Phát ngôn mời trực tiếp không có từ xưng hô

Một phần của tài liệu Hành động mời trong giao tiếp của người Việt và một số vấn đề về dạy hành động mời cho người nước ngoài (Trang 41)

6. Bố cục luận văn

2.2.3Phát ngôn mời trực tiếp không có từ xưng hô

“Phát ngôn mời trực tiếp không có từ xưng hô” đƣợc hiểu là những phát ngôn mời có từ “mời” nhƣng không có từ xƣng hô trong cấu trúc sử dụng để mời.

Những phát ngôn mời theo cách này có dạng:

M + ĐT

Trong ca dao, sự thể hiện bằng hình thức của nó đƣợc thông qua nhịp điệu và vần điệu. Nên nhiều khi trật tự cấu trúc mời phải thay đổi để đảm bảo đƣợc sự hiệp vần.

Vẫn là hành động mời (ai) ăn trầu, mời (ai) uống nƣớc, mời (ai) ngồi… những câu ca dao vẫn thể hiện đƣợc đầy đủ nội dung đó với sự khuyết vắng của từ xƣng hô.

Lời mời trầu:

Gió đưa hương khách tới đây

Trầu têm cánh phượng, hai tay nâng mời

(VNP: 273) Lời mời nƣớc:

Chè ngon, nước chát, xin mời

Nước non, non nước, nghĩa người chớ quên

(VNP: 461) Lời mời ngồi:

Khách tri ân đã tới sân hòe

Mời ngồi chiếu phượng mà nghe thiếp đàn

Nhƣ đã nói, mời là một nghi thức; nghi thức thì luôn luôn đƣợc thực hiện bởi sự nghiêm túc, trang trọng và lịch sự. Do đó, khi thực hiện hành động mời, ngƣời mời bao giờ cũng phải tỏ ra lịch sự. Điều này ngụ ý rằng không có những lời mời bất lịch sự. Vậy, đối với những phát ngôn mời không sử dụng từ xƣng hô có làm cho những lời mời thiếu hay giảm đi tính lịch sự hay không?

Qua khảo sát, những phát ngôn mời theo dạng khuyết từ xƣng hô là rất ít. Một số trƣờng hợp:

(a) Có tiếng gõ cửa rất mạnh, chắc chắn lối gõ cửa của cá mập. - “Mời vào.” – Tôi nói.

(TV: 22) (b) - “Ai đấy ạ. Xin mời vào. – Hình như có tiếng gõ cửa làm Thành ngẩng

đầu lên và nghĩ đến việc bà chủ nhà hàng xóm chắc sang có việc gì.

(TNĐS: 415) Chỉ nhìn vào bản thân các phát ngôn mời trên (bỏ qua nhân tố ngữ cảnh) mà cho rằng những phát ngôn mời không có từ xƣng hô làm cho những lời mời thiếu hay giảm đi tính lịch sự sẽ là không đúng. Vì sự thiếu vắng từ xƣng hô là do ngữ cảnh cho phép. Hơn nữa, bản chất của một phát ngôn mời đã mang trong mình tính lịch sự, nên nếu đã là một phát ngôn mời trực tiếp thì dù không có mặt từ xƣng hô thì tính lịch sự ấy vẫn đƣợc đảm bảo. Những phát ngôn mời theo cách này thƣờng xuất hiện không nhiều và trong một ngữ cảnh đồng nhất là mời vào (nhà) (dựa trên tƣ liệu khảo sát của chúng tôi). Có thể giải thích điều này rằng, có lẽ, ngƣời trong nhà không biết (hoặc biết rất rõ) là ai sau tiếng gõ/ gọi cửa nên ngƣời ta không thể hô (gọi) tên lên để mời vào (hoặc một cách tự nhiên, họ có thể bỏ qua việc hô tên theo quy luật tiết kiệm ngôn ngữ). Còn trong thực tế, khi có ngƣời gõ cửa, chủ nhà thƣờng hỏi: Ai đấy?/ Ai gọi đấy/ Ai gõ cửa đấy?... trƣớc khi thực hiện hành động

mời vào.

