1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo chuyên đề một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn tự nhiên và xã hội theo mô hình VNEN

16 230 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 98,5 KB

Nội dung

Những hình ảnh trong sách giáo khoa đóng vai trò kép, vừa làm nhiệm vụ cung cấp thông tin, vừa làm nhiệm vụ cung cấp hoạt động học tập trong đó bao gồm cả những kí hiệu chỉ dẫn các hoạt

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN LẠC

TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM HỒNG 2

***==***

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tam Hồng, ngày 15 tháng 3 năm 2018

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC

MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI THEO MÔ HÌNH VNEN

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Tự nhiên và xã hội là môn học mà nội dung kiến thức trong toàn bộ chương trình được phát triển theo nguyên tắc từ gần đến xa dẫn dắt học sinh mở rộng vốn hiểu biết từ bản thân đến gia đình, trường học; từ cuộc sống xung quanh đến thiên nhiên rộng lớn; từ những cây cối, con vật thường gặp đến Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng

Nội dung chương trình được lựa chọn rất thiết thực, gần gũi với học sinh, giúp các em dễ dàng thích ứng với cuộc sống xung quanh Nội dung kiến thức trong mỗi chủ đề đều được tích hợp nội dung giáo dục sức khỏe một cách nhuần nhuyễn; đi từ sức khỏe cá nhân trong chủ đề “Con người và sức khỏe” đến sức khỏe cộng đồng trong chủ đề “Xã hội”, sức khỏe môi trường trong chủ đề “Tự nhiên” Sách giáo khoa không chỉ nêu lên các kiến thức có sẵn mà trở thành tài liệu định hướng và hỗ trợ cho việc tự học, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh tri thức mới và thực hành theo năng lực của người học

Trang 2

Những hình ảnh trong sách giáo khoa đóng vai trò kép, vừa làm nhiệm vụ cung cấp thông tin, vừa làm nhiệm vụ cung cấp hoạt động học tập trong đó bao gồm cả những kí hiệu chỉ dẫn các hoạt động học tập cho học sinh và cách tổ chức dạy học cho giáo viên qua các lôgo Từ đó dễ dàng cho học sinh trong hoạt động học tập, làm chủ kiến thức

Để chuyển tải được nội dung của từng tiết, từng bài học đến với mỗi học sinh cũng là việc giúp học sinh tiếp cận tốt những nội dung môn TNXH, dẫn dắt học sinh mở rộng vốn hiểu biết từ bản thân đến gia đình, trường học; từ cuộc sống xung quanh đến thiên nhiên rộng lớn Tạo cơ hội cho tất cả cả các đối tượng học sinh trong lớp đều tích cực tham gia vào việc xây dựng bài Với quan điểm “Lấy học sinh làm trung tâm”, “Trò chủ động - Thầy chủ đạo” Đặc biệt là dạy theo chương trình

mô hình trường học mới càng giúp các em khẳng định rõ vai trò chủ động của mình

Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy theo mô hình trường học mới ở tiết Tự nhiên và xã hội lớp 3 còn gặp một số khó khăn do hầu hết giáo viên mới được tiếp cận mô hình này Nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tự nhiên xã hội và giúp giáo viên có cái nhìn tổng quan hơn về mô hình trường học VNEN mà tổ chúng tôi

đã xây dựng chuyên đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn

TNXH theo mô hình VNEN

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Thực trạng:

1.1 Đối với Giáo viên

a) Thuận lợi:

Trang 3

- Có đầy đủ sách giáo khoa Trong sách đã thể hiện rõ:

+ Các hình thức dạy học qua các lôgo cụ thể

+ Kênh hình và kênh chữ đẹp và rõ ràng

+ Mỗi bài học được xác định mục tiêu cụ thể

- Thời gian dạy không nhất thiết phải đúng như quy định mà GV có thể linh động tùy theo tình hình lớp và bài học

- Giáo viên được học tập chuyên sâu dạy theo mô hình VNEN, được tham gia dự các chuyên đề VNEN của cụm trường

