Chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP là một phương thức chăn nuôitiên tiến nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm làm ảnhhưởng tới an toàn, chất lượng sản phẩm, môi
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
HOÀNG THỊ HOA
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THEO QUY TRÌNH VIETGAHP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VĂN GIANG, TỈNH HƯNG YÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Mậu Dũng
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP – 2017
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiêncứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Hoa
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này, em đã nhậnđược sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tổ chức Nhân dịp này em xinchân thành cảm ơn đến những cá nhân và tổ chức đó: Trước hết em xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Mậu Dũng, người đã tậntình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, tậpthể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Học viện Nông Nghiệp ViệtNam đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luậnvăn này
Xin cảm ơn tập thể các cơ quan, ban, ngành: UBND và người dân huyện VănGiang, tỉnh Hưng Yên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu đểhoàn thành luận văn này
Cuối cùng xin được tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ
em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Hoa
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục sơ đồ và đồ thị viii
Trích yếu luận văn ix
Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2 1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn 5
2.1 Cơ sở lý luận
5 2.1.1 Các khái niệm và đặc điểm của chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 5
2.1.2 Nội dung phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 12
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 15
2.2 Cơ sở thực tiễn
20 2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về mô hình chăn nuôi theo quy trình chăn nuôi tốt 20
2.2.2 Kinh nghiệm của Việt Nam trong quá trình triển khai mô hình chăn nuôi theo quy trình VietGAHP 23
Trang 53.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 27
Trang 63.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Văn Giang 31
3.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ở huyện Văn Giang
34 3.2 Phương pháp nghiên cứu 36
3.2.1 Chọn điểm và chọn mẫu điều tra 36
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 37
3.2.3 Phương pháp tính toán và tổng hợp số liệu 39
3.2.4 Phương pháp phân tích 39
3.3 Hệ thống chỉ tiêu trong nghiên cứu 40
3.3.1 Nhóm chỉ tiêu thông tin các hộ điều tra 40
3.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự phát triển chăn nuôi theo quy trình VietGAHP 40
3.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng tới việc chăn nuôi theo quy trình VietGAHP 40
3.3.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả 40
Phân 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 42
4.1 Thực trạng chung về chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Văn Giang 42
4.1.1 Khái quát chung về phát triển chăn nuôi lợn tại huyện Văn Giang 42
4.1.2 Khái quát về tình hình chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của các hộ điều tra 43
4.2 Đánh giá tình hình phát triển chăn nuôi lơn theo quy trinh VietGAHP tai Văn Giang 48
4.2.1 Quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn theo hướng VietGAHP tại Văn Giang 48
4.2.2 Tình hình áp dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi theo hướng VietGAHP 51
4.2.3 Tình hình sử dụng thức ăn trong phát triẻn chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP 58
4.2.4 Đánh giá tình hình phòng chống dịch bệnh trên đàn lợn 60
4.2.5 Tình hình huy động và sử dụng vốn cho phát triển chăn nuôi theo quy trình VietGAHP 62
4.2.6 Tình hình xử lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn huyện Văn Giang 65
4.2.7 Hiệu quả chăn nuôi của các hộ 69
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi theo quy trình VietGAHP trên địa bàn huyện Văn Giang 70
Trang 74.3.1 Yếu tố khách quan 71
4.3.2 Yếu tố chủ quan 73
4.3.3 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong phát triển chăn nuôi lợn theo hướng hiện đại hoá chuẩn VietGAHP trên địa bàn huyện Văn Giang 79
4.4 Định hướng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP trên địa bàn huyện Văn Giang 83
4.4.1 Định hướng 83
4.4.2 Mục tiêu cụ thể 84
4.4.3 Giải pháp 84
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 91
5.1 Kết luận 91
5.2 Kiến nghị 93
5.2.1 Đối với Nhà nước 94
5.2.2 Đối với tỉnh, huyện 94
5.2.3 Đối với các địa phương chăn nuôi nói chung và VietGAP nói riêng 95
Trang 8DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
VietGAHP Vietnamese Good Animal Husbandry Pratices
(Thực hành chăn nuôi tốt)
NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
FAO Food and Agriculture Organization of the United
Nations ( Tổ chức Nông lương thế giới)ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm
HTX Hợp tác xã
CNTT Chăn nuôi tập trung
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Kết quả giá trị sản xuất kinh tế của huyện Lục Nam qua 3 năm 32
Bảng 3.2 Dân số năm 2015 tại huyện Văn Giang 33
Bảng 4.1 Số lượng lợn trên địa bàn huyện Văn Giang qua các năm 42
Bảng 4.2 Thông tin chung của các hộ điều tra .45
Bảng 4.3 Kết quả và chi phí của các hộ chăn nuôi điểu tra trong năm 2015 (tính bình quân / hộ / năm) 46
Bảng 4.4 Tình hình sử dụng đất của các hộ chăn nuôi theo quy trình VietGAHP .48
Bảng 4.5 Điều kiện bố trí khu chăn nuôi theo chuẩn VietGAHP 49
Bảng 4.6 Tình hình con giống của các hộ chăn nuôi theo quy trình VietGAHP (tính bình quân/ hộ) 51
Bảng 4.7 Quy mô nhà xưởng của các hộ chăn nuôi theo quy trình VietGHP của các hộ chăn nuôi 54
Bảng 4.8 Yêu cầu khoa học kỹ thuật chăn nuôi của VietGAHP 55
Bảng 4.9 Tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của các hộ trên địa bàn huyện Văn Giang 56
Bảng 4.10 Tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi trong chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP của các hộ chăn nuôi .59
Bảng 4.11 Tình hình hỗ trợ tiêm phòng một số loại vaccin cho đàn lợn của huyện Văn Giang 61
Bảng 4.12 Tình hình huy động vốn của các hộ chăn nuôi theo quy trình VietGAHP .63
Bảng 4.13 Tình hình sử dụng vốn của các hộ chăn nuôi theo quy trình VietGAHP .65
Bảng 4.14 Tình hình xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn phân theo loại hình chăn nuôi 67
Bảng 4.15 Hiệu quả chăn nuôi theo quy trình VietGAP tính bình quân trên 1hộ 69
Bảng 4.16 Các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo qua chuẩn VietGAHP trên địa bàn tỉnh Hưng Yên .72
