1.2.1 Mục tiêu chung: Nghiên cứu thực trạng bảo tồn và phát triển làng nghề tương Nam Đàn, các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn và phát triển làng nghề, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề tương Nam Đàn. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể • Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về vấn đề bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống. • Đánh giá thực trạng bảo tồn và phát triển làng nghề tương Nam Đàn, và các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn và phát triển làng nghề tương Nam Đàn. • Đề xuất các định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề tương truyền thống trong thời gian tới tại huyện Nam Đàn,tỉnh Nghệ An.
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu trong bài báo cáo này hoàn toàn trung thực và kết quả nghiên cứu chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho quá trình thực hiện báo cáo đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong báo cáo này được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2010 Sinh viên
Nguyễn Thị Bắc
LỜI CẢM ƠN
Trang 2Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi đã được
sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân Nhân đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Tập thể các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo PGS.TS Mai Thanh Cúc - người
đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND huyện Nam Đàn, Phòng nông nghiệp huyện Nam Đàn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu tại cơ sở, bà con trong hai xã Hùng Tiến,, xã Vân Diên, và thị trấn Nam Đàn đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin để nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã chia sẻ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Một lần nữa tôi xin chân thành cám ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân đã dành cho tôi.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Bắc
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 3CNH Công nghiệp hóa
Trang 4Hiện nay, cùng với quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa thì làng nghề truyền thống tương Nam Đàn đang bị mai một dần,
bị thay thế dần để phù hợp với xu hướng thương mại, thị trường Chất lượngtương hiện đang có dấu hiệu giảm dần, những nét riêng và vị ngon đang dần bịmất đi Điều đó đồng nghĩa với việc mất đi các giá trị văn hoá truyền thống củaông cha để lại, là sự xuất hiện của hàng loạt các vấn đề bất cập về việc làm, thu
nhập, tệ nạn xã hội…Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu tình hình bảo tồn và phát triển làng nghề sản xuất tương truyền thống tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”
Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là nghiên cứu thực trạng bảo tồn vàphát triển làng nghề tương Nam Đàn, các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn và pháttriển làng nghề, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm bảo tồn và pháttriển làng nghề sản xuất tương Nam Đàn
Đề tài được thực hiện tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An với đối tượngnghiên cứu là các hộ sản xuất trong làng nghề tương Nam Đàn, các bên liên đếnviệc bảo tồn và phát triển làng nghề tương
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích như thống kê mô tả, thống kê
so sánh, công cụ của PRA như lược sử hình thành hội, ma trận SWOT, sơ đồVENN; thu thập các số liệu thứ cấp trên các sách, báo cáo, tạp chí…kết hợp vớiphương pháp phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nông dân ở hai xã Hùng Tiến , Vân Diên
và mọtt thị trấn trên địa bàn huyện qua mẫu bảng hỏi soạn sẵn, các mục tiêu đãđược thực hiện trên nền tảng là các nghiên cứu về lý luận, thực tiễn tại huyệnNam Đàn
Qua quá trình tìm hiểu, tôi đã thu được một số kết quả sau:
Tương là sản phẩm truyền thống của người dân huyện Nam Đàn Có đến
95 % người dân sử dụng tương trong các bữa ăn Làng nghề làm tương NamĐàn giữ một vai trò quan trọng trong nông thôn, trước hết là nhằm giải quyếtmục tiêu kinh tế sử dụng đầu vào có sẵn, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho
Trang 5người lao động, thu hút lao động ở địa phương và lân cận, thu hút vốn cho sảnxuất làng nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông thôn, nâng cao thu nhập dân
cư, thu hẹp khoảng cách đời sống giữa thành thị và nông thôn, giữa nông nghiệp
và công nghiệp, hạn chế di dân thúc đẩy cơ sở hạ tầng nông thôn, giũ gìn vănhóa bản sắc dân tộc
Tuy nhiên, tình hình bảo tồn và phát triển làng nghề tương NamĐàn hiện nay bên cạnh những kết quả đạt được như giữ đúng quy trình sản xuất,phục tráng lại được nguồn nguyên liệu là giống đậu tương địa phương, quy môsản xuất tăng lên đáng kể… thì còn có một số tồn tại, khó khăn thách thức cầngiải quyết Như mặt bằng của các hộ nơi sản xuất vừa là nơi ở vừa là nơi sảnxuất Nguyên liệu đầu vào chủ yếu là đậu tương xuân gốc Nam Đàn con thiếutrầm trọng mặc dù tỉnh và huyện cũng đã có nhiều dự án phục tráng lại loạigiống quý này Trong khi thị trường tiêu thụ vẫn chưa thực sự ổn định, năng lựcquản lý và cơ cấu tổ chức của hội làng nghề còn hạn chế Ô nhiễm môi trường
do làng nghề để lạị chưa khắc phục được triệt để
Vì vậy, phương hướng bảo tồn và phát triển làng nghề trong thời gian tới
là khôi phục và duy trì ở mức độ nhất định làng nghề sản phẩm truyền thốngmang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đẩy mạnh phát triển làng nghề mà sản phẩmcủa nó đang có nhu cầu lớn trên thị trường, chú ý bảo tồn một số công nghệ vàquy trình sản xuất và chế biến, bảo tồn giống đậu tương địa phương xuân gốcNam Đàn
Bảo tồn và phát triển làng nghề tương Nam Đàn phải trên quan điểmđường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chươngtrình, mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương
Để bảo tồn và phát triển làng nghề tương Nam Đàn có nhiều yếu tố ảnhhưởng đến bảo tồn và phát triển làng nghề như : cơ chế chính sách và kết cấu hạtầng, yếu tố thị trường, sự phát triển của nghành nông nghiệp và nguyên liệu đầuvào, yếu tố nguồn nhân lực và truyền thống làm nghề, yếu tố về vốn và kỹ thuật
Trang 6công nghệ, và một số yếu tố khác….các yếu tố trên tác động không đơn lẻ màảnh hưởng liên kết chặt chẽ với nhau, cùng ảnh hưởng đến sự bảo tồn và pháttriển của làng nghề làm tương
Bảo tồn và phát triển làng nghề tương Nam Đàn cần có sự tham gia củacác bên có liên quan đến bảo tồn và phát triển làng nghề như: Nhà nước, chínhquyền địa phương, các hộ sản xuất của làng nghề, các tổ chức xã hội như hộinông dân, hội phụ nữ…
Để thúc đẩy và bảo tồn và phát triển làng nghề tương, trên phương diện vĩ
mô cần phải thực thi đồng bộ nhiều chính sách và giải pháp nhằm khuyến khích,
hỗ trợ, giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi cho sự khôi phục và phát triển của làngnghề làm tương trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến các giải pháp như giải pháp về thịtrường, giải pháp về kỹ thuật và công nghệ, giải pháp về vốn, giải pháp về nhânlực và truyền thống làm nghề, giải pháp về kết cấu hạ tầng, giải pháp về môitrường…
Nghiên cứu về bảo tồn và phát triển làng nghề nói chung và làng nghềlàm tương nói riêng diễn ra như thế nào trong thời gian tới cần có một công trìnhnghiên cứu công phu hơn nữa Cần phải mở rộng đầu tư phát triển sản xuấttương hàng hóa nhiều hơn nữa, tăng nhanh sản lượng và doanh thu cho ngườisản xuất Nên gom các hộ sản xuất tương hàng hóa lại theo hướng tập trung để
dễ dàng đầu tư phát triển và quản lý chất lượng đầu ra sản phẩm Cần nghiêncứu xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm qua việc mở hội chợ trên cácphương tiện trên thông tin đại chúng nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩmkhắp nước, và cần tới những nghiên cứu sâu hơn về sản phẩm tương Nam Đàn
để đánh giá về vệ sinh an toàn thực phẩm, đưa ra được quy trình chuẩn đạt chấtlượng cao nhất Xây dựng các phương án khả thi hơn nữa để đưa sản phẩmtương từ sản xuất nhỏ lẻ manh mún thành sản xuất có quy mô lớn hơn
Trang 7PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, khi nước ta chuyển đổi cơ chế quản kế hoạchhóa tập trung sang cơ chế thị trường, mọi lĩnh vực hoạt động được khơidậy có đóng góp tích cực vào mức tăng trưởng của nền kinh tế Trong dòng chảychung đó có sự phát triển của hoạt động nghành nghề ở khu vực nông thôn, nơi
có gần 80% dân số đang sinh sống
Cùng với trồng trọt và chăn nuôi, hầu hết dân cư sống ở vùng nôngthôn đều có hoạt động thêm nghành nghề phụ, với mục đích ban đầu sản xuất raphục vụ cho nhu cầu trong đời sống của hộ gia đình mang tính chất tự cung tựcấp Nhưng qua một quá trình dài phát triển do có sự khác nhau về tay nghề vàkinh nghiệm tích luỹ được ở từng địa phương nhất định đã có sự chuyên mônhoá và các sản phẩm làm ra bắt đầu đưa ra thị trường trao đổi như những loạihàng hoá
Trên thế giới cũng như Việt Nam đang tồn tại rất nhiều làng nghề truyềnthống Làng nghề giữ một vai trò rất quan trọng trong nông thôn, trước hết nhằmgiải quyết các mục tiêu kinh tế sử dụng đầu vào có sẵn, tạo công ăn việc làmtăng thu nhập cho người lao động, thu hút lao động ở địa phương và các vùnglân cận, thu hút vốn cho sản xuất ở làng nghề, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn, nâng cao thu nhập dân cư, thu hẹp khoảng cách đời sống giữathành thị và nông thôn, giữa nông nghiệp và công nghiệp, hạn chế di dân thúcđẩy phát triển hạ tầng nông thôn giữ gìn văn hóa bản sắc dân tộc Nhưng cũng
có rất nhiều làng nghề bị mất đi theo thời gian, sự mất đi của các nghề truyềnthống đồng nghĩa với việc mất đi các giá trị văn hóa truyền thống
Nam Đàn nằm ở vị trí thuận lợi Trên một huyết mạch giao thông lớn củatỉnh, không xa thành phố Vinh – Trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa củaNghệ An và Cửa Lò – một điểm du lịch nổi tiếng Đây không chỉ là mảnh đất
Trang 8địa linh nhân kiệt nổi tiếng với các danh nhân lịch sử, một điểm dừng chânkhông thể bỏ qua của du khách trong các chuyến xuyên Việt từ Bắc ra, từ Namvào và còn được biết đến với nghề làm tương truyền thống Loại tương màngười dân sản xuất ở đây xem là đặc sản có từ lâu, tồn tại và được lưu truyền từđời này qua đời khác Nó đã bắt đầu trở thành một loại mặt hàng được ưachuộng bởi những hương vị đặc biệt với những người dân Nam Đàn nói riêng vàngười dân trong cả nước đã một lần dùng đến nó nói chung.
Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa đó thì làng nghề truyền thống này đang bị mai một dần, bị thaythế dần để phù hợp với xu hướng thương mại, thị trường Chất lượng tươnghiện đang có dấu hiệu giảm dần, những nét riêng và vị ngon đang dần bị mất đi.Điều đó đồng nghĩa với việc mất đi các giá trị văn hoá truyền thống của ông cha
để lại, là sự xuất hiện của hàng loạt các vấn đề bất cập về việc làm, thu nhập, tệnạn xã hội,…… Vấn đề đặt ra là tại sao phải bảo tồn nghề làm tương tại huyệnNam Đàn ? Tại sao lại đặt vấn đề phát triển sản xuất tương ở đây, tương NamĐàn đã được bảo tồn và phát triển như thế nào ? Những vấn đề gì đặt ra để bảotồn và phát triển được loại đặc sản truyền thống này?
Từ ý nghĩa thực tiễn đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nghiên cứu tình hình bảo tồn và phát triển làng nghề sản xuất tương truyền thống tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”.
Trang 91.2 Mục đích nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung:
Nghiên cứu thực trạng bảo tồn và phát triển làng nghề tương Nam Đàn,các yếu tố ảnh hưởng đến bảo tồn và phát triển làng nghề, từ đó đề xuất một sốgiải pháp chủ yếu nhằm bảo tồn và phát triển làng nghề tương Nam Đàn
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các hộ sản xuất trong làng nghề tương Nam Đàn, các bên liên quan đếnviệc bảo tồn và phát triển làng nghề tương
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung : Nghiên cứu về bảo tồn và phát triển làng nghề tươngtheo góc nhìn của nhà quản lý
Phạm vi không gian: Các hộ gia đình sản xuất tương trên địa bàn 2
Xã Hùng Tiến, Vân Diên, và Thị Trấn Nam Đàn trên địa bàn huyện Nam Đàn
Thời gian : Lấy số liệu qua 3 năm: 2007, 2008, 2009 Thời gian nghiêncứu: 20/2/2010 đến 1/5/2010
Trang 10PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở lí luận
2.1.1 Một số lí luận cơ bản về làng nghề, làng nghề truyền thống tương 2.1.1.1 Khái niệm về làng nghề
Cho đến nay có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm làng nghề, theo giáo
sư Trần Quốc Vượng thì: làng nghề là làng tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểunông và chăn nuôi nhỏ song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với mộttầng lớp thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp có phường, có ôngtrùm, ông phó cả…Cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trìnhcông nghệ nhất định sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàngthủ công, những mặt hàng đã có tính mỹ nghệ trở thành sản phẩm hàng hóa và
có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng xung quanh và tiến tới mở rộng ra
cả nước rồi có thể xuất khẩu ra nước ngoài Những làng nghề ấy ít nhiều đã nổidanh từ lâu “ Dân biết mặt, nước biết tên, tên làng đã đi vào lịch sử, vào ca daotục ngữ ” trở thành văn hóa dân gian [14 ]
Theo tác giả Bùi Văn Vượng thì “Làng nghề truyền thống là làng cổtruyền thủ công, ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủcông Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời là người làm nghềnông nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợ chuyên sảnxuất hàng truyền thống ngay tại làng quê của mình…” [12]
Làng nghề là những làng sống bằng hoặc chủ yếu bằng nghề thủ công ởnông thôn Việt Nam [2]
Vậy khái niệm làng nghề có thể bao gồm những nội dung sau: “ Làngnghề là một thiết chế kinh tế-xã hội ở nông thôn được cấu thành bởi hai yếu tốlàng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó bao gồmnhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết
về kinh tế, xã hội và văn hóa [23]
Trang 11Theo quy định tạm thời của cục chế biến nông lâm sản và ngành nghềnông thôn (cơ quan trực thuộc bộ nông nghiệp giao nhiệm vụ quản lý nhà nước
về lĩnh vực này) thì :
Làng nghề là làng ở nông thôn có nghành nghề phi nông nghiệp phát triểntới mức trở thành nguồn sống chính hoặc nguồn thu nhập quan trọng của ngườidân trong làng Về mặt định lượng, làng nghề là làng có từ 35- 40 % số hộ trởlên có tham gia hoạt động nghành nghề và có thể sống bằng chính nguồn thunhập từ nghành nghề và giá trij sản lượng của nghành nghề chiếm trên 50 %tổng giá trị sản lượng của địa phương Vì vậy , khái niệm làng nghề cần đượchiểu là những làng ở nông thôn có nghành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế
về số hộ, số lao động và thu nhập so với nghề nông
2.1.1.2 Khái niệm về làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống trước hết làlàng nghề được tồn tại và phát triểnlâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyềnthống, là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ các lành nghề, là nơi có nhiều hộgia đình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợnhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt là cácthành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc [13]
2.1.1.3 Khái niệm về làng nghề tương Nam Đàn
Từ hàng ngàn năm nay nhân dân ta đã dùng đậu tương để chế biến ranhiều loại thức ăn mà phổ biến là tương.Tương là một loại nước chấm khá phổbiến ở Việt Nam và nhiều người Đông Nam Á cũng ăn tương Tương được làm
từ các nguyên liệu thực vật giàu đạm, đặc biệt là từ đậu tương nên giá trị dinhdưỡng của nó rất cao, vừa ngon vừa rẻ Các cụ thường nói “ Tương cà là giabản”
Làm tương Nam Đàn đòi hỏi phải có sự công phu và tỉ mỉ không phải aicũng có thể thành công, một chum tương ngon đúng hương vị của tương NamĐàn thường chỉ do người già sinh ra và lớn lên ở Nam Đàn mới có thể làm được
Trang 12Tương đạt yêu cầu là tương có 3 lớp trên là đậu nổi lên, giữa là nước và cuốicùng là mốc Một điều thú vị là người dân Nam Đàn thường chỉ làm tương vàotháng sáu âm lịch hàng năm Cũng giống như nước mắm tương có thể để rất lâudùng ăn cho cả năm mà không sợ hỏng Chính vì thế, với những người dân quêđạm bạc tương là món ăn mặn dùng để dành rất tốt Tương dùng để ăn với cơmthay cho thức ăn mặn là một các phổ biến của người dân, Tuy nhiên, khi kết hợpvới những món ăn khác cũng làm thành những món ăn rất thú vị.
Nam Đàn là một trong ba vùng làm tương ngon nổi tiếng cùng với tươngBần (Hưng Yên) và tương Cự Đà (Hà Tây) Bất kỳ gia đình nào ở Nam Đàncũng biết làm tương Ngoài việc dùng tương trong bữa ăn hàng ngày, tương cònđược dùng để biếu bạn bè gần xa và bán ra thị trường Tuy nhiên, những ngườithành thạo, có bí quyết làm ra những chum tương ngon hiện nay không cònnhiều
Khác với những loại tương khác, tương Nam Đàn là loại tương mảnh, hạt
đỗ khi thành tương thì chỉ vỡ thành từng mảnh chứ không nát Tương Nam Đàn
có màu vàng sánh, vị ngọt Về quy trình chế biến tương Nam Đàn không khácnhiều lắm so với các loại tương cùng loại Cái khác chính là việc chọn nguyênliệu và sự tỉ mỉ trong chế biến của người làm tương ở Nam Đàn Điểm đặc biệtchính của tương Nam Đàn, ngoài thứ tương làm bằng mốc nếp, còn có loạitương làm bằng mốc ngô bắp Tương ngon ngọt là tương làm bằng mốc nếp,nhiều đậu, phơi được nắng Chất lượng tương ngoài được đánh giá bằng các chỉtiêu sinh hóa tức là đánh giá về mặt dinh dưỡng thì nó còn được đánh giá bằngcảm quang thông qua việc nếm thử để cảm nhận được mùi vị, độ ngọt hay độchua Từ đó có thể đánh giá được chất lượng của tương, và đây cũng là mộtphương pháp giúp đưa tương đến gần với mọi người dân hơn, cho biết mức độchấp nhận của người dân về loại tương đó Bởi vì tuy tương có thành phần dinhdưỡng cao nhưng chưa chắc đã phù hợp với người tiêu dùng
Trang 132.1.1.4 Đặc điểm và điều kiện hình thành của làng nghề
2.1.1.4.1 Đặc điểm của làng nghề
Cùng với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn và quá trình pháttriển đô thị, làng nghề cũng không ngừng biến đổi Làng nghề có những đặcđiểm sau:
a Đặc điểm nổi bật nhất của làng nghề là tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp
Các nghành nghề thủ công nghiệp tách dần khỏi nông nghiệp nhưngkhông rời khỏi nông thôn Sản xuất nông nghiệp và sản xuất kinh doanh thủcông nghiệp trong làng nghề đan xen lẫn nhau Người thợ thủ công trước hết vàđồng thời là người nông dân Các gia đình nông dân vừa làm ruộng vừa làmnghề sản xuất thủ công nghiệp Sự ra đời của làng nghề đầu tiên là do nhu cầugiải quyết lao động phụ, lao động dư thừa nhàn rỗi giữa các mùa vụ và đáp ứngnhu cấu it ỏi về hàng tiêu dùng của từng gia đình và từng làng xã Trong làngnghề, người nông dân thường tự sản xuất đáp ứng phần lớn nhu cầu ít ỏi củamình về hàng tiêu dùng
b Công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong làng nghề, đặc biệt là làng nghề truyền thống thường rất thô sơ, lạc hậu, cộng với thói quen của người sản xuất tiểu nông nên công nghệ chậm được cải tiến và thay thế
Để tồn tại, sản xuất trong làng nghề phải có sự kết hợp công nghệ hiện đại
ở những công đoạn nhất định với kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất thủ công theohướng tiểu công nghiệp hiện đại, thủ công nghiệp tinh xảo Đối với những làngnghề truyền thống, công nghệ có sự cải tiến, xong vẫn mang yếu tố truyềnthống Đặc điểm này tồn tại trong suốt quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nôngthôn kể cả khi quá trình này hình thành
c Đại bộ phận nguyên liệu của làng nghề thường là tại chỗ hoặc vùng lân cận
Làng nghề truyền thống được hình thành xuất phát từ có sẵn nguồnnguyên liệu tại chỗ, trên địa bàn địa phương Đặc biêt, nghề truyền thống sản
Trang 14xuất những sản phẩm tiêu dùng ( làm tương…), nguyên liệu thường có tại chỗ,trên địa bàn, địa phương.