- Nội dung và hình thức học của từng bài, giáo viên có thể tự điều chỉnh cho phù hợp với địa phương và học sinh của lớp

b) Khó khăn:

Khi triển khai dạy học theo mô hình VNEN, nhìn chung giáo viên thường gặp một số khó khăn như:

- Nhận thức của giáo viên đang từ thói quen truyền thụ kiến thức một chiều

chuyển sang tổ chức các hoạt động lấy học sinh làm trung tâm, học sinh tự tổ chức các hoạt động học dưới sự bao quát hướng dẫn của giáo viên Chính vì thế giáo viên phải mất nhiều thời gian trong việc hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh những

kĩ năng học

- Công tác đánh giá, xếp loại, nhận xét từng học sinh cho từng bài học mất nhiều thời gian Đối tượng học sinh trong lớp thường không đồng đều, do đó trong

Trang 4

việc hoạt động nhóm của học sinh khi đánh giá của nhóm bạn còn nhiều hạn chế cần giáo viên hỗ trợ nhiều

- Phòng học thiết kế theo tiêu chuẩn cũ, chật hẹp chưa đáp ứng được yêu cầu của phòng học kiểu mới nên khó khăn trong việc sắp xếp hoạt động nhóm và trang trí góc học tập môn Tự nhiên và xã hội như thế nào cho phong phú và thu hút được học sinh

- Công tác phối kết hợp giữa nhà trường với phụ huynh trong việc xây dựng

các góc học tập còn khó khăn, chủ yếu vẫn là giáo viên và nhà trường phải tự làm

- Ở địa bàn nông thôn, phụ huynh học sinh ít có điều kiện giúp học sinh thực hiện hoạt động ứng dụng (bố mẹ đi làm ăn xa, ở với ông bà già) nên hiệu quả bài dạy chưa cao

- Bên cạnh đó, tranh ảnh, đồ dùng phục vụ cho môn học này còn thiếu; giáo viên chưa chú trọng chuẩn bị tốt tranh ảnh, đồ dùng cho một số tiết dạy khiến tiết học kém hấp dẫn, không gây được sự hứng thú cho học sinh

- Hiện tại chưa có sách hướng dẫn dành cho giáo viên nên giáo viên cũng khó khăn trong việc xác định một số hình ảnh, hoặc một số đáp án đúng

- Số học sinh có đủ năng lực để làm nhóm trưởng, làm nhóm phó trong hội đồng tự quản của một lớp học thường không có nhiều

1.2 Về phía học sinh:

a) Thuận lợi:

Trang 5

- Học sinh có đủ sách giáo khoa, hình ảnh trong sách rất đẹp, hấp dẫn, học sinh thích học hỏi, tìm tòi, thích tìm hiểu về thế giới tự nhiên, xã hội, thế giới con người xung quanh, các em thường đặt ra các câu hỏi: Tại sao lại thế? Đó là ai? Như thế nào? Vì sao? Từ những ham muốn, thích thú học Tự nhiên vã xã hội các em say

mê, tìm tòi để trả lời cho được các câu hỏi đó

- Học sinh có sách đầy đủ Trong sách hướng dẫn cụ thể dễ hiểu Ở nhà bố

mẹ có thể nhìn sách hướng dẫn thêm cho các em được

b) Khó khăn:

- Một số học sinh trong nhóm còn chưa thật sự tập trung vào việc thảo luận nhóm, vẫn còn ngồi chơi hoặc làm việc riêng

- Đối với học sinh được phân công làm nhóm trưởng nhiều em năng lực còn hạn chế, điều hành các hoạt động nhóm chưa năng động, sáng tạo còn thụ động nên nhiều lúc không biết bạn mình làm như vậy, trả lời như vậy là đúng hay sai

