TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGKHOA KINH TẾ QUỐC TẾ ---***---BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KỲ SỬ DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN ĐẾN MỨC LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘN
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
-*** -BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KỲ
SỬ DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN ĐẾN MỨC LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG DỰA TRÊN BÁO CÁO VỀ CHUYỂN TIẾP GIỮA TRƯỜNG HỌC ĐẾN
VIỆC LÀM NĂM 2013 TẠI VIỆT NAM
Họ và tên: Phạm Thị Minh Hiền
Mã sinh viên: 1214410064 Lớp: Anh 05
Khóa: 51 Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thùy Vinh
Hà Nội, tháng 8 năm 2015
Trang 2Mục lục Phần 1: Giới thiệu về trung tâm nghiên cứu chính sách và phát triển DEPOCEN
và quá trình hoạt động của bản thân tại đơn vị thực tập
1.1Giới thiệu về Trung tâm nghiên cứu chính sách và phát triển DEPOCEN: 4
1.1.1 Lịch sử thành lập Trung tâm nghiên cứu chính sách và phát triển DEPOCEN: 4
1.1.2 Các lĩnh vực và địa bàn hoạt động: 4
1.1.3 Nguồn nhân lực: 5
1.1.4 Một số dự án lớn DEPOCEN thực hiện: 6
1.2 Quá trình hoạt động của bản thân tại Trung tâm nghiên cứu chính sách và phát triển DEPOCEN: 7
Phần 2: Sử dụng mô hình kinh tế lượng nghiên cứu ảnh hưởng của trình độ học vấn đến mức lương của người lao động dựa trên báo cáo về chuyển tiếp giữa trường học đến việc làm năm 2013 tại việt nam 2.1 Tổng quan: 9
2.1.1 Giới thiệu chung: 9
2.1.2 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu: 10
2.1.3 Mô tả số liệu và phương pháp nghiên cứu: 13
2.2 Phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương người lao động: 14
2.2.1 Báo cáo về tình trạng lao động ở Việt Nam theo khảo sát năm 2013 14
2.2.2 Tỷ lệ thất nghiệp và có việc làm theo từng độ tuổi: 16
2.2.2.1 Độ tuổi từ 15 đến 19: 16
2.2.2.2 Độ tuổi từ 20 đến 24: 17
2.2.2.3 Độ tuổi 25 đến 29 18
2.2.3 Trình độ học vấn và mức lương trung bình ứng với từng trình độ học vấn: 20
2.2.3.1 Trình độ học vấn của lao động: 20
2.2.3.2 Mức lương trung bình ứng với từng trình độ học vấn 22
2.2.4 Một số yếu tố khác: 23
2.2.4.1 Giới tính: 23
2.2.4.2 Tình trạng hôn nhân: 24
2.2.5 Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của trình độ học vấn đến mức lương: 25
2.3 Kết luận: 27
Trang 3Mở đầu
Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,phát triển nguồn nhân lực được coi là một trong những nhân tố quan trọng tạo nền tảngphát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia Vì thế việc nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến lao động, đặc biệt là lao động trẻ có độ tuổi từ 15 – 29 là một vấn đề
vô cùng cấp bách và cần thiết, nhất là khi Việt Nam đang trải qua thời kỳ “cơ cấu dân
số vàng”
Khi nghiên cứu về lao động trẻ ở Việt Nam, em nhận thấy trình độ học vấn, cácđặc điểm cá nhân của người lao động và mức lương của người lao động là ba yếu tố cótác động qua lại với nhau và thể hiện mức độ ảnh hưởng mạnh mẽ nhất Đồng thời,mức lương cũng thể hiện phần nào mức sống của người lao động Trên thực tế, rấtnhiều các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng trình độ học vấn ảnh hưởng rất mạnh
mẽ đến mức lương của người lao động, nhưng đó hầu hết là những nghiên cứu ở cácnước phát triển Vậy nên đặt ra vấn đề về nguồn nhân lực Việt Nam, em nhận thấynghiên cứu về trình độ học vấn của người lao động là một vấn đề nhận được nhiều sựquan tâm từ xã hội và nhà nước Bài nghiên cứu này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan vềtình hình lao động trẻ ở Việt Nam năm 2013 và sử dụng mô hình kinh tế lượng đểnghiên cứu về ảnh hưởng của trình độ học vấn đến cá nhân người lao động dựa trên bộ
số liệu STWT năm 2013 được cung cấp bởi Trung tâm nghiên cứu chính sách và pháttriển DEPOCEN trong suốt quá trình thực tập tại Trung tâm
Trong quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài trên, em cũng gặp khá nhiều khókhăn vì thời gian thực tập và nghiên cứu hạn hẹp Tuy nhiên, em đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình từ phía cô và các anh chị bên Trung tâm DEPOCEN Em xin chân thànhcảm ơn cô đã giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập dưới đây
Trang 4PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN DEPOCEN VÀ QUÁ TRÌNH HOẠT
ĐỘNG CỦA BẢN THÂN TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 Giới thiệu về Trung tâm nghiên cứu chính sách và phát triển DEPOCEN:
1.1.1 Lịch sử thành lập Trung tâm nghiên cứu chính sách và phát triển
DEPOCEN:
Công ty Cổ phần Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển – DEPOCEN –
được thành lập năm 2005 dưới hình thức tổ chức nghiên cứu độc lập DEPOCEN đã
xây dựng được uy tín trong cộng đồng tư vấn, nghiên cứu chính sách và phát triểnthông qua những nghiên cứu của mình về một loạt các vấn đề kinh tế - xã hội Các dự
án nghiên cứu tập trung vào phân tích chính sách kinh tế - xã hội; chính sách và cácchương trình phát triển; môi trường kinh doanh và đầu tư; theo dõi và đánh giá các dự
án phát triển; đánh giá tác động của các dự án phát triển, xóa đói giảm nghèo, các dự
án về dịch vụ công như cải cách thủ tục hành chính, đất đai, y tế, giáo dục, nước
sạch vệ sinh, điện khí hóa nông thôn; các dự án sử dụng phương pháp khảo sát (định
tính và định lượng).
1.1.2 Các lĩnh vực và địa bàn hoạt động:
DEPOCEN có kĩ năng và kinh nghiệm chuyên môn trong việc áp dụng các phươngpháp định tính và định lượng, thiết kế thống kê và đánh giá tác động Kinh nghiệm vànăng lực của DEPOCEN phù hợp với yêu cầu của Điều khoản tham chiếu, cụ thể ở cáclĩnh vực sau:
- Kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm chuyên sâu trong thực hiện Khảo sát diện rộng và khảo sát đánh giá dịch vụ công;
- Kinh nghiệm thực hiện đánh giá tác động trong lĩnh vực phát triển;
- Kinh nghiệm trong tổ chức, thực hiện khảo sát đánh giá nhu cầu và mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp;
Trang 5- Kinh nghiệm thực hiện tư vấn ở tất cả 63 tỉnh thành trong cả nước;
- Kinh nghiệm thực hiện tư vấn điều tra khảo sát và tập huấn cho các dự án IFAD
ở Việt Nam;
- Kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển nông thôn;
- Kinh nghiệm nghiên cứu về giới;
- Kiến thức và kinh nghiệm trong phân tích định tính và định lượng ;
- Thiết kế thống kê và đánh giá tác động (phương pháp giả thử nghiệm);
- Kĩ năng viết báo cáo và thuyết trình tốt;
- Khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa;
- Kinh nghiệm làm việc với các tổ chức và cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa
như nghiên cứu phân tích cơ chế, chính sách và khảo sát đánh giá dịch vụ công,
khảo sát đánh giá tác động cho các chương trình/dự án phát triển tại Việt Nam, đội ngũcán bộ của Trung tâm luôn được đánh giá cao bởi các khách hàng trong nước cũng nhưquốc tế Ngoài ra, Trung tâm cũng có một đội ngũ đông đảo các cộng tác viên là sinhviên đang theo học tại các trường đại học trên cả nước
Các thành viên của Trung tâm DEPOCEN đã có nhiều công trình nghiên cứu và ấnphẩm được xuất bản rộng rãi trên các tạp chí và sách chuyên ngành quốc tế như OxfordBulletin of Economics and Statistics (Bản tin Kinh tế học và Thống kê của trường Đạihọc Oxford), Journal of Population Economics (Tạp chí Kinh tế học dân số)
Trang 6Đánh giá tác động có sự
tham gia cho Dự án Phát
triển kinh doanh với người
World Bank/Trung tâm Quốcgia Nước sạch
và Vệ sinh Môitrường Nôngthôn
Khảo sát đầu kỳ cho 05
chương trình ưu tiên trong
Chiến lược V “Đoàn kết và
Action Aid ViệtNam
Trang 7Sóc Trăng, VĩnhLong
Phát triển doanh nghiệp và
thách thức đối với tăng
trưởng - khảo sát doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Việt
Nam
2/2013 – 9/2013 Hà Nội, Bắc
Ninh, Đồng Nai,Bình Dương, TP
Hồ Chí Minh
Ngân hàng Pháttriển Châu Á(ADB)
Đánh giá Quy trình thực
hiện Sáng kiến Truyền
thông Lồng ghép Thay đổi
trạng tham nhũng trong khu
vực doanh nghiệp Việt Nam
9/2011 – 2/2012 Việt Nam VCCI (Phòng
Thương mại vàCông nghiệpViệt Nam)
1.2 Quá trình hoạt động của bản thân tại Trung tâm nghiên cứu chính sách và phát triển DEPOCEN:
Trong vòng hai tháng thực tập ở trung tâm, trên cương vị là thực tập sinh, em đã rấtmay mắn khi được các anh chị ở trung tâm tạo điều kiện học hỏi và làm việc, đượcchạy dự án cùng các anh chị và được giao những công việc mang tính chất hỗ trợ cácanh chị trong quá trình thực hiện dự án Công việc cụ thể mà em được giao tại trungtâm nghiên cứu chính sách phát triển DEPOCEN như sau:
Survey of - Phát bảng hỏi tại các trường đại học lớn trên địa 24/6 – 7/7
Trang 8- Gọi điện cho các nhà tuyển dụng và doanh nghiệp
Nhật Bản để lấy ý kiến về cuộc khảo sát và đềnghị gửi bảng hỏi online cho họ
- Gọi điện đặt lịch phỏng vấn cho các chuyên gia
đầu ngành để xin phép xếp lịch phỏng vấn sâu
- Nhập dữ liệu sau khi thu thập được bảng hỏi giấy
và bảng hỏi online
- Sử lý số liệu thô (làm label tiếng anh cho biến,
label value, label var…)
- Dịch báo cáo của các anh chị trong trung tâm (từ
tiếng việt sang tiếng anh và từ tiếng anh sang tiếngviệt)
- Gỡ băng phỏng vấn các trường đại học trong kế
hoạch thực hiện 3 công khai
Trang 9CHUYỂN TIẾP GIỮA TRƯỜNG HỌC ĐẾN VIỆC LÀM NĂM
2013 TẠI VIỆT NAM
2.1 Tổng quan:
2.1.1 Giới thiệu chung:
Việt Nam đang trải qua thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, vì thế mà lao động trẻ,đặc biệt là lao động ở độ tuổi 15 – 29 trở thành mối quan tâm hàng đầu của xã hội.Ngày nay, theo sự phát triển của xã hội, lao động trẻ có điều kiện tiếp xúc với giáo dụcnhiều hơn, họ không còn phải bỏ học sớm để kiếm việc làm như bố mẹ của họ trướcđây Tuy nhiên, điều đó lại đặt ra thách thức không nhỏ đối với lao động trẻ, vì nhu cầulao động trẻ có trình độ cao ngày càng tăng trong khi trình độ học vấn của lao động trẻViệt Nam lại chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt làdoanh nghiệp nước ngoài
Mặt khác, lao động trẻ hiện nay có hoàn cảnh sống, điều kiện khác biệt rất nhiều
so với thời kỳ bố mẹ của họ, ví dụ như: kinh tế phát triển, sự phát triển ngày càng mạnhcủa khoa học công nghệ, hội nhập thế giới, điều kiện gia đình… Vì thế để định hướngcho các lao động trẻ, chúng ta cần phải biết những yếu tố nào là quan trọng và quyếtđịnh đến mức lương của lao động trẻ Trong bài nghiên cứu này, em tập trung giảiquyết câu hỏi:” liệu trình độ học vấn có phải là yếu tố quan trọng quyết định đến mứclương của lao động trẻ hay không” và “liệu các yếu tố mang tính cá nhân (nơi sống,giới tính, tình trạng hôn nhân…) có ảnh hưởng đến mức lương của lao động trẻ haykhông”
Bài nghiên cứu được chia làm ba phần Ở phần đầu tiên, em sẽ rà soát lại cáccông trình nghiên cứu trước đây của các nhà kinh tế học trong và ngoài nước để chỉ rõmối quan hệ giữa mức lương và trình độ học vấn của các nước phát triển trên thế giới,đồng thời khẳng định lại giả thuyết đặt ra cho bài nghiên cứu “mức lương càng cao khitrình độ học vấn càng cao” là hoàn toàn có cơ sở
Trang 10Phần hai, bài nghiên cứu sẽ tập trung tổng quan lại tình hình thực tế về các đặcđiểm của lao động trẻ Việt Nam thông qua bộ số liệu STWT (School to WorkTransitions) vào năm 2013 tại Việt Nam Em tập trung vào việc đưa ra những con số cụthể được làm sạch từ bộ số liệu để so sánh mức độ ảnh hưởng của những đặc điểmthuộc cá nhân người lao động đến mức lương trung bình Đây cũng là nền tảng để emđưa ra được cơ sở sử dụng các biến dữ liệu trong phần chạy mô hình kinh tế lượng.
Phần ba, bài nghiên cứu sẽ đưa ra kết quả chạy mô hình kinh tế lượng và một sốkết luận về câu hỏi nghiên cứu được nêu trên
2.1.2 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu:
Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, nguồn nhân lực được coi là yếu tố quan trọnghàng đầu cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam cũng rất quan tâm đếnvấn đề phát triển con người, đặc biệt là phát triển kỹ năng và nâng cao trình độ củangười lao động Rất nhiều nghiên cứu trước đây cũng các nhà kinh tế học trên thế giớicũng cho rằng, trình độ học vấn quyết định đến mức lương mà người lao động nhậnđược, tất nhiên điều này có thể đúng, có thể sai trong nhiều trường hợp
Những năm 1980 ở những nước phát triển trên thế giới, có rất nhiều nhà kinh tếhọc quan sát các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương mà người lao động nhận được,nhiều cuộc khảo sát được thực hiện ở người lao động có độ tuổi dao động từ 15 đến 29,nhiều công trình nghiên cứu và giả thuyết được đặt ra Điển hình cho nghiên cứu về
vấn đề này là công trình nghiên cứu của nhóm nhà kinh tế học Kevin Murphy và Finis
Welch vào 5/1989 mang tên “Wage premiums for College Graduates recent and
possible explanations” Bài nghiên cứu đã mô tả những thay đổi về ảnh hưởng của
những lao động có (và không có) bằng đại học đến mức lương trong vòng 25 năm vàthảo luận mối quan hệ đó trong sự xuất hiện của lực lượng lao động thuộc thời kỳbaby-boom Tác giả đã sử dụng đến 24 cuộc khảo sát với 1.679.037 cá nhân từ năm
1964 đến năm 1987 Kết quả là, Murphy và Welch chỉ ra rằng có một sự khác biệt vềmức lương giữa những lao động có trình độ đại học và những lao động có trình độTHPT tăng từ năm 1963 đến năm 1971 (mức tăng trung bình lên đến 61%) Tuy nhiên
Trang 11vào năm 1971 đến năm 1979 thì tác động này lại giảm xuống Nguyên nhân là do thời
kỳ bùng nổ lao động thuộc thời kỳ baby-boom khiến cho cung nhiều hơn cầu, đặc biệttrong giai đoạn năm 1980, mặt khác, đây là thời kỳ công nghệ có sự phát triển vượtbậc, vì thế mà tác động này có ít nhiều ảnh hưởng
Gần hơn so với chúng ta một chút, vào 5/1997, nhóm tác giả Richard Blundell, Lorraine Dearden, Alissa Goodman, Howard Reed với công trình nghiên cứu
“Higher education, employment and earnings in Britain” Hướng đi của nghiên cứu
này là kiểm định ảnh hưởng của giáo dục sau đại học đến tương lai của người lao động(không chỉ là mức lương họ sẽ nhận được mà còn là việc lao động có tìm được việclàm thích hợp hay không) Nhóm tác giả đặc biệt quan tâm đến những người đã tốtnghiệp (hoặc chưa tốt nghiệp sau đại học) ở độ tuổi 33, họ sinh vào năm 1958 thuộc bộ
số liệu NCDS Câu hỏi nghiên cứu của nhóm tác giả này là những yếu tố quyết địnhđến việc người lao động có tiếp tục theo học sau đại học hay không và ảnh hưởng củacác loại bằng sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ…) đến mức lương thực tế của người lao động.Kết quả cho thấy, hoàn cảnh gia đình chính là một yếu tố quan trọng nhất quyết địnhđến con đường học vấn của người lao động Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằngnhững lao động đã có bằng sau đại học nhận được mức lương thực cao hơn so vớinhững lao động không có bằng sau đại học hoặc đang học trình độ sau đại học Sự khácbiệt này còn thể hiện rõ ràng giữa nam và nữ Tuy nhiên nghiên cứu không chỉ ra đượcnguyên nhân tại sao mức độ ảnh hưởng này lại khác biệt giữa nam và nữ, và cũngkhông giải thích được vì sao khi ước lượng tác động này với mức lương theo giờ vàtheo tuần thì lại có sự khác biệt đáng kể Một điểm thú vị nữa là, nhóm tác giả cũng chỉ
ra rằng, sự ảnh hưởng của việc cá nhân không hoàn thành trình độ sau đại học sẽ làmcho lao động nam có mức lương thấp hơn, nhưng điều này lại không xuất hiện đối vớiđối tượng là nữ Mặt khác, nam bắt đầu quá trình học sau đại học ở độ tuổi 21 trở đi sẽ
có mức lương thấp hơn những người bắt đầu việc học này trước tuổi 21 nếu như cácyếu tố khác là không đổi
Trang 12Đó là những tác phẩm thuộc những năm 1980-1990, còn vào thời kì năm 2000,
Francesco Pastore cho ra mắt tác phẩm “School-to-work Transition in Mongolia”
năm 2009 Tiếp nối kết quả của những nhà nghiên cứu trước, bài viết còn cho biết thêm
vì sao giáo dục trung học và đại học lại kém phát triển bằng việc chỉ ra rằng cung vềgiáo dục ít hơn nhiều so với cầu về giáo dục Mục đích chính của nghiên cứu vẫn làước lượng sự ảnh hưởng của giáo dục giới trẻ đến tích lũy về nguồn nhân lực và phânphối nguồn thu nhập ở Mongolia Tác giả sử dụng bộ số liệu SWTS (School-to-WorkTransitions), khảo sát người trẻ tuổi độ tuổi 15 – 29 vào năm 2006 được thực hiện bởiNSO (National Satistical Office of Mongolia) và ILO (the International LabourOffice’s) Sử dụng phương pháp ước lượng OLS để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đếnthu nhập, với mức lương được tính theo tháng, tập trung vào những biến liên quan đếnđặc tính đặc trưng của người lao động (độ tuổi, giới tính, khu vực sống, tình trạng hônnhân….) và tất nhiên là trình độ giáo dục của họ Kết quả nghiên cứu cho thấy bằngcấp là một trong yếu tố quyết định đến mức lương, người lao động gặp nhiều khó khăntrong việc tìm việc làm với bằng cấp thấp mặc dù có thể họ có một kỹ năng tốt hơn sovới những lao động khác Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phụ nữ có ít cơ hộihơn trong thị trường lao động, mặc dù có trình độ học vấn cao hơn nam giới Tuy nhiênnam giới khi mất việc lại mất một khoảng thời gian dài hơn để tìm được công việc mớivới mức lương thậm chí còn thấp hơn so với công việc cũ
Ở Việt Nam, không phải không có nghiên cứu về vấn đề này Nhóm tác giả
Dang Nguyen Anh, Le Bach Duong, Nguyen Hai Van với tác phẩm “ Youth
employment in Vietnam: Charateristics, determinants and policy responses” vào
9/2005 đã tìm hiểu về quy luật “higher education, higher wage” ở Việt Nam Nhómnghiên cứu đã thu thập các bằng chứng thực nghiệm về các đặc điểm và yếu tố quyếtđịnh đến lao động trẻ ở những nước đang phát triển, và dựa trên cơ sở bằng chứng thựcnghiệm này, đưa ra những chính sách phù hợp với bối cảnh đất nước đang phát triểnnhư Việt Nam Bài viết sử dụng bộ số liệu VLSS (Vietnam Living Standard Surveys)vào năm 1990s, bộ số liệu VHLSS (Vietnam Household Living Standard Survey) vào
Trang 13năm 2002 và bộ số liệu SAVY (Survey Assessment for Vietnamese Youth) vào năm
2003 và sử dụng mô hình logit để nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độhọc vấn là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả đầu ra của laođộng trẻ, trình độ lao động càng cao thì lao động càng có khả năng tìm được công việcthích hợp với mức lương cao hơn Tuy nhiên nền tảng gia đình cũng ảnh hưởng nhiềuđến xác suất người trẻ tuổi có việc làm và nhận được công việc tốt, ví dụ như trình độhọc vấn của bố, dân tộc, nơi sống (đô thị/ nông thôn), nghề nghiệp bố, tình trạng kinh
tế gia đình…
Mặc dù không phải nghiên cứu nào cũng đưa ra kết quả khẳng định 100% vềmức độ ảnh hưởng của trình độ lao động đến tiền lương, tuy nhiên các nghiên cứu đềunhận thấy được mức độ quan trọng của trình độ học vấn của người lao động Chính vìthế, mục đích chính của bài nghiên cứu này là kiểm định lại ảnh hưởng này ở Việt Namhiện nay, đồng thời chỉ ra được sự khác biệt về tác động này giữa ba mức tuổi 15 – 19,
20 – 24 và 25 – 29 bằng việc sử dụng phương pháp OLS với các yếu tố căn bản nhưmức lương tính theo tháng và các đặc điểm của cá nhân người lao động
2.1.3 Mô tả số liệu và phương pháp nghiên cứu:
Bộ số liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu là bộ số liệu từ cuộc điều tra “Chuyển tiếp từ trường học đến việc làm Việt Nam” do Tổ chức Lao động Quốc tế(ILO) và Tổng cục Thống kê thực hiện vào năm 2013 Bộ số liệu được khảo sát trên
2722 đối tượng có độ tuổi từ 15 đến 29 trên toàn quốc
Để sử dụng bộ số liệu này, em chia 2722 đối tượng thành ba nhóm tuổi 15 – 19,
20 – 24 và 25 – 29 Lý do khi chia bộ số liệu thành ba nhóm tuổi là do, độ tuổi từ 15 –
19 là độ tuổi mà quá trình chuyển tiếp từ trường học đến việc làm chưa thực sự xảy ra,lao động ở độ tuổi này có trình độ học vấn chưa cao do còn đang tham gia vào quátrình đào tạo, độ tuổi 20 – 24 là độ tuổi mà quá trình chuyển tiếp này xảy ra mạnh mẽnhất, lao động ở độ tuổi này cũng có quyền tự quyết định đến việc có tiếp tục đi họccao hơn không hay dừng việc học và tham gia hoàn toàn vào lực lượng lao động, độ
Trang 14tuổi cuối cùng 25 – 29 là khi quá trình chuyển tiếp này đã diễn ra hoàn toàn, lao động
độ tuổi này thể hiện mức độ ảnh hưởng giữa giáo dục và tiền lương là mạnh mẽ nhất.Trong phần báo cáo về đặc điểm của lao động Việt Nam năm 2013, em sử dụng tổngcộng 2722 đối tượng tham gia (bao gồm cả những lao động có việc làm và đang thấtnghiệp) Tuy nhiên, đến phần sử dụng số liệu để ước lượng tác động ảnh hưởng, em chỉ
sử dụng những đối tượng lao động đã có việc làm và có lương từ việc làm hiện tại Bộ
số liệu lúc này thu gọn còn 896 quan sát, trong đó có 129 quan sát có độ tuổi 15 – 19,
317 quan sát có độ tuổi 20 – 24 và 450 quan sát có độ tuổi từ 25 – 29 Trong đó, emcũng tập trung đến các đặc điểm: mức lương tính theo giờ, nơi sống (nông thôn/ thànhthị), giới tính, tình trạng hôn nhân, loại hợp đồng, và trình độ học vấn (được chia làm 8cấp độ: không bằng cấp, tiểu học, THCS, THPT, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng,đại học và sau đại học Bài nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp ước lượng OLS đểđánh giá tác động với biến phụ thuộc là mức lương được tính theo tháng và biến giảithích là các đặc điểm được nêu ở trên
2.2 Phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương người lao động:
2.2.1 Báo cáo về tình trạng lao động ở Việt Nam theo khảo sát năm 2013
Kết quả cuộc khảo sát về tình trạng lao động được tính toán thể hiện đồ thị sau:
Đồ thị 1: Tình trạng lao động qua khảo sát về chuyển dịch giữa trường học đến
việc làm năm 2013
Trang 15Trong số 2722 đối tượng được khảo sát từ độ tuổi 15 đến 29, có đến 37.33% sốngười được hỏi đang trong tình trạng thất nghiệp, không có việc làm; 38.46% ngườiđược hỏi đang làm thuê cho các công ty/ doanh nghiệp/ tổ chức (giảng viên, kỹ sư, kếtoán, bảo vệ, nhân viên văn phòng…) hoặc chỉ đơn thuần là làm việc thuê cho các côngtrình nhỏ (thợ hồ, thợ xây dựng…) hay lao động chân tay làm việc cho các quán hàng
ăn Khoảng 41.64% số lao động làm thuê làm việc trên cơ sở thỏa thuận miệng, không
có văn bản hay hợp đồng, vì thế mà công việc của họ không đảm bảo được quyền lợitối thiểu cho người lao động
Có khoảng 8.23% người được hỏi là lao động tự làm, 0.77% chủ lao động; sốlượng người thuộc nhóm lao động tự làm có độ tuổi dao động từ 16 đến 29; trong đó có17.41% lao động tự làm có độ tuổi là 29 Tuy nhiên, đối với đối tượng lao động thuộcnhóm chủ lao động (thuê một hoặc nhiều lao động) thì độ tuổi dao động từ khoảng 20đến 28 tuổi, trong đó có đến 33.33% người được khảo sát là chủ lao động có tuổi là 28
Ngoài ra, 14.88% đối tượng được hỏi là giúp việc không lương trong các giađình hoặc trang trại, tuy họ không được trả công, nhưng họ cũng vẫn được xếp vàonhóm người lao động và có việc làm Lý do cho việc họ làm việc cho các cơ sở kinhdoanh gia đình mà không có lương bao gồm (i) không thể tìm được việc làm có lươnghoặc tiền công 19.06% (ii) do gia đình yêu cầu 65.59% (iii) học kinh doanh gia đình7.18%
Một trong những yếu tố mà lao động phải đi làm không lương là do độ tuổi củanhững đối tượng làm việc không lương trong các gia đình hoặc trang trại này dao động
từ 15 đến 24 Tuy nhiên có đến 48.89% trong số đó dưới 20 tuổi, đây là độ tuổi đang
đi học, chưa thực sự có quyền quyết định trong vấn đề việc làm và còn phụ thuộc kinh
tế nhiều từ phía gia đình
Một điểm sáng là, khi khảo sát về mức độ cảm nhận của người lao động về trình độgiáo dục/ đào tạo có đang phù hợp với công việc hiện tại hay không, thì có khoảng69.83% cho rằng trình độ giáo dục của họ đang phù hợp với công việc hiện tại, cókhoảng 13.71% cho rằng họ đang làm công việc quá thấp so với trình độ học vấn của