mua bán chứng khoán trên sàn HNX và HOSE.
2.4.2. Hạn chế, khó khăn và nguyên nhân trong công tác quản trị rủi ro
Những hạn chế và khó khăn cần khắc phục
động kinh doanh của công ty đặc biệt đối với hoạt động tự doanh. Trên thực tế hoạt động tự doanh của WSS nói chung còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Những năm trước thì doanh thu của hoạt động tự doanh chiếm phần lớn trong doanh thu của công ty, tuy nhiên, những năm gần đây doanh thu hoạt động tự doanh giảm xuống nhiều. Các cổ phiếu trong danh mục tự doanh của công ty chủ yếu là các cổ phiếu đã được niêm yết nhưng sự kết hợp của các cổ phiếu này trong danh mục chưa thực sự hiệu quả để có thể giảm thiểu rủi ro cho cả DMĐT.
Về chất lượng công nghệ thông tin của WSS tốt nhưng so với một số các CTCK lớn, đặc biệt là các CTCK ở một số nước phát triển thì còn một số hạn chế ảnh hưởng tới quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng cũng như trong hoạt động của công ty. Từ đó chưa đem lại kết quả hoạt động cao cho công ty, mặt khác còn ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro của công ty.
WSS còn tồn tại một số rủi ro về con người ảnh hưởng tới quá trình quản trị rủi ro. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty đã xảy ra một số lỗi trong quá trình thực hiện lệnh cho khách hàng của nhân viên môi giới. Con số này thực sự cần được công ty xem xét và có biện pháp xử lý. Những con số này thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, am hiểu những rủi ro trong lĩnh vực chứng khoán của nhân viên. Số lượng nhân viên có chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ chuyên môn do UBCKNN cấp còn ít so với tính phức tạp, chuyên sâu mà một thị trường tài chính yêu cầu.
Hơn nữa, chất lượng của hoạt động tư vấn đầu tư cho khách hàng chưa được cao. Cụ thể là chất lượng của các báo cáo phân tích thị trường, cổ phiếu, báo cáo phân tích ngành chưa được chính xác so với diễn biến thực tế thị trường diễn ra, kiến nghị đầu tư cho khách hàng cũng chưa tốt làm ảnh hưởng tới uy tín, thương hiệu của công ty.
Ngoài ra, vào ngày 1/4/2011 UBCKNN bắt đầu áp dụng thực hiện theo thông tư 226/2010/TT-BTC yêu cầu về các chỉ tiêu an toàn tài chính. Việc ra thông tư này buộc các CTCK kiểm soát mức rủi ro cao hơn. Đặc biệt trong những điểm mới về cách tính tỷ lệ VKD yêu cầu CTCK thực sự phải cố gắng trong việc quản lý danh mục tự doanh của mình để có thể đảm bảo được những chỉ tiêu đề ra khắt khe này. Cùng với sự yêu cầu này mà khả năng công ty muốn thu được mức sinh lời cao từ
những chứng khoán rủi ro sẽ bị hạn chế rất nhiều, đồng thời làm cho công ty khó khăn trong việc đầu tư dài hạn.
Một khó khăn nữa trong hoạt động quản trị rủi ro đối với các CTCK nói chung cũng như đối với WSS nói riêng là diễn biến thị trường trong thời gian tới được đánh giá là chưa có dấu hiệu khả quan, còn tồn tại nhiều biến động không tốt từ các diễn biến của nền kinh tế vĩ mô khiến cho công ty có thể đối diện với rất nhiều rủi ro có thể gặp phải. Do vậy trong thời gian tới công ty cần nâng cao hơn nữa công tác quản trị rủi ro của mình.
Nguyên nhân
Về nguyên nhân khách quan thì bao gồm một số nguyên nhân sau:
Đầu tiên là do biến động của TTCK không tốt, giá chứng khoán giảm nhiều khiến cho các nhà đầu tư lo ngại và còn ảnh hưởng tới doanh thu hoạt động của công ty. Ngoài những diễn biến của nền kinh tế vĩ mô như cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, 2011 hay việc điều chỉnh các chính sách tài chính, chính sách tiền tệ… khiến cho các kênh đầu tư trở nên khó khăn hơn.
Mặt khác khi hệ thống luật pháp còn chưa hoàn thiện khiến cho nhiều hoạt động chưa có các văn bản, quy định rõ ràng để giúp cho các CTCK hoạt động hiệu quả và hạn chế được rủi ro hơn đặc biệt trong hoạt động repo chứng khoán.
Ngoài ra, thị trường các công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam vẫn chưa phát triển nên các CTCK cũng như các nhà đầu tư chưa có các công cụ để phòng ngừa rủi ro cho chính mình.