Bảng 4.17 Trình độ chuyên môn ảnh hưởng tới sự phát triển chăn nuôi lợn theo chuẩn VietGAHP trên địa bàn huyện Văn Giang 75
Bảng 4.18 Tình hình tiêu thụ sản phẩm lợn thịt của các hộ điều tra 78
Bảng 4.19 Ma trận SWOT đối với phát triển chăn nuôi lợn theo chuẩn VietGAHP trên địa bàn huyện Văn Giang 80
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 3.1 Sơ đồ vị trí huyện Văn Giang 27
Hình 3.2 Biểu đồ diễn biến một số yếu tố khí hậu trung bình huyện Văn Giang (2010 - 2015) 29
Hình 4.2 Hệ thống chuồng nuôi lợn theo kiểu công nghiệp chuẩn VietGAHP 54
Sơ đồ 4.1 Hệ thống xử lý chất thải của các hộ chăn nuôi theo chuẩn VietGAHP 68
Sơ đồ 4.2 Công tác tổ chức chỉ đạo sản xuất 74
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Họ và tên: Hoàng Thị Hoa
Đề tài luận văn: “Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP trênđịa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”
Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10
Cơ sở đào tạo: Học Viện nông nghiệp Việt Nam
Chăn nuôi lợn đóng vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp của huyện VănGiang Những năm qua, chăn nuôi lợn đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫnchưa thực sự hiệu quả và bền vững Phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình thực hànhchăn nuôi tốt (VietGAHP) sẽ khắc phục triệt để được những khó khăn thách thức này
Kết quả phân tích, đánh giá thực trạng cho thấy tình hình quy hoạch đất đai phục
vụ cho chăn nuôi, mặc dù đã có quyết định của tỉnh Hưng Yên về việc quy hoạch vùngchăn nuôi tập trung tuy nhiên huyện Văn Giang vẫn chưa hoàn tất quy hoạch được.Hiện chỉ có 02 xã là Tân Tiên và Mễ Sở đang thực hiện về quy hoạch tập trung chănnuôi rất tốt, với các hộ hiện di rời gần 50% ra ngoài khu tập trung chăn nuôi, 02 xã TânTiến và Mễ Sở cũng là 02 xã tập trung các hộ chăn nuôi theo chuẩn VietGHAP củahuyện Còn lại các hộ chăn nuôi phần lớn còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, chủyếu được xây dựng trên đất thổ cư và đất nông nghiệp (đất thuê, đất thổ cư, đất nôngnghiệp) Điều này dẫn đến hiệu quả chăn nuôi lợn thịt chưa cao, khó kiểm soát đượcdịch bệnh và đặc biệt các vấn đề về môi trường do chất thải chăn nuôi
Việc áp dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến đã được quan tâm Cụ thể là
về con giống, trên địa bàn chủ yếu nuôi các giống lợn ngoại, lợn lai (Siêu F1, F2, 3máu, 4 máu) cho năng suất cao, thịt có tỷ lệ nạc cao, chỉ còn khoảng 5% vẫn nuôi giốnglợn nội Về chuồng trại, trên địa bàn nghiên cứu có hai kiểu chuồng chăn nuôi lợn làHiện đại và kiên cố
Kết quả khảo sát cho thấy, chăn nuôi lợn theo phương thức công nghiệp có 2cách thức sử dụng thức ăn chăn nuôi Một là mua nguyên liệu như ngô, cám gạo, tấm,mạch, bột cá, bột xương, muối ăn, … về tự pha trộn theo tỷ lệ sau đó ép viên Hai là sửdụng cám công nghiệp dạng viên trên thị trường, đây là cách thức sử dụng thức ăn phổbiến của các hộ và các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn Theo kết quả nghiên cứu100% hộ chăn nuôi theo chuẩn VietGAHP sử dụng cám công nghiệp.Còn đối với các hộchăn nuôi lợn không theo quy trình chuẩn VietGAHP 50% cám công nghiệp và cho ănkèm với cám gạo, bũng rượu, bã đậu để nuôi nhằm tiết kiệm chi phí
Trang 12Nguồn vốn phục vụ cho chăn nuôi của các hộ, trang trại chăn nuôi lợn chủ yếugồm nguồn vốn tự có và nguồn vốn đi vay (vay của người thân, vay của các ngân hàng,vay của các tổ chức, cá nhân khác) Các hộ, trang trại chăn nuôi lợn theo quy trìnhVietGAHP có nhu cầu về vốn cao hơn các hộ không chăn nuôi theo chuẩn VietGAHP.Nguồn vốn của chăn nuôi được chia làm hai loại là vốn cố định và vốn lưu động Trong
đó nguồn vốn cố định sử dụng vào mục đích xây dựng chuồng trại, đầu tư trang thiết bị;nguồn vốn lưu động để mua con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y,
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển chăn nuôi lợn theo quy trìnhVietGAHP trên địa bàn huyện như: Điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, khoa học kỹthuật, thị trường tiêu thụ, các chính sách phát triển chăn nuôi, các yếu tố liên quanđến hộ gia đình như trình độ học vấn của chủ hộ chăn nuôi, thu nhập hộ gia đình…Trong các yếu tố trên, yếu tố khoa học kỹ thuật và yếu tố nguồn lực của hộ có ảnhhưởng lớn nhất tới sự phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP trên địa bànhuyện Văn Giang
Từ những phân tích, đánh giá về thực trạng phát triển chăn nuôi lợn theo quytrình VietGAHP trên địa bàn huyện Văn Giang nghiên cứu đã đề ra các giải pháp vềchuỗi liên kết, vốn, quy hoạch đất đai, phòng trừ dịch bệnh, khoa học, kỹ thuật, thịtrường tiêu thụ, môi trường, chính sách Để phát triển chăn nuôi lợn theo quy trìnhVietGAHP trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp này
Trang 13THESIS ABSTRACTAuthor’s name: Hoang Thi Hoa
Thesis title: Research on developing of pig production under the VietGAHP process inVan Giang district, Hung Yen province
Major: Economics management Code: 60.34.04.10
University: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Pig production plays an important role in the agricultural sector of Van Giangdistrict Over the past years, pig production has achieved certain results however, it isnot really effective and sustainable The development of pig production in accordancewith Good Animal Husbandry Practices (VietGAHP) will overcome these challenges
The results of the analysis and assessment of the situation show that the situation
of land planning for livestock production, despite the decision of Hung Yen province onthe planning of concentrated livestock areas, however, Van Giang district has not yetbeen finalized All planned, at present, only two communes, Tan Tien and Me So, areimplementing the plan of animal husbandry, with the households now leaving 50% out
of the breeding area, 02 Tan Tien and Me So communes 02 communes focus on raisinglivestock according to VietGHAP standards of the district The remaining householdsare largely spontaneous and unplanned, mainly built on residential land and agriculturalland (leased land, residential land, agricultural land) This leads to low efficiency ofpork production, the control of diseases and especially the environmental problemscaused by animal waste
The application of science and technology, advanced technology has beenconcerned Specifically, in breeding areas, mainly pig breeds, pigs (Super F1, F2, 3blood, 4 blood) for high yield, lean meat is high, only about 5% In term of, breedinglocal breeds, in the study area there are two types of pigsty is modern and solid