- Đại đa số phụ huynh học sinh chưa nắm được phương pháp hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, do vậy phần hoạt động ứng dụng về nhà của học sinh chưa được phụ huynh hỗ trợ, vì thế nhiều em đến lớp vẫn chưa hoàn thành hoạt động ứng dụng Việc giúp đỡ trong phần ứng dụng vẫn phải phụ thuộc vào giáo viên hướng dẫn

2 Giải pháp

2.1 Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chủ yếu theo mô hình VNEN

Trang 6

Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học được sử dụng phổ biến như: phương pháp quan sát, hỏi đáp, thảo luận, trò chơi học tập, thực hành, điều tra Các hình thức học như: cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp và địa điểm học tập có thể là trong lớp và ngoài sân trường Đây là những phương pháp và hình thức dạy học đặc trưng môn học Nhưng ở mô hình VNEN, giáo viên đóng vai trò “ẩn” vì việc tự học của học sinh chiếm vai trò chủ đạo và các hoạt động học tập chủ yếu diễn ra giữa học sinh với học sinh Các em thực sự là trung tâm của hoạt động học tập, các

em phải phát huy năng lực độc lập, tích cực của mình thì mới hoàn thành những nhiệm vụ học tập trong Hướng dẫn học Tự nhiên và xã hội

Với mô hình VNEN, các hoạt động trên lớp học hầu hết là hoạt động cá nhân

và hoạt động nhóm Việc giáo viên tổ chức hoạt động cả lớp rất ít Vì vậy, trong tiết học giáo viên chủ yếu là theo dõi, giám sát và trợ giúp khi các em có nhu cầu Đặc biệt GV cần bao quát lớp học để xem các em có hiểu được những chỉ dẫn trong tài liệu không Cần trợ giúp gì (làm rõ chỉ dẫn, hướng dẫn cách làm, giải thích thông tin hay cung cấp phương tiện/đồ dùng học tập ) Nếu cần phương tiện/đồ dùng gì thì GV cần kiểm tra xem phương tiện/đồ dùng đó có được trang bị trong góc học tập của lớp học không Nếu thiếu GV cần chuẩn bị trước khi giờ học bắt đầu Tuy nhiên với những kiến thức khó, giáo viên cần tổ chức các hoạt động học

cả lớp để học sinh hiểu được bài

2.2 Cách hướng dẫn học sinh học tập

a) Hoạt động cá nhân

- Học sinh đọc thầm yêu cầu

Trang 7

- Thực hiện yêu cầu

- Chia sẻ trong nhóm

- Báo cáo với thầy cô giáo kết quả

b) Hoạt động theo cặp

- Học sinh đọc thầm yêu cầu

- Thực hiện yêu cầu: Học sinh 1 hỏi, học sinh 2 trả lời, sau đó đổi lại

- Chia sẻ trong nhóm (Nhóm trưởng phụ trách)

- Báo cáo kết quả với thầy cô giáo

c) Hoạt động theo nhóm

- Học sinh đọc thầm yêu cầu

- Nhóm trưởng mời một bạn nêu yêu cầu

- Các thành viên trong nhóm suy nghĩ cá nhân hoặc có thể chia sẻ với bạn bên cạnh theo yêu cầu của hoạt động

- Nhóm trưởng mời lần lượt các thành viên hoặc một vài thành viên trong nhóm chia sẻ hoặc đưa ra ý kiến

- Thống nhất kết quả hoạt động của nhóm

- Báo cáo kết quả với thầy cô giáo

d) Hoạt động cả lớp

- GV hướng dẫn thực hiện yêu cầu

- GV kiểm tra kết quả học tập của học sinh

Trang 8

- GV chính xác hóa kiến thức

- GV mở rộng, nâng cao (nếu cần thiết)

2.3 Quy trình dạy học (Các bước học tập)

Quy trình dạy và học theo Mô hình trường học mới VNEN được thực hiện

theo 5 bước giảng dạy của giáo viên và 10 bước học tập của học sinh, dùng cho tất

cả các môn học nói chung và phân môn Tự nhiên và xã hội nói riêng

5 BƯỚC GIẢNG DẠY Bước 1: Tạo hứng thú cho học sinh

- Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh

- Tạo không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi, thích thú

Bước 2: Tổ chức cho học sinh trải nghiệm

- Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của học sinh để chuẩn bị bài học mới

