1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển làng nghề thêu ren tại xã hưng đạo huyện tứ kỳ tỉnh hải dương

105 571 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 776,5 KB
File đính kèm Giải pháp phát triển làng nghề thêu ren.rar (118 KB)

Nội dung

1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề thêu ren tại xã Hưng Đạo huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát trỉển làng nghề Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề thêu ren tại xã Hưng Đạo Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề thêu ren tại xã Hưng Đạo Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển làng nghề thêu ren tại xã Hưng Đạo trong thời gian tới.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này

và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã chỉ rõ nguồn gốc

Sinh viên

Đỗ Thị Huyền

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này tôi đãnhận được sự quan tâm và giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể trong vàngoài trường Nhân dịp này tôi xin tỏ lòng biết ơn đến:

Tập thể các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôntrường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôinhững kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường

Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Nông nghiệp huyện Tứ Kỳ đã tạo điềukiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới cô giáo

TS Nguyễn Thị Dương Nga đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốtquá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình

Và cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã độngviên, góp ý kiến cho tôi trong quá trình làm luận văn

Tuy đã có nhiều cố gắng trong khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp songkhó tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của cácthầy cô giáo nhà trường và các bạn Tôi xin chân thành cảm ơn

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2010

Sinh viên

Đỗ Thị Huyền

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG vi

TÓM TẮT KHÓA LUẬN vii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Lý luận về phát triển 4

2.1.2 Lý luận về làng nghề 5

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề 13

2.1.4 Đặc điểm của làng nghề thêu ren 17

2.1.5 Nội dung phát triển của làng nghề thêu ren 20

2.2 Cơ sở thực tiễn 24

2.2.1 Phát triển làng nghề ở một số nước trên thế giới 24

2.2.2 Phát triển làng nghề ở Việt Nam 26

2.2.3 Một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển làng nghề 29 2.2.4 Một số nghiên cứu trước đây về phát triển làng nghề truyền thống30

Trang 4

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 32

3.1 Đặc đỉểm địa bàn nghiên cứu 32

3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 32

3.1.2 Đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội 33

3.2 Phương pháp nghiên cứu 43

3.2.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 43

3.2.2 Phương pháp phân tích 44

3.2.3 Các chỉ tiêu phân tích 44

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46

4.1 Tình hình phát triển chung của làng nghề thêu ren tại xã 46

4.1.1 Quy mô và cơ cấu sản xuất của các làng nghề thêu ren 46

4.1.3 Tình hình lao động trong các làng nghề thêu ren 52

4.1.4 Tình hình vốn ở các làng nghề thêu ren 55

4.1.5 Tình hình cơ sở hạ tầng và thiết bị công nghệ của các làng nghề thêu ren 59

4.1.6 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của làng nghề thêu ren 61

4.2 Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ trong làng nghề thêu ren xã Hưng Đạo 64

4.2.1 Kết quả sản xuất kinh doanh 64

4.2.2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh 67

4.3 Đánh giá chung về tình hình phát triển làng nghề thêu ren 69

4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển của làng nghề thêu ren.69 4.4.1 Nguồn vốn dành cho sản xuất 69

4.4.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm 70

4.4.3 Trình độ tay nghề người lao động 71

4.4.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng của làng nghề 71

Trang 5

4.4.5 Thiếu sự liên kết giữa các cá nhân, tổ chức và cơ quan

chuyên môn 72

4.4.6 Làng nghề chưa xây dựng được thương hiệu 72

4.5 Định hướng phát triển các làng nghề thêu ren tại xã Hưng Đạo 73

4.6 Giải pháp phát triển các làng nghề thêu ren Hưng Đạo 74

4.6.1 Giải pháp về vốn 74

4.6.2 Giải pháp về thị trường 76

4.6.3 Giải pháp đào tạo, nâng cao trình độ người lao động 79

4.6.4 Nâng cao vật chất kỹ thuật, công nghệ sản xuất làng nghề 80

4.6.5 Thành lập các Hiệp hội làng nghề thêu ren trên địa bàn xã

Hưng Đạo 82

4.6.7 Khuyến khích chuyển đổi hộ sản xuất kinh doanh sang mô hình doanh nghiệp 83

4.6.7 Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làng nghề thêu ren 84

5.6.8 Hoàn chỉnh một số chính sách kinh tế của Nhà nước trong

vấn đề phát triển tiểu thủ công nghiệp 84

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87

5.1 Kết luận 87

5.2 Kiến nghị 88

Tài liệu tham khảo 90

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Phân bố số lượng làng nghề theo các vùng trong cả nước 29

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Hưng Đạo qua 3 năm 2007-2009 35 Bảng 3.2: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã trong 3 năm 2007-2009 37

Bảng 3.3: Tình hình cơ sở hạ tầng của xã Hưng Đạo năm 2009 39

Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm (2007 – 2009) 42

Bảng 4.1: Tình hình cơ bản của các làng nghề thêu ren ở xã Hưng Đạo

năm 2009 47

Bảng 4.2: Sản lượng sản phẩm thêu ren ở làng nghề thêu ren xã Hưng Đạo qua các năm 2007, 2008, 2009 48

Bảng 4.3: Cơ cấu sản lượng sản phẩm thêu ren theo làng nghề năm 2009 49

Bảng 4.4: Giá trị sản xuất của các làng nghề thêu ren xã Hưng Đạo qua các năm 2007, 2008, 2009 49

Bảng 4.5: Hình thức tổ chức của các làng nghề thêu ren trong xã qua 3 năm 2007-2008-2009 51

Bảng 4.6: Tình hình lao động ở các làng nghề thêu ren xã

Hưng Đạo năm 2009 52

Bảng 4.7: Chất lượng lao động trong các hộ điều tra năm 2010 54

Bảng 4.8: Tình hình huy động vốn bình quân của 1 hộ điều tra 57

Bảng 4.9: Tình hình sử dụng vốn bình quân của 1 hộ trong các làng nghề

thêu ren xã Hưng Đạo năm 2009 58

Bảng 4.10: Bình quân đất đai của 1 hộ trong các làng nghề thêu ren xã

Hưng Đạo 60

Bảng 4.11: Giá của một số sản phẩm thêu ren của các làng nghề năm 2010 64

Bảng 4.12: Tình hình sản xuất kinh doanh BQ 1 hộ điều tra năm 2009 66

Bảng 4.13: Hiệu quả sản xuất kinh doanh bình quân 1 hộ trong các làng

nghề thêu ren xã Hưng Đạo năm 2009 68

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 4.1: Kênh tiêu thụ nội địa 62

Sơ đồ 4.2: Kênh xuất khẩu 63

Trang 7

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Đề tài: Giải pháp phát triển làng nghề thêu ren tại xã Hưng Đạo huyện

Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương”

* Mục tiêu nghiên cứu:

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát trỉển làngnghề

- Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề thêu ren tại xã Hưng Đạo

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề thêuren tại xã Hưng Đạo

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển làng nghề thêu ren tại xãHưng Đạo trong thời gian tới

* Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng các phương pháp thu thập số liệu truyền thống Chọnđiểm nghiên cứu là các thôn Xuân Nẻo, Ô Mễ và Lạc Dục trên địa bàn xãHưng Đạo

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp theo phương thức sử dụngbảng câu hỏi phỏng vấn các hộ tham gia nghề thêu theo hai hình thức là laođộng chuyên và không chuyên Kết quả được phân tích và xử lý trên phầnmềm excel, từ đó đưa ra những nhận định chung về tình hình phát triển làngnghề và đề xuất các giải pháp phát triển làng nghề trong thời gian tới

*Kết quả nghiên cứu chính:

1 Thực trạng làng nghề thêu ren xã Hưng Đạo trong giai đoạn hiện nay

- Quy mô, sản lượng sản phẩm thêu ren ở các làng nghề trong một vàinăm trở lại đây có sự tăng trưởng ổn định

- Hình thức tổ chức bao gồm các công ty tư nhân, doanh nghiệp tưnhân, tổ hợp tác phổ biến nhất là hộ gia đình

- Tình hình sản xuất ổn định, sản phẩm được tiêu thụ tại thị trườngtrong và ngoài nước

Trang 8

- Phát triển làng nghề đã thu hút nhiều lao động tại địa phương và các

xã lân cận, giải quyết việc làm cho nhiều lao động thời vụ mỗi năm

- Trang thiết bị phục vụ cho sản xuất chủ yếu là công cụ thủ công, ít cơ

sở sử dụng máy móc trang thiết bị

-Vốn sản xuất ít và đang thiếu, vay vốn cho sản xuất gặp nhiều khókhăn

- Nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thêu đáp ứng đầy đủ, có sựtiếp cận với nguồn hàng từ khắp các tỉnh thành trong cả nước và nước ngoài

2 Phương hướng phát triển cho làng nghề thêu ren Hưng Đạo

- Phát triển làng nghề thêu ren của xã phải đặt trong tổng thể quy hoạchphát triển kinh tế- xã hội và phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp củahuyện

- Phát triển cần tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vànông thôn

- Cần hình thành các khu sản xuất tập trung, tạo thuận lợi về cơ sở vậtchất, kết cấu hạ tầng

- Đảm bảo việc làm cho lực lượng lao động hiện có và lực lượng laođộng bổ sung

- Dựa vào nhu cầu thị trường từ đó nhằm đưa ra sản phẩm thỏa mãn tốt

về nhu cầu thị trường cả về số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm

3 Giải pháp phát triển làng nghề thêu ren tại xã Hưng Đạo

- Về thị trường: xây dựng kế hoạch, tìm hiểu và lựa chọn thông tin vềthị trường đầu vào, thị trường đầu ra trong nước và nước ngoài

- Về vốn: đa dạng hoá hình thức vay vốn và huy động vốn, nâng caohiệu quả sử dụng vốn

- Giải pháp về lao động: trang bị kiến thức, năng lực quản lý kinhdoanh của các đơn vị sản xuất, mở thêm các lớp tập huấn về trình độ tay nghềcủa người lao động