The survey results show that industrial pig production has two main uses ofanimal feed One is to buy raw materials such as corn, rice bran, broken rice, rice bran,fish meal, bone meal, salt The second is the use of industrial pelleted pellets in themarket, which is a common way of using feed by pig households and pig farms in thearea According to research results, 100% of VietGAHP producers use industrial bran.For pig producers that do not follow VietGAHP standard 50% industrial bran and feedwith rice bran, Parked for raising to save costs
The capital used for breeding of pig households and farms mainly consists ofown capital and borrowed funds (loans from relatives, loans from banks, borrowings
Trang 14from other organizations and individuals) Households, pig farms under VietGAHPprocedures have higher capital requirements than non-livestock producers according
to VietGAHP standards The capital of livestock is divided into two types, fixedcapital and working capital Of which fixed capital is used for breeding facilities,equipment investment; Working capital to buy breeding stock, animal feed, veterinarymedicine, etc
There are many factors influencing the development of pig production according
to VietGAHP procedures in the district such as natural conditions, infrastructure,science and technology, consumption markets, livestock development policies ,Household-related factors such as education level of household head, householdincome, etc Among the above factors, the scientific and technical factors and resourcefactors of the household have a great influence Mostly to the development of pigraising under the VietGAHP process in Van Giang district
From analyzes and assessments of the situation of pig production under theVietGAHP process in Van Giang district, the research proposes solutions for linkage,capital, land planning, disease control, Science, technology, consumer markets,environment, policy To develop pig production under the VietGAHP process in thenear future, these solutions should be implemented in a coordinated manner
Trang 15PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã xácđịnh rõ quan điểm: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở vàlực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn địnhchính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dântộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”; “Trong mối quan hệ mật thiếtgiữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình pháttriển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ
và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóanông nghiệp là then chốt”
Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chính của nông nghiệp, nó có vaitrò quan trọng trong đời sống kinh tế văn hóa xã hội nhưng trong thời gian dàichăn nuôi ở Việt Nam phát triển chậm, phân tán, trình độ thấp và chiếm tỷ trọngnhỏ trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp Những năm gần đây, chăn nuôi lợn luônduy trì mức tăng trưởng tương đối cao Số đầu lợn tăng bình quân 4,9%/năm, sảnlượng thịt xuất chuồng tăng khoảng 10,1%/năm Số Trang trại chăn nuôi của cảnước tăng khá nhanh , năm 2003 là 3534 trang trại thì đến năm 2006 là 7475trang trại, tăng 28,4%/năm và các trang trại đã từng bước áp dụng công nghệ tiếntiến vào trong chăn nuôi lợn nhằm tăng năng xuất, chất lượng sản phẩm vật nuôi(Cục Chăn nuôi, 2007)
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được thì ngành chăn nuôi lợnvẫn còn những tồn tại cần được khắc phục: Giá thành thịt lợn sản xuất trong nướccòn cao; năng suất, sản lượng chăn nuôi thấp; sản xuất chưa gắn chặt với chếbiến, giết mổ; dịch bệnh trong chăn nuôi còn xảy ra rất phức tạp làm ảnh hưởngđến chất lượng sản phẩm, hiệu quả chăn nuôi; sự phát triển thiếu quy hoạch làmảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ô nhiễm môi trường do nguồn chất thải chănnuôi và dịch bệnh chung giữa người và gia súc (Cục Chăn nuôi, 2007) Phát triểnchăn nuôi lợn theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) sẽ khắc phụctriệt để được những khó khăn thách thức này
Trang 16Chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP là một phương thức chăn nuôitiên tiến nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm làm ảnhhưởng tới an toàn, chất lượng sản phẩm, môi tường sức khỏe, an toàn lao động và
an sinh xã hội (Bộ NN&PTNT, 2008); là xu thế tất yếu của quá trình phát triểnchăn nuôi trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, góp phần nângcấp và hoàn thiện chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn, nâng cao hiệu quả, thu nhậpcho người sản xuất Tuy nhiên, việc áp dụng VietGAHP vào trong thực tiễn đòihỏi sự đầu tư chi phí cao, thời gian chuẩn bị kéo dài, quy mô chăn nuôi lớn, tậptrung, trình độ hiểu biết quy trình của người lao động… đang là những cản trởcho việc phát triển chăn nuôi lợn ở nước ta
Huyện Văn Giang là một trong những huyện có phong trào chăn nuôi lợntheo hướng hàng hóa khá phát triển trong tỉnh Hưng Yên, người chăn nuôi có ưuthế khá rõ rệt so với các địa phương khác ở nguồn cung cấp thức ăn chăn nuôi,thị trường tiêu thụ sản phẩm do có lợi thế về mạng lưới đường giao thông đã cơbản được hoàn thiện Hiện nay trên địa bàn huyện Văn Giang có 10 xã và 1 thịtrấn tổng số đàn lợn là khoảng 106.519 con, trong đó có 2 xã Tân Tiến và Mễ Sở
đã ứng dụng làm điểm đưa chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP vào ứngdụng, phổ biến kỹ thuật đến người dân
Để nâng cao đời sống nông dân, tìm hiểu những tồn tại và khó khăn trongcông tác chăn nuôi trên địa bàn huyện Văn Giang, đặc biệt là mô hình chăn nuôilợn theo quy trình VietGAHP Xuất phát từ những yêu cầu về nâng cao đời sốngnông dân, giúp nông dân huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên đạt được hiệu quảcao trong sản xuất kinh doanh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu pháttriển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP trên địa bàn huyện Văn Giang,tỉnh Hưng Yên”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng chăn nuôi, các yếu tố ảnh hưởng chăn nuôi lợn theoquy trình VietGAHP trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, từ đó đềxuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện VănGiang, tỉnh Hưng Yên theo quy trình VietGAHP trong thời gian tới
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chăn nuôi lợn theo quy trìnhVietGAHP
Trang 17- Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHPtrên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn theo quytrình VietGAHP trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
- Đề xuất các giải pháp để phát triển chăn nuôi lợn theo quy trìnhVietGAHP trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận nào làm rõ vần đề phát triển chăn nuôi lơn theo quy trìnhVietGAHP của huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên?
