1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN VÙNG VEN BIỂN HUYỆN TIỀN HẢI – THÁI BÌNH

127 515 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,27 MB
File đính kèm nuôi trồng thủy sản.rar (192 KB)

Nội dung

1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở khảo sát thực trạng và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển Tiền Hải trong những năm qua, từ đó có căn cứ khoa học đề xuất giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản cho địa phương. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển; Đánh giá thực trạng nuôi trồng thuỷ sản ở vùng ven biển của huyện Tiền Hải trong những năm gần đây; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển của huyện Tiền Hải – Thái Bình; Đề xuất giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển cho địa phương.

Trang 1

TR¦êNG §¹I HäC N¤NG NGHIÖP Hµ NéI

Khoa kinh tÕ vµ ph¸t triÓn n«ng th«n

- -KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN VÙNG VEN BIỂN

HUYỆN TIỀN HẢI – THÁI BÌNH

Tên sinh viên : Chu Thị Hoài Thu

Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận vănnày là trung thực và chưa sử dụng trong báo cáo nào Mọi sự giúp đỡ trongluận văn này đều được cám ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đã đượcchỉ rõ nguồn gốc

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn chỉnh luận văn này, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ của cá nhân và tập thể Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến:

Các thầy cô trong Khoa Kinh tế & PTNT và các thầy cô trong trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.

Các cán bộ Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Tiền Hải, Phòng Thống kê huyện, Phòng Tài nguyên môi trường huyện Tiền Hải đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập tại địa phương.

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới

thầy giáo Ths Lê Khắc Bộ đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt

quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ

em trong suốt quá trình thực tập của mình.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 23 tháng 05 năm 2010

Sinh viên

Chu Thị Hoài Thu

Trang 4

TÓM TẮT

Nước ta tiếp giáp với biển có chiều dài hơn 3000km, có thềm lục địanông với diện tích bãi bồi rất lớn là những điều kiện thuận lợi cho phát triểnkinh tế biển và nuôi trồng thuỷ sản Tiền Hải là một trong 2 huyện của tỉnhThái Bình tiếp giáp với biển Với chiều dài khoảng 23km bờ biển, nhiều hệthống sông ngòi nên rất thuận lợi cho việc phát triển NTTS Tuy nhiên, phầnlớn diện tích NTTS ở các xã ven biển Tiền Hải đều nuôi theo hình thức quảngcanh cải tiến, quảng canh truyền thống, số ít nuôi theo hình thức thâm canhcùng với đó là kỹ thuật nuôi còn kém, khả năng tiếp cận với thị trường tiêuthụ thấp do đó ngành NTTS ở các xã ven biển huyện Tiền Hải đang gặp rất

nhiều khó khăn Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên

cứu giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển huyện Tiền Hải – Thái Bình.”

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận

và thực tiễn về nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển; Đánh giá thực trạng nuôitrồng thuỷ sản ở vùng ven biển của huyện Tiền Hải trong những năm gần đây;Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi trồng thuỷ sảnvùng ven biển của huyện Tiền Hải – Thái Bình; Đề xuất giải pháp phát triểnnuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển cho địa phương Để đạt được những mụctiêu trên chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu là: phương phápchọn điểm điều tra, phương pháp chọn mẫu điều tra, phương pháp xử lý vàtổng hợp số liệu, phương pháp phân tích thống kê, phương pháp chuyên giachuyên khảo, phương pháp phân tích tài chính, phương pháp đánh giá nhanhnông thôn có sự tham gia của người dân

Trong luận văn này, chúng tôi điểm qua lý luận về sinh trưởng, tăngtrưởng, phát triển, phát triển kinh tế; lý luận về hiệu quả kinh tế, hiệu quả xãhội, hiệu quả môi trường; lý luận về NTTS, phát triển NTTS; lý luận về cáchình thức nuôi: nuôi quảng canh truyền thống, nuôi quảng canh cải tiến, nuôi

Trang 5

thâm canh, bán thâm canh và siêu công nghiệp Về cơ sở thực tiễn của đề tàinghiên cứu, chúng tôi điểm qua tình hình NTTS của các nước trong khu vực

có điều kiện tự nhiên về NTTS gần giống như nước ta: Trung Quốc,Philippin, Thái Lan, Indonexia và tình hình NTTS của một số tỉnh trong nướcnhư: Hải Phòng, Bắc Giang, Quảng Ninh, Nam Định…Qua đây chúng tôicũng nêu được đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành NTTS; vị trí, vai trò củangành NTTS trong nền kinh tế quốc dân

Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hànhđiều tra và tiếp cận theo 2 hướng: Quy mô nuôi và vùng nuôi Kết quả thuđược như sau: Đối với quy mô nuôi trồng lớn phù hợp với các hộ ít vốn đầu

tư, nguồn lao động dồi dào, phù hợp với điều kiện nuôi trồng ở xã Nam Phútrong thời điểm hiện nay Diện tích nuôi trồng quy mô lớn chiếm tỷ lệ caochiếm trên 60,64 % diện tích nuôi trồng thuỷ sản của toàn huyện Tuy nhiêntrong thời gian trở lại đây hình thức nuôi với quy mô lớn này ít được chútrọng hơn, tốc độ giảm bình quân trong 3 năm là 5,1 % Điều này thể hiện,các hộ nuôi trồng có xu hướng nuôi với quy mô nhỏ và trung bình hơn, dễdàng trong việc đầu tư cho nuôi trồng

Với quy mô nhỏ < 1500 m2/đầm nuôi thường phù hợp với những hộ cóvốn ít, mới tham gia vào nuôi trồng Tuy nhiên ở quy mô nuôi này việc trôngcoi, chăm sóc thuận lợi hơn so với quy mô lớn cho nên số hộ nuôi tham giavào nuôi trồng và diện tích nuôi trồng với quy mô nhỏ này ngày một tăng.Năm 2007 là 60 ha chiếm 4,22 % tổng diện tích nuôi trồng đến năm 2009 là

84 ha chiếm 5,44 %, tốc độ tăng bình quân qua 3 năm là 19,6%

Vốn những hộ có vốn đầu tư cao, có kinh nghiệm trong NTTS, mạnhdạn trong sản xuất thường đầu tư nuôi ở quy mô trung bình Được sự chỉđạo của phòng Nông nghiệp huyện Tiền Hải và sự trợ giúp về vốn sản xuấtvới lãi suất ưu đãi của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônhuyện Tiền Hải đối với các hộ NTTS, trong những năm gần đây quy mô

Trang 6

nuôi trồng ở mức trung bình trong huyện tăng nhanh cả về số hộ và diệntích Diện tích nuôi trồng đạt tốc độ tăng trưởng cao, bình quân mỗi nămdiện tích nuôi trồng tăng 10,3 %.

Trong từng quy mô nuôi thì diện tích của mỗi đối tượng nuôi có sựchênh lệch đáng kể Đối với quy mô nuôi nhỏ, diện tích nuôi tôm năm 2007 là

42 ha chiếm 70%, đến năm 2009 diện tích nuôi tôm thêm 10 ha so với năm

2007, tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 11,5 % Đối với quy mô nuôi trungbình và lớn thì diện tích nuôi ngao luôn chiếm tỷ lệ cao trên 50 % diện tíchnuôi của từng quy mô

Trong các hình thức NTTS hiện nay ở Tiền Hải thì mô hình nuôi Cua

và nuôi tôm ở Nam Cường và Đông Minh ở vùng II đạt lợi nhuận cao nhất.Năm 2009, tính bình quân cho 1 ha nuôi tôm thu được 74,413 triệu đồng/vụ ở

xã Đông Minh, đối với mô hình nuôi Cua ở xã Nam Cường lợi nhuận thuđược trên 1 ha diện tích là 33,684 triệu đồng Với hình thức nuôi ở vùng IIchủ yếu là bán thâm canh Nếu đầu tư 1 đồng chi phí có thể thu được 2,13đồng giá trị sản xuất đối với mô hình nuôi Tôm ở Đông Minh tương ứng với1,13 đồng lợi nhuận và 2,25 đồng giá trị sản xuất đối với mô hình nuôi Cua ởNam Cường tương ứng với 1,15 đồng lợi nhuận Đây là vùng đang trên đường

ổn định, diện tích được nhân rộng để chuyển sáng nuôi thâm canh trongnhững năm tới

Ở vùng I, diện tích nuôi trồng dựa vào tự nhiên là chính nên lợi nhuậnmang lại không cao, trung bình 1 ha thu được 28,522 triệu đồng/vụ, nhỏ hơn2,6 lần so với mô hình nuôi tôm ở Đông Minh

Đối với vùng III, vùng chuyên khoanh vây nuôi ngao, vạng thuộc địabàn xã Nam Thịnh thì hiệu quả kinh tế chưa cao Lợi nhuận thu được tínhbình quân cho 1 ha là 24,713 triệu đồng/vụ Nếu bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thuđược 1,26 đồng giá trị sản xuất tương ứng là 0,26 đồng lợi nhuận

Trang 7

Về hiệu quả sử dụng lao động ở vùng II là thấp nhất mặc dù lợi nhuậnthu được trên 1 ha nuôi trồng ở vùng này là cao nhất Ở vùng II, đối tượngnuôi chủ yếu là tôm, cua đối tượng nuôi này cần nhiều công lao động nhất từ