- Học sinh trải qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những thao tác, kĩ năng để làm nảy sinh kiến thức mới

Bước 3: Phân tích - Khám phá- Rút ra kiến thức mới

Học sinh rút được kiến thức, khái niệm hay quy tắc lí thuyết thực hành mới

Bước 4: Thực hành, củng cố bài học

- Học sinh nhớ dạng cơ bản một cách vững chắc; làm được các bài tập áp dụng dạng cơ bản theo đúng quy trình

Trang 9

- Học sinh biết chú ý tránh những sai lầm điển hình thường mắc trong quá trình thực hiện

- Tự tin về bản thân mình

Bước 5: Ứng dụng

- Học sinh được củng cố, nắm vững các nội dung kiến thức trong bài đã học

- Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong những tình huống gắn với thực tế đời sống hằng ngày

- Học sinh cảm thấy tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới

10 BƯỚC HỌC TẬP

1 Chúng em làm việc nhóm Nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ dùng học tập cho cả nhóm

2 Em đọc tên bài học rồi viết tên bài học vào vở ô li (Lưu ý không được viết vào sách)

3 Em đọc Mục tiêu bài học

4 Em bắt đầu Hoạt động cơ bản (nhớ xem phải làm việc cá nhân hay theo nhóm)

5 Kết thúc Hoạt động cơ bản, em gọi thầy cô giáo để báo cáo những gì em

đã làm được để thầy /cô ghi vào bảng đo tiến độ

6 Em thực hiện Hoạt động thực hành:

- Đầu tiên em làm việc cá nhân

Trang 10

- Em chia sẻ với các bạn ngồi cùng bàn (Giúp nhau sửa chữa những bài làm còn sai sót)

- Em trao đổi với cả nhóm Chúng em sửa cho nhau, luân phiên nhau đọc (lưu ý không làm ảnh hưởng đến nhóm khác)

7 Em thực hiện Hoạt động ứng dụng

8 Chúng em đánh giá cùng thầy, cô giáo

9 Kết thúc bài, em viết vào bảng đánh giá (nhớ suy nghĩ kĩ khi viết và lưu ý

về đánh giá của thầy, cô giáo)

10 Em đã học xong bài mới hoặc em phải ôn lại phần nào

2.4 Quy trình tiết học:

Tiết 1

1 Kiểm tra bài cũ:

- Đặt một vài câu hỏi về nội dung của bài học trước (chỉ kiểm tra nhẹ nhàng)

- Học sinh báo cáo Hoạt động Ứng dụng

2 Giới thiệu bài mới:

- Giới thiệu tên bài, ghi tên bài học (ghi rõ tiết, tên bài học)

- Nhóm trưởng lấy tài liệu, học sinh viết vở học

3 Đọc mục tiêu:

- Học sinh đọc mục tiêu

- Giáo viên đến nhóm kiểm tra việc nắm mục tiêu của học sinh và xác định mục tiêu của tiết học đó Giáo viên có thể hỏi mục tiêu trước lớp

Trang 11

4 Hoạt động cơ bản:

- Giáo viên giao nhiệm vụ.

- Học sinh làm việc (cá nhân, nhóm hay cả lớp theo lôgo).

