Có ngữ cảnh hiển minh

Một phần của tài liệu Hành động mời trong giao tiếp của người Việt và một số vấn đề về dạy hành động mời cho người nước ngoài (Trang 45)

6. Bố cục luận văn

2.2.6.1Có ngữ cảnh hiển minh

Ngữ cảnh hiển ngôn hay còn gọi là ngữ cảnh lý tƣởng theo cách gọi của chúng tôi là ngữ cảnh có động từ trần thuật “mời” – động từ này xuất hiện trong những câu trần thuật để tạo ngữ cảnh mời mọc.

Xét trƣờng hợp thứ nhất:

“…vợ anh đã chạy ra đuổi chó, đon đả chào chồng và chào khách, đoạn

mời:

- Hai anh vào trong nhà.”

(TNVN: 764) Từ “mời” xuất hiện trong câu trần thuật “… vợ anh đã chạy ra đuổi chó, đon

đả chào chồng và khách, đoạn mời:…” có tác dụng làm hiển ngôn hóa ngữ cảnh,

làm cho ngữ cảnh trở thành một tình huống giao tiếp mời mọc không cần bàn cãi. Vậy, “mời” chính là dấu hiệu hình thức để phát ngôn “Hai anh vào trong nhà.” là một phát ngôn mời. Thực ra tình huống giao tiếp – ngữ cảnh hẹp này nằm trong một ngữ cảnh lớn hơn là môi trƣờng văn hóa xã hội Việt. Đó là văn hóa mến khách của gia đình Việt. Thái độ “đon đả chào chồng và khách” của ngƣời vợ đã thể hiện

rõ điều đó. Nên phát ngôn của ngƣời vợ chính là một lời mời bộc lộ sự tiếp đón khách chu đáo, nhiệt tình.

Xét trƣờng hợp thứ hai:

“Ánh mắt của người chủ bỗng dịu lại, ông mở cửa, mời: - Cô vào ngồi chơi.”

(TNH: 41) Tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp thứ nhất, từ “mời” đã làm hiển ngôn hóa ngữ cảnh “Ánh mắt của người chủ bỗng dịu lại, ông mở cửa, mời:…” tạo nên một tình huống giao tiếp mời giữa chủ (“ông”) và khách (“cô”) nên phát ngôn sau đó “Cô vào ngồi chơi.” đƣợc xác định là một phát ngôn mời.

Khi chúng ta có ngữ cảnh lý tƣởng, chúng ta không còn gặp những khó khăn trong vấn đề xác định phát ngôn ấy có phải là phát ngôn mời hay không mà chúng ta có thời gian để nhìn thấy những đa dạng của ngữ cảnh lời mời và những đặc điểm riêng có trong từng phát ngôn mời có chung hay khác ngữ cảnh.

Nhƣ trong mục 2.1 chúng tôi đã đề cập đến vấn đề “Những hoàn cảnh giao

tiếp của lời mời” – nghĩa là trong ngữ cảnh nào thì ngƣời ta mời nhau hay nói cách

khác, lời mời đƣợc nảy sinh trong những ngữ cảnh nào.

Trƣớc tiên vẫn là những ngữ cảnh quen thuộc mang dấu ấn, thói quen của phong tục tập quán, văn hóa của ngƣời Việt – một văn hóa đa tình với những tình cảm đan xen giữa các mối quan hệ gia đình, họ hàng và xã hội – là những ngữ cảnh rộng bao trùm và chi phối lên những ngữ cảnh hẹp của các lời mời trong từng tình huống giao tiếp cụ thể.

Trong đó, quan hệ chủ – khách là một trong những quan hệ xã hội của những “người dưng nước lã/ người dưng khác họ”, nhƣng trong văn hóa Việt thì vẫn hiện lên lấp lánh tình ngƣời của một nền một văn hóa trọng tình trọng nghĩa.

Chẳng vậy mà khách đến nhà, sau câu chào khách, chủ nhà sẽ mời khách vào nhà:

“… vợ anh đã chạy ra đuổi chó, đon đả chào chồng và chào khách, đoạn

mời:

- Hai anh vào nhà.”

(TNVN: 764) Khi khách đã vào đến trong nhà, chủ nhà sẽ mời khách ngồi.

“- Bác ngồi chơi, chắc cô cháu cũng sắp về rồi.

Anh pha ấm trà ướp sen mời.”

(TNHTGN: 360) Sau đó sẽ mời khách uống nƣớc.

“Đợi ông già ngồi xuống, anh rót trà mời ông: - Dạ, bác uống nước!...”

