1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái giữa USDVND

33 2,2K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 198,11 KB

Nội dung

Thực tế qua khảo sát các nghiên cứu về tácđộng của tỷ giá hối đoái của các nhà kinh tế học trong và ngoài nước cho thấy, hầu hếtcác kết quả nghiên cứu đều đưa ra rằng lạm phát và lãi suấ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

======o0o=======

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI

ĐOÁI GIỮA USD/VND Sinh viên thực hiện:

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thương mại quốc tế, tỷ giá hối đoái là một yếu tố quan trọng và nhận được

sự quan tâm của rất nhiều chủ thể kinh tế trên toàn thế giới Trên thực tế, có rất nhiềunhân tố khác nhau ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái Đó có thể là sự canthiệp của Ngân hàng trung ương, sự biến động về giá vàng hoặc tâm lý hay các hoạt độngđầu cơ trên thị trường ngoại hối, đây là những yếu tố chính gây nên tác động ngắn hạnđến tỷ giá hối đoái

Trang 3

Tuy nhiên, đối với các nhà kinh tế, cái nhìn dài hạn về các nhân tố ảnh hưởng đến

tỷ giá hối đoái được quan tâm nhiều hơn, không chỉ các nhà kinh tế học nước ngoài màcòn cả những nhà kinh tế học trong nước Thực tế qua khảo sát các nghiên cứu về tácđộng của tỷ giá hối đoái của các nhà kinh tế học trong và ngoài nước cho thấy, hầu hếtcác kết quả nghiên cứu đều đưa ra rằng lạm phát và lãi suất là hai nhân tố quan trọng ảnhhưởng lớn đến sự biến động của tỷ giá hối đoái Không chỉ qua các nghiên cứu thực tiễn,

lý thuyết về kinh tế học cũng chỉ ra điều tương tự Vì vậy trong bài nghiên cứu lần này,nhóm em quyết định phân tích tác động của lạm phát và lãi suất đến tỷ giá hối đoáiVND/USD với bộ số liệu của Việt Nam Qua bài phân tích, nhóm hi vọng có thể kết luậnđược sự tác động của lạm phát và lãi suất đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam là đúng vớithực tiễn thế giới và lý thuyết kinh tế học đặt ra, từ đó đưa ra một số khuyến nghị chínhsách giúp cho điều hành tỷ giá phù hợp nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô tại Việt Nam.Bài tiểu luận được chia làm 5 chương chính:

- Chương 1: Tổng quan về tỷ giá hối đoái

- Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giáhối đoái

- Chương 3: Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá USD/VND trong dài hạn

Nhà nước Việt Nam năm 2010, tại Điều 6, Khoản 5: “Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam

là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam.” Trong

cuốn giáo trình Tài chính quốc tế 2011, GS.TS Nguyễn Văn Tiến định nghĩa: “Tỷ giá làgiá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác”

Trang 4

Chênh lệch lạm phátGiá hàng nước ngoài giảmNhu cầu hàng nước ngoài tăngNhu cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá tăngSức mua của hai nước cân bằng

Tỷ giá kì hạn giảm

Tỷ giá giao ngay tăng

Cầu kì hạn ngoại tệ giảm

Cầu ngoại tệ hiện tại tăng

1.2 Các lý thuyết kinh tế về mối quan hệ giữa tỷ giá và các nhân tố vĩ mô

1.2.1 Học thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity –PPP)

Theo khái niệm của kinh tế học thì ngang giá sức mua (PPP) là một phương phápdùng để xác định tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của hai nước Phương pháp PPP đo lường

một đồng tiền sẽ mua được bao nhiêu theo tiêu chuẩn đo lường quốc tế (thương là đồng

USD), bởi vì hàng hoá và dịch vụ có giá cả khác nhau ở các nước khác nhau PPP là một

phương pháp dùng để đo lường mối quan hệ về sức mua của đồng tiền các quốc gia trên

cùng một khối lượng hàng hoá và dịch vụ

Nguyên nhân xuất hiện PPP:

Công thức: Gọi là tỉ lệ thay đổi giá trị của đồng ngoại tệ Khi PPP tồn tại thì:

Tỉ giá giao ngay vào thời kì thứ t:

Với: : tỉ giá giao ngay đầu kì

: tỷ lệ lạm phát trong nước: tỷ lệ lạm phát nước ngoàiPPP cho thấy biến động tỷ giá đúng bằng chênh lệch lạm phát giữa hai nước, chonên quốc gia nào có tỉ lệ lạm phát cao thì đồng tiền nước đó sẽ giảm giá trong tương lai

1.2.2 Học thuyết ngang giá lãi suất (Interest Rate Parity)

Ngang giá lãi suất là mối quan hệ giữa tỷ giá giao ngay của hai đồng tiền khi không còn các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá Mối quan hệ này phụ thuộc vào tỷ giá

giao ngay và tỷ giá kỳ hạn giữa các đồng tiền

Nguyên nhân xuất hiện IRP

Trang 5

Chênh lệch lãi suấtNhu cầu ngoại tệ tăngTỷ giá đồng ngoại tệ tăngTỷ suất sinh lợi cân bằng

Công thức: Gọi p là phần bù (hoặc chiết khấu) kỳ hạn thì:

Khi IRP tồn tại thì tỉ giá kỳ hạn:

Nhận xét: Khi IRP tồn tại thì nhà đầu tư không thể sử dụng kinh doanh chênh lệch

lãi suất có bảo hiểm (Cover Interest Arbitrage - CIA) để đạt được một tỷ suất sinh lợi caohơn tỉ suất sinh lợi mà họ đạt được từ trong nước

1.2.3 Hiệu ứng Fisher quốc tế

Hiệu ứng Fisher quốc tế khẳng định rằng sự khác nhau trong lãi suất giữa các quốcgia là do dự đoán một cách khách quan về một sự thay đổi ở tương lai trong tỷ giá giao ngay

Nguyên nhân xuất hiện Hiệu ứng Fisher

Quốc gia nào có tỉ lệ lãi suất cao thì đồng tiền nước đó sẽ giảm giá trong tươnglai Tính bình quân, nếu liên tục kí gởi khoản tiền của mình vào một loại ngoại tệ nào đó

và không rút vốn ra trong suốt khoảng thời gian này thì ta sẽ không lãi cũng không lỗ, tức

ta sẽ hoà vốn

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn và dài hạn

1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn

Tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền biến động lên xuống do chịu ảnh hưởng bởinhiều nhân tố khác nhau Trong ngắn hạn, tỷ giá bị ảnh hưởng bởi 3 nhân tố chính: thứnhất là sự can thiếp của Ngân hàng trung ương; thứ hai là tác động của các yếu tố kinh tế

xã hội và biến động giá vàng; cuối cùng là yếu tố tâm lý và các hoạt động đầu cơ trên thịtrường ngoại hối

1.3.1.1 Sự can thiệp của ngân hàng trung ương

Trang 6

Mục đích can thiệp của ngân hàng trung ương không hoàn toàn giống nhau, điềunày phụ thuộc vào tình hình, ý đồ chiến lược của mỗi nước, ngay ở một quốc gia thì mụcđích can thiệp ở mỗi thời kỳ cũng khác nhau Để thực hiện điều chỉnh tỷ giá hối đoái đã

và đang tồn tại nhiều phương pháp khác nhau, sau đây là một vài phương pháp phổ biến:

Phương pháp lãi suất chiết khấu: Đây là phương pháp thường được sử dụng để

điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị rường Với phương pháp này, khi tỷ giá hối đoái đạt đếnmức "báo động" cần phải can thiệp thì ngân hàng trungương nâng cao lãi suất chiết khấu

Do lãi suất chiết khấu tăng, lãi suất cho vay trên thị trường cũng tăng lên kết quả là vốnvay ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ dồn vào để thu lãi cao hơn Tuy nhiên chính sáchlãi suất chiết khấu cũng có những hạn chế nhất định, vì quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá chỉ

là quan hệ tác động qua lại gián tiếp, chứ không phải quan hệ trực tiếp nhân quả

Các nghiệp vụ thị trường hối đoái: Thông qua các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ

điều chỉnh tỷ giá hối đoái là một trong những biện pháp rất quan trọng của nhà nước đểgiữ vững sự ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia Đây là hoạt động mang tính chủquan nhưng lại tác động trực tiếp tới biến động tỷ giá, do vậy việc lựa chọn các thời điểmcần mua bán ngoại tệ trên thị trường với tỷ giá nào để đạt được mục tiêu điều chỉnh có ýnghĩa quyết định

