1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái ở việt nam và những biến động của nó từ năm 2007 đến tháng11/2010

36 762 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 468,05 KB

Nội dung

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái ở việt nam và những biến động của nó từ năm 2007 đến tháng11/2010

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Hiện nay, xu hướng quốc tế hóa đang diễn ra một cách sâu sắc, toàn diện trênphạm vi toàn thế giới và là quy luật khách quan mà Việt Nam cần sớm nắm bắt và vậndụng Việc tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007 tạo cơ hội tốtcho Việt Nam tham gia vào thị trường kinh tế thế giới đồng thời cũng đặt ra nhữngthách thức không nhỏ Trước những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới do cuộckhủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu bùng nổ vào cuối năm 2008 mang lại, ViệtNam đã phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn như: Lạm phát tăng cao ở mức haichữ số trong năm 2007 (12.6 % / năm) và năm 2008 (19.89%) chủ yếu là do dòng vốnnước ngoài chảy vào sau khi Việt Nam gia nhập vào WTO, mà chiếm phần lớn là dòngFII tạo áp lực mất giá VND Cán cân thương mại thì luôn trong tình trạng thâm hụt kể

từ năm 1990 đến nay, nhất là giai đoạn 2007- 2009 Nguyên nhân của tình trạng bất ổntrên ngoài các yếu tố khách quan, phải kể đến các yếu tố chủ quan thuộc về chính sách

vĩ mô, trong đó có chính sách tỷ giá của Việt Nam

Vấn đề tỷ giá do đó mà trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết Nó có vai trò vôcùng quan trọng đối với sự phát triển và ổn định kinh té vĩ mô của nước có độ mở kinh

tế lớn như Việt Nam Là một nước đi những bước đầu tiên vào sự hội nhập với thế giớithì hơn bao giờ hết việc nghiên cứu tỷ giá hối đoái đang trở thành vấn đề cấp bách đặt

ra cho chúng ta Xuất phát từ thực tế khách quan đó, nhóm chúng em đã chọn nghiêncứu đề tài : “ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM VÀNHỮNG BIỄN ĐỘNG CỦA NÓ TỪ NĂM 2007 ĐẾN THÁNG 11/2010”

2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu: Nhận thức được tầm ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố vĩ

mô cũng như tâm lý ảnh hưởng đến biến động tỷ giá, từ đó đưa ra các kiến nghị giảipháp phù hợp để có thể điều chỉnh tỷ giá có lợi cho phát triển kinh tế

Phạm vi nghiên cứu: Bài tiểu luận của nhóm chỉ tập trung nghiên cứu tình hình

tỷ giá Việt Nam đối với Đô la Mỹ (VND/USD), giai đoạn từ năm 2007 đến quý3/2010

3 Nội dung nghiên cứu:

Cấu trúc bài tiểu luận gồm 4 phần lớn:

1 Tổng quan về tỷ giá hối đoái

2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá ở Việt Nam

Trang 2

3 Những biến động của tỷ giá USD ở Việt Nam từ năm 2007 đến nay vànhững nguyên nhân tác động đến tỷ giá

4 Những kiến nghị về giải pháp cho vấn đề tỷ giá ở Việt Nam

Trong quá trình thực hiện đề tài còn nhiều khiếm khuyết và không thể tránhđược những thiếu sót, chúng em mong cô và các bạn góp ý để đề tài chúng em đượchoàn thiện hơn

Qua đây, chúng em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Hồng Vinh đã giảng dạy tận tình, cung cấp những kiến thức bổ ích để chúng em có thể hoàn thành đề tài này

Trang 3

Nhận xét của giảng viên

MỤC LỤC I : TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 3

Trang 4

hái niệm tỷ giá hối đoái 3

1.2 P hân loại tỷ giá 3

1.3 C hế độ tỷ giá Việt Nam 5

II : CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM 6 2.1 Tác động của lãi suất đến tỷ giá

2.3 Tác động của cán cân thương mại

2.3 Tác động của cán cân thương mại

2.4 Tác động của thu nhập

2.5 Tác động của chính sách của chính phủ

2.6 Tác động từ các yếu tố khác

III : NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ USD Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ

3.1 Năm 2007

3.2 Năm 2008

3.3 Năm 2009

3.4 Năm 2010

IV : NHỮNG GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

1 TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái :

Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này tính bằng giá của một đồng tiền khác.

Ví dụ : Tỷ giá bán ra của ngân hàng ngoại thương Việt Nam ngày 09/10/2010 là1USD=19.58157VND

Như vậy, bản chất của tỷ giá hối đoái là loại giá cả nhưng là giá cả của một loạihàng hóa đặc biệt đó là tiền tệ

1.2 Phân loại tỷ giá :

Có rất nhiều loại tỷ giá khác nhau tùy thuộc vào từng tiêu thức phân loại khácnhau

 Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối, tỷ giá hối đoái bao gồm :

- Tỷ giá chính thức : là một loại tỷ giá do ngân hàng trung ương của mỗinước công bố Tỷ giá này đươc công bố hàng ngày vào đầu giờ làm việc của ngân hàngtrung ương Dựa vào tỷ giá này các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ

ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi Ở một số nước nhưPháp, tỷ giá hối đoái chính thức được ấn định thông qua nhiều giao dịch vào thời điểmxác định trong ngày

- Tỷ giá kinh doanh : là tỷ giá dùng để kinh doanh mua bán ngoại tệ Tỷgiá này do các ngân hàng thương mại hay tổ chức tín dụng đưa ra Cơ sở xác định tỷgiá nầy là tỷ giá chính thức do ngân hàng trung ước công bố xem xét đến các yếu tốliên quan trực tiếp đến kinh doanh như : quan hệ cung cầu ngoại tệ, tỷ suất lợi nhuận,tâm lý của người giao dịch đối với ngoại tệ cần mua hoặc bán Tỷ giá kinh doanh baogồm tỷ giá mua, tỷ giá bán

- Tỷ giá chợ đen : tỷ giá được hình thành bên ngoài thị trường ngoại tệchính thức

 Căn cứ vào tiêu thức thời điểm thanh toán :

- Tỷ giá giao nhận ngay là tỷ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhậnngoại tệ được thực hiện ngay trong ngàu hôm đó hoặc vài ngày sau

- Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn là tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng yết giáhoặc do hai bên tham gia giao dịch tự tính toán và thỏa thuận với nhau nhưng phải đám

Trang 6

bảo trong biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành của ngân hàng nhà nước tại thờiđiểm kí hợp đồng.

- Tỷ giá mở cửa : tỷ giá mua bán ngoại tệ của chuyến giao dịch đầu tiêntrong ngày

- Tỷ giá đóng cửa : tỷ giá mua bán ngoại của hợp đồng ký kết cuối tuầntrong ngày

 Căn cứ vào tiêu thức giá trị của tỷ giá :

- Tỷ giá danh nghĩa là tỷ giá được yết và có thể trao đổi giữa hai đồng tiền

mà không đề cập đến tương quan sức mua giữa chúng

- Tỷ giá thực là tỷ giá được điều chỉnh theo sự thay đổi trong tương quangiá của của nước có đồng tiền yết giá và giá cả hàng hóa của nước có đồng tiền địnhgiá

 Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối :

- Tỷ giá điện hối : là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện Đây là cơ sở đểxác định các loại tỷ giá khác

- Tỷ giá thư hối : là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư

 Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế :

- Tỷ giá séc là tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ

- Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu trả tiềnngay bằng ngoại tệ

- Tỷ giá hối phiếu có kỳ hạn là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu có kỳ hạnbằng ngoại tệ

- Tỷ giá chuyển khoản là tỷ giá mua bán ngoại hối bằng các chuyển khoảnqua ngân hàng

- Tỷ giá tiền mặt là tỷ giá mua bán ngoại hối được thanh toán bằng tiềnmặt

1.3 Chế độ tỷ giá ở Việt Nam :

Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mìnhliên quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối Chế độ tỷ giáhối đoái của mỗi nước tại mỗi thời kỳ có thể khác nhau nhưng về cơ bản là có chế độ

tỷ giá thả nổi theo đó thị trường quy định những biến động của tỷ giá và chế độ tỷ giá

cố định theo đó nhà nước sẽ can thiệp để tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của nước mình

Trang 7

với đồng tiền của các nước khác không đổi, hoặc là một chế độ nằm giữa hai giải phápgốc đó Việt Nam là một nước mới hội nhập và cũng là nước có thị trường ngoại hốichưa phát triển vì vậy việc chọn chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều tiết của NHTW là một

sự lựa chọn có thể nói là đúng đắn, chế độ tỷ giá này đã vận dụng được ưu điểm và hạnchế nhược điểm của chế độ tỷ giá thả nổi và chế độ tỷ giá cố định

Với chế độ tỷ giá cố định, chính phủ khó có thể định giá chính xác giá trị củađồng tiền Việt Nam so với các đồng tiền khác Nếu đồng tiền Việt Nam được địnhgiá cao làm cho hoạt động xuất khẩu khó khăn, thâm hụt cán cân thương mại, do đóchính phủ sẽ tiến hành phá giá đồng tiền, làm cho hàng hóa xuất khẩu trở nên rẻhơn, hàng nhập khẩu đắt hơn Nếu đồng tiền Việt Nam được định giá thấp làm choxuất khẩu nhiều hơn, thặng dư cán cân thương mại, nhưng nhập khẩu trở nên đắthơn, chính phủ nâng giá đồng nội tệ làm nhập khẩu rẻ hơn Việc theo đuổi một chế