- Nhóm làm xong, cắm cờ hoàn thành, giáo viên đến kiểm tra, chốt kết quả, cắm hoa

- Báo cáo với thầy ,cô giáo kết quả em đã làm

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương các nhóm học tốt, tích cực

Tiết 2

- Tiến hành tường tự như tiết 1 (học phần Hoạt động thực hành)

- Dành khoảng 1-2 phút cuối tiết để hướng dẫn Hoạt động ứng dụng và nhắc nhở, chuẩn bị cho tiết học sau

Lưu ý: Với những bài học gồm 3 tiết, tùy theo lượng kiến thức trong bài mà giáo

viên chia tiết cho phù hợp

III KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Để phát triển con người toàn diện góp phần hình thành năng lực, phẩm chất,

tư duy cho học sinh thì việc dạy tốt tất cả các môn học là một yêu cầu không thể thiếu Người giáo viên không những dạy tốt các môn Toán, Tiếng Việt hình thành tri thức cho học sinh mà còn phải dạy tốt tất cả các môn học khác nhau để phát triển một con người toàn diện

Việc dạy tốt môn TNXH theo mô hình VNEN là một yêu cầu đã và đang

Trang 12

pháp dạy học trong nhà trường tiểu học mà môn TNXH được thay đổi theo hướng tích cực Giáo viên nhiệt tình, có trình độ tay nghề, trình độ khoa học công nghệ nâng lên sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức giờ học nhẹ nhàng mà hiệu quả giúp học sinh học tập

Dạy học môn TNXH theo mô hình VNEN góp phần tạo ra không khí học tập vui tươi hồn nhiên, sinh động làm thay đổi không khí học tập giúp học sinh học tốt các môn học tiếp theo

Trên đây là chuyên đề Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn TN&XH theo mô hình VNEN của tổ 2+3 Trường Tiểu học Tam Hồng 2 Chúng tôi mong muốn sẽ nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các bạn đồng nghiệp trong cụm để chuyên đề được áp dụng rộng rãi trong giảng dạy đạt hiệu quả tốt hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Tập thể giáo viên tổ 2-3

Trang 13

Bài dạy minh họa

Trang 14

Bài 24: MỘT SỐ ĐỘNG VẬT SỐNG TRÊN CẠN (Tiết 1)

I Mục tiêu:

Sau bài học, em :

- Chỉ và nói được tên các bộ phận bên ngoài của chim và thú trên hình vẽ hoặc vật thật

- Nói được tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cá, tôm, cua trên hình

vẽ hoặc vật thật

- Nêu được ích lợi của chim và thú đối với đời sống con người

- Có ý thức bảo vệ chăm sóc vật nuôi

II Đồ dùng dạy học:

- GV: Sách HDH, tranh, ảnh, về chim và thú

- HọC SINH: Sách HDH, vở ghi

III. Ho t ạt động học: động học:ng h c:ọc:

1.Hoạt động Khởi

động

2.Nhận biết tên,

mục tiêu bài học

3.Hoạt động Cơ

bản

Hoạt động nhóm

GV quan sát

- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng

? Mục tiêu của bài là gì?

- GV yêu cầu HọC SINH làm việc theo lô gô

Lớp chơi trò chơi: Ai nhanh hơn

- HọC SINH đọc mục tiêu bài học

- Chia sẻ trước lớp

Trang 15

- Gv theo dõi giúp đỡ các

nhóm

- Nhóm trưởng điều hành hoạt động

1 Quan sát và trả lời

a) Quan sát và đọc thông tin hình 2

b) Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể của con chim trong hình 3 c) hỏi và trả lời :

- Bên ngoài cơ thể…

- Đoán bên trong cơ thể…

2 Quan sát và trả lời

a)Quan sát và đọc thông tin

ở hình 4

b) Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể của con chó

c) hỏi và trả lời :

- Bên ngoài cơ thể con chó

- Đoán bên trong cơ thể…

Trang 16

Hoạt động ứng

dụng

tìm hiểu về một số động vật sống trên cạn

a) từng em quan sát các hình 5, 6, 7, 8 chọn con thú

em thích

b) Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể của con thú

c) Trả lời câu hỏi :

- Con thú em chọn thường sống ỏ đâu?

- Hình dạng bên ngoài … c) Đặc điểm bên ngoài của chim và thú có gì giống nhau

* Báo cáo với thầy cô kết quả những việc em đã làm

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w