Quỹ dự trữ bình ổn ngoại hối: Trong điều kiện tình hình giá cả thị trường luôn

không ổn định, thậm chí xảy ra những biến động lớn, các nước thường sử dụng quỹ dự trữbình ổn ngoại hối như là một trong những công cụ để điều chỉnh tỷ giá hối đoái Nguồnvốn để hình thành quỹ thường là:

• Phát hành trái khoán kho bạc bằng tiền quốc gia

• Sử dụng vàng để lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái Theo phương pháp này, khi cáncân thanh toán quốc tế bị thâm hụt, quỹ sẽ đưa vàng ra bán thu ngoại tệ về để cânbằng cán cân thanh toán

1.3.1.2 Tác động của các yếu tố kinh tế xã hội và biến động giá vàng

Tình hình kinh tế xã hội của một nước ổn định sẽ tăng cường cơ hội thu hút vốnngoại tệ từ nước ngoài vào trong nước khiến tăng mức cung ngoại tệ; đồng thời ngườitrong nước không muốn chuyển vốn ra nước ngoài mà để đầu tư trong nước khiến mứccầu ngoại tệ có thể thay đổi Kết quả là tỷ giá hối đoái có thể tăng, giá ngoại tệ giảm và tất

Trang 7

nhiên giá nội tệ tăng Ngược lại, tỷ giá hối đoái có thể giảm khi có những ất ổn xảy ra

Tương tự, biến động giá vàng cũng làm ảnh hưởng đến tý giá hối đoái, do việcmua bán vàng liên quan đến việc sử dụng ngoại tệ Nếu cung cầu về vàng bị chênh lệch,trong trường hợp lực cầu không được đáp ứng đủ, trong cơn khát vàng, giá vàng sẽ bị đẩymạnh lên cao Các cá nhân tổ chức cần thu gom USD để mua vàng, từ đó làm tăng giáđồng USD, thay đổi tỉ giả

1.3.1.3 Yếu tố tâm lý và các hoạt động đầu cơ

Yếu tố tâm lý được thể hiện bằng sự phán đoán của thị trường về các sự kiện kinh

tế, chính trị từ những sự kiện này, người ta dự đoán chiều hướng phát triển của thịtrường và thực hiện những hành động đầu tư về ngoại hối, làm cho tỷ giá có thể đột biếntăng, giảm trên thị trường

Những hành vi đầu cơ hiển nhiên sẽ gây ảnh hưởng tới tỉ giá hối đoái Một cáchphổ biến, các nhà đầu cơ có thể thu gom ngoại tệ trên thị trường, tạo ra sự khan hiếmngoại tệ, từ đó đẩy giá ngoại tệ lên cao, sau đó mới tung giá bán, dẫn tới làm biến động tỉgiá

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong dài hạn

1.3.2.1 Lạm phát và lãi suất

- Lạm phát:

Lạm phát là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đối với tỉ giá hốiđoái Đây là một mối quan hệ hai chiều, nhưng trong một số trường hợp, lạm phát lànguyên nhân và tỉ giá là kết quả Ví dụ như khi nguy cơ lạm phát tăng cao thì công chúng

sẽ không tin vào đồng nội tệ, họ sẽ chuyển sang dự trữ vàng và ngoại tệ mạnh, khi đó nhucầu bán nội tệ và mua ngoại tệ tăng cao làm cho TGHĐ biến động Như vậy, nếu giữ lạmphát ở một mức độ ổn định, thì TGHĐ sẽ không bị biến động nhiều

Trang 8

tăng cầu đối với đồng nội tệ), từ đó đồng ngoại tệ sẽ có xu hướng giảm giá (hay đồng nội

tệ sẽ tăng giá) Trong trường hợp ngược lại, nếu lãi suất trong nước thấp hơn so với lãisuất nươc ngoài hay lãi suất ngoại tệ, đồng ngoại tệ có xu hướng tăng giá trên thị trường(hay đồng nội tệ sẽ giảm giá)

1.3.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến Cán cân thương mại

- Hàng rào thuế quan và hạn ngạch: Công cụ này của các nước đưa ra, tác

động lên hoạt động xuất nhập khẩu Thuế làm tăng giá các loại hàng ngoạinhập, làm giảm tương đối nhu cầu nhập khẩu, góp phần bảo hộ và khuyếnkhích tiêu dùng hàng trong nước, giảm cầu ngoại tệ làm tăng giá đồng nội tệ vìhàng hóa trong nước bán tốt hơn hay cả khi đồng nội tệ tăng giá Như vậy,trong dài hạn, hàng rào thuế quan giúp cho đồng nội tệ tăng giá, tức là gây biếnđộng và làm ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái

- Tâm lý ưa thích hàng ngoại: Cầu hàng ngoại cao làm tăng cầu về ngoại tệ để

chi trả cho những khoản mua sắm đó Một khi người dân vẫn có nhu cầu nhậpkhẩu những mặt hàng đó thì tỷ giá tiếp tục tăng lên

1.3.2.3 Thu nhập quốc dân

Với điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, nếu thu nhâp quốc dân ở một nướctăng (đồng thời thu nhập quốc dân ở nước ngoài không đổi), dẫn đến nhu cầu hàng hóa vàdịch vụ ở nước đó tăng (trong đó có nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ ở nước ngoài), do đónhu cầu sử dụng ngoại tệ tăng, dẫn đến đồng ngoại tệ tăng giá (tỉ giá hối đoái tăng) hayđồng nội tệ giảm giá hoặc ngược lại

Trang 10

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ

ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 2.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Đến nay, trên thế giới cũng đã có khá nhiều bài nghiên cứu về các nhân tố tác độngtới tỷ giá hối đoái của các đồng tiền với nhau Mỗi tác giả lại có một cách tiếp cận khácnhau về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá cả ngắn hạn và dài hạn cả định tính lẫn địnhlượng

Trong đó có các nghiên cứu có chất lượng cao về tỷ giá hối đoái được thực hiệnbởi Javier Andres et al (1996), Thygesen et al (1997), Amit Kara et al (2002) vàAchsani et al (2010)

Theo như nghiên cứu kết quả tìm kiếm gần đây của nhóm, công trình nghiên cứu

của nhóm tác giả Andres, Hernando, Krueger năm 1996 về vấn đề” Growth, inflation and

exchange rate regime” đã chỉ ra được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với lạm phát

và tỉ giá hối đoái tại các quốc gia OCED Nghiên cứu này chỉ ra được nguyên nhân gây ra

sự biến động giữa tỷ giá hối đoái, và tỉ giá hối đoái sẽ thay đổi khi chính phủ chấp nhậntăng lạm phát để hướng tới tăng trưởng kinh tế trong dài hạn

Chỉ một năm sau đó vào năm 1997, tác giả Thygesen với công trình nghiên cứu”

Inflation and exchange rate, evidence and policy guidelines for the European community”

cũng đưa ra kết luận tương tự về mối quan hệ giữa lạm phát và tỉ giá hối đoái, tác giả đã

sử dụng chỉ số giá bán buôn để đo lượng lạm phát tại các quốc gia trong EU giai đoạnnăm 1960 – 1970, và lý thuyết ngang giá sức mua được áp dụng để đo lường sự tác độnggiữa lạm phát và tỉ giá hối đoái Mặc dù phạm vi của nghiên cứu chỉ dừng lại ở các nướcthành viên EU và thời điểm nghiên cứu được thực hiện chưa diễn ra cuộc khủng hoảnggiá xăng dầu lần thứ nhất Nhưng nghiên cứu này được coi là cơ sở cho các nghiên cứutiếp theo về lạm phát và tỉ giá hối đoái

Ngoài nghiên cứu cho rằng các chính sách của chính phủ cũng gây ra ảnh hưởngđến tỉ giá hối đoái của nhóm tác giả Andres, Hernando, Krueger năm 1996 thì nhóm tác

giả Amit Kara, Edward Nelson với công trình nghiên cứu “The exchange rate and

inflation in the UK” năm 2002 cũng đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa chính sách của

Trang 11

chính phủ và tỉ giá hối đoái của nước Anh Qua đó nghiên cứu đã chứng minh chính sáchlạm phát mục tiêu được thực hiện tại Anh giúp ổn định tỉ giá hối đoái danh nghĩa.