Trang 9

- Giải pháp về kĩ thuật công nghệ: kết hợp công nghệ sản xuất truyềnthống, đồng thời áp dụng máy móc nhằm làm tăng hiệu quả sản xuất của các

hộ, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã

- Thành lập các hiệp hội thêu ren trên địa bàn xã nhằm nâng cao sự liênkết, hợp tác giữa các cơ sở sản xuất thêu ren

- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm: địa phương cần phối hợp vớicác Sở ban ngành liên quan hướng dẫn làng nghề thành lập các hiệp hội, tạođiều kiện cho việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề

- Khuyến khích hộ sản xuất kinh doanh chuyển sang mô hình doanhnghiệp: chuyển sang mô hình doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ

có địa vị pháp lý rõ ràng, kinh doanh sẽ thuận lợi hơn và có được sự bảo vệcủa các cơ quan chức năng Như vậy sản phẩm làng nghề sẽ có nhiều cơ hộitiếp cận với nhiều thị trường hơn nữa

- Hoàn chỉnh một số chính sách của Nhà nước trong vấn đề phát triểnlàng nghề tiểu thủ công nghiệp: khuyến khích đầu tư và phát triển, hoàn thiện

hệ thống pháp luật, tạo môi trường kinh doanh cho các làng nghề trong giaiđoạn hội nhập kinh tế hiện nay

Trang 10

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo số liệu thống kê, cả nước hiện nay có khoảng 2017 làng nghề(riêng khu vực đồng bằng sông Hồng có khoảng 866 làng nghề, là nơi tậptrung nhiều làng nghề nhất cả nước) Trong vòng 10 năm trở lại đây, từ cácnguồn ngân sách hỗ trợ của Nhà nước, cùng với quá trình mở cửa, bộ mặtlàng nghề thủ công trong cả nước có những khởi sắc vượt bậc Mặt khác, nhờ

sự năng động, thích ứng nhanh với thị trường, một số ngành nghề thủ công đãtìm ra hướng đi và chỗ đứng cho riêng mình Nhờ đầu tư đúng, các làng nghề

có tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình đạt khoảng 8%/ năm Hiện nay làngnghề VN đang sử dụng 1,3 triệu thợ thủ công chuyên nghiệp và 3-5 triệu laođộng thời vụ đã khẳng định được vị trí quan trọng của làng nghề trong nềnkinh tế chung tại các địa phương nói riêng

Tại một số tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây, Hưng Yên, Hải Dương, đời sốngnhân dân được cải thiện, một bộ phận nhân dân khá giầu vì thu nhập do cáclàng nghề đem lại chiếm tới 75% tổng thu nhập Số dân địa phương tham giasản xuất (Tái chế thép dân dụng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt tơ lụa)tại các làng nghề thuộc 4 tỉnh đã lên đến 20.000 người, ngoài ra có khoảng50% số đó là người lao động nơi khác làm thuê (Tư liệu Viện Khoa học,công nghệ, môi trường trường Đại học Bách khoa Hà Nội)

Trong thời điểm hiện nay, làng nghề VN đang đứng trước cơ hội pháttriển tốt và nhiều làng nghề đã biết nắm bắt cơ hội đó để làm giàu ngay trênthôn làng của mình Nhiều làng nghề từ Nam đến Bắc đang ăn nên làm ra nhưgốm sứ Bình Dương, Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng; đồ gỗ Đồng Kỵ, GòCông; dệt Vạn Phúc; cơ khí Ý Yên; mây tre đan Củ Chi, Chương Mỹ; chạmbạc Đồng Xâm, Đại Bái; đá mỹ nghệ Non Nước Làng nghề phát triển đã vàđang giải quyết việc làm cho nông thôn đang có quá nhiều người thất nghiệp;đồng thời gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống; đặc biệt tạo ra bộ mặt đô

Trang 11

thị hóa mới cho nông thôn để nông dân ly nông nhưng không ly hương và làmgiàu trên quê hương mình.

Hiện nay, trên thực tế cũng có nhiều làng nghề đang trong tình trạngkhó khăn vì thiếu vốn, không có doanh nghiệp làm đầu tàu, sản phẩm không

có đầu ra Ðể giải quyết vấn đề vốn, nguyên liệu, xúc tiến thương mại mởrộng thị trường xuất khẩu, tập trung khai thác tốt thị trường trong nước thìcác cơ sở, hộ sản xuất nhỏ lẻ khó tìm ra hướng đi đúng, đồng thời "lực bấttòng tâm"

Hải Dương là một vùng quê có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếngnhư gốm Chu Đậu, đan tre ở Văn Diệm (Ninh Giang), chạm khắc đá ở KínhChủ (Kinh Môn), chạm khắc gỗ ở Đông Giao (Cẩm Giàng) Làng nghề thêuHưng Đạo (Tứ Kỳ) được hình thành và phát triển từ năm 1918 Phát triển quagiai đoạn hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, làng nghề có nhiềumai một do tình hình kinh tế xã hội lúc bấy giờ có nhiều điều kiện khôngthuận lợi Tuy nhiên, trong thời kỳ đổi mới, Nhà nước ta với chủ trương là đadạng hóa phát triển các ngành nghề, các làng nghềnghề thêu ren ngày càngđược khôi phục và sản xuất có hiệu quả hơn Sản phẩm chủ yếu là thêu tranhhoa, tranh phong cảnh được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường Hà Nội và cáctỉnh thành lân cận.[13]

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường, làng nghềthêu ren Hưng Đạo đang đứng trước nhiều thách thức và cơ hội lớn Chínhquyền các cấp các ngành trong tỉnh và huyện cũng đã có nhiều biện phápnhằm phát triển và nâng cao chất lượng làng nghề trong giai đoạn hội nhậpkinh tế đảm bảo duy trì phát triển làng nghề, tạo việc làm ổn định, tăng thunhập cho lao động nông thôn tại xã và các xã lân cận Nhằm tìm hiểu sâu hơn

về vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp phát triển làng nghề thêu ren tại xã Hưng Đạo huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương”.

Trang 12

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng phát triển làng nghề thêu ren tại xã Hưng Đạo

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề thêuren tại xã Hưng Đạo

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển làng nghề thêu ren tại xãHưng Đạo trong thời gian tới

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các hộ tham gia sản xuất và phát triển nghề thêu ren tại xãHưng Đạo huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương

- Về thời gian: Tiến hành nghiên cứu bắt đầu từ ngày 25/1 đến20/5/2010 Tài liệu thứ cấp thu thập trong 3 năm gần đây từ 2007- 2009 Tàiliệu sơ cấp thông qua điều tra hộ sản xuất thêu ren trong năm 2010

Trang 13

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Lý luận về phát triển

2.1.1.1 Quan điểm vể phát triển

Phát triển là sự tăng trưởng cộng thêm các thay đổi cơ bản trong cơ cấunền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra,

sự đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc trong quá trình tạo ra các thay đổinói trên là những nội dung của sự phát triển Phát triển là sự nâng cao phúc lợicủa nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dụcsức khỏe và bảo vệ môi trường

2.1.1.2 Quan điểm về phát triển bền vững

Vào nửa cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, loài người đã phải đươngđầu với thách thức lớn do suy thoái về nguồn lực và giảm cấp môi trường.Trong tình hình đó quan niệm mới về sự phát triển đã được đặt là phát triểnbền vững

Theo Ủy ban Quốc tế về môi trường của Liên Hợp Quốc (1997), pháttriển bền vững là quá trình của sự thay đổi trong đó việc khai thác và sử dụngtài nguyên, hướng đầu tư, hướng phát triển của công nghệ, kĩ thuật và sự thayđổi về tổ chức là thống nhất, làm tăng khả năng đáp ứng về nhu cầu hiện tại

và tương lai của con người

Hội nghị thượng đỉnh của trái đất năm 1992 tại Rio dejanerio đưa rađịnh nghĩa về phát triển bền vững là: Phát trỉển nhằm thỏa mãn nhu cầu củathế hệ ngày nay mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế

hệ trương lai

Phát triển bền vững có thể được gọi bằng cách khác là phát triển bìnhđẳng và cân đối, có nghĩa là để duy trì sự phát triển cân bằng lợi ích của cácnhóm người trong cùng một thế hệ và giữa các thế hệ, thực hiện điều này

Trang 14

đồng thời trên cả ba lĩnh vực quan trọng có mối quan hệ qua lại lẫn nhau đó làKinh tế- Xã hội- Môi trường.

2.1.2 Lý luận về làng nghề

2.1.2.1 Khái niệm làng nghề

Làng nghề của nước ta đã được hình thành từ rất lâu đời, trải qua quátrình phát triển của mình, làng nghề của nước ta đã dần khẳng định được vịthế của nó trong phát triển kinh tế Cho đến nay đã có rất nhiều ý kiến đượcđưa ra nói về khái niệm làng nghề Theo nhà nghiên cứu Bùi Văn Vượng(1998) thì “ Làng nghề truyền thống là làng cổ truyền làm nghề thủ công, ởđấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công Người thợthủ công trong nhiều trường hợp cũng đồng thời là người làm nghề nông(nông dân) nhưng yêu cầu chuyên môn hóa cao đã tạo ra những người thợchuyên sản xuất hàng truyền thống ngay tại làng quê mình ”[8]

Theo Trần Minh Yến (2004), “Làng nghề là một thiết chế kinh tế- xãhội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong mộtkhông gian địa lý nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sốngbằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và vănhóa".[16]

Ở nước ta, làng nghề nông thôn được hình thành và phát triển do yêucầu của phân công lao động và chuyên môn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu pháttriển và chịu sự tác động mạnh mẽ của nền nông nghiệp và nền kinh tế hiệnvật, sản xuất nhỏ, tự túc tự cấp Với số lượng phong phú như hiện nay, sảnphẩm của các làng nghề sản xuất ra rất đa dạng và phong phú như gốm sứ BátTràng, lụa Vạn Phúc, gỗ Đồng Kỵ Các sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trong

và ngoài nước, đem lại thu nhập cao cho người lao động

Ngày nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ cùng với sự phân công laođộng ở mức độ cao hơn thì khái niệm làng nghề cũng được mở rộng hơn,không chỉ bó hẹp ở những hộ làm nghề thủ công Điều này có thể hiểu dưới

Trang 15

hai giác độ: Thứ nhất là công nghệ sản xuất không hoàn toàn là công nghệ thủcông như trước đây, mà ở nhiều làng đã áp dụng công nghệ cơ khí và bán cơkhí, biểu hiện ở chỗ đó là sử dụng những máy móc hiện đại hơn, tự động hóanhiều hơn; Thứ hai là trong các làng nghề khi sản xuất phát triển ở mức độcao hơn thì sẽ làm nảy sinh nhiều nghề khác phục vụ cho nó.

