Phát ngôn mời trực tiếp có từ xưng hô

Một phần của tài liệu Hành động mời trong giao tiếp của người Việt và một số vấn đề về dạy hành động mời cho người nước ngoài (Trang 30)

6. Bố cục luận văn

2.2.1Phát ngôn mời trực tiếp có từ xưng hô

Sử dụng từ xƣng hô trong các phát ngôn là thể hiện nét lịch sự trong văn hóa giao tiếp mời của ngƣời Việt.

“Phát ngôn mời trực tiếp có từ xưng hô” đƣợc hiểu là những phát ngôn mời có từ “mời” kết hợp trực tiếp ngay sau nó từ xƣng hô – chỉ chủ thể đƣợc mời trong cấu trúc sử dụng để mời.

Cấu trúc: M + TXH + ĐT là một cấu trúc cơ bản và phổ quát cho hành vi ngôn ngữ mời (Thực ra, cấu trúc ở dạng đầy đủ là: Ai mời ai làm gì, nhƣng một

điều hiển nhiên là chủ thể mời luôn là ngƣời, nên bộ phận Ai trong cấu trúc trên

thƣờng bị lƣợc đi.) Đó là một trong những nội dung ngữ nghĩa và hình thức phản ánh tính lịch sự trong văn hóa giao tiếp ngƣời Việt “ăn có mời, làm có khiến”.

Nếu cấu trúc này đƣợc phân tích theo cấu trúc thông tin thì ở đây có hai thông tin chính: mời ai và mời (làm) gì. Thƣờng thì cả hai thông tin trên đều cùng

có mặt trong phát ngôn mời và khi thực hiện phát ngôn mời này, cả hai thông tin này đều cùng nhau thể hiện nội dung ngữ nghĩa mời. Thông thƣờng phải có mặt cả hai thông tin trên thì mới cấu thành một phát ngôn mời theo đúng dạng chúng ta thƣờng gặp.

Có một điều thú vị trong khi phân tích sâu hơn về cấu trúc ngôn ngữ này là từ “mời” ngoài mang nội dung thông báo “mời” thì trong một số tình huống, nó chỉ đơn thuần là một yếu tố lịch sự.

Khảo sát mảng văn học dân gian Việt Nam, chúng tôi nhận thấy sự xuất hiện của những phát ngôn mời trực tiếp (có từ “mời” với vai trò động từ ngữ vi “mời”) là rất ít. Giải thích về điều này chúng tôi cho rằng: có lẽ do đặc điểm của thể loại đặc biệt trữ tình này – cái thể loại thể hiện đậm nét “bản chất nói năng” của ngƣời

Việt với lối nói ẩn ý, bóng gió, vòng vo là một trong những lý do làm cho sự xuất hiện của những lời mời trực tiếp trong ca dao không nhiều.

Dù xuất hiện với số lƣợng ít ỏi, nhƣng các phát ngôn mời trực tiếp (trong

một bài ca dao có một hoặc nhiều hơn một câu lục và câu bát, phát ngôn mời có thể nằm ở câu lục hoặc câu bát) cũng hiện lên với nhiều dạng khác nhau:

Trƣớc tiên, các phát ngôn mời ấy vẫn theo cấu trúc cơ bản của một phát ngôn mời trực tiếp mà chúng ta thƣờng thấy, đó là:

M + TXH + ĐT

Cấu trúc đó có thể xuất hiện trong lời mời khách dùng thuốc khi nhà có khách đến chơi:

Đôi tay nâng lấy điếu bình

Mời chàng xơi thuốc, thấu tình cho em

(LHN: 225) Trong lời mời khách vào chơi trong nhà:

Chén ngà sánh giọng quỳnh tương

Mời chàng nho sĩ văn chương bước vào

Trong lời mời khách ăn trầu:

Vào vườn hái quả cau xanh Bổ ra làm sáu, mời anh xơi trầu

(VNP: 422) Một số các phát ngôn mời khác đƣợc cấu trúc theo dạng đầy đủ:

TXH + M + TXH + ĐT

Trong cấu trúc này, có sự xuất hiện của chủ thể mời và đối tƣợng đƣợc mời tạo thành một cặp từ xƣng – hô mang đúng nghĩa.

Nhƣ một lời mời trầu:

Trầu xanh, cau trắng, chay vàng Cơi trầu bít bạc, thiếp mời chàng ăn chung

(LHN: 196) Hay cũng trong một lời mời trầu khác:

Trầu têm sáu miếng rõ ràng Bỏ ra cơi thiếc, thiếp mời chàng ăn đi

(LHN: 196) Sự xuất hiện của từ xƣng hô trong những câu ca dao trên làm tăng thêm tính lịch sự, trang trọng vốn có của các phát ngôn mời.

