1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam

82 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

Vấn đề cấp thiết được đặt ra là cần có một cái nhìn toàn diện về các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó tới tỷ giá, thông qua đó NHNN có thể

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 1

1.1 Tỷ giá hối đoái 1

1.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái 1

1.1.2 Phương pháp yết tỷ giá 2

1.1.3 Phân loại tỷ giá hối đoái 3

1.1.4 Tác động của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế 5

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái 7

1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn 7

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong dài hạn 9

1.3 Các lý thuyết kinh tế về quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các nhân tố vĩ mô 13 1.3.1 Lý thuyết ngang giá sức mua 13

1.3.2 Lý thuyết ngang giá lãi suất 15

1.3.3 Hiệu ứng Fisher quốc tế 15

1.3.4 Phương pháp tiền tệ 16

1.3.5 Phương pháp cân bằng danh mục 21

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM 23

2.1 Tình hình kinh tế Việt Nam và tình hình tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong giai đoạn 2010 đến nay 23

2.1.1 Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010 đến 2015 23

2.1.2 Biến động tỷ giá 27

2.2 Khảo sát tác động của các nhân tố đến tỷ giá trong ngắn hạn 34

2.3 Kiểm định và khảo sát tác động của các nhân tố đến tỷ giá trong trung và dài hạn 36

2.3.1 Kiểm định tác động của lạm phát, lãi suất và thu nhập đến tỷ giá

37

Trang 2

2.3.2 Kiểm định tác động của các công cụ điều hành tỷ giá 46

CHƯƠNG 3: DỰ ĐOÁN TỶ GIÁ TRONG TƯƠNG LAI – KHUYẾN NGHỊ VỀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HƯỚNG ĐẾN MỤC TIÊU NGẮN, TRUNG VÀ DÀI HẠN 53

3.1 Dự đoán tỷ giá trong tương lai 53

3.1.1 Một số dự đoán của chuyên gia về tỷ giá USD/VNĐ 53

3.1.2 Xây dựng mô hình dự đoán tỷ giá bằng mô hình ARDL 54

3.2 Khuyến nghị điều hành tỷ giá theo mục tiêu 60

3.2.1 Mục tiêu ngắn hạn 60

3.2.2 Mục tiêu trung và dài hạn 61

KẾT LUẬN 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

PHỤ LỤC 1

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

IMF ( International monetary Fund) Quỹ tiền tệ quốc tế

GSO ( General Statistics Office) Tổng cục thống kê

SBV ( The State Bank of Vietnam) Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Hiệu ứng lạm phát lên tỷ giá 9

Hình 1.2: Điểm cân bằng của mô hình Mundell – Fleming 17

Hình 1.3: Mở rộng tiền tệ trong chế độ tỷ giá thả nổi 18

Hình 1.4: Chính sách mở rộng tài khóa trong chế độ tỷ giá thả nổi 19

Hình 1.5: Mở rộng tiền tệ trong chế độ tỷ giá cố định 19

Hình 1.6: Chính sách mở rộng tài khóa trong chế độ tỷ giá thả nổi 20

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng quý giai đoạn 2010 – 2015 24

Biểu đồ 2.2: Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 26

Biểu đồ 2.3: Lượng ngoại hối dự trữ của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới giai đoạn 2000 – 2013 27

Biểu đồ 2.4: Diễn biến tỷ giá USD/VNĐ năm 2010 28

Biểu đồ 2.5: Diễn biến tỷ giá USD/VNĐ năm 2011 29

Biểu đồ 2.6: Diễn biến tỷ giá USD/VNĐ năm 2013 31

Biểu đồ 2.7: Biến động tỷ giá USD/VNĐ năm 2014 33

Biểu đồ 2.8: Biến động giá vàng thế giới và tỷ giá USD/VNĐ 36

Biểu đồ 2.9: Kết quả kiểm định độ trễ tối ưu cho mô hình 40

Biểu đồ 2.10: Kết quả ước lượng độ trễ tối ưu 48

Biểu đồ 3.1: Kết quả ước lượng độ trễ tối ưu 57

Biểu đồ 3.2: Kết quả dự báo tỷ giá USD/VNĐ các quý 2015 59

Biểu đồ 3.3: So sánh kết quả dự báo từ mô hình và các nguồn khác 59

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Ví dụ về ngang giá sức mua 13

Bảng 2.1: Số liệu về GDP, tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014 23

Bảng 2.2: Chỉ số CPI của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015 25

Bảng 2.3: Mô tả biến sử dụng trong mô hình kiểm định tác động của lạm phát, lãi suất và thu nhập đến tỷ giá hối đoái 37

Bảng 2.4: Kết quả kiểm định tương quan giữa các biến trong mô hình 38

Bảng 2.5: Kết quả kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình 38

Bảng 2.6: Kết quả kiểm định Bounds test 39

Bảng 2.7: Kết quả ước lượng hệ số dài hạn cho mô hình 41

Bảng 2.8: Kết quả ước lượng hệ số ngắn hạn của mô hình 42

Bảng 2.9: Kết quả kiểm định Wald 43

Bảng 2.10: Kết quả ước lượng mô hình sau bỏ biến 44

Bảng 2.11: Kết quả kiểm định White test 44

Bảng 2.12: Kết quả kiểm định tự tương quan bậc 1 45

Bảng 2.13: Kết quả kiểm định tự tương quan bậc 2 45

Bảng 2.13: Mô tả biến trong mô hình 46

Bảng 2.14: Kết quả kiểm định sự tương quan giữa các biến 47

Bảng 2.15: Kết quả kiểm định tính dừng của mẫu số liệu 47

Bảng 2.16: Kết quả ước lượng các hệ số dài hạn 49

Bảng 2.16: Kết quả mô hình trong ngắn hạn 50

Bảng 3.1: Mô tả dữ liệu 55

Bảng 3.2 : Kết quả kiểm định sự tương quan của các biến 55

Bảng 3.3: Kết quả kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình 56

Bảng 3.4: Kết quả kiểm định Bounds Test 57

Bảng 3.5: Kết quả ước lượng mô hình sau khi bỏ biến thừa 58

Trang 6

DANH MỤC PHỤ LỤC

Trang 7

Page 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009, nền kinh tế thế giới hiện nay vẫn đang trên đà phục hồi một cách chậm chạp Mặc dù suy thoái kép đã không xảy ra như một số chuyên gia dự đoán nhưng những cuộc khủng hoảng liên tiếp ở quy mô quốc gia hay khu vực những năm qua đã khiến cho mục tiêu phục hồi trở lại mức tăng trưởng như trước khủng hoảng vẫn còn khá xa, bất chấp những nỗ lực của các chính phủ và tổ chức quốc tế Đặc biệt đến năm 2014, khi các nước châu Á có nhiều bước tiến trong tăng trưởng kinh tế thì các nước phát triển như khu vực EU, Nga đang xuất hiện những dấu hiệu suy thoái, Nhật Bản và Trung Quốc tăng trưởng chậm lại Bối cảnh nền kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, xung đột mâu thuẫn xảy ra ở nhiều nơi đặc biệt là căng thẳng trên biển Đông đã tác động mạnh mẽ đến thị trường ngoại hối quốc tế cũng như Việt Nam Trong khi đó, NHNN vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách duy trì tỷ giá ổn định trong biên độ cho phép Vấn đề cấp thiết được đặt ra là cần có một cái nhìn toàn diện về các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó tới tỷ giá, thông qua đó NHNN có thể linh hoạt sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ cũng như các giải pháp cần thiết để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối

Trên cơ sở đã phân tích, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái tại Việt Nam ” làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận này chủ yếu tập trung làm rõ các nhân tố

và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến biến động tỷ giá USD/VND trong giai đoạn 2010 – 2015, từ đó xây dựng mô hình dự báo tỷ giá và đề xuất một số mục tiêu ngắn và trung hạn cho việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái tại Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các nhân tố ảnh hưởng đến biến động

tỷ giá

Phạm vi nghiên cứu:

Nội dung nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian và thông tin thu thập, khóa luận tập trung vào nghiên cứu diễn biến tỷ giá và các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá

Trang 8

USD/VNĐ giai đoạn 2010 – 2015 mà không thể khảo sát cho tỷ giá các loại ngoại

tệ khác

Thời gian: Từ quý I/2010 đến quý I/2015 Các số liệu sử dụng trong mô hình được sử dụng từ quý I/2007 đến quý I/2015

Không gian: Thị trường ngoại hối Việt Nam

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung giải quyết ba vấn đề chính:

Thứ nhất, đưa ra hệ thống cơ sở lý luận về tỷ giá Tìm ra các nhân tố tác động tới tỷ giá trong ngắn, trung và dài hạn

Thứ hai, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động tỷ giá và xây dựng

mô hình kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó

Thứ ba, xây dựng mô hình dự báo tỷ giá và đề xuất một số mục tiêu điều hành tỷ giá

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài áp dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp tổng hợp, logic, so sánh đối chiếu, thống kê bảng số liệu, mô hình kinh tế lượng, hệ thống hóa và luận giải

6 Kết cấu đề tài

Ngoài lời mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về tỷ giá hối đoái

Chương 2: Khảo sát và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái tại Việt Nam

Chương 3: Mô hình dự đoán tỷ giá – khuyến nghị về điều hành chính sách tỷ giá hướng đến các mục tiêu ngắn, trung và dài hạn

Mặc dù có nhiều cố gắng và nỗ lực song do hạn chế về thời gian, tài liệu và kinh nghiệm nên khóa luận không thể tránh khỏi những điểm thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn

Trang 9

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại thương đã trang bị cho tôi các kiến thức quý báu trong thời gian học ở trường Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS,TS Đặng Thị Nhàn, người đã hết lòng hướng dẫn, tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm khóa luận

Trang 10

Page 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ

HỐI ĐOÁI 1.1 Tỷ giá hối đoái

1.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái

Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có hệ thống tiền tệ riêng Tuy nhiên, nhu cầu tham gia vào các lĩnh vực thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và các quan hệ tài chính quốc tế khác đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán với nhau Việc thanh toán giữa các quốc gia yêu cầu việc chuyển đổi đồng tiền của nước này sang nước khác hoặc cũng có thể là chuyển đổi sang đồng tiền của nước thứ ba Vì vậy, vấn đề chuyển đổi đồng tiền giữa các quốc gia để xác định giá trị giao dịch thanh toán có ý nghĩa rất quan trọng Điều này đã nảy sinh phạm trù tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Vậy tỷ giá hối đoái là gì?

Sau đây là một số khái niệm về tỷ giá đang được sử dụng phổ biến trên thế giới1:

 Theo Thomas P Fitch: Tỷ giá là giá chuyển đổi để đổi một đồng tiền này lấy đồng tiền khác

 Theo Peter Collin: Tỷ lệ trao đổi hay tỷ giá là giá cả, tại đó một đồng tiền này đổi lấy đồng tiền kia

 Theo Keith Pibean: Tỷ giá, đơn giản là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác

 Theo David K Eiteman: Tỷ giá là giá cả của đồng tiền một quốc gia được thể hiện bằng số đơn vị đồng tiền khác hoặc hàng hóa ( điển hình là vàng hoặc bạc)

 Theo Frederic S Mishkin: Giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác gọi là tỷ giá

 Theo giáo trình tài chính quốc tế Học viện Tài chính NXB Tài chính

2002, trang 238: “Thực chất của tỷ giá hối đoái là tương quan sức

295

Trang 11

mua giữa các đồng tiền và là mức giá mà tại đó các đồng tiền có thể chuyển đổi được cho nhau”

 Theo Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, năm 2010: “ Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị của Việt Nam”

Như vậy, từ các điểm chung trong các định nghĩa về tỷ giá nêu trên, được thừa nhận rộng rãi ngày nay theo cơ chế kinh tế thị trường, tỷ giá được định nghĩa như sau: “Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác”

Theo khái niệm này, tỷ giá được hiểu hoàn chỉnh hơn, vì nó khắc phục được một số hạn chế như:

 Hạn chế về quy định là đồng tiền của một quốc gia – bởi hiện nay ngoài đồng tiền của các quốc gia còn có các đồng tiền chung như EUR, SDR,…

 Hạn chế về gắn tỷ giá thông qua hàng hóa (đặc trưng là vàng, bạc…) do hiện nay IMF cấm các quốc gia thành viên không được gắn đồng tiền quốc gia với vàng bạc nên trên thực tế không còn quốc gia nào gắn tiền tệ của mình với vàng và bạc nữa

 Hạn chế về tương quan sức mua giữa các đồng tiền Trong cơ chế kinh tế thị trường, tỷ giá là giá cả được xác định theo quy luật quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối Tỷ giá thường xuyên biến đổi để phản ánh những thay đổi trong các biến số xác định như lạm phát, lãi suất, tăng trưởng kinh tế,…

1.1.2 Phương pháp yết tỷ giá

Hiện nay trên thế giới sử dụng đồng thời hai phương pháp yết tỷ giá là:

- Yết tỷ giá trực tiếp: là phương pháp biểu thị một đơn vị ngoại tệ bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ trong nước

Đối với phương pháp trực tiếp thì ngoại tệ là đồng tiền yết giá, đồng tiền trong nước là đồng tiền định giá

Đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng phương pháp trực tiếp, trong đó có Việt Nam

Ví dụ: Tại ngân hàng Vietcombank, Hà Nội niêm yết

USD/VND = 21.465/525

Trang 12

Có nghĩa là: Tại Hà Nội ngân hàng mua 1 USD trả 21.465 VND

USD yết giá gián tiếp với mọi loại tiền trừ 5 đồng tiền trên

Ví dụ: Tại Mỹ niêm yết: EUR/USD 0,9726/0,9731 có nghĩa là tại Mỹ ngân

hàng mua 1 EUR giá 1/0,9731 USD và bán 1 EUR giá 1/0,9726 USD

1.1.3 Phân loại tỷ giá hối đoái

Dựa theo các tiêu chí khác nhau mà người ta chia tỷ giá hối đoái thành nhiều loại khác nhau Sau đây là một số tiêu chí phân loại tỷ giá hối đoái thường gặp:

1.1.3.1 Căn cứ vào chính sách tỷ giá

 Tỷ giá chính thức: - Official Rate (ở Việt Nam ngày nay là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng): Là tỷ giá do NHTW công

bố Nó phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ Tỷ giá chính thức được áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động khác liên quan đến tỷ giá chính thức Ngoài ra, ở Việt Nam tỷ giá chính thức còn

là cơ sở để các NHTM xác định tỷ giá kinh doanh trong biên độ cho phép

 Tỷ giá chợ đen: là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết định

 Tỷ giá cố định: Là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một biên độ dao động hạn hẹp Dưới áp lực cung cầu của thị trường, để duy trì tỷ giá cố định, buộc NHTW phải thường xuyên can thiệp, do đó làm cho dự trữ ngoại hối quốc gia thay đổi

 Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Là tỷ giá được hình thành hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp

 Tỷ giá thả nổi có điều tiết: Là tỷ giá được thả nổi, nhưng NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế

Trang 13

1.1.3.2 Căn cứ theo nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ

 Tỷ giá giao ngay (Spot rate): Là tỷ giá được thỏa thuận vào ngày hôm nay nhưng giao dịch ngoại tệ sẽ xảy ra trong vòng 2 ngày sau đó (T+2)

 Tỷ giá kỳ hạn (Forward rate): Là tỷ giá được thỏa thuận vào ngày hôm nay nhưng áp dụng cho ngày giao dịch ngoại tệ tương lai sau ngày thỏa thuận Theo giao dịch này, hai bên mua bán sẽ cam kết mua bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ diễn ra trong tương lai

Ngoài ra, còn có các tỷ giá khác như: Tỷ giá mua vào (Bid rate), tỷ giá bán ra (Ask rate), tỷ giá tiền mặt (Bank note rate), tỷ giá chuyển khoản ( Transfer rate), tỷ giá mở cửa (Opening rate), tỷ giá đóng cửa (Closing rate), tỷ giá chéo (Cross rate)

1.1.3.3 Căn cứ theo phương pháp xác định

 Tỷ giá danh nghĩa (Normial exchange rate – NER): Là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hoàn hóa và dịch vụ giữa chúng

Ví dụ: 1 USD = 21.465 VND, ở đây 1 đô la Mỹ có giá là 21.465 VND Tỷ

giá này được gọi là tỷ giá danh nghĩa bởi vì nó chưa đề cập đến tương quan sức mua giữa USD và VND, cụ thể chúng ta chưa biết rõ là 1 USD mua được bao nhiêu hàng hóa ở Việt Nam Có thể 1 USD mua được hàng hóa ở Mỹ là bằng, ít hơn hay nhiều hơn so với 21.465 VND mua ở Việt Nam

 Tỷ giá thực ( Real exchange rate – RER) bằng tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước và nước ngoài, do đó, nó là chỉ

số phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ

E là tỷ giá danh nghĩa

P* là mức giá cả ở nước ngoài bằng ngoại tệ

P là mức giá cả trong nước bằng nội tệ

Trang 14

+ Tỷ giá thực trạng thái động:

𝑒𝑟𝑡𝑜 = 𝑒𝑡𝑜×𝐶𝑃𝐼𝑡

𝑜∗

𝐶𝑃𝐼𝑡𝑜Trong đó: eo

rt là chỉ số tỷ giá thực tại thời điểm t so với thời điểm 0

Eto là chỉ số tỷ giá danh nghĩa tại thời điểm t so với thời điểm 0 CPI0t là chỉ số giá trong nước tại thời điểm t so với thời điểm 0 CPI0*

t là chỉ số giá ở nước ngoài tại thời điểm t so với thời điểm 0

 Tỷ giá danh nghĩa đa phương ( Norminal effective exchange rate - NEER) là chỉ số tỷ giá trung bình của một đồng tiền so với các đồng tiền còn lại Việc xác định NEER dựa trên tỷ trọng thương mại một nước với nhóm các nước

có sử dụng đồng tiền tham gia trong rổ tiền tệ Vì vậy, về tổng thể NEER được sử dụng để xem xét một đồng tiền là mạnh hay yếu

 Tỷ giá thực đa phương ( Real effective exchange rate – REER) bằng tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER) đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát trong nước với tất cả các nước còn lại, do đó, nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại REER là thước đo tổng hợp vị thế cạnh tranh thương mại của một nước so với tất cả các nước bạn hàng còn lại

Do vậy nên các nước hiện nay đều tính toán và công bố tỷ số này

1.1.4 Tác động của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế

Tỷ giá hối đoái giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế của một quốc gia cũng như các quan hệ quốc tế thông qua việc phản ánh tương quan các giá trị đồng tiền của các nước khác nhau Nó có thể làm tăng, giảm, mở rộng hay thu hẹp các hoạt động kinh tế đối ngoại, trước hết là các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ Qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế trong nước như tốc

độ tăng trưởng kinh tế, tính cân bằng của cán cân thanh toán, mức độ ổn định của lạm phát…

1.1.4.1 Tác động đến lạm phát

Một đồng nội tệ mạnh có thể khuyến khích người tiêu dùng và các công ty của nước đó mua hàng hóa từ các nước khác Trường hợp này làm tăng tính cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài và buộc các nhà sản xuất nội địa không được tăng

Trang 15

giá hàng Vì vậy, một đồng nội tệ yếu tạo áp lực tăng lạm phát trong nước và tỷ lệ lạm phát cao lại tạo áp lực giảm giá trị đồng nội tệ Một đồng nội tệ mạnh tạo áp lực giảm lạm phát do giá nguyên vật liệu nhập khẩu giảm đi, buộc các doanh nghiệp trong nước hạ giá bán sản phẩm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từ đó lại tạo áp lực tăng giá đồng nội tệ

1.1.4.2 Tác động tới cán cân thương mại quốc tế

Diễn biến tăng giảm của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu thông qua giá cả Khi tỷ giá hối đoái thay đổi kéo theo sự thay đổi của giá hàng xuất nhập khẩu và khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trường quốc tế Chính vì thế, tỷ giá là một công cụ vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cân thương mại quốc tế theo một mục tiêu đã định trước của một quốc gia

Đối với hoạt động xuất khẩu, trong trường hợp các điều kiện khác giữ nguyên, khi tỷ giá hối đoái tăng, có nghĩa là đồng nội tệ mất giá, thì giá hàng hóa dịch vụ của nước đó sẽ giảm đi tương đối so với nước ngoài Dẫn đến cầu về xuất khẩu hàng hóa dịch vụ nước đó sẽ tăng, cầu về hàng hóa nước ngoài sẽ giảm và tạo

sự thặng dư cho cán cân thương mại Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, tức là đồng nội tệ lên giá so với ngoại tệ, thì giá hàng hóa nội địa sẽ đắt hơn tương đối so với nước ngoài Điều này sẽ làm hạn chế xuất khẩu, tăng nhập khẩu mở rộng cạnh tranh với hàng hóa sản xuất trong nước Tình hình này có xu hướng làm cho cán cân thương mại bị thiếu hụt Tuy nhiên, đây là cơ hội cho các nhà nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu nguyên liệu, máy móc để phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước

1.1.4.3 Tác động đến hoạt động đầu tư và tín dụng quốc tế

Đầu tư quốc tế:

Đối với hoạt động đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI): Tỷ giá hối đoái tác động tới giá trị phần vốn mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư hoặc góp vốn kinh doanh tính theo đồng tiền của nước ngoài đầu tư Bên cạnh đó, tỷ giá còn tác động tới khoản lợi nhuận chuyển ra nước ngoài của nhà đầu tư và quá trình sản xuất kinh doanh của họ Vì vậy, những biến động của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư từ phía đối tác nước ngoài

Trang 16

Đối với đầu tư gián tiếp: Đây là loại hình đầu tư vào lĩnh vực mua bán, kinh doanh các loại chứng khoán Khi tỷ giá hối đoái thay đổi nó sẽ tác động lên giá cả của các loại chứng khoán trên thị trường Chẳng hạn, khi tỷ giá hối đoái tăng lên, các nhà đầu tư sẽ đổ dồn vào mua các loại chứng khoán niêm yết bằng đồng tiền lên giá đó để những biến động của tỷ giá ít ảnh hưởng đến quyền lợi của họ Ngược lại, khi tỷ giá của một đồng tiền giảm, hay đồng tiền đó mất giá, các chủ đầu tư sẽ bán tháo các chứng khoán niêm yết bằng đồng tiền xuống giá để chuyển sang các loại hình đầu tư khác Nếu điều này xảy ra, nó sẽ tác động tiêu cực không nhỏ đến nền kinh tế, đặc biệt là với các nước có thị trường chứng khoán phát triển

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái

1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn

1.2.1.1 Hành vi bầy đàn

Banejee (1992) cho rằng hành vi bầy đàn là hành vi mọi người hành động theo những gì người khác đang làm, thậm chí ngay cả khi thông tin riêng của họ cho thấy nên hành động một cách khác đi Có rất nhiều nghiên cứu về phân tích tâm lý nhà đầu tư cho thấy rằng, các nhà đầu tư chịu nhiều ảnh hưởng của các biến động vĩ

mô và tâm lý bầy đàn khi tham gia đầu tư

1.2.1.2 Tâm lý, kỳ vọng của nhà đầu tư

Nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn tới tỷ giá trong ngắn hạn là tâm lý của các nhà đầu tư Các nhà đầu tư là các tác nhân trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại

Trang 17

hối Hoạt động mua bán của họ tạo nên cung cầu ngoại tệ trên thị trường Các hoạt động đó lại chịu sự chi phối bởi các yếu tố tâm lý, các tin đồn cũng như sự kỳ vọng vào tương lai Điều này giải thích tại sao giá ngoại tệ hiện tại lại phản ánh kỳ vọng của dân chúng trong tương lai Nếu mọi người kỳ vọng rằng tỷ giá ngoại hối sẽ tăng trong tương lai, mọi người đổ xô đi mua ngoại tệ khiến tỷ giá tăng ngay trong hiện tại Mặt khác, giá ngoại tệ cũng rất nhạy cảm với các thông tin cũng như các chính sách của chính phủ Chẳng hạn, nếu có tin đồn chính phủ sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt cán cân thanh toán, mọi người có xu hướng bán ngoại tệ và tỷ giá hối đoái sẽ giảm nhanh chóng

1.2.1.3 Khối lượng đặt lệnh

Trên thị trường ngoại hối quốc tế, tồn tại sự tương quan cùng chiều giữa tỷ giá giao ngay với dòng tiền giao dịch đưa vào thị trường của các trung tâm giao dịch hối đoái và khối lượng đặt lệnh của các nhà đầu tư Những giải thích cho ảnh hưởng của khối lượng đặt lệnh xuất phát từ giả định là thông tin trên thị trường tiền

tệ có hai dạng: Dạng công khai và dạng nội bộ ( hay còn gọi là thông tin riêng) - các

mô hình xác định tỷ giá hối đoái theo các nhân tố vĩ mô luôn giả định thị trường tiền tệ chỉ có một dạng thông tin công khai và không xem xét yếu tố thông tin nội

bộ Khối lượng đặt lệnh được xem là mối tương quan với tỷ giá vì chúng đo lường hành vi của những thành phần tham gia thị trường dựa trên những thông tin nội bộ của họ Theo nghiên cứu về vai trò của các nhân tố trên đến tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn đối với các giao dịch viên ngoại hối do Yin-Wong, Menzie và Ian (2007), 29,3% số người tham gia cho rằng hành vi bầy đàn là yếu tố xác định tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn, 32,8% do ảnh hưởng của thông tin công bố, 25,3% do khối lượng đặt lệnh 10,3% do tâm lý nhà đầu tư và 2,3% do các yếu tố khác.2

1.2.1.4 Sự phản ứng với tin tức

Tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn chịu ảnh hưởng rất lớn của thông tin do Ngân hàng Trung Ương, các chính trị gia công bố Những thông tin này ngay khi xuất hiện sẽ tác động trực tiếp một cách nhanh chóng đến tỷ giá hối đoái Chẳng hạn, một thông tin khả quan về tình hình lạm phát của Mỹ được công bố, các nhà đầu tư

dealers think their market operates?, International Journal of Finance and Economíc, 289 – 306, 2004

Trang 18

tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn sẽ tiến hành mua vào đồng USD làm tỷ giá tăng lên nhanh chóng

1.2.1.5 Biến động của giá vàng trong ngắn hạn

Ngày nay, vàng không còn giữ vai trò chính trong xác định giá trị đồng tiền của một quốc gia, nhưng một lượng lớn vàng vẫn được các NHTW và IMF dự trữ Đối với những quốc gia mà người dân vẫn duy trì thói quen tiết kiệm bằng vàng, thì

sự biến động của giá vàng vẫn có ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư hay tiết kiệm của người dân Đặc biệt là tại các quốc gia có chế độ tỷ giá thả nổi, biến động của tỷ giá có mối tương quan mật thiết với biến động của giá vàng, nhất là trong ngắn hạn

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong dài hạn

1.2.2.1 Chênh lệch lạm phát

Hình 1.1: Hiệu ứng lạm phát lên tỷ giá

Theo học thuyết ngang giá sức mua, tỷ lệ thay đổi tỷ giá sẽ biến động phản ánh tương quan lạm phát theo công thức:

Trang 19

Học thuyết này giả định, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi

tỷ lệ lạm phát trong nước tăng tương đối so với nước ngoài, khiến cho hàng hóa nội địa trở nên đắt hơn so với hàng hóa nước ngoài dẫn đến:

Cầu nhập khẩu đối với nội địa tăng, dẫn đến cầu ngoại tệ tăng, làm dịch chuyển đường cầu ngoại tệ sang phải, kết quả nội tệ giảm giá tức tỷ giá tăng

Cầu xuất khẩu hàng hóa đối với nội tệ giảm, dẫn đến đường cung ngoại tệ giảm làm đường cung ngoại tệ dịch chuyển sang trái, kết quả nội tệ giảm giá tức tỷ giá tăng

Hiệu ứng lạm phát tác động lên tỷ giá có ảnh hưởng ngược lại trong trường hợp lạm phát của nước ngoài tăng tương đối so với nội địa, tức là làm ngoại tệ giảm giá hay tỷ giá giảm

1.2.2.2 Chênh lệch lãi suất

Ảnh hưởng của lãi suất danh nghĩa:Theo thuyết ngang giá lãi suất, tỷ giá giữa hai đồng tiền phải biến động để phán ánh tương quan lãi suất giữa chúng theo công thức:

∆𝐸 =𝑅 − 𝑅

1 + 𝑅∗ × 100%

Trong đó:

∆E: tỷ lệ % thay đổi tỷ giá sau một năm

R: mức lãi suất/năm của nội tệ;

R*: mức lãi suất/năm của ngoại tệ

Vì R và R* là mức lãi suất nên tần số thay đổi phụ thuộc vào chính sách tiền

tệ của NHTW

Các luồng tiền sẽ chảy từ nơi có lãi suất thấp đến nơi có lãi suất cao theo nguyên lý nước chảy chỗ trũng Nói chung, nếu các điều kiện và môi trường kinh doanh của các nước tương đương nhau, nước nào có lãi suất cao hơn sẽ thu hút nguồn vốn đổ vào nhiều hơn Do đó, làm tăng cung ngoại hối dẫn đến tỷ giá sẽ giảm xuống Chẳng hạn, khi Việt Nam nâng lãi suất tiền gửi trong nước lớn hơn so với các nước trong khu vực thì lượng ngoại tệ sẽ chảy vào Việt Nam để đầu tư cũng tăng làm giảm tỷ giá

Ảnh hưởng của lãi suất thực: Trong khi lãi suất danh nghĩa cao có thể thu hút dòng vốn nước ngoài để đầu tư vào các chứng khoán có lãi suất cao thì lãi suất cao

Trang 20

này có thể phản ánh dự kiến lạm phát cao Vì vậy, các nhà đầu tư sẽ cân nhắc nhiều hơn trong việc đầu tư để đảm bảo an toàn

1.2.2.3 Tác động của cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế có tác động rất quan trọng đến tỷ giá hối đoái Tình trạng của cán cân thanh toán quốc tế sẽ tác động trực tiếp đến cung và cầu ngoại hối, do đó nó tác động trực tiếp và rất nhạy bén đến tỷ giá hối đoái Về nguyên tắc, nếu cán cân thanh toán thặng dư dẫn đến cung ngoại hối lớn hơn cầu ngoại hối khiến tỷ giá có xu hướng giảm Ngoài ra, theo nghiên cứu của Baharumshaha và Masih (2005) về mô hình dự báo tỷ giá đã cho thấy mối liên hệ giữa tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái, khi đưa thêm nhân tố tài khoản vãng lai vào mô hình xác định tỷ giá hối đoái thì mức độ giải thích của mô hinh tăng lên đáng kể3 Các nghiên cứu theo Rosenberg (2003), Murphy (2003) chỉ ra rằng những quốc gia có tài khoản vãng lai liên tục thặng dư thường có đồng nội tệ được định giá cao theo thời gian

1.2.2.4 Sự can thiệp của Ngân hàng Trung Ương

Đối với các quốc gia trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết, vai trò can thiệp của nhà nước có vị trị quan trọng Thông qua các kênh trực tiếp hoặc gián tiếp, NHTW sẽ can thiệp và ổn định tỷ giá hối đoái theo mục tiêu chính sách của chính phủ, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư

Phương pháp trực tiếp: NHTW trực tiếp tham gia mua bán ngoại tệ trên thị trường

Phương pháp gián tiếp: NHTW tác động đến tỷ giá thông qua các yếu tố ảnh hưởng khác như lãi suất, lạm phát,…

Các công cụ can thiệp chủ yếu của NHTW

 Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của NHTW đối với các NHTM Khi cấp 1 khoản tín dụng cho NHTM, NHTW đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho NHTM tăng khả năng thanh toán của họ

 Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: NHTW quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các NHTM qua đó nhằm thay đổi lượng cung tiền

exchange rate dynamíc and the predictability: the experience of Malaysia and Singapore, Journal of International Financial Markets Institutions & Money, Vol 15, tr 255 – 270

Trang 21

 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: NHTW trực tiếp tham gia họat động mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy

tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ tại NHTM

 Công cụ lãi suất tín dụng: NHTW ấn định mức lãi suất cho vay để các NHTM điều chỉnh lãi suất của mình theo giới hạn tạo ảnh hưởng đến lượng cung, cầu vốn trên thị trường

 Công cụ hạn mức tín dụng: là công cụ trực tiếp, theo đó các NHTM phải chấp hành cấp tín dụng theo mức NHTW yêu cầu

1.2.2.5 Ảnh hưởng của tỷ giá thị trường tự do

Thông thường, tỷ giá trên thị trường tự do cao hơn so với tỷ giá chính thức

và tỷ giá chính thức ở các quốc gia thường phải điều chỉnh để theo kịp tỷ giá trên thị trường chợ đen Nguyên nhân chính của sự chênh lệch tỷ giá là do các ngân hàng không đáp ứng đủ lượng ngoại tệ, chính sách kiểm soát của chính phủ, do các hoạt động rửa tiền … Trong ngắn hạn, tỷ giá chợ đen có thể biến động mạnh hơn rất nhiều so với tỷ giá chính thức Tuy nhiên, trong dài hạn, tỷ giá chợ đen và tỷ gía chính thức là cân bằng nhau

1.2.2.6 Sự vận động của nguồn vốn quốc tế

Ngày nay, hoạt động vay và cho vay quốc tế diễn ra rất mạnh mẽ ( riêng trong năm 2014 vốn đầu tư vào Việt Nam vượt 20 tỷ USD tăng 19% so với kế hoạch đầu năm)4, lượng tiền luân chuyển với lượng lớn và thường xuyên ảnh hưởng lớn tới sự thay đổi của tỷ giá

Giả sử, các nước trên thế giới muốn đầu tư vào Việt Nam, họ sẽ đổi ngoại tệ lấy tiền đồng, làm cung ngoại tệ tăng và đường cung dịch chuyển sang phải, ngoại

tệ sẽ giảm giá so với Việt Nam đồng, hay tỷ giá giảm

1.2.2.7 Tình hình chính trị, xã hội

Các điều kiện kinh tế thay đổi hoặc các sự kiện kinh tế, tài chính sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh và đầu tư của quốc gia, từ đó ảnh hưởng đến luồng tiền chạy ra và chạy vào quốc gia đó và kết quả là ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 ở châu Á đã làm đồng tiền

http://cafef.vn/vi-mo-dau-tu/von-fdi-vao-viet-nam-nam-2014-da-vuot-nguong-20-ty-usd-201412261028294076.chn

Trang 22

của một số nước châu Âu mất giá khá nhiều Các chính sách thuế, tăng trưởng kinh

tế, chính sách đầu tư của các quốc gia đều có thể ảnh hưởng đến sự dịch chuyển các luồng vốn đầu tư giữa các nước, từ đó tác động lên tỷ giá hối đoái

1.3 Các lý thuyết kinh tế về quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và các nhân tố vĩ mô

1.3.1 Lý thuyết ngang giá sức mua

Ngang giá sức mua là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền, theo tỷ lệ này thì số lượng hàng hóa mua được là như nhau ở trong nước và ở nước ngoài khi chuyển đổi một đơn vị nội tệ ra ngoại tệ và ngược lại

Công thức 1 EP = P

P* Bảng 1.1: Ví dụ về ngang giá sức mua5

Rổ hàng

hóa

Tỷ trọng

Giá ở Mỹ USD/1 đơn

vị

Giá trị trong rổ hàng hóa quy USD

Giá ở Việt Nam VND/1 đơn vị

Giá trị trong rổ hàng hóa quy VND (1) (2) (3) (4)=(2)x(3) (5) (6)=(2)x(5) Đánh xi

phòng 0,64 4 2,56 75.000 48.000

Áo sơ mi

nam XK 0,15 15 2,25 300.000 45.000 Điện

thoại di

động

0,005 200 1,00 4.000.000 20.000 Máy tính 0,005 200 1,00 4.000.000 20.000

PPP = 147.000

8,06 =18.238 Với tỷ lệ trao đổi 1 USD = 18.238 VND, thì USD và VND là ngang giá sức mua với nhau

378

Trang 23

Như vậy, ngang giá sức mua và tỷ giá đều là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền, nhưng tỷ giá không đề cập đến sức mua mà đơn thuần chỉ là tỷ lệ trao đổi Tuy nhiên, giữa tỷ giá và ngang giá sức mua có mối quan hệ khăng khít Mối quan hệ này được thể hiện bằng quy luật ngang giá sức mua - PPP:

er = E∙P*

P

Trong đó: E là tỷ giá giao dịch trên thị trường

Có hai khả năng xảy ra đối với tỷ giá thực:

Er> 1 ( tức E.P* > P) giá hàng hóa trong nước rẻ hơn nước ngoài, các nhà kinh doanh chênh lệch giá sẽ vào cuộc, dùng nội tệ mua hàng hóa trong nước làm cho P tăng sau đó bán hàng hóa ở nước ngoài thu ngoại tệ làm P* giảm, chuyển đổi ngoại tệ sang nội tệ làm E giảm Các hành vi này sẽ khiến cho er giảm xuống và chỉ dừng lại chừng nào er = 1 Như vậy trạng thái er> 1 cũng chỉ là tạm thời

Er< 1 (túc E.P*<P), nghĩa là giá hàng hóa ở trong nước đắt hơn ở nước ngoài, các hành vi kinh doanh chênh lệch giá sẽ vào cuộc, dùng nội tệ mua ngoại tệ làm E tăng Sau đó, dùng ngoại tệ mua hàng hóa nước ngoài làm cho P* tăng Cuối cùng chuyển hàng hóa về nước bán làm P giảm Các hành vi này đã làm cho er tăng và chỉ dừng lại cho đến khi er = 1 Như vậy, trạng thái er< 1 cũng chỉ là tạm thời

Qua phân tích, theo quy luật thì tỷ giá thực luôn có xu hướng vận động về giá trị là 1 đơn vị khi er = 1, tức E.P* = P, ta có hai đồng tiền ngang giá sức mua với nhau và mối quan hệ giữa tỷ giá và ngang giá sức mua sẽ là E = Ep Như vậy, tỷ giá giao dịch trên thị trường phải phản ánh ngang giá sức mua giữa hai đồng tiền Hay nói cách khác, ngang giá sức mua giữa hai đồng tiền là cơ sở hình thành tỷ giá giao dịch trên thị trường ngoại hối

Tuy nhiên, trong thực tế, tỷ giá giao dịch trên thị trường có thể lệch khỏi đáng kể so với ngang giá sức mua mà các hành vi kinh doanh chênh lệch vẫn không thể vào cuộc Nguyên nhân chính là do sự tồn tại của nhóm hàng hóa NITG và các nhân tố F – Freight ( bao gồm chi phí vận chuyển, mức thuế VAT, bảo hiểm rủi ro hàng hóa….)

Trang 24

1.3.2 Lý thuyết ngang giá lãi suất

Khi quan sát bảng niêm yết lãi suất tại các NHTM thấy rằng các đồng tiền khác nhau có mức lãi suất khác nhau Câu hỏi được đặt ra là tại sao mức lãi suất của các đồng tiền lại khác nhau? Tại sao các nhà đầu tư không đầu tư vào các đồng tiền

có mức lãi suất cao hơn để hưởng lợi?

Từ học thuyết PPP cho thấy đồng tiền tiềm ẩn lạm phát cao sẽ giảm giá trong tương lai, còn đồng tiền có lạm phát thấp sẽ lên giá trong tương lai Do đó, có thể thấy rằng một đồng tiền tiềm ẩn lạm phát cao phải có mức lãi suất cao hơn đồng tiền có lạm phát thấp, khi đó mức lãi suất thực của hai đồng tiền như nhau, có như vậy thị trường mới trở nên cân bằng Như vậy, xét theo tiêu chí lãi suất thực thì việc đầu tư hay đi vay bằng bất kì đồng tiền nào cũng có kết quả như nhau Học thuyết ngang giá lãi suất với giả định sự chu chuyển vốn là tự do ( bỏ qua chi phí giao dịch thuế) và sự chu chuyển vốn là hoàn hảo, rủi ro quốc gia là như nhau thì hoạt động đầu tư hay đi vay trên thị trường tiền tệ sẽ có mức lãi suất là như nhau khi quy về một đồng tiền chung cho dù đồng tiền đầu tư hay đi vay là đồng tiền nào

Quy luật ngang giá lãi suất được nghiên cứuu thông qua hai cơ chế:

Cơ chế kinh doanh chênh lệch giá có bảo hiểm rủi ro tỷ giá ( covered interest parity – CIP): sử dụng tỷ giá kỳ hạn để quy đổi khoản tiền gốc và lãi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác để loại trừ rủi ro tỷ giá trong quá trình đầu tư hay đi vay

Cơ chế kỳ vọng không có bảo hiểm rủi ro tỷ giá (Uncovered Interest Parity – UIP): sử dụng tỷ giá giao ngay dự tính để quy đổi khoản tiền gốc và lãi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác trong quá trình đầu tư hay đi vay và luôn tồn tại rủi ro tỷ giá

1.3.3 Hiệu ứng Fisher quốc tế

Hiệu ứng Fisher quốc tế sử dụng lãi suất để giải thích tại sao tỷ giá hối đoái thay đổi theo thời gian, nhưng nó có liên quan mật thiết với ngang giá sức mua vì lãi suất thường có quan hệ mật thiết với tỷ lệ lạm phát Do đó, chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia có thể là kết quả chênh lệch trong lạm phát

Điều kiện Fisher trong nền kinh tế mở nói lên rằng mức lãi suất thực giữa các đồng tiền luôn được kỳ vọng là bằng nhau

Từ học thuyết ngang giá sức mua và ngang giá lãi suất ta có:

Trang 25

Công thức:∆𝑒1𝑒 = 𝜋𝑒 − 𝜋𝑒∗

∆𝑒1𝑒 = 𝑟 − 𝑟∗Suy ra 𝑟 − 𝑟∗ = 𝜋𝑒 − 𝜋𝑒∗

𝑟 − 𝜋𝑒 = 𝑟∗− 𝜋𝑒∗

1.3.4 Phương pháp tiền tệ

Phương pháp này tập trung cơ bản vào cung và cầu tiền tệ với tỷ giá được xác định dựa trên mối liên hệ giữa ngang giá sức mua và số lượng tiền tệ nếu như PPP kết luận rằng tỷ giả là sự tương quan giá cả của hai quốc gia thì phương pháp tiền tệ cho rằng tỷ giá giao ngay là tương quan giá của hai đồng tiền, tức là tương quan giữa cung và cầu của hai đồng tiền Phương pháp này cho rằng khi cung cầu tiền thay đổi theo lý thuyết số lượng sẽ tác động làm mức giá thay đổi và làm tỷ giá thay đổi

Dựa trên phương pháp tiền tệ sẽ có các mô hình là mô hình Mundell Fleming, mô hình giá linh hoạt và mô hình giá cứng

1.3.4.1 Mô hình mudell-Fleming

Dựa trên mô hình IS – LM của Keynes áp dụng cho nền kinh tế đóng, mô hình Mundell – Fleming đã đề cập đến sự chu chuyển các luồng vốn quốc tế áp dụng cho nền kinh tế mở thông qua mô hình IS – LM – BP Mô hình Mundell – Fleming miêu tả mối tương quan giữa tỷ giá và sản lượng của một nền kinh tế trong ngắn hạn, qua đó mang lại những kiến thức mới về tính hiệu quả chính sách tiền tệ

và tài khóa nhằm đạt được cân bằng bên trong và bên ngoài Mô hình này được sử dụng để lập luận rằng một nền kinh tế không thể đồng thời duy trì cả ba yếu tố: tỷ giá hối đoái cố định, tự do lưu chuyển vốn và chính sách tiền tệ độc lập Nguyên tắc này thường được gọi là bộ ba bất khả thi

Các giả định của mô hình:

 Nền kinh tế nhỏ và mở ( các quốc gia hội nhập thị trường hàng hóa và thị trường tài chính, vốn được chu chuyển giữa các nước một cách dễ dàng, chi phí giao dịch bằng 0)

 Phân tích trong ngắn hạn ( vì trong ngắn hạn nên giá cả P cố định )

Các phương trình chính của mô hình:

Đường IS : Y = C + I + G + NX

Trang 26

Đường LM: L/P = L(r,Y)

Đường BP: BP = I – S + NX

Hình 1.2: Điểm cân bằng của mô hình Mundell – Fleming

Mô hình phân tích tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô ( chính sách tài khóa và tiền tệ) vào nền kinh tế nhỏ và mở theo hai chế độ tỷ giá hối đoái

Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi và tự do lưu chuyển vốn:

 Chính sách tiền tệ

Khi chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm đường LM dịch phải tại đó thu nhập tăng và làm giảm lãi suất, khiến cho lãi suất nội địa thấp hơn so với nước ngoài, dòng vốn dịch chuyển từ trong nước ra nước ngoài nhằm tận dụng mức lãi suất cao, làm cho cán cân thanh toán thâm hụt và đồng nội tệ bị mất giá hay

tỷ giá hối đoái tăng Nội tệ mất giá dẫn làm tăng nhập khẩu, khiến đường IS dịch chuyển đến IS1 Kết quả cuối cùng, thu nhập tăng và lãi suất không đổi, tỷ giá giảm Như vậy chính sách tiền tệ có hiệu quả Trường hợp chính phủ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt có kết quả ngược lại

Trang 27

Hình 1.3: Mở rộng tiền tệ trong chế độ tỷ giá thả nổi

 Chính sách tài khóa

Khi chính phủ áp dụng mở rộng tài khóa, tức là tăng chi tiêu chính phủ, khiến đường IS dịch sang phải đến đường IS1 làm tăng cả thu nhập và lãi suất Điều này khiến cho lãi suất trong nước cao hơn lãi suất ở nước ngoài, thu hút luồng vốn

đổ vào trong nước làm cán cân thanh toán thặng dư, đồng nội tệ lên giá hay tỷ giá hối đoái giảm, khiến đường BP dịch chuyển lên trên thành đường BP1 Tuy nhiên, việc lên giá của đồng nội tệ ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu ròng làm đường IS1 dịch chuyển về IS2 Kết quả thu nhập tăng và lãi suất tăng Như vậy, ảnh hưởng của chính sách tài khóa mở rộng là không rõ ràng

Trang 28

Hình 1.4: Chính sách mở rộng tài khóa trong chế độ tỷ giá thả nổi

Chế độ tỷ giá hối đoái cố định và tự do lưu chuyển vốn

 Chính sách tiền tệ

Khi chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng làm đường LM dịch chuyển sang đường LM1 làm tăng thu nhập và giảm lãi suất Lãi suất giảm làm giảm lượng vốn vào và khiến cho cán cân thanh toán bị thâm hụt Tuy nhiên, để duy trì mức tỷ giá cố định, ngân hàng Trung Ương sẽ bán ngoại tệ và giảm cung tiền làm đường LM1 dịch chuyển về LM Kết quả, cả thu nhập và lãi suất đều không đổi Như vậy chính sách tiền tệ không có hiệu quả

Hình 1.5: Mở rộng tiền tệ trong chế độ tỷ giá cố định

Y 1

LM 0

IS 1 BP

Trang 29

 Chính sách tài khóa

Khi chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng, đường IS dịch phải sang IS1 làm tăng cả thu nhập và lãi suất Theo đó, lãi suất tăng sẽ kích thích đầu tư vốn vào trong nước, khiến cán cân thanh toán thặng dư Tuy nhiên, để duy trì tỷ giá

ổn định, ngân hàng trung ương sẽ tăng lượng cung tiền làm đường LM dịch phải sang LM1 tại đó thu nhập tăng và lãi suất giảm Kết quả của chính sách tài khóa làm cho thu nhập tăng và lãi suất giảm Như vậy, việc thực hiện chính sách tài khóa là

có hiệu quả

Hình 1.6: Chính sách mở rộng tài khóa trong chế độ tỷ giá thả nổi

1.3.4.2 Mô hình giá linh hoạt

Mô hình giá linh hoạt là mô hình xác định tỷ giá hối đoái được phát triển bởi Frenkel (1976), Mussa (1976) và Bilson (1978) Mô hình này dựa trên giả định rằng giá cả trong nền kinh tế là linh hoạt hoàn toàn, trái phiếu thay thế hoàn hảo cho nhau và việc xác định tỷ giá hối đoái dựa trên mối quan hệ giữa cung và cầu tiền Trong tình huống này, những quốc gia có tốc độ tăng cung tiền cao sẽ đối mặt với lạm phát dự tính cao, làm giảm nhu cầu nắm giữ lượng tiền nhàn rỗi, thay vào đó là tăng mua hàng hóa, làm tăng giá trong nước và kết quả là làm giảm giá nội tệ để duy trì điều kiện PPP Mặc dù giả định PPP duy trì không phải khi nào cũng đúng, nhưng nhìn chung mô hình giá cả linh hoạt có đóng góp quan trọng cho lý thuyết

Trang 30

xác định tỷ giá hối đoái vì mô hình này chỉ ra được một cách rõ ràng hơn vai trò của cung tiền, lạm phát và sự tăng trưởng kinh tế lên tỷ giá

 Cung tiền và tỷ giá hối đoái: với giả định PPP không đổi và các yếu tố khác giữ nguyên, khi cung tiền trong nước tăng lên x% thì nội tệ sẽ giảm tương ứng x%, nếu cung tiền nước ngoài tăng lên x% thì nội tệ sẽ tăng lên tương ứng x%

 Thu nhập và tỷ giá: với giả định PPP không đổi và các yếu tố khác giữ nguyên, thu nhập trong nước tăng sẽ làm tăng nhu cầu giao dịch tiền trong khi cung tiền không đổi sẽ làm tăng giá trị nội tệ hay tỷ giá giảm Ngược lại, thu nhập nước ngoài tăng sẽ làm cho ngoại tệ tăng giá hay tỷ giá tăng

 Lãi suất và tỷ giá: với giả định PPP không đổi và các yếu tố khác giữ nguyên, khi lãi suất nội địa tăng sẽ làm cho nội tệ mất giá vì cầu tiền giảm hay tỷ giá tăng Mặt khác, sự gia tăng lãi suất ở nước ngoài sẽ dẫn đến sự tăng giá ở nước ngoài tạo áp lực tăng giá nội địa hay tỷ giá giảm

1.3.4.3 Mô hình giá cứng Dornbusch

Mô hình này dựa trên giả thuyết quan trọng của trường phái kinh tế học Keynes, đó là những thay đổi về tiền tệ không ảnh hưởng đến khu vực tài sản thực trong dài hạn và giá cả cứng trong ngắn hạn Mô hình giả thuyết rằng ban đầu nhà đầu tư không hề dự tính đến việc tăng tỷ giá Giá cả là cứng nhắc trong ngắn hạn và chỉ điều chỉnh chạm hướng về điểm cân bằng khi thị trường có một cú sốc tiền tệ,

sự chu chuyển vốn là hoàn hảo, UIP được duy trì liên tục, trái phiếu nội địa và nước ngoài có thể thay thế hoàn toàn cho nhau

Mô hình này chỉ ra rằng một phản ứng ngắn hạn trên thị trường ngoại hối có thể biến thành một phản ứng dài hạn như thế nào và các hành vi kinh doanh chênh lệch tỷ giá trên thị trường tài chính là nhân tố xác định tỷ giá Đồng thời, nó còn giúp ta hiểu được tại sao tỷ giá hối đoái lại biến động mạnh hàng ngày

1.3.5 Phương pháp cân bằng danh mục

Phương pháp cân bằng danh mục được đề ra và phát triển bởi McKinnon và Oates (1966), Branson (1968,1975) Có ba loại tài sản được sử dụng trong mô hình

là tiền tệ (M), trái phiếu trong nước (B) và trái phiếu nước ngoài (F) Tổng cung của các tài sản này là cố định Trong phương pháp cân bằng danh mục, khi xét đến mối

Trang 31

quan hệ giữa tài khoản vãng lai và tỷ giá hối đoái thì tài khoản vãng lai là yếu tố quyết định đến tỷ giá hối đoái còn tỷ giá hối đoái thì không ảnh hưởng gì đến tài khoản vãng lai

Trong chương đầu của bài nghiên cứu đã làm rõ các nhân tố tác động đến

tỷ giá hối đoái trong ngắn, trung và dài hạn bao gồm các nhân tố chủ yếu là lạm phát, lãi suất, thu nhập, cán cân thanh toán quốc tế, sự can thiệp của chính phủ, dự trữ ngoại hối và một số nhân tố khác Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng trình bày cơ sở

lý thuyết cho việc đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái đến các nhân tố vĩ mô cũng như các lý thuyết quan trọng về mối liên hệ gữa tỷ giá hối đoái và các nhân tố vĩ

mô Trong chương tiếp theo, bài nghiên cứu sẽ tiếp tục tiến hành các phân tích và kiểm định những cơ sở lý thuyết đã trình bày ở chương 1

Trang 32

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN

TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM 2.1 Tình hình kinh tế Việt Nam và tình hình tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong giai đoạn 2010 đến nay

2.1.1 Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010 đến 2015

2.1.1.1 Tăng trưởng kinh tế

Bảng 2.1: Số liệu về GDP, tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người tại

Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014

so với cùng kỳ năm 2012 trong khi con số đăng ký mới là 39.000 Nhận thấy tình hình kinh tế khó khăn, chính phủ đã thực hiện một loạt các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2013 như tích cực giảm lãi suất đối phó với giảm tăng trưởng, lạm phát, giảm thuế suất và giãn thuế nhằm giúp các doanh nghiệp đang gặp khó khăn Nhờ đó, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi trong năm 2013, với tốc độ tăng trưởng là 5,42% và tiếp tục tăng lên 5,98% trong năm 2014 và đạt 6,03% trong quý

I năm 2015 – cao hơn tốc độ tăng trưởng cùng kỳ trong 3 năm trước đó Đây được xem là dấu hiệu đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam trong điều kiện kinh tế thế giới hiện nay

Trang 33

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng quý giai đoạn 2010 – 2015

Nguồn: Tổng cục thống kê

2.1.1.2 Lạm phát

Tình hình lạm phát trong 5 năm trở lại đây có nhiều biến động Đáng chú ý là

sự tăng bất thường trong năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2011 tăng gấp 1,5 lần so với năm 2010 ( từ 11,75% lên tới 18,13%), đặc biệt trong quý III năm 2011 CPI tăng tới 22,5% so với cùng kỳ năm trước Tuy nhiên, nhờ các chính sách can thiệp của chính phủ, từ năm 2012 đến nay, tình hình lạm phát tăng cao đã được kiểm soát Chỉ số CPI có xu hướng giảm qua các năm Từ năm 2013, chỉ số CPI đều giữ ở mức dưới 7% Đáng kể là năm 2014 vừa qua CPI chỉ tăng 4,2% so với năm

2013, là mức lạm phát thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây Đây được coi là một trong những sự kiện nổi bật, thành công quan trọng được ghi nhận của kinh tế Việt Nam năm 2014 Đến năm 2015, tỷ lệ lạm phát tiếp tục giảm trong quý I còn 0,74%

so với cùng kỳ năm 2014 Dự báo của các tổ chức quốc tế và trong nước đều cho rằng lạm phát của Việt Nam năm 2015 vẫn duy trì ở mức thấp

Trang 34

Bảng 2.2: Chỉ số CPI của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2015

2.1.1.3 Cán cân thanh toán

Một điểm nổi bật trong nền kinh tế Việt Nam trong 5 năm trở lại đây là thành tích về xuất nhập khẩu Tổng kim ngạch xuất khẩu (tính theo mệnh giá danh nghĩa USD) tăng 34% trong năm 2011, 18% năm 2012, 15% năm 2013 và 13,5% trong năm 2014 Riêng quý I năm 2015, kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 35,7 tỷ USD , tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2014 Tăng trưởng xuất khẩu, duy trì nguồn tiền từ bên ngoài và kiều hối gửi về, nhập khẩu ít đã giúp Việt Nam giải quyết được vấn đề thâm hụt cán cân thanh toán Năm 2012 Việt Nam đã đạt mức thặng dư cán cân thanh toán và cán cân vãng lai lớn nhất của mình Cán cân thương mại (dựa trên định nghĩa về cán cân thanh toán) ước tính đạt mức thặng dư 6,5% GDP trong năm

2012 Tương tự, cán cân thanh toán đã đảo chiều từ -11% GDP năm 2008 lên +0,2% GDP năm 2011 và đạt mức thặng dư kỷ lục 5,9% GDP năm 2012

Trang 35

(đơn vị: Triệu USD) Nguồn: Tổng cục thống kê

Biểu đồ 2.2: Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014

2.1.1.4 Dự trữ ngoại hối

Năm 2007, ngay sau khi gia nhập WTO, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã liên tục tăng, vào tháng 7 năm 2008 lên tới khoảng 26 tỷ USD - mức cao nhất trong lịch sử Sau đó, tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như các bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước đã khiến cho thị trường ngoại hối cũng như tỷ giá USD/VND liên tục bị biến động mạnh Ðể bình ổn thị trường ngoại hối cũng như tỷ giá USD/VND, bên cạnh những biện pháp chính sách tiền tệ và hành chính, NHNN

đã phải sử dụng quỹ dự trữ ngoại hối để can thiệp vào thị trường khiến cho quỹ dự trữ ngoại hối giảm xuống mức đáy là 12,58 tỷ vào tháng 1/2011

Với mục đích bình ổn kinh tế vĩ mô, trong năm 2011 và 2012, Chính phủ và NHNN đã thực thi hàng loạt các biện pháp điều hành quyết liệt để kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường ngoại hối, chống tình trạng đô la hóa và vàng hóa nền kinh

tế Nhờ đó, kinh tế vĩ mô đã có những dấu hiệu tích cực, thị trường ngoại hối bình

ổn, dự trữ ngoại hối đã tăng dần trở lại, ước đạt khoảng tương đương 22-23 tỷ USD vào cuối năm 2012 Lượng ngoại tệ dự trữ tiếp tục tăng trong 2 năm tiếp theo Đến năm 2014, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đã tăng hơn 35 tỷ USD Tuy nhiên, nếu so với quy mô dự trữ của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới thì dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn còn ở con số khá khiêm tốn

0 20000

Trang 36

Đơn vị: tỷ USD Nguồn: World Bank

Biểu đồ 2.3: Lượng ngoại hối dự trữ của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới

Trang 37

mạnh nhưng đầu vào rất khiếm tốn: huy động vốn bằng ngoại tệ trong 6 tháng đầu năm 2010 chỉ tăng 3,09% Để đáp ứng nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ các NHTM buộc phải tăng lãi suất huy động lên quanh mức 5%/năm Ngày 28/4/2010 tỷ giá trên thị trường tự do lần đầu tiên đã thấp hơn mức tỷ giá niêm yết của các NHTM

Và tỷ giá do các NHTM niêm yết trong thời gian này cũng luôn thấp hơn mức trần cho phép của NHNN, đứng ở mức 18.950 - 18.970 đồng/USD Trước sức ép của thị trường, tháng 8/2010, NHNN buộc phải tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 2,1%, lên mức 18.932 đồng/USD Cuối tháng 11, tỷ giá tăng vọt lên mức 21.380 - 21.450 đồng/USD, trên thị trường tự do tỷ giá vượt qua mức 21.500 đồng/USD Chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chợ đen so với tỷ giá chính thức đến 10% Đây là mức chênh lệch cao nhất trong lịch sử tài chính Việt Nam từ năm 1990

Biểu đồ 2.4: Diễn biến tỷ giá USD/VNĐ năm 2010

Bước vào năm 2011, diễn biến của tỷ giá khá đặc biệt so với những năm trước do gắn với sự chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam Sau đợt điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng lên 20.683 vào đầu tháng 2/2011, tỷ giá đã ổn định trong 4 tháng tiếp theo đó Tuy nhiên đến cuối tháng 6, nhiều NHTM đã niêm yết giá USD bán ra kịch trần biên độ cho phép, giao dịch liên ngân hàng có lúc chạm ngưỡng 19,150 VNĐ/USD Đến tháng 10, NHNN đã tăng tỷ

2010 Feb

2010 Mar

2010 Apr

2010 May

2010 Jun

2010 Jul

2010 Aug

2010 Sep

2010 Oct

2010 Nov

2010 Dec

USD/VNĐ

USD/VNĐ

Trang 38

giá bình quân liên ngân hàng tổng cộng 14 lần, đẩy tỷ giá trần vượt mốc 21,000 và tiếp tục tăng thêm 0,05% vào tháng 12, tăng tổng cộng 0,95% so với thời điểm NHNN đưa ra thông điệp nếu cần điều chỉnh đến cuối năm không quá 1% (7/9/2011)

Biểu đồ 2.5: Diễn biến tỷ giá USD/VNĐ năm 2011

Năm 2012: Ghi nhận thành công lớn nhất của NHNN Việt Nam trong năm

2012 là duy trì tỷ giá USD/VNĐ ổn định ở mức 20.828 VNĐ/USD, giữ nguyên so với mục tiêu điều hành trong năm 2012 (tỷ giá năm 2012 biến động không quá 2-3%) Các quyết sách rõ ràng và minh bạch của NHNN trong công tác điều hành chính sách tỷ giá năm 2012 như giảm lãi suất mạnh trong 6 tháng đầu năm 2012, trần lãi suất huy động VND sau 3 lần điều chỉnh đã giảm từ mức 14% xuống còn 9% (bắt đầu từ 11/6), đặc biệt là lãi suất cho vay đã giảm mạnh từ mức phổ biến trên 18%/năm xuống 12 – 14%/năm đối với lĩnh vực cho vay nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu và công nghiệp hỗ trợ; ở mức 14 – 16,5%/năm đối với các lĩnh vực sản xuất khác Đối với ngoại tệ, lãi suất huy động và cho vay bằng ngoại tệ tương đối ổn định, lãi suất huy động phổ biến ở mức 2%/năm đối với tiền gửi của dân cư

và 0,5 -1%/năm đối với tiền gửi của tổ chức kinh tế, lãi suất cho vay phổ biến ở mức từ 5,3-7,5%/năm Bên cạnh đó, tình hình cung – cầu ngoại tệ trong nền kinh tế

tỏ ra khả quan hơn khi Việt Nam có xuất siêu trở lại sau 19 năm (kể từ năm 1993) với 284 triệu USD; cán cân vãng lai thặng dư sau khi đã thâm hụt trong năm 2010 –

2011, góp phần quan trọng tạo nên thặng dư của cán cân tổng thể nửa đầu năm

2011 Feb

2011 Mar

2011 Apr

2011 May

2011 Jun

2011 Jul

2011 Aug

2011 Sep

2011 Oct

2011 Nov

2011 Dec

USD/VNĐ

USD/VNĐ

Trang 39

2012 Dự trữ ngoại tệ từ mức 9 tỉ USD hồi cuối năm 2011 đến nay đã tăng trên 25 tỉ USD, đủ để trang trải hơn 2,4 tháng nhập khẩu Dự trữ ngoại tệ đã quay trở lại sau đợt sụt giảm mạnh kể từ 2008 Tất cả những điều này đã giúp diễn biến tỷ giá USD/VND duy trì xu thế ổn định trong suốt năm 2012.6 Tỷ giá NHTM chỉ thay đổi khoảng 0,75% Tỷ giá giao dịch của Ngân hàng Thương mại (NHTM) sau một thời gian được duy trì ở mức kịch trần biên độ đã được các ngân hàng điều chỉnh giảm dừng ở mức 20.860 (mua vào) – 20.920 (bán ra) vào thời điểm cuối tháng 6/2012 và tiếp tục điều chỉnh giảm trong 6 tháng cuối năm, chốt phiên giao dịch cuối năm giá mua vào chỉ còn 20.820 và giá bán ra là 20.860 Diễn biến tỷ giá trên thị trường chợ đen bám sát diễn biến tỷ giá giao dịch của NHTM

Năm 2013: Việc điều hành chính sách quản lý tỷ giá và thị trường ngoại tệ được công khai ngay từ đầu năm : Tiếp tục duy trì ổn định tỷ giá với mức biến động

2 - 3% Trên cơ sở các cam kết này, NHNN luôn chủ động theo dõi, phân tích các cân đối vĩ mô, diễn biến cán cân thanh toán quốc tế, cung cầu ngoại tệ trên thị trường và thực hiện các biện pháp điều hành cần thiết để nhanh chóng ổn định thị

trường Đối với tỷ giá bán ngoại tệ, khi thị trường có biến động thời điểm cuối

tháng 2/2013 đầu tháng 3/2013, NHNN đã linh hoạt trong điều hành tỷ giá thông qua việc điều chỉnh giảm giá bán ra về mức 20.950 VND/USD từ ngày 5/3/2013 thay vì mức giá trần là 21.036 VND/USD được duy trì từ cuối năm 2011 và sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp tại mức giá này nếu tổ chức tín dụng có nhu cầu

Từ cuối tháng 4/2013 đến cuối tháng 6/2013, nhiều NHTM đã nâng giá USD lên kịch trần cho phép 1 USD đổi 21.036 VND Thậm chí tại số đông NHTM tăng giá mua lên kịch trần 21.036 VND, trong khi giá bán USD trên thị trường tự do lên tới 21.320 VND Trước áp lực đó, cộng với một số diễn biến kinh tế vĩ mô khác, kể

từ ngày 28/6/2013, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng lên thêm 1% so với trước đó Theo đó, các NHTM cũng đồng loạt điều chỉnh tăng

tỷ giá mua - bán ngoại tệ của mình, đồng thời điều chỉnh giảm lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng USD của tổ chức (từ 2%/năm xuống 0,25%/năm), cá nhân (từ 2%/năm xuống 1,25%/năm) tại tổ chức tín dụng để hỗ trợ duy trì được mức chênh lệch lợi tức giữa việc nắm giữ VND và USD trong điều kiện mức chênh lệch này đã

Trang 40

giảm xuống mức thấp nhằm đảm bảo việc điều chỉnh tỷ giá không gây biến động trên thị trường, tiếp tục khuyến khích người dân nắm giữ VND, giảm nắm giữ ngoại

tệ Sau đợt điều chỉnh đó, bắt đầu từ đầu tháng 7/2013, tại các NHTM, tỷ giá VND/USD được niêm yết phổ biến ở mức từ 21.110-21.140 VND/USD (mua vào)

và 21.220-21.230 VND/USD (bán ra), tăng từ 5-20 VND/USD so với ngày 28/6/2013 và tăng bình quân 1% so với trước ngày 28/6/2013 Giá USD trên thị trường tự do những ngày cuối tháng 6 và đầu tháng 7/2013 cũng có nhiều biến động Cụ thể, tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do tại Hà Nội sáng ngày 1/7/2013 niêm yết ở mức 21.380 - 21.430 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 30 đồng mua vào và giảm 20 đồng bán ra so với chiều ngày 28/6/2013; tiếp đó đến ngày 8/7/2013 lại tăng lên 21.800 VND/USD Thị trường lại tái diễn tình trạng găm giữ USD Tỷ giá mua vào USD của NHNN cũng đã được điều hành theo hướng khuyến khích các TCTD bán ngoại tệ cho NHNN để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước Tỷ giá mua vào được NHNN duy trì tương đối ổn định ở mức 20.850 VND/USD, cao hơn mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 20.828 VND/USD

Vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2013, khi tỷ giá giảm nhanh, NHNN cũng

đã thực hiện nghiệp vụ mua vào ngoại tệ Ngày 7/8/2013, Sở Giao dịch NHNN đã nâng mạnh giá mua vào USD từ mức 20.826 đồng lên 21.100 đồng/USD và duy trì mức giá đó trong một thời gian dài Trong những ngày cuối năm 2013, giá USD tại các NHTM ổn định quanh mức 21.140 VND Trên thị trường tự do, giá USD phổ biến ở mức 21.180-21.200 VND

Biểu đồ 2.6: Diễn biến tỷ giá USD/VNĐ năm 2013

2013 Mar

2013 Apr

2013 May

2013 Jun

2013 Jul

2013 Aug

2013 Sep

2013 Oct

2013 Nov

2013 Dec

USD/VNĐ

USD/VNĐ

Ngày đăng: 30/10/2016, 11:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Gs,Ts Đỗ Đức Bình, Ts Nguyễn Thường Lạng, 2004, Kinh tế quốc tế, nhà xuất bản lao động, xã hội, trang 334 – 363 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế quốc tế
Nhà XB: nhà xuất bản lao động
2. Ts Nguyễn Thị Mùi, 2004, Lý thuyết tiền tệ ngân hàng, nhà xuất bản xây dựng, trang 125 – 132 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý thuyết tiền tệ ngân hàng
Nhà XB: nhà xuất bản xây dựng
3. PGS,Ts Lê Văn Tề, 2002, Kinh doanh ngoại hối và xác định tỷ giá, Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh doanh ngoại hối và xác định tỷ giá
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
4. Gs,Ts Nguyễn Văn Tiến, 2012, giáo trình Tài chính quốc tế, nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: trình Tài chính quốc tế
Nhà XB: nhà xuất bản thống kê
5. GS,Ts Lê Văn Tư, 2001, Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính, nhà xuất bản thống kê, trang 863 – 933 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính
Nhà XB: nhà xuất bản thống kê
6. Hà Quỳnh Hoa, 2014, Dự báo tăng trưởng lam phát 2014 -2015, Tạp chí kinh tế và dự báo, số 8(568), trang 15 – 18 Khác
7. ThS Nguyễn Quang Huy, 2014, Định hướng và giải pháp phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam đến năm 2020, tạp chí Ngân hàng, số 23, trang 14 – 20 Khác
8. ThS. Trịnh Thị Phan Lan, 2012, Tác động của chỉ số giá tiêu dùng đến người thu nhập thấp, tạp chí khoa học ĐHQGHN, số 28, tr 280-289 Khác
9. TS. Trần Du Lịch, 2014, Kinh tế Việt Nam: Tình hình và triển vọng, tạp chí tuyên giáo số 4 Khác
10. ThS. Lê Hoàng Phong, 2015, Kiểm chứng bằng mô hình ARDL tác động của các nhân tố vĩ mô đến chỉ số chứng khoán Việt Nam, tạp chí phát triển và hội nhập, Số 20 (30) tháng 1/2015, tr 61-66 Khác
11. Ban phân tích dự báo, 2015, Tình hình tài chính tiền tệ quý I năm 2015, Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia Khác
12. Bộ kế hoạch và đầu tư, 2013, Báo cáo đánh giá tổng thể tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam sau 5 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w