Đấy là những công trình nghiên cứu thuộc chủ yếu là khu vực châu Âu Vậy cònkhu vực châu Á thì các nghiên cứu chỉ ra điều gì? Gần đây nhất vào năm 2010, công trình

nghiên cứu “ The Relationship between Inflation and Real exchange rate: Comparatively

Study between ASIAN + 3, the EU and North American” của nhóm tác giả Achsani, Fauzi

và Abdullah cho thấy mối quan hệ giữa lạm phát và tỉ giá hối đoái trên phương diện lýthuyết tại châu Á còn mạnh hơn so với tại châu Âu và Bắc Mỹ Một lần nữa, nhóm tác giảcũng chỉ ra tầm quan trọng của quản lý lạm phát để ổn định các chỉ số kinh tế khác vàquản lý lạm phát tại châu Á có phần phức tạp hơn so với khu vực châu Âu và Bắc Mỹ.Cùng thuộc khu vực Đông Nam Á và có nền kinh tế khá gần với Việt Nam – Maylaysiacũng là một trong những nước được các chuyên gia kinh tế quan tâm và nghiên cứu vềảnh hưởng của lạm phát nước này đến tỉ giá hối đoái MYR/USD Tác giả Nurul SyuhadaBaharuddin thuộc đại học Teknologi MARA Terengganu đã nghiên cứu mối quan hệ giữa

lạm phát, lãi suất đối với tỉ giá hối đoái của Malaysia bằng mô hình VECM mang tên” A

Vector Error Correction Model (VECM): Approach in Explaining the Relationship Between Interest Rate and Inflation Towards Exchange Rate Volatility in Malaysia”.

Nghiên cứu cho thấy trong mối quan hệ dài hạn, lãi suất có tác động tích cực trong khi tỷ

lệ lạm phát lại có tác động tiêu cực đến biến động tỷ giá hối đoái tại Malaysia Ý nghĩacủa nghiên cứ này là việc tăng lãi suất có thể có hiệu quả trong sự thay đổi tỷ giá hối đoái

Tuy nhiên nghiên cứu của tác giả Duasa năm 2009 “Journal of Economic Cooperation

and Development” nhận định rằng thực chất mối quan hệ giữa lạm phát và chênh lệch tỷ

giá hối đoái không phải là hoàn hảo ngay cả trong dài hạn, tuy nhiên nó hỗ trợ cho việc sửdụng tỷ lệ lạm phát để dự báo biến động dài hạn của tỷ giá hối đoái

Ngoài ra còn có công trình nghiên cứu “The impact of the current exchange rate

system on trade and inflation of selected developing member countries”của Rana năm

1983 ; nhóm tác giả Kamin, S.B và M.Klau năm 2003 với công trình nghiên cứu” A multi

– country comparison of the linkages between inflation and exchange rate competitiveness”; tác giả Paul năm 1997 với công trình “ Inflation in Asian countries:

1970 – 1992” và tác giả Hakkio, C.S năm 1986 với công trình nghiên cứu “ Interest rates

Trang 12

and exchange rates- What is the relationship?”… đều quan tâm đến mối quan hệ giữa

lạm phát, tỉ lệ lãi suất và tỷ giá hối đoái

2.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong nước

Trên đây là những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, điều đó chothấy các chuyên gia kinh tế trên thế giới đều rất quan tâm đến tỷ giá hối đoái và các yếu tốảnh hưởng Vậy còn đối với các nhà nghiên cứu trong nước thì sao?

Nhóm tác giả Vũ Quốc Huy, Nguyễn Thị Thu Hằng và Vũ Phạm Hải Đăng với đề

tài “Tỉ giá hối đoái giai đoạn 2000 – 2011: Mức độ sai lệch và tác động đối với xuất

khẩu” đã được công bố vào năm 2011, đăng ký bản quyền tại Ủy ban Kinh tế của Quốc

hội và UNDP tại Việt Nam và đã được nhà xuất bản Tri Thức xuất bản thành sách năm

2013 Nghiên cứu đã tổng hợp các diễn biến của tỉ giá trong khoảng thời gian gần đây và

sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá tác động của tỉ giá hối đoái đến xuất nhậpkhẩu của Việt Nam Cụ thể, công trình nghiên cứu đi từ việc phân tích những biến động

về tỉ giá danh nghĩa USD/VND và tỉ giá thực USD/VND trong giai đoạn 2000-2011 sau