- Thực trạng chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP trên địa bànhuyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên? So sánh với mục tiêu đặt ra thì mức độ đạtđược đến đâu?
- Vai trò của người dân được thể hiện như thế nào trong việc thực hiệnchăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnhHưng Yên?
- Các yếu tổ ảnh hưởng tới việc triển khai chăn nuôi lợn theo quy trìnhVietGAHP trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên?
- Định hướng giải pháp nào để nâng cao hiệu quả của các hộ chăn nuôi lợntheo quy trình VietGAHP trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, đảmbảo có hiệu quả, hợp lý và có tính bền vững?
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu cách thức, quy trình chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHPtrên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
- Nghiên cứu các vấn đề về kinh tế, kỹ thuật, tổ chức, môi trường, các tácđộng ảnh hưởng tới mô hình chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP
Trang 181.4.2.2 Phạm vi thời gian
Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp, số liệu từ các phòng ban, các số liệu
đã công bố trong khoảng thời gian từ năm 2012 – 2015
Số liệu điều tra, khảo sát trong việc chăn nuôi lợn theo mô hình VietGAHP thực hiện năm 2015 – 2016
Thời gian nghiên cứu từ năm 2015 – 2016
1.4.2.3 Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát triển chăn nuôi lợn nói chung,chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP; các yếu tố khó khăn, thuận lợi và tiềmnăng ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP trên địabàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đã làm rõ thêm lý luận về quản lý vốn đầu tư phát triển HTGT
từ khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá quản lý vốn đầu tư phát triển HTGT từkhâu lập kế hoạch, huy động, phân bổ, thanh quyết toán và đặc biệt làm rõ vai tròcủa công tác kiểm tra, giám sát trong toàn bộ quy trình quản lý
Luận án đã phân tích 04 nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu
tư phát triển HTGT
Luận văn cũng đã tổng hợp kinh nghiệm của một số địa phương trong vàngoài nước theo các nội dung quản lý và các nhóm vấn đề chủ yếu chỉ ra tầmquan trọng của việc đa dạng hoá các nguồn lực, tăng cường kiểm tra, giám sátcủa Nhà nước trong quá trình huy động, phân bổ và thanh quyết toán vốn đầu tưphát triển HTGT
Dựa trên dữ liệu thu thập từ điều tra và phỏng vấn và các báo cáo, nghiêncứu đã công bố, luận văn phân tích tổng thể quá trình quản lý vốn đầu tư pháttriển HTGT huyện Lục Nam giai đoạn 2013 - 2016, chi tiết trên tất cả các khâu,
từ các căn cứ xây dựng, quá trình thực hiện và kết quả thực hiện, từ đó chỉ rathành công và hạn chế cũng như nguyên nhân của QLNN về vốn đầu tư trongphát triển HTGT huyện Lục Nam trong giai đoạn này
Trang 19PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm và đặc điểm của chăn nuôi lợn theo quy trìnhVietGAHP
2.1.1.1 Một số khái niệm
a, Khái niệm VietGAHP
VietGAHP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cánhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng caochất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và ngườitiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất trên
cơ sở kiểm soát các mối nguy trong quá trình sản xuất, thu hoạch và sơ chế (BộNN&PTNT, Cục trồng trọt)
b, Khái niệm phát triển
Phát triển được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vậnđộng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đếnhoàn thiện hơn của sự vật Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưatới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ, Quan điểm này cũng cho rằng, sự pháttriển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất,
là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dườngnhư sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn HữuVui, 2009)
c, Khái niêm phát triển bền vững
Năm 1987, trong báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồngthế giới về phát triển của Liên hợp quốc, đã đưa ra khái niệm: “Phát triển bềnvững là sự phát triển đáp ứng được những nhu cầu của hiện tại, nhưng không gâytrở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”
Năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển được tổ chức ởCộng hoà Nam Phi đã xác định: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sựkết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 03 mặt của sự phát triển, đó là: Pháttriển kinh tế; Phát triển xã hội; Bảo vệ môi trường (Ngô Doãn Vịnh, 2003)
Trang 20Phát triển bền vững chính là sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại màvẫn phải đảm bao sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa Khái niêm này hiệnđang là mục tiêu hương tới nhiếu quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theođặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa… riêng để hoạch định chiếnlược riêng phù hợp nhất với quốc gia đó (TS Đinh Văn Đãn, 2009).
