Một vài vấn đề lý luận liên quan đến phƣơng pháp dạy tiếng

Một phần của tài liệu Hành động mời trong giao tiếp của người Việt và một số vấn đề về dạy hành động mời cho người nước ngoài (Trang 76)

6. Bố cục luận văn

3.1 Một vài vấn đề lý luận liên quan đến phƣơng pháp dạy tiếng

Một trong những đóng góp có ý nghĩa “cách mạng” của Ferdinand de Saussure là sự phân biệt giữa “ngôn ngữ” và “lời nói”. Nhƣng mặt hạn chế của

“cuộc cách mạng” ấy là ông đã nhìn nhận chúng trong sự biệt lập, tách rời nhau mà chƣa thấy đƣợc mối quan hệ hai chiều giữa chúng. Sự ra đời của ngành Dụng học nhƣ một sự phát triển tất nhiên của khoa học Ngôn ngữ; một mặt đánh dấu sự trƣởng thành hơn nữa của Ngôn ngữ học, một mặt khắc phục đƣợc sự hạn chế trong lý thuyết của F. de. Sausure nói riêng và ngữ pháp truyền thống nói chung.

Dụng học ra đời với các lý thuyết về hành động ngôn từ đã mở ra rất nhiều hƣớng nghiên cứu mới trong ngôn ngữ. Ngôn ngữ đƣợc nhìn nhận trong sự đa diện; các hiện tƣợng ngôn ngữ trƣớc đây cũng đã có lời giải thích hoặc đƣợc lý giải phần nào; mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa đƣợc đƣợc tìm hiểu theo chiều sâu… Cũng trên cơ sở của Dụng học mà chúng tôi đề xuất việc lấy hành động ngôn từ làm cơ sở để giảng dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ nhằm bổ sung thêm về mặt lý luận cũng nhƣ về mặt phƣơng pháp cho việc dạy tiếng.

Tìm tòi và đổi mới phƣơng pháp trong dạy tiếng là một việc cần làm thƣờng xuyên và liên tục nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy, nhằm đáp ứng nhu cầu và yêu cầu học tiếng Việt ngày càng tăng của ngƣời nƣớc ngoài. Vì trong xu thế hội nhập và phát triển, số lƣợng ngƣời nƣớc ngoài đến Việt Nam ngày càng nhiều với các mục đích khác nhau: làm việc, du lịch, học tập... Theo đó mà nhu cầu và yêu cầu học tiếng Việt của các đối tƣợng này cũng rất khác nhau. Dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài nhƣ một ngoại ngữ đang là mối quan tâm lớn của những ngƣời giảng dạy trong lĩnh vực giáo dục nói chung để có một chất lƣợng dạy và học tốt nhất.

Nếu đến cuối thế kỷ XIX, chúng ta mới chỉ có một phƣơng pháp dạy ngoại ngữ là phƣơng pháp ngữ pháp – dịch thì trong thế kỷ XX đã xuất hiện một loạt các phƣơng pháp dạy tiếng mới nhƣ: trực tiếp, nghe – nói, nghe – nhìn, thực hành có ý

thức, giao tiếp… Trên thực tế, phƣơng pháp dạy tiếng rất đa dạng nhƣng chƣa có

phƣơng pháp nào là hoàn hảo nhất, trong đó phƣơng pháp dạy tiếng theo hƣớng giao tiếp đang là xu hƣớng mới, đƣợc đánh giá có nhiều ƣu điểm và đƣợc ƣa chuộng. Việc chúng tôi đề xuất ứng dụng hành động ngôn từ vào việc dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ cũng nằm trong xu hƣớng mới đó.

Trƣớc đây, cái đích trong việc dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài theo phƣơng pháp truyền thống là việc nắm vững các cấu trúc cú pháp, từ vựng với vai trò trung tâm là ngƣời dạy. Thậm chí nếu phƣơng pháp truyền thống có đề cập đến đích giao tiếp thì nó cũng vẫn coi cấu trúc ngữ pháp và từ vựng là cái thang để đo hiệu quả. Vẫn biết ngữ pháp chiếm một vị trí quan trọng để “đánh giá” hay “tạo nên” năng lực giao tiếp cho ngƣời học nhƣng nó cũng chỉ là một trong ba bình

diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của ngôn ngữ. Trong khi đó, phƣơng pháp giao tiếp lại chú trọng vào năng lực giao tiếp của ngƣời học, giúp ngƣời học có thể sử dụng các quy tắc của ngôn ngữ một cách linh hoạt, uyển chuyển để họ có thể diễn đạt và thể hiện khả năng giao tiếp của mình một cách chủ động hay phản xạ nhanh trong các tình huống giao tiếp thực tế, phù hợp với môi trƣờng văn hóa xã hội bản ngữ, ngƣời học trở thành trung tâm trong lớp học. Nhìn chung, có thể nói rằng: nếu phƣơng pháp truyền thống để ý hơn cả đến năng lực ngữ pháp của ngƣời học thì phƣơng pháp mới (phƣơng pháp giao tiếp) lại quan tâm nhiều nhất đến năng lực giao tiếp của ngƣời học. Vì vậy áp dụng phƣơng pháp giao tiếp, vào dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ thật sự mang tính thực tiễn cao.

