1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tình hình phát triển nghề nuôi cá bống bớp tại thị trấn rạng đông, huyện nghĩa hưng, tỉnh nam định

105 419 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,2 MB
File đính kèm cá Bống Bớp Nam Định.rar (146 KB)

Nội dung

1.2.1. Mục tiêu chung Thông qua đánh giá thực trạng nuôi cá Bống Bớp hiện nay của các hộ nông dân tại thị trấn Rạng Đông và nguyên nhân của thực trạng đó, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá Bống Bớp tại địa phương trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài. Đánh giá đầy đủ các nguồn lực phục vụ cho nghề NTTS nói chung của địa phương. Phản ánh thực trạng nuôi cá Bống Bớp trên địa bàn thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng đó cũng như những thuận lợi và khó khăn mà các hộ gặp phải trong quá trình phát triển nghề nuôi các Bống Bớp ở thị trấn Rạng Đông. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá Bống Bớp tại địa phương trong thời gian tới.

Trang 1

PHẦN THỨ NHẤT

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngành sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp là một trong những ngành sản xuấtvật chất quan trọng và có thế mạnh của Việt Nam Đặc biệt trong đó ngành ngưnghiệp nói chung và nghề nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) nói riêng là ngành kinh tế cótốc độ phát triển nhanh trong thời gian vừa qua Từ chỗ yếu kém đầu thập kỷ 90 đếnnăm 2004 giá trị xuất khẩu (XK) các sản phẩm của ngành Thuỷ sản đạt trên 2 tỷUSD, chiếm gần 10% kim ngạch XK của cả nước, và đến nay thuỷ sản đã trở thànhngành kinh tế chủ đạo với kim ngạch XK đứng thứ 3 trong giá trị XK của cả nước.Tuy nhiên phần lớn các sản phẩm thuỷ sản được thu chủ yếu từ hoạt động đánh bắt

do đó đã gây ra những hậu quả xấu cho môi trường, đồng thời làm cho nhiều loàisinh vật biển đặc biệt là những loài tôm cá sống gần bờ đứng trước nguy cơ tuyệtchủng

Trước tình hình đó NTTS được xem là một giải pháp quan trọng nhằm giảmbớt sức ép từ việc khai thác Đây là một giải pháp hết sức quan trọng và đúng đắn,một mặt hạn chế được việc khai thác thuỷ sản một cách ồ ạt như hiện nay, mặt kháclại tận dụng được những ưu đãi đặc biệt mà thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam gópphần phát triển ngành thuỷ sản theo hướng bền vững Nhận thức được tầm quantrọng của hoạt động NTTS, thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủtrương, chính sách khuyến khích hoạt động này phát triển trên quy mô khắp cảnước Các địa phương tùy theo các điều kiện của riêng mình mà có những hướngphát triển phù hợp với các sản phẩm khác nhau nhằm tận dụng tối đa các điều kiệnthuận lợi và các nguồn lực sẵn có để đem lại hiệu quả cao nhất, góp phần thúc đấykinh tế địa phương phát triển, giải quyết công ăn, việc làm tăng thu nhập và cảithiện cuộc sống cho nhiều hộ nông dân đặc biệt là các hộ nông dân ở ven biển

Rạng Đông là một thị trấn ven biển ở phía nam huyện Nghĩa Hưng, tỉnh NamĐịnh Nuôi trồng thủy sản là một nghề có truyền thống từ rất lâu với nhiều loại thủysản khác nhau, trong đó nuôi cá Bống Bớp là nghề đã và đang được quan tâm của

Trang 2

các hộ nuôi ở đây Cá Bống Bớp là một loại cá phù hợp với các điều kiện phát triểntại địa phương Có rất nhiều nơi đã nuôi loại cá này nhưng không nơi đâu cho chấtlượng bằng nơi đây Thời gian vừa qua diện tích nuôi cá Bống Bớp đã được mởrộng nhiều song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thực tế của vùng Kết quả vàhiệu quả kinh tế của ngành còn nhiều hạn chế Vậy đâu là nguyên nhân của tìnhtrạng đó và các giải pháp khắc phục là gì để thúc đẩy nghề nuôi cá Bống Bớp ở thịtrấn Rạng Đông ngày càng phát triển trong thời gian tới.

Trước tình hình và với yêu cầu thực tế đặt ra chúng tôi tiến hành lựa chọn đề

tài: “Nghiên cứu tình hình phát triển nghề nuôi cá Bống Bớp tại thị trấn Rạng

Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Thông qua đánh giá thực trạng nuôi cá Bống Bớp hiện nay của các hộ nôngdân tại thị trấn Rạng Đông và nguyên nhân của thực trạng đó, trên cơ sở đó đề xuấtmột số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cá Bống Bớp tại địaphương trong thời gian tới

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài

- Đánh giá đầy đủ các nguồn lực phục vụ cho nghề NTTS nói chung của địaphương

- Phản ánh thực trạng nuôi cá Bống Bớp trên địa bàn thị trấn Rạng Đông,huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng đó cũng như những thuậnlợi và khó khăn mà các hộ gặp phải trong quá trình phát triển nghề nuôi các BốngBớp ở thị trấn Rạng Đông

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nghề nuôi cáBống Bớp tại địa phương trong thời gian tới

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ nông dân nuôi cá Bống Bớp và các

Trang 3

đơn vị cũng như các vấn đề kinh tế, tổ chức có liên quan đến việc nuôi các BốngBớp tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung vào đánh giá tình hình phát triển nghềnuôi cá Bống Bớp tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, đềxuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy nghề nuôi cá Bống Bớp ở thị trấntrong thời gian tới

Trang 4

PHẦN THỨ HAI TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1.1 Các khái niệm về phát triển

- Khái niệm phát triển

Phát triển được coi như tiến trình chuyển biến của xã hội, là chuỗi nhữngbiến chuyển có mối quan hệ qua lại với nhau Sự tồn tại và phát triển của một xã hộihôm nay là sự kế thừa những di sản đã diễn ra trong quá khứ

Phát triển theo khái niệm chung nhất là việc nâng cao hạnh phúc của ngườidân, bao hàm nâng cao các chuẩn mực sống, cải thiện các điều kiện giáo dục, sứckhỏe, sự bình đẳng về các cơ hội,… Ngoài ra việc đảm bảo các quyền về chính trị

và công dân là những mục tiêu rộng hơn của phát triển

Phát triển là việc tạo điều kiện cho con người sinh sống ở bất cứ nơi nào đềuđược thỏa mãn các nhu cầu sống của mình, có mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ tốt,đảm bảo chất lượng cuộc sống, có trình độ học vấn cao, được hưởng những thànhtựu về văn hóa và tinh thần, có đủ điều kiện cho một môi trường sống lành mạnh,được hưởng các quyền cơ bản của con người và được đảm bảo an ninh, an toànkhông có bạo lực (TS Mai Thanh Cúc, TS Quyền Đình Hà, 2005)

Phát triển còn được hiểu là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất vàtinh thần của con người bằng mở rộng sản xuất

- Khái niệm phát triển kinh tế

Trong kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh tế trongmột thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng lên về quy mô sản lượng sản phẩm, sựhoàn thiện về cơ cấu kinh tế và việc nâng cao chất lượng mọi mặt của cuộc sống

Irma Adelman cho rằng tăng trưởng kinh tế để phân biệt với tăng trưởngkinh tế đơn thuần bao gồm: (1) sự tăng trưởng tự ổn định; (2) sự thay đổi cơ cấu vềhình thức trong hình thái sản xuất; (3) sự tiến bộ về công nghệ; (4) sự hiện đại hóa

về xã hội chính trị và thể chế; và (5) sự cải thiện sâu rộng về khía cạnh con người

Trang 5

Theo Ngân hàng Thế giới (WB) thì phát triển kinh tế trước hết là sự tăngtrưởng kinh tế nhưng còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quankhác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự docủa con người.

Theo Malcom Gillis cho rằng phát triển kinh tế, bên cạnh sự tăng thu nhậpbình quân đầu người còn bao gồm sự thay đổi cơ bản cơ cấu nền kinh tế

Như vậy, có thể hiểu phát triển kinh tế trước hết là sự gia tăng nhiều hơn về

số lượng và chất lượng sản phẩm, sự đa dạng về chủng loại của nền kinh tế Đồngthời phát triển còn là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trên tất cả các khía cạnhcủa nền kinh tế, xã hội

- Phát triển bền vững (PTBV)

Từ thập niên 70, 80 của thế kỷ 20, khi tăng trưởng kinh tế của nhiều nướctrên thế giới đã đạt được tốc độ khá cao, người ta bắt đầu có những lo nghĩ đến ảnhhưởng tiêu cực của sự tăng trưởng nhanh đó đến tương lai con người và vấn đềPTBV được đặt ra Theo thời gian quan điểm về PTBV ngày càng được hoàn thiện

Năm 1987, vấn đề về PTBV được WB đề cập lần đầu tiên, theo đó PTBV là

“… Sự đáp ứng của nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứngnhu cầu của các thế hệ tương lai” Quan điểm đầu tiên về PTBV của WB chủ yếunhấn mạnh khía cạnh sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảomôi trường sống cho con người trong quá trình phát triển

Ngày nay, quan điểm về PTBV được đề cập một cách đầy đủ hơn, bên cạnh yếu

tố môi trường tài nguyên thiên nhiên, yếu tố môi trường xã hội được đặt ra ý nghĩaquan trọng Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về PTBV ở Johannesburg (Cộng hòa NamPhi) năm 2002 đã xác định: “PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp

lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề

xã hội và bảo vệ môi trường Tiêu chí đánh giá sự PTBV là sự tăng trưởng kinh tế ổnđịnh; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tàinguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống”

Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm về PTBV trong Chiến lược pháttriển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2010: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững

Trang 6

Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”,gắn sự phát triển kinh tế với sự ổn định chính trị - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.

2.1.1.2 Khái niệm về nuôi trồng thuỷ sản

- Khái niệm về NTTS: NTTS là mô hình sản xuất và có thể hiểu là một hìnhthức tổ chức sản xuất cơ sở trong ngư nghiệp với mục đích chủ yếu là sản xuất sảnphẩm TS hàng hoá để bán ra thị trường, có sự tập trung mặt nước - TLSX chính ởmột địa bàn nhất định (Phạm Thị Hồng Vân, 2003)

Theo FAO (2008) thì NTTS (tiếng Anh: Aquaculture) là nuôi các thủy sinhvật trong môi trường nước ngọt và lợ/mặn, bao gồm áp dụng các kỹ thuật vào quytrình nuôi nhằm nâng cao năng suất; thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể

2.1.2 Vai trò, ý nghĩa của nuôi trồng thuỷ sản

TS là ngành kinh tế rất vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế có cơ cấu kinh

tế Nông nghiệp vẫn còn chiếm ưu thế lớn như nền kinh tế nước ta Đặc biệt tronggiai đoạn hiện nay, với sự lớn mạnh không ngừng của mình, ngành thuỷ sản vàNTTS đang từng bước khẳng định vị thế quan trọng trong việc góp phần phát triểntoàn diện kinh tế đất nước Cụ thể như sau:

- Thứ nhất, ngành thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn củaquốc gia

- Thứ hai, góp phần mở rộng quan hệ thương mại quốc tế

- Thứ ba, vai trò của ngành thuỷ sản trong an ninh lương thực quốc gia, tạoviệc làm, xoá đói giảm nghèo

Đặc biệt do sản xuất của nhiều lĩnh vực như khai thác, NTTS chủ yếu là ởquy mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút lực lượng lao động, tạo nênnguồn thu nhập quan trọng góp phần xóa đói giảm nghèo

2.1.3 Đặc điểm và quy trình kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi cá Bống Bớp nói riêng