d, Khái niệm về phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất được coi là một quá trình tăng tiến về quy mô (sảnlượng), sự hoàn thiện về cơ cấu, sự tăng lên về chất lượng, sản phẩm sản xuất ra.Trong chăn nuôi lợn phát triển sản xuất có thể diễn ra theo hai xu hướng là pháttriển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu (TS Đinh Văn Đãn, 2009)
- Phát triển sản xuất theo chiều rộng là đầu tư trên cơ sở vật chất kỹ thuậthiện có, xây dựng mới với những kỹ thuật công nghệ cơ bản như cũ Cụ thể gồmcác hoạt động:
+ Tăng quy mô: đàn lợn/hộ chăn nuôi
+ Tăng số hộ nuôi lợn
+ Tăng sản lượng, giá trị sản xuất: đòi hỏi nông dân trước hết cần tuân thủtất cả các quy trình kỹ thuật sản xuất sau đó thì trong quá trình sản xuất thì luôntìm tòi, học hỏi những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới
+ Tăng vốn đầu tư cho chăn nuôi lợn
- Phát triển theo chiều sâu là hoạt động dựa trên cơ sở cải tạo mở rộngnâng cấp đồng bộ hóa hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, hoặc xâydựng lại hoặc đầu tư mới nhưng công nghệ kỹ thuật phải hiện đại hơn Các hoạtđộng phát triển theo chiều sâu gồm: thay đổi cơ cấu chủng loại sản phẩm, cơ cấucông nghệ, kĩ thuật, cơ cấu tổ chức sản xuất, cơ cấu đầu tư và nâng cao chấtlượng sản phẩm
e, Khái niệm về chăn nuôi
Chăn nuôi là một ngành quan trọng trong sản xuất Nông nghiệp, khôngnhững đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày của mọi người dântrong xã hội mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng triệu người hiện nay.Sản phẩm từ chăn nuôi một mặt cung cấp thực phẩm, nguyên liệu phục vụ chođời sống sinh hoạt của con người, mặt khác là một ngành sản xuất với mục tiêulợi nhuận như mọi ngành sản xuất khác
Trang 21Chăn nuôi là ngành cổ xưa nhất của nhân loại, nó cung cấp cho con ngườithực phẩm có dinh dưỡng cao, nguồn đạm động vật như thịt, sữa, các sản phẩm
từ sữa, trứng Sản phẩm của nghành chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho nghànhcông nghiệp chế biến, là một trong các nghành tạo ra chuỗi nghành hàng rấtphong phú như sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu, da), cho nghành côngnghiệp thực phẩm (đồ hộp), dược phẩm và cho xuất khẩu Ngành chăn nuôi còncung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt, tận dụng phụ phẩm củangành trồng trọt Trồng trọt kết hợp chăn nuôi tạo nền nông nghiệp bền vững.(Đỗ Kim Chung, 2009)
Trong chăn nuôi ở nhiều địa phương, lợn là loại vật nuôi phổ biến nhất donhu cầu thịt lợn trong tiêu dùng lớn, thời gian chăn nuôi tương đối ngắn và sứctăng trưởng nhanh về sản lượng và giá trị Đồng thời, ở nhiều vùng nông thôn,các hộ chăn nuôi lợn có thể tận dụng được các nông sản thực phẩm trong nôngnghiệp Chất thải trong chăn nuôi phục vụ trực tiếp cho các hoạt động trồng trọt.2.1.1.2 Một số đặc điểm kinh tê của chăn nuôi lợn
a, Đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của ngành chăn nuôi lợn
* Đặc điểm kinh tế - Kỹ thuật chung của Chăn nuôi lợn
Trong nghành chăn nuôi nói chung thì chăn nuôi lợn là nghành kinh tếquan trọng và nó có những đặc điểm riêng so với các loại vật nuôi khác Chănnuôi lợn ở nước ta hiện nay đang được chú trọng và ngày càng phát triển bởi nhucầu cung cấp về thịt ngày càng tăng Sự phát triển của nền sản xuất kinh tế hànghóa càng tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy chăn nuôi lợn thịt ở hộ gia đình pháttriển Do vậy, phát triển chăn nuôi lợn thịt có vai trò rất quan trọng trong pháttriển kinh tế nông nghiệp cũng như nghành kinh tế nói chung Mặt khác với lợithế so sánh về điều kiện tự nhiên, chăn nuôi lợn thịt đang dần khẳng định cơ cấuchăn nuôi, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất Xu thê phát triển chănnuôi lợn thịt là một tất yếu khách quan, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của toàn xãhội.Phát triển chăn nuôi lợn thịt hộ gia đình góp phần đẩy mạnh quá trình côngnghiệp hóa- hiện đại hóa nông thôn Để phát triển chăn nuôi lợn thịt cần chútrọng đến những vấn đề sau :
Về con giống : Giống là tiền đề cho sự phát triển của đàn lợn nuôi, làđiều kiện quan trọng để hộ gia đình tăng quy mô cả về chất lượng và số lượngcủa đàn
Trang 22Về thức ăn : Trong chăn nuôi lợn nhu cầu dinh dưỡng có sự khác nhau rấtlớn theo từng đối tượng lợn Các thành phần dinh dưỡng chính gồm : Năng lượng
là thành phần dinh dưỡng chính và quan trọng nhất, chiếm chi phí cao nhất trongtổng chi phí thức ăn cung cấp cho lợn, nó là thành phần cần thiết tham gia vàocấu tạo mô cũng như tạo thịt, tiết sữa, bào thai Chất khoáng và vitamin là nhữngthành phần dinh dưỡng chiếm tỷ lệ thấp nhưng cũng có vai trò đặc biệt quantrọng trong quá trình phát triển của lợn được cung cấp bởi các loại thức ăn nhưbột xương, bột sò, muối ăn Hiệu quả kinh tế chăn nuoi lợn phụ thuộc trực tiếpvào mức độ đảm bảo khẩu phần ăn cho lợn Vì vậy, việc xây dựng khẩu phần ănđáp ứng nhu cầu của đàn lợn phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng sẽ mang lạihiệu quả cao trong chăn nuôi (Nông Thị Lan Anh, 2014)
Về hình thức chăn nuôi có thể là tập trung hoặc phân tán tuỳ đặc điểm vàđiều kiện tự nhiên mỗi khu vực nuôi
Chăn nuôi tự nhiên: Là phương thức chăn nuôi ra đời sớm nhất Cơ sở củaphương thức chăn nuôi này là dựa vào nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên.Nguồn thức ăn chủ yếu là các phụ phẩm nông nghiệp, tận dụng thức ăn thừatrong sinh hoạt Dần phương thức này phát triển thành các hình thức nuôi thảhoặc nuôi nhốt trong các gia đình ở nông thôn
Chăn nuôi công nghiệp: Ra đời phục vụ cho nhu cầu thực phẩm ngày càngtăng của con người Đặc điểm của hình thức chăn nuôi này là nuôi số lượng lớn,thức ăn hoàn toàn là công nghiệp, thời gian nuôi ngắn, mức tăng trọng nhanh
Hệ thống chuồng trại chăn nuôi từ chỗ là tận dụng, tự dựng với quy mônhỏ đã chuyển dần theo hướng hiện đại, quy mô ngày càng lớn để đáp ứng tốthơn nhu cầu sinh trưởng và phát triển của con lợn Chuồng trại phải thoáng mát
về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh gió lùa; thích hợp với sinh lý, sinh trưởngcủa lợn thịt, có tường ngăn vững chắc, nền chuồng không quá nhẵn, dễ cọ rửa, có
hệ thống máng ăn, vòi uống đầy đủ; có hệ thống làm mát bằng vòi phun nướchoặc quạt thông gió về mùa hè, có đèn sưởi ấm mùa đông cho lợn mới sinh; sốlợn trong một ngăn chuồng và diện tích mỗi ô chuồng không nên vượt quá tiêuchuẩn qui định
Bên cạnh đó các công tác chăm sóc thú y cũng có một vai trò quan trọngtrong quá trình chăn nuôi lợn thịt Bệnh của lợn có nhiều loại và do nhiều nguyênnhân khác nhau như bẩm sinh, lây nhiễm, do thức ăn, do thoái hóa nhưng sự lây
Trang 23nhiễm dịch bệnh đang là vấn đề được xã hội quan tâm Do sự phát triển củanghành chăn nuôi ngày càng mạnh nên quy mô cũng tăng lên, sự trao đổi muabán con giống, thịt lợn ngày càng nhiều nên nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cũngtăng theo làm giảm hiệu quả kinh tế và gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi.
