Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 70 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
70
Dung lượng
0,97 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA NÔNG - LÂM - NGƯ -------***------- NGHIÊNCỨUTHỰCTRẠNGPHÁTTRIỂNCHĂNNUÔIHƯƠUSAO(Cervus nippon Temminck) ỞĐỊABÀNHUYỆNHƯƠNG SƠN – HÀTĨNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH KHUYẾN NÔNG & PTNT Người thực hiện: Phan Tố Hữu Lớp: 47K3 - KN&PTNT Người hướng dẫn: ThS. Trần Hậu Thìn Vinh, tháng 5 năm 2010 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngành chănnuôi có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội. Vì vậy Đảng ta đặt mục tiêu phấn đấu đưa chănnuôi trở thành một ngành sản xuất chính, Nghị Quyết lần thứ 5 của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khoá 9 định hướng "Khuyến khích pháttriển các hình thứcchăn nuôi, đặc biệt là chănnuôi theo hướng công nghiệp chủ yếu theo hình thứctrang trại với quy mô phù hợp. Thành lập các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, an toàn dịch bệnh”. Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á có nghề nuôihươusao truyền thống lâu đời và người nông dân Việt Nam đã tích luỹ những kinh nghiệm quý giá và nắm trong tay kỹ thuật nuôihươu sao. Nghề nuôihươusao hiện nay đang được pháttriển rộng ra khắp cả nước với quy mô hộ gia đình và trang trại vừa và nhỏ. Nhưng Nghệ An và Hàtĩnhvẩn là quê hương của nghề nuôihươu sao. Sự pháttriển nghề chănnuôihươu không chỉ đem lại nguồn thu nhập cho gia đình, cho trang trại mà còn góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, nguồn đất đai. Làm tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, làm tăng thêm sự phong phú, đa dạng các sản phẩm từ chăn nuôi. Góp phần xây dựng nông thôn mới và pháttriểnchănnuôi theo hướng bền vững, tạo đà cho chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi. Hương Sơn là một huyện miền núi có diện tích rộng lớn 110.314,98 ha và chủ yếu là pháttriển nông nghiệp nên rất phù hợp cho việc pháttriểnchănnuôi và đặc biệt là chănnuôihươu sao. Hương Sơn là huyện có truyền thống nuôihươusao sớm nhất và có số lượng hươusao nhiều nhất trong TĩnhHà Tĩnh. Vừa qua Cục sở hữu trí tuệ, Bộ khoa học và Công nghệ vừa quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu "Hươu giống, Nhung hươuHương Sơn" Cho liên hiệp các hội khoa học kinh tế Hương Sơn - Hà Tĩnh. 2 Trong những năm qua nghề nuôihươu được pháttriển tương đối nhanh là nghề mang lai thu nhập khá cao. Tuy nhiên nghề nuôihươuvẩn còn đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như: Chănnuôi nhỏ lẻ không tập trung, còn nhiều hạn chế về kỹ thuật, về đầu tư cũng như thị trường tiêu thu còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng tới việc pháttriển và hiệu quả của nghề nuôi hươu. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài "Nghiên cứuthựctrạngpháttriểnchănnuôihươusao(Cervus nippon Temminck) ởđịabànhuyệnHương Sơn - Hà Tĩnh" nhằm đánh giá những thuận lợi, khó khăn từ đó đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy pháttriểnchănnuôihươusao trên địabànhuyệnHương Sơn được hiệu quả hơn . 2. Mục tiêu nghiêncứu 21. Mục tiêu tổng quát Đánh giá thựctrạngpháttriểnchănnuôihươusaoởđịabànhuyệnHương Sơn để thấy được hiệu quả cũng như những thuận lợi và khó khăn trong chănnuôihươu sao. Đề ra giải pháp nhằm thúc đẩy chănnuôihươu hiệu quả hơn. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nêu được những nét cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội - môi trường của vùng nghiêncứu - Đánh giá thựctrạngpháttriểnchănnuôihươusaoởhuyệnHương Sơn, phân tích những khó khăn và thuận lợi ảnh hưởng tới chănnuôihươu . - Đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy pháttriểnchănnuôihươu trong thời gian tới . 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiêncứu của đề tài sẽ góp phần bổ sung vào cơ sở khoa học cũng như phương pháp luận về pháttriển ngành chănnuôi mới phù hợp với với điều kiện kinh tế xã hội của vùng đồng thời tận dụng hiệu quả những nguồn lực sẵn có của vùng. 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Phân tích đánh giá những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế xã hội trên địabànhuyệnHương Sơn từ đó có các biện pháp khắc phục và khai thác hợp lý có hiệu quả hơn các tiềm năng sẵn có của vùng . - Đánh giá được thựctrạng và xu hướngpháttriểnchănnuôi hươu, phân tích được những khó khăn, thuận lợi và đưa ra được giải pháp góp phần thúc đẩy pháttriểnchănnuôihươu hiệu quả hơn 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Giới thiệu về hươusao [14] Tên khoa học: Cervus nippon Temminck Họ : Cervidae Bộ : Guốc chẵn (Aritiodactyla) Lớp : Có vú (Mammlia) 1.1.1.1. Phân bố Hươusao có nguồn gốc Đông Nam Á, phân bố ở các vùng Đông Bắc và miền cực Nam Viển Đông của Liên Xô cũ, vùng phía đông của miền Đông bắc, phía Đông và Đông Nam của Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản, ở phía Nam khu phân bố còn đi qua Bắc Việt Nam (Bắc bộ và Trung bộ). [14] 1.1.1.2. Đặc điểm sinh học của hươusao * Hình thái Hươusao nhỏ hơn nai, lớn hơn hoẵng. Thể chất nhẹ nhàng, cân đối, dài và mảnh. Đầu nhỏ, cổ dài, tai thường dài hơn đuôi. Kích thước trung bình của hươu trưởng thành như sau: - Chiều dài thân: 1.300 – 1.600 mm - Chiều dài đuôi: 83 – 170 mm - Chiều dài bànchân sau; 330 – 370 mm - Chiều dài tai: 123 -175 mm - Con đực cân nặng: 50 – 70 kg - Con cái cân nặng: 45 – 60 kg Bộ lông có vàng đậm, con cái nhạt hơn con đực. Trên nền vàng đỏ rãi rác những đốm trắng, sạch gọi là “sao”. Độ lớn của những chấm này nhỏ dần về phía sau lưng và lớn hơn về phía bụng. Những saoở hai bên sống lưng tạo thành hai hàng vạch dọc, còn các saoở mình không có hàng rõ rệt. Từ gáy cổ và dọc sống lưng có một đường chấm chỉ thẩm, mút đuôi có lông màu trắng, mặt dưới đuôi 5 trần. Ở dưới gốc đuôi và phía sau đùi có những lông sợi dài 4 -6 cm. Tứ chi màu vàng, thẩm hơn ở mặt trước và nhạt hơn ở mặt sau. Chân, đầu, bụng không có sao. Tuyến nước mắt pháttriển mạnh. Ởhươu đực có sừng, sừng có 3- 4 nhánh, hươu cái không có sừng. [5] * Sinh sản. Hươusao mỗi năm sinh sản một lứa, mỗi lứa một con. Thời gian mang thai của hươusao là 215 – 217 ngày, trung bình là 229 ngày. Mùa động dục của hươusao chỉ xẩy ra một lần trong năm và thời gian có thể thay đổi theo từng vùng. Hươusaonuôi tại Quỳnh Lưu và Hương Sơn thường động dục vào thánh 6 đến tháng 11, mạnh nhất là tháng 9, 10. Vào mùa động dục hươu thường ăn ít hơn bình thường từ 30- 40%, kêu nhiều hơn, tiếng kêu rít và kết thúc bằng dọng khàn khàn. Thời kỳ này hươu đực bị kích thích mạnh, tính hung dữ hơn. Dich hoàn pháttriển mạnh dương vật luôn rỉ nước màu đen như nước điếu, mùi rất hôi. Ởhươu cái biểu hiện khá rỏ. Xung huyết thành âm đạo, cổ tử cung tiết niêm dịch. Hươu cái thường không yên, thích gần con đực và dạn người hơn. Thời kỳ động dục của hươu cái thường kéo dài từ 1- 3 ngày, trung bình 