Việc nghiên cứu xây dựng DMĐT đã được WSS thực hiện nghiêm túc, tuy nhiên chưa có chiều sâu, các công tác chuyển nhượng và tái cơ cấu DMĐT còn chưa được thực hiện kịp thời và hiệu quả. Điều này thể hiện việc quản trị rủi ro thị trường trong đầu tư tại WSS là chưa tốt, làm cho hoạt động đầu tư chưa thực sự hiệu quả. Một trong những nguyên nhân đó là do việc không quyết liệt trong việc chuyển nhượng và tái cơ cấu DMĐT. Một phần là do công tác dự báo của WSS còn chưa tốt, mặt khác WSS cũng chưa có các quy chế, quy định hướng dẫn cũng như phân cấp để thực hiện hiệu quả việc chuyển nhượng và tái cơ cấu DMĐT. Và đầu năm 2013 thì công ty lại tiếp tục ngừng hoạt động tự doanh.
2.3.3. Quản trị rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng của CTCK bắt nguồn từ các khoản cho vay khách hàng và đối tác hoặc từ các khoản thanh toán theo hợp đồng có kỳ hạn, hợp đồng phái sinh. Tuy nhiên, TTCK phái sinh ở Việt Nam vẫn chưa phát triển nên nhìn chung, rủi ro tín dụng của CTCK vẫn do hoạt động cho vay là chủ yếu.
Bảng 2.6: Bảng các khoản phải thu của WSS từ 2010 – 2012
(Đơn vị: đồng)
2010 2011 2012
Các khoản phải thu 18.462.863.614 1.623.453.764 460.654.629 Phải thu của khách hàng 12.605.698.513 888.530.000 64.962.956
Trả trước cho người bán 60.331.700 48.000.000 14.950.000 Phải thu hoạt động giao
dịch chứng khoán
Các khoản phải thu khác 5.796.833.401 711.923.764 395.741.673
(Nguồn: BCTC của WSS từ 2010 – 2012)
Qua các số liệu ở trên, tổng các khoản phải thu giảm dần qua các năm, cụ thể là năm 2011 giảm tới hơn 11 lần so với năm 2010, năm 2012 tiếp tục giảm mạnh, giảm hơn 3,5 lần so với năm 2011. Các khoản phải thu này được trình bày trên BCTC theo giá trị ghi sổ các khoản phải thu khách hàng và phải thu khác sau khi trừ đi các khoản dự phòng được lập cho các khoản nợ phải thu khó đòi. Điều này cho thấy công tác quản lý các khoản phải thu của WSS đang ngày càng được quan tâm.
Ngoài ra, hiện nay, không chỉ riêng WSS mà còn nhiều CTCK khác cũng đã áp dụng hình thức mua bán chứng khoán có kỳ hạn (hay còn gọi là Repo chứng khoán) như một nghiệp vụ được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, theo đại diện của UBCKNN, thời gian qua, qua phân tích các BCTC của các CTCK nổi lên một vấn đề là rất nhiều CTCK có hoạt động cầm cố tới mức nguy hiểm.
Thực tế tại WSS hiện nay vẫn đang áp dụng hình thức repo chứng khoán như một hình thức tín dụng đối với khách hàng. Mà các khoản mục nhận repo của công ty chủ yếu là các trái phiếu doanh nghiệp và các cổ phiếu chưa niêm yết, điều này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất cao khi thị trường có những biến động xấu và không có khả quan như mấy năm gần đây. Tuy nhiên, với lượng khách hàng đông đảo và việc tăng cường quản trị rủi ro tín dụng nên hoạt động kinh doanh của WSS vẫn rất an toàn và hiệu quả.
Ngoài ra, các dịch vụ khác như cầm cố chứng khoán, ứng trước tiền bán chứng khoán, ứng trước cổ tức cũng đã được WSS áp dụng để cung cấp tới nhà đầu tư.Bên cạnh đó, các hoạt động phụ trợ khác cũng được WSS triển khai thực hiện như lưu ký chứng khoán, quản lý danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần chưa niêm yết. Tuy nhiên, các hoạt động này mới được WSS triển khai, vì vậy cần phải chờ các văn bản hướng dẫn hoàn thiện hơn để có thể giảm thiểu được các rủi ro không đáng có.
2.3.4. Quản trị rủi ro hoạt động
Theo báo cáo thường niên của WSS năm 2012, danh sách các thành viên hội đồng quản trị có chứng chỉ đào tạo về quản trị công ty. Danh sách các thành viên Hội
đồng quản trị tham gia các chương trình về quản trị công ty trong năm: không có.