2.1.3.1 Đặc điểm và quy trình nuôi trồng thuỷ sản

a Đặc điểm nuôi trồng thuỷ sản

- Đối tượng của NTTS rất đa dạng và phong phú Chúng là những cá thểsống trong môi truờng nước, tuân theo những quy luật sinh trưởng và phát triển của

Trang 7

riêng nó Hoạt động sống của chúng nhờ vào các chất dinh dưỡng lấy từ thực vật,khí CO2, khí O2 hoà tan trong nước Những động vật thuỷ sinh này là nguồn tàinguyên hết sức nhạy cảm, có khả năng tái tạo nhưng cũng rất dễ bị bệnh hàng loạt

và hầu như không có khả năng cứu chữa kịp thời Trong số các loài là đối tượng củaNTTS có rất nhiều loài động vật, thực vật có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao

- NTTS có thể tiến hành ở nhiều loại hình mặt nước khác nhau như: Sông,

hồ, ao, biển, nước ngọt, nước lợ, nước mặn, nước đứng, nước chảy,… Sự đa dạngtrong các loại hình mặt nước NTTS đã góp phần làm đa dạng đối tượng nuôi củangành NTTS Trên cùng một diện tích có thể kết hợp nuôi nhiều loài khác nhau đểtận dụng hết không gian và nguồn thức ăn (TĂ) tự nhiên có sẵn

- Quá trình NTTS là quá trình mà tác động nhân tạo xen kẽ với tác động tựnhiên nên thời gian sản xuất và thời gian lao động không trùng nhau Từ đặc điểmnày đã dẫn đến tính thời vụ trong NTTS

- Trong NTTS tỷ lệ sống của con giống phụ thuộc lớn vào trình độ kỹ thuậtcủa người nuôi và chất lượng con giống Hầu hết các loài thuỷ sản có độ nhạy cảmrất cao nên tỷ lệ sống của chúng còn thấp Vì vậy khâu nhân giống, chọn mua giống

và kỹ thuật nuôi cần được quan tâm nhiều hơn nữa trong thời gian tới để đảm bảotính hiệu quả trong quá trình nuôi

- NTTS đòi hỏi các dịch vụ phụ trợ lớn đặc biệt về giống, TĂ, hệ thống tíndụng ngân hàng, hệ thống khuyến nông Các hệ thống dịch vụ này hoạt động tốt,được quan tâm phát triển sẽ tạo điều kiện cho NTTS được mở rộng và phát triển

- Sản phẩm ngành NTTS khó bảo quản, dễ hư hỏng vì chúng có hàm lượngnước và dinh dưỡng cao Đó là môi trường thuận lợi cho các loài vi khuẩn xâmnhập và phá huỷ sản phẩm Do đó song song với việc mở rộng quy mô, phát triểnNTTS phải phát triển đồng bộ hệ thống giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật để giảiquyết tốt khâu tiêu thụ, bảo quản và chế biến sản phẩm

b Quy trình nuôi trồng thuỷ sản

NTTS có rất nhiều đối tượng khác nhau, mỗi loại có những quy trình nuôiphù hợp với các đặc tính của riêng nó nhưng nhìn chung quy trình nuôi trong NTTSgồm các bước sau:

Trang 8

Bước 1: Chọn địa điểm nuôi và xây dựng ao nuôi Đây là bước ban đầu củaquá trình nuôi nhưng là bước rất quan trọng Mỗi loài thuỷ sản phù hợp với mộtnguồn nước, tầng nước khác nhau nên có những nơi sống phù hợp khác nhau.

Bước 2: Cải tạo ao và gây màu nước

- Cải tạo ao có tác dụng: Làm cho đất thông thoáng, kích thích sinh vật TĂ,động vật đáy phát triển tạo cơ sở TĂ tự nhiên trong ao; giúp tiêu diệt các sinh vật cóhại do làm gián đoạn một chu kỳ phát triển của chúng

- Gây màu nước nhằm: Ngăn cản ánh sáng, tạo một phần cơ sở TĂ làphương pháp kiểm tra chất lượng nước an toàn nhất

Bước 3: Thả giống Trong bước này cần chú ý tới các yếu tố sau: mùa vụ thảgiống, kích cỡ và mật độ thả

Bước 4: Quản lý chăm sóc Đây là khâu quan trọng nhất quyết định đến năngsuất NTTS Trong khâu này cần phải quan tâm đến lượng TĂ, thời gian cho ăntrong từng giai đoạn, chất lượng TĂ, tỷ lệ phối trộn các loại TĂ, thời gian thaynước và công tác phòng chống các loại dịch bệnh cho các đối tượng nuôi

Bước 5: Thu hoạch Cần phải lựa chọn thời điểm thu hoạch phù hợp khi màkhả năng sinh trưỏng của cá bắt đầu giảm xuống để rút ngắn tối đa thời gian nuôikhông hiệu quả, tiết kiệm được chi phí TĂ và công lao động chăm sóc

2.1.3.2 Đặc điểm và quy trình nuôi cá Bống Bớp

a Đặc điểm hoạt động nuôi cá Bống Bớp

Cá Bống Bớp là loài cá nước lợ sống ở vùng triều cửa sông ven biển, trongcác ao đầm nước lợ Cá có thân hình trụ tròn hơi dẹt bên, bắp đuôi dài khỏe, đầu hơidẹt bằng, thân phủ vây rất nhỏ Toàn thân tròn nhớt, góc vây đuôi có chấm đen tohình tròn hoặc hình trứng xung quanh viền trắng Cá Bống Bớp có tỷ lệ thịt nhiều,thơm ngon, giàu protein, tỷ lệ mỡ 12,1% chủ yếu là các axit béo không no nên cólợi cho sức khỏe người tiêu dùng Trong nuôi thương phẩm cá dễ nuôi và có khảnăng chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt của miền Bắc, ít bệnh tật, chịuđược ngưỡng ôxi thấp, có thể vận chuyển đi xa dễ dàng và thuận lợi theo phươngpháp hở khô do cá có cơ quan hô hấp phụ Cá có thể nhịn đói hàng tuần nên ít bịhao hụt trong quá trình vận chuyển

Trang 9

Cá Bống Bớp là một trong những loài thuỷ sinh đang được nuôi ở nhiều địaphương trong cả nước Hoạt động nuôi cá Bống Bớp ngoài các đặc điểm chung củahoạt động NTTS thì còn có những đặc điểm riêng như sau:

- Khu vực nuôi cá Bống Bớp phù hợp nhất là các bãi triều, các vùng cửasông ven biển và các vùng nước lợ nơi có độ sâu mực nước từ 0,2 - 1,5 m

- Cá Bống Bớp có khả năng thích nghi khá tốt với các điều kiện môi trường + Về nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của

cá là từ 25 - 300C, tuy nhiên cá Bống Bớp vẫn có thể chịu được nhiệt độ dưới 100C

+ Về độ mặn: Cá phát triển tốt ở ở độ mặn 5 - 25‰, nhưng đôi khi vẫn thấy

cá xuất hiện ở những nơi có độ mặn xấp xỉ 0

+ Về oxy: Khoảng tối ưu cho cá phát triển là từ 1 mg/l - 8 mg/l

+ Về độ pH: Cá thích nghi với khoảng pH rộng nhưng khoảng tối ưu nhất là

từ 7,5 - 8

- Cá Bống Bớp có tập tính sống khá đặc biệt Lúc nhỏ cá sống thành đàntrong hang lớn Cá truởng thành sống thành từng cặp Khi cá đến tuổi sinh sản hoặckhi kiếm ăn cá có tập tính đào hang để trú ẩn và đẻ trứng Mỗi hang có từ 2 đếnnhiều lỗ, các lỗ này có vai trò lấy khí trời cho cá hô hấp khi ở trong hang thiếu oxy.Người nuôi trong quá trình nuôi cá Bống Bớp cần lưu ý tập tính này để đào đắp, xử

lý bờ tránh cá đi mất

- Cá Bống Bớp là loài cá ăn tạp nên TĂ cho cá khá đa dạng Chúng có thể

ăn các con mồi bằng 1/10 cơ thể chúng và cũng có thể nhịn đói hàng tuần Khi nhỏ

cá ăn động vật phù du nhỏ như giáp xác, cá nhỏ,… Cá ưa mồi thịt động vật hơn,tuy nhiên vẫn có thể ăn một phần mùn bã hữu cơ, TĂ hỗn hợp tự chế, TĂ côngnghiệp, mầm thực vật non Vì vậy trong quá trình nuôi cá Bống Bớp, người nuôi

có thể tận dụng các loại TĂ có sẵn đồng thời vẫn có khả năng chủ động nguồn TĂcông nghiệp nếu nuôi theo mô hình nuôi thâm canh hay nuôi công nghiệp

- Mùa sinh sản chính của cá Bống Bớp là từ tháng 1 - 3 âm lịch khi thời tiết

ấm nắng Cá sinh sản tốt trong điều kiện môi truờng có độ mặn đạt 10-15‰, ởnhững nơi có nguồn TĂ tự nhiên phong phú

Trang 10

b Quy trình nuôi cá Bống Bớp

Bước 1: Chọn địa điểm nuôi và xây dựng ao nuôi

- Địa điểm nuôi thích hợp nhất là những nơi đảm bảo các điều kiện như sau:các bãi triều có chất đáy là cát bùn cát hoắc thịt pha cát, những nơi có độ mặn daođộng trong khoảng 5 - 25‰, nơi ít chịu ảnh hưởng của nguồn nước thải khu côngnghiệp hoặc các cầu cảng có nhiều dầu mỡ, nơi có giao thông thuận tiện gần nơicung cấp TĂ và tiêu thụ sản phẩm, an ninh trật tự tốt có nguồn điện lưới quốc gia

- Do cá Bống Bớp có rất nhiều tập tính đặc biệt cho nên công tác chuẩn bị aonuôi đúng kỹ thuật là một khâu hết sức quan trọng trong quy trình nuôi cá Ao nuôi

cá Bống Bớp cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Diện tích ao nuôi từ 200 - 2000 m2, ao sâu 1 - 1,2 m, dọc ao đào rãnh hoặccống thoát nước rộng trên 2 m để thuận lợi trong thu hoạch

+ Ao cần có bờ kè phên nứa, bả cuớc quanh bờ tránh cá vượt bờ đi mất vàtránh dịch hại từ bên ngoài xâm nhập vào ao nuôi

+ Với chất đất là đất thịt cần dập một lớp bả cước từ chân lòng ao đến hết bờngập nước sau đó phủ đất lên tránh cá đào hang xuyên bờ

+ Cần tạo nơi ẩn nấp cho cá bằng cách dùng cấc ống nhựa, ống luồng, nứađường kính 10 - 15 cm, dài 40 - 50 cm hoặc các gốc tre, phi lao khô,… thả dọc bờ

ao Ngoài ra có thể dùng tấm Fibro thả xuống ao tạo nơi ẩn nấp cho tôm cá

+ Cống: Gồm hai cống cấp và thoát nước có đáy dốc Với cống thoát nướcnên làm cống ván phai để có thể tháo nước đáy hoặc tháo nước mặt khi cần thiết.Khẩu độ cống tùy thuộc vào diện tích ao

Bước 2: Cải tạo ao và gây màu nước

Cá Bống Bớp là loài đặc biệt nhạy cảm với môi trường sống Tình trạng aonuôi có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của cá Do đó trướckhi thả cá cần có các biện pháp cải tạo ao thật kỹ lưỡng đặc biệt là những ao đã thả

cá Bống Bớp trong nhiều vụ

- Công việc cải tạo ao bao gồm các bước sau:

+ Sau một vụ thu hoạch ao nuôi cần được tát cạn, vét bớt bùn, phơi khô, càyxới cho đất tơi xốp

Trang 11

+ Sau đó rắc vôi tùy thuộc vào pH của đất, điều kiện ao nuôi Với ao ở vùngthường xuyên có độ pH cao nên bón 5 - 7 kg vôi/100m2 phơi đáy 3 - 5 ngày để vôiôxi hóa các chất thải ở đáy ao sau đó tháo nước vào ngâm 2 - 3 ngày rồi bơm ra.Với ao có độ pH thấp hoặc ao mới đào cần bón lượng vôi từ 10 - 15kg/100m2 sau