(VNQĐ:96, số 643) Đó là hành động ngôn ngữ mời với những lời mời (mời vào nhà, mời ngồi,

mời uống nước, mời ở lại ăn cơm… khi nhà có khách đến chơi, đến thăm) hết sức bình thƣờng và tự nhiên của bất kỳ ngƣời Việt nào khi họ ở trong những tình huống nhƣ thế. Những lời mời tự nhiên nhƣ vậy đƣợc bắt nguồn từ tình cảm giữa con ngƣời với con ngƣời và từ văn hóa giao tiếp đã có tự ngàn xƣa của ngƣời Việt. Có thể nói, văn hóa giao tiếp xã hội nói chung và văn hóa mời của ngƣời Việt nói riêng là những nét đẹp truyền thống trong lịch sử lâu đời của dân tộc Việt. Còn mời là một hành động ngôn từ đẹp không chỉ ở ngôn ngữ mà còn ở ý nghĩa thực tế của nó.

Về hình thức, cấu trúc thƣờng gặp trong những phát ngôn mời gián tiếp có từ xƣng hô trong ngữ cảnh lý tƣởng là:

TXH + ĐT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây đƣợc coi là cấu trúc lõi, còn các phát ngôn mời dài hay ngắn tùy thuộc vào cấu trúc lõi đƣợc mở rộng hay giữ nguyên. Sự mở rộng này dựa trên đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp của mỗi phát ngôn.

Có phát ngôn mời có mục đích hƣớng tới ngƣời đƣợc mời. (a) “Cô rót nước mời bà:

Bác uống nước nóng cho ấm.”

(VNQĐ: 26, số 635) (b)“Bình ấn nút lò sưởi, pha một ca nước chè đường rồi mời người phụ nữ: Chị uống nước đi đã, uống cho ấm.”

(TNT: 261) Ý nghĩa hƣớng tới ngƣời đƣợc mời của phát ngôn mời có đƣợc là do từ “cho” (chỉ mục đích) đƣợc sử dụng trong phát ngôn. Về mặt kết hợp, sau “cho” thƣờng là các tính từ.

Ở (a) và (b) thì hành động mời uống nƣớc “cho ấm” là hƣớng tới đối tƣợng đƣợc mời là “bác” và “chị”. Thực ra, điều này hoàn toàn phù hợp với bản chất của

các phát ngôn mời nói chung là hƣớng tới đối tƣợng đƣợc mời, đề cao, tôn trọng ngƣời đƣợc mời. Ngƣời đƣợc mời đƣợc hƣởng lợi khi đƣợc mời.

Có những phát ngôn sử dụng các dạng kết cấu khác nhau nhằm những mục đích mời khác nhau. Có những kiểu kết cấu mời mà nếu không có ngữ cảnh cho phép chúng ta sẽ không hoặc ít nghĩ tới khả năng đó là những lời mời. Và với mỗi kết cấu đƣợc lựa chọn trong mỗi phát ngôn mời đều mang những ý nghĩa nhất định, thể hiện chiến lƣợc mời của chủ thể.

Kết cấu “có – thì”

Xét phát ngôn:

“- Vâng. Anhđi cùng thì đi cho vui.

Tôi sung sướng vì được em mời, vội vàng dắt xe đạp tìm chỗ gởi xe để chở em bằng xe cúp của em.”

(TNT: 478) Ngữ cảnh hiển minh do có từ “mời” xuất hiện trong ngữ cảnh “Tôi sung

sướng vì được em mời…” đã giúp chúng ta dễ dàng xác định phát ngôn “Anh có đi cùng thì đi cho vui.” là một phát ngôn mời. Sử dụng kết cấu này, lời mời mang tính

chất là lời ngỏ, để ngỏ sự lựa chọn cho ngƣời đƣợc mời. Những lời mời với cấu trúc này thƣờng đƣợc cho là thiếu nhiệt tình vì ngƣời đƣợc mời có thể đồng ý hoặc

dễ từ chối nếu không đồng ý. Thể diện của ngƣời đƣợc mời có thể bị đe dọa nếu nhận lời vì bị cho là vụ lợi. Nhƣng trong tình huống này, vì phát ngôn mời đƣợc mở rộng để cụ thể hóa sự quan tâm, đề cao của ngƣời mời đối với ngƣời đƣợc mời “cho vui” nên mức độ đe dọa thể diện đối với ngƣời đƣợc mời giảm đi. Và những phát ngôn mời này thƣờng có ở những quan hệ chƣa thực sự thân thiết, thoải mái.

Kết cấu “có….…thì” là một trong những kết cấu cũng đƣợc các tác giả dân gian sử dụng rất nhiều trong ca dao mà chúng tôi sẽ đề cập tới ở những mục sau.

Kết cấu lựa chọn “hay (là)”

Xét trƣờng hợp:

Hay là hai bác cháu mình ra đầu làng làm… bữa thịt chó đi.”

…Anh chán hẳn. Chán ngay cả câu mời mọc của mình…”

(CL: 389) Với ngữ cảnh hiển minh “…Chán ngay cả câu mời mọc của mình…” xuất hiện ở phía sau phát ngôn đã giúp chúng ta xác định phát ngôn với kết cấu lựa chọn là một phát ngôn mời. Khi sử dụng kết cấu này, lời mời mang tính do dự và tính không ép buộc; nó nhƣ một lời gợi ý, giúp cho đối tƣợng đƣợc mời có thể có những sự lựa chọn khác. Những điều đó làm tăng thêm tính lịch sự cho lời mời.

