Nâng cao chất lượng hàng hóa trên TTCK

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần chứng khoán Phố Wall (Trang 56)

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CTCPCK PHỐ WALL

3.3.1.Nâng cao chất lượng hàng hóa trên TTCK

Tăng cung, kích cầu là những vấn đề nhức nhối của cơ quan quản lý từ trước đến nay. Với đặc điểm của một nền kinh tế mà các doanh nghiệp nhà nước là chủ yếu như ở nước ta, muốn nâng cao chất lượng của hàng hóa trên thị trường thì Chính phủ cần phải hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này cổ phần hóa,

đưa cổ phiếu lên niêm yết bằng các cách như: hỗ trợ về thuế, hỗ trợ nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển sản phẩm…

Nhìn chung, các công ty có cổ phiếu niêm yết hiện nay trên TTCK chưa phải là những công ty hàng đầu và ngành nghề của những công ty này chưa bao quát hết toàn bộ nền kinh tế, do đó nên tăng cường niêm yết cổ phiếu của các công ty lớn với những ngành nghề đa dạng và những công ty độc quyền của Nhà nước từ trước đến nay như: bưu chính viễn thông, dầu khí, hàng không, điện lực…để vừa góp phần tạo sức bật cho thị trường cũng như thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, vừa góp phần xây dựng TTCK trở thành một “hàn thử biểu” của nền kinh tế.

Thị trường cổ phiếu phát triển đến đâu thì Chính phủ cũng nên quan tâm đến sự phát triển của thị trường trái phiếu. Điều này đáp ứng phần lớn nhu cầu của các nhà đầu tư muốn tham gia thị trường nhưng ngại rủi ro, xem mức độ an toàn của chứng khoán là yếu tố quyết định sự lựa chọn của mình. Do đó, cần cải tiến phương pháp phát hành trái phiếu Chính phủ, tăng cường phát hành theo phương pháp đấu thầu, đa dạng hóa các kỳ hạn của trái phiếu, triển khai phát hành trái phiếu Quỹ hỗ trợ phát triển, trái phiếu địa phương, trái phiếu công trình, trái phiếu đô thị lên niêm yết và giao dịch trên TTCK.

Tóm lại, việc cung cấp hàng hóa có chất lượng cao cho thị trường là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, việc cung cấp và phát triển hàng hóa này cần diễn ra một cách thận trọng, từng bước. Như vậy, khái niệm tăng cung cần được hiểu là tăng cung có chất lượng. Những doanh nghiệp được xem xét niêm yết phải là những doanh nghiệp tốt, những doanh nghiệp có đủ điều kiện niêm yết nhưng có chất lượng kém hơn sẽ được xem xét đưa lên niêm yết sau. Việc vội vã phát triển TTCK quá nhanh không chọn lọc kỹ có thể làm “ô nhiễm” TTCK ngay từ đầu, trong khi với tiềm năng của nền kinh tế hiện đại thì Việt Nam hoàn toàn có thể tạo ra một thị trường với những doanh nghiệp tốt làm nền tảng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại Công ty cổ phần chứng khoán Phố Wall (Trang 56)