1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận đọc hiểu tác phẩm văn chương

7 317 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 141 KB

Nội dung

Vd: trong hình thức đọc hiểu có sử dụng nhiều phơng pháp: Đọc sâu, đọc đối thoại, đọc phát hiện, Các ph… ơng pháp này sẽ đợc sử dụng cụ thể trong từng giai đoạn của bài học.. Trong một p

Trang 1

I Thống kê, phân loại hoạt động đọc

1 Hình thức đọc

Đọc thể nghiệm, đọc bằng mắt, đọc phân vai, đọc cá nhân, đọc hiểu,

đọc nghệ thuật, đọc minh hoạ, đọc tĩnh tâm, đọc trang nhã,…

2 Dạng đọc

Đọc nối tiếp, đọc theo, đọc thăm dò, đọc thêm,…

3 Kiểu đọc

Đọc vẹt, đọc sai, đọc hồi cố, đọc thử, đọc nhại, đọc chui,…

4 Lối đọc

Đọc vờ, đọc chép, đọc vỡ lòng, đọc giải trí,…

5 Cách đọc

Đọc nhanh, đọc chậm, đọc nhầm, đọc nhẹ, đọc sót,…

6 Phơng pháp đọc

Đọc sâu, đọc đối thoại, đọc phát hiện, đọc diễn cảm,…

7 Biện pháp đọc

Đọc thuộc lòng, đọc cảm thụ, …

8 Kĩ năng đọc

Đọc chuẩn bị bài, đọc tra cứu, đọc nghĩ, đọc tóm tắt, đọc tìm ý,…

9 Kĩ thuật đọc

Đọc thầm, đọc lớt, đọc nhẩm, đọc chéo, đọc ngợc, đọc bằng tai, đọc xuôi, đọc tròn vành rõ chữ,…

II Lí do phân loại

1 Cơ sở phân loại

+ Phân ra nhiều tiểu mục đọc khác nhau

+ Xếp các hoạt động đọc vào từng tiểu mục

+ Phân loại dựa vào tính chất và mức độ khái quát hoặc cụ thể của từng hoạt động học

2 Cụ thể

+ Tiểu mục: hình thức, dạng mang tính khái quát cao nên xếp vào các hoạt động đọc khái quát nh: đọc hiểu, đọc nghệ thuật, đọc minh hoạ,

đọc tĩnh tâm, đọc trang nhã

Đọc hiểu không nên coi là phơng pháp hay kĩ năng đơn thuần Đây

là một hình thức, trong đó có nhiều phơng pháp, cách đọc, kĩ năng

Trang 2

đọc khác nhau Hiểu nh vậy ta sẽ linh hoạt hơn trong việc sử dụng

đọc hiểu

Đọc thêm cũng nên xếp vào dạng đọc Đọc văn bản có nhiều dạng

đọc Đọc thêm để bổ sung thêm tri thức Văn bản đọc thêm ở đây cũng đợc in đầy đủ, có hớng dẫn đọc song chỉ cần tìm hiểu ở mức khái quát, không đi vào chi tiết nh văn bản chính Văn bản đọc thêm

có tác dụng bổ trợ cho văn bản ở chơng trình chính khoá

+ Tiểu mục: kiểu, lối, cách, phơng pháp đọc ở mức độ trung gian Nó chỉ ra cách thực hiện các hình thức đọc trên

Vd: trong hình thức đọc hiểu có sử dụng nhiều phơng pháp: Đọc sâu,

đọc đối thoại, đọc phát hiện, Các ph… ơng pháp này sẽ đợc sử dụng cụ thể trong từng giai đoạn của bài học

Do vậy, các hoạt động đọc trong các tiểu mục này cũng chỉ ra đợc việc đọc trong từng giai đoạn, hớng dẫn ngời đọc đi đúng quy trình

đọc

Vd: trong phơng pháp đọc có đọc phát hiện Đây là phơng pháp sử dụng trong bài đọc có nhiều chi tiết cần giải mã, lớp ý nghĩa ẩn sâu

d-ới bề mặt cần một quá trình suy nghĩ, phát hiện Phơng pháp này đợc

sử dụng linh hoạt trong bài dạy song thờng ở lúc cuối Khi học sinh

đã đọc xong, giáo viên nên khuyến khích học sinh phát hiện ra ý nghĩa tiềm ẩn, tìm hiểu vẻ đẹp của các chi tiết liên quan