Khảo sát mảng văn học viết (truyện ngắn) chúng tôi nhận thấy, bản thân từ “mời” đƣợc kết hợp và xuất hiện trong sự đa dạng của những từ xƣng hô. Tuy nhiên, cấu trúc mời mọc về cơ bản vẫn tuân theo cấu trúc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

M + TXH + ĐT

Về hình thức, cấu trúc này có thể đƣợc mở rộng hoặc giữ nguyên cấu trúc lõi tùy thuộc vào nội dung hay cách mời mọc của chủ thể mời. Sự dài ngắn có thể đƣợc mở rộng ở phần sau động từ (mở rộng về bên phải), có thể đƣợc mở rộng ở trƣớc từ “mời” (mở rộng về bên trái) hoặc mở rộng đồng thời cả hai bên.

Mở rộng về bên phải:

- Nào, bây giờ mời ông vào hàng, xơi với tôi chút cơm rồi tôi lại tiễn ông lên đường không giám giữ.”

(TNVN: 227) Mở rộng về bên trái:

“…đại tá Bảy Lê xách bình toong ra đứng liêu xiêu trước mũi tàu.

-…Có ly rượu nhạt, mời các anh em về cùng hưởng.”

(VNQĐ: 19, số 690) Mở rộng cả hai bên:

“…Cụ Sáu tiễn khách ra cổng với một câu:

- Thỉnh thoảng có đi qua tệ ấp, xin mời ông khách ghé thăm tôi như một người bạn cũ…”

(TNVN: 387) Môi trƣờng văn hóa xã hội đa sắc đa thanh đã làm nảy sinh và xuất hiện rất nhiều những kiểu mời mọc khác nhau tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa mời nói chung và các phát ngôn mời nói riêng.

Đối với những ngƣời làm nghề chạy xe kiếm sống, lịch sự trong cách cƣ xử với khách là một điều tối thiểu. Điều đó cũng góp phần thể hiện nét đẹp trong văn hóa giao tiếp của ngƣời Việt. Trong cuộc sống đời thƣờng, chúng ta vẫn hay nghe thấy những lời mời khách của các anh phu xe/ lái xe, dù vất vả, mệt nhọc nhƣng vẫn rất lịch sự:

Nhƣ: “Này, mời bà lên xe!” / “Mời bà lên.”

(NCH: 52) Hay: “Mời quan lên xe ạ!”

(NCH: 251) Hoặc: “Xin phép mời anh chị và cháu ta lên xe.”

(TNH:163 + 164) Ngƣời Việt Nam có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “lời chào” ở câu tục ngữ này chính là lời chào mời trong văn hóa ăn uống của ngƣời Việt. Những lời

mời ăn uống có khi để thể hiện sự hiếu khách của gia chủ; có khi để thể hiện lòng biết ơn vì ai đó đã giúp đỡ mình; có khi đơn giản chỉ là thể hiện sự quan tâm của mình đến ngƣời khác… Nhiều khi những lời mời đó là những lời nói hết sức giản dị, chân thành nhƣng biểu hiện sâu sắc tình cảm giữa con ngƣời với con ngƣời trong xã hội.

Có thể là lời mời bình dị nhƣng chân thành của cái Ve đối với thầy giáo:

“Mời thầy xơi.”

(NCH: 173) Hay một lời mời tha thiết của Hai Nhiêu đối với ngƣời đã giúp đỡ mình:

“Nào, bây giờ mời ông vào hàng, xơi với tôi chút cơm rồi tôi lại tiễn ông lên đường không dám giữ”.

(TNVN: 227) Hoặc một lời mời rất bình thƣờng nhƣng chứa đựng sự lễ phép, quan tâm của ngƣời ở đối với cậu chủ Tú:

“Mời cậu Tú vào xơi cháo cho nóng”

(TNVN: 463) Đối với các gia đình Việt, khách đến chơi nhà là một điều rất quý. Lòng hiếu khách của ngƣời Việt đã trở thành truyền thống. Những lời mời khách khi nhà có khách đến chơi cũng góp phần thể hiện truyền thống đó.

Thƣờng khi khách đến chơi nhà, xƣa thì ngƣời Việt thƣờng đem trầu, thuốc, nƣớc ra mời vì “miếng trầu là đầu câu chuyện”:

“Mời bà cứ ngồi chơi thư thả xơi nước, xơi trầu đã.”

(TNVN: 666) Khi khách đến chơi nhà, kèm theo những hành động ra mở cửa, mở cổng là những lời mời vào nhà:

(a) “Mời bạn vào.”

(TNH: 58)

(TNH: 379) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khách đã vào đến trong nhà, kèm theo những hành động lấy ghế hoặc kéo ghế là những lời mời khách ngồi:

(a) “Mời ông ngồi.”

(TV: 14) (b) “Mời anh ngồi.”

(VNQĐ: 123, số 614-615)

Nhiều khi, khách đến chơi đột ngột, không báo trƣớc và chủ nhà thƣờng thực hiện nhiều hành mời cùng một lúc.

(a) “Mời cô vào nhàchơi.”

(TNH: 41)

(b) “Mời cô vào nhàuống nước.”

(TNH: 26) Trong gia đình Việt, ngƣời đàn ông – ngƣời chồng thƣờng đóng vai trò quan trọng; là trụ cột, là chỗ dựa cho cả gia đình nên sự tôn trọng của ngƣời vợ đối với chồng, ngoài việc thể hiện bằng hành động còn thể hiện bằng lời nói. Và các phát ngôn mời cũng có thể xuất hiện trong những hoàn cảnh nhƣ vậy.

Nhƣ:

“Mời cậu ngồi xuống em thưa chuyện…”

(TNVN: 692) Ngôn ngữ cũng phản ánh xã hội, có những ngôn ngữ chuyên biệt – lớp ngôn từ chỉ riêng có cho một bộ phận nào đó của xã hội. Những phát ngôn mời của những nhóm ngƣời đặc biệt trong xã hội mang một dáng dấp khác với những phát ngôn mời mà chúng ta thƣờng gặp.

Cũng là một lời mời ai đó ăn, nhƣng ngôn từ dùng để mời ở chốn chùa chiền sẽ khác với cách mời thông thƣờng:

“Mời cô hưởng chút lộc Phật.”

Chúng ta thƣờng ít gặp, thậm chí không bao giờ thấy cách mời này trong cuộc sống thƣờng ngày. Nếu ai đó có sử dụng lối mời nhƣ vậy, chắc chắn là cố tình nhằm một mục đích nào đó.

Trong rất nhiều các nhu cầu của con ngƣời thì nhu cầu giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu. Không chỉ khi ngƣời ta cần nhau giúp đỡ thì mới tìm đến nhau đến nhau... mà nhiều khi đến với nhau, đơn giản chỉ là đến chơi, đến thăm nhằm thỏa mãn đời sống tình cảm. Những lời mời đến nhà nhau chơi phải chăng cũng xuất phát từ nhu cầu trao đổi tƣ tƣởng tình cảm đó.

Khi một ngƣời cất lời mời ai đó đến nhà chơi thì chắc chắn ngƣời đó phải có ít nhiều tình cảm đối với ngƣời đƣợc mời.:

(a) “Mời Ái đến nhà anh chơi.”

(VNQĐ: 23, số 652) (b) “Rảnh rỗi mời bác sang phòng em chơi.”

(VNQĐ: 44, số 648) Trong quá trình khảo sát và tìm hiểu đề tài này, chúng tôi nhận thấy những phát ngôn mời không chỉ xuất hiện trong giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời đang sống mà còn xuất hiện trong giao tiếp giữa ngƣời sống với ngƣời đã mất:

“…Thưa tất cả hương hồn anh em liệt sĩ. Chúng tôi là Bảy Lê và Mười Đức của anh em đây…Có ly rượu nhạt, mời các anh em về cùng hưởng.”

(VNQĐ: 19, số 690) giữa ngƣời sống với các bậc thần thánh, siêu nhiên:

“…kính mời thần về dự tiệc và ban cho điềm lành…”

(VNQĐ: 20, số 653) Điều này, một mặt nó khẳng định có một đời sống tâm linh trong xã hội Việt; mặt khác nó phản ánh một văn hóa ứng xử nhân văn của con ngƣời. Thật thú vị vì những điều này đƣợc thể hiện bằng rất nhiều cách, trong đó có cách sử dụng hành động mời.

Sử dụng từ xƣng hô trong giao tiếp là một trong những nhân tố góp phần làm nên sự hợp tác trong hội thoại. Điều này lý giải tại sao vẫn nội dung ấy nhƣng nếu biết cách sử dụng từ xƣng hô một cách hợp lý có thể làm ngƣời nghe cảm thấy thoải mái, dễ chịu và ngƣợc lại nếu không biết cách xƣng hô thì sẽ gây ra sự bất hợp tác trong hội thoại. Sử dụng từ xƣng hô trong các phát ngôn mời cũng vậy, nhiều khi là cả một nghệ thuật – nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Cách xƣng hô “con” trong phát ngôn mời dƣới đây là một minh chứng cho điều đó.

“Ông thông cảm, con nhiều việc quá. Hôm nay con vào mời ông bà và chị Quyên chiều ra ủy ban họp về việc tổ chức ngày giỗ tổ nghề sao cho long trọng, đúng quy cách.”

(VNQĐ: 53, số 653) Trong quan hệ xã hội, đối với ngƣời già chúng ta thƣờng hô (gọi) là ông, bà và xƣng “cháu”. Nhƣng ở đây, ngƣời đi mời đã mời rất khéo bằng cách xƣng “con” để làm tăng thêm mức độ gần gũi với ngƣời đƣợc mời, để mong ngƣời đƣợc mời nhận lời mời của mình – đối với những lời mời tham gia vào công việc. Nhƣ vậy, sử dụng từ xƣng hô đúng chỗ, đúng cách không những tăng tính lịch sự cho phát ngôn mời mà còn tăng hiệu quả cho giao tiếp.

Một phần của tài liệu Hành động mời trong giao tiếp của người Việt và một số vấn đề về dạy hành động mời cho người nước ngoài (Trang 30)