đó chỉ ra các nhân tố quyết định tỉ giá thực và mức độ sai lệch của nó Cuối cùng, bàinghiên cứu sử dụng mô hình VECM để đánh giá tác động của tỉ giá này đến việc xuấtkhẩu của nước ta Bằng việc sử dụng mô hình phân phối trễ tự hồi quy đa thức(Autoregressive Polynomial Distributed Lag) ARPDL, nghiên cứu đã khẳng định rằngđồng VND đã liên tục bị định giá cao trong 3 năm đầu của thập kỷ vừa qua và tiếp tục xuhướng đó trong 3 năm 2009-2011 với mức độ còn nghiêm trọng hơn Xen giữa 2 giaiđoạn này là giai đoạn đồng VND bị định giá thấp và không ổn định, đôi khi lệch tới 20%trước khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra Sau đó, bài nghiên cứu sử dụng mô hìnhđiều chỉnh sai số vector (Vector Error Correction Model) VECM để đánh giá tác động của

tỉ giá USD/VND đến xuất khẩu của Việt Nam ra các thị trường nước ngoài Kết quả kiểmđịnh cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ giá USD/VND và xuất khẩu Cụ thể là tỷgiá USD/VND tăng góp phần thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam

Mặt khác, nhóm tác giả TS Nguyễn Văn Nghiến, TS Phạm Cảnh Huy và NCS.Hoàng Đình Minh đã sử dụng mô hình VAR để giải thích mối tương quan lạm phát và tỉ

giá hối đoái trong giai đoạn 2000 – 2012 trong công trình nghiên cứu “Mối quan hệ giữa

Trang 13

lạm phát và tỷ giá hối đoái: Nghiên cứu từ số liệu thực tế ở Việt Nam và một số khuyến nghị” Căn cứ vào kết quả của mô hình VAR, lạm phát có thể được coi là nhân tố có ảnh

hưởng lớn đến sự biến động của tỷ giá hối đoái Do đó, nếu giữa được ổn định lạm phátthì tỷ giá hối đoái sẽ không biến động mạnh

Không chỉ các chuyên gia kinh tế quan tâm đến vấn đề này, mà nhóm các bạn sinhviên của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cũng thực hiện công trìnhnghiên cứu “Kiểm định các nhân tố tác động tới tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tỷ giá hốiđoái đến lạm phát và cán cân thương mại” để chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giáhối đoái trong ngắn, trung và dài hạn Và đi sâu vào phân tích những nhân tố ảnh hưởngtrong dài hạn.Bài nghiên cứu xem xét sự tác động của các yếu tố lạm phát, lãi suất và thunhập đã tác động như thế nào đến tỷ giá USD/VND trong giai đoạn năm 1995-2010 bằng

mô hình kiểm định VECM Kết quả đưa ra là lãi suất và thu nhập có mối quan hệ nghịchchiều với tỷ giá Còn lạm phát có mỗi quan hệ tuyến tính với tỷ giá Tuy nhiên, tác độngcủa lạm phát đến tỷ giá lại là tác động đa chiều theo thời gian Và mối quan hệ giữa lạmphát và tỷ giá là mối quan hệ hai chiều (đã được chứng minh bằng kiểm định Granger)

Tiếp thu kết quả nghiên cứu từ các nhà kinh tế trong nước và thế giới trên, nhómquyết định thực hiện nghiên cứu mối quan hệ dài hạn giữa lạm phát, lãi suất và tỷ giá hốiđoái dựa trên mô hình VECM Nhóm lựa chọn mô hình VECM vì tính mới và tính hiệuquả của mô hình, mô hình không những chỉ ra được mối tương quan giữa các biến mà còncho thấy tác động và ảnh hưởng của các biến trễ tới biến đưa ra nghiên cứu trong dài hạn

Từ đó đưa ra những kiến nghị chính sách phù hợp với Việt Nam để điều hành chính sách

tỷ giá sao cho phù hợp nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô Nhóm tác giả cũng kì vọng vàomối tương quan giữa các biến là phù hợp và đúng với lí thuyết kinh tế mà các nhà kinh tế

đi trước đã đưa ra Tuy nhiên cũng cố gắng tìm ra câu trả lời thích hợp cho các sai số vàkết quả chênh lệch so với lí thuyết ban đầu Vì khó khăn trong quá trình thu thập số liệu,nhóm chọn bộ số liệu trong giai đoạn 1994 – 2014 được tính theo quý để phục vụ cho quátrình nghiên cứu, kì vọng có thể chỉ ra được tác động dài hạn của biến cán cân thương mại(CCTM), lãi suất (RATE) và lạm phát (được thể hiện thông qua chỉ số CPI) tới biến tỷ giáhối đoái (EXR) bằng mô hình VECM