Qua các tài liệu như trên thì chúng ta có thể hiểu rằng: làng nghề làlàng ở nông thôn sản xuất các ngành phi nông nghiệp, tách ra khỏi nôngnghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lại phần thu nhập chiếm phần chủ yếutrong năm Các sản phẩm của làng nghề làm ra đáp ứng nhu cầu của ngườitiêu dùng và đã trở thành hàng hóa trên thị trường

2.1.2.2 Tiêu chí xác định làng nghề

Khi xem xét sự phát triển của làng nghề, chúng ta xem xét trên cả baphương diện kinh tế, xã hội, môi trường Có rất nhiều tiêu chí để xác địnhlàng nghề, theo Lê Vũ Tiên (2002), các tiêu chí xác định đó là:

- Làng nghề đó phải là những làng quê nông nghiệp phát triển đến mộtmức độ nhất định, nhưng do điều kiện ruộng đất có hạn, dân cư ngày càngđông đúc hơn nên số lao động dư thừa ngày càng nhiều Nhu cầu giải quyếtviệc làm để tạo thu nhập cho người lao động là đòi hỏi cấp bách của làng

- Làng nghề đó phải có ít nhất 1 người, 1 gia đình, 1 doanh nghiệphay một dòng tộc làm nghề đó, sản xuất kinh doanh phát triển nghề đó làmhạt nhân

- Làng nghề đó phải tìm được nguồn nguyên vật liệu ổn định, đáp ứngđược nhu cầu sản xuất của làng nghề

- Làng nghề phải có sản phẩm đã trở thành hàng hoá, giao lưu đáp ứngđược nhu cầu thị trường và công nghệ sản xuất của làng nghề

- Làng nghề phải có thị trường tiêu thụ độc lập hoặc thị trường giao lưuqua các doanh nghiệp thương mại

Trang 16

- Làng nghề phải có vốn để dự trữ nguyên vật liệu sản xuất và chuẩn bịcác điều kiện cho sản xuất.

- Làng nghề phải có sơ sở hạ tầng, kĩ thuật tối thiểu thuận tiện nhưđường, điện, nước, công cụ sản xuất

- Làng nghề phải có nguồn lao động trong làng ổn định và tạo ra côngviệc cho người lao động ở các địa phương lân cận để đáp ứng nhu cầu laođộng khi cần thiết

- Làng nghề phải có sự quan tâm hỗ trợ về các mặt hàng của các cấp

uỷ Đảng và chính quyền địa phương

Tiêu chí để xem xét một cách cụ thể đối với một làng nghề điển hình là:

- Số hộ chuyên làm một hoặc nhiều nghề thủ công chiếm từ 40 - 50 %

- Thu nhập từ nghề thủ công chiếm trên 50%

- Giá trị sản lượng của nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng củalàng [10]

2.1.2.3 Phân loại làng nghề

Nước ta có hàng trăm nghề thủ công khác nhau, các nghề thủ công pháttriển theo từng làng Ngày nay, các nghề thủ công vẫn liên tục phát triển vớinhiều chủng loại mặt hàng mới Có nhiều cách phân loại làng nghề, nhưngthường phân loại theo một số tiêu chí chủ yếu sau:

+ Theo thời gian (sự hình thành của làng nghề):

- Làng nghề truyền thống: có lịch sử phát triển lâu đời với những sảnphẩm độc đáo riêng có của mình Sản phẩm của làng nghề truyền thống rấtnổi tiếng được nhiều người biết đến, tiêu thụ ở các trung tâm kinh tế lớn củađất nước (Hà Nội, Huế, Thành Phố Hồ Chí Minh ) và cả nước ngoài Mẫu

mã, chủng loại của sản phẩm trong làng nghề truyền thống thường được xuấthiện với quá trình hình thành làng nghề, được hoàn thiện qua các thế hệ Giátrị của sản phẩm truyền thống không những bao gồm các chi phí vật chất, chiphí lao động sống mà còn chứa đựng cả những yếu tố tinh thần Những thiết

Trang 17

kế, hoạ tiết trên các sản phẩm truyền thống thường được phác theo nhữngđiển tích cổ nào đó và thú vui của người chơi là muốn có những bình phẩm vàgiá trị tinh thần của sản phẩm

- Làng nghề mới hình thành gần đây: do yêu cầu phát triển kinh tếnhằm nâng cao đời sống trên cơ sở vận dụng các tiềm năng sản xuất của địaphương Do còn non kém về các điều kiện sản xuất nên sản phẩm của làngnghề thường là sản phẩm cấp thấp hoặc ở các công đoạn thô Những ngườithợ mới trong các làng nghề trước đây thường là thợ làm thuê ở các làng nghềtruyền thống Sau nhờ có kiến thức về một số tay nghề, với số vốn ít ỏi đãnhen nhóm lên nghề mới ở quê mình Tuy nhiên cá biệt có một số làng nghềmới được hình thành do yêu cầu giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội.Một điều dễ thấy là các làng nghề phát triển và lan toả rất nhanh nhưng khôngbền vững

+ Xét theo sản phẩm làm ra

- Làng nghề sản xuất ra công cụ thủ công và nguyên liệu cho côngnghiệp: công cụ thủ công được tạo ra chủ yếu từ nghề rèn và nghề này có ởhầu hết các vùng nông thôn, các làng nghề chuyên sản xuất công cụ này cónguy cơ phải thu hẹp quy mô sản xuất Các loại nguyên vật liệu như thép cán,thép thỏi được tạo ra từ việc tái chế các phế liệu được thực hiện ở nhiều làngnghề, ngay cả làng nghề truyền thống

- Làng nghề sản xuất hàng tiêu dùng dân dụng: như hàng đồ đồng (đồthờ cúng, ấm, nồi ), hàng đồ mộc (giường, tủ, bàn ), hàng nhựa tái chế(nhựa thỏi, nhựa xay ) Chất lượng sản phẩm trong các làng nghề thuộc rấtnhiều cấp độ khác nhau từ cấp thấp dân dụng đến cao cấp mỹ nghệ Nhữnghàng này tiêu thụ cả trong nước và ngoài nước

- Làng nghề chế biến nông lâm thuỷ sản dược liệu: nguyên liệu củalàng nghề này là sản phẩm của hàng nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ, hải sản

Trang 18

Hiện nay trong vấn đề chế biến nổi lên vấn đề nguyên liệu sạch (rau, quả) vàcác chất phụ (trước hết là các chất hoá học bị sử dụng tuỳ tiện trong việc chếbiến và bảo quản các sản phẩm).[18]

Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, làng nghề là nơi phát triển của cácngành nghề phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu và nâng cao đời sống nông dân.Trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay), các làng nghề sản xuất kinhdoanh tiểu thủ công nghiệp góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tạo rasản phẩm phục vụ xã hội và góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp và nông thôn

Phát triển các làng nghề đồng nghĩa với phát triển công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp ở nông thôn, nhờ vậy sẽ nâng tỷ trọng của công nghiệp trong cơcấu kinh tế ở nông thôn và tăng tốc độ phát triển kinh tế nông thôn Đồng thờivới thúc đẩy phát triển công nghiệp, thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹthuật và các nghề dịch vụ Do vậy, phát triển làng nghề sẽ góp phần tích cựcvào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp và nôngthôn Đến nay, cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề truyền thống đã chuyển dịchtheo hướng 60 - 80% cho công nghiệp và dịch vụ, 20 - 40% cho nông nghiệp.[16]

Trang 19

* Làng nghề TTCN góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân ở nông thôn:

Phát triển toàn diện kinh tế, xã hội nông thôn, tạo việc làm, nâng caođời sống cho dân cư nông thôn là vấn đề quan trọng hiện nay ở nước ta Vớidiện tích đất canh tác bình quân vào loại thấp và tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việclàm ở khu vực nông thôn còn chiếm tỷ lệ cao (hiện khoảng 30 - 35% lao độngnông thôn) Do vậy vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho lao động nôngthôn trở nên hết sức khó khăn, đòi hỏi sự hỗ trợ nhiều mặt và đồng bộ của cácngành nghề và khu vực Việc mở mang, đầu tư phát triển ngành nghề ở cáclàng nghề là biện pháp tốt nhất để huy động nguồn lao động này Nhiều làngnghề ở nước ta hiện thu hút trên 60% lao động tham gia vào các hoạt độngngành nghề Sự phát triển của làng nghề không những chỉ thu hút lao động ởgia đình làng xã mình mà còn thu hút được nhiều lao động từ các địa phươngkhác Ngoài ra, sự phát triển của các làng nghề còn kéo theo nhiều nghề dịch

vụ khác phát triển, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động

Mặt khác, cần chú ý đến ý nghĩa xã hội của những việc làm được tạo ra

ở các làng nghề Sự phát triển của các làng nghề đã có vài trò tích cực trongviệc hạn chế di dân tự do Bên cạnh đó, tạo thêm công ăn việc làm sẽ làm tăngthu nhập của người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sốngnhân dân Đây cũng là một trong những chính sách của Đảng và Nhà nước tatrong vấn đề quốc kế dân sinh Thu nhập của các hộ làm nghề thủ công ở cáclàng nghề cao hơn từ 2 - 8 lần thu nhập của hộ thuần nông Ở các làng có nghề,

tỷ lệ hộ khá và giàu thường rất cao, tỷ lệ hộ nghèo thường rất thấp và hầu nhưkhông có hộ đói Thu nhập từ nghề thủ công chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập

đã đem lại cho người dân ở các làng nghề một cuộc sống đầy đủ, phong lưu hơn

cả về vật chất lẫn tinh thần.[16]