đó lấy nước vào ngâm 2 - 3 ngày, bơm nước chua phèn ra khỏi ao, làm như vậy từ 1

- 2 lần đến khi môi trường ổn định kiểm tra có độ pH trên 6,5 là được

+ Với các ao đã nuôi Cá Bống Bớp hoặc ao có nhiều bùn đáy cần xử lý đáybằng chế phẩm sinh học PMET với lượng 2lít/1000m2 sau khi đã tiến hành lấy nướcvào đạt khoảng 20 - 30cm Để 3 ngày thì tiến hành lấy đủ nước vào ao

- Sau khi cải tạo ao cần tiến hành gây màu nước cho ao Cá Bống Bớp có tậptính sợ ánh sáng mạnh do đó nếu nước ao quá trong sẽ làm cá sợ dẫn đến kém ăn vàgiảm tốc độ tăng trưởng Gây màu nước cho ao có thể tiến hành bằng cách bón 3 -5kg ure và 5 - 7kg lân cho 1000 m2 ao Sau khi bón phân 2 - 3 ngày khi thấy nước ao

có màu xanh nhạt hoặc màu vàng nâu, độ trong đạt 40 – 45cm là có thể thả cá giống

Bước 3: Thả giống

- Mùa vụ thả giống: Thả giống vào 2 vụ chính, vụ 1 từ tháng 3 - 8, vụ 2 từtháng 8 - 12 Vụ 1 không nên thả sớm vì thời điểm đầu năm (tháng 1 – 2) cá dễ bịchết nhiều, nhất là khi thả cá giống cỡ lớn (khoảng 50 - 60 con/kg) Nguyên nhân là

do cá cỡ này thường là cá còi từ vụ trước được các chủ ao bán đi, nhưng do đã nuôiđược một năm nên cá có trứng dễ bị chết khi vận chuyển đánh bắt

- Kích cỡ con giống: nên thả cá cỡ lớn 60 - 80 con/kg sẽ thu được cá thươngphẩm 100 - 150 g/con sau 3 - 5 tháng nuôi Ưu điểm cá giống lớn là thời gian nuôingắn nên tránh được mùa vụ cá thường bị nhiễm các loại dịch bệnh lở loét, xuấthuyết; kích cỡ thương phẩm lớn; tỷ lệ hao hụt thấp Đối với con giống nhỏ tuy sốlượng cá trên một kg cá giống lớn nhưng thời gian nuôi thường kéo dài nên dễ gặpnhiều rủi ro hơn

- Mật độ thả: Thả 50 - 100kg/1000m2 cỡ cá 60 - 80 con/kg tương ứng khoảng

4000 - 6000 con/1000m2 là thích hợp nhất

Trong khi thả giống còn cần chú ý đến việc sát trùng vật nuôi trước khi thả.Dùng thuốc tím với lượng 20g/m3 tắm trong 5 phút để diệt mầm bệnh và làm lành

Trang 12

vết thương cho cá trươc khi thả.

Bước 4: Quản lý chăm sóc

- Từ khi thả đến 30 ngày tuổi cho ăn 3 - 4 kg moi, cá tạp nghiền hoặc bămnhỏ trên 100kg giống, sau đó điều chỉnh tăng giảm theo nhu cầu của đàn cá nuôi

Từ ngày nuôi thứ 31 - 90 cho ăn 8 - 10 kg TĂ trên 100 kg giống ban đầu Để chủđộng nguồn TĂ tươi sống trong thời gian biển động thiếu TĂ, có thể cho ăn moikhô, cá khô ngâm nước Cho ăn với lượng 1 - 2 kg TĂ khô trên 100 kg cá giống.Ngoài ra có thể cho ăn TĂ công nghiệp, TĂ tự chế với hàm lượng đạm trên 20%

- Thay nước theo chế độ thủy triều, mỗi lần thay từ 1/4 - 1/3 lượng nước aonuôi Hằng ngày kiểm tra bờ, đăng, cống và kiểm tra hoạt động của cá để có biệnpháp xử lý kịp thời khi có các hiện tượng bất thường xảy ra

- Kiểm tra vó TĂ để điều chỉnh cho hợp lý Cho cá ăn vào giờ quy định ở vịtrí cố định để tạo thói quen cho cá nuôi Khoảng 200m2 có một điểm cho ăn Khuvực cho ăn nên treo một túi vôi hoặc túi vạn tiêu linh để sát khuẩn hoặc định kỳ xử

lý bằng chế phẩm sinh học để tránh ô nhiễm môi trường khu vực cho ăn

- Đề phòng các loại dịch hại như cá Vược, cá Mú, cua,… bằng cách lọc kỹnước, rào chắn bờ

- Định kỳ té vôi vào ao nuôi với lượng 2 kg/100m2, té 2 lần/tháng và chouống thuốc phòng bệnh định kỳ là tiên đắc 1 với lượng 50g/2 tạ cá/ngày dùng liêntục trong 3 ngày liền

Bước 5: Thu hoạch

Sau khi nuôi 3 tháng bắt đầu thu tỉa con có trọng lượng trên 100g, dùng vócất hoặc đó đèn hoặc chắn lưới ở cửa cống khi thay nước

2.1.3 Các phương thức nuôi trồng thuỷ sản hiện nay

- Nuôi quảng canh truyền thống (QCTT): Nuôi thuỷ sản (NTS) quảng canh làphương thức nuôi mà mức độ kiểm soát hệ thống nuôi thấp (môi trường, TĂ, địch hại,bệnh,…); mức độ đầu tư ban đầu, kỹ thuật áp dụng và hiệu quả sản xuất đều thấp; phụthuộc nhiều vào thời tiết, chất lượng nước; nuôi tận dụng mặt nước tự nhiên (ví dụ:đầm phá, vịnh, eo ngách); và không chủ động được loại TĂ tự nhiên cho cá

- Nuôi quảng canh cải tiến (QCCT): NTS quảng canh cải tiến là phương thức

Trang 13

nuôi có thể cho ăn bổ sung bằng TĂ chất lượng không cao; giống được sản xuất từcác trại (giống nhận tạo) hay thu gom ngoài tự nhiên; bón phân vô hay hữu cơthường xuyên; quan sát một số yếu tố chất lượng nước đơn giản Nuôi ao, lồng đơngiản (ví dụ: nuôi cá lồng dựa vào TĂ tự nhiên và có bổ sung TĂ)

- Nuôi bán thâm canh (BTC) : NTS BTC là phương thức nuôi lệ thuộc nhiềuvào nguồn TĂ tự nhiên nhờ vào bón phân hay cho ăn bổ sung; giống được sản xuất

từ các trại (hay là giống nhân tạo); bón phân định kỳ, trao đổi nước hay sục khí địnhkỳ; cấp nước bằng máy bơm hay tự chảy Nuôi trong ao, quầng hay bè đơn giản

- Nuôi thâm canh: Là phương thức nuôi có khả năng kiểm soát tốt các điềukiện nuôi; chi phí đầu tư ban đầu, kỹ thuật áp dụng và hiệu quả sản xuất đều cao; và

có xu hướng tiến tới chủ động kiểm soát tất cả các điều kiện nuôi (khí hậu và chấtlượng nước); và các hệ thống nuôi có tính nhân tạo

- Nuôi công nghiệp: Là phương thức nuôi sử dụng TĂ viên công nghiệp cóthành phần dinh dưỡng đáp ứng nhu cầu của đối tượng nuôi; giống được sản xuất từcác trại (hay là giống nhận tạo); không dùng phân bón và loại bỏ hết dịch hại; kiểmsoát hoàn toàn các điều kiện nuôi (nước được bơm hay tự chảy, thay nước hoàn toànchủ động và kiểm soát chất lượng nước, có sục khí,…) Nuôi chủ yếu trong ao nướcchảy, trong lồng, bể hay trong hệ thống máng nước chảy

2.1.4 Các hình thức nuôi trồng thuỷ sản

2.1.4.1 Theo địa điểm nuôi

- Nuôi ao: Là hình thức nuôi các loài thuỷ sản trong ao đất (ao nằm trên đấtliền) Có nhiều loại ao khác nhau được thiết kế cho NTS như ao cho cá đẻ, ao trúđộng, ao ương cá bột, ao nuôi cá thương phẩm,…

- Nuôi bè: Là hình thức nuôi các loài thuỷ sản trong các bè, chủ yếu làmbằng gỗ và có kích thước lớn Thuật ngữ bè thường được dùng phổ biến ở vùngNam Bộ để chỉ các bè nuôi cá tra, basa, cá mè vinh, trên sông Kích cỡ rất khácnhau từ dưới 100 đến hơn 1.000 m3/bè

- Nuôi lồng: Là hình thức nuôi các loài thuỷ sản trong các lồng làm bằng lưới

có kích cỡ rất khác nhau từ dưới 10 m3/lồng đến hơn 1.000 m3/lồng (trường hợp lànuôi lồng biển) Tuy nhiên, nuôi lồng cũng có thể chỉ hình thức nuôi trong có lồng

Trang 14

làm bằng gỗ, tre/nứa,… kích thước thường nhỏ

- Nuôi đăng quầng: Là hình thức nuôi các loài thuỷ sản trong các quầng lướihay đăng tre có kích thước rất khác nhau tùy theo loài nuôi Quầng có thể có mộtmặt giáp với bờ, nhưng đáy lồng là nền đáy của sông, bãi triều hay đầm phá,

- Nuôi bãi triều: Là hình thức nuôi quảng canh sò huyết, vẹm, hầu, điệp,nghêu,… trên nền bãi triều ven biển Sau một thời gian nuôi thì chúng được thuhọach bằng phương pháp cào lớp bùn đáy Phương thức nuôi này cũng được dùngtrong trồng rong biển

- Nuôi giàn/dây treo: Nuôi giàn thường dùng để chỉ hình thức nuôi các loàinhuyễn thể (2 mảnh vỏ) Giàn có thể là dạng cố định bằng cọc cắm xuống bãi triềuhoặc dạng phao nổi để treo các chuỗi hay túi lưới đựng các loài nuôi bên trong nhưnuôi hầu, vẹm xanh, Dạng phao có thể nuôi xa bờ còn dạng cố định thường gần bờ

2.1.4.2 Theo số lượng đối tượng nuôi

- Nuôi tổng hợp (nuôi ghép): Là hình thức nuôi nhiều đối tượng trong cùngthủy vực với mục đích chính là lợi dụng tự nhiên một cách hợp lý

- Nuôi chuyên canh (nuôi đơn): Là hình thức nuôi chỉ với một loài thuỷ sản

có khả năng cho hiệu quả kinh tế cao, người nuôi tạo điều kiện thuận lợi nhất về

TĂ, phân bón cho chúng để thu hoạch với năng suất cao nhất có thể đạt được

- Nuôi kết hợp (nuôi bền vững): là hình thức nuôi mà chất thải của loại thuỷsản này là chất dinh dưỡng cung cấp cho loại thuỷ sản kia

- Nuôi luân canh: Là hình thức không nuôi liên tục hai hay nhiều vụ một đốitượng trên cùng một diện tích sản xuất Ví dụ như nuôi một vụ tôm càng xanh vàmột vụ trồng lúa trên ruộng lúa hay nuôi luân phiên một vụ tôm sú và một vụ cá rôphi trong ao tôm

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản

2.1.5.1 Nhóm các yếu tố khách quan

* Các yếu tố về môi trường tự nhiên

- Yếu tố khí hậu: Bao gồm các chỉ số về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa Đây làcác yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển NTS, ảnh hưởngtrực tiếp đến cơ thể các đối tượng thuỷ sản

Trang 15

- Yếu tố thủy văn: Nguồn nước là một trong những điều kiện thiết yếu đầutiên cho NTS Nguồn nước đủ và không có biến động lớn, quá cao hay quá thấp lànhững điều kiện lý tưởng cho NTS.