Thứ nhất, rủi ro hoạt động liên quan đến vấn đề cơ sở vật chất, kỹ thuật và thể
chế ở công ty. Cơ sở vật chất, kỹ thuật của WSS đã đảm bảo đủ và hiện đại, được thể hiện ở vị trí đứng đầu về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán và quản trị doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, WSS chưa có nhiều hoạt động để quảng bá hình ảnh cũng như khẳng định thương hiệu của công ty trên thị trường. Cho nên, dù trải gần 6 năm hoạt động với chất lượng sản phẩm dịch vụ khá tốt, đội ngũ nhân viên thân thiện nhưng hình ảnh của công ty vẫn khá mờ nhạt trong con mắt các nhà đầu tư. Đây chính là khuyết điểm trong việc điều hành của WSS. Vì vậy, WSS cần phải đẩy mạnh việc quảng bá- truyền thông- xây dựng hình ảnh- khẳng định thương hiệu của công ty hơn nữa.
Hiện tại, WSS cũng đã hoạt động theo mô hình quản lý tách bạch tài khoản chứng khoán và tài khoản tiền của khách hàng với của CTCK. Tài khoản tiền của khách hàng được quản lý độc lập với tài khoản của công ty tại ngân hàng. Điều này đã tránh được việc xung đột lợi ích giữa khách hàng và công ty, góp phần phòng tránh rủi ro cho khách hàng và cho chính công ty.
Thứ hai, rủi ro hoạt động liên quan đến yếu tố con người. Nguồn nhân lực có
kỹ năng là tài sản vô hình mà WSS đang rất cần. Nhận thức được điều đó, quá trình tuyển chọn và đào tạo nhân viên đã được WSS chú trọng hơn. Nhiều nhân viên đã được cử đi đào tạo ở nước ngoài hoặc được chuyên gia nước ngoài sang tư vấn, đào tạo tại chỗ.
Bảng 2.7: Cơ cấu lao động của công ty năm 2011
Trình độ học vấn Tổng cộng
Trên đại học 7
Đại học 30
Cao đẳng, trung cấp, PTTH 9
Tổng cộng 46
Số lượng nhân viên của WSS có sự biến động qua các năm. Giai đoạn từ 2007-2009, WSS mới tham gia hoạt động chưa lâu nên số lượng nhân viên tương đối ít. Tuy nhiên từ năm 2009 đến nay, WSS đã đi vào quỹ đạo hoạt động ổn định
nên số lượng nhân viên được duy trì ở mức ổn định( 49 nhân viên tính đến ngày 31/2/2012).
Bảng 2.8: Cơ cấu lao động của công ty năm 2012
Trình độ học vấn Tổng cộng
Trên đại học 7
Đại học 38
Cao đẳng, trung cấp, PTTH 4
Tổng cộng 49
Sang năm 2013, công ty có kế hoạch duy trì quy mô và cơ cấu nhân sự như hiện nay, trong trường hợp cần thiết, có thể chỉ bổ sung số lượng không lớn.
Đa phần các cán bộ nhân viên của WSS còn khá trẻ, độ tuổi trung bình là 25- 28 tuổi. Đây có thể được xem như một thế mạnh của WSS, đội ngũ trẻ, sáng tạo, nhanh nhạy và có trình độ. Tuy nhiên cái thiếu trong nhân lực của WSS lại là kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn. Cán bộ trẻ được đào tạo bài bản trong các trường đại học nhưng có thể lại quá lý thuyết hóa khi làm việc trong thực tế, chưa thực sự vận dụng được kiến thức chuyên môn của mình vào công việc, tính thực tế, cọ xát chưa nhiều nên xử lý nghiệp vụ chưa linh hoạt, khả năng phân tích và nhận định thị trường chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư. Những rủi ro mà công ty gặp phải chủ yếu là do các nhân viên không hiểu hết sự phức tạp và áp lực trong việc cung cấp các sản phẩm tài chính, công việc đòi hỏi sự nhanh nhạy và chịu được áp lực đặc biệt là sự chính xác trong quá trình xử lý.
Rủi ro hoạt động thường xảy ra đối với lĩnh vực môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư, đó là việc nhập lệnh sai, tư vấn sai cho khách hàng, duyệt lệnh khi lệnh không phù hợp hoặc cũng có thể rủi ro đến từ việc không tuân thủ quy trình do khách hàng có những mối quan hệ với nhân viên trong công ty… Các lỗi giao dịch được giảm đáng kể qua các năm chủ yếu là do WSS đã áp dụng giao dịch từ xa với HNX và HOSE. Với việc kết nối giao dịch từ xa này đã khiến cho WSS cơ bản giải quyết được tình trạng nghẽn, rớt lệnh và giúp cho nhà đầu tư dễ dàng hủy, sửa lệnh khi tham gia