Trang 20

* Làng nghề góp phần phát triển kinh tế địa phương và xây dựng nông thôn mới:

Phát triển làng nghề góp phần tăng thu nhập của người dân, đồng thời

đã tạo ra nguồn tích luỹ khá lớn và ổn định cho các hộ gia đình cũng như chongân sách địa phương Vì vậy, nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngnông thôn được huy động từ sự đóng góp của người dân tại các địa phương cólàng nghề phát triển cũng khác hẳn so với các địa phương không có nghề Ởlàng nghề, đặc biệt là ở các làng nghề vùng Đồng bằng sông Hồng, gần như100% đường làng, ngõ xóm đều được bê tông hoá hoặc lát gạch hoặc đổ bêtông Các địa phương này đều có trường mầm non, tiểu học, phổ thông cơ sởkhang trang Hệ thống điện nước được cải tạo và nâng cấp Đời sống văn hoátinh thần của người dân được cải thiện và từng bước được nâng cao Sức muacủa người dân có xu hướng tăng, góp phần tạo điều kiện cho thị trường hànghoá tiêu dùng, dịch vụ phát triển Thu hẹp dần khoảng cách giữa thành thị vànông thôn và góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.[3]

* Hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề góp phần làm tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế:

Phát triển làng nghề có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh tế,

xã hội nông thôn Với quy mô nhỏ bé, được phân bổ rộng khắp ở các vùngnông thôn, hàng năm các làng nghề luôn sản xuất ra một khối lượng sản phẩmhàng hoá khá lớn phục vụ cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu, đónggóp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân nói chung và cho từng địa phương nóiriêng Năng lực sản xuất, kinh doanh của các làng nghề là yếu tố quan trọngthúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá ở nông thôn Thực tế cho thấy ở địaphương nào có nhiều làng nghề thì ở đó kinh tế hàng hoá phát triển.[3],[11]

* Làng nghề phát triển góp phần phát huy tiềm năng, thế mạnh nội lực của địa phương:

Trang 21

Các nghề thủ công trong làng nghề cho phép khai thác triệt để hơn cácnguồn lực ở địa phương, cụ thể là nguồn lao động, nguyên vật liệu, tiền vốn.Làng nghề truyền thống có thể làm được điều này vì nó có nhiều loại quy mô,

dễ dàng chuyển hướng kinh doanh v.v

Một khi làng nghề ở nông thôn phát triển mạnh, nó sẽ tạo ra một độingũ lao động có tay nghề cao và lớp nghệ nhân mới Chính thông qua lựclượng này để tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến áp dụngvào sản xuất, làm cho sản phẩm có chất lượng cao, giá thành giảm, khả năngcạnh tranh trên thị trường lớn Như vậy các làng nghề càng phát triển mạnh nócàng có điều kiện để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn Hơn nữakhi cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường và hiện đại, chính là tạo điều kiệnthuận lợi cho đội ngũ lao động thích ứng với tác phong công nghiệp, nâng caotính tổ chức kỷ luật Đồng thời trình độ văn hoá của người lao động ngày mộtnâng cao, lại là cơ sở thuận lợi cho việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và côngnghệ vào lĩnh vực sản xuất và hoạt động dịch vụ trong làng nghề.[11]

* Phát triển làng nghề góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương:

Lịch sử phát triển kinh tế cũng như lịch sử phát triển nền văn hoá ViệtNam luôn gắn liền với lịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống Vănhoá làng nghề với các thể chế cộng đồng chứa đựng những quan hệ huyếtthống, láng giềng, hôn nhân, nghề nghiệp với các phong tục, tập quán, tínngưỡng, lễ hội mang đậm những sắc thái riêng, tạo nên bản sắc truyền thốngvăn hoá phong phú sâu đậm của dân tộc ta Vì vậy, để các làng nghề truyềnthống mai một cũng tức là đánh mất đi một phần máu thịt của nhiều thế hệ,đánh mất một vốn quý của dân tộc

Với vai trò to lớn của làng nghề trong tiến trình công nghiệp hoá, hiệnđại hoá nông nghiệp, nông thôn, để khôi phục và phát triển làng nghề đòi hỏicác cấp chính quyền phải nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của làng

Trang 22

nghề; kịp thời có những biện pháp hỗ trợ các làng nghề phát triển phù hợp vớiđặc điểm từng địa phương cũng như yêu cầu của thị trường.[11]

2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề

Quá trình hình thành và phát triển của các làng nghề chịu ảnh hưởngcủa nhiều nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, trong đó thì các nhân tố kinh tế -

xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn cả Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến

sự phát triển của các làng nghề gồm có:

* Nhu cầu thị trường:

Sự tồn tại và phát triển của các làng nghề phụ thuộc rất lớn vào khảnăng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú và thường xuyên biếnđổi của thị trường Những làng nghề có khả năng thích ứng với sự thay đổinhu cầu của thị trường thường có sự phát triển nhanh chóng Sự thay đổi nhucầu của thị trường tạo định hướng cho sự phát triển của các làng nghề Nhữnglàng nghề mà sản phẩm của nó phù hợp với nhu cầu của xã hội, có khả năngtiêu thụ lớn thì vẫn phát triển bình thường Ngay cả trong mỗi một nghề, cũng

có những làng nghề phát triển, trong khi một số làng nghề khác lại không pháttriển được, do sản phẩm làm ra chỉ là những sản phẩm truyền thống, ít chú ýđến sự thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng và giá cả nhằm đáp ứng được

sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường

* Cơ chế chính sách về phát triển ngành nghề, làng nghề TTCN:

Cơ chế chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triểnhay suy vong của các làng nghề Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay,khi các hộ gia đình được công nhận là chủ thể kinh tế độc lập tự chủ trongnông thôn, các doanh nghiệp tư nhân được phép phát triển chính thức, thì cáclàng nghề đã có điều kiện phục hồi và phát triển mạnh Chính sách mở cửahội nhập nền kinh tế nước ta với khu vực và thế giới cũng làm cho một số sảnphẩm làng nghề có điều kiện phát triển vì mở rộng được thị trường, nhất làhàng thủ công mỹ nghệ, trong đó có sản phẩm thêu ren truyền thống, nhưng

Trang 23

đồng thời cũng tạo điều kiện cho hàng nước ngoài tràn vào thị trường trongnước khá nhiều, làm cho sản phẩm của các làng nghề khó có thể cạnh tranhnổi với sản phẩm ngoại nhập, làm hạn chế sự phát triển của một số làng nghề.

* Kết cấu hạ tầng:

Kết cấu hạ tầng, trước hết là giao thông, điện, cấp và thoát nước, bưuchính - viễn thông, có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành, tồn tại và pháttriển của các làng nghề, trong đó giao thông vận tải là yếu tố quan trọng nhất

Từ xa xưa, các làng nghề truyền thống thường nằm trên các đầu mốigiao thông thủy, bộ khá thuận lợi Ngày nay, khi giao lưu kinh tế phát triểnrộng khắp, khi mà thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề không chỉ ởtại địa phương mà vươn tới các thị trường xa xôi khác, khi mà nguồn nguyênliệu tại chỗ đã cạn kiệt phải vận chuyển từ nơi xa về thì nhu cầu về hệ thốnggiao thông vận tải phát triển thuận lợi đối với các làng nghề là rất quan trọng

Sự hoạt động của các làng nghề trong điều kiện nền kinh tế thị trường chịutác động mạnh bởi yếu tố thông tin nói chung, bưu chính viễn thông nói riêng Nó

sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp nắm bắt kịp thời, nhanh chóng, chính xácnhững thông tin về thị hiếu, giá cả, mẫu mã, chất lượng, quy cách sản phẩm trênthị trường, để có những ứng xử thích hợp đáp ứng nhu cầu của thị trường Bêncạnh đó, hệ thống cửa hàng, cửa hiệu, nhà trưng bày, giới thiệu sản phẩm, chợnông thôn, trường học, bệnh viện cũng là những nhân tố tích cực giúp cho việctiêu thụ sản phẩm nhanh, phát triển mạnh nguồn nhân lực có sức khỏe, trình độ trithức và kỹ thuật tay nghề cao, tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển

* Trình độ kỹ thuật và công nghệ:

Trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất có ảnh hưởng rất quan trọngđối với bất kỳ ngành nghề nào, sản phẩm nào Nó ảnh hưởng trực tiếp đếnnăng suất lao động, chất lượng và giá thành sản phẩm, đến năng lực cạnhtranh của các sản phẩm hàng hóa trên thị trường và cuối cùng là quyết địnhđến sự tồn tại hay suy vong của một cơ sở sản xuất, một ngành nghề nào đó

Trang 24

Hiện nay, phần lớn các cơ sở sản xuất ở các làng nghề vẫn sử dụng thiết bịthủ công, công nghệ cổ truyền chủ yếu dựa vào kinh nghiệm có tính chất chatruyền con nối trong từng hộ gia đình là chính Bởi vậy, sản phẩm sản xuất ravới năng suất, số lượng và chất lượng sản phẩm thấp kém, không đồng bộ, giáthành cao, hạn chế khả năng cạnh tranh của các sản phẩm làng nghề Để đadạng hóa sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng đượcnhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, các cơ sở sản xuất kinh doanhtrong các làng nghề không thể không đổi mới trang thiết bị, cải tiến áp dụngmột số tiến bộ khoa học công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất.

* Vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh:

Vốn là yếu tố, là nguồn lực quan trọng đối với bất kỳ quá trình sảnxuất, kinh doanh nào Sự phát triển của các làng nghề cũng không nằm ngoài

sự ảnh hưởng của nhân tố vốn sản xuất Trước đây, vốn của các hộ sản xuất,kinh doanh trong các làng nghề rất nhỏ bé, thường là vốn tự có của từng giađình hoặc vay mượn của bà con họ hàng, láng giềng, nên quy mô sản xuấtkhông mở rộng được Ngày nay, trong điều kiện của nền kinh tế thị trườngcạnh tranh khốc liệt, nhu cầu về vốn đã khác trước, đòi hỏi các hộ sản xuất,kinh doanh trong các làng nghề phải có lượng vốn khá lớn để đầu tư, cải tiếncông nghệ, đưa thiết bị, máy móc tiên tiến vào một số khâu, công đoạn, côngviệc có thể thay thế kỹ thuật lao động thủ công được, nhằm nâng cao năng suấtlao động, chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường

* Yếu tố nguyên vật liệu:

Yếu tố nguyên vật liệu cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất củacác làng nghề Khối lượng, chủng loại, phẩm cấp và khoảng cách từ cơ sở sảnxuất tới nơi có nguồn nguyên vật liệu có ảnh hưởng tới chất lượng và giáthành sản phẩm của các đơn vị sản xuất Cho nên, các làng nghề thường chú ýnhiều đến yếu tố nguyên vật liệu Hiện nay, nguồn nguyên liệu tại chỗ củanhiều làng nghề truyền thống đã cạn kiệt, phải vận chuyển từ những nơi khác

Trang 25

về, điều kiện khai thác, vận chuyển có ảnh hưởng tới việc đảm bảo nguồnnguyên liệu cho các làng nghề Trong điều kiện khoa học và công nghệ pháttriển như hiện nay, nguyên vật liệu cho các làng nghề đã có sự phong phú, đadạng Một loại nguyên vật liệu có thể dùng cho nhiều loại sản phẩm, ngượclại một loại sản phẩm có thể dùng nhiều loại nguyên vật liệu thay thế Vì vậy,vấn đề chọn lựa và sử dụng các loại nguyên vật liệu thay thế hợp lý, theohướng đa dạng hóa, giá rẻ, bảo đảm cho quy trình sản xuất nhanh, đảm bảosảm phẩm của các làng nghề có được chất lượng cao, giá thành hạ là điều cầnđược quan tâm

* Yếu tố truyền thống:

Đây là yếu tố có ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển của các làngnghề, là nhân tố quan trọng không chỉ chi phối các hoạt động sản xuất mà chiphối cả tiêu dùng và đời sống của cư dân nông thôn Sự bình ổn của các làngnghề là điều kiện tạo ra truyền thống và truyền thống lại góp phần giúp cholàng nghề ổn định hơn, phát triển truyền thống cao hơn Yếu tố truyền thống

có những tác động trái ngược nhau tới sự phát triển của làng nghề

Trong các làng nghề truyền thống, bao giờ cũng có các thợ cả, nghệnhân có trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm sản xuất, có tâm huyết vớinghề, là những hạt nhân để duy trì và phát triển của làng nghề Họ và cơ sởcho sự tồn tại bền vững của các làng nghề trước mọi thăng trầm và đảm bảoduy trì những nét độc đáo truyền thống của các làng nghề Yếu tố truyềnthống có tác dụng bảo tồn những nét đặc trưng văn hóa của từng làng nghề,của dân tộc, làm cho sản phẩm làng nghề có tính độc đáo và có giá trị cao

Song, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, không thể chỉ cókinh nghiệm cổ truyền, mà còn phải có khoa học và công nghệ hiện đại, phải

có những con người có đầu óc kinh doanh năng động, sáng tạo Yếu tốtruyền thống trong điều kiện hiện nay có tác dụng hai mặt, vừa tích cực vừatiêu cực, đối với sự phát triển của các làng nghề Việc khó là làm sao đưa

Trang 26

được những tiến bộ của khoa học và công nghệ hiện đại vào nhưng vẫn giữđược những yếu tố truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc vànhững sản phẩm của các làng nghề phải được tiếp nhận trong thị trường của

xã hội hiện đại.[11]

2.1.4 Đặc điểm của làng nghề thêu ren

Thêu là một nghề thủ công truyền thống mang tính chất nghệ thuậttrang trí tạo hình truyền thống của nước ta, xuất hiện từ thuở vua Hùng dựngnước Nghề thêu ren phát triển thành làng nghề vào thế kỷ thứ 17 Thời gianđầu sản phẩm thêu chỉ phục vụ cho cung đình và làm đồ tế lễ, cống nạp chocác vương triều phương Bắc Trải qua bao thăng trầm, nghề thêu đã phát triểnrộng khắp tới mọi miền đất nước, trở thành một nghề thu hút được đông đảolao động, nhất là lao động vùng nông thôn Kế thừa những kinh nghiệm quýbáu của cha ông truyền lại, người thợ thêu đã vận dụng kỹ thuật thêu mộtcách hiệu quả vào việc tạo nên những mẫu thêu đạt trình độ nghệ thuật cao,cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần tăng thunhập trong từng hộ gia đình, chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất, đời sống

và trong nền kinh tế quốc dân

Nghề thêu ren không quá phức tạp, đòi hỏi lớn nhất với những ngườilàm nghề là sự kiên trì, cẩn thận và ý thức làm việc tập thể Công cụ dùngtrong nghề thêu ren khá đơn giản Các thợ thêu chỉ sử dụng một số thứ vậtliệu ở mức tối thiểu như khung thêu, kim thêu các cỡ (kiểu tròn và kiểu chữnhật), kéo, thước, bút lông, phấn mỡ, vải thêu (vải trắng, sa tanh, lụa ), chỉthêu các màu Chính vì thế, nghề thêu ren rất phù hợp với khả năng nguồn laođộng của nước ta, nhất là ở khu vực nông thôn Các sản phẩm thêu ren trướchết là những vật phẩm có giá trị nghệ thuật cao, không bao giờ lỗi mốt, chúngrất gần gũi với cuộc sống con người và tô điểm cho cuộc sống của con người

kể từ lúc chào đời cho đến khi giã từ cuộc sống, từ những tấm khăn tay đếncác loại khăn trải bàn, ga gối, rèm cửa, quần áo, đến tranh thêu

Trang 27

Quy trình sản xuất sản phẩm thêu ren bao gồm những công đoạn cơbản: pha cắt, in kẻ, thêu, kiểm hoá, giặt là, đóng gói.

Pha cắt: Đây có thể được coi là khâu khởi đầu để tạo nên sản phẩmthêu ren Trên cơ sở mẫu đã được thiết kế, đội ngũ nghệ nhân, thợ, cán bộ kỹthuật của cơ sở sản xuất tiến hành tính toán định mức vải cần sử dụng để cóthể làm nên sản phẩm theo đúng kích cỡ, tiêu chuẩn khách hàng yêu cầu

In kẻ: Sau khi có số liệu từ khâu pha cắt, những người thợ làng nghềtiến hành in kẻ Đây là khâu đòi hỏi độ chính xác rất cao

Thêu: Sản phẩm thêu ren của cơ sở sản xuất làng nghề được các nghệnhân, những người thợ thực hiện bằng đôi bàn tay khéo léo của người dânlàng nghề thêu ren truyền thống

Kiểm hoá: Để có thể có được một sản phẩm thêu ren hoàn hảo cả về kỹthuật và hình thức, các cơ sở làng nghề rất coi trọng khâu kiểm hoá Với kinhnghiệm và tay nghề của mình, những tay kim, những kỹ thuật viên luôn cố gắngtìm ra và chỉnh sửa lại từ những sai sót nhỏ nhất của sản phẩm thêu ren nhưđường thêu, sợi chỉ thừa,

Giặt là: Sản phẩm sau khi được kiểm hoá sẽ được chuyển sang khâugiặt là Tại đây, đội ngũ công nhân kỹ thuật ở các cơ sở sản xuất sẽ giúp làmsạch những vết dơ, rồi là ủi kỹ theo từng đường nét thêu

Đóng gói: Đây là khâu cuối cùng của một sản phẩm thêu Nó đóng vaitrò không nhỏ tạo nên vẻ đẹp, sức hấp dẫn của sản phẩm thêu ren bởi đónggói không chỉ tạo thuận lợi cho việc vận chuyển mà còn làm nổi bật lênnhững góc thêu, đường nét của sản phẩm

Đối với quy trình sản xuất ra một sản phẩm tranh thêu thì nhất thiếtphải tuân thủ chặt chẽ những bước cơ bản sau: Khi nhận được bản vẽ và bảngphân loại màu từ hoạ sỹ thiết kế, bộ phận kỹ thuật sẽ chuyển các đường nét từbản vẽ sang vải hoặc tơ tằm đã được chọn lựa sao cho thích hợp với nội dungcủa bức tranh Sau đó người thợ sẽ căng tấm vải lên trên các loại khungchuyên dùng, chọn lựa số lượng và màu chỉ theo như bảng phân màu chỉ và

Trang 28

thêu bằng những kỹ thuật đã chỉ định trong bảng vẽ chi tiết Trung bình ngườithợ phải mất từ một tháng rưỡi đến hai tháng để hoàn thành một bức tranh.Tranh thêu xong sẽ được chuyển đến cho bộ phận hoàn chỉnh, sau đó căng lêntrên một miếng ván mỏng và lồng vào khung Với chất lượng của nguyên liệuhiện nay, một bức tranh có thể có tuổi thọ đến vài mươi năm.