28 giờ. Nếu giao phối lần đầu mà không có kết quả thì sau 15 – 30 ngày hươu có những động dục trở lại. sua khi đẻ 90 – 120 ngày là hươu mẹ lại động dục trở lại, [5]. Hươu trưởng thành sinh dục lúc 2 năm tuổi và lúc này có khả năng giao phối hiệu quả. Hươu cái biểu hiện động dục từ 1-2 năm tuổi. Hươu cái có khả năng đẻ lứa con đầu tiên lúc 20 tháng tuổi, thậm chí 17 tháng tuổi, đến 15 tuổi vẩn còn khả năng sinh sản. * Sinh trưởng, pháttriển tạo nhung, gạc Hươu con đẻ ra tương đối khoẻ: Khoảng nửa giờ giờ sau khi đẻ đã đứng dậy được và bú mẹ. Trong những năm đầu, hươu con thường nằm nhiều, tách mẹ đến bữa mới bú. Trọng lượng trung bình của hươu sơ sinh của hươu cái là: 3,4 kg, hươu đực là: 3,6 kg. 6 Sau 10 – 20 ngày, hươu con đã bắt đầu ăn lá, cỏ. Từ 40 ngày trở đi đã hoạt động khá mạnh, vận động nhanh, không kém gì hươu trưởng thành [5]. Chỉ hươu đực mới có sừng và thay sưng hàng năm. Cặp sừng đầu tiên xuất hiện lúc hươu 1 năm tuổi. Cặp sừng này không phân nhánh, dài 16 – 23 cm, thường gọi là cặp sừng “chìa vôi” hay “chóc”. Các cặp sừng cũ đều rụng vào trung tuần tháng giêng đến cuối tháng 3. Hai sừng không rụng đồng thời mà cách nhau 1- 2 ngày. Sau khi cặp sừng rụng sẽ có cặp mới mọc. Sừng còn non gọi là nhung, lúc này nhung mềm, màu hồng nhạt, có những lông màu tơ màu trắng, xám rất mịn phủ ngoài. Nhung mọc được 2 – 3 cm thì bắt đầu phân nhánh lần thứ nhất. Khi được 18 – 25 cm thì phân nhánh lần thứ 2. Đầu tiên hai nhánh này mập, tròn, khó phân biệt, sau chuyển sang hình trái “mơ”, hình “yên ngựa” và mọc dài hơn là “gác sào”. Nếu để nhung quá tuổi hay không cắt, nhung sẽ hoá xương dần theo chiều từ gốc lên ngọn và từ trong ra ngoài, đó là “gạc” [5]. Hình 1.1. Hươusao đực đang trong mùa tạo nhung 7 1.1.1.3. Các hình thứcnuôihươu - Nuôi nhốt: là hình thứcnuôi nhốt trong chuồng hoàn toàn, có đặc điểm dể chăm sóc nhưng không thoả mãn tập tính, sinh lý vật nuôi. Vì thế chúng ta nuôi nhốt phải có sân chơi. - Nuôibán tự nhiên: Là hình thứcnuôi nhốt vừa có chuồng nuôi vừa có đồng cỏ chăn thả, hình thức này môi trường sinh thái của con vật được mở rộng hơn, phù hợp với hoạt động hoang giả của nó, hình thức này cũng rất phù hợp cho điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. - Nuôi tự nhiên: Không có chuồng trại mà có khoanh vùng nuôi với diện tích lớn, hình thức này khó quản lý chăn sóc và nuôi dưỡng [5], [8]. 1.1.1.4. Lợi ích của hươusao * Sử dụng làm thuốc Hầu như tất các bộ phận của cơ thể hươu đều được sử dụng triệt để. Giá trị lớn nhất đầu tiên phải kể đến nhung hươu (Cornu Cervi Parvum). Nói tới vị thuốc quý, bổ, trong Đông y người ta kể đến sâm, nhung, quế, phụ. Các nhà khoa học đã nghiêncứu thành phần hoá học, tác dụng dược lý của nhung hươu đã xếp nhung hươu vào vị thuốc quý. Nhung được chính phủ cho phép sản xuất thành các vị thuốc bán rộng rãi [13]. Nhung hươu có tác dụng tốt đối với toàn thân: nâng cao thể lực, bệnh nhân ăn ngủ tốt hơn, bớt mệt mỏi, những vết thương chóng lành hơn, lợi tiểu, tăng nhu động ruột và dạ dày, ảnh hưởng tốt đến trao đổi chất đạm và mỡ. Ngoài ra những chất chiết của nhung hươusao còn chứa cholestein tự do, keramit, Lisso- leusitin, spingomi-eli và hàng loạt những hợp chất trung gian khác. Người ta đã dùng nhung hươu để chế thành thuốc uống hay tiêm Pantocrine. Đây là vị thuốc bổ, quý có tác dụng làm tăng sức mạnh toàn thân, nhất là đối vơi những người già, những người làm việc quá sức, mệt mỏi hay ốm dậy. Nó