Những phát ngôn mời trực tiếp không có từ xƣng hô theo dạng M + ĐT thì từ “mời” chỉ đóng vai trò là từ lịch sự, nó đảm bảo cho một lời mời không làm mếch lòng ngƣời đƣợc mời. (Tất nhiên, trong những trƣờng hợp thực tế, bằng ngữ điệu, thái độ… có thể làm cho mức độ lịch sự của những phát ngôn mời theo dạng này có thể bị giảm đi chứ không thể hoàn toàn mất đi).

Vì đối tƣợng của hành động mời không ai khác là con ngƣời nên mặc dù, cấu trúc của lời mời theo dạng khuyết từ xƣng hô là: Mời làm gì thì tất cả chúng ta đều hiểu đối tƣợng của hành động “làm gì” vẫn luôn luôn là con ngƣời. Do đó, dù có hay không có từ xƣng hô trong cấu trúc mời này thì vẫn không làm thay đổi điều này. Còn sự thể hiện của nó về mặt hình thức trong những ngữ cảnh cho phép vẫn có thể thiếu vắng yếu tố hô – gọi.

Những phát ngôn mời trực tiếp không có từ xƣng hô đƣợc xuất hiện trong cùng một ngữ cảnh chung. Đó là ngữ cảnh nhà có khách đến chơi và chủ nhà mời (khách) vào nhà.

Xuất hiện với số lƣợng vô cùng ít ỏi, nhƣng những phát ngôn mời theo dạng này cũng góp phần làm phong phú hơn cách thức nói năng nói chung và cách mời mọc nói riêng của ngƣời Việt.

2.2.5 So sánh phát ngôn mời trực tiếp có từ xưng hô và phát ngôn mời trực tiếp không có từ xưng hô

Đối với phát ngôn mời trực tiếp có từ xƣng hô, từ “mời” có hai chức năng: vừa mang chức năng là một động từ ngữ vi, lại vừa mang chức năng là từ lịch sự. Trong khi đó, từ “mời” trong lời mời trực tiếp không có từ xƣng hô thì chỉ đơn thuần là từ lịch sự. Và nếu chúng ta bỏ đi từ “mời” thì ngay lập tức phát ngôn mời

sẽ trở thành những phát ngôn mệnh lệnh.

Phát ngôn mời trực tiếp có từ xƣng hô có nhiều cấu trúc thể hiện so với phát ngôn mời trực tiếp không có từ xƣng hô.

Sự đa dạng này nằm trong sự đa dạng của hệ thống các từ xƣng hô đƣợc xuất hiện trong rất nhiều cấu trúc khác nhau với sự hoạt động của hệ thống các động từ

thƣờng và sự hoạt động riêng có của một số động từ chuyên biệt. Trong khi đó, phát ngôn mời không có từ xƣng hô chỉ có một cấu trúc duy nhất và động từ trong cấu trúc này thƣờng bị bó hẹp bởi một số động từ cơ bản nhƣ động từ “vào” (do chỉ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xuất hiện trong ngữ cảnh: chủ nhà mời khách vào nhà).

Về mức độ lịch sự thì những phát ngôn mời trực tiếp có từ xƣng hô sẽ đảm bảo đƣợc tính lịch sự cao hơn so với phát ngôn mời trực tiếp không có từ xƣng hô.

2.2.6 Phát ngôn mời gián tiếp có từ xưng hô

Mời gián tiếp có từ xƣng hô đƣợc hiểu là mời gián tiếp không có từ “mời” nhƣng có từ xƣng hô trong cấu trúc sử dụng để mời.

Do trong những lời mời gián tiếp không xuất hiện từ “mời” nên yếu tố ngữ cảnh có vai trò quan trọng hàng đầu để xác định các phát ngôn có phải là những lời mời hay không.

Sẽ rất thuận lợi để xác định một phát ngôn là phát ngôn mời nếu chúng ta vừa có những phát ngôn mời trực tiếp lại vừa đƣợc xuất hiện trong các ngữ cảnh hiển ngôn – ngữ cảnh có từ mời.

Nhƣ:

“- Bà đã về ạ. Mời bà vào hàng nhà cháu xơi chén nước. Có riêu cua ngon

lắm. Rước bà vào.

Người đàn bà đon đả chào mời cô gái tỉnh thành.”

(TNVN: 471) Hay:

“- Đầu xuân được ngày lành tháng tốt mở cửa hàng, mời hai người vào ăn quà quán tôi nào?”. Cô chủ quán béo chút chít ngoái ra mời.”

(VNQĐ: 64+65, số 614-615) Hoặc:

“Gia mời Ái với giọng hòa hiếu, ung dung: - Mời Ái đến nhà anh chơi.”

Tuy nhiên số lƣợng những trƣờng hợp nhƣ trên không nhiều. Và thực tế thì những phát ngôn mời chân chính (mời trực tiếp) đã đƣợc xác định bởi sự có mặt của từ “mời” thì sự xuất hiện của ngữ cảnh nói chung và ngữ cảnh hiển ngôn nói riêng không phải là tối quan trọng, bởi bản thân nó đã có đầy đủ các điều kiện để tự xác định mình là một phát ngôn mời thực thụ.

Yếu tố ngữ cảnh chỉ thực sự tỏ rõ vai trò quan trọng đối với các phát ngôn mời gián tiếp, bởi nếu không có ngữ cảnh thì rất khó có thể xác định và khẳng định một phát ngôn thuộc hành động ngôn ngữ nào.

Trong mục này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu các loại ngữ cảnh (theo sự phân loại trên cơ sở dữ liệu của chúng tôi) và vai trò của nó đối với việc xác định các phát ngôn mời.

2.2.6.1 Có ngữ cảnh hiển minh

Ngữ cảnh hiển ngôn hay còn gọi là ngữ cảnh lý tƣởng theo cách gọi của chúng tôi là ngữ cảnh có động từ trần thuật “mời” – động từ này xuất hiện trong những câu trần thuật để tạo ngữ cảnh mời mọc.

Xét trƣờng hợp thứ nhất:

“…vợ anh đã chạy ra đuổi chó, đon đả chào chồng và chào khách, đoạn

mời:

- Hai anh vào trong nhà.”

(TNVN: 764) Từ “mời” xuất hiện trong câu trần thuật “… vợ anh đã chạy ra đuổi chó, đon

đả chào chồng và khách, đoạn mời:…” có tác dụng làm hiển ngôn hóa ngữ cảnh,

làm cho ngữ cảnh trở thành một tình huống giao tiếp mời mọc không cần bàn cãi. Vậy, “mời” chính là dấu hiệu hình thức để phát ngôn “Hai anh vào trong nhà.” là một phát ngôn mời. Thực ra tình huống giao tiếp – ngữ cảnh hẹp này nằm trong một ngữ cảnh lớn hơn là môi trƣờng văn hóa xã hội Việt. Đó là văn hóa mến khách của gia đình Việt. Thái độ “đon đả chào chồng và khách” của ngƣời vợ đã thể hiện

rõ điều đó. Nên phát ngôn của ngƣời vợ chính là một lời mời bộc lộ sự tiếp đón khách chu đáo, nhiệt tình.

Xét trƣờng hợp thứ hai:

“Ánh mắt của người chủ bỗng dịu lại, ông mở cửa, mời: - Cô vào ngồi chơi.”

(TNH: 41) Tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp thứ nhất, từ “mời” đã làm hiển ngôn hóa ngữ cảnh “Ánh mắt của người chủ bỗng dịu lại, ông mở cửa, mời:…” tạo nên một tình huống giao tiếp mời giữa chủ (“ông”) và khách (“cô”) nên phát ngôn sau đó “Cô vào ngồi chơi.” đƣợc xác định là một phát ngôn mời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi chúng ta có ngữ cảnh lý tƣởng, chúng ta không còn gặp những khó khăn trong vấn đề xác định phát ngôn ấy có phải là phát ngôn mời hay không mà chúng ta có thời gian để nhìn thấy những đa dạng của ngữ cảnh lời mời và những đặc điểm riêng có trong từng phát ngôn mời có chung hay khác ngữ cảnh.

Nhƣ trong mục 2.1 chúng tôi đã đề cập đến vấn đề “Những hoàn cảnh giao

tiếp của lời mời” – nghĩa là trong ngữ cảnh nào thì ngƣời ta mời nhau hay nói cách

khác, lời mời đƣợc nảy sinh trong những ngữ cảnh nào.

Trƣớc tiên vẫn là những ngữ cảnh quen thuộc mang dấu ấn, thói quen của phong tục tập quán, văn hóa của ngƣời Việt – một văn hóa đa tình với những tình cảm đan xen giữa các mối quan hệ gia đình, họ hàng và xã hội – là những ngữ cảnh rộng bao trùm và chi phối lên những ngữ cảnh hẹp của các lời mời trong từng tình huống giao tiếp cụ thể.

Trong đó, quan hệ chủ – khách là một trong những quan hệ xã hội của những “người dưng nước lã/ người dưng khác họ”, nhƣng trong văn hóa Việt thì vẫn hiện lên lấp lánh tình ngƣời của một nền một văn hóa trọng tình trọng nghĩa.

Chẳng vậy mà khách đến nhà, sau câu chào khách, chủ nhà sẽ mời khách vào nhà:

“… vợ anh đã chạy ra đuổi chó, đon đả chào chồng và chào khách, đoạn

mời:

- Hai anh vào nhà.”

(TNVN: 764) Khi khách đã vào đến trong nhà, chủ nhà sẽ mời khách ngồi.

“- Bác ngồi chơi, chắc cô cháu cũng sắp về rồi.

Anh pha ấm trà ướp sen mời.”

(TNHTGN: 360) Sau đó sẽ mời khách uống nƣớc.

“Đợi ông già ngồi xuống, anh rót trà mời ông: - Dạ, bác uống nước!...”

(VNQĐ:96, số 643) Đó là hành động ngôn ngữ mời với những lời mời (mời vào nhà, mời ngồi,

mời uống nước, mời ở lại ăn cơm… khi nhà có khách đến chơi, đến thăm) hết sức bình thƣờng và tự nhiên của bất kỳ ngƣời Việt nào khi họ ở trong những tình huống nhƣ thế. Những lời mời tự nhiên nhƣ vậy đƣợc bắt nguồn từ tình cảm giữa con ngƣời với con ngƣời và từ văn hóa giao tiếp đã có tự ngàn xƣa của ngƣời Việt. Có thể nói, văn hóa giao tiếp xã hội nói chung và văn hóa mời của ngƣời Việt nói riêng là những nét đẹp truyền thống trong lịch sử lâu đời của dân tộc Việt. Còn mời là một hành động ngôn từ đẹp không chỉ ở ngôn ngữ mà còn ở ý nghĩa thực tế của nó.

Về hình thức, cấu trúc thƣờng gặp trong những phát ngôn mời gián tiếp có từ xƣng hô trong ngữ cảnh lý tƣởng là:

TXH + ĐT

Đây đƣợc coi là cấu trúc lõi, còn các phát ngôn mời dài hay ngắn tùy thuộc vào cấu trúc lõi đƣợc mở rộng hay giữ nguyên. Sự mở rộng này dựa trên đặc điểm ngữ nghĩa và ngữ pháp của mỗi phát ngôn.

Có phát ngôn mời có mục đích hƣớng tới ngƣời đƣợc mời. (a) “Cô rót nước mời bà:

Bác uống nước nóng cho ấm.”

(VNQĐ: 26, số 635) (b)“Bình ấn nút lò sưởi, pha một ca nước chè đường rồi mời người phụ nữ: Chị uống nước đi đã, uống cho ấm.”

(TNT: 261) Ý nghĩa hƣớng tới ngƣời đƣợc mời của phát ngôn mời có đƣợc là do từ “cho” (chỉ mục đích) đƣợc sử dụng trong phát ngôn. Về mặt kết hợp, sau “cho” thƣờng là các tính từ.

Ở (a) và (b) thì hành động mời uống nƣớc “cho ấm” là hƣớng tới đối tƣợng đƣợc mời là “bác” và “chị”. Thực ra, điều này hoàn toàn phù hợp với bản chất của

các phát ngôn mời nói chung là hƣớng tới đối tƣợng đƣợc mời, đề cao, tôn trọng ngƣời đƣợc mời. Ngƣời đƣợc mời đƣợc hƣởng lợi khi đƣợc mời.