Sản phẩm thêu ren không chỉ dừng lại ở một số mặt hàng đơn giản nhưnhững năm trước đây Ngày nay nghề thêu ren đã đạt tới trình độ khá cao đòihỏi tính sáng tạo và nghệ thuật điêu luyện Có thể nói đó là nghệ thuật vẽbằng những mũi kim, nó đòi hỏi sự cần mẫn, khéo léo, sáng tạo, tính thẩm mỹcao như nghệ thuật phối màu và các kỹ thuật hội hoạ khác nhưng khác ở chỗ

là phải thể hiện bằng kim và chỉ Từng đường kim, mũi chỉ khéo léo hài hoàkết hợp với nền vải và sự đan, quyện vào nhau tạo thành những sản phẩm rấtđẹp và có giá trị cao Máy móc dù có tinh xảo đến đâu cũng không thể thaythế đôi bàn tay tài hoa, điêu luyện của con người Hiện nay trên thế giới người

ta đã chế tạo được máy thêu công nghiệp hiện đại với 20 - 25 đầu kim thêu,điều khiển bằng máy vi tính, năng suất gấp 1.000 lần thêu thủ công Tuynhiên, dàn máy thêu hoặc máy thêu cá nhân chỉ có thể sản xuất ra được mộtloại sản phẩm nhất định, tuy năng suất lớn, giá thành hạ nhưng tính nghệ thuậtkhông cao, không thể so sánh với thêu thủ công

Ngoài giá trị sử dụng phục vụ nhu cầu của con người, hàng thêu rencòn có giá trị văn hoá lịch sử thể hiện nét văn hoá dân tộc độc đáo Trước đâyhàng thêu chỉ phục vụ trong các cung đình và vua chúa, quan lại mới đủ điềukiện sử dụng Ngày nay, khi đời sống vật chất và tinh thần của con ngườinâng cao, nhất là ở những nước phát triển, người ta thích dùng hàng thủ côngsản xuất bằng tay, có giá trị văn hoá Vì vậy họ tìm đến những nước mà ở đócông nghiệp chưa phát triển, hàng hoá chủ yếu làm thủ công để mua sắmhàng Ngày nay, nhu cầu đó ngày càng phát triển, thị trường hàng thêu renngày một mở rộng và đòi hỏi cao hơn.[5], [6]

Trang 29

2.1.5 Nội dung phát triển của làng nghề thêu ren

Sự phát triển của làng nghề thêu được quyết định bởi nhiều yếu tố,trong đó cụ thể nhất khi đánh giá là dựa vào quy mô của làng nghề, về sảnphẩm của làng nghề, thị trường tiêu thụ sản phẩm hay dựa vào các nguồn lựctham gia sản xuất nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm nhằm tạo giá trịtăng thêm lên cao hơn cho sản phẩm Hay nói cách khác, nội dung phát triểnlàng nghề thêu đạt được khi làng nghề đó phát triển về chiều rộng, phát triển

về chiều sâu và phát triển theo hướng bền vững

* Phát triển về chiều rộng:

Thứ nhất, phát triển về chiều rộng đầu tiên phải kể đến đó là quy mô,quy mô làng nghề có thể hiểu là độ lớn của từng cơ sở sản xuất về vốn, laođộng, mặt bằng sản xuất kinh doanh…Phát triển quy mô chính là làm cho cácyếu tố này của từng cơ sở sản xuất (hộ, doanh nghiệp, HTX) lớn lên, phù hợphơn Quy mô hộ, doanh nghiệp hợp lý là sự đầu tư hợp lý về vốn, lao động,mặt bằng sản xuất kinh doanh…nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phùhợp yêu cầu, mục tiêu kinh tế xã hội, với nhu cầu thị trường, đem lại lợinhuận cho hộ, doanh nghiệp

Một làng nghề thêu ren truyền thống thường bao gồm nhiều hộ, cáthể, đơn vị sản xuất kinh doanh do vậy số lượng hộ cá thể (hộ chuyên vàbán chuyên), các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hình thức hợp tác ngày càngnhiều chứng tỏ làng nghề ngày càng phát triển Ngoài ra, quy mô làng nghề cần được xem xét đánh giá cơ cấu ngành nghề, khu vực hợp lý đáp ứng nhucầu của thị trường trong nước và xuất khẩu cũng như cơ cấu về trình độcông nghệ phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học- công nghệtrong nước và thế giới Sản phẩm của làng nghề đó được phải kiểm chứngthông qua cạnh tranh trên thị trường, tạo uy tín thương hiệu đối với ngườitiêu dùng

Trang 30

Thứ hai, việc phát triển một làng nghề nói chung và làng nghề thêu nóiriêng là việc huy động vốn đưa vào sản xuất kinh doanh của các cơ sở sảnxuất, nó được thể hiện qua sự tăng lên về vốn đăng ký hoạt động sản xuấtkinh doanh qua các năm, sự tăng lên về tổng nguồn vốn cũng phản ánh quy

mô và năng lực tài chính của doanh nghiệp tại mỗi giai đoạn phát triển.Vốn đầu tư của mỗi hộ, doanh nghiệp phản ánh một phần quan trọng sự pháttriển của doanh nghiệp làng nghề, tuy nhiên ngoài việc đánh giá sự tăng lên

về quy mô của vốn điều cần quan tâm vẫn là hiệu quả sử dụng vốn của các

hộ doanh nghiệp đó

Thứ ba, sự phát triển của làng nghề không chỉ thể hiện ở mặt quy mô,mức độ đầu tư vốn phát triển mà còn phải kể đến mặt bằng sản xuất kinhdoanh Đặc điểm của làng nghề thêu truyền thống là các hộ sản xuất thườngtận dụng mặt bằng nhà mình làm địa điểm sản xuất vì vậy việc đánh giá quy

mô mặt bằng cũng là một tiêu chí quan trọng Khi nghiên cứu về mặt bằngsản xuất không nên chỉ quan tâm tới diện tích của mặt bằng đất đai mà cầnchú ý tất cả các yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư trên đó nhưnhà xưởng, máy móc, hệ thống giao thông, hạ tầng phục vụ cho tất cả cáchoạt động của hộ, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất Tiêu chí mở rộng mặtbằng sản xuất kinh doanh, tăng lên về quy mô cơ sở vật chất của doanhnghiệp cũng thể hiện sự phát triển của cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đó Khidoanh nghiệp phát triển đi lên, làm ăn có lãi, thị trường đầu ra luôn được mởrộng thì việc mở rộng sản xuất kinh doanh là điều tất yếu, khả năng chọn vịtrí, bố trí mặt bằng sản xuất kinh doanh một cách hợp lý sẽ mang lại hiệuquả cho hộ, doanh nghiệp

Thứ tư, về thị trường tiêu thụ, thị trường tiêu thụ ổn định là điều kiệncần thiết để làng nghề phát triển và luôn được giữ vững Thị trường có thể làtrong nước, nước ngoài nhưng luôn phải đảm bảo được tính khả thi của sảnphẩm xuất khẩu, bảo đảm được uy tín và thương hiệu của sản phẩm

Trang 31

Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố khác như số lượng sản phẩm làm ra phảilớn, ổn định, mức độ giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương đượcđảm bảo, doanh thu tăng qua các năm

*Phát triển theo chiều sâu:

Được thể hiện qua việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vàosản xuất, đưa máy móc thay cho lao động thủ công nhằm làm tăng năng suấtlao động, cải tiến mẫu mã sản phẩm

Thứ nhất, là việc đa dạng hóa các sản phẩm của làng nghề Trước đây,làng nghề chủ yếu thêu những sản phẩm truyền thống như tranh thêu, túi,vải được tiêu thụ trong phạm vi hẹp Tuy nhiên đời sống con người ngàycàng phát triển, việc cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa các loại sản phẩm, nângcao chất lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường là việc hết sức quan trọng Làngnghề đã đầu tư, mở rộng sản xuất những mặt hàng mới phục vụ du lịch vàxuất khẩu ra nước ngoài

Thứ hai là việc mở rộng thị trường cho sản phẩm, khả năng tiếp cận thịtrường, đặc biệt là khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài, tiếp cận với cácthông tin về sản phẩm, thị trường, công nghệ, xu hướng phát triển sảnphẩm…cũng tác động đến hộ sản xuất, đơn vị sản xuất kinh doanh Phát triểnthị trường là nói đến việc tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ cho hộ, và chodoanh nghiệp sản xuất Muốn phát triển thị trường hộ, doanh nghiệp phải tăngkhả năng sản xuất, cung cấp hàng hóa, sản phẩm cho thị trường, cho xã hội.Hiện nay, các mặt hàng thủ công đang có xu hướng được ưa chuộng trong thịtrường nước ngoài thì việc mở rộng và tìm kiếm một thị trường tiềm năng làđiều hết sức cần thiết

Thứ ba, về trang thiết bị cho sản xuất, với làng nghề truyền thống, thiết

bị cho sản xuất thường là đơn giản, dễ sử dụng Tuy nhiên, ngày nay để tăngsản lượng sản phẩm, tăng mẫu mã thì việc sử dụng các tiến bộ khoa học kỹthuật đang là vấn đề cần thiết Đối với nghề thêu thủ công, hầu hết các sản

Trang 32

phẩm thêu tay vẫn được ưa chuộng và có giá trị cao hơn cả, tuy nhiên, điều đócũng đồng nghĩa với việc thị trường sẽ thu hẹp lại bởi sẽ có ít đối tượng đượctiếp cận với sản phẩm hơn Áp dụng máy móc giúp cho công lao động giảm đi

và số lượng sản phẩm tăng nhanh, giá cả sản phẩm sẽ phù hợp hơn với các đốitượng người tiêu dùng Điều đó góp phần làm cho thu nhập người lao độngtăng cao và nhanh hơn Do vậy áp dụng khoa học kỹ thuật là điều cần thiết vàquan trọng

Ngoài ra, còn phải tính đến tính hệ thống, hợp lý phối hợp nhịp nhàng

từ khâu đảm bảo các nguyên liệu đầu vào, khâu sản xuất, khâu tiêu thụ, cácmối liên hệ trong các khâu đó, trình độ của hộ, chủ doanh nghiệp sản xuất sảnphẩm Trong điều kiện thị trường hiện nay, đòi hỏi mỗi cơ sở sản xuất kinhdoanh phải nhanh nhạy hơn, biết tính toán hợp lý với từng diễn biến của thịtrường, như vậy đòi hỏi người chủ, người quản lý phải có năng lực, kinhnghiệm trong quản lý Tuy nhiên, đối với hầu hết cơ sở sản xuất là hộ gia đìnhthì chủ cơ sở lại ít có hiểu biết về thị trường, và vấn đề quản lý nguồn lựcthường chưa được coi trọng đúng mức

* Phát triển theo hướng bền vững:

Hiện nay các làng nghề đang trong quá trình phát triển một cáchnhanh chóng, thu hút nhiều lao động góp phần nâng cao đời sống tinh thầncho người dân, phát triển và giữ vững văn hóa làng xã Tuy nhiên, hiện nay,trong những làng nghề thường xảy ra tình trạng thiếu nghệ nhân hay nhữngngười tâm huyết với nghề mà đôi khi sản phẩm được sản xuất ra lại mangtính số lượng chứ chưa quan tâm nhiều đến chất lượng Làng nghề vẫn trongtình trạng manh mún, tự phát mặc dù đã được các cơ quan và các cấp cóthẩm quyền quan tâm và đầu tư đúng mức Nhiều tổ chức làng nghề thường

có tâm lý dựa vào truyền thống, thờ ơ với việc đăng ký thương hiệu sảnphẩm nên sản phẩm thường hay bị mai một, thiếu sự tin tưởng của thị trường

và khách hàng

Trang 33

Mặt khác, phát triển bền vững làng nghề nói chung và làng nghề thêunói riêng đã và đang đặt ra vấn đề môi trường phải được quan tâm nhiều hơn

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Phát triển làng nghề ở một số nước trên thế giới

Lịch sử phát triển nền văn hóa cũng như lịch sử phát triển kinh tế củacác nước Đông Nam Á luôn gắn liền với lịch sử của các làng nghề thủ công.Thực tiễn cho thấy tại hầu hết các nước ở châu Á, phát triển ngành nghề thủcông đã và đang mang lại rất nhiều lợi thế cho lao động tham gia vào ngànhnghề đó nói riêng và cho toàn bộ nền kinh tế nói chung

Trong đó đáng chú ý vào năm 1979 ở tỉnh Ôita (miền tây nam NhậtBản) đã có phong trào “mỗi thôn làng một sản phẩm” nhằm phát trỉển làngnghề cổ truyền trong nhân dân do đích thân ông tỉnh trưởng phát động và tổchức Kết quả cho thấy ngay những năm đầu tiên họ đã sản xuất được 143loại sản phẩm thu được 1,2 tỷ USD trong đó 378 triệu USD thu từ bán rượuđặc sản Sakê của địa phương, 114 triệu USD thu từ bán các mặt hàng thủ

Trang 34

công mỹ nghệ Phong trào “mỗi thôn làng một sản phẩm” đã nhanh chóng lanrộng khắp nước Nhật.[3], [21]

2.2.1.2 Phát triển làng nghề ở Hàn Quốc

Sau chiến tranh chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng đến công nghiệp hóahiện đại hóa nông thôn trong đó có ngành nghề thủ công và làng nghề truyềnthống Đây là một chiến lược quan trọng để phát triển nông thôn Các mặthàng được tập trung sản xuất là: hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiểu thủ côngnghiệp phục vụ du lịch và xuất khẩu, đồng thời tập trung chế biến lương thựcthực phẩm theo công nghệ cổ truyền

Chương trình phát triển ngành nghề ngoài nông nghiệp ở nông thôn tạothêm việc làm cho nông dân bắt đầu từ những năm 1967 Chương trình nàytập trung vào các nghề sử dụng lao động thủ công, công nghệ đơn giản vànguồn nguyên liệu có sẵn ở địa phương, sản xuất với quy mô nhỏ,khoảng 10

hộ gia đình liên kết với nhau thành tổ hợp được ngân hàng cung cấp vốn tíndụng với lãi suất thấp để mua nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Ngành nghề thủ công truyền thống cũng được phát triển rộng khắp từnhững năm 1970 đến 1980, đã xuất hiện 908 xưởng thủ công dân tộc, thu hút23.000 lao động, hoạt động theo hình thức sản xuất tại gia đình là chính Đây

là loại hình nông thôn với 79,4% dựa vào các hộ gia đình riêng biệt, sử dụngnguyên liệu của địa phương và bí quyết truyền thống Để phát triển tiểu thủcông nghiệp truyền thống, Chính Phủ đã thành lập hàng trăm công ty dịch vụthương mại trong cả nước làm nhiệm vụ tiêu thụ hàng thủ công do khu vựcnông thôn làm ra.[21]

2.2.1.3 Phát triển làng nghề ở Trung Quốc

Nghề thủ công ở Trung Quốc có từ lâu đời và rất nổi tiếng như đồ gốm,dệt vải dệt lụa, luyện kim, nghề làm giấy Đầu thế kỷ XX, Trung Quốc cókhoảng 10 triệu thợ thủ công, làm việc trong các hộ gia đình, trong phườngnghề và làng nghề Đến năm 1954, số người làm nghề tiểu thủ công nghiệp

Trang 35

được tổ chức vào hợp tác xã Sau này phát trỉển thành xí nghiệp Hương Trấn

và cho đến nay vẫn tồn tại ở một số địa phương

Xí nghiệp Hương Trấn là tên gọi chung của các xí nghiệp công thươngnghiệp, xây dựng hoạt động ở khu vực nông thôn Nó bắt đầu xuất hiện vàonăm 1978 khi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa Xí nghiệp HươngTrấn phát triển mạnh mẽ góp phần đáng kể vào thay đổi bộ mặt nông thôn.Trong những năm 1980 các xí nghiệp cá thể và làng nghề phát triển nhanh,đóng góp tích cực tạo ra 68% giá trị sản lượng công nghiệp nông thôn vàtrong số 32% sản lượng công nghiệp nông thôn do các xí nghiệp cá thể tạo ra

có phần đóng góp đáng kể từ các làng nghề [21]

2.2.2 Phát triển làng nghề ở Việt Nam

Cũng như nhiều nước trên thế giới, trải qua nhiều giai đoạn khác nhaucủa lịch sử, ngành nghề truyền thống của nước ta cũng có những bước thăngtrầm khác nhau Trong mỗi một giai đoạn, gắn liền với từng điều kiện kinh tếvăn hóa xã hội là những đặc đỉểm phát triển khác nhau của từng làng nghề,từng ngành nghề

2.2.2.1 Thời kỳ trước đổi mới 1986

Làng nghề ở Việt Nam phát triển rất đa dạng và phong phú, trải quahàng trăm năm, có rất nhiều làng nghề được gắn với tên làng, xã ở nông thônnhư Gốm Bát Tràng, dệt Vạn Phúc, tranh dân gian Đông Hồ Với hàng trămmặt hàng thủ công đặc sắc của Việt Nam đã cho chúng ta thấy rõ được sự tàinăng, sáng tạo trong kỹ thuật của ông cha ta từ xa xưa Nổi bật phải kể đếnnghề dệt và nghề sản xuất đồ gốm, phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh Bắc Ninh,Hải Dương, Hà Nội, Lúc này các làng nghề có xu thế tách khỏi nông nghiệp

để chuyên làm các nghề thủ công và đã thu hút 89- 90% số người tham gia,chỉ còn 10- 20% lao động tham gia sản xuất nông nghiệp trong các làng đó.Điển hình là các làng nghề ở miền Bắc, quy mô trung bình của các hợp tác xãtiểu thủ công nghiệp ở miền Bắc có hàng trăm xã viên, có nơi lên tới hàng

Trang 36

nghìn người, nhiều hợp tác xã được tập thể hoá hoàn toàn và phát triển thành

xí nghiệp quốc doanh địa phương Năm 1975, toàn miền Bắc có 4.000 đơn vịsản xuất thủ công nghiệp tập trung với hơn 800.000 lao động, giá trị sảnlượng tiểu thủ công nghiệp toàn quốc năm 1979 đạt 27.080,9 triệu đồng (giá

cố định năm 1970), chiếm 31,4% sản lượng công nghiệp toàn quốc.[21]

2.2.2.2 Thời kỳ năm 1986 đến nay

* Giai đoạn từ 1986 - 1992:

Đây là giai đoạn quan trọng của làng nghề Giai đoạn này được đánhdấu bằng bước ngoặt chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao cấp sang cơ chế thịtrường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước Các chính sách đổi mới quản lýtrong nông nghiệp và chính sách phát triển các thành phần kinh tế đã có tácđộng trực tiếp và mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thônnói chung và làng nghề nói riêng

Trong giai đoạn này nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục vàphát triển, trong mỗi làng nghề qui mô sản xuất được mở rộng, đầu tư về vốn,

kỹ thuật được tăng cường Đặc biệt đã hình thành nhiều cơ sở sản xuất kinhdoanh, sản lượng sản phẩm ngày càng lớn, giá trị kim ngạch xuất khẩu ngàycàng tăng, thu hút một số lượng lớn lao động chuyên và không chuyên nghiệpvào quá trình sản xuất và dịch vụ sản xuất Một số làng nghề điển hình cótốc độ khôi phục và phát triển khá nhanh như gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội),gốm sứ Đồng Nai, chạm khảm điêu khắc ở Hà Tây

Các sản phẩm truyền thống của các làng nghề Việt Nam đã có thịtrường tiêu thụ tương đối ổn định ở Đông Âu, Liên Xô cũ Chính sự ổn địnhnày đã cho phép các làng nghề duy trì được sự phát triển và thu hoạch đượcnhững nguồn thu đáng kể từ các sản phẩm xuất khẩu Năm 1996 kim ngạchxuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt giá trị cao trên 46 triệu rúp Làng nghềĐồng Xâm (Thái Bình), chỉ riêng hợp tác xã Việt Hồng năm 1987 giá trị tổngsản lượng đã đạt hơn 7 tỷ đồng, gấp 10 lần so với năm 1981 Tuy nhiên sự

Trang 37

phát triển trên không duy trì được lâu do bị ảnh hưởng trực tiếp của nhữngbiến động về chính trị - xã hội trên thế giới Sự sụp đổ của các nước XHCNĐông Âu và Liên Xô cũ vào đầu những năm 90 đã làm cho thị trường tiêu thụhàng xuất khẩu chủ yếu gần như không còn nữa Trước những khó khăn lớn,sản xuất ở nhiều làng nghề bị đình trệ, sa sút thậm chí bế tắc Thu nhập và đờisống của người làm nghề giảm rất nhanh do việc làm ít hoặc không có việclàm Lực lượng lao động tại các làng nghề bị giảm mạnh.