- Yếu tố về thổ nhưỡng, môi trường: Điều kiện về thổ nhưỡng và môi trườngnước là những yếu tố cơ bản cho phát triển NTS Bao gồm các chỉ số chính về thànhphần cơ học, thành phần hóa học các thủy vực, thủy sinh vật như nhiệt độ, độ mặn,

độ pH, độ cứng, độ kiềm, các chất khí hòa tan,… Các yếu tố này rất dễ thay đổi.Khi có sự thay đổi sẽ làm giảm khả năng kháng bệnh của con nuôi, là nơi mà đốitượng nuôi phát sinh và lan truyền mầm bệnh Khi có sự thay đổi lớn làm ảnhhưởng đến hiệu quả và kết quả nuôi trồng

- Các yếu tố về nguồn lợi các giống loài thuỷ sản: Ngày nay do sự phát triểncủa tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sinh sản nhân tạo, di giống và thuần hóa giốngthuỷ sản nuôi nên nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên đã giảm đi phần nào vai trò quan trọngcủa nó Tuy nhiên đến nay, nó vẫn rất có ý nghĩa trong việc duy trì sản xuất các đốitượng nuôi chưa sản xuất được giống nhân tạo, các loài nuôi đặc sản có giá trị kinh tếcao của địa phương, trong việc cấy ghép gen để tăng khả năng phù hợp với điều kiệnsống của mỗi địa phương

* Các yếu tố khác

- Yếu tố chính sách: Là yếu tố cực kỳ quan trọng, mặc dù nó chỉ ảnh hưởnggián tiếp đến kết quả SXKD nhưng các chính sách sẽ tạo ra môi trường kinh tế, kinh

tế - xã hội thuận lợi hoặc khó khăn cho việc phát triển NTS

- Yếu tố về mức sống và tích lũy: Có ảnh hưởng đến nhu cầu về sản phẩmNTS và mức độ đầu tư cho NTS là yếu tố cần được nghiên cứu khi xây dựng các kếhoạch phát triển

Trang 16

2.1.5.2 Nhóm các yếu tố chủ quan

- Yếu tố về trình độ nguồn nhân lực: Có ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp thucác thông tin kinh tế, thị trường và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, côngnghệ tiên tiến,… trong quá trình phát triển NTS

- Mức độ áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến: Bao gồm các khâu từchuẩn bị sản xuất, sản xuất, đến bảo quản và chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sảnphẩm Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả SXKD, nó ảnh hưởng trựctiếp đến số lượng, chất lượng, giá thành cũng như giá bán sản phẩm

- Khả năng tổ chức sản xuất và quản lý: Là yếu tố quan trọng, mặc dù chỉ cóảnh hưởng gián tiếp đến kết quả, hiệu quả NTTS nhưng nó có ảnh hưởng lớn đến sựphát triển chung của NTS trên một vùng cụ thể

- Mức độ đầu tư: Vốn đầu tư là yếu tố đặc biệt quyết định đến nhiều yếu tốkhác Vốn đầu tư có thể quyết định đến yếu tố giống, TĂ, công nghệ chăm sóc,…Với vai trò đặc biệt như thế của vốn, trong công tác quản lý và sử dụng vốn thì việc

bố trí cơ cấu sử dụng vốn đầu tư hợp lý là hết sức cần thiết

2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.1 Tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới

a Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản trên thế giới hiện nay

Nghề NTTS trên thế giới đã được bắt đầu từ khoảng 500 năm trước côngnguyên tại Trung Quốc với loài cá được nuôi đầu tiên là cá chép Hình thức sơ khai

là thu cá giống từ sông để ương nuôi trong ao vùng nước ngọt Nghề nuôi cá chépsau đó được lan rộng ra nhiều nơi ở Châu Á, Trung Đông và Châu Âu do sự di dâncủa người Hoa Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ 6 sau công nguyên, do cá Chép khôngđược phép nuôi ở Trung Quốc, vì thế các loài cá khác ở Trung Quốc (cá trắm cỏ, cá

mè hoa, mè trắng) bắt đầu được phát triển ương nuôi Ở Ấn Độ, các loài cá trôi Ấn

Độ được ương nuôi từ thế kỷ 11 Trong khi đó, loài cá nước lợ được nuôi đầu tiên làloài cá Măng vào thế kỷ 15 tại Indonesia Ở Việt Nam, nghề NTS truyền thốngđược bắt đầu từ những năm 1960

Sự phát triển nhanh chóng của nghề NTS được bắt đầu từ những năm thậpniên 1970 Đến nay, nghề NTS vẫn liên tục phát triển đa dạng lẫn thâm canh hóa

Trang 17

Nếu như năm 1970, tốc độ tăng trưởng hằng năm về sản lượng là 3,9%, thì năm

2006, tốc độ tăng trưởng là 36% Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm trong 10năm từ 1993-2003 là 9,4% Sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi đã góp phầntăng tỷ lệ tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng từ 0,7 kg/người/năm vào năm

1970 lên 7,8 kg/người/năm vào năm 2006 Sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng chiếm46% tổng sản phẩm thuỷ sản tiêu dùng hàng năm Ở Trung Quốc, tỷ lệ này là 90%

Trên thế giới, Châu Á cho sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn nhất, chiếm89% tổng sản lượng và 77% tổng giá trị sản phẩm thuỷ sản nuôi trồng thế giới năm

2006 Năm 2006, tổng sản lượng NTTS thế giới là 51 triệu tấn và sản lượng khaithác là 92 triệu tấn Trong số này, Trung Quốc chiếm 66,7% tổng sản lượng nuôi,các nước Châu Á khác chiếm 22,8%, và các nước khác còn lại ở Châu Âu, Châu

Mỹ, Úc,… chiếm 10,5%

Mười nước đứng đầu thế giới về sản lượng NTTS năm 2003 theo công bốcủa Alan Lowther, chuyên gia thống kê thuỷ sản tại FAO, lần lượt là: Trung Quốc,

Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Nhật Bản, Băng-la-det, Thái Lan, Na Uy, Chile,

Mỹ Đến năm 2006 đã có sự thay đổi trong thứ tự các nước có sản lượng NTTSđứng đầu thế giới, với thứ tự mới như sau: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, TháiLan, Indonesia, Bangladesh, Chile, Nhật Bản, Na Uy và Philippines Năm 2006, sảnlượng NTTS của Việt Nam là 1,67 triệu tấn, đứng thứ 3 thế giới

Có rất nhiều yếu tố góp phần làm cho ngành NTTS thế giới phát triển nhanhtrong thời gian vừa qua, trong đó nhu cầu tiêu dùng của thị trường về các sản phẩm

TS tăng nhanh là một nguyên nhân quan trọng Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp quốc(FAO) dự báo tổng nhu cầu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản trên thế giới sẽ tănggần 50 triệu tấn, từ 133 triệu tấn năm 2000 lên đạt 183 triệu tấn vào năm 2015 với tốc

độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm, chậm lại chút ít so với tốc độ tăng 3,1% mỗinăm của 20 năm trước đó Nhu cầu thuỷ sản dùng làm thực phẩm sẽ chiếm 137 triệutấn Tiêu thụ thuỷ sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng bình quân 0,8% tronggiai đoạn đến năm 2015, giảm so với mức 1,5% đã đạt được trong 20 năm trước Đếnnăm 2010, trung bình mỗi người sẽ tiêu thụ 18,4 kg thuỷ sản mỗi năm, và 19,1 kg vàonăm 2015, so với 16,1 kg năm 2000 Tiêu thụ cá và sản phẩm cá bình quân đầu người

Trang 18

dự báo sẽ đạt 13,7 kg vào năm 2010 và 14,3 kg vào năm 2015, trong khi đó nhu cầuthuỷ sản có vỏ và các sản phẩm nuôi khác sẽ đạt mức tương ứng 4,7 và 4,8 kg/người.

b Triển vọng của ngành thuỷ sản thế giới nói chung và nuôi trồng thuỷ sản nói riêng đến năm 2015

* Triển vọng về sản lượng

Theo dự báo của FAO, tổng sản lượng thuỷ sản của thế giới sẽ tăng từ 129triệu tấn năm lên 159 triệu tấn vào năm 2010 và 172 triệu tấn vào năm 2015 với tốc

độ tăng trưởng bình quân 2,1%/năm trong giai đoạn đến 2010 và 1,6%/năm giai đoạn

2010 - 2015, chủ yếu nhờ tăng sản lượng thuỷ sản nuôi Trong 43 triệu tấn sản lượng

dự kiến sẽ tăng từ năm 2000 đến 2015, ước tính 73% sản lượng gia tăng sẽ là thuỷsản nuôi Thuỷ sản nuôi dự kiến sẽ chiếm 27,5% trong tổng sản lượng thuỷ sản toàncầu vào năm 2015, tăng so với 27,5% năm 2000 Sản lượng đánh bắt dự kiến sẽ trì trệtrong giai đoạn dự kiến

Bảng 2.1: Dự báo sản lượng thủy sản thế giới

n v : Tri u t n Đơn vị: Triệu tấn ị: Triệu tấn ệu tấn ấn

(Nguồn: FAO, Future prospects for fish and fishery product: medium-term

projections to the years 2010 and 2015)

Sản lượng thuỷ sản tại các nước đang phát triển dự kiến sẽ tăng 2,7% mộtnăm trong giai đoạn dự báo, mức tăng này chỉ bằng một nửa so với mức tăng đã đạtđược trong hai thập kỷ vừa qua Tại những nước này, thuỷ sản đánh bắt dự kiến chỉtăng 1% một năm Do vậy, phần lớn mức sản lượng tăng sẽ là từ phía thuỷ sản nuôi,với sản lượng dự kiến tăng 4,1% một năm Sản lượng thuỷ sản đánh bắt ở các nướcphát triển dự kiến có thể suy giảm trong giai đoạn dự báo

Phần của các loại cá biển trong tổng sản lượng cá dự báo sẽ giảm từ 30,8%trong năm 2000 xuống 24,5% vào năm 2015 Tương tự, phần của các loại cá tầngđáy sẽ giảm từ 16,2% xuống 12,7% Trái lại, phần của cá nước nước ngọt và cánước lợ sẽ tăng từ 23,7% trong năm 2000 lên 29,3% vào năm 2015, và phần của cácloài giáp xác, thân mềm và chân đầu sẽ tăng từ 20,5% lên 25,6%

Trang 19

* Triển vọng về thương mại thuỷ sản thế giới

Theo dự báo của FAO, thương mại thuỷ sản thế giới đang tăng trưởng rấtnhanh với 38% sản lượng thuỷ sản được giao dịch quốc tế Kim ngạch xuất khẩutoàn cầu tăng 9,5% vào năm 2006, 7% năm 2007, lên đến con số kỷ lục 92 tỉ USD.Trung Quốc là nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới, với kim ngạch xuất khẩuđạt 9,7 tỷ USD Đồng thời nước này đang tăng cường nhập khẩu thuỷ sản, năm 2007Trung Quốc đã chi 4,2 tỷ USD để nhập khẩu thuỷ sản cho mục đích tái xuất

Các nước đang phát triển tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong ngànhthuỷ sản, chiếm 50% sản lượng thương mại thuỷ sản toàn cầu, chiếm 27% giá trị,tương đương 25 tỉ USD Các nước phát triển chiếm 80% tổng nhập khẩu thuỷ sảntoàn cầu

Mức xuất khẩu ròng thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản của các nước đangphát triển sẽ đạt 10,6 triệu tấn vào năm 2010, nhưng sẽ giảm xuống còn 10,3 triệutấn vào năm 2015, chủ yếu là do nhu cầu nội địa gia tăng Mỹ La tinh và Caribê sẽtiếp tục là khu vực xuất siêu về TS lớn nhất, và Châu Phi, khu vực nhập siêu về thuỷsản truyền thống sẽ trở thành khu vực xuất siêu về thuỷ sản và các sản phẩm thuỷsản vào năm 2010