Do vậy cần thực hiện một số nguyên tắc vệ sinh chuồng trại chăn nuôi hàng ngày
và tiêm phòng định kỳ vắc xin cho lợn, nhất là những bệnh đỏ bao gồm dịch tả,
tụ huyết trùng, đóng dấu, thương hàn lợn
Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phát triển chăn nuôi lợncủa người chăn nuôi là điều kiện kinh tế của hộ gia đình, của trang trại chăn nuôicòn khó khăn, nên vẫn chăn nuôi theo cách truyền thống chỉ tận dụng những thức
ăn thừa và phế phẩm của nghành trồng trọt, thời gian chăn nuôi lại kéo dài nênhiệu quả kinh tế trong chăn nuôi thấp Nên xu hướng thay đổi cơ cấu chăn nuôitheo hình thức công nghiệp, sử dụng chủ yếu thức ăn công nghiệp, hình thứcchăn nuôi quy mô lớn, thời gian chăn nuôi ngắn là cần thiết cho nghành chănnuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng
b, Đặc điểm chăn nuôi lợn theo quy trình
lý và chứa các chất thải… biệt lập với nhau Như vậy, với phương thức chăn nuôitruyền thống, quy mô nhỏ lẻ, nằm phát tán, xen kẽ trong các khu vực dân cư sẽrất khó khăn trong việc thực hiện quy trình này
Công tác quy hoạch đất đai có vai trò hết sức quan trọng Thông qua quyhoạch sẽ tạo ra quỹ đất cần thiết để hình thành và phát triển nông nghiệp theohướng sản xuất hàng hóa tập trung hiện đại; các khu chăn nuôi tập trung xa khuvực dân cư, các trang trại chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn; đồng thời có điềukiện để đầu tư xây dựng một cách đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng như giaothông, điện, các cơ sở giết mổ, chế biến và tiêu thụ đảm bảo vệ sinh an toàn thựcphẩm Đây chính là điều kiện tiên quyết để phát triển chăn nuôi theo quy trìnhVietGAHP (Chu Thị Kim Loan và cs., 2010)
Trang 24- Chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP cần có sự đầu tư lớn về cơ sở vậtchất và các trang thiết bị kỹ thuật do phải thực hiện đúng theo quy định về địađiểm, thiết kế chồng trại, con giống và quản lý con giống, vệ sinh chăn nuôi,quản lý thức ăn, nước uống, xử lý chất thải, phòng trị dịch bệnh, ghi chép sổ tay,lưu trữ hồ sơ và những điều kiện bắt buộc khác (Lê Huy Hải, 2014).
- Lao động làm việc trong cơ sở chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP cóchất lượng và có ý thức trách nhiệm cao Áp dụng các tiêu chuẩn VietGAHP vàotrong chăn nuôi lợn là một vấn đề tương đối phức tạp đòi hỏi người quản lý cũngnhư người lao động trực tiếp phải được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độhiểu biết về chuyên môn kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh, thị trường,công tác quản lý đàn lợn, hoạch toán chi phí sản xuất, ghi chép nhật ký và lưu trữ
hồ sơ chăn nuôi (Bộ NN&PTNT, 2008)
- Sự liên kết, hợp tác có ý nghĩa rất quan trọng góp phần tạo nên thành côngtrong chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP Chăn nuôi lợn nói chung và chănnuôi lợn theo quy trình VietGAHP thì sự liên kết, hợp tác là một xu hướng tấtyếu giúp cho chủ chăn nuôi, các nông hộ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trongmua bán thức ăn, phòng chống dịch bênh, tiêu thụ sản phẩm… để nâng cao kếtquả và hiệu quả sản xuất (Phạm Thị tân và Phạm Văn Hùng, 2013)
- Chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP phải đáp ứng được các yêu cầu vềchất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo an sinh xã hội, sức khỏe ngườichăn nuôi và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguồn gốcsản phẩm (Bộ NN&PTNT, 2008)
2.1.1.3 Khái niệm và vai trò của thực hành chăn nuôi tốt
a, Khái niệm thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ
Thực hành chăn nuôi tốt (gọi tắt là VietGAHP: Vietnamese Good AnimalHusbandry Pratices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức,
cá nhân sản xuất áp dụng trong chăn nuôi nhằm đảm bảo lợn được nuôi dưỡng
để đạt được các yêu cầu về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảophúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường
và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm Mục tiêu tổng thể là giúp người chăn nuôinâng cao sức cạnh tranh với các hệ thống chăn nuôi thương phẩm quy mô lớnbằng cách cam kết với người tiêu dùng rằng sản phẩm của các nông hộ thựchành chăn nuôi theo GAHP bày bán ở chợ thực phẩm tươi sống đảm bảo vệsinh an toàn thực phẩm
Trang 25An toàn sinh học trong chăn nuôi là các biện pháp kỹ thuật nhằm ngănngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân sinh học xuất hiện tự nhiên hoặc
do con người tạo ra gây hại đến con người, gia súc và hệ sinh thái (Theo quyếtđịnh số 1506/QĐ-BNN-KHCN)
b, Nội dung quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn tạiViệt Nam
Biện pháp kỹ thuật chăn nuôi trong quy trình VietGAHP được ban hànhtheo quyết định số 1506/QĐ-BNN-KHCN ngày 15 tháng 5 năm 2008 của Bộtrưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với những nội dung cơ bản nhưsau:
1 Địa điểm nuôi
2 Thiết kế chuồng trại, kho và thiết bị chăn nuôi
3 Con giống và quản lý giống
4 Vệ sinh chăn nuôi
5 Quản lý thức ăn nước uống
12 Quản lý chất thải và bảo vệ môi trường
13 Kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và các động vật khác
14 Quản lý nhân sự
15 Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
16 Kiểm tra nội bộ
17 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Thực hành GAHP không phức tạp cũng không khó hiểu nhưng đòi hỏi sựkiên trì và bền bỉ Điều tối quan trọng trong thực hành GAHP là phải thay đổithói quen chăn nuôi Một trong những điều kiện quan trọng nhất đảm bảo thànhcông là ghi chép mọi hoạt động chăn nuôi