Giai đoạn 1993 đến nay: Khi thị trường Đông Âu và Liên Xô khôngcòn, sản xuất ở các làng nghề truyền thống thực sự lâm vào tình trạng khủnghoảng Số người lao động không có việc làm tăng lên rất nhanh, nhiều ngườiquay lại với sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài khônglâu Một hướng đi mới cho sự phát triển của làng nghề dần được xác lập dobước đầu đã tìm kiếm được thị trường các nước trong khu vực châu á nhưNhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là thị trường tiêu thụ tương đối lớn chohàng thủ công mỹ nghệ

Nghị quyết TW V của Đảng (tháng 6/1993) về tiếp tục đổi mới nôngnghiệp nông thôn, với trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đã mở

ra thời kỳ mới để khôi phục các ngành nghề truyền thống Nhiều địa phương cólàng nghề truyền thống đã chủ động tìm kiếm thị trường mới, tổ chức sản xuất

và khôi phục lại các ngành nghề truyền thống

Từ năm 1993 trở lại đây, đã có khá nhiều ngành nghề và làng nghềtruyền thống được khôi phục và phát triển Các làng nghề mới này có thể làmnghề của làng nghề truyền thống, như làng nghề gốm Xuân Quan được hìnhthành và phát triển từ sự du nhập nghề gốm Bát Tràng, nhưng cũng có nhiềulàng làm nghề mới bằng các công nghệ cổ truyền hoặc hiện đại như làng nghềĐồng Kỵ trước đây chuyên sản xuất pháo nay chuyển hoàn toàn sang sản xuất

đồ gỗ mỹ nghệ [21]

Trang 38

Theo kết quả điều tra lập bản đồ ngành nghề thủ công toàn quốc trongkhuôn khổ “Nghiên cứu quy hoạch tổng thể phát triển ngành nghề thủ côngtheo hướng công nghiệp hoá nông thôn Việt Nam” (Bộ Công Thương, 2007)

do cục chế biến nông lâm sản và nghề muối (Bộ Nông Nghiệp và PTNT) phốihợp với cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tiến hành năm 2004 thì cảnước có 2017 làng nghề trong đó:

Miền Bắc có 1594 làng nghề, chiếm 79%

Miền Trung có 111 làng nghề, chiếm 5,5%

Miền Nam có 312 làng nghề, chiếm 15,5%

Bảng 2.1 : Phân bố số lượng làng nghề theo các vùng trong cả nước

Quyết định 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích pháttriển làng nghề nông thôn Quyết định được ban hành bao gồm các quy định

về ngành nghề nông thôn và chủ trương phát triển làng nghề như: quy hoạch

và định hướng phát triển các cơ sở ngành nghề nông thôn theo cơ chế thị

Trang 39

trường, các yếu tố phục vụ mục đích sản xuất của làng nghề như đất đai,nguyên liệu; vốn; quy định về chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn trong

đó có các quy định về ngành nghề, quản lý chất lượng sản phẩm và một sốquy hoạch phát triển làng nghề nông thôn nói chung.[2]

Chỉ thị số 28/2007/CT-BNN về : Đẩy mạnh thực hiện quy hoạchphát triển ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làngnghề

Quyết định 131/2009/QĐ-TTg, tháng 1 năm 2009, việc hỗ trợ lãi suất4% cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh (tức

là vay vốn lưu động) - được gọi là gói kích cầu thứ nhất của Thủ tướng ChínhPhủ Tiếp theo là gói kích cầu thứ hai: cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trungdài hạn của ngân hàng để đầu tư mới sản xuất kinh doanh, xây dựng kết cấu

hạ tầng trong thời gian tối đa là 24 tháng

2.2.4 Một số nghiên cứu trước đây về phát triển làng nghề truyền thống

Hiện nay có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề phát triển các làngnghề truyền thống ở nông thôn nước ta Các nghiên cứu xoay quanh việc làmthế nào để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống có hiệu quả, nâng caovai trò trong phát triển kinh tế mỗi địa phương, xây dựng các mô hình làngnghề phủ hợp với sự phát triển của đặc điểm tự nhiên, văn hóa của từng vùng

Luận án thạc sỹ của Nguyễn Xuân Dương có nghiên cứu về “Thựctrạng và một số giải pháp phát triển làng nghề truyền thống tại huyện GiaBình tỉnh Bắc Ninh” Đề tài chủ yếu tập trung vào nghiên cứu thực trạng vàcác yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề phát triển làng nghề truyền thống như đúcđồng, đan lát, đóng giường tủ bàn ghế tại địa bàn huyện Gia Bình, qua đó đềxuất ra một số giải pháp mang tính khả thi nhằm phát triển làng nghề truyềnthống của huyện

Nghiên cứu của TS Nguyễn Vĩnh Thanh về “Xây dựng thương hiệusản phẩm làng nghề truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay” (NXB

Trang 40

Khoa học- Xã hội Đề cập đến việc phát triển và bảo tồn các giá trị văn hóatruyền thống trong các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Đề tài chủ yếu nghiêncứu về giải pháp xây dựng thương hiệu làng nghề, xây dựng thương hiệu chonhiều mặt hàng truyền thống nhằm nâng cao giá trị sản phẩm hàng hoá chocác làng nghề thủ công ở nước ta hiện nay chứ chưa đề cập cụ thể đến các giảipháp cụ thể nhằm phát triển làng nghề trong giai đoạn hiện nay.

Theo tác giả Trần Minh Yến (2004) nghiên cứu về “Làng nghề truyềnthống trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa” (NXB Khoa học- Xãhội) Trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa (CNH-HĐH), việc pháttriển các làng nghề truyền thống có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩychuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo chuyển biến lớn về mặt xã hội Tuynhiên nghiên cứu chỉ đi sâu vào tìm hiểu các làng nghề truyền thống với xuhướng CNH-HĐH của nước ta hiện nay, những khó khăn, thách thức mà cáclàng nghề truyền thống đang phải đối diện, chưa đưa ra một số giải pháp cụthể cho từng nghành nghề

Về nghiên cứu làng nghề thêu ren, hiện nay đã có nhiều tài liệu viết vềvấn đề này, tuy nhiên tùy theo mỗi một địa phương lại có cách đánh giá sựphát triển hay có các giải pháp khác nhau Tại huyện Tứ Kỳ mới chỉ có mộtnghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bích Hường về “Lịch sử phát triển củalàng nghề thêu Hưng Đạo” chứ chưa đề cập cụ thể đến các giải pháp nhằmphát triển nghề này trong giai đoạn hiện nay Vì vậy việc nghiên cứu một sốgiải pháp cụ thể sẽ giúp cho làng nghề thêu ren Hưng Đạo hiện nay có đượcnhững quyết định đúng đắn và hợp lý hơn nữa trong việc bảo tồn và phát huythế mạnh của địa phương

Ngày đăng: 16/05/2016, 10:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Hội thảo "Mỗi làng một nghề", Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỗi làng một nghề
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2006
2. Chính phủ (2006), Nghị định số 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
3. Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn các nước châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn các nước châu Á và Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Điền
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
4. Trần Minh Huân, Phạm Thanh Tùng (2007), "Kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống ở một số nước châu Á", Tạp chí Công nghiệp, 6(1), tr.53 - 54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống ở một số nước châu Á
Tác giả: Trần Minh Huân, Phạm Thanh Tùng
Năm: 2007
5. Hương Lan (2005), “Làng thêu truyền thống Thanh Hà - Xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng, đẩy mạnh xuất khẩu", Tạp chí Công nghiệp, 10(1), tr. 31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng thêu truyền thống Thanh Hà - Xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng, đẩy mạnh xuất khẩu
Tác giả: Hương Lan
Năm: 2005
6. Minh Thu (2003), "Nghề thêu xưa và nay", Tạp chí Di sản, 11(1), tr. 56 - 57 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghề thêu xưa và nay
Tác giả: Minh Thu
Năm: 2003
7. Nguyễn Xuân Dương, (2004). “Thực trạng và một số giải pháp phát triển làng nghề truyền thống tại huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh”. . Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và một số giải pháp phát triển làng nghề truyền thống tại huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh”
Tác giả: Nguyễn Xuân Dương
Năm: 2004
8. Bùi Văn Vượng, (1998). “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”,Nhà xuất bản Văn Hóa Dân tộc Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam
Tác giả: Bùi Văn Vượng
Nhà XB: Nhà xuất bản Văn Hóa Dân tộc Hà Nội
Năm: 1998
10. Lê Vũ Tiên, (2002), “Bàn về tiêu chí xác định làng nghề”, Tạp chí Công nghiệp số 20/2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về tiêu chí xác định làng nghề
Tác giả: Lê Vũ Tiên
Năm: 2002
11.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, (2001),“ Ngành nghề nông thôn- vai trò , thuận lợi và khó khăn”, Tài liệu tham khảo Kinh tế- xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngành nghề nông thôn- vai trò , thuận lợi và khó khăn
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Năm: 2001
12.Nguyễn Sinh Cúc, (2000), “Kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn ở các nước đang phát triển châu Á”, Nghiên cứu lý luận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm phát triển công nghiệp nông thôn ở các nước đang phát triển châu Á
Tác giả: Nguyễn Sinh Cúc
Năm: 2000
13.Nguyễn Thị Bích Hường, (1999), “ Lịch sử làng nghề thêu ren Hưng Đạo”, Nghiên cứu lý luận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử làng nghề thêu ren Hưng Đạo
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hường
Năm: 1999
16.Trần Minh Yến, (2004), “Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Trần Minh Yến
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Năm: 2004
17.Dương Bá Phượng, (2001), “Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, (tr.14) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa
Tác giả: Dương Bá Phượng
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2001
18. Mai Thế Hởn, (2000), “ Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH- HĐH ở vùng ven thủ đô Hà Nội”, Luận án tiến sỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH- HĐH ở vùng ven thủ đô Hà Nội
Tác giả: Mai Thế Hởn
Năm: 2000
19. Mai Xuân Hòa, (2004), “Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống ở Đại Bái”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống ở Đại Bái
Tác giả: Mai Xuân Hòa
Năm: 2004
20. Báo cáo khoa học, “ Khảo sát thực trạng phát triển làng nghề nông thôn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát thực trạng phát triển làng nghề nông thôn
21. Nguyễn Thùy Dương, (2004), “Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề ở Vạn Phúc, Hà Đông”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp phát triển làng nghề ở Vạn Phúc, Hà Đông
Tác giả: Nguyễn Thùy Dương
Năm: 2004
14. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội của UBND xã Hưng Đạo các năm 2007, 2008, 2009 Khác
15. Số liệu của phòng thống kê, phòng công thương huyện Tứ Kỳ các năm 2007, 2008, 2009 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w