Có những phát ngôn sử dụng các dạng kết cấu khác nhau nhằm những mục đích mời khác nhau. Có những kiểu kết cấu mời mà nếu không có ngữ cảnh cho phép chúng ta sẽ không hoặc ít nghĩ tới khả năng đó là những lời mời. Và với mỗi kết cấu đƣợc lựa chọn trong mỗi phát ngôn mời đều mang những ý nghĩa nhất định, thể hiện chiến lƣợc mời của chủ thể.

Kết cấu “có – thì”

Xét phát ngôn:

“- Vâng. Anhđi cùng thì đi cho vui. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tôi sung sướng vì được em mời, vội vàng dắt xe đạp tìm chỗ gởi xe để chở em bằng xe cúp của em.”

(TNT: 478) Ngữ cảnh hiển minh do có từ “mời” xuất hiện trong ngữ cảnh “Tôi sung

sướng vì được em mời…” đã giúp chúng ta dễ dàng xác định phát ngôn “Anh có đi cùng thì đi cho vui.” là một phát ngôn mời. Sử dụng kết cấu này, lời mời mang tính

chất là lời ngỏ, để ngỏ sự lựa chọn cho ngƣời đƣợc mời. Những lời mời với cấu trúc này thƣờng đƣợc cho là thiếu nhiệt tình vì ngƣời đƣợc mời có thể đồng ý hoặc

dễ từ chối nếu không đồng ý. Thể diện của ngƣời đƣợc mời có thể bị đe dọa nếu nhận lời vì bị cho là vụ lợi. Nhƣng trong tình huống này, vì phát ngôn mời đƣợc mở rộng để cụ thể hóa sự quan tâm, đề cao của ngƣời mời đối với ngƣời đƣợc mời “cho vui” nên mức độ đe dọa thể diện đối với ngƣời đƣợc mời giảm đi. Và những phát ngôn mời này thƣờng có ở những quan hệ chƣa thực sự thân thiết, thoải mái.

Kết cấu “có….…thì” là một trong những kết cấu cũng đƣợc các tác giả dân gian sử dụng rất nhiều trong ca dao mà chúng tôi sẽ đề cập tới ở những mục sau.

Kết cấu lựa chọn “hay (là)”

Xét trƣờng hợp:

Hay là hai bác cháu mình ra đầu làng làm… bữa thịt chó đi.”

…Anh chán hẳn. Chán ngay cả câu mời mọc của mình…”

(CL: 389) Với ngữ cảnh hiển minh “…Chán ngay cả câu mời mọc của mình…” xuất hiện ở phía sau phát ngôn đã giúp chúng ta xác định phát ngôn với kết cấu lựa chọn là một phát ngôn mời. Khi sử dụng kết cấu này, lời mời mang tính do dự và tính không ép buộc; nó nhƣ một lời gợi ý, giúp cho đối tƣợng đƣợc mời có thể có những sự lựa chọn khác. Những điều đó làm tăng thêm tính lịch sự cho lời mời.

Kết cấu với trợ từ “đi”

Xét trƣờng hợp:

“Ngày hôm ấy, sinh nhật nó bước sang tuổi mười bảy. Biết rằng tôi không đi,

nó vẫn gọi điện đến mời. “Mình tổ chức ở vũ trường Đen, cậu đến với mình một chút đi.”

(VNQĐ: 59, số 633) Nếu chỉ xét riêng phát ngôn “…cậu đến với mình một chút đi.” thì chúng ta dễ xếp nó vào các phát ngôn cầu khiến. Nhƣng do có ngữ cảnh hiển minh “…nó

vẫn gọi điện đến mời.” nên phát ngôn trên là phát ngôn mời và trợ từ “đi” biểu thị ý

mời. Do đó, ngoài ý nghĩa mời mọc, phát ngôn này còn có thêm ý nghĩa cầu khiến,

Một phần của tài liệu Hành động mời trong giao tiếp của người Việt và một số vấn đề về dạy hành động mời cho người nước ngoài (Trang 41)