Quản trị rủi ro thanh khoản Cơ sở phân tích:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần chứng khoán Phố Wall (Trang 30)

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CTCPCK PHỐ WALL

2.3.1. Quản trị rủi ro thanh khoản Cơ sở phân tích:

Cơ sở phân tích:

 Đánh giá rủi ro thanh khoản thông qua ba hệ số tài chính cơ bản: •Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn.

•Hệ số khả năng thanh toán nhanh. •Tỷ lệ vốn khả dụng.

Mục đích phân tích:

Đánh giá khả năng thanh toán, đảm bảo an toàn tài chính cho hoạt động của công ty.

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn =

Bảng 2.2: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn

(Đơn vị: lần)

Năm Hệ số khả năng thanh toán

ngắn hạn Hệ số trung bình ngành

2010 20.0589 1.46

2011 30.4444 4.91

2012 17.7381 3.83

(Phụ lục 1 và số liệu trung bình ngành lấy từ trang: http://www.cophieu68.com)

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn là tỷ số đo lường khả năng mà các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn.

Theo kết quả tính toán được hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty trong những năm 2010 – 2012 là rất cao. Nguyên nhân do tài sản tăng lên khá nhanh năm 2009 là 292.068.436.238 đồng, năm 2010 là 473.100.793.874 đồng, không những vậy khoản nợ ngắn hạn lại cũng giảm rất nhanh qua các năm.

Khả năng thanh toán ngắn hạn khá cao, và lớn hơn rất nhiều so với trung bình ngành nghĩa là tiềm năng thanh toán so với nghĩa vũ thanh toán của công ty là rất lớn. Chỉ số này ở mức 2 – 3 là tốt nhưng chỉ số của công ty quá cao, đây không phải là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của công ty bị cột chặt vào tài sản lưu động quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao, tương đối thấp.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Tỷ lệ vốn khả dụng:

Từ năm 2011 trở về trước, các CTCK thực hiện cách tính tỷ lệ an toàn tài chính theo quyết định số 27/2007/QĐ-BTC, theo quyết định này thì vốn khả dụng được hiểu là vốn bằng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng ba mươi (30) ngày và các CTCK phải duy trì tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng vốn nợ điều chỉnh tối thiểu bằng 5%. Trường hợp CTCK có nguy cơ mất khả năng duy trì tỷ lệ vốn khả dụng tối thiểu thì phải báo cáo với UBCKNN và thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục sự cố tài chính này.

Tỷ lệ VKD/NĐC =

Vào ngày 1/4/2011, UBCKNN bắt đầu áp dụng cách tính tỷ lệ an toàn tài chính mới theo thông tư 226/2010/TT-BTC. Theo thông tư này thì tỷ lệ vốn khả dụng được tính trên tổng giá trị rủi ro. Trong đó, khái niệm vốn khả dụng được hiểu mới là vốn chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng chín mươi (90) ngày. Cách tính vốn khả dụng cụ thể theo phụ lục được ban hành, vốn khả dụng của CTCK được tính trên toàn tài sản (theo giá thị trường), trừ đi các khoản đầu tư tài chính dài hạn vào công ty con, công ty liên doanh liên kết, tài sản cố định, phải thu dài hạn, phải thu nội bộ, chứng khoán phát hành bởi tổ chức có liên quan, chứng khoán có thời gian bị khống chế chuyển nhượng trên 90 ngày…Tổng giá trị rủi ro được hiểu là tổng giá trị của ba loại rủi ro bao gồm: giá trị rủi ro hoạt động, giá trị rủi ro thị trường và giá trị rủi ro thanh toán. Giá trị rủi ro hoạt động được tính toán bằng 25% chi phí hoạt động trong 12 tháng liên tiếp (không bao gồm khấu hao tài sản cố định và trích lập dự phòng) hoặc 20% vốn pháp định, tùy theo giá trị nào lớn hơn. Giá trị rủi ro thứ hai được tính toán là giá trị rủi ro thị trường. Điều đáng nói là, hệ số rủi ro tính cho cổ phiếu, trái phiếu chưa niêm yết ở mức rất cao. Theo quy định, hệ số rủi ro cho trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết có thời gian đáo hạn từ 1 – 5 năm là 30%, trên 5 năm là 40% bao gồm cả trái phiếu chuyển đổi. Thứ ba là giá trị rủi ro thanh toán được tính toán trên cơ sở các mối quan hệ tài chính vay – cho vay với các đối tác bên ngoài, với hệ số rủi ro tối đa lên tới 8% đối với rủi ro thanh khoản theo đối tác và hệ số này có thể dao động từ 16% đến 100% đối với rủi ro thanh toán theo thời gian.

Bảng 2.3: Tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng giá trị rủi ro năm 2012

(Đơn vị: VND)

Chỉ tiêu Giá trị

Giá trị rủi ro thị trường 39.418.896.130

Giá trị rủi ro thanh toán 9.758.894.704

Giá trị rủi ro hoạt động 60.000.000.000

Tổng giá trị rủi ro 109.177.790.834

Vốn khả dụng 265.098.713.525

Tỷ lệ vốn khả dụng 243%

(Nguồn BCTC của WSS 2012)

Khi thực hiện áp dụng cách tính tỷ lệ an toàn tài chính mới, tỷ lệ vốn khả dụng của công ty là 243%, lớn hơn 150%. Tuy tỷ lệ này khiến cho công ty không bị đặt vào tình trạng bị kiểm soát nhưng hệ số này chưa phải là thực sự an toàn, vì vậy công ty cần phải nhanh chóng điều chỉnh các khoản mục trong hoạt động đầu tư, đặc biệt trong hoạt động tự doanh của mình để có thể đáp ứng tỷ lệ an toàn tài chính.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần chứng khoán Phố Wall (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w