Trang 14

CHƯƠNG 3: KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ

USD/VND

1 Diễn biến tỷ giá USD/VND thời kì 2000-2014

Trong giai đoạn 2000-2014, Việt Nam thi hành chính sách quản lý tỉ giá “thả nổi

có sự điều tiết của nhà nước” Theo đó, nhà nước sẽ quản lý thông qua “tỉ giá bình quânthị trường liên ngân hàng và biên độ dao động được phép” Sự tăng và giảm giá đồng ViệtNam được đánhgiá dựa vào mức tỉ giá bình quân mà ngân hàng nhà nước ấn định và biên

độ dao động được phép thể hiện sự quản lý của nhà nước đối với tỉ giá giao dịch của đồngViệt Nam

Hình 1 Diễn biến tỷ giá USD/VND giai đoạn 2000 - 2014

Theo biểu đồ trên ta thấy tỷ giá có xu hướng tăng trong dài hạn Mức tăng của tỷgiá tương đối lớn, đến năm 2014 đạt mức 21246 VND/USD trong khi ở năm 2000 chỉ là14.423 VND/USD Tức là, tỷ giá đã tăng 1.47 lần trong giai đoạn 2000 – 2014 Hơn nữa,

tỷ giá tăng lên 18.932 tại quý 4 năm 2010, tăng 4879 đồng so với năm 2000, tương ứngvới 34,7% trong vòng 10 năm Như vậy mỗi năm trung bình VND mất giá 3,5% so vớiđồng USD Để thấy được diễn biến cụ thể hơn của sự biến động tỷ giá USD/VND, bàiviết sẽ chia thành 3 khoảng thời gian:

3.1.1 Giai đoạn từ năm 2000-2004

Tỷ giá tăng nhanh từ 14.423 quý 4 năm 2000 lên 15.781 quý 4 năm 2004, tăng

1728 đồng, tương ứng 2,5% mỗi năm Trong giai đoạn này, Nhà nước vẫn duy trì biên độdao động của tỉ giá là 1%

Năm 2004, thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ trong nước chịu sự ảnh hưởngcủa những biến động phức tạp trên thị trường thế giới Đồng USD mất giá kỷ lục so vớiEuro, JNP và một số ngoại tệ khác Tính từ đầu tháng 1/2004 đến cuối tháng 12/2004,đồng Việt Nam mất giá gần 0.8% so với USD Nhìn chung trong năm 2004, tỉ giáUSD/VND khá ổn định Đó là do USD mất giá trên thị trường thế giới, nguồn cung USDtrong nước dồi dào, do chính sách điều hành tỉ giá và quản lý ngoại hối được đổi mới linhhoạt, tôn trọng tính thị trường, ngân hàng nhà nước hầu như chỉ can thiệp gián tiếp

3.1.2 Giai đoạn 2 từ năm 2005-2007

Trang 15

Tốc độ tăng đều và chậm hơn từ 15808.667 quý I năm 2005 lên 16122.333 quý IVnăm 2007, tăng 314 đồng tương ứng với tăng 0,7% mỗi năm.Nhìn chung, tỉ giáUSD/VND thời kỳ này tương đối ổn định

Gắn liền với các giai đoạn này là một cơ chế tỷ giá neo giữ theo đồng USD mộtcách tương đối cứng nhắc Đây cũng là các giai đoạn mà tỷ giá trên thị trường tự do cũng

ổn định và theo sát với tỷ giá chính thức

3.1.3 Giai đoạn 3 từ năm 2008-2014

Tỷ giá có xu hướng leo thang nhanh, từ 16059,333 vào quý I năm 2008 lên18932,000 vào quý IV năm 2010 Tốc độ tăng trung bình khá cao gần 6% mỗi năm

Từ năm 2007, do sự gia tăng ồ ạt của luồng tiền đầu tư gián tiếp vào Việt Nam,nguồn cung USD đã tăng mạnh Trên thực tế vào nửa đầu năm 2007 và từ tháng 10/2007đến tháng 3/2008, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có dư cung về USD khiến cho tỷ giángân hàng thương mại giảm xuống sàn biên độ VND đã lên giá trong giai đoạn này