Châu Á vẫn là khu vực nhập siêu về thuỷ sản tuy mức nhập siêu sẽ giảm đi

do Trung Quốc - vốn là nước nhập siêu thuỷ sản sẽ lại trở thành nước xuất siêu vềthuỷ sản vào năm 2015, chủ yếu là do sản lượng nuôi tiếp tục mở rộng Nhập khẩuròng thuỷ sản vào châu Á sẽ giảm từ 5,1 triệu tấn năm 2000 xuống 4,8 triệu tấn vàonăm 2015 Trái với xu hướng này, Trung Quốc, dự kiến sẽ là nước nhập ròng vớigiá tương đối ổn định, dự kiến sẽ trở thành một nước xuất khẩu ròng cá vào năm

2015, chủ yếu bởi sản lượng nuôi thả tăng lên

Các nước phát triển sẽ giảm lượng nhập siêu thuỷ sản và các sản phẩm thuỷsản xuống còn 10,6 triệu tấn vào năm 2010 và 10,3 triệu tấn vào năm 2015 Xét theokhu vực, Bắc Mỹ có thể sẽ tăng khối lượng nhập siêu từ 1,7 triệu tấn hiện nay lên2,4 triệu tấn vào năm 2015 Tây Âu dự kiến sẽ giảm lượng nhập siêu từ mức 2,6triệu tấn hiện nay xuống còn khoảng 0,2 triệu tấn vào năm 2015 Các nước pháttriển khác, đáng chú ý là Nhật Bản, dự kiến sẽ duy trì khối lượng thuỷ sản nhập

Trang 20

khẩu như hiện nay.

* Triển vọng về giá:

So sánh các dự báo về cung và cầu thuỷ sản cho thấy nhu cầu sẽ vượt cungtrong tương lai Lượng thiếu cung các loại thuỷ hải sản sẽ lên tới 9,4 triệu tấn vàonăm 2010, và 10,9 triệu tấn vào năm 2015 Dự báo, giá các loại thuỷ sản sẽ tăngkhoảng 3% vào năm 2010 và 3,2% vào năm 2015

Do giá tăng, tiêu thụ cá các loại trên toàn cầu sẽ ở mức 165,2 triệu tấn vàonăm 2010, thấp hơn 3,1 triệu tấn so với dự báo về nhu cầu trong trường hợp giátương đối ổn định Tương tự, tổng tiêu thụ cá vào năm 2015 sẽ ở mức 179 triệu tấn,tương đương với mức nhu cầu giảm 3,8 triệu tấn Mặt khác, nguồn cung cá các loạitrên toàn cầu, được kích thích bởi giá cao, sẽ tăng tương ứng 6,3 triệu tấn và 7,1triệu tấn vào cuối mỗi giai đoạn dự kiến

2.2.2 Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi cá Bống Bớp nói riêng ở Việt Nam

2.2.2.1 Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam

Trong những năm qua, NTTS đã phát triển một cách mạnh mẽ và đóng gópđáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế của đất nước Năm

2008, tổng sản lượng thuỷ sản của Việt Nam đạt gần 4,6 triệu tấn, trong đó nuôitrồng đạt gần 2,5 triệu tấn và khai thác đạt trên 2,1 triệu tấn, đưa Việt Nam lên vị tríthứ 3 về sản lượng NTTS và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thuỷ sản trên thếgiới Cũng trong năm này, Việt Nam xuất khẩu được trên 4,5 tỷ USD hàng thuỷ sản,đứng thứ 6 về giá trị xuất khẩu thuỷ sản Từ năm 1985 đến 2008, ngành thuỷ sảntăng trưởng liên tục với tốc độ trung bình từ 6 - 10%/năm

Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục Thống kê, GDP của ngành thuỷ sảngiai đoạn 1995 - 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng Trong các hoạtđộng của ngành, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng Sản lượng khai thác hảisản tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 7,7% (giai đoạn 1991 -1995) và 10% (giai đoạn 1996 - 2003) Tuy nhiên, NTTS đang ngày càng có vai tròquan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủđộng trong sản xuất Năm 2007 - năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, sản lượng

Trang 21

NTTS lần đầu tiên đã vượt sản lượng khai thác, đạt 2,1 triệu tấn và đến năm 2008con số này đã là gần 2,5 triệu tấn.

Bảng 2.2: Sản lượng thuỷ sản Việt Nam qua các năm Chỉ tiêu

2008 đạt 18%/năm Kể từ năm 2001, Việt Nam đã có tên trong nhóm 10 nước cóxuất khẩu thuỷ sản mạnh nhất trên thế giới

Hiện nay, hàng thuỷ sản Việt Nam chiếm 3,7% thị phần trên thế giới và 0,3%tổng kim ngạch của toàn thế giới Ba khối thị trường chính của xuất khẩu thuỷ sảncủa Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ và EU với khoảng 60% tổng giá trị xuất khẩu thuỷsản Ngoài ra, hàng thuỷ sản Việt Nam cũng đang bắt đầu thâm nhập vào thị trườngmới phát triển như: Đông Âu, Trung Đông, châu Mỹ,

Bảng 2.3: Diện tích nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam

Trang 22

II Diện tích nước ngọt 277,8 291,6 293,5 307,4 338,8

Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển NTTS ở khắp mọi miền đất nước

cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt Đến năm 2008, đã sử dụng 713,8nghìn ha nước mặn, lợ và 338,8 nghìn ha nước ngọt để NTS Trong đó, đối tượngnuôi chủ lực là tôm với diện tích 629,3 nghìn ha Tuy nhiên theo kế hoạch năm 2010của Cục Nuôi trồng Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhằm mụctiêu phát triển thuỷ sản bền vững, diện tích NTTS của cả nước sẽ vẫn được giữnguyên ở mức 1,1 triệu ha với sản lượng ước đạt 2,8 triệu tấn

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được ngành thuỷ sản nói chung và NTTSnói riêng của Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn mà trong thời gian tớinếu không có các biện pháp giải quyết phù hợp sẽ có những ảnh hưởng xấu trực tiếpđến sự phát triển của ngành Đó là: (1) tình trạng các nước nhập khẩu đang áp dụngcác hành vi bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thườngxuyên ban hành các tiêu chuẩn mới khắt khe hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn

vệ sinh thực phẩm (2) Tình trạng thiếu nguyên liệu trong nước để sản xuất xuấtkhẩu trong khi thuế nhập khẩu ở mức cao 10-20% Hiện nay, hầu hết các nhà máychế biến thuỷ sản chỉ hoạt động được khoảng 70% công suất do thiếu nguyên liệuchế biến Số nhà máy chế biến hải sản không ngừng tăng lên trong khi năng lựcnuôi trồng, khai thác trong nước có hạn, cạnh tranh trở nên gay gắt (3) Việc tiếpcận nguồn vốn vay từ các ngân hàng và vay ưu đãi gặp khó khăn Hiện, người dân

Trang 23

NTTS phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao (trên 1%/tháng), thậm chí nếu vay ởngoài có lúc lên tới 2%/tháng (4) Con giống không đảm bảo, chất lượng thấp.Nguyên liệu sản xuất thiếu trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu ở mức cao, chưa

có sự liên kết chặt chẽ giữa vùng sản xuất với chế biến (5) Yếu kém trong khâumarketing và thiếu đội ngũ các nhà quản lý cũng như lao động có trình độ cũng làkhó khăn đối với ngành thuỷ sản (6) Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuấtkhẩu nhiều trường hợp không đảm bảo chất lượng, có dư lượng kháng sinh cao,…

2.2.2.2 Tình hình phát triển nghề nuôi các Bống Bớp

Cá Bống Bớp là loài thuỷ sản nước lợ có giá trị kinh tế cao được nuôi ở ViệtNam trong khoảng hơn 20 năm trở lại đây Sau hơn 20 năm phát triển, hiện nay diệntích và số lượng địa phương tham gia nuôi cá Bống Bớp còn khiêm tốn so với cácloài thuỷ sản khác Nguyên nhân là do cá Bống Bớp đòi hỏi khá khắt khe về cácđiều kiện như môi trường nước, chất đất, khí hậu,… Cá Bống Bớp thương phẩm ởViệt Nam được nuôi chủ yếu tại tỉnh Nam Định với các vùng nuôi tập trung củahuyện Nghĩa Hưng Một số các địa phương khác như Hải Phòng, Quảng Ninh hayThái Bình,… chỉ là nơi cung cấp giống với nguồn giống chủ yếu là từ tự nhiên

Với lợi thế là tỉnh nằm trong phân bố phù hợp và thích nghi với đặc điểmsinh học, cùng với việc các trại giống trong tỉnh đã sản xuất đáp ứng được nhu cầunuôi cá Bống Bớp và người nuôi đã tích lũy được kinh nghiệm, nên những năm quanghề nuôi cá Bống Bớp ở Nam Định khá phát triển

Nếu như năm 2005 diện tích nuôi chỉ có 50 ha thì đến nay diện tích nuôi đãlên 237 ha, sản lượng đạt 705 tấn Trong 3 năm gần đây, năm 2008 là năm diện tíchnuôi cá Bống Bớp có tốc độ tăng cao nhất (tăng 34,12% so với năm 2007) Tuynhiên sang đến năm 2009 tốc độ tăng lại giảm đi một cách đáng kể chỉ đạt 3,95% sovới năm 2008 Nguyên nhân của thực trạng trên là do năm 2009 là năm tình hìnhdịch bệnh bùng phát trên diện rộng đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của người nuôi.Nhiều hộ đã do dự, băn khoăn trong việc mở rộng quy mô nuôi cá Bống Bớp Mặtkhác, trên các diện tích đã nuôi Bống Bớp, sau nhiều năm sử dụng mức độ ô nhiễmtăng lên đáng kể đã ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cá Để cóthể tiếp tục nuôi tại những khu vực này các chủ đầm phải tiến hành cải tạo ao với

Trang 24

quy mô lớn và triệt để Đây là công việc đòi hỏi mức đầu tư cao, do đó thay bằngviệc cải tạo trên quy mô tổng thể các chủ đầm tiến hành cải tạo nhỏ, cải tạo dần quatừng năm và chuyển sang các đối tượng nuôi khác có yêu cầu ít khắt khe hơn vềmôi trường sống như cá Vược, cá Song… Mặt khác tình trạng khan hiếm giống và

TĂ cũng là những nguyên nhân làm giảm tốc độ tăng diện tích nuôi cá Bống Bớptrong năm qua

Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng nuôi cá Bống Bớp của Nam Định

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định

Về sản lượng, nếu như năm 2007 sản lượng cá Bống Bớp toàn tỉnh đạt 500tấn thì năm 2009 sản lượng đã tăng thêm 205 tấn, đạt mức kỷ lục từ trước tới nay là

705 tấn Bình quân qua 3 năm sản lượng cá tăng tới 18,74% Đây là kết quả củanhiều biện pháp nhằm nâng cao năng suất nuôi với mức tăng bình quân là0,57%/năm Các nguyên nhân chủ yếu có thể kể tới là sự quan tâm chỉ đạo sát saocủa các cơ quan có liên quan như Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh,Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư tỉnh, phòng Nông nghiệp, phòng Thủy sảncác huyện,… Kinh nghiệm của các hộ sau nhiều năm nuôi cá Bống Bớp tăng lêncùng với việc áp dụng các tiến bộ mới trong quá trình nuôi cũng là nguyên nhânquan trọng cần được nhắc đến