Về nguyên nhân chủ quan bao gồm một số nguyên nhân sau:
Hoạt động tự doanh của công ty còn tồn tại nhiều nguy cơ gây rủi ro cho công ty. Điều đó là do công ty chưa xây dựng được một công thức đo lường rủi ro chính xác để xác định được mức rủi ro tối đa mà công ty phải chịu đựng, chưa xây dựng được mô hình quản trị danh mục hiệu quả mà công ty chỉ đầu tư dựa trên các báo cáo phân tích của bộ phận phân tích. Ngoài ra công ty cũng chưa lượng hóa được hết những rủi ro mà hoạt động đầu tư sẽ gặp phải và chưa linh hoạt trong quá trình đầu tư khi các yếu tố thị trường thay đổi khiến cho hoạt động tự doanh của công ty chưa hiệu quả, đặc biệt rất nguy hiểm khi thị trường biến động mạnh. Cụ thể, danh mục tự doanh của WSS trong ba năm gần đây đã giảm tỷ trọng đầu tư vào trái phiếu để chủ yếu đầu tư vào cổ phiếu, điều này hàm chứa rất nhiều rủi ro cho công ty đặc
biệt trong điều kiện diễn biến như hiện nay. Và công ty đã phải ngừng hoạt động tự doanh, và thực hiện thanh lý DMĐT.
Về kỹ thuật phân tích, dự báo thị trường của công ty còn chưa thực sự tốt. Hiện tại, công ty đã áp dụng một số phương pháp phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản, phân tích lãi suất nhằm quản lý rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản và các hạn chế trong hoạt động của công ty. Tuy nhiên, do năng lực còn hạn chế và các thông tin trên TTCK Việt Nam vẫn chưa hoàn hảo, thiếu một số quy định chung nên các phương pháp này vẫn chưa thể phát huy được hiệu quả tối đa.
Dịch vụ tư vấn tài chính mới chỉ dừng lại ở việc tư vấn cho khách hàng về các vấn đề về giấy tờ pháp lý, các thủ tục cũng như quy trình khi thực hiện các hoạt động tài chính của doanh nghiệp mà chưa chú trọng đến việc tư vấn các kế hoạch tài chính dài hạn mang tính chất chiến lược của doanh nghiệp. Điều này thể hiện nghiệp vụ tư vấn còn thấp, chưa phát huy được tiềm lực của công ty. Ngoài ra hoạt động tư vấn tài chính chưa có sự gắn kết về giá trị và kết quả nhằm tạo ra lợi ích tổng thể cho doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp còn mang tính chất đơn lẻ, cục bộ và rời rạc làm cho chất lượng của dịch vụ còn chưa tốt, ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp. Đồng thời với sự hoạt động rời rạc và không gắn kết về giá trị với tổng thể công ty có thể gây nên nhiều rủi ro cho công ty.
Về nguồn nhân lực của WSS chủ yếu là còn khá trẻ, khả năng am hiểu thị trường, công việc còn tồn tại nhiều hạn chế do vậy khi đi vào hoạt động dễ gặp phải những sai sót. Hơn nữa những kiến thức về nghiệp vụ đặc biệt chuyên sâu thì còn thiếu nhân viên, khả năng kết nối công việc giữa các nhân viên trong từng bộ phận và giữa các bộ phận với nhau chưa cao để có thể hạn chế rủi ro chung cho toàn hệ thống công ty.
Về cơ cấu tổ chức công ty, hiện tại WSS chưa có bộ phận chuyên về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty. Các nhân viên ở từng hoạt động, từng bộ phận thường kiêm luôn việc quản lý rủi ro trong hoạt động đó. Điều này vừa làm tăng trách nhiệm đối với nhân viên, vừa làm giảm hiệu quả của công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
nâng cấp các hệ thống máy tính, các phần mềm hoạt động phục vụ cho các bộ phận trong công ty. Tuy nhiên, công ty vẫn còn thiếu một số phần mềm chuyên biệt, công nghệ cao để phục vụ cho các hoạt động diễn ra nhanh chóng, chính xác đồng thời rà soát, kiểm tra được những lỗi giao dịch hàng ngày.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề chung về quản trị rủi ro của CTCK ở chương 1, trong chương 2 chuyên đề đã giới thiệu những vấn đề cơ bản về WSS trên các mặt như quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức và các sản phẩm dịch vụ của Công ty. Bên cạnh đó, chuyên đề đã đi sâu vào nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro của WSS và tiến hành phân tích, đánh giá năng lực quản trị rủi ro của WSS trong thời gian qua. Đồng thời, chuyên đề cũng chỉ ra những thành công và hạn chế của WSS để từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro của WSS.
CHƯƠNG 3