Trang 26c, Vai trò của thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ
Trong xu thế hội nhập hiện nay, để ổn định mức giá nông sản cũng như ổnđịnh thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp, thì nông sản phải đạt chất lượng
và bảo đảm ATVSTP Chăn nuôi theo quy trình VietGAHP là điều kiện bắt buộcnếu muốn sản phẩm nông sản đứng vững trên thị trường Chăn nuôi an toàn sinhhọc áp dụng quy trình VietGAHP đến với người chăn nuôi thông qua việc xâydựng mô hình trình diễn từ đó giúp các hộ gia đình, cơ sở chăn nuôi hiểu biết vềchăn nuôi an toàn đồng thời đem lại lợi ích lớn trên nhiều khía cạnh:
- Sản phẩm của các mô hình sản xuất theo quy trình VietGAHP đều đạtchất lượng cao, giảm thiểu dịch bệnh, bảo đảm ATVSTP nên dễ tiêu thụ với mứcgiá ổn định
- Không chỉ đạt hiệu quả kinh tế cao, chăn nuôi theo quy trình VietGAHPcòn giúp nông dân các địa phương nâng cao nhận thức của vấn đề chất lượng sảnphẩm trong sản xuất, kinh doanh, là điều kiện tiên quyết và sống còn để duy trì,phát triển sản xuất
- Sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAHP thúc đẩy sự kết nốigiữa sản xuất với thị trường, từ đó mang lại lợi ích, thu nhập cao hơn cho ngườisản xuất, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội địa phương
- Từng bước xây dựng thương hiệu cho ngành chăn nuôi góp phần bảo vệsức khỏe cho người tiêu dùng
Vì vậy, việc nhân rộng các mô hình áp dụng quy trình VietGAHP trongsản xuất nông nghiệp là rất cần thiết Để làm được điều này, các cấp, các ngành,các địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để người dân thấy đượchiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội từ việc sản xuất theo quy trình VietGAHP,tăng cường tập huấn kỹ thuật sản xuất cho cán bộ cơ sở và nông dân trực tiếptham gia sản xuất; từng bước đưa và cấp giấy chứng nhận sản xuất theo quy trìnhVietGAP nhằm cung cấp cho thị trường những sản phẩm nông sản sạch, an toàn.2.1.2 Nội dung phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP
2.1.2.1 Chính sách và quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn theo quy trìnhVietGAHP
a, Chính sách
Các chủ trương, chính sách về nông nghiệp, đầu tư, khuyến nông, liên kết,thị trường… của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương có tác động
Trang 27trực tiếp và sâu sắc đến ngành nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng trong đó có sự phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP.
Chính sách đất đai phù hợp, ổn định sẽ giúp người chăn nuooiyeen tâmđầu tư phát triển chăn nuôi, mặt khác tạo điều kiện để họ chuyển khu chăn nuôi
ra xa khu dân cư nhằm đáp ứng được các tiêu chuẩn về địa điểm, chuồng trại,kho chứa… theo quy trình VietGAHP Khuyến khích nông dân tiến hành trao đổiđất đai thông qua dồn điền, đổi thửa, chuyển nhượng nhằm tích tụ tập trungruộng đất để có điều kiện hình thành và phát triển trang trại, các khu chăn nuôitập trung (Nguyễn Mậu Dũng và cs., 2011)
Chính sách đầu tư, hỗ trợ cho người chăn nuôi cũng góp phần quan trọngtrợ giúp, hỗ trợ các đơn vị chăn nuôi khi gặp khó khăn, bất ổn trong việc tiếp cận
về kỹ thuật, bổ sung nguồn lực về vốn để ổn định sản xuất Bên cạnh đó, chínhsách còn có tác động thức đẩy nâng cao hiệu quả chăn nuôi, thúc đẩy xuất khẩusản phẩm và điều tiết thị trường thịt lợn (Thủ tướng Chính phủ, 2012)
b, Quy hoạch
Quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP phải phùhợp với quy hoạch chung về phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triểnngành chăn nuôi; quy hoạch cần tập trung đầu tư cho các vùng có điều kiện pháttriển chăn nuôi theo phương thức thâm canh, theo hướng hiện đại và bền vững;chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ sang quy mô vừa và lớntheo hình thức gai trại, trang trại nhằm sản xuất ản phẩm sạch, an toàn theo quytrình VietGAHP trên cơ sở quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung (Phạm XuânThành và cs., 2014)
Nội dung quy hoạch cần cụ thể, xác định rõ các vùng đủ điều kiện đất đai,nguồn nước, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện sản xuất, trình độ sảnxuất cũng như các quy định hiện hành, gắn kết giữa sản xuất chế biến và tiêu thụ
để đạt được hiệu quả cao
2.1.2.2 Áp dụng khoa học công nghệ
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ được coi là nhu cầu bức thiết, làgiải pháp trọng tâm để ngành nông nghiệp đổi mới kịp thời, ngày càng hiện đạihóa và hội nhập
Trong lĩnh vực chăn nuôi, khoa học công nghệ được ứng dụng để tạonguồn giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao, chất lượng tốt; áp dụng công
Trang 28nghệ lên men sinh học để ủ chua thức ăn, tăng giá trị dinh dưỡng; phòng trừ dịch bệnh gia súc, gia cầm…
Ngày nay có rất nhiều kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến đã và đangđược ứng dụng vào trong chăn nuôi lợn thịt như: công nghệ đệm lót sinh học gópphần làm giảm thải tối đa nguy cơ ô nhiễm và có hiệu quả rất tốt đối với môitrường nhờ hệ vi sinh vật có lợi giúp phân hủy gần như triệt để chất thải, từ đólàm giảm mùi hôi, bảo đảm môi trường sống có lợi cho vật nuôi và an toàn chosức khỏe con người; công nghệ sản xuất khí sinh học (hầm biogas) vừa có thểphục vụ cho việc đun nấu, thắp sáng vừa có thể chạy máy phát điện phục vụ chođời sống và sản xuất; sử dụng chế phẩm sinh học để phòng các bệnh rối loạn tiêuhóa, cải thiệt tăng trọng, giảm tiêu hao thức ăn và giảm mùi hôi của phân… Nhờnhững tiến bộ kỹ thuật, công nghệ áp dụng trong quá trình chăn nuôi mà ngườichăn nuôi vừa giảm được chi phí sản xuất vừa tăng được lợi nhuận