10 – 16 công lao động/ha/vụ Đối với vùng III lợi nhuận thu được là thấp nhất

so với 3 vùng nhưng hiệu quả sử dụng lao động lại cao nhất

Hiện nay các hộ vẫn chủ yếu nuôi tôm sú là sản phẩm chính, cua vàngao được nuôi mạnh nhất, tuy nhiên trong thời gian tới, các xã ven biển TiềnHải sẽ chú trọng hơn nuôi cá Vược, và bắt đầu nuôi thử nghiệm tôm thẻ chântrắng vì đây là những sản phẩm cho hiệu quả kinh tế cao

Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi thấy rằng: không phải cứ mở rộngdiện tích là đạt hiệu quả kinh tế cao mà cần phải chú trọng đầu tư thâm canhkết hợp với tiếp thu những tiến bộ KHKT vào sản xuất, có như vậy mới pháthuy hết tiềm năng của ngành NTTS và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.Bên cạnh những thuận lợi và kết quả thu được thì các hộ NTTS gặp rất nhiềukhó khăn về vốn, về quỹ đất, về nguồn nước, tiêu thụ sản phẩm, dịch bệnh vàthời tiết…Đặc biệt khi được hỏi các hộ có mở rộng diện tích trong những vụtới không thì có tới 98% các hộ không mở rộng diện tích nguyên nhân chủyếu là không còn quỹ đất, thiếu vốn và nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm

Để tháo gỡ những khó khăn và thúc đẩy hơn nữa vai trò của ngànhNTTS đối với kinh tế của huyện, chúng tôi đề xuất một số giải pháp chủyếu như: giải pháp quy hoạch vùng nuôi, giải pháp về con giống, giảipháp về vốn, giải pháp về công tác đào tạo khuyến ngư, giải pháp về thịtrường tiêu thụ

Trang 8

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt iii

Mục lục vii

Danh mục bảng ix

Danh mục sơ đồ x

Danh mục các từ viết tắt xi

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỀN VỀ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN 5

2.1 Cơ sở lý luận 5

2.1.1 Một số khái niệm 5

2.1.2 Vai trò, vị trí, tầm quan trọng của nuôi trồng thuỷ sản 14

2.1.3 Vị trí của ngành nuôi trồng thủy sản 19

2.1.4 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nuôi trồng thuỷ sản 21

2.1.5 Đặc trưng nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển Bắc Bộ 27

2.2 Cơ sở thực tiễn về nuôi trồng thuỷ sản 29

2.2.1 Khái quát tình hình nuôi trồng thuỷ sản ở các nước trong khu vực 29

2.2.2 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản 34

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 48

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 48

3.1.2 Đặc điểm xã hội 52

Trang 9

3.1.3 Đặc điểm vùng nuôi trồng thuỷ sản 57

3.2 Phương pháp nghiên cứu 60

3.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu 60

3.2.2 Phương pháp xử lý và tổng hợp tài liệu 61

3.2.3 Phương pháp phân tích 62

3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 63

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 66

4.1 Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển Tiền Hải 66

4.1.1 Quy mô nuôi trồng thuỷ sản 66

4.1.2 Đầu tư, chi phí cho nuôi trồng thuỷ sản 68

4.1.3 Kết quả nuôi trồng thuỷ sản 70

4.2 Đánh giá hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản 78

4.2.1 Đối với mô hình nuôi Ngao ở xã Nam Thịnh 78

4.2.2 Đối với mô hình nuôi tôm ở xã Nam Phú và Đông Minh 80

4.2.3 Đối với mô hình nuôi cua ở xã Nam Cường 83

4.2.4 So sánh hiệu quả kinh tế giữa 3 mô hình nuôi trồng 86

4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở vùng ven biển huyện Tiền Hải 87

4.3.1 Các yếu tố điều kiện tự nhiên 87

4.3.2 Các yếu tố kinh tế xã hội 90

4.3.3 Các yếu tố khoa học kỹ thuật 90

4.3.4 Các yếu tố thể chế, chính sách 91

4.4 Định hướng và giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển huyện Tiền Hải – Thái Bình 91

4.4.1 Định hướng 91

4.4.2 Mục tiêu 93

4.4.3 Giải pháp 93

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103

5.1 Kết luận 103

5.2 Kiến nghị 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

PHỤ LỤC 109

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Sản lượng và giá trị sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính ngạch 18

Bảng 3.1: Tình hình đất đai của huyện 54

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện 55

Bảng 4.1: Quy mô nuôi trồng thuỷ sản của huyện Tiền Hải 66

Bảng 4.2: Tổng số vốn đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản 68

Bảng 4.3: Tình hình dân số và lao động của Huyện 70

Bảng 4.4: Kết quả đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện Tiền Hải 72

Bảng 4.5 : Giá trị sản xuất ngành nuôi trồng thuỷ sản huyện Tiền Hải 74

Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế 1 ha nuôi Ngao ở Nam Thịnh năm 2009 78

Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế 1 ha nuôi Tôm ở Nam Phú và Đông Minh

năm 2009 81

Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế 1 ha nuôi Cua ở xã Nam Cường năm 2009 84

Bảng 4.9: So sánh hiệu quả kinh té giữa 3 mô hình NTTS 86

Trang 12

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 4.1: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực NTTS toàn huyện 69

Sơ đồ 4.2: Sản lượng khai thác và NTTS toàn huyện Tiền Hải qua 3 năm 73

Sơ đồ 4.3: Sản lượng NTTS toàn huyện 73

Sơ đồ 4.3 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành NTTS toàn huyện Tiền Hải năm 2007 75

Sơ đồ 4.4 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành NTTS toàn huyện Tiền Hải năm 2008 75

Sơ đồ 4.5 Cơ cấu giá trị sản xuất ngành NTTS toàn huyện Tiền Hải năm 2009 75

Sơ đồ 4.6: Kênh tiêu thụ sản phẩm NTTS tươi sống ở huyện Tiền Hải 77

Trang 13

FAO : Food and Agriculture Organisation - Tổ chức lương

thực và nông nghiệp của Liên hợp quốcGTSX : Giá trị sản xuất

HQKT : Hiệu quả kinh tế

HQXH : Hiệu quả kỹ thuật

HQMT : Hiệu quả môi trường

EU : Liên Minh Châu Âu

TM -DV : Thương mại - Dịch vụ

TSCĐ : Tài Sản Cố Định

Trang 14

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Dân số thế giới ngày càng tăng, đồng thời với sự gia tăng các nhu cầu

về thuỷ sản khi xã hội càng phát triển Trong khi đó sản lượng thuỷ sản đánhbắt ngày càng giảm bởi sợ khai thác quá ngưỡng cho phép của môi trường tựnhiên của biển Vì vậy, phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhằm đáp ứng các nhucầu thực phẩm phục vụ cuộc sống con người Ngành nuôi trồng thuỷ sản gópphần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập và cải thiệnđời sống cho người dân địa phương

Theo dự báo của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO), tổng sản lượngthuỷ sản của thế giới sẽ tăng từ 129 triệu tấn/năm lên 159 triệu tấn vào năm

2010 và 172 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ tăng trưởng bình quân1,6%/năm giai đoạn 2010 – 2015, chủ yếu nhờ tăng sản lượng từ việc nuôitrồng Dự kiến năm 2015, sản lượng tăng 43 triệu tấn so với giai đoạn 1999 –

2000, ước tính tăng 73% sản lượng từ việc nuôi trồng Thuỷ sản nuôi dự kiến

sẽ chiếm 27,5% trong tổng sản lượng thuỷ sản toàn cầu vào năm 2015, tăng27,5%/năm so với giai đoạn 1999 – 2000 Sản lượng đánh bắt dự kiến sẽ trìtrệ trong giai đoạn dự kiến So sánh cung cầu dự kiến cho thấy nhu cầu thuỷsản và các sản phẩm thuỷ sản sẽ cao hơn lượng cung tiềm năng Tổng lượngthuỷ sản thiếu hụt là 9,4 triệu tấn vào năm 2010 và 10,9 triệu tấn vào năm

2015 Tính trạng thiếu hụt này sẽ không xảy ra nếu có sự cân đối giữa mộtbên là giá thuỷ sản tăng, cùng với sự chuyển dịch về nhu cầu tiêu thụ các loạithuỷ sản khác nhau và một bên là sự chuyển dịch nhu cầu sang các loại thựcphẩm giàu protein thay thế khác

Việt Nam là quốc gia có lợi thế về khai thác tiềm năng, thế mạnh củabiển Trong những năm qua ngành nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta đã đượcquan tâm và từng bước đầu tư có hiệu quả Đời sống của bà con ngư dân đãđược cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc Mặt khác xu thế hội nhập

Trang 15

kinh tế quốc tế, Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương Mại Thế giới(WTO) thì những cơ hội lớn về phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản nhằmkhai thác tiềm năng, lợi thế so sánh của từng vùng trong cả nước đang đượccác cấp chính quyền cơ sở đặc biệt ưu tiên.

Tiền Hải có nhiều thuận lợi và ưu thế để phát triển nghề nuôi trồng thuỷsản Huyện đang đầu tư phát triển kinh tế biển, nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản.Khuyến khích nuôi các con đặc sản có hiệu quả kinh tế cao Những năm gầnđây, nghề nuôi tôm sú phát triển khá mạnh, chủ yếu bằng hình thức nuôi thâmcanh tập trung; sản lượng tôm xuất khẩu từ vài ba trăm tấn đã tăng lên 2200tấn Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản 3977ha tăng 0,58% so với cùng kỳnăm 2008, trong đó diện tích nuôi nước ngọt 907 ha tăng 2,6%, diện tích nuôinước lợ 2150 ha; diện tích nuôi ngao 920 ha, bằng 100% kế hoạch Tổng sảnlượng nuôi trồng và đánh bắt là 18045 tấn, tăng 28,2% Hiện nay, nhiều hộgia đình nuôi tôm, ngao đã giàu lên nhanh chóng Xã Nam Cường, ĐôngMinh, Nam Thịnh nuôi cá vược, cá song, cá tra và đa dạng hoá con nuôi, nuôixen canh có giá trị kinh tế cao, mở rộng diện tích nuôi ngao Phấn đấu đưa sảnlượng ngao thương phẩm khoảng 15000 tấn và đưa ngành thuỷ sản đạt giá trịsản xuất 306 tỷ VNĐ (Nguồn: Minh Thành; “Huyện Tiền Hải – Thái Bình.Phát triển đa dạng và bền vững” Diễn đàn doanh nghiệp)

Do chạy theo lợi nhuận nên diện tích nuôi trồng thuỷ sản ngày càngđược mở rộng bằng nhiều hình thức mang tính tự phát, như chuyển đổi đấtnông nghiệp, đất diêm nghiệp, đất rừng ngập mặn sang nuôi trồng thuỷ sản

Sự phát triển tới mức các yếu tố kỹ thuật, con giống, cơ sở hạ tầng, vốn sảnxuất…chưa đáp ứng kịp thời nên nhiều vùng thô lỗ trong nuôi trồng, hệ sinhthái biển bị đảo lộn, rừng ngập mặn bị tàn phá nghiêm trọng Vì vậy, sự cầnthiết có tư vấn khoa khọc, kỹ thuật, tổ chức quản lý kinh tế nhằm khắc phụcnhững tồn tại, xuy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường đang xảy ra ở địaphương Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài:

Trang 16

“Nghiên cứu giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển huyện

Tiền Hải – Thái Bình.”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở khảo sát thực trạng và phân tích những yếu tố ảnh hưởngđến kết quả và hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển Tiền Hải trongnhững năm qua, từ đó có căn cứ khoa học đề xuất giải pháp phát triển nuôitrồng thuỷ sản cho địa phương

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các loại thuỷ sản được nuôi trồng ở vùng ven biển Tiền Hải nhưtôm, ngao, cua, cá;

- Người nuôi trồng thuỷ sản: hộ nông dân, công ty nuôi trồng thuỷsản;

- Các vấn đề liên quan đến nuôi trồng thuỷ sản: môi trường tự nhiên,kinh tế, xã hội

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung

Trang 17

- Tập trung nghiên cứu nuôi trồng các loại các loại thuỷ sản:tôm, ngao, cua, cá;

- Phân tích kết quả và hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường

và hiệu quả xã hội về nuôi trồng thuỷ sản ở vùng ven biển củahuyện Tiền Hải;

- Xác định các yếu tố chủ yếu tác động đến phát triển nuôitrồng thuỷ sản ở vùng ven biển Huyện Tiền Hải

Phạm vi về không gian

Đề tài được tiến hành thu thập số liệu ở xã Đông Minh ở khu Đông củahuyện và các xã thuộc khu Nam của huyện như xã Nam Cường, Nam Thịnh,Nam Phú

Phạm vi về thời gian

Tiến hành thu thập tài liệu về nuôi trồng thuỷ sản trong 3 năm gần đây

2007 – 2009

Trang 18

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỀN VỀ

NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN 2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm

 Sinh trưởng Theo D.A Xabinin: Sinh trưởng là quá trình tạo mớicác yếu tố cấu trúc của cây, con một cách không thuận nghịch (các thành phầnmới của tế bào, tế bào mới, cơ quan mới ) thường dẫn đến tăng về số lượng,kích thước, thể tích, sinh khối của chúng Tuy nhiên không nên quan niệm

sự sinh trưởng chỉ biểu hiện sự biến đổi về lượng một cách đơn thuần, vìkhông phải bao giờ sự sinh trưởng cũng dẫn đến sự biến đổi về kích thước

và khối lượng

 Tăng trưởng được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng ) về quy

mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Đó là kết quả củacác hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra Do đó để biểu thị sựtăng trưởng kinh tế người ta dùng mức tăng thêm của sản lượng nền kinh tế(tính toàn bộ hay tính bình quân theo đầu người) của thời kỳ sau đó so vớithời kỳ trước đó

Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm liên tục trong mộtgiai đoạn nhất định, sẽ cho ta khái niệm tốc độ tăng trưởng Đó là sự tăngthêm về sản lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc

Lý thuyết phát triển bao gồm lý thuyết phát triển về kinh tế, pháttriển dân trí, phát triển giáo dục, phát triển y tế, sức khoẻ và môi trường

Lý thuyết phát triển kinh tế đã được các nhà kinh tế học mà đại diện làSmith (1723-1790), Malthus (1776-1838), Ricardo (1772-1823), Marx(1818-1883), Keynes (1883-1946) đưa ra qua việc phân tích và giải thíchcác hiện tượng kinh tế, tiên đoán về phát triển kinh tế

 Phát triển là quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt củanền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Trong đó bao gồm cả sự tăng

Trang 19

thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế

cơ sở thống nhất hoàn toàn

Trong chiến lược phát triển kinh tế có thể nhấn mạnh vào tăng trưởngtức là tăng thu nhập, nhấn mạnh vào công bằng và bất bình đẳng trong xã hộihoặc nhấn mạnh vào phát triển toàn diện, tức là vừa nhấn mạnh về số lượngvừa chú ý về chất lượng của sự phát triển Tăng trưởng kinh tế phải gắn vớimục tiêu công bằng và tiến bộ xã hội Trong thực tế phát triển kinh tế phải kếthợp hài hoà phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế phải hài hoà với công bằng

và tiến bộ xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Tăng trưởngkinh tế là tiền đề vật chất hỗ trợ cho việc thực hiện công bằng xã hội, ngượclại công bằng xã hội tạo động lực vững chức để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Hiệu quả kinh tế gắn liền với hiệu quả xã hội tạo thành hiệu quả kinh tế - xãhội Nó là tiêu chuẩn quan trọng của sự phát triển nền kinh tế

Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế của đất nước đang trên đà pháttriển với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Phát triển nềnkinh tế đất nước đang là mối quan tâm hàng đầu Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ X đã nhấn mạnh Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO làmột thời cơ lớn nhưng cũng là thách thức lớn đối với chúng ta Đối với lĩnhvực kinh tế, các ngành sản xuất thì sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sảnxuất cho ai? Đây là những câu hỏi mà chúng ta phải suy nghĩ Để trả lời câuhỏi đó chúng ta cần xác định đúng mục tiêu thì nền kinh tế mới phát triển

Trang 20

được, ngành sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả kinh tế cao Vậy thế nào làhiệu quả kinh tế? chúng ta đưa ra một số khái niệm.

 Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một hoạt động sản xuất kinh doanhchủ yếu nhằm đề cập đến lợi ích kinh tế sẽ đạt được trong sản xuất kinhdoanh HQKT nó phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế Nâng caochất lượng của hoạt động kinh tế là một đòi hỏi khách quan của nhà sản xuất

và là yêu cầu của công tác quản lý kinh tế hiện nay Như vậy HQKT là mộtphạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác vốn, kỹ thuật, nguồn nhân lực,phương pháp tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của từng đơn vị cũng nhưcủa toàn ngành trong nền kinh tế

Mục đích sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của congngười về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, trong khi nguồn lực tài nguyên

có hạn Vì vậy, đòi hỏi toàn xã hội, từng đơn vị sản xuất phải có sự lựa chọn

và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả nhất

Trong mỗi ngành, lĩnh vực thì quan điểm về HQKT được xem xét dướinhiều góc độ khác nhau tuỳ thuộc vào mục tiêu và yêu cầu của hoạt động đónhưng chúng ta có thể đưa ra khái niệm tổng quát sau:

“HQKT là một phạm trù kinh tế nó phản ánh mặt chất của hoạt độngkinh tế, được đánh giá bằng cách so sánh kết quả thu được với chi phí chohoạt động kinh tế đó”

Phân loại hiệu quả

Theo yếu tố cấu thành

- Hiệu quả kỹ thuật : là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn

vị sản phẩm đầu vào hay nguồn lực sử dụng sản xuất nông nghiệp trong điềukiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp.Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ramột đơn vị dùng vào sản xuất đem lại sản phẩm như thế nào, mối quan hệ

Trang 21

giữa năng xuất nuôi trồng bởi lượng thức ăn, kỹ thuật nuôi, con giống…ởmức độ khác nhau.

- Hiệu quả phân bổ: Đây là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tổ giá trị sảnphẩm và giá đầu vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trênmột đồng chi phí tăng thêm về đầu vào hay nguồn lực Thực chất của hiệuquả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đền yếu tố giá đầu vào và giá đầu ra

vì thế còn được gọi là hiệu quả giá Việc xác định hiệu quả như việc xác địnhcác điều kiện về lý thuyết cận biên tối ư hoá lợi nhuận Hay là giá trị biên củasản phẩm bằng giá trị biên của nguồn lực sử dụng vào sản xuất

- HQKT: là phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt được cả hiệu quả kỹthuật và hiệu quả phẩn bổ Có nghĩa cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều đượctính đến khi xem xét các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp Nếu đạt đượchiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới là điều kiện cần chưa đảm bảocho hiệu quả kinh tế, chỉ khi sử dụng nguồn lực đạt được cả hiệu quả kỹ thuật

và hiệu quả phân bổ thì mới đạt được hiệu quả kinh tế

Theo phạm vi, đối tượng nghiên cứu thì có các loại hiệu quả:

- Hiệu quả kinh tế quốc dân: là hiệu quả kinh tế xét trên toàn bộ nềnkinh tế đất nước, về chỉ tiêu đánh giá về tình hình sản xuất của các ngànhsản xuất tác động đến nền kinh tế quốc dân Một nền kinh tế quốc dânphát triển phải dựa vào phát triển đồng bộ của toàn bộ các ngành, nghềsản xuất trong nước

- Hiệu quả kinh tế ngành: Là tính hiệu quả kinh tế cho từng ngành sảnxuất trong nền kinh tế quốc dân, đây là chỉ tiêu quan trọng trong việc thúc đẩysản xuất một số ngành như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản…pháttriển nhằm tăng hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp và kinh tế quốc dân

- Hiệu quả kinh tế vùng: là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của sản xuất đốivới vùng hay địa phương Đối với chủ trương của Đảng, Nhà nước, phát triển

Trang 22

dựa trên thế mạnh và lợi thế so sánh của từng vùng là hướng phát triển quantrọng nhằm tạo ra các vùng chuyên canh, vùng kinh tế hợp lý.

- HQKT của việc sử dụng các nguồn lực, các yếu tố đầu vào như hiệuquả sử dụng đất, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả

sử dụng tài nguyên…đây là chỉ tiêu phản ánh tính năng động trong sản xuất.Điều này khẳng định việc quan trọng phải nghiên cứu các lợi thế so sánh củacác yếu tố nguồn lực và yếu tố đầu vào

- Hiệu quả môi trường (HQMT): Trong quá trình sản xuất kinhdoanh mục tiêu của chúng ta là không chỉ dùng lại ở việc tăng lợi ích kinh

tế mà còn cần phải đảm bảo không gây ô nhiễm tới môi trường sinh tháinhư không khí, đất, nước…như vậy hiệu quả môi trường là sự đảm bảo vềcác vấn đề môi trường như bảo vệ sự đa dạng sinh học, tạo ra sự cân bằngsinh thái và không ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường Vấn đề môi trườnghiện nay đang được quan tâm rất lơn không chỉ của riêng ngành sản xuấtnào, quốc gia nào mà của toàn thế giới

- Hiệu quả xã hội (HQXH): là kết quả hoạt động của các hoạt động kinh

tế xét trên khía cạnh công ích phục vụ lợi ích chung cho toàn xã hội

Cùng với HQKT, hoạt động sản xuất còn tạo ra nhiều kết quả liên quanđến đời sống kinh tế - xã hội như tạo ra việc làm, giảm tỷ lệ thấp nghiệp, giảm

tỷ lệ tệ nạn xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tăngthu ngân sách cho nhà nước, xây dựng kết cấu hạ tầng từ đó nhằm thúc đẩyphát triển kinh tế đất nước

- HQKT: nó đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng, no so sánh tối ưu giữa đầuvào, đầu ra cho sản phẩm, lợi ích thu được với chi phí nhất định và đượckết quả nhất định

Trang 23

Như vậy, nếu đứng trên góc độ toàn nền kinh tế thì hiệu quả cácdoanh nghiệp về các mặt thì phải gắn bó với hiệu quả chung của toàn xãhội Hiệu quả đó bao gồm HQKT, HQXH, HQMT, chúng có mối quan hệmật thiết với nhau.

Phương pháp xác định hiệu quả

Dựa trên các chỉ tiêu, phương pháp đánh giá, phân tích, so sánh kết quảsản xuất của các năm Ta có thể tổng hợp các phương pháp tính bằng cáccông thức sau:

Công thức 1

Hiệu quả kinh

Kết quả sản xuấtChi phí sản xuất

CTrong đó: H là hiệu quả kinh tế

Q là kết quả sản xuất

C là chi phí sản xuấtChỉ tiêu tương đối này là hết sức quan trọng nó dùng vào số tương đối

để so sánh mặt chất của vấn đề Chỉ tiêu này chỉ rõ được mức độ hiệu quả sửdụng các nguồn lực khác nhau từ đó so sánh hiệu quả kinh tế của từng môhình kinh tế đồng thời phân tích sự tác động ảnh hưởng của các yếu tố nguồnlực tự nhiên dẫn đến HQKT của từng vùng khác nhau

Công thức 2: Hiệu quả kinh tế = kết quả sản xuất – chi phí sản xuất

H = Q – CChỉ tiêu này cho chúng ta biết HQKT của từng đơn vị sản xuất làlớn hay nhỏ, tức là nó phản ánh được mức độ hiệu quả các yếu tố đầu vàođồng thời chưa xác định năng xuất lao động xã hội và so sánh khả năng

Trang 24

cung cấp vật chất cho xã hội của những cơ sở sản xuất để đạt được hiệu sốkết quả sản xuất như nhau.

sự tương đối nếu không sẽ dẫn đến kết quả sai khác với sự vận động của nó.Công thức 4:

Hiệu quả kinh tế =

Chênh lệch kết quả thu

đượcChênh lệch của chi phí

CĐây là cách đánh giá có ưu thế khi xem xét hiệu quả kinh tế của quátrình đầu tư theo chiều sâu hay việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tức là nghiêncứu phần hiệu quả và chi phí tăng thêm Từ quan điểm trên ta thấy nếu chỉđánh giá HQKT ở khía cạnh lợi nhuận thuần tuý thì chưa xác định được năngsuất lao động xã hội và so sánh khả năng cung cấp vật chất cho xã hội củatừng cơ sở sản xuất đạt được hiệu số của kết quả trừ chi phí như nhau Tuynhiên nếu tập trung vào các chỉ tiêu tỷ số giữa kết quả sản xuất với chi phí

Trang 25

dịch vụ đầu tư và lao động thì chưa toàn diện bởi chỉ tiêu này chưa phản ánhđược quy mô sản xuất.

 Nuôi trồng thuỷ sản là một lĩnh vực sản xuất được hình thành vàphát triển trên cơ sở có những tác động có ý thức của con người trong việcchăm sóc phát triển các giống loài động vật trong phạm vi nhất định nhằmmục đích phục vụ nhu cầu con người Nuôi thuỷ sản là một phần của nuôitrồng thuỷ sản, đối tượng của nuôi thuỷ sản là các động vật thuỷ sản sốngtrong môi trường nước

 Phát triển nuôi trồng thuỷ sản: là một quá trình tăng tiến về mọimặt của nuôi trồng thuỷ sản trong một thời gian nhất định Trong đó bao gồm

cả sự tăng trưởng về quy mô, diện tích, sản lượng và cơ cấu sản xuất củangành

 Phát triển thuỷ sản bền vững: là sự đáp ứng ngày càng tốt hơnnhu cầu nuôi thuỷ sản hiện tại nhưng không làm xấu đi khả năng đáp ứngngày càng cao về phát triển thuỷ sản cho thế hệ sau

 Nuôi quảng canh truyền thống là hình thức nuôi trong đó congiống, thức ăn dựa hoàn toàn vào tự nhiên không đòi hỏi kỹ thuật hay trangthiết bị Điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ có các loại thuỷ sản khác nhau,thường có các loại thuỷ sản như tôm sú, tôm tự nhiên, rong câu, ngao, cua…Diện tích các đầm nuôi thường rất lớn, thường trên 20 ha/đầm Việc thaynước hay thu hoạch sản phẩm dựa vào chế độ thuỷ triều

 Nuôi quảng canh cải tiến là hình thức nuôi dựa trên nền tảng của

mô hình nuôi quảng canh truyền thống nhưng có bổ xung thêm giống và thức

ăn Giống thường là tôm sú hay cua biển thường nuôi ở mật độ 2-3 con/m2.Việc thay nước cũng chủ yếu dựa vào chế độ thuỷ triều nhưng có thể trang bịthêm máy bơm để chủ động trong việc điều chỉnh mức nước, do phải đầu tưthêm trong quá trình nuôi nên diện tích đầm nuôi thường nhỏ hơn

Trang 26

 Nuôi bán thâm canh là hình thức nuôi trồng có áp dụng cáctiến bộ kỹ thuật của khoa học kỹ thuật trong quá trình sản xuất con giống,sản xuất thức ăn cũng như quản lý và chăm sóc hàng ngày Ở hình thứcnuôi này đã hình thành nuôi chuyên canh một loại hải sản nhất định Diệntích của từng đầm nuôi thường nhỏ, khoảng 5 -10 ha/đầm Đây là hìnhthức nuôi được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam vì nó phù hợp với khả năngđầu tư cũng như kiến thức nuôi trồng của ngư dân.

 Nuôi thâm canh hay còn gọi là nuôi công nghiệp là hình thứcnuôi trong đó con người hoàn toàn chủ động về số lượng, chất lượng congiống, dùng thức ăn nhân tạo, mật độ thả giống cao Diện tích đầm nuôithường nhỏ 2 ha/đầm Máy móc thiết bị đầy đủ, kỹ thuật viên được trang

bị đầy đủ các dụng cụ để quản lý Hình thức này đòi hỏi vốn đầu tư lớn vềvốn và kiến thức Đây cũng chính là hình thức nuôi độc canh

 Nuôi siêu thâm canh là hình thức nuôi hiện đại, sử dụng mộttập hợp máy móc và thiết bị để tạo ra cho đối tượng nuôi có những điềukiện sống tối ưu Nuôi siêu thâm canh thường ở diện tích nhỏ, mật độgiống cao, chu kỳ nuôi ngắn Các hình thức được trang bị trong hình thứcnuôi này gồm hệ thống làm sạch nước (bể lọc sinh vật, tháp lọc sinh vật,tháp oxi hoá, thiết bị lọc nước…), hệ thống làm tăng dưỡng khí (máyphun nước và sục khí), hệ thống chế nhiệt độ (các thiết bị điều chỉnh nhiệt

độ tự động), hệ thống cung cấp thức ăn hợp với từng giai đoạn sinhtrưởng của vật nuôi

Trang 27

2.1.2 Vai trò, vị trí, tầm quan trọng của nuôi trồng thuỷ sản

2.1.2.1 Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân

2.1.2.1.1 Nuôi trồng thủy sản cung cấp sản phẩm giàu chất đạm cho con người

Sản phẩm thuỷ sản là thực phẩm giàu dinh dưỡng rất được mọi ngườiyêu thích Từ xưa tới nay, con người luôn coi sản phẩm thuỷ sản là thực phẩm

lý tưởng nhất Trong nó có các đặc điểm như hàm lượng protein cao, lượng

mỡ và colexteron thấp, có rất nhiều loại vitamin, dễ tiêu hoá và hấp thụ đốivới con người, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất Đây là đặc điểm khiến chocác loại thịt không thể so sánh được với sản phẩm thuỷ sản

Hơn nữa, sản phẩm thuỷ sản còn là nguồn cung cấp protein thích hợpnhất cho sức khoẻ của con người Rất nhiều nước trên thế giới luôn coi việc

sử dụng mặt nước biển là khởi nguồn quan trọng để cung cấp protein cho conngười Theo tính toán khoa học, trong các loại chất protein của động vật màcon người dễ hấp thu nhất, khoảng gần một nửa có nguồn gốc từ sản phẩmthuỷ sản Theo kết quả phân tích, cứ mỗi cân cá trắm đen chứa 195 gram hàmlượng protein, trong khi 1 kg thịt lợn chỉ chứa 95 gram hàm lượng protein; 1

kg thịt gà có chứa 136 gram hàm lượng protein; 1 kg thịt vịt có chứa 147gram hàm lượng protein Các loại tôm và sinh vật nhuyễn thể, tảo cũng đều lànhững loại thực phẩm thủy sản hàm lượng protein cao và hàm lượng chất béothấp Trong các loại sinh vật nhuyễn thể thì loài Hàu được coi là “ sữa bòbiển” Hàm lượng protein có trong thịt của loài Hàu lên đến 45% - 57% Một

số động vật thủy sản kinh tế khác như: ba ba, rùa, tôm, cua, ếch…là nhữngthực phẩm bổ dưỡng

Việt Nam là một nước đang phát triển, đất chật, người đông, tài nguyên

ít Lương thực vẫn là thức ăn chính cho người dân Việt Nam, Tỷ lệ chấtprotein và lipid động vật trong thức ăn vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với mứcbình quân trên thế giới

Trang 28

Hiện nay mức tiêu dùng của người Việt Nam đối với các loại thủy sảnước tính chiếm khoảng 50% về tiêu dùng thực phẩm chứa Prôtêin Riêng về

cá đã cung cấp khoảng 8kg/người/năm, trong đó nuôi trồng chiếm khoảng30% Những năm tới xu thế đời sống nhân dân ngày một khá lên, mức tiêudùng thực phẩm sẽ tăng Điều đáng quan tâm là ngày nay nhân dân có xu thếthiên về sử dụng thực phẩm ít béo Do đó tôm, cá và các sản phẩm có nguồngốc thủy sản được dùng làm thực phẩm chiếm phần quan trọng Trong đó cácsản phẩm cá nuôi cung cấp tại chỗ, chi phí vận chuyển ít, đảm bảo được tươisống lại càng có vai trò quan trọng hơn

Theo chiến lược phát triển kinh tế –xã hội của ngành thủy sản, đến năm

2010 tổng sản lượng thủy sản Việt Nam sẽ đạt khoảng trên 3,5 triệu tấn.Trong đó ưu tiên cho xuất khẩu khoảng 40% và theo số liệu của FAO sảnphẩm thủy sản dành cho chăn nuôi 30%, thì sản lượng còn lại dành cung cấpthực phẩm cho người Nếu so với lượng tiêu dùng thủy sản bình quân đầungười trên thế giới theo ước tính của FAO là 19,1 kg/người vào năm 1994 và

so với mức 27 kg/người/năm của các nước đang phát triển hiện nay thì ở nước

ta chưa đáp ứng được

2.1.2.1.2 Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, phân bón cho nông nghiệp

Sản phẩm phụ của ngành nuôi trồng thủy sản (các loại tôm cá tạp ), cácphụ, phế phẩm của các nhà máy chế biến thủy sản làm nguyên liệu cho cácnhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và một số loại thức ăn cho tôm cá

và theo số liệu của FAO sản phẩm thủy sản dành cho chăn nuôi chiếm khoảng30% Hàng năm ở Việt Nam đã sản xuất ra khoảng 40.000-50.000 tấn bột cálàm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm

và thức ăn cho tôm cá

2.1.2.1.3 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp

thực phẩm, dược phẩm, mỹ nghệ

Trang 29

Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản có thể cung cấp nguyên vật liệu chocác ngành khác như công nghiệp, nông nghiệp, y dược và công nghiệp quốcphòng, thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề liên quan.

Các sản phẩm của ngành nuôi trồng thủy sản ngoài chức năng làm thựcphẩm cho con người còn được sử dụng nhiều trong lĩnh vực khác Rất nhiềumặt hàng thủy sản là nguyên liêu cho các nhà máy chế biến đông lạnh như:tôm, cá, nhuyễn thể v v…, nguyên liệu cho các xí nghiệp dược phẩm như:Rong mơ, rong câu rong thuốc giun v v… sản xuất keo alginate, Aga aga,Iod, cồn, thuốc tẩy giun sán Hải mã, hải long, vỏ bào ngư là nguồn dược liệuquý và nổi tiếng, rất nhiều loại vỏ sinh vật nhuyễn thể có thể làm nguyên liệu

để sản xuất đồ mỹ nghệ xuất khẩu như: sản phẩm khảm trai, Ngọc trai, đồimồi Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đời sống nhân dân ngàycàng được nâng cao thì các sản phẩm nuôi trồng thủy sản ngày càng có xuhướng được sử dụng rộng rãi hơn Đồng thời, sự phát triển của ngành nuôitrồng thủy sản cũng kéo theo sự phát triển của các ngành liên quan Phát triểnnghề nuôi trồng thủy sản không chỉ hoàn thiện được cơ cấu sản xuất nôngnghiệp, duy trì cân bằng hệ sinh thái mà còn hình thành lên chiến lược khaithác, sử dụng tổng hợp tài nguyên trên lãnh thổ Việt Nam

Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản khuyến khích các vùng nông thônven biển thực hiện việc kinh doanh tổng hợp như: nông-lâm-chăn nuôi-nuôitrồng thủy sản tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất,nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh

Đồng thời, sự phát triển của ngành nuôi trồng thuỷ sản cũng kéo theo

sự phát triển của các ngành liên quan như công nghiệp chế biến thức ăn, côngnghiệp cơ khí, chế biến thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm, du lịch chữa bệnh, vàcác hoạt động dịch vụ…

2.1.2.1.4 Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng, tăng nguồn thu nhập

ngoại tệ cho đất nước

Trang 30

Sản phẩm thuỷ sản thương phẩm là sản phẩm xuất khẩu quan trọng củaViệt Nam, có tỉ xuất thu đổi ngoại tệ cao Theo dự tính của các ngành hữuquan, nếu thu đổi được 1 USD đối với các sản phẩm công nông nghiệp bìnhthường giá thành bình quân thu đổi từ 0,7-0,9 USD, trong khi đó giá thành thuđổi các mặt hàng nuôi trồng thủy sản tương đối thấp từ 0,3-0,5 USD Cùngvới các chính sách cải cách và mở cửa của nền kinh tế, mối quan hệ giữa sựphát triển ngành thủy sản Việt Nam và thị trường quốc tế ngày càng trở nênmật thiết Các ngành nuôi trồng thủy sản địa phương đã chủ trương phát triểnkinh tế hướng ngoại để tham gia vào thị trường cạnh tranh quốc tế, đẩy mạnhngành nuôi trồng thủy sản phát triển nhằm tạo ra ngoại tệ mạnh cho đất nước

Hiện nay hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được ưachuộng ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực Năm 1997 đã xuất khẩusang 46 nước, năm 1998 là 50 nước, năm 2004 là 60 nước, năm 2005 là 105nước, năm 2007 là 150 nước Kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào các thịtrường lớn cũng ngày một tăng Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của ngànhthủy sản đạt 761,5 triệu USD, năm 2005 đạt 2.650 triệu USD và năm 2006 đạt3.400 triệu USD

Đáng quan tâm trong cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu, nhóm sản phẩmtôm vẫn là mặt hàng chủ lực chiếm tỷ lệ ngày càng cao, trong đó tôm nuôichiếm tỷ trọng tương đối cao Năm 2004 tỷ lệ tôm chiếm 27,5% về khốilượng và 53% về giá trị kim ngạch xuất khẩu

Các đối tượng khác như: nhuyễn thể, cá song, cá hồng, cá ba sa, cá sặcrằn, cá quả, lươn, ba ba, ếch v v… xuất sống, phi lê đông lạnh cũng được cácthị trường ưa chuộng

Ở Nhật xu thế tiêu dùng hàng thủy sản thay cho thịt bình quân 71,5 kg/người và còn tiếp tục tăng Thị trường Mỹ và EU cũng có xu thế như vậy

Trang 31

Bảng 2.1: Sản lượng và giá trị sản phẩm thủy sản xuất khẩu chính ngạch

Nguồn: Tổng hợp trên hệ thống internet

Dự kiến năm 2005-2010 cơ cấu sản phẩm thủy sản của Việt Nam xuấtsang Nhật sẽ là 3234%, châu Á (kể cả Trung Quốc) là 2022%, Bắc Mỹ2022%, EU 1618%, thị trường khác là 810%

Dưới góc độ biến động về giá hàng thủy sản trên thế giới cho thấy giátôm và các loài cá đáy dự kiến tiếp tục tăng vào năm 2005 và 2010

2.1.2.1.5 Phát triển nuôi trồng thủy sản góp phần phát triển kinh tế–xã hội

Nghề nuôi trồng thuỷ sản tạo công ăn việc làm cho nhiều người laođộng, giúp bà con nông dân và ngư dân xoá đói giảm nghèo và tiến lên làmgiàu cho bản thân và cho quê hương Nguồn lao động ở các vùng nông thônhết sức phong phú nhưng do chịu sự hạn chế về thực lực cũng như quy mô vàtốc độ phát triển công nghiệp Việt Nam khiến cho một loạt lao động trẻ mới

Trang 32

rất khó được tiếp nhận Hiện nay, ở nông thôn Việt Nam cùng với sự nângcao về năng xuất lao động và trình độ thâm canh hoá sản xuất, hàng loạt laođộng nông thôn đã chuyển hướng sang sản xuất phi nông nghiệp Ngoài việcphát triển công nghiệp cho huyện thị nông thôn và làm nghề phụ tay trái thìnghề nuôi trồng thủy sản với ưu thế diện tích sản xuất lớn, đầu tư ít, đạt hiệuquả kinh tế cao đã kích thích những người nông dân “rời đất chứ không xaquê” đã mở ra cánh cửa vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quêhương mình

Với đặc thù nông thôn, ven biển mật độ dân số cao, trình độ dân tríthấp, hàng năm dân số tăng nhanh kéo theo sự gia tăng lao động dư thừa Bêncạnh đó một bộ phận lớn ngư dân làm nghề khai thác ven bờ do nguồn lợi cạnkiệt, khai thác kém hiệu quả, từng bước chuyển sang nuôi trồng thủy sản.Ngoài ra còn một bộ phận nông dân vừa sản xuất nông nghiệp, vừa nuôi trồngthủy sản, làm phong phú thêm cho nền văn minh lúa nước, đưa nền văn minhlúa nước lên cao hơn, hiện đại hơn

Phát triển nuôi trồng thủy sản làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn,tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện mức sống cho nông ngư dân Góp phầnxây dựng trật tự xã hội, an ninh nông thôn, vùng biển, biên giới, vùng sâu,vùng xa

2.1.3 Vị trí của ngành nuôi trồng thủy sản

Những năm gần đây, do việc khai thác quá mức ngư trường truyềnthống và việc khu đặc quyền kinh tế cách bờ 200 hải lý của các nước được

mở rộng khiến cho ngành khai thác thủy sản của rất nhiều quốc gia phải giảmnăng lực khai thác Đánh bắt xa bờ đã không còn đáp ứng đủ nhu cầu về sảnphẩm thủy sản đối với người dân của nhiều nước Chính vì vậy, rất nhiềuquốc gia đã rất coi trọng việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản Tổ chứclương thực thế giới (FAO) cho rằng: Nuôi trồng thủy sản đã trở thành cáchlàm nhanh nhất để tăng thêm nguồn đạm thủy sản cho nhân loại

Trang 33

Để tăng thêm nguồn thực phẩm thủy sản cho nhân loại Đặc biệt lànhững quốc gia có nghề cá phát triển như nước Mỹ và Nhật Bản đã tập trungchuyển hướng sang phát triển nghề nuôi trồng thủy sản Ngay từ những năm

60, Nhật Bản đã đề ra khẩu hiệu "Chuyển sự phát triển từ nghề khai thác thủysản sang nghề nuôi trồng thủy sản", sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 1957của Nhật Bản chỉ đạt 200.000 tấn đến năm 1986 đã lên đến 1.284.000 tấn.Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO), Dự kiến sản lượngnuôi trồng thủy sản sẽ chiếm khoảng 30% trong tổng sản lượng sản phẩmthủy sản

Lấy nuôi trồng là chính, kết hợp nuôi trồng thủy sản và khai thác thủysản, đây không chỉ là yêu cầu khách quan của việc phát triển ngành thủy sảnhiện nay ở Việt Nam mà còn là một xu hướng phát triển tất yếu của ngànhthủy sản trên thế giới Trong lịch sử phát triển ngành thủy sản, ngành khaithác được coi là phát triển sớm nhất Sự xuất hiện và phát triển của ngànhnuôi trồng đã đánh dấu một bước nhảy vọt trong lĩnh vực thủy sản, từ việccon người chỉ chờ đợi thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên đến việc tự chủđộng giành lấy các nguồn tài nguyên Đây chính là biểu hiện của sự tiến bộ xãhội Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã đem đến cho nhân loại viễn cảnh

có thể dựa vào ý trí của con người sản xuất ra sản phẩm thủy sản: tận dụnghết mức sức sản xuất của tài nguyên nước, sản xuất càng nhiều các sản phẩmthủy sản có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu sử dụng của con người

Thực tiễn trong và ngoài nước đã chứng minh, nếu biết coi trọng việcphát triển nuôi trồng thủy sản trong nước và trong khu vực thì sản xuất thủysản luôn đạt được sự phát triển ổn định và liên tục Vì vậy, việc phát triểnmạnh mẽ ngành nuôi trồng thủy sản là con đường tất yếu cho sự phát triểnngành thủy sản Tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành nuôi trồng thủy sảnkhiến cho vai trò và vị trí của ngành này trong nông nghiệp nói chung vàngành thủy sản nói riêng ngày càng thu hút được sự quan tâm của mọi người

Trang 34

Chính vì vậy ngành nuôi trồng thủy sản được coi là ngành kinh tế mũi nhọntrong cơ cấu kinh tế nông-lâm-ngư-công nghiệp và dịch vụ ở các vùng nôngthôn ven biển

(http://www.khafa.org.vn/?file=privateres/htm/xnk/tt_vt.htm.aspx)

2.1.4 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của nuôi trồng thuỷ sản

2.1.4.1 Nuôi trồng thủy sản là một ngành phát triển rộng khắp đất nước ta

và tương đối phức tạp hơn so với các ngành sản xuất vật chất khác

Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng là các loại động vật máu lạnh,sống trong môi trường nước, chịu ảnh hưởng trực tiếp của rất nhiều các yếu tốmôi trường như thuỷ lý, thuỷ hoá, thuỷ sinh do đó muốn cho các đối tượngnuôi trồng phát triển tốt con người phải tạo được môi trường sống phù hợpcho từng đối tượng Các biện pháp kỹ thuật sản xuất chỉ khi nào phù hợp vớicác yêu cầu sinh thái, phù hợp với quy luật sinh trưởng, phát triển và sinh sảncủa các đối tượng nuôi trồng thì mới giúp đối tượng nuôi phát triển tốt, đạtđược năng xuất, sản lượng cao và ổn định Hơn nữa, hoạt động nuôi trồngthủy sản là hoạt động sản xuất ngoài trời, các điều kiện sản xuất như khí hậu,thời tiết, các yếu tố môi trường …và sinh vật có ảnh hưởng, tác động qua lạilẫn nhau đồng thời luôn có sự biến đổi khôn lường Sức lao động cùng bỏ ranhư nhau nhưng chỉ gặp năm thời tiết thuận lợi (mưa thuận, gió hòa) mới cóthể đạt được năng xuất, sản lượng cao Mặt khác bờ biển Việt Nam khá dài,điều kiện khí hậu thời tiết của từng vùng có sự khác nhau do đó cùng một đốitượng nuôi nhưng ở những địa phương khác nhau thì mùa vụ sản xuất khácnhau và hiệu quả kinh tế của nó cũng không giống nhau, hơn nữa mức độ đầu

tư cơ sở hạ tầng cũng quyết định khả năng sản xuất và trình độ thâm canhcủa nghề nuôi trồng thủy sản Vì vậy, trong quá trình sản xuất, ngành nuôitrồng thủy sản vừa chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên, vừa phải chịu sựchi phối của quy luật kinh tế Do đó nuôi trồng thủy sản là một hoạt độngsản xuất rất phức tạp

Trang 35

Tính chất rộng khắp của ngành nuôi trồng thủy sản thể hiện nghề nuôitrồng thủy sản phát triển ở khắp các vùng trong nước từ đồng bằng, trung du,miền núi cho đến các vùng ven biển, ở đâu có đất đai diện tích mặt nước là ở

đó có thể phát triển nghề nuôi trồng thủy sản: từ hồ ao sông ngòi đến đầm phá

eo, vịnh … Mỗi vùng có điều kiện địa hình, khí hậu, thời tiết khác nhau, do

đó dẫn tới sự khác nhau về đối tượng sản xuất, về quy trình kỹ thuật, về mùa

vụ sản xuất Do đó trong công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất của ngành cầnlưu ý đến các vấn đề như: xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng các chỉtiêu kế hoạch, chính sách giá cả, đầu tư cho phù hợp đối với từng khu vực,từng vùng lãnh thổ

2.1.4.2 Trong nuôi trồng thủy sản đất đai diện tích mặt nước vừa là tư liệu

sản xuất chủ yếu vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được

Đất đai diện tích mặt nước là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngànhsản xuất, nhưng nội dung kinh tế của chúng lại rất khác nhau Trong cácngành kinh tế khác, đất đai chỉ là nền móng xây dựng nhà máy công xưởng,trụ sở phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh Trái lại trong nuôi trồng thủysản đất đai diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tư liệu sảnxuất đặc biệt không thể thay thế được, không có đất đai diện tích mặt nước thìchúng ta không thể tiến hành nuôi trồng thủy sản được

Đất đai là tư liệu sản xuất, song nó là tư liệu sản xuất đặc biệt, khác vớicác tư lệu sản xuất khác là: Diện tích của chúng có giới hạn, vị trí của chúng

cố định, sức sản xuất của chúng thì không có giới hạn và nếu biết sử dụng hợp

lý thì đất đai diện tích mặt nước không bị hao mòn đi mà còn còn tốt hơn nên(tức là độ phì nhiêu, độ màu mỡ của đất đai diện tích mặt nước ngày mộttăng) mặt khác đất đai diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất không đồng nhất

về chất lượng do cấu tạo thổ nhưỡng, địa hình, vị trí dẫn đến độ màu mỡ củađất đai diện tích mặt nước giữa các vùng thường là khác nhau Chính vì vậy

Trang 36

khi sử dụng đất đai diện tích mặt nước phải hết sức tiết kiệm, phải quản lýchặt chẽ đất đai diện tích mặt nước trên cả ba mặt, pháp chế, kinh tế, kỹ thuật.

Về mặt pháp chế: Phải quản lý chặt chẽ các loại đất đai diện tích mặt

nước có khả năng nuôi trồng thủy sản, phân vùng quy hoạch đưa vào sản xuấttheo hướng thâm canh và chuyên canh

Về mặt kỹ thuật: Cần xác định đúng đắn các đối tượng nuôi trồng, cho

phù hợp với từng vùng, đồng thời cần quan tâm đến việc sử dụng, bồi dưỡng

và nâng cao độ phì nhiêu của đất đai diện tích mặt nước

Về mặt kinh tế: Mọi biện pháp quản lý sử dụng đất đai diện tích mặt

nước phải đưa đến kết quả đất đai diện tích mặt nước cho năng xuất cao vàkhông ngừng được cải tạo

Phát triển ngành nuôi trồng thủy sản không những không chiếm dụngđất nông nghiệp mà còn có thể tác động trợ giúp cho sự phát triển của cácngành khác như nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc Những nămgần đây, các tỉnh thuộc vùng duyên hải Việt Nam đã áp dụng cách thức “đào

ao, cải tạo ruộng” để tiến hành khai thác tổng hợp Việc làm này không phảilấn chiếm đất canh tác mà còn tạo ra đất canh tác, coi việc phát triển ngànhnuôi trồng thủy sản làm động lực kéo theo các ngành khác cùng phát triểnnhư: ngành trồng cây công nghiệp, ngành trồng cây ăn quả, ngành chăn nuôigia súc và công nghiệp phụ trợ Những bãi bồi ven biển và những vùng đấttrũng phèn sau một số năm được cải tạo để nuôi trồng thủy sản đã biến thànhnhững đồng ruộng màu mỡ, phì nhiêu có thể phục vụ cho sản xuất nôngnghiệp

2.1.4.3 Nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ cao

Trong nuôi trồng thủy sản ngoài sự tác động trực tiếp của con người,các đối tượng nuôi còn chịu sự tác động của môi trường tự nhiên Vì vậytrong nuôi trồng thủy sản, quá trình tái sản xuất kinh tế xen kẽ với quá trìnhtái sản xuất tự nhiên, thời gian lao động không hoàn toàn ăn khớp với thời

Trang 37

gian sản xuất do đó nghề nuôi trồng thủy sản mang tính thời vụ rất rõ rệt.Theo Lê- nin: “Thời gian mà lao động có tác dụng đối với sản phẩm, thời gian

đó gọi là thời gian lao động, còn thời gian sản xuất tức là thời gian mà sảnphẩm đang trong lĩnh vực sản xuất, nó bao hàm cả thời gian mà lao độngkhông có tác dụng đối với sản phẩm ”

Nhân tố cơ bản quyết định tính thời vụ là quy luật sinh trưởng và pháttriển của các đối tượng nuôi trồng, những biểu hiện chủ yếu của tính thời vụtrong nuôi trồng thủy sản là:

- Đối với mỗi đối tượng nuôi trồng, các giai đoạn sinh trưởng, pháttriển diễn ra trong các khoảng thời gian khác nhau của mùa vụ sản xuất đòihỏi thời gian, hình thức và mức độ tác động trực tiếp của con người tới chúngkhác nhau Có thời gian đòi hỏi lao động căng thẳng, có thời gian ít căngthẳng

- Cùng một đối tượng nuôi trồng thủy sản nhưng ở những vùng có điềukiện khí hậu thời tiết khác nhau thường có mùa vụ sản xuất khác nhau

- Các đối tượng nuôi trồng thủy sản khác nhau có mùa vụ sản xuấtkhác nhau

Tính thời vụ của nuôi trồng thủy sản có xu hướng dẫn tới tính thời vụtrong việc sử dụng các yếu tố sản xuất nhất là sức lao động, công cụ lao động

và đất đai diện tích mặt nước

Do điều kiện lao động thủ công, điều kiện tự nhiên, thời tiết diễn biếnbất thường, tính thời vụ trong nuôi trồng thủy sản càng gây nên nhiều vấn đềphức tạp trong tổ chức quản lý sản xuất và kinh doanh

Mặt khác tính thời vụ của ngành nuôi trồng thủy sản còn ảnh hưởng

và đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có kế hoạch và tổ chức thực hiện tốtviệc thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm (bao gồm cả xác định giá bán theo mùacho phù hợp)

Trang 38

2.1.4.4 Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản

là những cơ thể sống

Đối tượng sản xuất của ngành nuôi trồng thủy sản là những cơ thểsống- là các loại động thực vật thủy sản chúng sinh trưởng, phát sinh, pháttriển và phát dục theo các quy luật sinh học nên con người phải tạo được môitrường sống phù hợp cho từng đối tượng mới có thể thúc đẩy khả năng sinhtrưởng và phát triển của nó Các biện pháp kỹ thuật sản xuất của con ngườichỉ khi nào phù hợp với quy luật sinh trưởng, phát triển và sinh sản của độngthực vật thủy sản mới có thể thu được năng xuất và sản lượng cao Do đótrong quá trình sản xuất các đối tượng nuôi luôn luôn đòi hỏi sự tác độngthích hợp của con người và tự nhiên để sinh trưởng và phát triển Vì thế cóhàng loạt các vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết để nâng cao năng xuất các đốitượng nuôi trồng thủy sản như: Nâng cao chất lượng con giống, quản lý tốtcác yếu tố môi trường và xây dựng các quy trình sản xuất tiên tiên cho năngxuất cao

2.1.4.5 Một số sản phẩm thủy sản sản xuất ra được giữ lại làm giống để

tham gia vào quá trình tái sản xuất sau

Trong nuôi trồng thủy sản một số sản phẩm như: Đàn cá thịt, tôm thịtđược bình tuyển lựa chọn làm cá bố mẹ hoặc tôm bố mẹ để cho đẻ trong quytrình sản xuất tiếp theo Do đó trong sản xuất kinh doanh và trong quá trìnhphát triển các doanh nghiệp phải có chế độ lựa chọn sản xuất và nhân ra cácloại giống tốt, đồng thời Bộ Thủy sản phải chủ trương xây dựng được một hệthống giống quốc gia, hệ thống giống cho từng vùng từng khu vực Hệ thốnggiống quốc gia bao gồm:

 Các trung tâm tâm giống trực thuộc bộ có nhiệm vụ

- Chọn tạo giống, lưu giữ, nuôi dưỡng giống gốc để nhân ra giống ông bà cấp chocác trung tâm, trại giống của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Trang 39

- Chuyển giao giống mới, công nghệ mới về giống, về thức ăn, phòngtrị bệnh, quản lý môi trường cho các tỉnh, thành phố

 Các trung tâm giống khu vực thuộc Sở Thủy sản –Sở Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn làm nhiệm vụ

- Nhận giống thuần chủng từ các trung tâm giống trực thuộc bộ lưu giữ

và nhân ra, chuyển giao giống mới, công nghệ mới cho người sản xuất

- Chọn lọc, lưu giữ và nhân ra các dòng, các phẩm giống của địa phương

2.1.4.6 Ngoài những đặc điểm chung nói trên, nuôi

trồng thủy sản Việt Nam còn có một số đặc điểm riêng đó là:

 Ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam có từ lâu đời song hiệntại vẫn trong tình trạng của một nền sản xuất nhỏ, phân tán, lao động chủ yếucòn là thủ công

- Cơ cấu ngành thủy sản đang chuyển dịch theo yêu cầu của sự nghiệpCNH - HĐH và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Do đó ngành nuôi trồng thủy sản phải thấy hết nhữngtồn tại khó khăn của nền sản xuất nhỏ đó là: cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp,trình độ văn hóa khoa học kỹ thuật và quản lý của cán bộ nông dân ở nhiềunơi nhất là các vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa còn quá yếu kém, tâm lýngười sản xuất nhỏ phân tán bảo thủ lạc hậu v v… Để quản lý sản xuất kinhdoanh đạt hiệu quả cao

- Phải nhận thức đúng tính tất yếu của sự tồn tại nhiều hình thức sở hữutrong ngành nuôi trồng thủy sản, trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần

và thực hiện tốt những quy định của nhà nước về đổi mới quản lý kinh tếtrong nuôi trồng thủy sản nhất là các doanh nghiệp quốc doanh và các doanhnghiệp tập thể

Trang 40

 Trong nuôi trồng thủy sản đất đai diện tích mặt nước phân bốkhông đều giữa các vùng cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý các doanhnghiệp nuôi trồng thủy sản

Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản phải có kếhoạch khai thác, sử dụng đầy đủ các loại đất đai diện tích mặt nước hiện có,mặt khác phải tiến hành cân đối lao động, bồi dưỡng và nâng cao trình độ laođộng, đặc biệt là ở các vùng sâu và vùng xa

 Nghề nuôi trồng thủy sản Việt Nam chịu ảnh hưởng của khí hậunhiệt đới ẩm có pha trộn ít khí hậu vùng ôn đới

Tài nguyên khí hậu một mặt tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành nuôi trồngthủy sản: Có thể nuôi trồng được nhiều đối tượng có nguồn gốc từ vùng nhiệtđới (cá tra, cá basa, cá tai tượng, cá bống tượng, cá mè vinh, cá sặc rằn, tômcàng xanh…) và cả những đối tượng có nguồn gốc từ các vùng ôn đới (cá mè,

cá trôi, cá trắm, cá chép…), đồng thời lại có thể nuôi trồng được nhiều vụtrong năm Mặt khác khí hậu nước ta cũng gây ra những khó khăn phức tạpcho ngành nuôi trồng thủy sản như: bão lụt, gió mùa đông bắc, sương muối,các vùng ven biển sóng gió thủy triều, sóng thần…Do đó doanh nghiệp nuôitrồng thủy sản cần có những phương án đề phòng để chinh phục và cải tạothiên nhiên, đảm bảo năng xuất sản lượng cao và ổn định

Tóm lại việc nghiên cứu các đặc điểm của nghề nuôi trồng thủy sản chothấy chúng tác động một cách tổng thể đến toàn bộ công tác tổ chức và quản

lý sản xuất trong các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Nghiên cứu vận dụngchúng để kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao

2.1.5 Đặc trưng nuôi trồng thuỷ sản vùng ven biển Bắc Bộ

Vùng ven biển cửa sông Bắc Bộ từ Quảng Ninh đến Ninh Bình nằmtrong hệ toạ độ địa lý từ 21033’ đến 19059’ vĩ độ Bắc và từ 108015’ đến

106002’ độ kinh Đông Đây là vùng duyên hải Đông Bắc Quảng Ninh và dảiven biển của châu thổ Sông Hồng – sông Thái Bình, có đường bờ biển kéo dài

Ngày đăng: 03/05/2016, 20:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Nguyễn Chu Hồi, Cao Lệ Quyên (2005). “Hiện trạng và định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển Đông Bắc Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và công nghệ biển, số 3/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện trạng và định hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển Đông Bắc Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Chu Hồi, Cao Lệ Quyên
Năm: 2005
6.Ts. Nguyễn Việt Thắng - Thứ trưởng Bộ Thuỷ Sản (2005). “Một số chủ trương phát triển bền vững ngành thuỷ sản”, Tạp chí Thuỷ Sản, số 8/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chủ trương phát triển bền vững ngành thuỷ sản
Tác giả: Ts. Nguyễn Việt Thắng - Thứ trưởng Bộ Thuỷ Sản
Năm: 2005
11. “Giảm 35.000 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong năm 2009”. Nguồn http://www.fistenet.gov.vn/details.asp?Object=1015068&amp;news_ID=11153491, cập nhập ngày 11/01/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảm 35.000 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong năm 2009
12. “Nuôi trồng thủy sản là câu trả lời cho nền nông nghiệp của Thái Lan”. Nguồn: http://www.hcmbiotech.com.vn/news_detail.php?cateid=10&amp;id=449 cập nhập ngày 03/11/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi trồng thủy sản là câu trả lời cho nền nông nghiệp của Thái Lan
13. “Cuộc cách mạng trong nuôi trồng thủy sản ở Thái Lan”. Nguồn: http://www.vietfish.com/vn/detail.php?id=9&amp;&amp;actitle=594 cập nhập ngày (19/08) 14. “Philippin: Sản lượng thủy sản nuôi giá trị cao tăng mạnh”. Nguồn:http://vietchinabusiness.vn/th-gii/chau-a/714-philippin-san-luong-thuy-san-nuoi-gia-tri-cao-tang-manh.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc cách mạng trong nuôi trồng thủy sản ở Thái Lan”. Nguồn: http://www.vietfish.com/vn/detail.php?id=9&&actitle=594 cập nhập ngày (19/08)14. “Philippin: Sản lượng thủy sản nuôi giá trị cao tăng mạnh
15. “Campuchia phát triển sản xuất con giống hải sản”. Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/Home/Campuchia-phat-trien-san-xuat-con-giong-hai-san/20098/15677.vnplus. Cập nhập ngày 29/08/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Campuchia phát triển sản xuất con giống hải sản
16. “Trung Quốc là nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới”. Nguồn: http://www.khuyennongvn.gov.vn/f1-nn-the-gioi/trung-quoc-la-nuoc-xuat-khau-thuy-san-lon-nhat-the-gioi. Cập nhật ngày 28/08/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc là nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới
17. “Ngành nuôi trồng thủy sản Trung Quốc phát triển mạnh”. Nguồn: http://www.langson.vn/langsonqt/?q=node/41657 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành nuôi trồng thủy sản Trung Quốc phát triển mạnh
18. “Ninh Bình: Ổn định sản xuất ở vùng nuôi trồng thuỷ sản Kim Sơn”. Nguồn: http://www.vietlinh.com.vn/dbase/VLTTShowContent.asp?ID=6254Ngày cập nhật trên web Việt Linh: 22/6/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ninh Bình: Ổn định sản xuất ở vùng nuôi trồng thuỷ sản Kim Sơn
20. “Dự án nuôi trồng thủy sản ở Hải Phòng: Bao giờ tôm đẻ...”. Nguồn: http://hoaphuongdo.vn/news/phan-tich-va-binh-luan/357-d-an-nuoi-trng-thy-sn--hi-phong-bao-gi-tom-.html. Cập nhập ngày 27/8/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án nuôi trồng thủy sản ở Hải Phòng: Bao giờ tôm đẻ
21. “Để nuôi trồng thủy sản vụ Xuân Hè thắng lợi”. Nguồn: http://baohatinh.vn/home/kinh-te/de-nuoi-trong-thuy-san-vu-xuan-he-thang-loi/1k50558.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Để nuôi trồng thủy sản vụ Xuân Hè thắng lợi
22. “Ngành Thuỷ sản Nam Định Phát triển mạnh trên cả ba chương trình”. Nguồn: http://www.namdinh.gov.vn/Quangba/tiengviet/300.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành Thuỷ sản Nam Định Phát triển mạnh trên cả ba chương trình
23. “Nuôi trồng thủy sản, góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích mặt nước”. Nguồn: http://www.baomoi.com/Info/Nuoi-trong-thuy-san-gop-phan-nang-cao-gia-tri-thu-nhap-tren-don-vi-dien-tich-mat-nuoc/45/3366350.epi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi trồng thủy sản, góp phần nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích mặt nước
24. Phạm Văn Hùng (2007). “ Đánh giá hiệu quả một số mô hình nuôi trồng thuỷ sản của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả một số mô hình nuôi trồng thuỷ sản của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Tác giả: Phạm Văn Hùng
Năm: 2007
25. Tạ Thị Kim Anh (2009). “ Phân tích hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thuỷ sản của các hộ nông dân ở xã Thái Đô - huyện Thái Thuỵ - tỉnh Thái Bình” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thuỷ sản của các hộ nông dân ở xã Thái Đô - huyện Thái Thuỵ - tỉnh Thái Bình
Tác giả: Tạ Thị Kim Anh
Năm: 2009
26. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Nguyễn Quỳnh Lan (2004). “ Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện Tiền Hải - Tỉnh Thái Bình” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản vùng ven biển huyện Tiền Hải - Tỉnh Thái Bình
Tác giả: Luận văn thạc sỹ kinh tế, Nguyễn Quỳnh Lan
Năm: 2004
19. “Ninh Bình: Nhân rộng mô hình nuôi tôm sú xen cá rô phi đơn tính. Nguồn: http://agriviet.com/vlnt/10086-ninh-binh:-nhan-rong-mo-hinh-nuoi-tom-su-xen-ca-ro-phi-don-tinh.html. Ngày cập nhật trên web Việt Linh: 2/3/2010 Link
1. PGS.Ts Nguyễn Thanh Phương, PGS.Ts Trần Ngọc Hải, PGS.Ts Dương Nhật Long (12/2009). Giáo trình nuôi trồng thuỷ sản, Khoa Thuỷ Sản, Trường Đại Học Cần Thơ Khác
2. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997). Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Khác
3. Vũ Đình Thắng, Nguyễn Viết Trung (2005). Giáo trình kinh tế thuỷ sản, Nhà xuất bản Lao Động xã hội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w