Phát ngôn mời gián tiếp có từ xưng hô

Một phần của tài liệu Hành động mời trong giao tiếp của người Việt và một số vấn đề về dạy hành động mời cho người nước ngoài (Trang 44)

6. Bố cục luận văn

2.2.6Phát ngôn mời gián tiếp có từ xưng hô

Mời gián tiếp có từ xƣng hô đƣợc hiểu là mời gián tiếp không có từ “mời” nhƣng có từ xƣng hô trong cấu trúc sử dụng để mời.

Do trong những lời mời gián tiếp không xuất hiện từ “mời” nên yếu tố ngữ cảnh có vai trò quan trọng hàng đầu để xác định các phát ngôn có phải là những lời mời hay không.

Sẽ rất thuận lợi để xác định một phát ngôn là phát ngôn mời nếu chúng ta vừa có những phát ngôn mời trực tiếp lại vừa đƣợc xuất hiện trong các ngữ cảnh hiển ngôn – ngữ cảnh có từ mời.

Nhƣ:

“- Bà đã về ạ. Mời bà vào hàng nhà cháu xơi chén nước. Có riêu cua ngon

lắm. Rước bà vào.

Người đàn bà đon đả chào mời cô gái tỉnh thành.”

(TNVN: 471) Hay:

“- Đầu xuân được ngày lành tháng tốt mở cửa hàng, mời hai người vào ăn quà quán tôi nào?”. Cô chủ quán béo chút chít ngoái ra mời.”

(VNQĐ: 64+65, số 614-615) Hoặc:

“Gia mời Ái với giọng hòa hiếu, ung dung: - Mời Ái đến nhà anh chơi.”

Tuy nhiên số lƣợng những trƣờng hợp nhƣ trên không nhiều. Và thực tế thì những phát ngôn mời chân chính (mời trực tiếp) đã đƣợc xác định bởi sự có mặt của từ “mời” thì sự xuất hiện của ngữ cảnh nói chung và ngữ cảnh hiển ngôn nói riêng không phải là tối quan trọng, bởi bản thân nó đã có đầy đủ các điều kiện để tự xác định mình là một phát ngôn mời thực thụ.

Yếu tố ngữ cảnh chỉ thực sự tỏ rõ vai trò quan trọng đối với các phát ngôn mời gián tiếp, bởi nếu không có ngữ cảnh thì rất khó có thể xác định và khẳng định một phát ngôn thuộc hành động ngôn ngữ nào.

Trong mục này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu các loại ngữ cảnh (theo sự phân loại trên cơ sở dữ liệu của chúng tôi) và vai trò của nó đối với việc xác định các phát ngôn mời.

Một phần của tài liệu Hành động mời trong giao tiếp của người Việt và một số vấn đề về dạy hành động mời cho người nước ngoài (Trang 44)