+ Tiểu mục: kĩ năng đọc, kĩ thuật đọc là hình thức cụ thể nhất của hoạt động đọc Trong một phơng pháp đọc, tuỳ từng chi tiết của bài học hay văn bản ta sẽ sử dụng các kĩ thuật đọc khác nhau Điều đó làm phong phú hơn cho phơng pháp đọc và giúp ngời đọc dễ dàng xử

lí bài học, không mất nhiều thời gian

Vd: Trong lối đọc diễn cảm có thể sử dụng: đọc thầm, đọc lớt, đọc nhẩm, đọc tròn vành rõ chữ, Trong đọc giải trí có thể dùng: đọc chéo, đọc ngợc, đọc bằng tai, đọc xuôi,…

Những hoạt động đọc đợc xếp vào các tiểu mục này đều mang tính

cụ thể cao

Vd: Kĩ năng đọc có đọc chuẩn bị bài, đọc tra cứu, đọc nghĩ, Để… chuẩn bị cho bài học, học sinh cần rèn thói quen soạn bài, trong đó có

kĩ năng đọc trớc bài học Nếu gặp từ hoặc vấn đề cha hiểu nên có kĩ năng tra cứu Có thể tra cứu qua từ điển, sách vở hoặc mạng Đọc nghĩ cũng là một hoạt động đọc rèn kĩ năng tốt Khi đọc, học sinh không chỉ làm cho xong mà nên dừng lại để suy nghĩ về bài đọc cho thấu đáo Vừa đọc vừa suy t làm tâm trí của ta phát triển hơn đồng thời ta cũng tiếp thu bài đọc tốt hơn

Trang 3

Rõ ràng, việc phân loại trên giúp ta hình thành khái niệm về hoạt

động đọc, nhận thấy sự phong phú của nó và có cái nhìn khái quát nhất trong xác định cách đọc cho phù hợp

Tuy nhiên, cách phân loại trên cũng chỉ có ý nghĩa tơng đối Không phải nhất thiết lúc nào ta cũng xếp laọi nh vậy Tuỳ từng trờng hợp cụ thể ta có thể xếp các hoạt động học vào những tiểu mục khác nhau Vd: Biện pháp đọc thuộc lòng, đọc cảm thụ cũng có thể xếp vào

ph-ơng pháp đọc nếu nó đợc áp dụng quán xuyến trong cả bài học

Phơng pháp đọc sâu cũng có thể xếp vào kĩ thuật đọc nếu chỉ áp dụng phục vụ cho hoạt động đọc khác nh đọc phát hiện, đọc hiểu

III Cách vận dụng trong trờng hợp cụ thể

Cách vận dụng các hoạt động học rất phong phú song ở đây chỉ nêu

ra cách thờng dùng và lấy ví dụ trên một số hoạt động tiêu biểu

1 Đọc hiểu

Đọc hiểu đợc nhắc đến từ rất lâu trên thế giới song mãi gần đây mới phổ biến ở Việt Nam Đây là một hình thức dạy học tích cực Trong

đó, ngời học tự đọc văn bản và suy nghĩ, đa ra những cách hiểu về văn bản (thậm chí có thể khác nhau) Đọc phải hiểu và muốn hiểu phải

đọc Có đặt hình thức này cạnh cách dạy văn truyền thống trớc ta mới thấy đợc điểm tiến bộ của hình thức này

Dạy học truyền thống Dạy học đọc hiểu

1.GV truyền kiến thức 1.GV tổ chức, hớng dẫn HS lĩnh hội 2.GV độc thoại, phát vấn 2.Đối thoại GV – HS, HS - HS

3.GV áp đặt kiến thức có sẵn 3.HS hợp tác với GV khẳng định

kiến thức HS tìm ra 4.HS thụ động nhận thức 4.HS tự mình tìm kiến thức bằng

hoạt động của mình 5.HS học thuộc lòng 5.HS học cách học, cách sống, cách

giải quyết vấn đề 6.GV độc quyền đánh giá 6.HS tự đánh giá, tự điều chỉnh làm

cơ sở cho GV cho điểm

Trang 4

Rõ ràng, dạy văn theo cách đọc hiểu bộc lộ nhiều u điểm phù hợp với dạy văn hiện nay Do vậy, nó đang đợc khuyến khích sử dụng trong nhà trờng

Đối tợng cơ bản của hoạt động đọc hiểu là văn bản Ngữ văn Đó là văn bản có tính nghệ thuật nên khi đọc phải suy nghĩ, cắt nghĩa các tín hiệu thẩm mĩ Ngời đọc phải có năng lực và phẩm chất nghệ thuật nhất định Kinh nghiệm sống khác nhau sẽ cho ra những lí giải khác nhau

Những phạm trù học sinh cần lí giải khi đọc: nội dung văn bản,

ph-ơng thức trình bày nghệ thuật của văn bản, có khả năng và ý thức khái quát những tri thức tìm đợc vào việc đọc, tạo lập và lí giải những văn bản trong cuộc sống

Một điều không thể quên của dạy học đọc hiểu là phải hớng tới học sinh Đọc hiểu phải theo nhu cầu học sinh và tôn trọng những kiến giải của các em Cần giúp các em tiếp thu văn bản một cách có bản lĩnh, chọn lọc, làm cho tâm hồn các em trở nên tinh tế, sắc sảo

Về cách đọc, cần lu ý một số điểm nh sau:

a Đọc kĩ văn bản: đọc chậm, đọc nhiều lần để hiểu hết ý nghĩa của ngôn từ Nếu khó khăn trong việc lí giải ngôn từ có thể dùng tới đọc tra cứu để hiểu rõ Dù hiểu đợc nội dung, t tởng của tác phẩm ta vẫn nên đọc sâu hơn để phát hiện ra các chi tiết thẩm mĩ và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm

b Nhập tâm vào việc đọc: trớc khi đọc phải có tâm lí hứng thú, không

bị gò ép; khi đọc phải chú ý, nên chọn nơi yên tĩnh Đọc cũng phải chú ý với nghỉ ngơi, đọc hết một phần nên nghỉ một chút để suy ngẫm Thời gian đọc phải vừa hợp với ngời đọc Khi thấy không tập trung nữa nên kết thúc việc đọc

c Huy động tri thức đọc hiểu: ngời đọc phải huy động toàn bộ tri thức, kinh nghiệm mình có đợc để lí giải văn bản Liên quan tới văn bản văn chơng thờng là các tri thức lịch sử, địa lí, văn hoá và kinh nghiệm giao tiếp, tâm lí

d Đọc hiểu phải chú ý tới cả đặc trng thể loại: mỗi thể loại có phơng thức biểu hiện và phản ánh hiện thực khác nhau Hiểu về thể loại ta sẽ không bị nhầm lẫn trong tìm hiểu, lí giải đồng thời hiểu rõ bản chất của văn bản Đọc truyện cần chú ý tới cốt truyện, nhân vật Đọc thơ trữ tình cần chú ý tới các yếu tố nh giọng điệu, mạch cảm xúc của tác giả,…

Với đọc hiểu trong nhà trờng, giáo viên và học sinh có thể tuân theo quy trình sau:

Trang 5

a Chuẩn bị cho giờ đọc hiểu trên lớp:

- Học sinh đọc tiểu dẫn về văn bản

- Học sinh nên đọc kĩ tác phẩm trớc ở nhà

- Đọc kĩ chú thích

- Đọc và trả lời hệ thống câu hỏi đọc hiểu

- Đối chiếu, kiểm tra lại quá trình đọc hiểu, xem kĩ phần Ghi nhớ trong SGK

b Giờ học trên lớp

- Giáo viên cho học sinh đọc diễn cảm, đọc phân vai văn bản

- Học sinh đa ra cách hiểu khác nhau đối với văn bản

- Học sinh thảo luận các câu hỏi ở phần hớng dẫn đọc hiểu và câu hỏi

có liên quan tới văn bản Mọi ý kiến đều đợc tôn trọng

- Có thể đọc diễn cảm lại với những văn bản đặc biệt

2 Đọc diễn cảm

Đây là phơng pháp truyền thống từ trớc tới nay ở nhà truờng Ngời

đọc phải điều chỉnh giọng nói, đọc của mình sao cho phù hợp với tác phẩm, có thể là thơ, truyện hay lời đối thoại của các nhân vật trong kịch Đó tởng là công việc bình thờng nhng thực tế trong lúc mình

đọc hoà nhập với tác phẩm cũng là lúc ta hiểu tác phẩm hơn Giọng

đọc đánh thức những nốt điệu tâm hồn còn đang ngủ yên “Hiểu bài văn rồi đọc mới tốt nhng đọc tốt càng hiểu hơn bài văn.” (Phan Trọng Luận)

Ta hay sử dụng đọc diễn cảm trong đọc thơ, nhất là thơ trữ tình Một

số trờng hợp có thể dùng trong đọc truyện, một đoạn văn trữ tình hay lời thoại của nhân vật Để lột tả đợc cái chất của một bài thơ, ngời đọc phải có giọng đọc nhanh hay chậm phù hợp từng đoạn Nếu gặp đoạn suy t, ta nên đọc chậm rãi Đoạn dồn nén cảm xúc hay dồn dập nhiều

sự kiện, giọng nhanh hơn, thiết tha Vd: đọc “Việt Bắc” (Tố Hữu), những đoạn đầu thể hiện tình cảm lu luyến của kẻ ở – ngời đi trong tác phẩm, giọng tha thiết, nhẹ nhàng Song ở những đoạn cuối, khi tả chiến công của Việt Bắc và sự hăng say chiến đấu của nhân dân ta, giọng trở nên tơi vui; nhịp điệu dồn dập, khoẻ khoắn

Đọc diễn cảm tác phẩm cũng tuỳ thể loại Thơ lục bát luôn ngọt ngào nh lời ru, lời hát dân ca Thơ Đờng luật lại trang trọng Thơ hiện

đại đọc tuỳ theo phong cách nhà thơ Vd: Cùng viết về ngời lính song

đọc “Đồng chí” (Chính Hữu) giọng đọc ngùi ngùi nh sự hồi tởng về tình nghĩa của ngời lính còn “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Trang 6

(Phạm Tiến Duật) lại phơi phi, tinh nghịch, nhí nhảnh nh một bài hát lạc quan của những ngời lính trẻ

Trong giờ học, giáo viên thờng cho học sinh đọc diễn cảm tác phẩm trớc rồi mới đi vào tìm hiểu Nếu bất ngờ đọc lúc này thì học sinh mới chỉ làm quen với lớp câu từ trong tác phẩm Do vậy, nên đề nghị học sinh đọc thầm trớc tác phẩm rồi mới gọi đọc diễn cảm và nên chọn những học sinh có giọng đọc tốt, biết cảm thụ để đọc Đây cũng là cách giúp giáo viên thăm dò cảm xúc của học sinh trớc tìm hiểu bài Trong một số bài dài, có thể đọc đoạn đầu rồi lần lợt đọc các đoạn tiếp trong quá trình phân tích Cá biệt có một số bài thuộc thể loại ngâm, hát nói hay có giọng điệu đặc biệt thì giáo viên nên hớng dẫn học sinh tập đọc diễn cảm nhiều lần, có thể đọc cuối tiết học hay kiểm tra đọc lại vào các buổi khác Khi nào làm rõ đợc giọng điệu của các thể loại này thì mới thực sự hiểu tác phẩm

Liệt kê ra, ta thấy cách bố trí đọc diễn cảm thật linh hoạt Có thể

đọc cả bài hay từng đoạn, đọc để làm sáng tỏ lời bình, đọc đầu giờ để tạo không khí hay cuối giờ để gây ấn tợng về tác phẩm Tuy nhiên,

đọc vẫn cha phải là cách để hiểu hoàn toàn tác phẩm, do vậy nó cẩn

đợc phối hợp thêm các phơng pháp, biện pháp khác để hoàn chỉnh bài học

Tài liệu tham khảo

1 Nguyễn Viết Chữ (2001), Phơng pháp dạy học tác phẩm văn chơng

theo loại thể, NXB ĐHQG Hà Nội

2 Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chơng, NXB Giáo dục

3 Nguyễn Thanh Hùng (2004), Đọc – hiểu văn chơng, tạp chí Giáo dục số 92

Trang 7

4 Phan Träng LuËn (2001), Ph¬ng ph¸p d¹y häc v¨n, tËp 1, NXB Gi¸o dôc

Ngày đăng: 04/05/2016, 12:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w