độ tỷ giá cố định sẽ tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn, tạo điều kiện cho giới đầu cơ tấncông khi biết rằng NHTW của nước đó sẽ cố gắng bảo vệ đồng tiền của mình chứkhông chịu để nó mất giá và NHTW sẽ phải sử dụng một khoảng dự trữ ngoại tệnhằm can thiệp vào thị trường khi cần thiết đã gây một sự lãng phí lớn cho tàinguyên vốn, nếu khoản dự trữ này được đem đầu tư sẽ mang lại những lợi ích đáng

kể cho nền kinh tế

Với chế độ tỷ giá thả nổi, đồng tiền sẽ xuống giá hoặc lên giá cùng với nhữngbiến động của thị trường làm cho cán cân thanh toán ở trạng thái cân bằng nhưnggây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc xác định tỷ giá do đó ảnh hưởng đếnhoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựcxuất nhập khẩu Vì vậy, từ năm 2000 trở đi, Việt Nam chuyển từ chế độ tỷ giá cốđịnh sang thả nổi nhưng có điều tiết của nhà nước đã có tác động tích cực đối vớinền kinh tế Tuy nhiên biên độ dao động chưa đủ mạnh do đó hạn chế tác động vớinền kinh tế Nếu mở rộng biên độ dao động sẽ giúp gia tăng tính linh hoạt của thịtrường giúp hạn chế tình trạng lạm phát trong, đồng thời giúp Việt Nam theo kịpphản ứng của thị trường khi đồng USD mất gía

2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT

NAM 2.1 Tác động của lãi suất đến tỷ giá

Lãi suất là một trong những công cụ được các chính phủ sử dụng trong quản lí

vĩ mô nền kinh tế Nó kích thích tập trung nguồn lực tài chính, thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia Đặc biệt lãi suất còn là công cụ

Trang 8

được sủ dụng để điểu chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường, điểu chỉnh giá trị đối ngoại của tiền tệ.

Lãi suất cao có xu hướng bổ trợ sự lên giá của nội tệ bởi vì nó hấp dẫn cácnguồn vốn nước ngoài chảy vào trong nước Nếu lãi suất trong nước cao hơn lãi suấtnước ngoài sẽ dẫn đến chuyển lượng ngoại tệ trong nền kinh tế sang nội tệ để hưởnglãi suất cao hơn Điều này làm tăng cung ngoại tệ trên thị trường, từ đó đồng ngoại tệ

có xu hướng giảm giá, làm tỷ giá giảm Trong trường hợp ngược lại, nếu lãi suất trongnước thấp hơn lãi suất nước ngoài, ngoại tệ có xu hướng tăng giá làm cho tỷ giá tăng

Lãi suất và tỷ giá là hai yếu tố nhạy cảm trong nền kinh tế và là công cụ hữu hiệu của chính sách tiều tệ Lãi suất và tỷ giá luôn có mối quan hệ chặt chẽ vói nhau, ảnh hưởng lẫn nhau Sự khập khiễng giữa chính sách lãi suất và tỷ giá có thể gây ra những hậu quả bất lợi như: nội tệ bị mất giá gây lạm phát, đầu cơ tiền tệ, hạn chế nguồn vốn đầu tư nước ngoài… Vì vậy trong quản lí vĩ mô chính sách lãi suất và tỷ giáphải được xử lý một cách đồng bộ, phù hợp với thức trạng của nền kinh tế trong từng thời kì nhất định

2.1 Tác động của lạm phát đến tỷ giá

Khi một nước có lạm phát, sức mua đồng nội tệ giảm, hàng hoá dịch vụ trong nước đắt hơn trên thị trường nước ngoài trong khi hàng hoá dịch vụ nước ngoài rẻ hơn trên thị trường trong nứơc Theo quy luật cung cầu, cư dân trong nước sẽ chuyển sang dùng hàng ngoại nhiều hơn vì giá rẻ hơn, nhập khẩu tăng, cầu ngoại tệ tăng, do đó tỷ giá hối đoái tăng Tương tự vì tăng giá, cư dân nước ngoài sẽ dùng ít hàng nhập khẩu hơn, hoạt động xuất khẩu giảm sút, cung ngoại tệ trên thị trường giảm, tỷ giá hối đoái tăng Như vậy lạm phát ảnh hưởng đến cả cung và cầu ngoại tệ theo hướng tăng giá ngoại tệ, tác động cộng gộp làm cho tỷ giá hối đoái tăng nhanh hơn Trên thị trưòng tiền tệ, lạm phát làm đồng tiền mất giá, người dân sẽ chuyển sang nắm giữ các tài sản nước ngoài nhiều hơn, cầu ngoại tệ gia tăng đẩy tỷ giá hối đoái tăng Trong trường hợpcác quốc gia đều có lạm phát thì những tác động trên sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát tương đối giữa các quốc gia Quốc gia nào có tỷ lệ lạm phát cao hơn, đồng nội tệ quốc gia đó sẽ mất giá một cách tương đối và tỷ giá hối đoái tăng

2.3 Tác động của cán cân thương mại

Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ Đểtiếp tục công việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ lấy nội tệ, muahàng hoá dịch vụ trong nước xuất khẩu ra nước ngoài

+ Trên thị trường cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷ giá hối đoái giảm

Trang 9

+ Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ

để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường

Hành động này làm cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng Tác động của haihiện tượng trên là ngược chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoáicuối cùng sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào mức độ tác động mạnh yếu của các nhân

tố, đó chính là cán cân thương mại Nếu một nước có thặng dư thương mại, cungngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái sẽ giảm, đồng nội tệ lên giá Khi thâmhụt thương mại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng, đồng nội tệ giảm giá

2.4 Tác động của thu nhập

Khi thu nhập của một nước tăng đáng kể đối với đối tác thương mại của nó thìnhu cầu về hàng nhập khẩu của nước có thu nhập tăng cao hơn sẽ tăng lên, từ đó làmtăng cầu ngoại tệ của nước đó, tạo áp lực tăng tỷ giá và ngược lại

2.5 Tác động của chính sách của chính phủ

Mỗi nước có một cơ quan của Chính phủ có thể can thiệp vào thị trường ngoạihối để khống chế giá trị của một đồng tiền Thường thì có 3 lý do chính để Chính phủcan thiệp vào thị trường ngoại hối là:

- Làm dịu bớt các biến động tỷ giá

- Thiết lập các biên độ tỷ giá ẩn

- Ứng phó với các xáo trộn tạm thời

Nếu lo ngại rằng nề kinh tế sẽ bị ảnh hưởng bởi các biến động đột ngột tronggiá trị đồng nội tệ, Chính phủ có thể cố gắng làm dịu bớt các biến động tiền tệ Cáchành động của Chính phủ có thể giúp nền kinh tế ít bị rơi vào các cú sốc Ngoài ra cáccan thiệp này có thể làm giảm bớt những tâm lí sợ hãi trên các thị trường tài chính vàhoạt động đầu cơ

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sự can thiệp của Chính phủ không có tác động lâudài đối với các biến động tỷ giá Trong nhiều trường hợp, sự can thiệp này bị các lựclượng thị trường áp đảo Tuy nhiên thường thì các NHTW hoạt động dựa trên lý thuyết

là tỷ giá sẽ biến động nhiều hơn nếu không có can thiệp nào cả

Khi can thiệp vào tỷ giá hối đoái, Chính phủ có thể can thiệp trực tiếp hoặc giántiếp thông qua các chính sách, các hàng rào của chính phủ

- Can thiệp trực tiếp : NHTW có thể mua vào hay bán ra ngoại tệ để tác độnglên tỷ giá

Trang 10

- Can thiệp gián tiếp thông qua các chính sách của Chính phủ: NHTW có thể tácđộng đến đồng nội tệ một cách gián tiếp bằng cách tác động đến các yếu tố có ảnhhưởng đến đồng tiền nước mình Thí dụ các NHTW có thể hạ thấp lãi suất đồng nội tệ

để làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư vào các trái phiếu Chínhphủ, do đó tạo áp lực giảm giá đồng nội tệ Hay để tăng giá đồng nội tệ, NHTW có thểtìm cách nâng lãi suất

Can thiệp gián tiếp qua các hàng rào của Chính phủ : Chính phủ có thể tác độnggián tiếp đến tỷ giá bằng cách đặt các hàng rào đối với tài chính và thương mại quốc tếhay áp dụng các hạn ngạch để hạn chế hàng nhập khẩu hay cũng có thể miễn thuế đánhtrên bất kỳ thu nhập nào do đầu tư vào nội địa từ các nhà đầu tư nước ngoài Biện phápnày sẽ làm gia tăng nhu cầu của nước ngoài đối với đồng nội tệ

Nhiều hàng rào khác có thể được Chính phủ áp dụng để làm thay đổi tỷ giá

2.6 Tác động từ các yếu tố khác :

+ Yếu tố tâm lý :

Người dân, các nhà đầu cơ, các ngân hàng và tổ chức kinh doanh ngoại tệ là cáctác nhân trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối Hoạt động mua bán ngoại tệ của

họ trên thị trường tạo nên cung cầu ngoại tệ Các hoạt động đó lại bị chi phối bởi yếu

tố tâm lý, tin đồn cũng như kì vọng vào tương lai Tức giá ngoại tệ hiện tại phản ánh kìvọng của dân chúng trong tương lai Nếu mọi người kì vọng tỷ giá sẽ tăng trong tươnglai, đổ xô đi mua ngoại tệ thì tỷ giá sẽ tăng ngay trong hiện tại Giá ngoại tệ cũng rấtnhạy cảm với thông tin, chính sách của Chính phủ Nếu có tin đồn Chính phủ sẽ hỗ trợxuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt thương mại Mọi người sẽ đồng loạtbán ngoại tệ, tỷ giá hối đoái giảm nhanh chóng

Ví dụ như ngay từ chiều 23/3/2009 tuyên bố nới lỏng biên độ tỷ giá thì cuốichiều 23/3, dân chúng đã ồ ạt mua USD (dù ngày 24/3 mới chính thức áp dụng biên độ

tỷ giá mới), đẩy tỷ giá tăng cao liên tục sau đó NHNN đã điều chỉnh giảm tg BQLNH,

tỷ giá niêm yết tại các NHTM luôn ở mức trần Hay ngày 11/11/2009, đỉnh điểm giávàng trên thị trường tự do lên đến 29,3 triệu đồng /lượng, USD lên gần 20.000VND/USD Chỉ khi NHNN cho phép nhập khẩu vàng thì vàng và USD mới giảm vàgiảm rất nhanh ngay từ lúc vàng chưa nhập về

+ Ứng xử của công chúng:

Sự ưa thích hàng nội hay hàng ngoại Nếu sự ưa thích hàng ngoại tăng thì nhucầu về hàng nhập khẩu tăng làm cho ngoại tệ tăng giá Nếu cầu về hàng xuất khẩu củamột nước tăng lên về lâu dài làm cho đồng tiền của nước đó tăng giá tức tỷ giá giảm

Trang 11

3 NHỮNG BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ USD Ở VIỆT NAM TỪ NĂM

2007 ĐẾN NAY VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ

Đồng USD mất giá mạnh so với các loại ngoại tệ chủ chốt trên thị trường hốiđoái quốc tế Giá vàng tăng mạnh tới hơn 30% Cuộc khủng hoảng tín dụng cho vaythế chấp nhà tại Mỹ ảnh hưởng đến hàng loạt nền kinh tế lớn trên thế giới và thị trườngchứng khoán toàn cầu sụt giảm, buộc NHTW nhiều nước phải bơm hàng trăm tỷ USD

và Euro cho các ngân hàng, giá xăng dầu, sắt thép tăng mạnh…

Tình hình trong nước

Năm 2007 là năm mà Việt Nam phải đối mặt với vấn đề xử lý các nguồnvốn ngoại tệ chuyển vào trong nước với khối lượng rất lớn, tăng đột biến, chủ yếu từcác nguồn:

- Vốn đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoáng năm 2007 ước tính đạt

- Về kim ngạch xuất nhập khẩu thì riêng kim ngạch xuất khẩu năm 2007đạt 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006, kim ngạch nhập khẩu đạt 60,33 tỷ USD,tăng 33,1% so với năm trước,nâng mức nhập siêu lên mức kỷ lục tới 12,4 tỷ USD

- Lượng khách du lịch đổ vào Việt Nam tăng…

Nền kinh tế mở cửa mạnh mẽ và hội nhập nhanh với thế giới dẫn đến luồngvốn ngoại tệ đổ vào trong nước nhiều hơn Đó là điều rất đáng mừng, tuy nhiên vấn đềđặt ra đó là nó cũng tác động không nhỏ đối với chính sách của NHNN Việt Nam vềviệc điều hành tỷ giá

Trang 12

Nhìn chung về cơ bản tỷ giá VND/USD ổn định và thuyên giảm trong suốt cảnăm 2007 (tỷ giá chỉ tăng dưới 1% so với lạm phát cả năm 2007 là 12,6%) Tỷ giáVND/USD trên các thị trường từ tháng 1 đến tháng 7 tương đối ổn định nhưng biếnđộng khá nhiều trong tháng 8 và tháng 9 Vào thời điểm giữa tháng 8 tỷ giá mua – bánVND/USD của NHTM và trên thị trường tự do tăng nhanh do nguồn cung về ngoại tệgiảm sút, trong khi cầu về ngoại tệ lại tăng mạnh làm VND mất giá khá mạnh Từtháng 9, nguồn cung ngoại tệ trên thị trường đã có chiều hướng tăng mạnh, thị trườnglại có biểu hiện dư thừa ngoại tệ1.

Thực hiện mục tiêu điều hành CSTT và tránh tình trạng đôla hóa, NHNN đãmua vào một khối lượng ngoại tệ rất lớn Tính đến hết năm 2007 NHNN đã tungkhoảng 150.000 tỷ đến 160.000 tỷ Đồng Việt Nam ra lưu thông để mua khoảng 9 – 10

tỷ USD

1 Số liệu từ phòng chuyên viên đặc biệt - vụ quàn lý ngân hàng - NHNN)

Trang 13

Lượng cung ngoại tệ những tháng đầu năm tăng mạnh dẫn đến tỷ giá có xuhướng giảm Ngay từ đầu năm 2007, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định mở rộng biên

độ giao dịch từ +/-0,25% lên +/-0,5%, đồng Việt Nam đã đảo chiều và tăng giá khiến

tỷ giá giảm 0.3% Trong điều kiện bình thường, việc điều chỉnh biên độ tỷ giá tăng lênthường được hiểu là sẽ mở rộng tốc độ giảm giá của VND so với USD Đây là lần đầutiên tỷ giá không tăng lên thậm chí tiếp tục giảm khi NHNN công bố tăng biên độ tỷgiá Tỷ giá giao dịch ở các NHTM cũng như ở thị trường tự do đều thấp hơn tỷ giágiao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do NHNN công bố

Tuy nhiên, xu hướng tăng giá nội tệ đã được chặn đứng vào những tháng tiếp đó

và bắt đầu từ tháng 5/2007 đồng Việt Nam đã giảm giá trở lại 0.6% so với USD Lựchút mạnh của NHNN ở 5 tháng đầu năm bắt đầu có tác dụng mạnh khi tỷ giá nhữngtháng sau đó bắt đầu tăng

Trong thời gian đó, NHNN đã làm theo chỉ đạo của Chính phủ là tích cực muangoại tệ vào để tỷ giá không giảm xuống nữa Trên thực tế, tỷ giá hối đoái danh nghĩa

đã được tăng lên để không có sự chênh lệch so với tỷ giá chính thức do NHNN công

bố, làm như vậy nhằm có lợi cho xuất khẩu và ổn định vĩ mô Thời điểm đó, Thốngđốc Lê Đức Thúy cũng cho biết: “NHNN vẫn đang tiếp tục phải mua ngoại tệ vào mặc

dù lượng ngoại tệ chào bán đến giờ đã ít hơn 5 tháng vừa qua” ( 5 tháng qua, NHNN

đã mua được một lượng ngoại tệ dự trữ tăng khoảng 7 tỷ USD) Tới đây, lượng cung

Trang 14

ngoại tệ sẽ tiếp tục đổ vào qua con đường đầu tư trực tiếp, gián tiếp, qua con đườngchuyển tiền Do đó không có sự căng thẳng về cung – cầu ngoại tệ.

Lượng dư thừa ngoại tệ không nhiều, tỷ giá tăng lên nhưng mức tăng vẫn nằmtrong ý đồ điều chỉnh tỷ giá mà NHNN thực hiện hàng năm, với mức biến động xoayquanh 1%”.2

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 15/8 của Sở giao dịch NHNN là16.213VND/USD và các NHTM cũng bán ra với mức 1USD = 16.213VND Còn trênthị trường tự do để mua 1USD phải cần tới 16.290VND So với thời điểm đầu năm, tỷgiá của các NHTM vào thời điểm ngày 15/8/2007 đã tăng khoảng 0,98% sát với mức1% mà MHNN dự kiến cho cả năm

Nguyên nhân nguồn cung được chú ý hơn cả, trước hết là từ tác động mua vàomạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước, kế đến là nhu cầu của doanh nghiệp Trong cácquyết định tăng lãi suất thời điểm này, các ngân hàng đều có cùng nhận định nhu cầuvay ngoại tệ của doanh nghiệp đang tăng mạnh

Theo nhận định của một lãnh đạo Sở Giao dịch NHNN, vay ngoại tệ, cụ thể làUSD, lúc này lợi hơn vay VND, bởi không phải đối mặt với lạm phát đang tăng cao và

có lãi suất thấp hơn Ghi nhận của Sở Giao dịch tại thời điểm đó là “hiện cầu caonhưng hầu hết các ngân hàng đều khá chủ động được nguồn vốn; hiện chưa có nhu cầuxin mua ngoại tệ gửi về Ngân hàng Nhà nước ”3

Về nguyên nhân từ lạm phát, theo ước tính của một số chuyên gia, với mức tăngcủa giá tiêu dùng 7 tháng đầu năm 6,19%, tỷ giá có thể lên đến 17.000 VND Tuynhiên, do chính sách tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước được “trung hòa” theo một rổ cácđồng tiền trong thanh toán xuất nhập khẩu, do chính đồng USD đã mất giá mạnh trênthị trường thế giới nên tỷ giá VND/USD được giữ ở mức hiện tại

Còn về một nguyên nhân khá quan trọng là lượng vốn đầu từ gián tiếp nướcngoài vào thị trường chứng khoán đã cơ cấu lại danh mục đầu tư Một số rút khỏi thịtrường vì giá cổ phiếu cao, thị trường chứng khoán ảm đạm Một số hạch toán lợi

2 http://vietbao.vn/Kinh-te/Khong-mo-theo-huong-cho-vay-cam-co-chung-khoan/70089353/87/

3 Bài “đột biến tỷ giá VN-USD” http://vneconomy.vn/67276P6C604/dot-bien-ty-gia-vndusd.htm /

Trang 15

nhuận chuyển về chính quốc Những nhu cầu này làm cho lượng ngoại tệ quy đổi sẽ rấtlớn, gây áp lực cầu tăng, tỷ giá tăng.

Sau khi tăng lên cao vào tháng 8 thì tỷ giá VND/USD đã quay đầu giảm giá Cóthể nói tỷ giá giảm mạnh vào cuối tháng 9 là do có nhiều nguồn vốn lớn nước ngoài đổvào thị trường Việt Nam khi mà thị trường chứng khoáng đang nóng lên Tỷ giá hốiđoái sụt giảm chủ yếu do áp lực giảm cung ứng tiền VND trong lưu thông để kiềm chếlạm phát (NHNN đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên gấp đôi, cụ thể mức dự trữ bắt buộctiền gửi nội tệ dưới 12 tháng của hầu hết các NHTM tăng từ 5% lên 10%, của Ngânhàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam tăng từ 4% lên 8%, của Quỹ tíndụng từ 2% lên 4% Tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ kỳ hạn dưới 12 tháng tăng

từ 8% lên 10%; kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng tăng từ 2% lên 4%.)

FED cắt giảm mạnh lãi suất chủ đạo đồng đô la, từ mức 5,25%/năm thời điểmđầu năm 2007 Qua 3 đợt cắt giảm, từ giữa tháng 12/2007 đến cuối năm lãi suất chủđạo USD chỉ còn 4,25%/năm Do đó lãi suất huy động vốn USD của các NHTM trongnước cũng phải giảm xuống dưới mức 4%/năm, giảm gần 1%/năm so với thời điểmcao nhất Nhiều người gửi USD cảm thấy thiệt vì tỷ giá giảm mạnh trong khi đó lãisuất gửi USD thấp chỉ bằng dưới 40% so với gửi tiết kiệm đồng Việt Nam cùng kỳhạn Bởi vậy nhiều người có nguồn USD đã bán đi lấy VND gửi tiết kiệm Các doanhnghiệp cũng bán USD không để gửi trên tài khoản Bên cạnh đó do lãi suất vay vốnUSD thấp, chỉ bằng dưới 1/2 lãi suất vay vốn nội tệ Do đó nhiều doanh nghiệp vayUSD sau đó bán đi lấy VND sử dụng Tất cả các nguyên nhân đó càng làm cho cungngoại tệ tăng mạnh Dẫn đến điều không thể tránh khỏi là tỷ giá giảm vào cuối năm

NHNN khép lại một năm điều hành chính sách tiền tệ bằng quyết định nới rộngbiên độ tỷ giá VND/USD (từ +/-0,5% lên +/-0,75%) Đây là lần điều chỉnh thứ 3 từđầu năm 2007, thể hiện chủ trương tạo điều kiện kinh tế Việt Nam thích nghi dần vớimức độ mở cửa, đưa tỷ giá sát hơn với thị trường Trước đó, sức ép từ cung ngoại tệ đãđẩy tỷ giá của các NHTM xuống sàn biên độ trong thời gian dài Tính chung cả năm,

tỷ giá VND/USD tương đối ổn định, chỉ tăng bình quân 0,62% so với năm 2006

Năm 2007, lãi suất huy động USD chứng kiến 3 đợt tăng phổ biến, ngược vớidiễn biến trên thị trường thế giới Trong khi đó, lãi suất VND tương đối ổn định, cânbằng từ xu hướng giảm nhẹ đầu năm và tăng nhẹ cuối năm Sự ổn định này đã gópphần tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đáng chú ý là nhữngtháng cuối năm, lãi suất trên thị trường mở có những thời điểm tăng đột biến, phản ánhcầu nội tệ khá căng thẳng ở một số NHTM

3.2 Năm 2008

Trang 16

Năm 2008 có thể được coi là "năm bất ổn của tỷ giá" với những biến động tỷgiá rất phức tạp với những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại tệ vàthậm chí cả tin đồn Chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá đã được điều chỉnh 5 lần,một mật độ chưa từng có trong lịch sử

Quý I/2008 (1/1/2008 – 31/3/2008): Tỷ giá USD/VND giảm, sau đó đảo

chiều vào cuối tháng 3/2008

Đầu năm 2008, tỷ giá còn dao động quanh mức 16.000 – 16.200 VND/USD, thìđến giữa tháng 3/2008, tỷ giá giảm xuống còn 15.400 VND/USD Sự sụt giảm này bắtnguồn từ các nguyên nhân chính:

+ Sự cải thiện của cán cân vãng lai do chuyển giao một chiều (kiều hối) tăng:

Nguyên nhân là thời điểm này đang ở giai đoạn gần tết Dương lịch, do đó lượng kiềuhối chuyển về nước khá lớn

+ Các biện pháp can thiệp của chính phủ : NHNN thông báo điều chỉnh các lãi

suất: lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm tăng lên 8,75%/năm, tăng 0,5%/năm; lãi suất tái cấpvốn từ 6,5%/năm tăng lên 7,5%/năm, tăng 1,0%/năm; lãi suất chiết khấu từ 4,5%/nămtăng lên 6,0%/năm, tăng 1,5%/năm… Ngày 13/2, NHNN thông báo phát hành tínphiếu Ngân hàng Nhà nước bằng VND ( ngày 17/3) dưới hình thức bắt buộc đối với 41NHTM với tổng giá trị là 20.300 tỷ đồng, kỳ hạn 364 ngày, lãi suất 7,80%/năm .Sưcan thiệp này gây ra hiện tượng khan hiếm tiền mặt, thừa USD giữa các NHTM Vàothời điểm đó, VND/USD xuống rất thấp, tỷ giá của các NHTM luôn ở mức dưới tỷ giáliên ngân hàng

+ Chênh lệch lãi suất lớn giữa USD và VND nên các nhà đầu tư đẩy mạnh việc bán USD chuyển qua VND : trong khi lãi suất ở Việt Nam tăng thì Cục dự trữ liên

bang Mỹ (Fed) tiếp tục cắt giảm lãi suất cơ bản Người dân không còn giữ USD nhưtrước mà chuyển sang mua vàng hoặc giữ tiền đồng để gửi tiết kiệm hưởng lãi suấtcao Những nhà đầu tư nước ngoài bán USD lấy VND rồi đem gửi tiết kiệm sẽ thu lạiđược lợi nhuận hơn là gửi tiết kiệm ở trong nước Các NHTM phải chạy đua lãi suấtvới nhau nhằm thu hút lượng VND để đủ tiền mua tín phiếu bắt buộc của NHNN Sựkết hợp của các nguyên nhân trên đã đẩy tỷ giá không ngừng sụt giảm

Trang 17

Chỉ số giá tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2008

111.41 152.88

Ngày 7/3

Ngày 10/3

Ngày 14/3

Ngày 19/3

Ngày 21/3

Ngày 25/3

Ngày 27/3

Ngày 28/3

Diễn biến giá USD bán ra của Ngân hàng Ngoại thương tháng 3/2008

Tuy nhiên vào những ngày cuối tháng 3/2008, thị trường đảo chiều, trong 1 tuầntính từ ngày 21/3 đến 28/3 tỷ giá đã tăng từ 15830 lên 16120 Nguyên nhân là doNHNN áp đặt trần lãi suất huy động không vượt quá 12%/năm nhằm chấp dứt tìnhtrạng các NHTM đua lãi suất, ảnh hưởng đến tâm lý người dân khi giữ tiền đồng Nhậpsiêu quý I/2008 tới 7,3 tỷ USD do một phần nhiều nhà đầu tư chứng khoán chuyển vốnsang vàng Theo ước tính Việt Nam nhập trên 30 tấn vàng, gấp hơn 3 lần so với cùng

kỳ hằng năm, nhu cầu ngoại tệ đối với nhập khẩu tăng khá mạnh làm cho nguồn cungUSD bị sức ép lớn Giá USD tăng làm cho những DN khác dù chưa đến hạn thanh toáncũng yêu cầu mua USD để tránh rủi ro làm cho cầu USD tăng mạnh hơn

Qúy II/2008 (1/4/2008 – 30/6/2008) : Tỷ giá USD/VND tăng mạnh.

Trong giai đọan này tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh vào giữatháng 6, đỉnh điểm là 19.400 VND/USD(ngày 18/6), sau đó dịu lại khi NHNN nớirộng biên độ từ 1% lên +/-2%(ngày 27/6) và kiểm sóat chặt các bàn thu đổi

Trang 18

Nguyên nhân:

+ Lạm phát trong nước tăng: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2008 so

với tháng 12/2007 đã tăng lên hai chữ số là 11,6%; gần bằng tốc độ của cả năm

2007 (12,63%) Lạm phát tháng 5 tiếp tục tăng 3,91%, cao nhất kể từ đầu năm đếnnay, đẩy chỉ số tiêu dùng trong 5 tháng đầu năm lên đến 15,96% Với tốc độ tănggiá tiêu dùng đã lên đến 15,96% trong 5 tháng đầu năm, tức là tăng trên 3%/tháng,trong khi lãi suất tiết kiệm chỉ khoảng trên dưới 1,2%/tháng, nghĩa là tốc độ tănggiá tiêu dùng cao gấp 2,5 lần lãi suất tiết kiệm dẫn đến lãi suất tiền gửi thực bị âm.Tâm lý lo sợ VND ngày càng mất giá, người dân không muốn gửi tiền vào ngânhàng mà dùng đồng tiền để mua sắm, dự trữ,… còn DN thì bị khóa van tín dụng, do

lãi suất huy động cao, kéo theo lãi suất cho vay cao đến chóng mặt 21%/năm, nên

không còn tiền phải rút tiền gửi về để mua hàng hóa, dịch vụ, và trả nợ

+ Cán cân thương mại thâm hụt do nhập khẩu tăng: Tổng kim ngạch nhập khẩu

tương ứng cũng đạt 37,8 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 61,2 tỷ đô la và

đã tạo ra một khoản thâm hụt cán cân thương mại 14,4 tỷ trong 5 tháng đầu năm 2008.Lượng nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu đều tăng về lượng so với cùng kỳ năm 2007như ôtô tăng 6 lần, linh kiện ôtô tăng hơn 3 lần, thép các loại tăng gần 2 lần…

+ Sự can thiệp của chính phủ: cung ngoại tệ thấp do NHNN không cho phép

cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu( theo quyết định số 09/2008/QD,NHNN không cho phép vay để chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu,vay để thực hiện dự

án sản xuất xuất khẩu) giảm hiện tượng doanh nghiệp xuất khẩu đi vay để bán lại ngoại

tệ trên thị trường

Quý III/2008 (1/7/2008 – 30/9/2008) Tỷ giá USD/VND ổn định và có xu

hướng giảm

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng trong tháng 7/2008 tương đối ổn định và có

xu hướng giảm nhẹ, từ ngày 16/7/2008, tỷ giá bán ra của các NHTM luôn thấp hơnmức trần cho phép Ngày 31/7, tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng ởmức 16.495đ/USD giảm 0,12% so với 30/6, tăng 2,38% so với cuối năm 2007.Trên thị trường tự do, tỷ giá USD/VND biến động tăng, giảm mạnh

Nguyên nhân:

+ Sự can thiệp của chính phủ: Nhận thấy tình trạng sốt USD đã ở mức báo

động, lần đầu tiên trong lịch sử, NHNN đã công khai công bố dự trữ ngoại hối quốcgia 20,7 tỷ USD khi các thông tin trên thị trường cho rằng USD đang trở nên khanhiếm Đồng thời lúc này, NHNN đã ban hành một loạt các chính sách nhằm bình ổn thịtrường ngoại tệ như kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ(cấm mua bán ngoại tệ

Ngày đăng: 26/11/2015, 17:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w