1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 2

26 1,9K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 3,56 MB

Nội dung

Các môn học này được kế thừa, bổ sung, hoàn thiện từ cácchủ đề và phân môn của môn Tự nhiên và xã hội và môn Sức khỏe trước đây.Đây là môn học có vị trí quan trọng giúp học sinh lĩnh hội

Trang 1

MỤC LỤC

nghiên cứu

24

Trang 2

4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của

Trang 3

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Từ năm học 1995 – 1996 môn Tự nhiên và Xã hội được chính thức đưavào dạy đại trà ở tiểu học Đây là môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa vàphát triển các môn học trước nó như “Khoa học thường thức”, “Tìm hiểu khoahọc”, “Tìm hiểu tự nhiên và xã hội” Từ sau năm 2000 môn Tự nhiên và Xã hộiđược cấu trúc lại thành các môn Tự nhiên và Xã hội (lớp 1,2,3), Khoa học, Lịch

sử và Địa lí (lớp 4,5) Các môn học này được kế thừa, bổ sung, hoàn thiện từ cácchủ đề và phân môn của môn Tự nhiên và xã hội và môn Sức khỏe trước đây.Đây là môn học có vị trí quan trọng giúp học sinh lĩnh hội những tri thức banđầu và thiết thực về con người, tự nhiên và xã hội xung quanh Từ đó giúp các

em phát triển khả năng quan sát, năng lực tư duy, lòng ham hiểu biết khoa học

và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn Góp phần hình thành và phát triểnnhân cách cho học sinh

Trong xu thế đổi mới của nền giáo dục, cùng với các môn học khác Tựnhiên và Xã hội là một môn học có nhiều sự đổi mới Thế nhưng hiện nay cómột bộ phận giáo viên chưa thật sự hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của môn Tựnhiên và Xã hội, việc đổi mới phương pháp dạy học môn học này nên chưa thật

sự từ bỏ thói quen dạy theo kiểu truyền đạt kiến thức sách vở theo lối học thụđộng, một chiều Vậy một giờ học Tự nhiên và Xã hội ở lớp 2 được tiến hành rasao để có hiệu quả ?

Mặc dù tất cả giáo viên của trường tôi đều tích cực đổi mới phương phápdạy học nhưng ở đâu đó vẫn còn tình trạng giờ học Tự nhiên và Xã hội vẫn diễn

ra tẻ nhạt, trầm lắng với các hoạt động quen thuộc, nhàm chán, rất dễ làm các

em mệt mỏi Điều đó đòi hỏi giáo viên cần có sự thay đổi linh hoạt các hình thức

tổ chức dạy học

Từ trước đến nay đã có nhiều đồng nghiệp quan tâm và nghiên cứu về vấn

đề dạy và học môn Tự nhiên và Xã hội Nhưng ở đơn vị tôi chưa có ai nghiêncứu về vấn đề này Với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào việc

Trang 4

nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở ở lớp 2A nói riêng vàtrường Tiểu học Lý Tự Trọng nói chung, chính vì vậy mà tôi luôn trăn trở : Làmsao để giờ học Tự nhiên và Xã hội của lớp 2 đạt hiệu quả cao nhất ? Xuất phát

từ thực trạng dạy học môn Tự nhiên và xã hội đã thúc đẩy tôi tìm tòi và nghiên

cứu đề tài: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học môn Tự nhiên và

Xã hội ở lớp 2".

2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

- Giúp giáo viên có một số biện pháp để dạy tốt hơn môn Tự nhiên và Xãhội

- Giúp học sinh hứng thú, yêu thích môn Tự nhiên và Xã hội, phát huyđược tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh đồng thời trang bị, cung cấpcho các em một số biện pháp, kĩ năng để học tốt môn Tự nhiên và xã hội Điều

đó góp phần phát triển toàn diện kiến thức, năng lực, phẩm chất của trẻ

- Nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên và xã hội ở lớp 2

3 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy, học môn Tự nhiên và Xã hội ởlớp 2 theo mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Học sinh lớp 2A, trường Tiểu học Lý Tự Trọng, huyện Krông Ana, tỉnhĐăk Lăk, năm học 2014 – 2015

Phương pháp dạy - học, nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hộilớp 2

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:

+ Phương pháp quan sát

+ Phương pháp trải nghiệm

+ Phương pháp trò chơi

Trang 5

+ Phương pháp nghiên cứu, thu thập tài liệu

+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

+ Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm

II PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận

Tại hội nghị trung ương lần thứ VIII, Đảng ta đã xác định rằng : “Đổi mớicăn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vàhội nhập quốc tế” Trong xu thế đổi mới của nền giáo dục nước nhà, Giáo dụcTiểu học đang tạo ra những bước chuyển dịch định hướng có giá trị Những nămgần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được thực hiện ở tất cả cáctrường tiểu học trong cả nước Đây là con đường giúp học sinh tiếp cận với trithức mới, nhằm thay đổi cách dạy học truyền thống “thầy giảng trò nghe, thầyđọc trò chép” Theo quan điểm dạy học mới, dạy học là quá trình học sinh tựkhám phá, tự tìm ra chân lí Phương pháp dạy môn Tự nhiên và Xã hội cũngkhông nằm ngoài định hướng đó

Tự nhiên và xã hội là một môn học mang tính tích hợp cao Tính tích hợp

ấy được thể hiện ở chỗ : Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội xem xét tựnhiên, con người, xã hội trong một thể thống nhất, có mối quan hệ qua lại và tácđộng lẫn nhau Các kiến thức trong chương trình môn Tự nhiên và Xã hội là kếtquả của việc tích hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học như : Sinh học, Vật lí,Hoá học, Dân số Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội có cấu trúc phù hợp vớinhận thức của học sinh đó là cấu trúc đồng tâm phát triển qua các lớp, cùng làmột chủ đề dạy học nhưng ở lớp 1 kiến thức trang bị sơ giản hơn ở lớp 2 Và cứnhư vậy mức độ kiến thức được nâng dần lên ở các lớp cuối cấp Tự nhiên và Xãhội là một môn học có thể nói cung cấp, trang bị cho học sinh những kiến thức

về tự nhiên và xã hội trong cuộc sống hàng ngày xảy ra xung quanh các em

Trang 6

Nhưng trong thực tế, một bộ phận giáo viên và cả học sinh vẫn còn nhữngnhận thức chưa đúng về môn Tự nhiên và xã hội, xem nhẹ vai trò của Tự nhiên

và Xã hội, thờ ơ với môn học này dẫn đến chất lượng dạy và học không cao.Như vậy muốn đào tạo con người phát triển toàn diện thì vấn đề cấp thiết là thayđổi cách dạy, cách học môn Tự nhiên và Xã hội

- Sự giúp đỡ của đồng nghiệp nhất là những giáo viên trong tổ 2 đã giúptôi hoàn thành đề tài này

- Giáo viên có điều kiện để tham khảo các tài liệu trên internet, sách báo

có liên quan, tự học để nâng cao tay nghề và góp phần làm cho bài giảng thêmphong phú, sinh động hơn

- Chương trình môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 theo mô hình trường họcmới Việt Nam gọi tắt là VNEN được phân chia theo ba chủ đề: con người và sứckhỏe; xã hội; tự nhiên Các bài học trong từng chủ đề được các nhà biên soạnsắp xếp thành một hệ thống và rất khoa học, kênh hình phong phú, kênh chữ rõràng, màu sắc đẹp Phần nội dung cần thiết ngắn gọn, dễ nhớ

- Giáo viên được thực hiện mô hình dạy học mới VNEN nên đã quen dầnvới việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học theo hướng tích cực hóahoạt động học của học sinh

* Khó khăn

- Mỗi bài học được tích hợp nhiều nội dung, nội dung bài khá dài và dàntrải (mỗi bài từ 2 đến 3 tiết)

Trang 7

- Một số giáo viên và cả học sinh chỉ chú trọng vào hai môn Toán vàTiếng Việt nên không đầu tư vào chất lượng dạy và học cho môn Tự nhiên và

Xã hội, dẫn đến tình trạng giáo viên chỉ dạy qua loa, còn học sinh học hời hợt,học chỉ để hoàn thành chương trình

- Khả năng tập trung chú ý của học sinh lớp 2 còn nhiều hạn chế, kĩ năng quansát, tưởng tượng còn yếu, khả năng ghi nhớ của các em còn chậm, máy móc Tinhthần hợp tác học chưa cao, nhiều em chưa tự tin khi hợp tác trong nhóm, một số emcòn học thụ động Học sinh dân tộc thiểu số vốn từ ngữ, khả năng giao tiếp, lĩnhhội kiến thức còn hạn chế

2.2 Thành công, hạn chế

* Thành công

Trước khi vận dụng đề tài này vào thực tế dạy học, tôi nhận thấy:

Từ khi trường tôi thực hiện chương trình thí điểm VNEN thì giáo viên vàhọc sinh đã thay đổi cách dạy, cách học theo hướng tích cực, hợp tác Giờ học

Tự nhiên và Xã hội không còn kiểu truyền thụ một chiều của giáo viên nhưtrước, học sinh chủ động hơn trong việc lĩnh hội kiến thức Kiến thức của mônhọc này hết sức gần gũi, thiết thực và cần thiết đối với các em

Một số giáo viên bước đầu đã biết vận dụng các phương pháp dạy họctích cực tương đối phù hợp Biết cách sử dụng, khai thác các đồ dùng dạy họcmôn Tự nhiên và Xã hội để đem lại hiệu quả cho tiết dạy

* Hạn chế:

Bên cạnh đó một số giáo viên chưa thực sự từ bỏ cách dạy học theo kiểuđàm thoại, giảng giải, truyền thụ một chiều, áp dụng các phương pháp dạy Tựnhiên và xã hội còn khá máy móc, đơn điệu, chủ yếu hướng học sinh đến việchoàn thành bài học, môn học chứ chưa chú ý đến việc hình thành cho học sinhnhững kĩ năng khi học Tự nhiên và Xã hội, học sinh biết được điều gì, hiệu quả

mà tiết học mang lại là gì vẫn chưa được chú trọng

2.3 Mặt mạnh, mặt yếu

Trang 8

Từ đó giúp các em ham thích học môn Tự nhiên và xã hội hơn, thích tìmtòi, khám phá về Tự nhiên và xã hội Môn học này đã khơi gợi ở các em tính tò

mò, thích tìm hiểu về tự nhiên, con người, xã hội Từ đó các em biết được nhữngđiều kì diệu trong cuộc sống, giúp các em thêm yêu cuộc sống và sống có tráchnhiệm hơn

* Mặt yếu

Tài liệu Hướng dẫn học môn Tự nhiên và Xã hội là sách “ba trong một”

nó vừa là sách giáo viên vừa là sách học sinh, vừa là sách bài tập nên giáo viênkhông có sách hướng dẫn để làm cơ sở định hướng cho tiết dạy

Những kiến thức về tự nhiên, xã hội thực sự quá rộng, có những điều màcon người cũng chưa thể giải thích được Một số kiến thức khá trừu tượng đốivới nhận thức của học sinh lớp 2 vì vậy các em không thể hiểu hết được

2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động

* Nguyên nhân dẫn đến thành công của đề tài

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp quản lí giáo dục, sự giúp đỡ nhiệttình của chị em trong tổ 2

Sự nhiệt huyết của một giáo viên trẻ cùng với tinh thần không ngừng học hỏicủa bản thân

Sự đồng lòng hưởng ứng cách dạy học mới từ phía phụ huynh, sự quan tâm củagia đình các em, sự phối hợp giáo dục của ba lực lượng nhà trường - gia đình - xã hộigiúp cho việc dạy học mang lại kết quả khả quan hơn

Trang 9

Kiến thức môn Tự nhiên và Xã hội rất gần gũi, cần thiết đối với học sinhnên các em rất tò mò, thích tìm hiểu, khám phá.

* Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

Năm học 2014 – 2015 là năm học thứ ba chúng tôi sử dụng Sách Hướng dẫnhọc môn Tự nhiên và xã hội, đây là sách thử nghiệm nên vẫn còn một số bất cập, cácbài học nội dung không tách bạch rõ ràng theo từng tiết như sách giáo khoa củachương trình hiện hành mà được tích hợp nhiều nội dung và mỗi bài thường học từ 2đến 3 tiết do vậy nội dung bài khá dài và dàn trải

Một số giáo viên chưa thật sự coi trọng môn học này, chưa mạnh dạn sáng tạotrong việc dạy học nên nhiều khi áp dụng máy móc, rập khuôn theo sách Tài liệu vềbồi dưỡng nghiệp vụ, rèn kĩ năng dạy học môn Tự nhiên và xã hội còn ít

2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra

Năm học 2014 – 2015 là năm học tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm vàgiảng dạy lớp 2A, nhiều em gia đình rất khó khăn, có những em bố mẹ thường đi làm

ăn xa nên không quan tâm nhiều đến việc học tập của con em mình Chính vì vậy màtôi luôn trăn trở để tìm biện pháp giúp học sinh yêu thích học Tự nhiên và xã hộihơn, chất lượng môn học này khả quan hơn

Từ lâu nay trong suy nghĩ của nhiều giáo viên và học sinh vẫn cho rằng

Tự nhiên và Xã hội là môn học không được coi trọng, các em chỉ học qua loacòn phần lớn thời gian là dành để học Toán, học Tiếng Việt và mỗi lần kiểm tragiáo viên cũng chỉ kiểm tra khả năng làm toán, viết văn, khả năng đọc viết củacác em chứ ít chú trọng đến kiểm tra kiến thức về Tự nhiên và Xã hội từ đó nảysinh tâm lí xem thường môn học này dẫn đến chất lượng dạy học môn Tự nhiên

và Xã hội chưa cao là điều khó tránh khỏi

Năm học này cũng là năm thứ ba trường tiểu học Lý Tự Trọng thực hiện môhình dạy học kiểu mới gọi tắt là VNEN Với mô hình dạy học này cả giáo viên và họcsinh phải chuyển đổi từ cách truyền thụ một chiều của giáo viên (thầy giảng trò nghe,thầy đọc trò chép) sang dạy học hợp tác (dạy học theo nhóm, học sinh chủ động học

Trang 10

tập, tự khám phá chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là người hướng dẫn, gợi mở để họcsinh nắm được kiến thức) Việc học hợp tác rèn cho các em các kĩ năng như kĩ nănglàm việc, trao đổi trong nhóm, trong lớp; kĩ năng giao tiếp, tương tác giữa học sinh vớihọc sinh, học sinh với giáo viên.

Sách Hướng dẫn học môn Tự nhiên và Xã hội vừa là sách dùng cho học sinhvừa là sách dùng cho giáo viên, đồng thời cũng là sách bài tập Sự kết hợp ba trongmột này vừa tiện lợi nhưng cũng gây khó khăn cho giáo viên vì không có sách thiết kếbài giảng hay sách giáo viên để làm cơ sở cho việc dạy học Nội dung bài dài thường

từ 2 đến 3 tiết

Chẳng hạn như bài : Cây sống ở đâu ? được dạy trong 3 tiết Đây là sự tích hợpnội dung của 3 bài học trong sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội của chương trìnhhiện hành Đối với bài này giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu về môi trườngsống của cây, nhận biết được một số loài cây sống trên cạn, một số loài cây sống dướinước, ích lợi của những loài cây đó

Học sinh phải đọc hiểu tốt mới tự học theo các câu lệnh trong sách nhưng trongthực tế ở lớp 2 một số em đọc hiểu còn chậm vì vậy ảnh hưởng đến tiến độ bài học.Mặt khác các kĩ năng như giao tiếp, hợp tác, lãnh đạo, giải quyết vấn đề của một số

em còn rất hạn chế nhất là các em người dân tộc thiểu số các em rất rụt rè trong giaotiếp Mặt khác môn học Tự nhiên và Xã hội chỉ được học 1 tiết/tuần mà đối với họcsinh tiểu học các em nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên cho nên nhiều nội dung các

em không nhớ hết được dẫn đến việc hổng kiến thức

3 Giải pháp, biện pháp

3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Để nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2, tôi đãtiến hành một số biện pháp nhằm thay đổi cách dạy, cách học Tự nhiên và Xãhội, hình thành cho học sinh một số kĩ năng như kĩ năng quan sát, phân tích,thảo luận và hợp tác trong nhóm, giải quyết vấn đề khi học Tự nhiên và Xã hội.Đồng thời giúp giáo viên giảng dạy môn học này một cách hiệu quả hơn

Trang 11

3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

* Biện pháp 1: Giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2

Sách giáo khoa môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 chủ yếu được trình bàybằng những hình ảnh phong phú, sinh động, màu sác tươi sáng, kênh hình, kênhchữ phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học Kênh hình vừa đóngvai trò cung cấp thông tin, là nguồn tri thức quan trọng của bài học, vừa đóngvai trò chỉ dẫn các hoạt động học tập thông qua các lôgô

Chủ đề: Con người và sức khoẻ (gồm 5 bài) :

Bài 1: Vì sao chúng ta vận động được ?

Trang 12

Bài 2: Làm gì để xương và cơ phát triển ?

Bài 3: Thức ăn được tiêu hóa như thế nào ?

Bài 4: Ăn uống thế nào để cơ thể khỏe mạnh ?

Bài 5: Vì sao chúng ta phải ăn uống sạch sẽ ?

Phiểu kiểm tra 1

Chủ đề xã hội (gồm 6 bài)

Bài 6: Gia đình thân yêu của em

Bài 7: Em cần làm gì khi ở nhà ?

Bài 8: Trường học của chúng em

Bài 9: Làm gì để trường học sạch sẽ và an toàn ?

Bài 10: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông

Bài 11: Cuộc sống xung quanh em

Phiểu kiểm tra 2

Chủ đề Tự nhiên (gồm 3 bài)

Bài 12: Cây sống ở đâu ?

Bài 13 : Loài vật sống ở đâu ?

Bài 14 : Bầu trời ban ngày và ban đêm

Phiểu kiểm tra 3

Cấu trúc của mỗi bài học linh hoạt, mềm dẻo hơn Mỗi bài thường gồmhoạt động cơ bản (cung cấp kiến thức mới của bài học); hoạt động thực hành(học sinh thực hành, luyện tập kiến thức đã học); hoạt động ứng dụng (học sinhvận dụng kiến thức đã học vào thực tế) Mỗi bài học có thể bắt đầu bằng nhữngcâu hỏi nhằm yêu cầu học sinh huy động vốn hiểu biết của mình hoặc bằng tròchơi để khởi động cho tiết học thêm phần hứng khởi, hoặc liên hệ thực tế rồimới đi đến phát hiện kiến thức mới của bài học

Trang 13

Nội dung kiến thức trong toàn bộ môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 đượcphát triển theo nguyên tắc từ gần đến xa, dẫn dắt học sinh mở rộng vốn hiểu biết

từ bản thân đến gia đình, trường học; từ cuộc sống xã hội xung quanh đến thiênnhiên rộng lớn, từ những cây cối, con vật thường gặp đến Mặt trời, Mặt trăng vàcác vì sao Nội dung kiến thức trong chủ đề đều được tích hợp nội dung giáo dụcsức khoẻ một cách hợp lý nhuần nhuyễn; đi từ sức khoẻ cá nhân trong chủ đềcon người và sức khoẻ đến sức khoẻ cộng đồng trong chủ đề xã hội và sức khoẻmôi trường trong chủ đề Tự nhiên

*Biện pháp 2: Giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát

Quan sát là phương pháp sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp, cómục đích các đối tượng tự nhiên và xã hội mà không có sự can thiệp vào quátrình diễn biến các hiện tượng hoặc sự vật nào đó

Phương pháp quan sát là phương pháp đặc trưng để dạy môn Tự nhiên và

xã hội Sách Hướng dẫn học môn Tự nhiên và xã hội có rất nhiều tranh, ảnhgiúp học sinh quan sát để biết được hình dạng, đặc điểm bên ngoài của cơ thểngười, của một số cây xanh, con vật hoặc nhận biết các hiện tượng diễn ra trong

tự nhiên, trong cuộc sống

Thông thường khi hướng dẫn học sinh quan sát, tôi thường tiến hành theo

4 bước sau :

- Lựa chọn đối tượng quan sát : trong mỗi tiết học, bài học giáo viên cầnxác định lượng kiến thức cần đạt, từ đó xác định đối tượng để khai thác lượngkiến thức đó Đối tượng quan sát có thể là tranh ảnh, mô hình, vật thật, nên tối

đa lựa chọn vật thật cho học sinh quan sát Khi không có điều kiện để chuẩn bịvật thật thì mới cho học sinh quan sát mô hình, tranh ảnh Đối tượng quan sátphải rõ ràng, đủ lớn, đảm bảo tính sư phạm, tính thẩm mĩ thì mới có thể giúphọc sinh tri giác đúng về sự vật, hiện tượng

- Xác định mục đích quan sát : khi đã lựa chọn được đối tượng quan sát,giáo viên phải xác định cho học sinh quan sát để đạt mục đích gì, cần hướng họcsinh quan sát bộ phận, đặc điểm của đối tượng, tránh quan sát lan man

Ngày đăng: 08/05/2016, 12:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w