d Phần đông lao động trong làng nghề là lao động thủ công, nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay và đầy tính sáng tạo của những người thợ, của các nghệ nhân Phương pháp dạy nghề chủ yếu được thực hiện theo phương thức truyền nghề
Lao động trong làng nghề đặc biệt là làng nghề truyền thống, chủ yếu làlao động thủ công nhờ vào kỹ thuật khéo léo Trước kia, do trình độ khoa học vàcông nghệ chưa phát triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều
là lao động thủ công giản đơn Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc ứng dụng khoa học - công nghệ mới và nhiều công đoạn trongsản xuất làng nghề, đã giảm bớt lực lượng lao động giản đơn Tuy nhiên một sốcông đoạn trong quá trình sản xuất vẫn phải duy trì kỹ thuật lao động thủ côngtinh xảo Hầu hết dù các làng nghề dù được hình thành từ con đường nào đi nữathì chúng đều có các nghệ nhân làm nòng cốt và là người thầy hướng dẫn đếnphát triển làng nghề
-Việc dạy nghề trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề trong cácgia đình từ đời này qua đời khác và chỉ khuôn tại từng làng Các kinh nghiệmsản xuất thường được bảo tồn trong từng gia đình, ít được phổ biến ra ngoài.Trong những năm đổi mới với việc phát triển mạnh kinh tế tư nhân và hộ giađình cá thể trong làng nghề đã khôi phục phương thức dạy nghề theo lối truyềnnghề đã có nhiều thay đổi mang tính đa dạng và phong phú hơn và các bí quyếtnghề nghiệp không còn giữ được bí mật như trước
e Sản phẩm làng nghề, đặc biệt là làng nghề truyền thông sản phẩm mang tính riêng có của làng nghề, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc
Sản phẩm thủ công của làng nghề được hình thành là do sự kết hợp giữalao động khéo léo của thủ công với kinh nghiệm được tích lũy qua nhiều thế hệ
và trải qua thời gian, tích lũy thành bí quyết nghề nghiệp - điều kiện tạo nên sắc
Trang 15thái riêng của sản phẩm Công nghệ sản xuất sản phẩm thủ công trong làng nghềkhó có thể thay đổi bằng công nghệ hiện đại ở một số công đoạn nên người thợvẫn dùng kỹ thuật thủ công để tạo nên tính truyền thống cho sản phẩm Nếukhông có hoạt động sản xuất thủ công của các nghệ nhân thì sản phẩm của làngnghề không mang tính đặc trưng.
g Thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề hầu hết mang tính địa phương, tại chỗ, nhỏ hẹp
Sự ra đời của làng nghề, đặc biệt đối với làng nghề sản xuất tương, là xuấtphát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng tại chỗ của địa phương Thịtrường làng nghề về cơ bản vẫn là thị trường địa phương, là tỉnh hay liên tỉnh
Vì vậy khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường thì làngnghề sản xuất tương Nam Đàn và nhiều hộ sản xuất trong làng nghề đã đứngtrước những khó khăn không nhỏ
h Hình thức tổ chức sản xuất trong làng nghề chủ yếu ở quy mô hộ gia đình, một số đã có sự phát triển hình thành những tổ chức khác nhau
Với hình thức này hầu như tất cả các thành viên trong hộ đều được huyđộng vào làm những công việc khác nhau Người chủ gia đình thường đồng thời
là người thợ cả, người quản lý mà trong số họ có không ít nghệ nhân Tổ chứcsản xuất kinh doanh theo hộ gia đình đảm bảo được sự gắn bó giữa quyền lợi vàtrách nhiệm, huy động được mọi lực lượng có khả năng lao động tham gia sảnxuất – kinh doanh, tận dụng được thời gian và nhu cầu đầu tư thấp Đây là hìnhthức tổ chức thích hợp với quy mô sản xuất nhỏ Từ khi thực hiện phát triển theo
cơ chế thị trường, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư về mọi mặt để thành lậpdoanh nghiệp nhằm đáp ứng yếu tố sản xuất [8]
Trang 162.1.1.4.2 Điều kiện để hình thành làng nghề
Sự tồn tại và phát triển của làng nghề cần có nhưng điều kiện cơ bản nhấtđịnh sau:
Một là, gần đường giao thông Hầu hết những làng nghề cổ truyền đều
nằm trên những đầu mối giao thông quan trọng, đặc biệt là những đầu mối giaothông thủy, bộ Nằm ở vị trí này cho phép làng nghề có thể kết hợp sử dụng cácloại phương tiện vận chuyển khác nhau để chở nguyên vật liệu về và chở sảnphẩm đi tiêu thụ hoặc có điều kiện thu hút các thương nhân đến buôn bán sảnphẩm của làng nghề
Hai là, gần nguồn nguyên liệu Hầu như không có làng nghề nào mà lại
không gắn bó chặt chẽ với một trong những nguồn nguyên liệu chủ yếu phục vụcho sản xuất của làng nghề Phần lớn làng nghề hình thành nghề chính của mìnhxuất phát từ nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương hoặc ở vùng lân cận
Ba là, gần nơi tiêu thụ sản phẩm hoặc thị trường chính Làng nghề nói
chung đều được đặt gần nơi tiêu thụ mà thường là các nơi tập trung dân cư vớimật độ khá cao, gần chợ búa, bến sông bãi chợ, và đặc biệt là rất gần các trungtâm thương mại
Bốn là, sức ép về kinh tế Nhiều khi đây lại là nguyên nhân trực tiếp thúc
đẩy sự hình thành và phát triển của các làng nghề Biểu hiện rõ nhất là sự hìnhthành và phát triển của những làng nghề ở những nơi ít ruộng đất, mật độ dân sốcao, đất chặt người đông thêm vào đó có khi còn là do chất đất hoặc khí hậukhông phù hợp, làm cho nghề nông khó có điều kiện phát triển để đảm bảo thunhập và đời sống cho cư dân trong làng Sức ép kinh tế đó, buộc cư dân của làngphải tìm các nghành nghề phi nông nghiệp để đảm bảo cuộc sống hàng ngàycàng thịnh vượng hơn Hầu hết các làng nghề truyền thống tồn tại và phát triểnmạnh mẽ đến ngày nay đều có mật độ dân số cao, diện tích đất nông nghiệp trênđầu người thấp
Trang 17Năm là, lao động và tập quán sản xuất ở từng vùng Điều kiện này cũng
ảnh hưởng nhất định tới sự hình thành và phát triển của làng nghề Nếu không
có những tâm huyết với nghề, có nhiều quan hệ gắn bó với nghề và có nhữngkhả năng ứng phó với các tình huống xấu, bất lợi thì làng nghề cũng khó có thểtồn tại một cách bền vững Những kỹ năng kỹ xảo của người thợ, những phongtục tập quán, những luật lệ, quy chế của làng, của các dòng họ, phường hội….lànhững nhân tố không kém phần quan trọng làm cho làng nghề đó tồn tại bềnvững và phát triển nhất Chúng tạo thành những chất keo gắn kết làm cho làngnghề tồn tại và phát triển bền vững [8]
2.1.1.5 Ý nghĩa về phát triển làng nghề
Trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước, Đảng ta đã đặt mụctiêu CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn lên hàng đầu Điều đó được thể hiện rõtrong nội dung CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn ở Đại hội Đảng toàn quốclần thứ VIII, đó là:
- Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp phục vụ CNH
- Thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá, sinh học hoá vào sảnxuất nông nghiệp
- Phát triển chế biến nông, lâm, thuỷ, hải sản với công nghệ ngày càngcao, gắn với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp ở đô thị
- Phát triển các ngành nghề và làng nghề truyền thống và các ngành nghềmới bao gồm cả tiểu, thủ công nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng,hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác và chế biến các nguồn nguyên liệu phinông nghiệp, các loại hình dịch vụ sản xuất và đời sống nhân dân
- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội theo đồng bộ và hiện đại, xâydựng nông thôn mới giàu có và văn minh
Chủ trương phát triển kinh tế trong đó có chủ trương phát triển làng nghềđược cụ thể hoá hơn ở Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX: “ Tiếp tụcphát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới
Trang 18bằng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học; đẩymạnh thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá; quy hoạch sử dụng đất hợp lý; đổimới cơ chế cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên đơn vị diện tích; giảiquyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hoá Đầu tư nhiều hơn cho phát triển kếtcấu hạ tầng kinh tế và xã hội ở nông thôn Phát triển công nghiệp, dịch vụ, cácngành đa dạng, chú trọng công nghệ chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, cáclàng nghề, chuyển một bộ phận quan trọng lao động nông nghiệp sang khu vựccông nghiệp và dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới; nâng cao chất lượng nguồnnhân lực, cải thiện đời sống nông dân và cư dân ở nông thôn” [14 ]
Đối với ngành nghề nông thôn, nhiệm vụ của nó đã được nhấn mạnh hơntrong phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2001– 2005: “Mở mang các làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đưa công nghiệp sơ chế và chế biến vềnông thôn và vùng nguyên liệu; phát triển lĩnh vực dịch vụ cung ứng vật tư kỹthuật, trao đổi nông sản hàng hoá ở nông thôn , tăng nhanh việc làm cho khuvực phi nông nghiệp” [2]
Từ đó ta thấy được phát triển làng nghề có ý nghĩa rất quan trọng cả vềkinh tế và xã hội
a Ý nghĩa về kinh tế
Trong quá trình vận động và phát triển, các làng nghề để có ý nghĩa quantrọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng côngnghiệp hoá, đó là tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thuhẹp tỷ trọng của nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thunhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn Trong pháttriển nông nghiệp thì các làng nghề đã cung cấp tư liệu sản xuất (công cụ sảnxuất: cuốc, cày ) và chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp Ví dụnhư khi ngành chế biến phát triển yêu cầu nguyên liệu từ nông nghiệp phảinhiều hơn, đa dạng hơn và chất lượng cao hơn Do vậy, trong nông nghiệp hình
Trang 19thành những khu vực nông nghiệp chuyên môn hoá, tạo ra năng suất lao độngcao hơn và nhiều sản phẩm hàng hoá Mặt khác, có thể thấy kết quả sản xuất ởcác làng nghề cho thu nhập và giá trị sản lượng cao hơn hẳn so với sản xuấtnông nghiệp Do từng bước tiếp cận với nền kinh tế thị trường, người lao độngnhanh chóng chuyển sang đầu tư cho các ngành nghề phi nông nghiệp, khu vựcsản xuất nông nghiệp bị thu hẹp, khu vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ côngnghiệp được tăng lên, hoạt động dịch vụ ở nông thôn cũng được mở rộng về quy
mô, địa bàn hoạt động để thu hút nhiều lao động
Ở nước ta, các làng nghề được phân bố rộng khắp ở các vùng nông thôn,hàng năm sản xuất ra một khối lượng sản phẩm hàng hoá khá lớn, đóng gópđáng kể cho nền kinh tế quốc dân nói chung và cho từng địa phương nói riêng,làm tăng tổng giá trị sản phẩm hàng hoá của cả nước Ví dụ tỉnh Bắc Ninh, năm
1998 giá trị sản phẩm hàng hoá của các làng nghề là 210 tỉ đồng, chiếm 3/4tổng giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh Năm 1998, làng nghề ở BắcNinh đã nộp ngân sách nhà nước là 21,350 tỉ đồng, trong khi các xí nghiệp quốcdoanh chỉ thu được 3,4 tỉ đồng Năm 2002 đạt khoảng 800 tỉ đồng, chiếm 50%giá trị công nghiệp của địa phương, đóng góp 62% kim ngạch xuất khẩu củatỉnh Giá trị công nghiệp của ngành nghề nông thôn ở tỉnh Hải Dương đạt 560 tỉđồng năm 1998, 608 tỉ đồng năm 1999 và 637 tỉ đồng năm 2000 [14]
b Ý nghĩa về xã hội
- Phát triển toàn diện kinh tế – xã hội nông thôn, tạo việc làm, nâng caođời sống cho dân cư nông thôn là vấn đề quan trọng ở nước ta hiện nay Với83% dân số và 73% lao động của cả nước, đất đai canh tác lại bị hạn chế bởigiới hạn của tự nhiên, đây là một thách đố lớn đối với sự phát triển nông nghiệp
và kinh tế nông thôn [ 6 ] Sự phát triển của làng nghề đã kéo theo sự hình thành
và phát triển của các nghề khác, đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động
Nó không chỉ giải quyết việc làm cho cư dân trong vùng mà còn tạo việc làmcho cư dân các vùng lân cận Người dân có việc làm nhờ đó thu nhập của họ
Trang 20được tăng cao, đời sống bớt khó khăn hơn, mặt khác bản tính của người nôngdân là tiết kiệm, nên họ đã biết chi tiêu hợp lý và bắt đầu có tích luỹ Vì vậycuộc sống của người dân trong các làng nghề thường có mức sống cao hơn sovới các làng chỉ sản xuất thuần nông.
- Khai thác có hiệu quả các nguồn lực sẵn có trong nông thôn: vốn, laođộng
Một đặc điểm của sản xuất trong các làng nghề là quy mô nhỏ, cơ cấu vốn
và cơ cấu lao động ít nên rất phù hợp với khả năng huy động vốn và các nguồnlực vật chất của các hộ gia đình Điều đó tạo điều kiện cho hộ tận dụng đượcvốn nhàn rỗi trong dân vào đầu tư sản xuất kinh doanh Mặt khác việc sản xuất ởcác làng nghề chủ yếu là hộ gia đình nên đã tận dụng và thu hút nhiều loại laođộng, từ lao động thời vụ nông nhàn đến lao động trên độ tuổi hay dưới độ tuổi,lực lượng lao động này chiếm một tỉ lệ rất đáng kể trong tổng số lao động làngnghề
2.1.2 Một số lí luận về bảo tồn, phát triển
2.1.2.1 Khái niệm về bảo tồn
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về bảo tồn, là cụm từ dùng để chỉ sự duytrì những sản phẩm hữu hình hoặc vô hình có giá trị lịch sử, mang trong mìnhyếu tố văn hóa sâu sắc Theo từ điển Tiếng Việt (1999), Nhà xuất bản ThanhHóa, bảo tồn là giữ lại không để cho mất đi
Bảo tồn là một khái niệm rộng, trong mọi lĩnh vực, xét ở những góc độ
khác nhau, hoàn cảnh khác nhau thì cũng khác nhau Qua tìm hiểu thì chưa cókhái niệm cụ thể, tổng quát nào về bảo tồn được đưa ra Nếu xét ở góc độ khoa
học xã hội có thể hiểu “Bảo tồn là lưu giữ lại những giá trị, những cái vốn có của nó mà đang có nguy cơ bị mai một hoặc mất đi theo thời gian” Cùng với sự
phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay, thì có rấtnhiều những nét trong sản phẩm truyền thống mất đi, như những bí quyết, nhữngđặc điểm, hay những nét tinh hoa đang bị thay thế dần, hoặc đang bị mai một
Trang 21dần, và nếu cứ để tiếp tục như vậy, thì cùng với thời gian những cái nét quý giá
đó sẽ mất đi mãi mãi Chính vì vậy, trong khi nó chưa bị mất đi hoàn toàn, thì taphải giữ gìn, bảo lưu lại những cái vốn có từ lâu đời đó Như vậy thì được gọi làbảo tồn Trong bảo tồn, đối với từng lĩnh vực cũng thế, những cái gì mà có nguy
cơ mai một thì phải giữ lại Ví như trong một nghề truyền thống, nếu bí quyếtlàm là quan trọng, nhưng số người đang nắm giữ những bí quyết đó còn rất ít,thì ta phải bảo tồn lấy bí quyết, những người trẻ phải nối tiếp thế hệ trước Cònnếu là một đặc sản đang bị thay thế, đang bị mất dần đi những vị ngon, đặctrưng của nó, những mất đi này là do xu hướng sản xuất hàng hóa, thị trường xãhội,… thì ta phải bảo tồn lấy những cái vị đó, chất lượng của loại sản phẩm đó
2.1.2.2 Khái niệm về phát triển
Có rất nhiều quan niệm về phát triển, nhưng có 2 quan điểm lớn
- Quan điểm truyền thống (sau chiến tranh thế giới thứ II – trước 1970): Chorằng phát triển là sự tăng trưởng, tăng năng suất lao động, mở rộng sản xuất
- Quan điểm hiện đại (sau những năm 1970): Cho rằng phát triển một đấtnước không chỉ nhắm hết nguồn lực vào kinh tế Quan tâm lớn nhất của hộ làgiảm bất bình đẳng, tập trung xóa đói giảm nghèo trong một bối cảnh có tăngtrưởng Hay nói cách khác tăng trưởng chỉ là điều kiên cần cho sự phát triển chứkhông phải là mục tiêu của sự phát triển
+ Sau những năm 1980 thế giới bắt đầu trải qua những thời kì có sự náođộng của sự biến đổi môi trường, thảm họa thiên nhiên, ô nhiễm môi trường.Nếu chỉ tập trung nâng cao cuộc sống của con người mà lại ảnh hưởng đến môitrường thì ngược lại những tổn thất môi trường dẫn đến sự không bền vững cho
sự phát triển, từ đó đưa ra quan điểm “phát triển bền vững”, Ngoài mục tiêu kinh
tế xã hội, phát triển bền vững phải quan tâm đến môi trường
+ Năm 1897 Liên Hợp Quốc định nghĩa: “Phát triển bền vững là một quá trình của sự thay đổi, trong đó việc khai thác và sử dụng tài nguyên, hướng đầu
tư, hướng phát triển của công nghệ và kĩ thuật và sự thay đổi về tổ chức là
Trang 22thống nhất làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại, và tương lai của con người”.
+ Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất năm 1992 tổ chức tại Rio de Janeiro
đưa ra định nghĩa vắn tắt về phát triển bền vững: “ Phát triển nhằm thỏa mãn
nhu cầu của thế hệ ngày nay, mà không làm tổn hại khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
2.1.2.3 Vai trò của bảo tồn và phát triển làng nghề
a Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là nhằm phát triển kinh tế nôngthôn lên một bước mới về chất, làm thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động,
cơ cấu việc làm, cơ cấu giá trị sản lượng và cơ cấu thu nhập của dân cư nôngthôn bằng các nguồn lợi từ các lĩnh vực trong nông nghiệp và phi nông nghiệp.Với mục tiêu như vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ngàycàng được thúc đẩy, nó diễn ra ngay trong nội bộ ngành nông nghiệp và cả các
bộ phận hợp thành khác của cơ cấu kinh tế nông thôn Sự phát triển của các làngnghề đã tạo ra một nền kinh tế đa dạng ở nông thôn, với sự thay đổi về cơ cấu,phong phú đa dạng về loại hình sản phẩm Nghĩa là khi nghề thủ công xuất hiệnthì kinh tế nông thôn không chỉ có ngành nông nghiệp thuần nhất mà bên cạnh
đó còn có các ngành thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ cùng tồn tại và pháttriển [8]
b Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn
Nước ta là một nước sản xuất nông nghiệp là chính, dân số tập trung ởnông thôn chiếm tỉ lệ cao, lao động chỉ tập trung vào một vài tháng vụ mùa, cònnhững lúc nông nhàn thì họ không có việc làm Những năm gần đây phát triểnlàng nghề để giải quyết việc làm cho gần 10 triệu lao động, chiếm 29,5% lựclượng lao động nông thôn [8] Việc phát triển làng nghề không chỉ giải quyết
Trang 23việc làm cho lao động tại địa phương mà còn tạo việc làm cho lao động tại cácđịa phương khác
Việc phát triển làng nghề tạo ra một khối lượng lớn hàng hoá mỗi nămnên mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá là cần thiết và là nhân tố quan trọng
để kích thích sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu lao động thủcông chuyên nghiệp và nông nhàn Người ta đã tính toán rằng, cứ xuất khẩu mộttriệu USD hàng thủ công thì tạo được việc làm và thu nhập cho khoảng 3000 –
4000 lao động, chủ yếu là lao động tại địa phương và các vùng lân cận [8] Nếu
so sánh với mức thu nhập của lao động nông nghiệp thì thu nhập của lao độngngành nghề cao hơn khoảng 2 đến 4 lần, đặc biệt là so với chi phí về lao động vàdiện tích sử dụng đất thấp hơn nhiều so với sản xuất nông nghiệp
c Đa dạng hoá kinh tế nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hoá
Đa dạng hoá kinh tế nông thôn là một trong những nội dung quan trọngcủa công nghiệp hoá nông thôn nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập và cảithiện đời sống của người dân nông thôn Sự phát triển của làng nghề đã phá vỡthế độc canh trong các làng thuần nông, mở ra hướng phát triển mới với nhiềunghề trong một làng nông nghiệp Cùng với sự phát triển của nông nghiệp sựphát triển của làng nghề đã đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng hợp lý cácnguồn lực ở nông thôn như đất đai, lao động, nguyên vật liệu, thị trường Ởnhững vùng có nhiều ngành nghề phát triển thường hình thành nên một trungtâm giao lưu buôn bán, dịch vụ và trao đổi hàng hoá
d Cải thiện đời sống của nhân dân và xây dựng nông thôn mới
Ở những vùng có làng nghề phát triển đều thể hiện một sự văn minh, giàu
có, dân trí cao hơn hẳn những vùng mà chỉ thuần tuý sản xuất nông nghiệp ởcác làng nghề, tỷ lệ hộ khá và giàu thường rất cao, tỷ lệ hộ nghèo thấp và hầunhư không có hộ đói Thu nhập từ nghề thủ công chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thunhập để đem lại cho người dân ở đây một cuộc sống đầy đủ, phong lưu hơn cả
về vật chất và tinh thần Nhà cao tầng của các hộ dân được xây dựng nhiều, tỷ lệ
Trang 24hộ có các loại đồ dùng tiện nghi đắt tiền chiếm tỷ lệ khá Làng Tân Lễ (TháiBình) tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm gần 80% tổng số hộ của địa phương Làng nghềBát Tràng (Hà Nội) mức thu nhập bình quân thu nhập của các hộ thấp cũng đạttới 10 – 20 triệu đồng/năm, của các hộ trung bình là 40 – 50 triệu đồng/năm, còncủa các hộ cao thì đạt tới hàng trăm triệu đồng/năm [8] Cùng với việc tăng thunhập của người dân sự phát triển của làng nghề cũng để tạo ra một nguồn tíchluỹ khá lớn và ổn định cho ngân sách địa phương Đời sống vật chất và tinh thầncủa người dân được cải thiện, sức mua tăng lên, tạo thị trường cho công nghiệp
và dịch vụ phát triển
e Tăng giá trị sản phẩm hàng hóa
Sự phục hồi và phát triển các làng nghề có ý nghĩa rất quan trọng đối vớiphát triển kinh tế địa phương Với quy mô nhỏ bé, hàng năm làng nghề cũng đãsản xuất ra một khối lượng sản phẩm hàng hóa khá lớn, đóng góp đáng kể chonền kinh tế quốc dân nói chung và cho địa phương nói riêng Sản phẩm của làngnghề là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa nông thôn
f Bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc
Một số sản phẩm của làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống, mangtính nghệ thuật cao, mang đặc tính riêng có của làng nghề và những sản phẩm
đó trở thành sản phẩm văn hóa, được coi là biểu tượng của cái đẹp mang truyềnthống dân tộc Sản phẩm truyền thống của làng nghề là nét đặc sắc, biểu trưngcủa nền văn hóa cộng đồng làng xã Việt Nam qua những mặt hàng thủ côngtruyền thống Nghề truyền thống chính là di sản quý giá mà ông cha ta đã tạo lập
và để lại cho đời sau nên phát triển làng nghề, đặc biệt là làng nghề truyềnthống, chính là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việc giữ gìn bản sắc văn hóadân tộc là rất cần thiết vì suy cho đến cùng nền văn hóa của mỗi dân tộc sẽ cótính chất quyết định sự tồm tại của dân tộc đó Nhưng việc phát triển làng nghềgiữ gìn bẳn sắc văn hóa dân tộc cần gắn với hiện đại hóa để tăng thêm tính cạnhtranh của sản phẩm Việc giữ gìn bẳn sắc văn hóa dân tộc đòi hỏi quá trình hiện
Trang 25đại hóa sản xuất làng nghề đi liền với bảo tồn văn hóa dân tộc, phong tục tậpquán tốt đẹp của làng nghề.
Việc phát triển làng nghề còn góp phần nâng cao đời sống văn hóa và tinhthần cho cư dân nông thôn Ở làng nghề truyền thống, nghề có ảnh hưởng trựctiếp đến văn hóa tinh thần, tác động đến tâm lí, tình cảm, phong tục tập quán, lềlối làm việc của làng làm cho đặc trưng văn hóa nghề nghiệp cũng mang đậmnét ở những nơi đó
Qua làng nghề có thể hiểu thêm văn hóa của nghề, hiểu thêm một phươngdiện của con người, một sắc thái văn hóa của con người và quê hương đất nước.Tuy quy mô nhỏ, công nghệ còn lạc hậu nhưng so với hoạt động nông nghiệp,hoạt động tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn là bước tiến trong trình độsản xuất của nông thôn như trình độ trang bị, yêu cầu gắn kết với thị trường Do
đó, bảo tồn và phát triển làng nghề góp phần không nhỏ trong việc cải biếnnhững hạn chế tiểu nông của nông dân
Tóm lại, bảo tồn và phát triển làng nghề góp phần vào việc giữ gìn các giátrị văn hóa của dân tộc và nâng cao đời sống tinh thần cho cư dân ở nông thôn
Đó là niềm tự hào của dân tộc ta qua các thế hệ nối tiếp đến nay vẫn còn nguyêngiá trị Sản phẩm của làng nghề phản ánh những nét chung của dân tộc có nétriêng của làng nghề Người Việt Nam sống ở nước ngoài khi nhớ về quê hương
là nhớ đến dấu ấn đậm nét của làng nghề với sản phẩm độc đáo của nông thônViệt Nam mà các dân tộc khác không có được
2.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề bảo tồn và phát triển của làng nghề
Quá trình phát triển của làng nghề truyền thống chịu tác động của nhiềunhân tố Những nhân tố này có sự biến đổi trong từng thời kỳ và tác động theochiều hướng khác nhau Chúng có thể là những nhân tố thúc đẩy nhưng ngượclại cũng có thể là những nhân tố kìm hãm sự phát triển Ở mỗi vùng, mỗi địaphương, mỗi làng nghề do có những đặc điểm khác nhau về các điều kiện tự
Trang 26nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa nên sự tác động của các nhân tố này là khônggiống nhau Tuy nhiên, hiểu một cách khái quát chúng bao gồm những nhân tố
cơ bản sau:
Một là, sự biến động của nhu cầu thị trường Sự tồn tại và phát triển của
làng nghề truyền thống phụ thuộc rất lớn vào thị trường và sự biến động của nó.Sản xuất càng phát triển càng thể hiện sự chi phối của quan hệ cung - cầu và quyluật cạnh tranh Những làng nghề có khả năng thích ứng với sự thay đổi của nhucầu thị trường thường có tốc độ phát triển nhanh Đó là những làng nghề mà sảnphẩm của nó có đủ sức cạnh tranh trên thị trường và luôn đổi mới cho phù hợpvới nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của xã hội Điều này được chứng minh ở sựphát triển mạnh của các làng nghề truyền thống gốm sứ mỹ nghệ, chạm khắc gỗ,chế biến lương thực - thực phẩm Ngược lại một số làng nghề không phát triểnđược ngày càng mai một, thậm chí có nguy cơ mất đi vì những lý do: không đápứng được những nhu cầu khắt khe của thị trường, hoặc nhu cầu của thị trường,hoặc nhu cầu của thị trường không cần đến sản phẩm đó nữa như nghề sản xuấtgiấy dó, vẽ tranh dân gian
Hai là, chính sách của Nhà Nước có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển hay
suy vong của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong làng nghề và sự hình thành,phát triển làng nghề nói chung Thời kỳ trước đổi mới, trong chính sách đối vớicác thành phần kinh tế, chúng ta chỉ tập trung phát triển kinh tế quốc doanh Từkhi thực hiện công cuộc đổi mới cho đến nay, khi hộ gia đình được công nhận làchủ thể kinh tế độc lập tự thức thì các làng nghề đã có điều kiện phục hồi vàphát triển mạnh Chính sách mở cửa hội nhập nền kinh tế nước ta với khu vực vàthế giới cũng làm cho một số sản phẩm của làng nghề lại có điều kiện phát triểnthì mở rộng được thị trường
Các chính sách của nhà nước ta có tác động rõ rệt nhất từ khi đổi mới cơchế kinh tế, khi kinh tế tư nhân (đặc biệt là kinh tế hộ) được thừa nhận vàkhuyến khích thì làng nghề được phục hồi và phát triển Việc nhà nước ban hành
Trang 27các chính sách cho vay vốn, đã tạo điều kiện cho làng nghề phát triển mạnh.Làng nghề tồn tại và phát triển trong môi trường cơ chế thị trường Chính vì vậy,sản phẩm của làng nghề được sản xuất ra phải đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Ba là, kết cấu hạ tầng Kết cấu hạ tầng trước hết là giao thông, điện, cấp
thoát nước, bưu chính viễn thông có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp rất lớntới sự hình thành tồn tại và phát triển của làng nghề, trong đó giao thông vận tải
là yếu tố quan trọng nhất Nhờ có giao thông phát triển mà nguyên liệu và sảnphẩm được giao lưu dễ dàng hơn phục vụ tốt hơn việc đáp ứng các nhu cầu củathị trường Làng nghề phát triển tốt là đều có đường giao thông thuận tiện, đây
là điều kiện quan trọng vì nếu không tiện đường giao thông thì làng nghề khótồn tại lâu dài
Điện có nhiều tác dụng trong đó đặc biệt là đáp ứng nhu cầu cơ khí hóatrước hết là cơ giới hóa một số khâu, công đoạn trong quá trình sản xuất áp dụngcông nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩmtrên thị trường
Thông tin là cầu nối để người sản xuất nắm bắt được nhu cầu sở thích củakhách hàng từ đó quyết định về mẫu mã sản phẩm, giá bán, đồng thời còn giúpcho chủ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm tiêu thụ sản phẩm
Bốn là, trình độ kỹ thuật và công nghệ Trình độ kỹ thuật và công nghệ có
ảnh hưởng lớn với làng nghề, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động,chất lượng và giá thành sản phẩm, đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hànghóa trên thị trường và cuối cùng là quyết định đến sự tồn tại hay suy vong củamột làng nghề
Hiện nay, phần lớn các cơ sở sản xuất ở làng nghề vẫn sử dụng thiết bị thủcông, công nghệ cổ truyền chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trong từng gia đình.Bởi vậy, sản phẩm sản xuất ra số lượng sản phẩm thấp, giá thành cao, hạn chếđến khả năng cạnh tranh của các sản phẩm Điều này được thể hiện thông quakhía cạnh sau:
Trang 28(1) Làm tăng độ đồng đều, tính ổn định về chất lượng của sản phẩm.
(2) Nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất làm hạ giá thànhsản phẩm
(3) Hiện đại hóa một số khâu phục vụ sản xuất như: thiết kế mẫu mã (4) Giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề
Để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm các
cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề không thể không đổi mới trang thiết
bị, cải tiến áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất
Năm là: Vốn cho phát triển sản xuất Vốn là yếu tố, là nguồn lực quan
trọng cho sự phát triển của làng nghề Trước đây, vốn của các hộ sản xuất kinhdoanh trong làng nghề thường là vốn tự có hoặc vay mượn của họ hàng, anh emnên quy mô sản xuất không được mở rộng Ngay nay, trong điều kiện nền kinh
tế thị trường cạnh tranh khốc liệt nhu cầu vốn đã khác trước đòi hỏi các hộ sảnxuất kinh doanh trong làng nghề phải có lượng vốn khá lớn để đầu tư, cải tiếncông nghệ, đưa máy móc vào một số khâu, công đoạn để thay thế lao động thủcông Vốn ít dẫn đến đầu tư thấp và tình trạng nghèo đói gia tăng
Sáu là, nguyên vật liệu Nguyên liệu có ảnh hưởng không nhỏ đến sản
xuất của làng nghề Với làng nghề này thì giá trị nguyên liệu chiếm tỷ trọng caotrong giá trị sản phẩm
Chất lượng nguyên liệu có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm,qua đó ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm, của đơn vị sản xuất cho nên làng nghềrất quan trọng đến yếu tố nguyên liệu
Hiện nay, nguồn nguyên liệu tại chỗ của các làng nghề truyền thống đãcạn kiệt, phải vận chuyển từ nơi khác đến, điều kiện khai thác, vận chuyển tùnơi khác về, điều kiện khai thác, vận chuyển có ảnh hưởng tới việc đảm bảonguồn nguyên liệu cho các làng nghề Bởi vậy cần phải biết sử dụng hợp lýnguồn nguyên liệu đồng thời tìm kiếm thêm nhiều nguyên liệu thay thế hợp lý,
Trang 29theo hướng đa dạng hóa, giá rẻ, bảo đảm cho quy trình sản xuất nhanh, đảm bảosản phẩm của làng nghề có được chất lượng cao, giá thành hạ là điều cần lưu ý.
Bảy là, yếu tố truyền thống Yếu tố truyền thống trong điều kiện hiện nay
có tác dụng hai mặt vừa tích cực vừa tiêu cực, đối với sự phát triển làng nghề
Tích cực là bởi yếu tố truyền thống có tác dụng bảo tồn những nét đặctrưng văn hóa của từng làng nghề, của dân tộc, làm cho sản phẩm làng nghề cótính độc đáo và có giá trị cao Những người thợ cả, những nghệ nhân, các truyềnthống tốt đẹp là tài sản của quốc gia Những quy ước và ràng buộc trong làngnghề đề ra những tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, đòi hỏi người thợ sản xuấtkinh doanh một cách trung thực, bảo đảm chất lượng sản phẩm
Tiêu cực là do sự thay đổi của nền kinh tế, sự phát triển của công nghệkhoa học trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có những con người có đầu óckinh doanh, năng động , sáng tạo Điều đó nhiều khi yếu tố truyền thống, nhữngkinh nghiệm chủ nghĩa lại cản trở sự phát triển của nền kinh tế nói chung, củalàng nghề nói riêng Đồng thời những quy định ngặt nghèo, hạn chế trong luậtnghề, lệ làng đã làm cản trở không nhỏ tới việc mở rộng sản xuất - kinh doanhcủa làng nghề Trong điều kiện kinh tế thị trường không thể chỉ có kinh nghiệm
mà còn phải có khoa học công nghệ kết hợp
Tóm lại, nếu có thể đưa ra được những tiến bộ kỹ thuật hiện đại vào,nhưng vẫn giữ được những yếu tố truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc vànhững sản phẩm đó của làng nghề phải được tiếp nhận trong thị trường của xãhội hiện đại
Trang 30thôn làm vệ tinh cho các xí nghiệp lớn ở đô thị Vừa duy trì và phát triển cácnghành nghề cổ truyền, Nhật Bản vừa mở ra các nghành nghề mới, trước hết làcác hoạt động dịch vụ kinh tế - kỹ thuật ở nông thôn, huy động thêm lao độngnông thôn vào các hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp để nâng cao thu nhậpcủa cư dân nông thôn, thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển Các nghànhnghề thủ công ở nông thôn, các làng có nghề truyền thống vẫn được duy trì vàphát triển trong quá trình CNH
Đến cuối thế kỷ XX, Nhật Bản có 867 nghề TTCN ở nông thôn Sảnphẩm của nghề sơn mài cổ truyền không chỉ phục vụ trong nước mà còn xuấtkhẩu ra nhiều nước khác kể cả Mỹ Tỉnh FIGU có nghề rèn cổ truyền từ 700 -
800 năm nay hiện đang thực hiện quy trình sản xuất nông cụ theo phương pháp
cổ truyền được cải tiến gồm nhiều công đọan được chuyên môn hóa, từ luyệnthép tại tập đoàn sắt thép toàn Nhật Bản qua làm phải theo tiêu chuẩn của từngloại sau đó mới đưa về gia đình để gia công Nông cụ do các hộ gia đình làm rađược bao tiêu Công nghệ chế tạo nông cụ cũng được cơ khí hóa với các máymóc gia công tiến bộ và có hệ thống máy móc tinh vi kiểm tra chất lượng sảnphẩm
Vào những năm 70, ở tỉnh OITA đã có phong trào “ mỗi thôn làng mộtsản phẩm” nhằm phát triển nghành nghề cổ truyền ở nông thôn Kết quả là ngay
từ năm đầu tiên, họ đã sản xuất được 143 loại sản phẩm, thu được 358 triệuUSD, đến năm 1992 tăng lên 1,2 tỷ USD Phong trào này đã nhanh chóng lanrộng khắp nước Nhật (3) Năm 1990, thu nhập từ làm nghề thủ công và các hoạtđộng phi nông nghiệp khác ở Nhật Bản chiếm đến 85% tổng thu nhập của nôngdân Nhật Năm 1993, nghề thủ công ở Nhật đã đạt giá trị sản lượng 8,1 tỷ USD.Làng nghề của Nhật Bản còn là nơi tham gia du lịch lý thú Ví dụ, năm 1992một làng nghề ở OITA có tới 2640 lượt người của 62 nước tới thăm Xây dựngcác xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ và các cơ sở công nghiệp gia đình ở nôngthôn là hình thức sản xuất công nghiệp được tổ chức đầu tiên ở Nhật Bản[ 6 ]
Trang 312.2.1.2 Ở Trung Quốc
Về những năm 50 của thế kỷ XX có khoảng 10 triệu thợ thủ công Sau khinước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời, các đơn vị sản xuất TTCN đượcchuyển sang hoạt động dưới hình thức HTX và nhiều nguyên nhân khác, làngnghề nông thôn dần bị mai một Sau khi có chủ trương cải cách và mở cửa,nhiều hộ gia đình có nghề TTCN tự liên kết để xây dựng các xí nghiệp cá thể màđiển hình là xí nghiệp hưong trấn ở Tô Nam( Giang Tô) đã thu hút nhiều laođộng ở nông thôn và tạo ra giá trị sản lượng tương đối lớn; ở đây xí nghiệphương trấn hoạt động công nghiệp chiếm 95% giá trị sản lượng( chủ yếu là côngnghiệp nhẹ ), 95 % lao động là nông dân [ 6 ] Từ khi cải cách đến nay, côngnghiệp nông thôn Trung Quốc có sự phát triển đáng kể Những năm 1978 –
1996, giá trị sản lượng của các doanh nghiệp nông thôn ( trong đó có đóng gópkhông nhỏ từ các nghề TTCN ) trong nền kinh tế tăng từ 9,1 % lên hơn 50 %,giá trị kim ngạch xuất khẩu trong tổng xuất khẩu tăng từ 9,2 % lên 45 % Laođộng làm việc trong các doanh nghiệp nông thôn tăng 5 lần, đạt 130 triệu laođộng, thu hút 28,4 % lao động nông thôn Thu nhập nông thôn trong thời kỳ nàytăng 14 lần Sự phát triển của công nghiệp nông thôn ở Trung Quốc chịu tácđộng của các chính sách vĩ mô như : Chính sách cải cách kinh tế vĩ mô và thểchế ở khu vực nông thôn; luật doanh nghiệp tư nhân; luật doanh nghiệp tập thểnông thôn; các chương trình giáo dục và hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp nôngthôn xuất khẩu; cải cách về mặt tài chính về luật phá sản
2.2.1.3 Ở Indonesia
Indonesia là nước nông nghiệp, trong quá trình CNH, Chính phủIndonesia đã đề ra các chương trình phát triển nghành nghề TTCN ở nông thôntrong ba kế hoạch 5 năm Để thu hút đầu tư vào TTCN, Chính phủ đã đề ranhiều chính sách, trong đó chú ý đến khuyến khích về thuế và ưu tiên côngnghiệp nhỏ chế biến nông sản xuất khẩu Chính phủ Indonesia còn tổ chức ra “hội đồng thủ công nghiệp quốc gia Indonesia” nhằm thúc đẩy các nghành TTCN
Trang 32phát triển như tổ chức thi thiết kế mẫu mã, tổ chức triễn lãm hàng TTCN và lập
“ Trung tâm phát triển tiểu công nghiệp” để quản lý, hỗ trợ TTCN, Kế hoạchphát triển các nghành TTCN được lồng vào các chương trình tạo việc làm ởnông thôn Năm 1994, Indonesia đã cung cấp tiền để một số làng khôi phụcnghề thủ công cổ truyền nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân[15]
2.2.1.4 Ở Thái Lan
Thái Lan có nhiều biện pháp khuyến khích phát triển TTCN nông thôn.Trong quá trinh CNH nông thôn Chính phủ Thái Lan đã tiến hành mở mang cácnghành nghề TTCN, phát triển mạnh mẽ nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ,sản xuất được nhiều sản phẩm hàng hóa xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới nhờ
có sự kết hợp tay nghề của nghệ nhân với công nghệ, kỹ thuật, thiết bị hiện đại.Năm 1990, kim nghạch xuất khẩu mỹ nghệ vàng bạc của Thái Lan đã đạt gần 2
tỷ USD Sản phẩm của nghề gốm sứ cổ truyền trở thành mặt hàng xuất khẩu thungoại tệ đứng thứ 2 sau gạo ( năm 1989 đạt 300 triệu baht) Chính phủ Thái Lancòn chú ý phát triển nghành thủ công sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu câyquả ở địa phương, nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho cư dân nông thôn quamột số biện pháp như : cung cấp vốn tín dụng, bồi thường tay nghề, tiếp thị, tạo
ra mối quan hệ gia công giữa công nghiệp nhỏ và công nghiệp lớn
Vào đầu thế kỷ XXI , Chính phủ Thái Lan đã tài trợ cho những sáng kiếnđẩy mạnh các nghành thủ công địa phương, coi đây là trương trình lớn nhằm tạođộng lực xuất khẩu mới và giải quyết tình trạng dư thừa nhân công Nhằm xuấtkhẩu được nhiều loại hàng thủ công, năm 2002, Bộ Thương mại Thái Lan đãmời nhà thiết kế thời trang chuyên nghiệp làm việc với một HTX thủ công ởnông thôn để cải tiến sản phẩm truyền thống đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế Kếtquả là sản phẩm đó đã có mặt ở các cửa hàng bách hóa cao cấp tại Tokyô với giácao gấp 4 lần giá bán trong nước Năm 2003, chính phủ Thái Lan chi khoảng
800 triệu baht (tương đương 18,7 triệu USD) để cung cấp thêm 400 sản phẩm
Trang 33đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đồng thời tổ chức các triển lãm thương mại tại EU vàNhật Bản.
2.2.1.5 Ở Ấn Độ
Ấn Độ có nhiều ngành nghề thủ công và làng nghề truyền thống Tronghai kế hoạch 5 năm (1980 – 1990), Chính phủ Ấn Độ đã có chương trình tổnghợp thúc đẩy nông thôn, trong đó có việc thúc đẩy ngành nghề TTCN nhằm tăngviệc làm, tăng thu nhập Ở Ấn Độ, hàng chục triệu người nông dân đang làmnghề thủ công với doanh thu bán các sản phẩm này đạt 1000 tỷ rupi Chính phủ
Ấn Độ đề ra nhiều biện pháp và chính sách để bảo tồn và phát triển nghề thủcông mỹ nghệ như tổ chức các trung tâm kinh tế Ấn Độ còn có khoảng 400trung tâm dạy nghề rải rác ở các vùng Đặc biệt quan tâm tới độ ngũ thợ lànhnghề, thợ cả có nhiều kinh nghiệm, Chính phủ Ân Độ thành lập 13 trung tâmchuyên lo việc nâng cao tay nghề cho thợ cả Các nghệ nhân tài năng được nhànước quan tâm cả về vật chất cũng như tinh thần
Từ năm 1950 đến nay, Chính phủ Ấn Độ đặt ra giải thưởng cấp nhà nướctrao tặng cho thợ cả, nghệ nhân suất sắc một thẻ chứng nhận của chính phủ,
10000 rupi tiền thưởng và một bộ quần áo của tổng thống ban tặng Từ năm
1973, mỗi năm nhà nước chọn ra 15 thợ cả - nghệ nhân suất sắc và cấp cho mỗingười khoản trợ cấp 500 rupi/tháng Ở Ấn Độ, viện thủ công mỹ nghệ quốc gia
là cơ quan nghiên cứu phục vụ phát triển các làng nghề cổ truyền Ngoài việcnghiên cứu công nghệ, mẫu mã, mặt hàng trong thời gian qua, Viện còn tổ chứchàng trăm cuộc triển làm, hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ ở trong và ngoàinước, giới thiệu các mặt hàng đặc sắc của Ấn Độ, nghiên cứu thị trương và tiếpthị để mở rộng thị trường xuất khẩu [14]
Trang 342.2.2 Những bài học kinh nghiệm về vấn đề bảo tồn và phát triển các làng nghề tương ở Việt Nam
2.2.2.1 Tương Khả Do
Xã Nam Viêm, thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc có loại tương ngô, đặc sảnngon có tiếng từ lâu đời Từ thời vua Lê Cảnh Hưng, nước tương đã truyền dâng
để dùng trong hoàng tộc và thiết khách Người dân vẫn thường gọi tương Khả
Do là tương tiến vua
Hiện nay nghề làm tương ớt Khả Do không còn phát triển như trước, dosản phẩm làm ra không cạnh tranh được với nhiều loại nước chấm trên thịtrường Cả làng Khả Do trước kia có hàng trăm hộ làm tương, nay chỉ còn vàichục hộ giữ được nghề, sản phẩm làm ra cũng chỉ phục vụ sinh hoạt trong giađình và làm quà biếu cho khách
Để khôi phục và phát triển nghề truyền thống, xã Nam Viêm đã mời các
cụ già cao niên có kinh nghiệm làm tương cổ truyền tổ chức đào tạo truyền lạinghề cho đoàn viên thanh niên của xã Đồng thời, quy hoạch 40ha đất phát triểnvùng nguyên liệu trong đó chủ yếu trồng các giống ngô nếp, ngô giẻ, đỗ họ cúc
để chuyên làm tương Xã cũng tạo điều kiện về mặt bằng, hỗ trợ vốn, mua sắmthiết bị, xây dựng thương hiệu, quảng bá giới thiệu sản phẩm giúp các cơ sở pháttriển sản xuất Vừa qua xã đã thành lập hợp tác xã tương Khả Do, thu hút 80 –
100 lao động làm nghề, mỗi năm sản xuất 72000 – 75000 lit tương, mở rộng thịtrường tiêu thụ ra cả thị trường lân cận
2.2.2.2 Tương Cự Đà (Xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội)
Làm tương là nghề cổ nhất của làng đến nay, với nhiều gia đình coi sảnxuất tương như cái nghiệp của mình không thể bỏ làm tương
Tương Cự Đà có 12 hộ chuyên sản xuất không phải chỉ riêng với HàĐông mà còn là đặc sản vươn tới nhiều địa phương khác Cự Đà có nghề làmtương truyền thống qua 300 - 400 năm
Trang 35Nhận thức được rõ giá trị về cả vật chất lẫn tinh thần trong việc gìn giữ vàphát huy làng nghề Ngày 33/05/2007, thương hiệu “ tương nếp” đã có mặt khắptrong Nam ngoài Bắc Trung bình mỗi năm Cự Đà cung cấp cho thị trườngkhoảng14.00 lít tương, thu về khoảng 700 triệu đồng.
Sản xuất tương là nghề truyền thống của người dân Cự Đà, xã Cự Khê,huyên Thanh Oai Hiện nay, ở thôn Cự Đà có khoảng 400 hộ tham gia làm nghề
và hơn 100 hộ tiêu thụ sản phâme cho người dân
Tương sản xuất và tiêu thụ quanh năm nhưng vào dịp tết Nguyên Đán cổtruyền mức tiêu thụ mạnh hơn từ 300 - 350 lít / ngày Sản phẩm tương Cự Đà
đã tiêu thụ rộng rãi khắp cả nước và đã xuất khẩu sang một số nước Châu Á.Năm 2007, xã Cự Khê đã đăng ký thương hiệu với với cục sở hữu trí tuệ, mụcđích nâng cao giá trị sản phẩm, chống hàng nhái, hàng dả, để đảm bảo quyền lợicho người sản xuất
2.2.2.3 Tương Dục Mĩ (Cao Xá , Lâm Thao, Phú Thọ)
Dục Mĩ có trên 400 hộ dân theo nghề làm tương và được công nhận làlàng nghề truyền thống (16/08/2007) từ đó chính quyền và nhân dân trong thônnhư có thêm động lực để tìm ra hương đi mới cho làng nghề,bà con phấn khởiđầu tư trang thiết bị hiện đại để làm tương đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩmnhờ đó đầu ra của sản phẩm được mở rộng Hiện nay được tiêu thụ ở nhiều nơinhư Bắc Giang, Vĩnh Phúc,
Nơi đây như cơ sở sản xuất tương truyền thống mỗi năm bán hàng ngànlít tương với giá bán từ 10.000 đồng – 20.000 đồng 1 lít Nhiều hộ đã mạnh dan
mở quy mô sản xuất, nhờ thế mà sản lượng tương toàn xã đạt hàng trăm nghìnlít tương / năm Nghề này giúp nhiều gia đình có thu nhập ổn định bình quântrên 30 triệu đồng/ năm Thậm chí nhiều hộ thu hàng năm trăm triệu đồng
Năm 2004, làng Dục Mĩ sản xuất đạt 80.000 lít tương thu hút 400 laođộng làm nghề chiếm 72,7 % lao động của làng Giá trị thu nhập từ nghành nghềTTCN (trong đó chủ yếu là làng nghề làm tương) chiếm 65,9 %
Trang 36Năm 2005, sản xuất đạt 100.000 lít thu hút 420 lao động chiếm 73% laođộng trong làng giá trị thu nhập từ nghành nghề của làng chiếm 68,2 % giá trịthu nhập của làng Trong giai đoạn 2006 - 2010 làng đang phấn đấu sản xuất từ40.000 lít – 50.000 lít tương/ năm trở lên đồng thời phát triển mở rộng quy môsản xuất thu hút thêm nhiều hộ trong làng cùng tham gia sản xuất tương thànhphẩm Hiệu quả xã hội của nghề làm tương thì đã quá rõ ràng: giải quyết việclàm tăng thu nhập chính cho người dân, góp phần tích cực vào việc xóa đói giảmnghèo, giảm các tệ nạn xã hội, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngtăng thu nhập từ nghành nghề TTCN.
Năm 2006, sản xuất được 120.000 lít với giá là 10.000 đồng / lít thu lãivới trên 300-400 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao về thu nhập làng nghề
Năm 2007, có 169 hộ, dự kiến đến năm 2008 tổng số hộ sản xuất là 180
hộ với sản lượng là 185.000 lít thu về khoảng 5 triệu đồng
2.2.2.4 Tương Bần (thị trấn Bần , Hưng Yên)
Tương Bần có từ lâu đời, là món ăn giân dã của người lao động Trướcnhững năm 1990 sản phẩm của làng nghề chỉ làm bằng một thứ gạo nếp cái,đậu tương xay vỡ Cho đến sau năm 1990 khi nền kinh tế chuyển dịch theo cơchế thị trường, sản phẩm của làng nghề được đa dạng hơn, tương Bần được làmbằng cả gạo nếp tẻ và đậu tương xay nhỏ.Tương Bần tuy chưa xây dựng đượcthương hiệu nhưng mọi người vẫn biết đến như một sản phẩm nổi tiếng Nói đếntương Bần là người tiêu dùng biết đến làng Bần, nơi đây sản xuất ra sản phẩm cóchất lượng cao với hương vị đặc biệt có thể chế biến được nhiều món ăn dân giã.Tương Bần được biết từ lâu từ việc truyền miệng, nổi tiếng không chỉ trongvùng miền nhỏ hẹp trên địa bàn mà còn trên khấp cả vùng miền Từ nhữngngười khách thập phương qua lại mua về ăn thấy ngon và lời đồn tiếng thơmvang đi xa, dần dần sản phẩm tương của làng Bần được nhiều người ưa chuộngcạnh tranh với các loại sản phẩm nước chấm các nơi khác
Trang 372.2.2.5 Bài học kinh nghiệm về phát triển làng nghề tương Nam Đàn
Nhắc đến tương Nam Đàn người ta liên tưởng đến món ăn cổ truyền củanông thôn Vỉệt Nam và của dân tộc Việt Nam Để bảo tồn và phát triển làngnghề phải sản xuất ra tương có chất lượng ổn định là yếu tố quyết định đến sựtồn tại và phát triển của làng nhề để giữ gìn uy tín, giá cả phải hợp lí với nhu cầucủa thị trường Người sản xuất phải có kinh nghiệm, quy trình kỹ thuật với bíquyết gia truyền, sản phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Sản phẩmsản xuất ra phải đồng đều có địa chỉ sản xuất, mỗi hộ phải có thương hiệu riêng
và xây dựng thương hiệu cho làng nghề tương Nam Đàn để người tiêu dùng biếtđến nhiều hơn về sự xuất xứ sản phẩm, tạo nên uy tín danh tiếng cho làng nghề,góp phần bảo tồn giá trị và tri thức truyền thống của địa phương Bên cạnh đó,các hộ sản xuất trong làng nghề không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức về kỹthuật sản xuất, lựa chọn nguyên liệu đầu vào cẩn thận, có chất lượng tốt nângcao chất lượng sản phẩm đầu ra người sản xuất biết áp dụng hài hòa bí quyếtquy trình công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại
Nhà Nước và chính quyền địa phương cần phải quan tâm nghiên cứuchính sách thúc đẩy, hỗ trợ vốn, đầu tư khoa học công nghệ, đào tạo tay nghề,tìm kiếm mở rộng thị trường có sự quản lí của Nhà Nước Có như vậy làng nghềmới có thể tồn tại và phát triển tốt được
Trang 38PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm chung của huyện
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Nam Đàn là huyện nửa đồng bằng, nửa đồi núi, có tổng diện tích đất tựnhiên là 29399,38 ha Huyện lỵ cách Thành phố Vinh 20 km về phía tây, nằmtrong tọa độ từ 18030’ đến 18047’ vĩ độ Bắc, từ 105 0 25’ đến 105031’ kinh độĐông Ranh giới hành chính của huyện:
Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc và Đô Lương
Phía Nam giáp huyện Hương Sơn và Đức Thọ tỉnh Hà Tĩnh
Phía Tây giáp huyện Thanh Chương
Phía Đông giáp huyện Hưng Nguyên
Hình 3.1: Bản đồ khoanh vùng sản xuất tương Nam Đàn, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An
Huyện Nam Đàn có các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ quan trọng đi qua(QL 46, QL 15A, TL 539, TL 540) nối vùng đồng bằng Nghệ An với các huyệnmiền núi phía tây, Hệ thống giao thông liên xã phần lớn được trải nhựa hoặc bêtông,… đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông thương, giao lưu, trao đổi hànghoá nông sản giữa Nam Đàn với các vùng trong và ngoài tỉnh
Trang 393.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Nam Đàn.
3.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế
Cũng như một số huyện trong tỉnh Nghệ An, nền kinh tế của huyện NamĐàn trong những năm vừa qua về cơ bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp mangtính chất tự cung - tự cấp Trình độ thâm canh cũng như việc áp dụng các tiến bộkhoa học kỹ thuật vào sản xuất của người dân ở các xã không đồng đều Tuynhiên dưới sự lãnh đão của Đảng bộ huyện cùng với sự phấn đấu của cán bộ vàtoàn thể nhân dân huyện Nam Đàn nên trong những năm qua nền kinh tế củaNam Đàn có nhiều chuyển biến tích cực
Bảng 3.1: Tổng giá trị sản xuất và giá trị sản xuất các ngành của huyện giai đoạn 2000 - 2010
VT: Tri uĐVT: Triệu ệu
ngđồng
Chỉ tiêu
GTSX nông -lâm - ngư
GTSX CNXD, khai thác
GTSX thương mại
(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội UBND huyện Nam Đàn năm 2009)
Qua bảng trên cho thấy nền kinh tế của huyện phát triển tương đối nhanh.Tổng giá trị sản xuất (tính theo giá 1994) năm 2000 đạt 403.279 triệu đồng, đếnnăm 2005 đạt 738.198 triêu đồng, năm 2009 đạt 1.312.575 triệu đồng và dự kiếnnăm 2010 đạt 1.676.090 triệu đồng, tăng gấp 4 lần so với năm 2000 Tuy nhiên
so với mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện khoá 24 nhiệm kỳ 2005-2010, dự kiếnnăm 2010 ước đạt 85% kế hoạch
Trang 40Giá trị sản xuất phân theo các ngành: Nông lâm, ngư nghiệp; năm 2000đạt 301.738 triệu đồng, năm 2005 đạt 441.032 triệu đồng, năm 2009 đạt 611.871triệu đồng, tăng 103 % so với năm 2000 Năm 2010 ước đạt 660.820 triệu đồng,tăng 119 % so với năm 2000, tăng gần 50% so với năm 2005
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, nghành dịch vụ và thương mại cũngtăng đều qua các năm
Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế Nam Đàn qua giai đoạn 2000 - 2010 (%)
Công nghiệp - TTCN - XDCB 12,37 18,34 37,49 45,12
(Nguồn: UBND huyện Nam Đàn 2010)
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong giai đoạn vừa qua phát triển đúnghướng, dịch chuyển theo hướng tích cực, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm
từ 74,97 % năm 2000 xuống còn 44,65% năm 2009; Nghành Công nghiệp - xâydựng ngày càng tăng từ 12,37% năm 2000 lên 37,49 % năm 2009 Các ngànhdịch vụ từ 12,66% năm 2000 tăng lên 17,87% năm 2009
3.1.2.2 Các lĩnh vực xã hội
a Dân số và lao động.
Nam Đàn là địa bàn có tỷ lệ dân số tương đối cao Năm 2009, tổng số dâncủa huyện là 158.396 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là109.876 người chiếm tỷ lệ 69 %, là huyện có dân số trẻ Lao động có việc làmthường xuyên 83.615 người Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn mới quốc gia) củahuyện cũng khá cao 4.599 hộ chiếm 12,4%
Lực lượng lao động của huyện khá dồi dào, tuy nhiên lao động chủ yếu làlao động thuần nông, trình độ tay nghề thấp, trình độ chuyên môn kỹ thuật caocòn ít, nên số người thiếu việc làm thời vụ khá lớn Tỷ lệ sử dụng thời gian laođộng ở nông thôn là khoảng 80%