Tỷ giá đã có những biến động mạnh trong năm 2008 do lạm phát tăng cao trongnửa đầu năm và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã bắt đầu tác động tới nền kinh tếViệt Nam vào nửa cuối năm 2008 Tác động của gói kích cầu năm 2009 và việc hỗ trợ lãisuất ưu đãi mức 4% cũng như sự nới lỏng tín dụng vào năm 2010 làm bùng lên lạm phát

và VND bị mất giá một cách đáng kể Từ giữa năm 2008, cùng với sự suy thoái kinh tế,luồng tiền đầu tư gián tiếp vào Việt Nam đã bắt đầu đảo chiều Xu hướng chung của năm

2009 là sự mất giá danh nghĩa của VND so với USD Cho đến cuối năm 2009, tỷ giáchính thức VND/ USD đã tăng 5,6% so với cuối năm 2008 Trong khi trong năm 2008, tỷgiá niêm yết tại các NHTM biến động liên tục, đầu năm còn có giai đoạn thấp hơn tỷ giáchính thức, thì năm 2009 lại là một năm mà tỷ giá NHTM luôn ở mức trần của biên độgiao động mà NHNN công bố

Thêm vào đó, chênh lệch lớn giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế đãkhiến cho nhu cầu về USD càng tăng để phục vụ việc nhập khẩu vàng Giá vàng và USDđều đã tăng mạnh Người dân đẩy mạnh mua ngoại tệ trên thị trường tự do, giá USD trênthị trường chợ đen tăng mạnh Do khan hiếm nguồn cung USD, các doanh nghiệp cũngphải nhờ đến thị trường chợ đen hoặc phải cộng thêm phụ phí khi mua ngoại tệ tại các

Trang 16

NHTM Tâm lý hoang mang mất lòng tin vào VND làm tăng cầu và giảm cung về USDcàng làm cho đồng VND mất giá, khiên tỷ giá USD/VND tăng, đặc biệt là đối với tỷ giáthị trường tự do.

2 Kiểm định tác động của lạm phát, lãi suất, thu nhập đến tỷ giá bằng mô hình VECM

Bài viết xây dựng mô hình hồi quy giữa tỷ giá hối đoái và các biến số kinh tế nhưsau:

LNEXR t = a 11 + a 12 LNRATE t-i + a 13 LNCPI t-i + 1t

Trong đó: LNEXR, LNRATE, LNCPI: lần lượt chuỗi dữ liệu được lấy logarit củabiến tương ứng; aij là các hệ số hồi quy trong hệ phương trình và uit là sai số của mô hình.Khung phân tích của bài viết bao gồm:

Kiểm đinh nghiệm đơn vị - tính dừng của chuỗi dữ liệu là điều kiện tiên quyết khiđưa ra kết luận có ý nghĩa trong phân tích đối với chuỗi thời gian và tăng độ chính xác vàmức độ đáng tin cậy của mô hình Nếu chuỗi dữ liệu của các biến không dừng, nghiêncứu tiếp tục dùng để xét mối quan hệ dài hạn giữa chúng Bài viết kiểm định nghiệm đơn

vị bằng phương pháp ADF (Augmented Dickey – Fuller) và kiểm định tính dừng Phillips– Perron (PP Unit Root Test)

Lựa chọn độ trễ tối ưu, kiểm định tự tương quan của phần dư và tính ổn định của

mô hình trong mô hình Vector tự hồi quy (VAR – Vector Auto Regression)

Kiểm tra mối quan hệ dài hạn (Cointegration Test) và mô hình vector hiệu chỉnhsai số VECM (vector Error Correlation Model) bằng cách xác định sự tồn tại vector đồngliên kết của Johansen và sử dụng VECM để xác định phương trình đồng liên kết giữa cácbiến vĩ mô với EXR, từ đó xác định phương trình hiệu chỉnh sai số ECM (ErrorCorrection Model) để xác định độ lệch ngắn hạn từ cân bằng dài hạn

Phân rã phương sai (FEDV) theo phương pháp Cholesky nhằm xem tác động củacác cú sốc vĩ mô lên phương sai sai số dự báo của EXR và thông qua hàm phản ứng IRFnhằm biết được phản ứng của EXR khi có cú sốc chính nó và các biến số vĩ mô

Ngày đăng: 05/05/2016, 10:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w