Mặc dù có tốc độ phát triển khá nhanh nhưng hiện nay quy mô cũng như giátrị của nghề nuôi cá Bống Bớp vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngành NTTS củatỉnh Với diện tích 237 ha nuôi cá Bống Bớp và mức sản lượng đạt 705 tấn trongtổng số 6152 ha diện tích và 19739 tấn sản lượng NTS mặn lợ của toàn tỉnh thì cáBống Bớp mới chỉ chiếm 3,85% về diện tích và 3,57% về sản lượng Đây là nhữngcon số rất nhỏ so với tiềm năng nuôi của tỉnh Cá Bống Bớp là loại cá cho giá trịkinh tế cao với thị trường tiêu thụ có nhiều tiềm năng để mở rộng, mặt khác hiện

Trang 25

nay diện tích có khả năng để NTTS mà cụ thể là nuôi cá Bống Bớp của tỉnh còn khálớn, do vậy chú trọng phát triển nghề nuôi cá Bống Bớp trong thời gian tới là mộthướng đi rất đáng được quan tâm nhằm góp phần phát triển ngành NTTS nói riêng

và kinh tế biển tỉnh Nam Định nói chung

2.2.3 Quan điểm về phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nghề cá nói riêng

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ngành thuỷ sản đang diễn ra mạnh

mẽ ở mọi lĩnh vực sản xuất, đặc biệt trong NTTS như chuyển các vùng đất nôngnghiệp trồng lúa, làm muối và trồng cói kém hiệu quả NTTS đã diễn ra ở hầu khắpcác tỉnh Tuy nhiên, gần đây những rủi ro về thị trường, môi trường và dịch bệnhthủy sản xảy ra ngày càng nhiều và có xu hướng lan rộng, ảnh hưởng đến kế hoạchsản xuất của ngành và các địa phương cũng như đến đời sống cộng đồng dân cư.Các vấn đề xã hội trong phát triển thuỷ sản cũng nảy sinh và có phần phức tạp hơn

Trước tình hình đó, ngành thuỷ sản chủ trương một mặt tiếp tục phấn đấu đểtrở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mặt khác phải bảo đảm phát triển theo hướng bềnvững, nguồn lợi thuỷ sản phải được sử dụng lâu dài để vừa thoả mãn được nhu cầutăng thị phần XK và mức tiêu thụ thuỷ sản nội địa trước mắt, vừa duy trì đượcnguồn lợi cho các kế hoạch phát triển kinh tế thuỷ sản trong tương lai Quan điểmchỉ đạo phát triển chung của ngành thuỷ sản là chú trọng chất lượng và giá trị hơn

mở rộng về diện và tổng sản lượng Ngành đã đề ra một số chủ trương cụ thể liênquan đến PTBV như:

- Phát triển kinh tế thuỷ sản phải xuất phát từ lợi thế so sánh về tài nguyênthiên nhiên theo vùng sinh thái, về các nguồn lực và yếu tố phát triển của ngành,đồng thời phải đặt trong bối cảnh hội nhập

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế thuỷ sản phải hướng vào việc khai thác hiệu quả

Trang 26

tiềm năng và phù hợp với năng lực tải của các hệ thống tài nguyên và hệ sinh thái thủyvực

- Phát triển kinh tế thuỷ sản phải gắn chặt với chiến lược phát triển kinh tếcủa các ngành liên quan và với nhiệm vụ đảm bảo an ninh, quốc phòng

* Về xã hội:

- Gắn phát triển kinh tế thuỷ sản với cải thiện đời sống cộng đồng lao độngnghề cá và với mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho các cộng đồng người dân nôngthôn

- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng nghề cá về PTBV, về quy tắc ứng xửnghề cá có trách nhiệm

- Thay đổi chất lượng nguồn nhân lực toàn ngành để nâng cao trình độ quản

lý và khả năng tiếp thu kiến thức cũng như công nghệ mới trong các lĩnh vực sảnxuất thuỷ sản, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiệnđại hóa ngành thuỷ sản

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của ngành, đẩy mạnh cải cách hànhchính trên cơ sở tăng cường giao quyền sử dụng, sở hữu và quản lý nguồn lợi thuỷsản xuống cơ sở và cộng đồng lao động nghề cá

- Bảo đảm và tăng cường quyền của người dân trong quá trình quản lý và tạođiều kiện để người dân thật sự “biết, bàn, làm và kiểm tra” các hoạt động thuỷ sản cấp

- Đẩy mạnh sản xuất sạch hơn trong các hoạt động sản xuất thuỷ sản: sảnphẩm thuỷ sản sạch, giống thuỷ sản sạch bệnh, vùng nuôi an toàn (truy nguồn sản

Trang 27

phẩm), quota cho vùng khai thác hải sản…

- Áp dụng các công cụ giám kiểm môi trường trong các hoạt động thuỷ sản(quan trắc - cảnh báo môi trường và dịch bệnh, đánh giá tác động môi trường, đánhgiá tính bền vững…)

2.2.4 Các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành thuỷ sản liên quan đến phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam

* Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về sử dụng đất và mặtnước, về thuế, khuyến khích phát triển NTTS, mở rộng thị trường sản phẩm thuỷsản, bao gồm các chính sách sau:

- Quyết định số 224/TTg ngày 8/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt chương trình phát triển NTTS thời kỳ 1999 – 2010

- Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/06/2000 của Chính phủ về một sốchủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nôngnghiệp

- Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chínhphủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống TS

- Nghị định số 86/2001/NĐ-CP ngày 16/11/2001 về điều kiện kinh tế cácngành nghề thuỷ sản

- Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg ngày 27/9/2001 phê duyệt chương trìnhmục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001- 2005

- Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg ngày 20/12/2001 về cơ chế tài chính thựchiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng NTTS, cơ

- Quyết định số 03/2002/QĐ- BTS ngày 23/01/2002 về việc ban hành quy

Trang 28

chế quản lý thuốc thú y thủy sản.

- Quyết định số 04/2002/QĐ-BTS ngày 24/01/2002 về việc ban hành quy chếquản lý môi trường vùng nuôi tôm tập trung

- Quyết định số 1031/QĐ-BTS ngày 30/07/2007 của Bộ Thuỷ sản về việcphê duyệt “Chương trình hành động của ngành Thuỷ sản thực hiện Nghị quyết số41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trườngtrong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ngành Thủy sản đến năm2010

- Các quy hoạch phát triển thủy sản của các tỉnh

PHẦN THỨ BA ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 29

- Phía Nam giáp xã Nam Điền.

- Phía Bắc giáp xã Nghĩa Hải

- Phía Đông giáp xã Nghĩa Phúc

- Phía Tây giáp sông Đáy

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng

Thị trấn Rạng Đông có tổng diện tích đất tự nhiên là 1330,78 ha trong đóphần lớn là đất nông nghiệp Đất đai ở đây thuộc loại phù sa trẻ không được bồi đắphàng năm, được hình thành bởi phù sa sông Đáy và sông Ninh Cơ Tầng đất nôngnghiệp khá dày từ 40 - 60cm, tầng canh tác từ 10 - 15cm Phần lớn diện tích đất củathị trấn là đất thịt trung bình đến đất thịt nặng, một số ít diện tích đất còn nhiễm mặn

Về cơ bản đất đai của thị trấn thuộc loại đất trung tính ít chua, độ pH từ 4,5 - 5,5

Địa hình của thị trấn tương đối bằng phẳng, nơi cao nhất so với nơi thấp nhấtchênh lệch từ 1,5 - 2m, ở giữa cao và thấp dần về 2 phía Bắc và Nam Địa hìnhđược chia làm 4 cấp: vàn cao, vàn, vàn thấp và trũng

3.1.1.3 Điều kiện khí hậu

Thị trấn Rạng Đông có khí hậu mang đặc điểm khí hậu thời tiết vùng đồngbằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưanhiều, có 4 mùa rõ rệt

- Nhiệt độ tương đối ổn định, nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 - 240Ctrong đó mùa đông có nhiệt độ trung bình là 18,90C và mùa hè là 270C Nhiệt độthường thấp nhất vào tháng 1 và tháng 2; thấp nhất vào các tháng 7 và tháng 8

- Độ ẩm không khí trung bình năm là 80 - 85%, cao nhất 90%, thấp nhất71% Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 11

- Lượng mưa trung bình năm từ 1700mm - 1800mm Mưa phân bổ khôngđều giữa các tháng trong năm Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm80% lượng mưa của cả năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 7, 8, 9 Mùa khôthường từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, các tháng mưa ít nhất là tháng 12, 1, 2, cótháng hầu như không mưa

- Thị trấn Rạng Đông nằm trong vùng có hướng gió thịnh hành thay đổi theomùa Mùa đông hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc sau chuyển dần sang

Trang 30

hướng Đông Còn mùa hè là gió Đông Nam, đầu mùa hè thường xuất hiện các đợtgió Tây khô nóng gây tác động xấu đến cây trồng, vật nuôi.

- Bão: Do đặc điểm nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Rạng Đôngthường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, trung bình 5 - 6 đợt/năm

3.1.1.4 Điều kiện thủy văn

Thị trấn Rạng Đông có hai hệ sông chính là là sông Đáy và sông Ninh Cơ.Ngoài ra còn có các sông khác là sông Tiền Phong, sông Ấp Bắc và sông NamĐiền Các sông này hàng năm thông qua hệ thống kênh mương các cấp đã cung cấpnước sản xuất cũng như sinh hoạt cho người dân trên địa bàn thị trấn

Ngoài nguồn nước mặt, Rạng Đông còn có nguồn nước ngầm được hìnhthành và dự trữ ở các độ sâu khác nhau từ 80 - 100m Nguồn nước ngầm này đượckhai thác sử dụng thông qua các giếng khoan, giếng đào nhưng nhiễm sắt và nhiễmnhiều chất tạp nên việc sử dụng còn hạn chế, thông thường phải có các biện pháp xử

lý nước trước khi đưa vào dùng trong sinh hoạt và sản xuất

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của thị trấn

Trang 31

Bảng 3.1: Tình hình đất đai của thị trấn Rạng Đông qua 3 năm 2007 - 2009

Trang 32

- Đất nông nghiệp năm 2009 là 1037 ha, chiếm 77,92% diện tích đất tựnhiên, giảm 2 ha so với năm 2007 Việc sử dụng đất nông nghiệp trong 3 năm tại thịtrấn ít có sự thay đổi Cụ thể:

+ Đất sản xuất nông nghiệp có xu hướng giảm từ 603 ha năm 2007 xuốngcòn 595 ha năm 2009, trung bình qua 3 năm giảm 0,67% Hầu hết các phần diệntích đất nông nghiệp giảm là do được chuyển đổi sang NTTS đặc biệt là những diệntích bị nhiễm mặn, sản xuất nông nghiệp không cho hiệu quả cao

+ Đất mặt nước NTTS: khác với đất sản xuất nông nghiệp, đất NTTS qua 3 năm lại

có xu hướng tăng Từ năm 2007 đến nay, diện tích đất mặt nước NTTS tăng từ 259 ha lên

265 ha Hiện nay đất mặt nước NTTS chiếm 25,55% diện tích đất nông nghiệp Tuy nhiêntốc độ tăng lên của diện tích đất mặt nước NTTS không cao Tốc độ tăng bình quân qua 3năm chỉ đạt 1,15% Nguyên nhân là do hầu như các diện tích đất có khả năng NTTS đều

đã được đưa vào sử dụng Hàng năm chỉ có một phần nhỏ diện tích đất sản xuất nôngnghiệp được chuyển đổi sang NTTS và ít được bổ sung từ nguồn đất chưa sử dụng

+ Đất nông nghiệp khác có diện tích khá lớn là 177 ha chiếm 17,07% diệntích đất tự nhiên và không đổi qua 3 năm

- Năm 2009, Rạng Đông có 292,55 ha đất phi nông nghiệp tăng 2,83 ha sovới năm 2007 Như vậy bình quân hàng năm diện tích đất phi nông nghiệp tăng0,49% Phần diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên hầu hết được sử dụng làm đấtthổ cư, một phần nhỏ được chuyển vào diện tích đất chuyên dùng Đất thổ cư trong

3 năm tăng 1.92% trong khi đất chuyên dùng chỉ tăng 0,33%

Bên cạnh phần đất tự nhiên, hiện nay thị trấn Rạng Đông còn được UBND Huyệngiao cho quản lý hành chính khu đất công của huyện (thường gọi là khu Đông Nam Điền)

có diện tích là 457ha Toàn bộ diện tích này được chia thành 5 ô và được sử dụng hoàntoàn vào NTTS Vì đây là vùng đất công, thị trấn chỉ tạm thời quản lý trong thời gianchưa đủ điều kiện để tách ra thành một xã độc lập, cho nên trong quá trình thống kê, khuđất này và những giá trị mà nó mang lại không được tính vào diện tích và giá trị ngànhthuỷ sản của thị trấn Tuy nhiên nhận thấy khu Đông Nam Điền là một khu có diện tíchNTTS lớn, hàng năm giá trị mà ngành NTTS ở đây mang lại là rất cao, và sự phát triểncủa nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngành thuỷ sản của địa phương cho nên

Trang 33

trong nghiên cứu này chúng tôi tính khu Đông Nam Điền như một khu đất thực sự của thịtrấn, giá trị sản xuất mà khu này tạo ra là một phần giá trị ngành NTTS của toàn thị trấn.

Như vậy, qua phân tích cho thấy trong thời gian gần đây đất đai tại thị trấnRạng Đông có sự biến động rất nhỏ Sự ít biến động này một mặt thể hiện sự quyhoạch đất đai khá tốt của thị trấn, đất đai được giao cho người dân sử dụng theo cácmục đích một cách lâu dài Tuy nhiên do tỷ lệ đất dành cho các ngành còn kháchênh lệch (gần 80% diện tích được sử dụng làm đất nông nghiệp) thì sự ít biếnđộng trong quá trình phân bổ và sử dụng đất đai đã cho thấy quá trình chuyển dịch

cơ cấu kinh tế tại địa phương còn diễn ra chậm Nông nghiệp với mức thu nhập cònthấp và không ổn định vẫn là hoạt động kinh tế chính tại địa phương cho nên trongnhiều năm qua tuy kinh tế địa phương có những bước tăng trưởng đáng kể songchưa thật sự tương xứng với tiềm năng vốn có

3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động

Năm 2007 toàn thị trấn có 2540 hộ gia đình với tổng số nhân khẩu là 9950người, năm 2008 thị trấn có 2553 hộ gia đình với tổng số nhân khẩu là 10038 và đếnnăm 2009 là 2565 hộ gia đình với tổng số nhân khẩu là 10339 người Như vậy trong 3năm từ 2007 - 2009 số hộ đã tăng lên 25 hộ với tốc độ tăng bình quân là 0,49%/năm

Số nhân khẩu qua 3 năm đã tăng 1,94% Đây là mức tăng còn khá cao dẫn đến nhữngkhó khăn cho địa phương khi mà hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho đờisống nhân dân phần lớn vẫn còn đang trong thời gian xây dựng và hoàn thiện

Do đặc thù là một thị trấn có ngành nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớntrong nền kinh tế nên hộ sản xuất nông nghiệp chiếm tới 60,83% năm 2007 và giảmxuống còn 55,09% vào năm 2009 Số lao động tham gia hoạt động nông nghiệp là

2498 người trong tổng số 4143 lao động của toàn xã, chiếm 60,29% Năm 2009 tỷ

lệ lao động làm nông nghiệp của thị trấn có giảm nhưng giảm ở mức thấp (0,48%)cho nên qua 3 năm lao động nông nghiệp vẫn tăng 0,4% Mặc dù trong thời gianqua ngành nông nghiệp đã có nhiều bước tiến mới, việc sử dụng các giống cây concho năng suất và chất lượng tốt trở nên phổ biến hơn, tuy nhiên đây vẫn là ngànhcho thu nhập thấp không ổn định Do vậy, với việc có phần lớn hộ gia đình và laođộng làm nông nghiệp đã làm cho đời sống người dân chậm được cải thiện

Trang 34

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động thị trấn Rạng Đông qua 3 năm 2008 - 2009

Trang 35

Trong 3 năm qua hộ NTTS, CN - TTCN và số lao động hoạt động trong 2lĩnh vực này đều tăng Qua 3 năm số hộ NTTS đã tăng 5,12% trong khi số hộ CN -TTCN tăng 8,97%, và số lao động trong 2 ngành này tăng tương ứng là 8,83% và10,37% Cùng với đó, ngành dịch vụ và các ngành nghề khác cũng có mức tăng về

số hộ và số lao động tham gia Đây là một xu thế tất yếu hiện nay khi thu nhập từcác ngành đang có khoảng cách ngày càng xa so với ngành nông nghiệp Các ngành

có thu nhập cao đang thu hút nhiều lao động nông nghiệp chuyển sang Tuy nhiênmức độ chuyển dịch này của địa phuơng còn chậm so với tốc độ chung của cả nước,

do vậy trong thời gian tới thị trấn cần có những biện pháp khuyến khích hơn nữacác hoạt động kinh tế có thu nhập cao và ổn định phát triển góp phần nhanh chóngnâng cao mức sống cho người dân

Ngoài cơ cấu lao động chưa thật sự hợp lý thì chất lượng lao động còn thấpcũng là một vấn đề đặt ra cho các cấp chính quyền địa phương trong thời gian tới.Hiện nay đa số lao động của địa phương là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, do

đó mà trình độ tiếp thu những tiến bộ trong sản xuất cũng như trình độ tay nghề cònnhiều hạn chế đã làm cho năng suất lao động thấp Vì vậy trong những năm tới đây,

để kinh tế địa phương phát triển ổn định và bền vững, đời sống nhân dân nhanhđược cải thiện thì ngoài việc phân bổ lại lao động cho các ngành một cách hợp lý thìviệc đào tạo, nâng cao hiểu biết và tay nghề cho người lao động thông qua các hìnhthức đào tạo khác nhau cũng là một nhiệm vụ quan trọng cần được quan tâm tìm cácbiện pháp giải quyết kịp thời

3.1.2.3 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân ở thị trấn

- Hệ thống giao thông - vận tải: Hiện nay cả thị trấn có 5 km đường nhựa,còn lại là đường được bêtông hoá Những đoạn đường bị xuống cấp đang được địaphương tổ chức sửa chữa, tu bổ kịp thời để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.Ngoài ra thị trấn hiện nay có một bến xe (bao gồm cả xe khách và xe buýt) đã giúpviệc đi lại và lưu thông hàng hoá trở nên thuận tiện, góp phần không nhỏ vào việcphát triển đời sống kinh tế xã hội tại địa phương

- Hệ thống điện: Ở Rạng Đông hiện nay điện đã được kéo vào từng hộ gia

Trang 36

đình với hệ thống đường dây và cột điện đảm bảo an toàn và tiêu chuẩn kỹ thuật.Theo thống kê mới nhất của xã vào năm 2009, 100% số hộ trong thị trấn được dùngđiện Nhờ có điện mà người dân gặp nhiều thuận lợi hơn trong sản xuất và có điềukiện tiếp cận với nhiều dịch vụ, có điều kiện sử dụng nhiều tiện nghi, nhiều phươngtiện nghe nhìn hiện đại phục vụ cuộc sống, không chỉ góp phần nâng cao đời sốngvật chất mà còn làm phong phú thêm đời sống tinh thần cho nhân dân.

- Hệ thống thuỷ lợi: Do đặc điểm là một thị trấn ven biển, đất canh tác rất dễ

bị nhiễm mặn cho nên trong những năm qua công tác thuỷ lợi luôn được lãnh đạothị trấn quan tâm đúng mức Mặt khác chủ trương hiện nay của thị trấn là chú trọngphát triển nghề NTTS Để thực hiện chủ trương ấy thì có một hệ thống kênh mươnghoàn thiện là một điều kiện quan trọng đảm bảo sự thành công Năm 2009 vừa qua,thị trấn đã tiến hành huy động nhân dân tu bổ lại hệ thống kênh mương cấp 1, cấp 2đảm bảo cho nhu cầu tưới tiêu của nông dân, ngư dân trong thị trấn

- Ngoài ra thị trấn còn có một hệ thống các công trình phúc lợi khá hoànchỉnh Hiện nay có 1 trường cấp 1, 1 trường cấp 2 và một trường cấp 3 đóng trên địabàn thị trấn Hàng năm tỷ lệ trẻ em đến tuổi được tới trường đều đạt ở mức 100%.Nhiều phòng học cao tầng đã được xây dựng bằng nguồn ngân sách của địa phương

và sự đóng góp của người dân Công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân cũngđược các cấp lãnh đạo thị trấn rất quan tâm Thị trấn có một trạm y tế với 18 giườngbệnh và 8 nhân viên y tế thường xuyên trực để khám chữa bệnh cho người dân

Hệ thống nước sạch cũng đã được xây dựng tại thị trấn trong vài năm trở lạiđây Toàn thị trấn có 1895 giếng khoan UNICEF đảm bảo cung cấp nuớc sạch cho99% hộ dân trên địa bàn

Hệ thống thông tin liên lạc đang được tiến hành hoàn thiện trên địa bàn thịtrấn Hiện nay Rạng Đông có 1 bưu điện khang trang, có 1445 hộ sử dụng điệnthoại tăng gần gấp đôi so với năm 2007

Như vậy qua phân tích có thể thấy Rạng Đông là thị trấn có hệ thống cơ sở

hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân khá hoàn thiện Mặc dù còn gặpnhiều khó khăn song việc đầu tư xây dựng các công trình có ý nghĩa lâu dài trongphát triển kinh tế xã hội của địa phương luôn được chính quyền và nhân dân nơi đây

Trang 37

quan tâm đúng mức Đây sẽ là tiền đề là điều kiện thuận lợi cho thị trấn phát triểntoàn diện mọi mặt về kinh tế, chính trị, đời sống trong thời gian tới.

3.1.2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh các ngành kinh tế của thị trấn qua 3 năm

Thời gian qua, cùng với xu thế phát triển chung đi lên của các địa phươngtrong cả nước, Rạng Đông cũng có những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh

tế Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn thị trấn năm 2009 đạt108,959 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm 2007 - 2009 đạt 9,09%.Đây là một con số khá ấn tượng đối với một địa phương mà nông nghiệp vẫn đangđóng vai trò chủ đạo

* Ngành Nông nghiệp:

Trong những năm qua ngành nông nghiệp của thị trấn đang từng bướcchuyển đổi cơ cấu phù hợp Năm 2007 tổng giá trị ngành nông nghiệp đạt 68,819 tỷđồng đến năm 2009 là 74,196 tỷ đồng Sản lượng cây trồng vật nuôi của thị trấn liêntục tăng, cụ thể như sau:

- Trồng trọt:

Tổng diện tích gieo trồng của xã năm 2009 đạt 2690 ha, hệ số sử dụng đất là2,59 lần Ngành trồng trọt của thị trấn cũng đang có những sự phát triển qua từng năm,năng suất cây trồng hàng năm tăng lên đáng kể nhờ việc sử dụng các giống mới chonăng suất cao và áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến Tuy nhiên giá trị ngành trồngtrọt vẫn còn ở mức thấp do phần lớn diện tích đất canh tác được sử dụng vào hoạt độngtrồng lúa trong khi đây lại là cây trồng cho giá trị kinh tế thấp và không ổn định

- Chăn nuôi: Trong năm vừa qua trên địa bàn toàn quốc tình trạng dịch bệnhxảy ra có diễn biến phức tạp như dịch cúm H5N1 trên gia cầm, dịch lở mồm longmóng, dịch cúm H1N1 trên lợn và gia súc, nhưng do có các biện pháp chủ độngphòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh mà ngành chăn nuôi của thị trấn vẫn phát triểntương đối nhanh và đồng đều Tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 30,89% tổng giá trịngành nông nghiệp Tổng đàn trâu đạt 50 con, đàn bò đạt 257 con và đều có xuhướng tăng với tốc độ tăng lần lượt là 11,8% và 9,3% Đàn lợn cũng tăng từ 2350con năm 2007 lên 2570 con năm 2009, và đàn gia cầm tăng từ 15 nghìn con lên 16nghìn con Không chỉ tăng về số lượng, sản lượng ngành chăn nuôi cũng tăng một

Trang 38

cách đáng kể, cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao; đãgóp phần làm tăng giá trị của ngành cải thiện cuộc sống của người dân.