còn có tác dụng chữa các bệnh: huyết áp thấp, cơ tim yếu, làm mau lành các vết thương bên ngoài nhất là các mụn nhọt có mủ. 8 Thầy thuốc Việt Nam còn dùng nhung hươu phối hợp với một số vị thuốc khác để chữa bệnh liệt dương, đái nhắt, nước tiểu như nước gạo, miệng khô, lưng đau, tinh huyết khô kiệt. Nhân dân cũng có thói quen dùng nhung hươu để chữa các bệnh tả, lỵ [3]. Các nghiêncứu mới đây của các nhà khoa học Phương Tây cũng cho thấy nhung hươu cũng có thể chữa bệnh viêm khớp. Các sản phẩm khác là gạc hươu, xương, và các bộ phận khác của hươu đề có giá trị. Lộc giác dùng để chữa bệnh suy nhược thần kinh, đau khớp xương, mụn nhọt, hay phụ nữ bị khí hư bạch đới. Gạc và xương hươu được dùng để nấu cao. Gân hươu, đuôi hươu, máu hươu dùng để làm thuốc cũng rất tốt. Da hươu được dùng để may đồ ấm. Phân hươu dùng làm phân bón rất tốt [5]. * Dùng làm thực phẩm Ở các nước Phương Tây, New Zeland, Australia người ta xem trọng thịt hươu. Lý do: thịt hươu nhiều nạc, ít mỡ và được cho là thịt “an toàn” đối với sức khoẻ con người. Thụy Sỹ, Mỹ, các nước Liên minh châu Âu. Ngay cả người Canada bấy lâu vẩn xem hươu như là động vật giải trí (dùng cho săn bắn), thì nay đã có xu hướngnuôihươu lấy thịt. Ở nước ta thịt hươu cũng được khen là ngon: “vị ngọt, tính ấm, bổ trung ích khí, mạnh gân cốt” [5]. 1.1.2. Một số khái niệm 1.1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế * Khái niệm: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế nó phản ánh chất lượng của quá trình sản xuất sản xuất. Nó xác định bằng việc so sánh kết quả sản xuất với chi phí bỏ ra (Nguyễn Hữu Ngoan, 2005), khi bàn về hiệu quả kinh tế có những quan điểm sau. + Quan điểm 1: Hiệu quả kinh tế = Kết sản xuất /chi phí bỏ ra Công thức: H = Q/C Quan điểm này có ưu điểm là phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực xem một đơn vị nguồn lực đem lại bao nhiêu kết quả hay để có một đơn vị kết 9 quả cần tốn bao nhiêu nguồn lực. Tuy nhiên quan điểm này không thấy được quy mô của hiệu quả kinh tế. + Quan điểm 2: Hiệu quả kinh tế = Kết sản xuất - chi phí bỏ ra Công thức: H = Q - C Đây là hiệu quả kinh tế trên quan điểm thị trường. Quan điểm nay cho thấy được quy mô của hiệu quả kinh tế nhưng không phản ánh được quy mô của hiệu quả kinh tế. + Quan điểm 2: Hiệu quả kinh tế = Phần trăm kết quả thu được/phần trăm thêm chi phí bỏ ra. Hay hiệu quả kinh tế = Phần trăm thêm kết quả thu được - phần trăm thêm chi phí bỏ ra. * Phân loại hiệu quả kinh tế. - Căn cứ vào yếu tố cấu thành , hiệu quả kinh tế chia thành + Hiệu quả kỹ thuật: Là số sản phẩm đạt được trên một chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất. + Hiệu quả phân bổ: Là hiệu quả trong các các yếu tố giá sản phẩm và đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm được trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Như vậy hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến giá đầu vào và giá đầu ra. + Hiệu quả kinh tế: Là phạm trù kinh tế mà ở đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Mối quan hệ giữa chúng được biểu hiện: HQKT = Hiệu quả kỹ thật * Hiệu quả phân bổ. - Căn cứ vào mức độ khái quát hiệu quả kinh tế có thể chia ra. + Hiệu quả kinh tế: Là so sánh giữ kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để được kết quả đó. + Hiệu quả xã hội: Là kết quả của các hoạt động kinh tế xét trên khí cạnh công ích, phục vụ lợi ích chung cho toàn xã hội như việc làm, xóa đói giảm nghèo 10