Kết cấu với trợ từ “đi”

Xét trƣờng hợp:

“Ngày hôm ấy, sinh nhật nó bước sang tuổi mười bảy. Biết rằng tôi không đi,

nó vẫn gọi điện đến mời. “Mình tổ chức ở vũ trường Đen, cậu đến với mình một chút đi.”

(VNQĐ: 59, số 633) Nếu chỉ xét riêng phát ngôn “…cậu đến với mình một chút đi.” thì chúng ta dễ xếp nó vào các phát ngôn cầu khiến. Nhƣng do có ngữ cảnh hiển minh “…nó

vẫn gọi điện đến mời.” nên phát ngôn trên là phát ngôn mời và trợ từ “đi” biểu thị ý

mời. Do đó, ngoài ý nghĩa mời mọc, phát ngôn này còn có thêm ý nghĩa cầu khiến, nài nỉ.

Kết cấu với trợ từ “cứ” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xét trƣờng hợp:

“- Em ăn gì nữa cứ kêu thêm. Tôi no rồi.

Không nghe cô gái đáp, ông không buồn nhắc lại lời mời, cũng không quay mặt nhìn…”.

(TNH: 551) Phát ngôn “Em ăn gì nữa cứ kêu thêm…” là một lời mời đƣợc tác giả khẳng định ở ngữ cảnh lý tƣởng là câu trần thuật tiếp theo lời thoại của nhân vật trong truyện. Chính ngữ cảnh này đã xác định phát ngôn trên là một phát ngôn mời chân thực. “Cứ” là trợ từ dùng để biểu thị ý nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định, không kể khách quan có nhƣ thế nào nên việc sử dụng trợ từ “cứ” làm cho lời mời

tăng thêm tính nhiệt thành của chủ thể mời đối với ngƣời mời.

Kết cấu với trợ từ “nhé”

Xét trƣờng hợp:

“Thế anh về trọ cùng tôi cho vui nhé.”

(…“Nhưng thôi, cùng một cảnh, chúng ta thương yêu nhau, đùm bọc lấy

nhau là đủ. Cũng bởi thế mà tôi mời anh về trọ cùng tôi”)

(TNVN: 759) Xuất hiện trong phát ngôn, trợ từ “nhé” thƣờng có vị trí ở cuối phát ngôn, dùng để biểu thị thái độ thân mật của ngƣời nói đối với ngƣời đối thoại với ý mong muốn ngƣời đối thoại đồng ý với ý kiến, đề nghị của mình. Ở trƣờng hợp trên, ngƣời nói đã sử dụng “nhé” trong lời mời của mình để rút ngắn khoảng cách xa lạ của mình với ngƣời nghe và để cho ngƣời nghe khó từ chối lời mời.

Rõ ràng, với các kiểu kết cấu trên, để “biến” chúng trở thành các phát ngôn mời thì chúng phải đƣợc đặt trong một ngữ cảnh mời. Còn nếu về phía các chủ thể

mời, khi thực hiện hành động mời, họ sẽ rất ít khi nghĩ tới hay chọn lựa các kiểu kết cấu nhƣ trên để tạo ra một phát ngôn mời thông thƣờng.

Nếu căn cứ vào ngữ cảnh, thì từ cấu trúc lõi đến sự xuất hiện của vô số các kiểu kết cấu mời nhƣ trên là điều có thể xảy ra theo cách “tức cảnh sinh tình”, hay

thực tế hơn là “tùy cơ ứng biến”. Về mặt ngữ nghĩa, những lời mời có những kết cấu nhƣ trên thƣờng biểu đạt tâm trạng, suy nghĩ của ngƣời mời; có thể vì rất nhiều lý do khác nhau nên họ chƣa hay chƣa dám hoặc không dám mời trực tiếp bằng cách nói thẳng – nói trắng phớ ra điều họ muốn nói. Những phát ngôn mời ấy thƣờng xuất hiện ở những mối quan hệ vẫn còn có sự giữ ý, dè chừng nên ngƣời ta thƣờng mƣợn những kết cấu “không thông dụng” để thực hiện những hành vi ngôn ngữ nhằm đạt lực ngôn trung.

Nhƣ vậy, chỉ trong ngữ cảnh ấy, tình huống ấy, tùy theo nhu cầu diễn đạt và thể hiện tâm trạng, suy nghĩ của ngƣời nói mà ngƣời ta có thể có những phát ngôn mời với nhiều kiểu kết cấu khác nhau phù hợp với ngữ cảnh. Còn nếu đề cao hơn nữa vai trò của ngữ cảnh thì chúng ta có thể nói: trong những ngữ cảnh cho phép, kết cấu nào cũng có khả năng trở thành những lời mời.

Một phần của tài liệu Hành động mời trong giao tiếp của người Việt và một số vấn đề về dạy hành động mời cho người nước ngoài (Trang 45)