- Thuỷ sản: Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địaphương Trong 3 năm qua ngành thuỷ sản đã có những bước phát triển tốt Nhìnchung toàn ngành đều có sự gia tăng cả về diện tích và sản lượng (bao gồm cả nuôitrồng và khai thác) tất cả các đối tượng nuôi

Bảng 3.3: Tình hình sản xuất ngành thuỷ sản của thị trấn Rạng Đông

102,3 2

101,1 5

116,9 6

Nguồn: Ban Thống kê thị trấn Rạng Đông

+ Về diện tích: Diện tích NTTS toàn thị trấn năm 2009 là 265ha, chiếm19,9% tổng diện tích đất tự nhiên, tăng 6ha so với năm 2006 Trong đó diện tíchnuôi nước ngọt là 120 ha, diện tích nuôi nước mặn lợ là 145 ha Các diện tích nàyhàng năm đều có xu hướng tăng do có một phần diện tích đất trũng, đất bị nhiễmmặn từ đất sản xuất nông nghiệp sang

+ Về sản lượng: Sản lượng thuỷ sản của thị trấn năm qua đạt 1093 tấn trong

đó 86,28% là sản lượng thu được từ hoạt động nuôi trồng, với 160 tấn sản phẩm

Trang 39

nuôi trên diện tích nước ngọt và 783 tấn nuôi trên diện tích nước mặn, lợ Sản lượngđánh bắt là 150 tấn tăng 50 tấn so với năm 2008 và 80 tấn so với năm 2007 Trungbình qua 3 năm sản lượng ngành thuỷ sản đã tăng 16,96% Những con số ấn tượngnày là kết quả của nhiều biện pháp có hiệu quả đã được áp dụng trong thời gian quanhằm phát triển ngành thuỷ sản của thị trấn một cách bền vững và ổn định.

* Ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường, ngành công nghiệp - Tiểuthủ công nghiệp (CN - TTCN) và xây dựng của thị trấn gặp nhiều khó khăn Nhưngdưới sự chỉ đạo của Đảng ủy và chính quyền địa phương, các đơn vị kinh tế đã chủđộng liên kết, mở rộng mặt hàng, tìm kiếm thị trường, đầu tư cải tạo công nghệ, vàcoi trọng đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động Đến nay nhiều cơ

sở SXKD đã hoạt động có hiệu quả, năng suất, chất lượng sản phẩm từng bướcđược nâng cao, thích ứng với thị trường

Theo thống kê hiện nay thị trấn có 457 hộ sản xuất CN - TTCN với 670 laođộng, tăng 75 hộ và 120 lao động so với năm 2007 Giá trị sản xuất của toàn ngànhđạt 13,821 tỷ đồng năm 2009, tăng 124,24% so với năm 2008 và 149,09% so vớinăm 2007, chiếm 9,38 % tổng giá trị sản xuất của toàn thị trấn

Một số sản phẩm chính của thị trấn là: nước mắm, rượu, đồ gỗ chế biến, cácsản phẩm may mặc, gạch các loại,…

* Dịch vụ - Thương mại

Những năm qua thị trấn khuyến khích đầu tư phát triển các hoạt động dịch

vụ phù hợp với trình độ của nền kinh tế và đời sống xã hội của nhân dân Các hoạtđộng thương nghiệp, sửa chữa, dịch vụ vận tải, bến bãi, dịch vụ thông tin liên lạc,tài chính,… đã phát triển mạnh tại thị trấn Ngoài ra còn có các hoạt động xay sátgạo, cầm đồ, in ấn và sao chép tài liệu,…cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số cácloại hình dịch vụ, góp phần quan trọng trong hoạt động sản xuất của người dân

3.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

3.2.1 Phương pháp chọn điểm và chọn mẫu nghiên cứu

* Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Thị trấn Rạng Đông là địa phương có diện tích nuôi cá Bống Bớp lớn nhất của

Trang 40

huyện Nghĩa Hưng trong đó khu Đông Nam Điền là khu nuôi tập trung chiếm tới trên90% diện tích nuôi cá Bống Bớp của toàn thị trấn Do đó, trên cơ sở phiếu điều tra,chúng tôi tập trung chủ yếu nghiên cứu tại khu Đông Nam Điền thuộc thị trấn RạngĐông để đánh giá tình hình phát triển nghề nuôi cá Bống Bớp của toàn thị trấn.

* Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Khi nghiên cứu, do không thể điều tra toàn bộ các cơ sở nuôi nên chúng tôitiến hành điều tra 65 hộ nuôi cá Bống Bớp trên địa bàn thị trấn Rạng Đông tập trungchủ yếu tại các ô đầm số 1 và số 5 của khu Đông Nam Điền Chúng tôi lựa chọnquy mô và thời gian nuôi làm tiêu thức phân loại các hộ điều tra Theo đó, mỗi tiêuthức chúng tôi tiến hành điều tra theo 3 nhóm hộ Theo quy mô bao gồm 3 nhómhộ: hộ có diện tích nuôi ≤ 0,5 ha với 13 hộ tương đương với 20% tổng số hộ điềutra, hộ có diện tích nuôi từ 0,5 - 1 ha gồm 35 hộ tương đương 53,85% tổng số hộđiều tra và hộ có diện tích nuôi ≥ 1 ha gồm 17 hộ bằng 26,15% tổng số hộ Theothời gian nuôi, có 32 hộ có thời gian nuôi Bống Bớp ≤5 năm chiếm 49,23%, 15 hộ

có thời gian nuôi từ 5 - 10 năm chiếm 23,07%, 18 hộ có thời gian nuôi ≥10 nămchiếm 27,7%

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1 Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được chúng tôi thu thập thông qua việc điều tra, phỏng vấntrực tiếp các hộ nông dân nuôi cá Bống Bớp được chọn ở trên theo những tiêu chíxác định bằng bộ câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn trong các phiếu điều tra

- Thiết kế bảng hỏi: Bảng hỏi được thiết kế để điều tra các hộ nuôi cá BốngBớp về các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Điều tra, phỏng vấn nông dân: Chúng tôi sử dụng bảng hỏi điều tra phỏngvấn các hộ nông dân về các thông tin cơ bản của hộ, tình hình nuôi cá Bống Bớp,các thông tin về diện tích, chi phí, sản lượng, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả vàhiệu quả nuôi Đồng thời qua việc tiếp xúc với các hộ nuôi chúng tôi còn mongmuốn tìm hiểu những khó khăn cũng như thuận lợi của người nông dân trong quátrình nuôi cá Bống Bớp; những tâm tư, nguyện vọng của họ nhằm đưa ra các giảipháp cũng như kiến nghị phù hợp, góp phần thúc đẩy nghề nuôi cá Bống Bớp phát

Ngày đăng: 05/05/2016, 19:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. UBND thị trấn Rạng Đông (2007, 2008, 2009). Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2007, 2008, 2009.Một số chương trong sách Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình thựchiện nhiệm vụ KT-XH 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuốinăm 2007, 2008, 2009
5. Irma Adelman (2000). ‘Năm mươi năm phát triển kinh tế: Chúng ta học được những gì’, trong sách Tư duy mới về phát triển trong thế kỷ XXI , Irma Adelman, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.Khoá luận/ Luận văn/ Luận án Sách, tạp chí
Tiêu đề: ‘Năm mươi năm phát triển kinh tế: Chúng ta họcđược những gì’", trong sách "Tư duy mới về phát triển trong thế kỷ XXI
Tác giả: Irma Adelman
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2000
6. Phạm Văn Lô (2008). ‘Nghiên cứu tình hình phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản ở xã Tân Phong, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng’. Khoá luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ‘Nghiên cứu tình hình phát triển ngành nuôi trồngthuỷ sản ở xã Tân Phong, huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng’
Tác giả: Phạm Văn Lô
Năm: 2008
7. Nguyễn Thị Thu Nga (2007). ‘Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi thuỷ sản trên diện tích chuyển đổi từ đất canh tác ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương’, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.Sách Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi thuỷ sảntrên diện tích chuyển đổi từ đất canh tác ở huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương’
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Nga
Năm: 2007
10. Lê Văn Cát (2006). Nước nuôi thuỷ sản: Chất lượng và giải pháp cải thiện chất lượng, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước nuôi thuỷ sản: Chất lượng và giải pháp cảithiện chất lượng
Tác giả: Lê Văn Cát
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật
Năm: 2006
11. Mai Thanh Cúc và cộng sự (2005). Giáo trình phát triển nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phát triển nông thôn
Tác giả: Mai Thanh Cúc và cộng sự
Nhà XB: Nhàxuất bản Nông nghiệp
Năm: 2005
12. Ngô Trọng Lư (1998). Kỹ thuật nuôi cá chình, chạch đồng, Bống Bớp, Cà Ra, Rùa Vàng, Cầu Gai, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh.Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi cá chình, chạch đồng, Bống Bớp,Cà Ra, Rùa Vàng, Cầu Gai, Nhà xuất bản Nông nghiệp
Tác giả: Ngô Trọng Lư
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp"
Năm: 1998
13. Growfish (2000). ‘Vài nét về ngành thủy sản thế giới’,Theo Fistenet.gov.vn, ngày truy cập 23/2/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2000). ‘
Tác giả: Growfish
Năm: 2000
14. Nguyễn Việt Thắng (2005). ‘Một số chủ trương phát triển bền vững ngành thuỷ sản’, TC Thủy sản, số 8/2005, tr. 2 – 6 ngày 09/03/2006. Nguồn http://www.vista.gov.vn/portal/page?_pageid=33,355948&_dad=portal&_schema=PORTAL&pers_id=355716&item_id=356022&p_details=1 Link
15. Khánh Nam (2009). ‘Phát triển ngành thủy sản bền vững’, Khởi tạo bởi : diembao | Đăng bởi : tinkinhte | Cập nhật: 04/07/2009 23:37. Nguồn http://www.tinkinhte.com/nd5/viewsubject/xuat-khau-thuy-san-thi-truong-thuy-san-the-gioi/phat-trien-nganh-thuy-san-ben-vung/45510.s_59.1.html Link
16. Quỳnh Dung - Bạch Thanh (2009). ‘Thủy sản Việt Nam: Nhỏ lẻ, thiếu sức cạnh tranh’, Khởi tạo bởi : diembao | Đăng bởi : tinkinhte | Cập nhật: 26/05/2009 23:36. Nguồn http://www.tinkinhte.com/nd5/viewsubject/xuat-khau-thuy-san-thi-truong-thuy-san-the-gioi/thuy-san-viet-nam-nho-le-thieu-suc-canh-tranh/39896.s_59.1.html Link
17. Theo Vinanet (2009). Thị trường thuỷ sản thế giới: triển vọng tới 2015, Khởi tạo bởi : tinkinhte | Đăng bởi : tinkinhte | Cập nhật: 21/04/2009 13:06. Nguồn http://www.tinkinhte.com/nd5/viewsubject/xuat-khau-thuy-san-thi-truong-thuy-san-the-gioi/thi-truong-thuy-san-the-gioi-trien-vong-toi-2015/35111.s_59.1.html Link
3. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định (2007, 2008, 2009). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2007, 2008, 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008, 2009, 2010 ngành Thuỷ sản tỉnh Nam Định Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w