Lấy hành động ngôn từ làm cơ sở để dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ mà chúng tôi đề xuất thực ra cũng chỉ là một trong rất nhiều cách dạy trong phƣơng pháp giao tiếp nói riêng và phƣơng pháp dạy nói chung. Nói lấy hành động ngôn từ làm cơ sở để dạy không phải là bỏ qua những cách dạy theo truyền thống mà đó là

sự phối hợp linh hoạt với cách dạy truyền thống để có thể giúp sinh viên sử dụng hiệu quả phƣơng tiện ngôn ngữ đích là tiếng Việt để giao tiếp ở mức độ nhanh nhất. Đây cũng có thể coi là phƣơng pháp giao tiếp – một phƣơng pháp rất sinh động, gần gũi với thực tế. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng và phát huy tốt cách dạy này thƣờng là đối với đối với những sinh viên đã có thể giao tiếp đƣợc ở mức độ cơ bản. Ứng dụng cách dạy này đối với sinh viên đã “biết ít nhiều” sẽ giúp họ tiến bộ nhanh hơn và đồng đều hơn ở các kỹ năng nghe – nói. Mà đây lại lại là hai trong bốn kỹ năng khó nhất đối với ngƣời học ngoại ngữ.

Mục tiêu của ngƣời học ngoại ngữ là học để sử dụng ngoại ngữ mà mình học có hiệu quả nhất, đặc biệt là trong giao tiếp – hƣớng đến kỹ năng nghe – nói nhiều hơn (trừ những ngƣời học để nghiên cứu); nghĩa là ngƣời học có thể giao tiếp ở các mức độ khác nhau với ngƣời bản ngữ hay ngƣời sử dụng ngoại ngữ đó trong môi trƣờng bản ngữ (hay không bản ngữ). Ngƣời dạy sử dụng phƣơng pháp giao tiếp để dạy chính là đã hƣớng đến mục tiêu trên của ngƣời học vì mục tiêu của phƣơng pháp giao tiếp là muốn cho ngƣời học giao tiếp bằng ngôn ngữ đích càng sớm càng tốt.

Dạy tiếng Việt còn gắn với việc giới thiệu đất nƣớc, văn hóa và con ngƣời Việt Nam. Hiểu biết về ngôn ngữ luôn luôn gắn chặt với những hiểu biết về văn hóa, dân tộc. Có hiểu biết về văn hóa, ngƣời học mới sử dụng tiếng Việt chuẩn mực và chính xác. Chỉ có phát huy tốt cách dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ theo phƣơng pháp giao tiếp mới có thể đáp ứng đƣợc điều đó.

Trên thực tế, để có thể thực hiện giao tiếp hay tham gia giao tiếp bằng ngoại ngữ mà mình học, sự nắm bắt và hiểu đƣợc các cấu trúc ngữ pháp là chƣa đủ mà cần phải có những hiểu biết nhất định về thói quen sử dụng ngôn ngữ của ngƣời bản ngữ – tức là những hiểu biết nhất định về văn hóa bản ngữ mà nếu chỉ dạy theo phƣơng pháp truyền thống thì ngƣời học sẽ không thể tiếp cận đƣợc “môi trường văn hóa bản ngữ” để thể hiện “năng lực ngữ pháp” mà mình có (hay sử dụng các

Ứng dụng hành động ngôn từ vào việc dạy tiếng cũng cùng có chung những mục tiêu trên và hơn hết, nó giúp cho ngƣời học tiếp cận và giao tiếp bằng ngôn đích một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất và “chuẩn bản ngữ” nhất.

Những sách dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài hiện nay hầu hết vẫn chƣa đổi mới theo hƣớng giao tiếp, vẫn còn nặng về từ vựng – ngữ pháp nên với những điều mà chúng tôi vừa nói ở trên thì việc đƣa phƣơng pháp giao tiếp trong đó có việc ứng dụng hành động ngôn từ vào dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài là một sự cần thiết.

Một phần của tài liệu Hành động mời trong giao tiếp của người Việt và một số vấn đề về dạy hành động mời cho người nước ngoài (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)