồi đó, làm đi..."

(TNH: 90) (b) “Gã râu xồm cười khà rót rượu ra ly…

- Nào cạn,..”

(TNH: 527) Vì các phát ngôn mời kiểu này hầu nhƣ không có dấu hiệu hình thức đánh dấu nên chúng ta chỉ có thể xác định khi đặt nó trong một chuỗi các lƣợt thoại của (các) nhân vật (trong sự tƣơng ứng với kết cấu truyện) nên các phát ngôn mời này thƣờng có những “từ đưa đẩy” xuất hiện ở đầu phát ngôn nhƣ: thế thì, thì... – hay

sử dụng trong ngôn ngữ nói để tạo sự liền mạch trong đối thoại cũng nhƣ tăng thêm tính liên kết cho hội thoại nhƣ một số trƣờng hợp:

(a) “Cụ lớn cười xòa:

... – Thế thìbây giờ vào chơi vậy”

(NCH: 273) (b) “Thì làm một chén đã rồi đi”

(TNH: 158) Về mặt hình thức, phát ngôn mời gián tiếp không có từ xƣng hô đã sử dụng một số các các kết cấu ngữ pháp để tạo lời mời:

Sử dụng câu hỏi:

(a) “làm tý không?”

(VNQĐ: 70, số 628-629) (b) “Tôi giơ tay ngăn lại:

- Nói thiệt với mấy anh, tôi còn phải đi… - Đi đâu, tết nhứt mà còn lặn lội đi đâu?”

(VNQĐ: 61, số 684) (c) “…, nào rượu đâu?”

(TNHTGN: 43) Sử dụng trợ từ:

(TNHTGN: 32) (b) “… Nào! Làm một ly cho ấm bụng đã,…”

(CL: 18) (c) “...Cuối tuần ghé chơi nghe...”

(TNH: 281) (d) “- Uống đi chứ, nghĩ gì mà thần ra thế – Toàn đặt cốc rượu vào tay tôi…”

(đ) “…, rút gói thuốc lá ra, chìa đến trước mặt nó, một điều mà trước đây tôi

luôn răn đe quyết liệt, nói một câu chả đâu vào đâu: - …, làm điếu đi cho thơm… miệng.”

(CL: 359) (e) “- … Nào, giờ uống đi!...”

(CL: 400) Qua khảo sát, chúng tôi thấy xuất hiện rất nhiều những lời mời rƣợu trong phát ngôn mời gián tiếp không có từ xƣng hô. Tại sao lại có điều này?

Có thể giải thích rằng, văn hóa mời rƣợu là một trong những nét văn hóa có từ lâu đời của ngƣời dân Việt. Các cụ ngày xƣa thƣờng nói “Chè tam rượu tứ” tức

là rất ít khi ngƣời ta uống rƣợu một mình (trừ những lý do rất đặc biệt) nên rƣợu trở thành một thứ đồ uống không thể thiếu trong những bữa tiệc, cuộc vui, cuộc tụ tập của anh em, bạn bè, đồng nghiệp… Trong những cuộc vui đó, ngƣời ta mời nhau uống rƣợu bằng cách này hay cách khác. Khi đã cùng nhau ngồi vào bàn rƣợu thì khoảng cách xã hội “thân – sơ” gần nhƣ đƣợc xóa nhòa, ranh giới giữa các vị thế xã hội cũng đƣợc rút ngắn lại, cùng với quy luật “tiết kiệm ngôn ngữ” nên sự

khuyết vắng của từ xƣng hô ở những phát ngôn thuộc kiểu này là điều dễ hiểu. Từ đó, những lời mời rƣợu đƣợc “sản sinh”, làm phong phú thêm cả về hình thức và

nội dung cho những phát ngôn mời mọc. Và khi tìm hiểu nó dƣới góc độ ngôn ngữ, hành động ngôn ngữ “mời rượu” cũng phản ánh phần nào văn hóa giao tiếp mời trong văn hóa ẩm thực của ngƣời Việt nói chung.

2.2.9 Nhận xét

Các phát ngôn mời gián tiếp không có từ xƣng hô thƣờng xuất hiện ở những quan hệ mang tính chất thân mật, suồng sã hoặc ở những ngƣời mời có vị thế xã hội cao hơn ngƣời đƣợc mời.

Vì sự thiếu vắng của từ xƣng hô nên tính chất trang trọng, lịch sự của các phát ngôn mời này đã ít nhiều bị giảm đi. Tuy nhiên, sự có mặt của từ xƣng trong những phát ngôn có từ xƣng vẫn đảm bảo đƣợc nguyên vẹn tính lịch sự.

Dù không có dấu hiệu hình thức đánh dấu, nhƣng cách mời gián tiếp không có từ xƣng hô vẫn phản ánh đầy đủ các nội dung ngữ nghĩa mời mọc của ngƣời Việt: mời đến chơi, mời vào, mời ăn, mời uống… với sự đa dạng của các cấu trúc

biểu đạt nó.

Phát ngôn mời gián tiếp không có từ xƣng hô chiếm một số lƣợng không nhiều trong tổng số các phát ngôn mời đƣợc khảo sát nhƣng nó góp phần làm nên sự đa dạng của văn hóa mời của ngƣời Việt Nam. Đặc biệt là chúng ta có thể tìm thấy một phần nào “văn hóa mời rượu” – một nét văn hóa ẩm thực của ngƣời Việt Nam qua các phát ngôn mời thuộc kiểu này.

Chƣơng 3

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DẠY HÀNH ĐỘNG MỜI CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI

Một phần của tài liệu Hành động mời trong giao tiếp của người Việt và một số vấn đề về dạy hành động mời cho người nước ngoài (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)