2.1.2.3 Thức ăn chăn nuôi
Thức ăn chăn nuôi là một trong những yếu tố đầu vào không thể thiếu củaquá trình chăn nuôi, đó là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành bạitrong công tác chăn nuôi của bà con
Trong lĩnh vực chăn nuôi, thức ăn là nhân tố để quyết định chất lượng sảnphẩm đầu ra Hiện nay, hầu như 100% số hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn côngnghiệp dạng viên, việc sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên có rất nhiều ưuđiểm như: Tiết kiện sức lao động, tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng đầu ra,tiết kiệm chi phí, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho heo trongkhẩu phần ăn…
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp thức ăn công nghiệp,chủ yếu là các tập đoàn lớn, đa quốc gia, một phần nhỏ được cung cấp bởi cáccông ty trong nước Ngoài các lợi ích mà thức ăn công nghiệp dạng viên mang lạicho bà con, hiện còn một số vướng mắc mà bà con rất cần sự quan tâm, chỉ đạocủa các cấp chính quyền can thiệp như: Gía cả thức ăn biến động, thường caohơn so với giá thành, chất lượng không được đảm bảo, còn tồn dư chất khángsinh, chất cấm, gây ảnh hưởng không nhỏ cho chất lượng thịt đầu ra Do vậy, rấtcần sự can thiệp kịp thời của cơ quan chức năng để đảm bảo lợi ích của các hộchăn nuôi
2.1.2.4 Phòng chống dịch bệnh
Hiện nay, công tác phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi không còn là
Trang 29vấn đề của các hộ chăn nuôi, mà đã được các cấp chính quyền quan tâm, chỉ đạosát sao Trong những năm qua, trên cả nước đã xảy ra một số dịch bệnh bùngphát lớn như lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả gây thiệt hại lớn cho ngườichăn nuôi Do đó bản thân người chăn nuôi và cơ quan chức năng đã nhận thứcđược công tác phòng chống dịch bệnh là một khâu rất quan trọng, có ý nghĩa vàảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển chăn nuôi lợn thịt Mỗi khi bước vào thờiđiểm giao mùa, nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn lợn rất cao Do đó mà ngườichăn nuôi lợn luôn thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh để tránh nhữngrủi ro, thiệt hại đáng tiếc về kinh tế đồng thời gây khó khăn cho việc phát triểnchăn nuôi của.
Chăn nuôi và thú y không thể tách rời và có quan hệ mật thiết với nhau.Ngoài các biện pháp phòng chống dịch bệnh bằng các quy trình, pháp lệnh thú ythì phải chú ý nâng cao sức đề kháng để phòng, chống dịch bệnh cho đàn lợnbằng biện pháp, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng Một số hộ chăn nuôi đã biết bổsung men tiêu hóa trong thức ăn chăn nuôi, mang đến những tín hiệu lạc quan khi
có thể giảm thiểu các bệnh tiêu hóa thường gặp trên lợn, giúp người chăn nuôichuyển từ tình thế bị động chữa bệnh cho lợn sang chủ động phòng bệnh, tăngcường khả năng tiêu hóa và nâng cao miễn dịch cho lợn ngay từ những bữa ănhàng ngày
2.1.2.5 Kết quả và hiệu quả phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP
Trong phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP, để thúc đẩy cácđơn vị chăn nuôi mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô chăn nuôi, áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì kết quả và hiệu quả chăn nuôi cần phảiđược nâng lên Điều đó đồng nghĩa với việc tăng giá trị sản xuất, tăng thu nhậpcũng như tăng hiệu quả sử dụng vốn, lao động của các cơ sở chăn nuôi
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn theo quy trìnhVietGAHP
2.1.3.1 Yếu tố thuộc quy định của VietGAHP
Yếu tố thuộc về bản thân quy định của VietGAHP chính là những khókhăn trong áp dụng thực hành chăn nuôi tốt vào thực tiễn (Bộ NN&PTNT, 2008).Hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, việc
áp dụng VietGAHP vào thực tiễn còn một số khó khăn như:
- Khó khăn trong việc nâng cao ý thức người nông dân trong sản xuất.Người sản xuất phải ý thức được sản xuất an toàn cho con người và môi trường
Trang 30- Chi phí thực hiện VietGAHP lớn Để đáp ứng được các tiêu chuẩn củaquy trình VietGAHP người chăn nuôi cần phải có sự đầu tư lớn để xây dựngchuồng trại, nhà kho, mua sắm trang thiệt bị vệ sinh, thú y, chi phí về giống,thức ăn đảm bảo chất lượng, tiêm phòng dịch bệnh, bảo hộ lao động (BộNN&PTNT, 2008).
- Nguồn nhân lực phải có chất lượng cao: để đáp ứng tiêu chuẩnVietGAHP đòi hỏi người chăn nuôi phải thực hiện rất nhiều khâu công việc nhưcông tác ghi chép, kiểm soát dịch bệnh, kỹ thuật chăn nuôi lợn… do đó đồi hỏingười chăn nuôi cần phải có nguồn lao động chất lượng mới đáp ứng được đầy
đủ các tiêu chí này (Bộ NN&PTNT, 2008)
Những khó khăn này, hiện nay đang là yếu tố làm cho tỷ lệ cơ sở chănnuôi áp dụng các tiêu chuẩn của quy trình VietGAHP thấp Vì vậy để chăn nuôitheo quy trình VietGAHP phát triển các khó khăn này cần dần được hạn chế.2.1.3.2 Nguồn lực phục vụ cho phát triển chăn nuôi lợn theo quy trìnhVietGAHP
* Tập quán, ý thức của người chăn nuôi
Nhìn chung, quy mô chăn nuôi ở Việt Nam còn rất nhỏ với trên 70% số hộdân sống ở nông thôn nuôi lợn (Trần Đình Thao và cs., 2010) Tập quán chănnuôi vