1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực Trạng Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Và Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Công Tác Tuyển Dụng Nhân Lực Tại Phòng Nội Vụ Huyện Tam Đảo

56 931 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Phòng Nội vụ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theoquy định của pháp luật về lĩnh vực chuyên ngành và các nhiệm vụ, quyền hạnsau:  Trình UBND cấp huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC

BÁO CÁO KIẾN TẬP

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN TAM ĐẢO

ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP:

PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN TAM ĐẢO

Người hướng dẫn : Tạ Thị Vân Anh Sinh viên thực hiện : Đào Thị Huệ Ngành đào tạo : Quản trị Nhân lực

Khóa học : 2012 - 2016

Hà Nội – 2015

MỤC LỤC

Trang 2

B.PHẦN NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC 6

1.1 Tổng quan về phòng Nội vụ huyện Tam Đảo 6

1.1.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 6

1.1.2 Cơ cấu tổ chức và các mối liên hệ bên trong tổ chức 10

1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển 15

1.2 Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng nhân lực 15

1.2.1 Khái niệm tuyển dụng nhân lực và một số khái niệm liên quan 15

1.2.2 Tầm quan trọng của tuyển dụng nhân lực 17

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá 18

1.2.4 Các yếu tố tác động, ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng nhân lực 18

1.3 Sự cần thiết của công tác tuyển dụng nhân lực 20

1.3.1 Yêu cầu đặt ra trong công tác tuyển dụng nhân lực tại tổ chức 20

1.3.2 Đặc thù của tổ chức 24

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN TAM ĐẢO 25

2.1 Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại phòng Nội vụ huyện 25

2.2 Đánh giá thực trạng tuyển dụng nhân lực tại Phòng Nội vụ huyện Tam Đảo 33

2.2.1 Thành tựu 34

2.2.2 Hạn chế 35

2.2.3 Tính cấp thiết trong công tác tuyển dụng 38

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI PHÒNG NỘI VỤ HUYỆN TAM ĐẢO 39

3.1 Mục tiêu, phương hướng 39

3.1.1 Mục tiêu 39

3.1.2 Phương hướng đến năm 2020: 41

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực của tổ chức 41

C KẾT LUẬN 47

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DL-DV-TM Du lịch – dịch vụ - thương mại

GPMB Giải phóng mặt bằng

GD & ĐT Giáo dục và đào tạo

HĐND Hội đồng nhân dân

Trang 4

tư duy mới Chúng ta chỉ giữ lại những gì còn phù hợp với thời buổi hiện nay,còn lại phải thay đổi hết Từ đó chúng ta thấy rõ nhu cầu cấp thiết của Tổchức trong việc tuyển dụng một đội ngũ cán bộ công nhân viên mới thoả mãnyêu cầu của công việc.

Cùng với công tác đào tạo và đào tạo lại thì công tác tuyển dụng nhânlực được xem là hoạt động then chốt của tổ chức trong việc có được một độingũ cán bộ công nhân viên thoả mãn yêu cầu công việc mới Hoạt độngtuyển dụng nhân lực sẽ quyết định lớn đến chất lượng và sự phù hợp của cán

bộ công nhân viên Nếu công tác này được làm tốt thì tổ chức sẽ có một cơcấu tổ chức hợp lý, đủ sức tồn tạivà phát triển, ngược lại là có thể dẫn tới sựphá sản của Tổ chức

Để thấy được thực trạng về nguồn nhân lực tại huyện Tam Đảo, huyện đãthực hiện theo Quyết định số 169/QĐ-SNV ngày 16/6/2014 của Giám đốc SởNội vụ về Thanh tra công tác Nội vụ 6 thán g cuối năm 2014 Đoàn Thanhtra Công tác Nội vụ đã tiến hành thanh tra tại một số phòng chuyênmôn, 08 xã và một số trường Trung học cơ sở (THCS), Tiểu học (TH), Mầmnon (MN) thuộc huyện Tam Đảo và đã cho kết quả như sau:

Trang 5

Huyện Tam Đảo là huyện Miền núi phía Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, diệntích tự nhiên 23.587,62 ha; huyện có 09 đơn vị hành chính (08 xã và 01 thịtrấn) với 104 thôn, tổ dân phố; toàn huyện có 20.572 hộ với 76.350 nhân khẩu(Số liệu tính đến hết 31/12/2013) Trong huyện có tổng số cán bộ, công chức,viên chức, lao động hợp đồng được giao: 162 người (76 công chức, 55 viênchức, 13 hợp đồng lao động 5 năm, 18 lao động hợp đồng theo Nghị định 68/NĐ-CP) Tổng số cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng hiện cómặt: 154 người (71 công chức, 54 viên chức, 11 hợp đồng lao động 5 năm, 18lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 củaChính phủ).

Về việc quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức: Công tác quản lýbiên chế và bố trí công tác cán bộ, công chức, viên chức của UBND huyện TamĐảo thực hiện đúng quy định và đúng chỉ tiêu biên chế được UBND tỉnh giaohàng năm Cán bộ, công chức, viên chức được bố trí công tác phù hợp với trình

độ chuyên môn được đào tạo, phù hợp với chức danh và vị trí việc làm khi tuyểndụng Tuy nhiên, số lượng cán bộ, công chức, viên chức ở huyện Tam Đảo đặcbiệt là những nhà lãnh đạo đa phần là những người lớn tuổi và được tiếp xúc vớicông nghệ thông tin hiện đại muộn hơn Trong khi đó, môi trường làm việc đangdần dần từng bước được cải thiện với những trang thiết bị máy móc hiện đại nhằmphục vụ tốt công tác quản lý trong tổ chức Do đó, việc tuyển dụng đội ngũ cán bộcông nhân viên mới là yêu cầu bức thiết đặt ra cho huyện Tam Đảo nói chung vàphòng Nội vụ huyện nói riêng

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản và thực trạng của công táctuyển dụng nhân lực tại phòng Nội vụ huyện Tam Đảo, phát hiện ra đượcnhững mặt ưu điểm, phù hợp và những mặt còn tồn tại, chưa phù hợp để từ

đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện hơn nữa chất lượngcông tác tuyển dụng nhân lực của tổ chức, giúp cho tổ chức có được đội ngũnhân lực phẩm chất tốt, chất lượng cao

Trang 6

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Dựa vào mục tiêu của đề tài, khi thực hiện nghiên cứu ta cần tập trungvào một số nhiệm vụ chính sau:

Cần phải đi vào phân tích những cơ sở lý luận của đề tài từ đó nhằmnói lên sự cấp thiết của vấn đề trong xã hội nói chung và trong cơ quan, tổchức nói riêng

Thực hiện khảo sát thực trạng, hiện trạng của vấn đề tại cơ quan rồiphân tích những điểm mạnh, yếu, phù hợp, chưa phù hợp

Chỉ ra được những nguyên nhân dẫn đến sự phù hợp hay chưa phùhợp đó của vấn đề

Đưa ra được những giải pháp để nhằm giải quyết những mặt chưa tốt

và duy trì, phát huy những mặt mạnh của cơ quan trong công tác tuyển dụngnhân lực, đồng thời đưa ra một số kiến nghị với các bên có liên quan tới côngtác tuyển dụng nhân lực của cơ quan

4 Phạm vi nghiên cứu

Tập trung chủ yếu vào các vấn đề nhân lực và đặc biệt là công táctuyển dụng nhân lực tại phòng Nội vụ huyện Tam Đảo trong thời kỳ hiện tại

và kế hoạch nhằm hoàn thiện trong tương lai

5 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu này tôi dùng một số phương pháp sau để phục vụ chocông tác nghiên cứu:

Phương pháp phân tích: đây là phương pháp nhằm phân chia cái toànthể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tốcấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bảnchất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiêncứu một cách mạh lạc hơ, hiểu được cái chng, cái phức tạp từ những yếu tố bộphận ấy

Trang 7

Phương pháp tổng hợp : là phương pháp tiếp nối của pha tích, tổng hợp

là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phântích để tìm ra cái chung cái khái quát Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt,phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đượcbản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu

Phương pháp phỏng vấn : đưa ra những câu hỏi trực tiếp cho nhữngngười lãnh đạo, quản lý, nhân viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn của tổchức để có được những thông tin cần thiết cho bài nghiên cứu

Phương pháp điều tra, tra cứu, thu thập thông tin : Thu thập thông tintrực tiếp tại tổ chức, tham khảo tài liệu số liệu cán bộ công nhân viên chứccủa các năm trước còn lưu giữ lại, các văn bản của tổ chức Sự hướng dẫntrực tiếp và giúp đỡ của lãnh đạo, những kiến thức học được từ các bài giảng,sách giáo khoa, tài liệu của các giảng viên trong và ngoài nhà trường, thôngtin trên internet, các bài luận văn, báo cáo thực tập của sinh viên các nămtrước

Phương pháp quan sát: quan sát những gi mà các cán bộ công nhânviên chức trong tổ chức thực hiện để hiểu biết thêm về những gì mà họ đanglàm, đang thực hiện để có thể nhìn nhận được một cách trực tiếp các mối quan

hệ tồn tại giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa các thành viên trong tổ chức haygiữa tổ chức này với tổ chức khác

6 Ý nghĩa, đóng góp của đề tài

Về mặt lý luận : qua việc nghiên cứu đề tài về công tác tuyển dụng

nhân lực sẽ cho ta thấy được sự cần thiết, sự quan trọng của đội ngũ nhân lựctrong mọi tổ chức Đồng thời, thấy được nững tiêu chuẩn, chuẩn mực, yêu cầucần phải có đối với một người cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quannhà nước

Về mặt thực tiễn : nói lên được thực trạng nguồn nhân lực trong tổ chức

và những mặt đã làm được cũng như còn tồn đọng những hạn chế trong công

Trang 8

tác quản lý cũng như tuyển dụng nhân lực của tổ chức Từ đó đề ra những giảipháp cụ thể nhằm nâng cao và hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực.

Trang 9

7 Kết cấu đề tài

Đề tài được kết cấu làm 3 chương:

Chương 1 Tổng quan về tổ chức và cơ sở lý luận của công tác tuyểndụng nhân lực

Chương 2 Thực trạng về công tác tuyển dụng nhân lực tại phòng nội

vụ huyện Tam Đảo

Chương 3 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tạiphòng Nội vụ huyện Tam Đảo;

Trang 10

B.PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG

TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC

1.1 Tổng quan về phòng Nội vụ huyện Tam Đảo

Tên đơn vị : Phòng Nội vụ huyện Tam Đảo

Địa chỉ: Km số 10 – Hợp Châu – Tam Đảo – Vĩnh Phúc

Số điện thoại : 0211.3853.830

Email : noivutamdao.8@gmail.com

1.1.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

Phòng Nội vụ có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiệnchức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quanhành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương;địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức

xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôngiáo; thi đua khen thưởng Phòng Nội vụ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theoquy định của pháp luật về lĩnh vực chuyên ngành và các nhiệm vụ, quyền hạnsau:

 Trình UBND cấp huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụtrên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định

 Trình UBND cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kếhoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thựchiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao

 Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kếhoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao

 Về tổ chức, bộ máy:

Trang 11

Tham mưu, giúp UBND cấp huyện quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện theo hướng dẫn của

cơ quan nhà nước cấp trên;

Trình UBND cấp huyện quyết định hoặc giúp UBND cấp huyện trìnhcấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các cơquan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện;

Xây dựng đề án về tổ chức của các tổ chức sự nghiệp trình cấp có thẩmquyền quyết định;

Tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập, sápnhập, hợp nhất, giải thể các tổ chức phối hợp liên ngành cấp huyện theo quyđịnh của pháp luật

 Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:

Tham mưu giúp Chủ tịch UBND cấp huyện giao chỉ tiêu biên chế hànhchính, sự nghiệp hàng năm;

Giúp UBND cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biênchế hành chính, sự nghiệp;

Giúp UBND cấp huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quy định vềchế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức

sự nghiệp cấp huyện và UBND cấp xã

 Về công tác xây dựng chính quyền:

Giúp UBND cấp huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thựchiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo phâncông của UBND cấp huyện và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;

Thực hiện các thủ tục giúp Chủ tịch UBND cấp huyện phê chuẩn cácchức danh lãnh đạo của UBND cấp xã; giúp UBND cấp huyện trình UBNDtỉnh phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật;

Tham mưu, giúp UBND cấp huyện xây dựng đề án thành lập mới,nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để UBND trình HĐNDcùng cấp thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết

Trang 12

định Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hànhchính của huyện, thành, thị;

Giúp UBND cấp huyện trong việc hướng dẫn thành lập, sáp nhập, hợpnhất, giải thể và tổng hợp báo cáo về hoạt động của thôn, làng, bản, tổ dânphố trên địa bàn huyện theo quy định; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ choTrưởng, Phó thôn, làng, bản, tổ dân phố

 Giúp UBND cấp huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báocáo việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính,đơn vị sự nghiệp, xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện,thành, thị

 Về cán bộ, công chức, viên chức:

Tham mưu, giúp UBND cấp huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng, điềuđộng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo, bồidưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán bộ, côngchức, viên chức của các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của UBNDcấp huyện;

Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, phường, thị trấn vàthực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên tráchcấp xã theo phân cấp

 Về cải cách hành chính:

Giúp UBND cấp huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quanchuyên môn cùng cấp và UBND cấp xã thực hiện công tác cải cách hànhchính ở địa phương;

Tham mưu, giúp UBND cấp huyện về chủ trương, biện pháp đẩy mạnhcải cách hành chính trên địa bàn huyện, thành, thị;

Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo UBNDcấp huyện và giúp UBND cấp huyện báo cáo các cơ quan cấp trên

 Giúp UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức vàhoạt động của hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn

Trang 13

Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp hành chế độ,quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ;

Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo quản và tổchức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện vàLưu trữ huyện

 Về công tác tôn giáo:

Giúp UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thựchiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôngiáo và công tác tôn giáo trên địa bàn;

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiệnnhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của UBNDtỉnh và theo quy định của pháp luật

 Về công tác thi đua, khen thưởng:

Tham mưu, đề xuất với UBND cấp huyện tổ chức các phong trào thiđua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nướctrên địa bàn huyện; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua - Khenthưởng cấp huyện;

Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, nội dung thiđua, khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thiđua, khen thưởng theo quy định của pháp luật

 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các viphạm về công tác nội vụ theo thẩm quyền

 Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng

hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội

vụ trên địa bàn

 Giúp UBND cấp huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnhvực công tác khác được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướngdẫn của Sở Nội vụ

Trang 14

1.1.2 Cơ cấu tổ chức và các mối liên hệ bên trong tổ chức

 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng Nội vụ huyện Tam Đảo:

Phòng Nội vụ huyện Tam Đảo với cơ cấu tổ chức bộ máy gồm 1 trưởngphòng, 1 phó trưởng phòng và 3 chuyên viên tương ứng với từng chức vụ, vịtrí là những nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khác nhau:

 Trưởng phòng: Ông Khổng Đình Ngôn

Trực tiếp nhận chỉ đạo công việc từ Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch phụtrách khối và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, Phó chủ tịch về những nhiệm

vụ được giao;

Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành chung hoạt động của phòng;

Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức, biên chế lao động, quản lý tàichính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và theo phân cấpcủa uỷ ban nhân dân huyện;

Theo dõi, chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ của Phòng Nội vụ huyện

 Phó trưởng phòng: Ông Nguyễn Văn Tỉnh; Chịu trách nhiệm trướcTrưởng phòng về các lĩnh vực sau:

Trang 15

Phụ trách các lĩnh vực : chính quyền địa phương; địa giới hành chính;cán bộ công chức xã, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ;

Tham mưu về công tác tổ chức, biên chế các cơ quan hanh chính, đơn

vị sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhànước; lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng, công tác thanh niên

Tham mưu các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trên địa bàn và tổchức triển khai thực hiện theo quy định

Tham mưu ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụthuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao

Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kếhoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao

Tham mưu các văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổchức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện theo hướng dẫn củaUBND tỉnh

Thực hiện xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sựnghiệp trình cấp có thẩm quyền quyết định

Tham mưu quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyênmôn thuộc UBND huyện

Tham mưu quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức phốihợp liên ngành huyện theo quy định của pháp luật

Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo

và xử lý các vi phạm về công tác nội vụ theo thẩm quyền

Chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo hàng tháng, quý, năm của Phòng vàcác báo cáo chuyên đề về công tác tôn giáo, công tác thi đua khen thưởng

Và thực hiện những công việc khác được Trưởng phòng phân công

 Chuyên viên: Ông Nguyễn Hoài Nam

Trang 16

Giúp Phó trưởng phòng thực hiện việc chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và

tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước về tôn giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn

Giúp Phó trưởng phòng chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môncùng cấp để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàntheo phân cấp của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật

Làm công tác kế toán của cơ quan

Chịu trách nhiệm tham mưu xây dựng các báo cáo chuyên đề thuộc cáclĩnh vực được phân công

Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo phân công

 Chuyên viên: Bà Tạ Thị Vân Anh

Giúp Phó trưởng phòng trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báocáo việc thực hiện Pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính,đơn vị sự nghiệp, xã, thị trấn trên địa bàn huyện

Giúp Phó trưởng phòng triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quanchuyên môn cùng cấp và uỷ ban nhân dân cấp xã, thị trấn thực hiện công táccải cách hành chính ở địa phương

Giúp Phó trưởng phòng về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải cáchhành chính trên địa bàn huyện

Giúp Phó trưởng phòng tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địaphương báo cáo uỷ ban nhân dân huyện và cấp tỉnh

Giúp Phó trưởng phòng hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trênđịa bàn huyện chấp hành chế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư,lưu trữ

Giúp Phó trưởng phòng hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghệp vụ vềthu thập, bảo vệ, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơquan, đơn vị trên địa bàn huyện và Lưu trữ huyện

Trang 17

Giúp Phó trưởng phòng tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học,công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhànước về công tác nội vụ trên địa bàn.

Giúp Phó trưởng phòng quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ,chính sách, chế độ đã ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng vềchuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm viquản lý của phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của

uỷ ban nhân dân huyện

Giúp Phó trưởng phòng tổ chức các phong trào thi đua và triển khaithực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện;làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng huyện

Giúp Phó trưởng phòng hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kếhoạch, nội dung thi đua, khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý

và sử dụng Quỹ thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật

Chịu trách nhiệm tham mưu xây dựng các báo cáo chuyên đề thuộc cáclĩnh vực được phân công

Làm công việc Văn phòng và thực hiện một số nhiệm vụ khác khi đượclãnh đạo phân công

 Chuyên viên: Ông Nguyễn Duy Linh

Giúp Phó trưởng phòng thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáoChủ tịch UBND huyện và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triểnkhai công tác nội vụ trên địa bàn

Giúp Phó trưởng phòng thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạtđộng của hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn

Chịu trách nhiệm tham mưu xây dựng các báo cáo chuyên đề thuộc cáclĩnh vực được phân công

Giúp Phó trưởng phòng tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốchội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo phân công của UBND huyện và hướngdẫn của UBND cấp tỉnh

Trang 18

Giúp Phó trưởng phòng thực hiện các thủ tục để phê chuẩn các chứcdanh lãnh đạo của UBND cấp xã; giúp UBND huyện trình UBND cấp tỉnhphê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật.

Giúp Phó trưởng phòng xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia, điềuchỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để uỷ ban nhân dân trình Hội đồngnhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét,quyết định Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giớihành chính của huyện

Giúp Phó trưởng phòng trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sápnhập và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt đông của thôn, làng, ấp, bản, tổdân phố trên địa bàn huyện theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng,Phó thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố

Giúp Phó trưởng phòng quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn của uỷ ban nhân dân xã, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực côngtác khác được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của

Sở Nội vụ

Giúp Phó trưởng phòng thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức

xã, thị trấn và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộkhông chuyên trách xã, thị trấn theo phân cấp

Giúp Phó trưởng phòng về công tác Thanh niên

Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được lãnh đạo phân công

 Mối quan hệ giữa phòng Nội vụ với các phòng ban khác :

Phòng Nội vụ huyện thực hiện việc theo dõi, quản lý hồ sơ cán bộ côngnhân viên chức ở các phòng ban ngành nhằm điều chỉnh nhân lực một cáchhợp lý, khoa học, phù hợp với đặc điểm công việc của từng đơn vị để đưa rađược những kế hoạch tuyển dụng hay thuyên chuyển, luân chuyển đúng đắn.Ngược lại, các phòng ban ngành cũng phải cung cấp đầy đủ và đúng về sốlượng cũng như chất lượng của cán bộ công nhân viên chức trong phòng ban

Trang 19

mình cho phòng Nội vụ để giúp phòng Nội vụ có những kết quả, số liệu chínhxác nhất nhằm phục vụ cho công tác quản lý nguồn nhân lực.

Không chỉ có sự liên kết với các phòng ban ngành về vấn đề nhân sự

mà phòng Nội vụ còn có mối liên hệ với các phòng ban ngành khác về cáclĩnh vực có liên quan như : các phòng ban thực hiện kiểm tra, giám sát, đánhgiá các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn ( Phòng Tài nguyên và Môi trường:vấn đề môi trường và tài nguyên trên địa bàn; phòng Dân tộc : tình trạng dântộc trên địa bàn; phòng Ytế : vấn đề sức khoẻ, dân số trên địa bàn;….) sau đógửi báo cáo lại cho phòng Nội vụ để phồng Nội vụ thực hiện tổng hợp và báocáo lên lãnh đạo cấp trên về tình hình của từng đơn vị

1.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển

Huyện Tam Đảo mới thành lập theo nghị định số 153/2003/NĐ-CP,ngày 9 tháng 12 năm 2003 của chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam trên cơ sở tách 3 xã: Yên Dương, Đạo Trù, Bồ Lý của huyện LậpThạch, 4 xã: Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu của huyện TamDương, xã Minh Quang của huyện Bình Xuyên và thị trấn Tam Đảo của thị

xã Vĩnh Yên (lúc đó)

Sau khi huyện Tam Đảo mới được thành lập thì các tổ chức, phòng banquản lý của huyện dần được hình thành lên, gồm các phòng sau : Văn phòngUBND huyện; Phòng Văn hoá – Thông tin; Phòng Giáo dục & Đào tạo;Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phòng Tài nguyên và Môitrường; Phòng Lao động Thương binh – Xã hội; Phòng Công thương; PhòngYtế; Phòng Tư pháp; Phòng Thanh tra; Phòng Nội vụ; Phòng Dân Tộc

Chi bộ Phòng Nội vụ huyện được thành lập và đi vào hoạt động kể từngày 23 tháng 9 năm 2008 theo Quyết định số 440\QĐ – HU của Huyện uỷTam Đảo và phát triển cho đến nay

1.2 Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng nhân lực

1.2.1 Khái niệm tuyển dụng nhân lực và một số khái niệm liên quan.

Trang 20

Tuyển dụng nhân lực là quá trình tìm kiếm, thu hút và tuyển chọn từnhiều nguồn khác nhau những ứng viên đủ khả năng đảm nhận những vị trí

mà cơ quan, tổ chức cần tuyển Hay nói cách khác, tuyển dụng nhân lực làmột quá trình trong đó bao gồm quá trình tuyển mộ và quá trình tuyển chọnnhân lực nhằm tìm được những ứng viên phù hợp để bù đắp sự thiếu hụt nhânlực trong tổ chức

Trong đó, tuyển mộ nhân lực là quá trình thu hút những người xin việc

có trình độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổchức Mọi cơ quan, tổ chức đều phải có đầy đủ khả năng để thu hút đủ sốlượng và chất lượng lao động để nhằm đạt được các mục tiêu của mình Quátrình tuyển mộ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình tuyển chọn.Trong thực tế sẽ có người lao động có trình độ cao nhưng họ không đượctuyển chọn vì họ không được biết các thông tin tuyển mộ, hoặc không có các

cơ hội nộp đơn xin việc Còn quá trình tuyển chọn nhân lực là quá trình mànhà tuyển dụng sử dụng các phương pháp khác nhau để đánh giá và tìm ra cácứng viên phù hợp nhất với cơ quan, tổ chức trong số những người được tuyểnmộ

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữchức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản ViệtNam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởnglương từ ngân sách nhà nước

Công chức là là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vàongạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhànước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơquan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhânchuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an

Trang 21

lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản ViệtNam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sựnghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đốivới công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lậpthì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quyđịnh của pháp luật.

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm,làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởnglương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của phápluật

1.2.2 Tầm quan trọng của tuyển dụng nhân lực

Công tác tuyển dụng nhân lực tại các cơ quan, tổ chức được thực thiện

để nhằm thực hiện một số vấn đề cơ bản sau:

 Đối với cơ quan, tổ chức :

 Nhằm bù đắp sự thiếu hụt về số lượng, chất lượng nhân lực để địnhhướng quá trình tuyển dụng được nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm đồng thờiđảm bảo tính ổn định của tổ chức thông qua sự hợp lý về số lượng, cơ cấu vàtốt về chất lượng

 Tác động trực tiếp tới việc bố trí và sử dụng nhân lực của cơ quan

 Ảnh hưởng trực tiếp tới các quyết định về đào tạo nhân lực trong tổchức

 Giữ vai trò quan trọng trong các quyết định đãi ngộ

 Góp phần vào quá trình thay máu trong tổ chức, tạo ra bầu khôngkhí mới góp phần thực hiện tốt hơn mục tiêu của tổ chức

 Đối với xã hội:

 Thực hiện tốt, hiệu quả hoạt động tuyển dụng nhân lực là góp phầnvào thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương, vùng miền

 Nhằm cân bằng nguồn cung – cầu nhân lực trong tổ chức nói riêng

và ngoài xã hội nói chung

Trang 22

 Điều tiết nguồn lao động.

 Giảm tình trạng thất nghiệp

 Nâng cao đời sống nhân dân, giảm tệ nạn xã hội

 Đối với người lao động

 Tạo ra được cơ hội lựa chọn công việc và đơn vị tuyển dụng phùhợp

 Có công ăn việc làm, thu nhập và phát triển, làm giàu cho bản thân

 Là dịp tìm hiểu sâu hơn về ngành nghề, đặc thù công việc để từ đóđịnh hướng nghề nghiệp và phát triển bản thân phù hợp

Trang 23

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá

Trình độ chuyên môn, kỹ thuật : là sự hiểu biết, khả năng thực hành vềchuyên môn nào đó, có được khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộcchuyên môn nhất định; là trình độ người được đào tạo ở các trường kỹ thuật,được trang bị kiến thức nhất định, kỹ năng thực hành về công việc cụ thể

Sức khoẻ : là trạng thái thoải mái của con người về thể lực, tinh thần.Nếu tổ chức sở hữu những người có sức khoẻ tốt thì công việc của tổ chức sẽđược giải quyết nhanh chóng và đạt hiệu quả cao, còn nếu như trong tổ chức

mà có những cán bộ công nhân viên không được tốt về sức khoẻ, không đượcthoải mái về tinh thần thì công việc sẽ bị trì trệ hoặc hoàn thành chậm

Phẩm chất đạo đức : đây luôn là một tiêu chuẩn rất quan trọng để đánhgiá con người nói chung và người lao động trong tổ chức nói riêng Trongmột tổ chức, những người có phẩm chất đạo đức tốt thì tất yếu văn hoá trong

tổ chức luôn tốt, điều đó thúc đẩy cán bộ công nhân viên trong tổ chức làmviệc

Thâm niên- kinh nghiệm : thâm niên là khoảng thời gian mà người laođộng làm một công việc chuyên môn nhất định Những người thâm niênthường là những ngươi có độ tuổi khá cao Kinh nghiệm là những bài học màngười lao động tích luỹ được trong quá trình làm việc, những kinh nghiệm đó

sẽ giúp họ trong quá trình làm việc đặ biệt khi gặp sự cố

1.2.4 Các yếu tố tác động, ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng nhân lực

 Yếu tố bên trong tổ chức :

Chính sách tuyển dụng cán bộ công nhân viên của tổ chức là điều kiệntiên quyết cho các tổ chức thực hiện công tác quản trị nhân lực, chính sáchnày sẽ tuỳ thuộc vào chiến lược dùng người của tổ chức Ví như đưa ra mộtchính sách ưu tiên nhằm phát triển hoạt động của tổ chức thì những ứng viên

có học về những vấn đề thuộc phạm trù chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với tổchức sẽ có được nhiều cơ hội hơn so với những ứng viên trái ngành

Trang 24

Yếu tố thuộc về phẩm chất: Phẩm chất luôn được coi là một yếu tốquan trọng Yếu tố này có thể chia ra làm nhiều phạm trù, nó phụ thuộc vàonhà quản trị cần loại phẩm chất gì ở người tuyển dụng, việc tuyển cán bộcông nhân viên chính là lựa chọn những ứng viên phù hợp với tính chất củatừng loại công việc Những ứng viên bị loại không có nghĩa là phẩm chất của

họ xấu, không tốt, không sử dụng được mà bởi vì họ không phù hợp với tínhchất cũng như đòi hỏi của công việc mà tổ chức đang cần Khả năng của conngười chỉ có thể phát huy tốt nhất khi bố trí một công việc phù hợp với trình

độ, khả năng, phẩm chất của họ

Chính sách đãi ngộ, bầu không khí, môi trường làm việc, văn hoá trong

tổ chức : một tổ chức có bầu không khí làm việc hoà hợp, năng động, nhiều

cơ hội, thoả sức sáng tạo, có tính cạnh tranh cao trong quá trình làm việc đồngthời có một nền văn hoá tốt đẹp, mang đậm những nét riêng của tổ chức… sẽthu hút được nhiều ứng viên có đầu óc thông minh, có tham vọng nhất là năngđộng và có sáng kiến tham gia ứng tuyển

Các chi phí ch công tác tuyển mộ, cách thức tuyển mộ, cán bộ tuyểnmộ; tính chất của từng loại công việc hay quan điểm của nhà tuyển dụng cũngảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tuyển dụng, nó có thể mang ý nghĩa tích cựchoặc tiêu cực đến việc có tuyển ứng viên vào những vị trí cần tuyển trong kếhoạch tuyển dụng hay không

Khả năng của những cán bộ làm công tác tuyển dụng cũng là một trongnhững yêu cầu không thể thiếu, cán bộ tuyển dụng, hội đồng tuyển dụngkhông những giỏi về chuyên môn, am hiểu về những vị trí cần được tuyển màcòn phải có kinh nghiệm trong cách ứng xử và có những đánh giá khách quan,trung thực trong quá trình tuyển dụng

 Yếu tố bên ngoài tổ chức :

Thị trường lao động : cung – cầu nhân lực trên thị trường lao động làyếu tố tác động trực tiếp đến quá trình tuyển dụng, giúp nhà tuyển dụng đánh

Trang 25

Sự ảnh hưởng của khoa học – kỹ thuật : hiện nay, khoa học kỹ thuậtđược áp dụng triệt để cho toàn bộ quá trình quản trị nhân lực, sự áp dụng nàygiúp cho các tổ chức có thể tìm được những ứng viên có trình độ chuyên mônphù hợp với yêu cầu công việc Bên cạnh đó, sự phát triển chóng mặt củanganh khoa học kỹ thuật cũng ngày càng rút ngắn được khoảng cách giữa cácứng viên và nhà tuyển dụng, giảm được các phụ phí trong công tác tuyểndụng cũng như quản trị nhân lực.

Các đối thủ cạnh tranh của tổ chức : ngày nay, việc tìm hiểu các đối thủcạnh tranh của tổ chức là vấn đề mà hầu hết các tô chức đều quan tâm để cóthể điều chỉnh đúng mức phù hợp với tổ chức mình mà vẫn thu hút đượcnhiều ứng viên tiềm năng

Các chính sách quy định của nhà nước; các xu hướng kinh tế; trình độcủa xã hội đối với các ngành nghề khác nhau; các yếu tố khung cảnh kinh tế,lực lượng lao động, dân số; chính sách, quy định của nhà nước, văn hoá xãhội;… đều là những yếu tố có ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng nhân lực

1.3 Sự cần thiết của công tác tuyển dụng nhân lực

1.3.1 Yêu cầu đặt ra trong công tác tuyển dụng nhân lực tại tổ chức

Thực hiện nhiệm vụ Kinh tế - xã hội năm 2013, trong điều kiện tìnhhình kinh tế trong nước và của tỉnh tiếp tục gặp những khó khăn, thách thức;sản xuất Nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến thất thường

và trái quy luật, chi phí đầu vào cho chăn nuôi tăng cao, giá bán sản phẩmthấp; sức mua yếu, thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng; nhiều doanhnghiệp giảm quy mô hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, dẫn đến nhiều laođộng thiếu việc làm, lãi suất của các ngân hàng tuy có giảm, nhưng các doanhnghiệp vẫn rất khó tiếp cận nguồn vốn; Đặc biệt các tháng cuối năm, mưa bãogây ngập úng, tàn phá nhiều nơi trên cả nước làm cho kinh tế khó khăn hơn.Trước tình hình trên, Chính phủ và Tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện nhiềugiải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,đảm bảo an sinh xã hội Song nhìn chung bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế

Trang 26

trong nước và của tỉnh còn nhiều khó khăn Trên cơ sở nắm bắt và dự báo tìnhhình, ngay từ đầu năm, Huyện ủy và UBND huyện Tam Đảo đã xác định vàtập trung chỉ đạo một cách quyết liệt nhằm hoàn thành các chỉ tiêu phát triểnkinh tế - xã hội của năm 2013, với các nhiệm vụ trong tâm là “tập trung tháo

gỡ khó khăn cho phát triển kinh tế; tăng cường quản lý nhà nước về đất đai,bồi thường giải phóng mặt bằng; nâng cao chất lượng GD&ĐT và du lịch -dịch vụ; củng cố và nâng cao trách nhiệm năng lực đội ngũ cán bộ, côngchức” Chính vì vậy kết quả tăng trưởng kinh tế năm 2013 của huyện đạt10,77% Trong đó: Giá trị sản xuất N-L-TS: 803,603 tỷ đồng, tăng 3,05% sovới năm 2012; Giá trị sản xuất DL-DV-TM: 525,03 tỷ đồng, tăng 21% so vớinăm 2012; Tổng sản lượng lương thực có hạt: 25.161 tấn, đạt 100,64% so với

kế hoạch, tăng 1,97% so với năm 2012 (Trong đó: lúa 21.790 tấn, ngô 3.371tấn); Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn là: 2.238,589 tỷ đồng, đạt 91,98% KH,tăng 10,67% so với năm 2012; Cơ cấu kinh tế (theo thực tế): N-L-TS đạt44,93% giảm 6,4% so với năm 2012; TM-DV-DL đạt 32,52% tăng 4,34% sovới năm 2012; Giá trị sản xuất bình quân đầu người theo giá thực tế là 29,45triệu đồng đạt 90,93% so KH, tăng 8,95% so với năm 2012; Bình quân lươngthực có hạt là 332kg/người/năm, đạt 100,3% so KH, giảm 1,18% so với năm2012; Tổng thu ngân sách nhà nước là 527.774 triệu đồng, đạt 174,32% sovới dự toán giao và bằng 110% so với cùng kỳ, trong đó thu ngân sách trênđịa bàn là 46.358 triệu đồng, đạt 139,07% so vơi dự toán giao, bằng 154,44%

so với cùng kỳ; Tổng chi ngân sách huyện là 437.922 triệu đồng, đạt 181,2%

so với dự toán giao; tăng 22,51% so với năm 2012; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên1,78%, giảm 0,43% so với năm 2012; Tỷ suất sinh 21,8%o, giảm 4,4 %o sovới năm 2012; Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 16%, giảm 4% sovới năm 2012; Tỷ lệ hộ nghèo còn 9,29%, giảm 3,5% so với năm 2012; Tỷ lệthôn (làng) văn hoá đạt 51,92% giảm 5,78% so với năm 2012; gia đình vănhoá đạt 78,7% tăng 3,7% so với năm 2012; đơn vị văn hóa đạt 50,72% giảm

Trang 27

năm 2013; Tổng diện tích gieo trồng cả năm 7.603 ha, đạt 100,57% so với kếhoạch, tăng 2,58% so cùng kỳ;

Kinh tế của huyện tuy có tăng trưởng nhưng vẫn còn một số hạn chế : ởmức thấp không đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra, cơ cấukinh tế có chuyển dịch nhưng còn chậm Việc triển khai thực hiện các tiêu chí

về xây dựng nông thôn mới ở hầu hết các xã còn chậm, lúng túng; sản xuấtnông nghiệp chưa thực sự được quan tâm tổ chức thực hiện, còn nặng về tựphát Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai, xây dựng, thực hiện quản

lý quy hoạch ở một số xã còn chậm Tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng đấtkhông đúng mục đích còn xảy ra khá nhiều mà chưa được ngăn chặn kịp thời.Công tác QLNN về môi trường tuy có cố gắng nhưng còn nhiều hạn chế cầnphải khắc phục, nhiều xã, thị trấn để nhân dân đổ rác bừa bãi không đúng nơiquy định, nước thải, chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, có nơi môitrường ô nhiễm khá trầm trọng; Tiến độ thi công một số công trình xây dựngchưa đảm bảo kế hoạch; công tác quản lý, giám sát đầu tư chưa được thựchiện thường xuyên, nhiều công trình triển khai còn chậm, chế độ báo cáo đầu

tư chấp hành chưa nghiêm Nhiều nhà thầu xây lắp không thực hiện đúng hợpđồng đã ký với chủ đầu tư Số lượng các công trình xây dựng đã hoàn thànhđưa vào sử dụng nhưng việc hoàn thiện hồ sơ quyết toán công trình còn chậm.Chúng ta chưa xây dựng được các chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể đểtriển khai thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế đã đề ra Công tác chỉ đạophòng chống lụt bão và khắc phục hậu quả do lũ bão gây ra còn chưa nghiêmtúc, nhiều lúng túng, việc thống kê thiệt hại do lũ bão gây ra còn quá chậm.Công tác bồi thường GPMB gặp nhiều khó khăn, một số hộ dân còn cơi nới,xây thêm nhằm mục đích lấy tiền đền bù GPMB, có trường hợp không cộngtác với chính quyền trong bồi thường GPMB dẫn đến nhiều dự án triển khaichậm Tiến độ triển khai thực hiện các dự án xây dựng làng văn hóa trọngđiểm còn chậm, quy hoạch thiết chế văn hoá chưa được quan tâm giải quyết;việc triển khai xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao ở một số xã gặp khó khăn

Trang 28

về quy hoạch địa điểm và kinh phí xây dựng; công tác triển khai chính sáchđất dịch vụ và mở rộng đất trường học còn gặp nhiều khó khăn; hoạt độngkinh doanh dịch vụ - du lịch chất lượng còn thấp, hiện tượng kinh doanh chụpgiật, ép giá, theo thời vụ còn diễn ra; quản lý các hoạt động văn hóa, tínngưỡng còn hạn chế, bị động còn nặng về xử lý các sự việc đã xảy ra, thiếuchủ động phòng ngừa; giáo dục đào tạo tuy đã có nhiều cố gắng nhưng thànhtích giáo dục chưa ổn định; đội ngũ cán bộ quản lý từ cấp phòng trở xuốngcòn thiếu chưa được bổ sung kịp thời Hiện tượng sử dụng cán bộ và cơ chế

sử dụng còn chưa hợp lý, tình trạng dạy trái môn, trái ban còn diễn ra Việcchấp hành nội quy, quy chế làm việc, chế độ hội họp, chế độ thông tin báocáo của cán bộ, công chức, viên chức và một số cơ quan, đơn vị từ huyện đến

xã còn chưa nghiêm túc Còn không ít cán bộ, công chức thiếu chủ động trongtham mưu thực hiện nhiệm vụ, có biểu hiện đùn đẩy, né tránh công việc Một

số phòng, ban, đơn vị triển khai công việc thường xuyên chậm tiến độ, chấtlượng công việc thấp

Những hạn chế trên về sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện là domột số nguyên nhân sau : Lãnh đạo và cán bộ của một số cơ quan chuyênmôn cấp huyện, cấp xã, thôn trách nhiệm còn chưa cao; chưa làm tốt chứcnăng quản lý, tham mưu trong lĩnh vực công việc được giao; sự phối hợp giữacác cơ quan, đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ có lúc, có việc chưa đồng bộ.Công tác kiểm tra, đôn đốc của các cơ quan chức năng chưa thực sự thườngxuyên, kịp thời Việc quản lý, điều hành của lãnh đạo một số xã, thị trấn cònhạn chế, chưa chủ động; ý thức trách nhiệm, chấp hành kỷ cương của một bộphận cán bộ công chức còn thấp; còn có tư tưởng ỷ nại, trông chờ vào sự giúp

đỡ của cấp trên như: giải quyết đất dịch vụ, xây dựng nông thôn mới, bồithường mở rộng diện tích các trường học Sự phối hợp giữa các ngành củahuyện và các xã, thị trấn trong giải quyết, xử lý những vấn đề phức tạp phátsinh chưa linh hoạt, đồng bộ Nhiều cán bộ còn hạn chế về năng lực chuyên

Ngày đăng: 09/05/2016, 23:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình quản trị nhân lực của Ths. Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS.Nguyễn Ngọc Quân Khác
3. Thông tư 03/2015/TT-BNV ngày 10/03/2015 v/v sửa đổi Điều 9 Thông tư 13/2010/TT-BNV quy định về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Khác
4. Luật Cán bộ, Công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008 Khác
5. Luật Viên chức năm 2010 của Quốc hội ngày 15\11\2010 Khác
6. Nghị định Số: 117/2003/NĐ-CP nghị định của Chính Phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước Khác
7. Thông tư số : 09/2004/TT-BNV về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước Khác
8. Quyết định số 3729/2004/QĐ-UB: quyết định của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy chế tổ chức thi tuyển, nội quy thi tuyển công chức xã, phường, thị trấn Khác
9. Nghị định 24/2010/NĐ – CP ngày 15/03/2010 quy định về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức Khác
10. Giáo trình nghiệp vụ về công tác tổ chức Nhà nước của Tô Tử Hạ - NXB Thống kê Khác
11. Thông tư 03/2004/TT-BNV : thông tư về việc hướng dẫn thực hiện nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w