GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CTCPCK PHỐ WALL
3.2.1. Hoàn thiện bộ phận quản lý rủi ro
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, CTCK phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro. Để quản lý được các loại rủi ro này, CTCK cần xây dựng một bộ máy tổ chức hoàn chỉnh đủ mạnh và hoạt động có hiệu quả đi đôi với hệ thống cơ chế, quy trình đầy đủ, đồng bộ. WSS cần hoàn thiện bộ phận quản lý rủi ro trong công ty ( trực thuộc phòng kiểm soát nội bộ).
Bộ máy quản lý rủi ro
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm cuối cùng về quản lý rủi ro, sự giảm sút giá trị tài sản của công ty trước những biến động của thị trường.
Xây dựng định hướng chiến lược về rủi ro và quản lý rủi ro; Phê duyệt chính sách quản lý rủi ro, xác định mức chấp nhận rủi ro cho từng thời kỳ; Đảm bảo sự phù hợp, hiệu quả và thường xuyên rà soát chỉnh sửa chính sách quản lý rủi ro.
Tiếp cận các báo cáo phân tích rủi ro để nắm bắt rõ vị trí cơ cấu tài sản, làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng và điều chỉnh chính sách quản lý rủi ro.
Ban giám đốc và các cấp quản lý
Ban giám đốc và các cấp quản lý chịu trách nhiệm thực thi chính sách quản lý rủi ro bao gồm: điều hành trực tiếp các bộ phận kinh doanh; xác định rõ mức độ rủi ro của công ty; duy trì cơ cấu tài sản trong phạm vi mức chấp nhận rủi ro đã được Hội đồng quản trị phê duyệt; định kỳ báo cáo Hội đồng quản trị về thực trạng rủi ro.
Bộ phận quản lý rủi ro (trực thuộc phòng kiểm soát nội bộ) Sơ đồ 3.1: Bộ máy quản lý rủi ro
Bộ phận quản lý rủi ro được thành lập độc lập với các bộ phận kinh doanh trực tiếp, không tham gia vào các hoạt động phát sinh rủi ro và chịu trách nhiệm quản lý, giám sát rủi ro một cách độc lập.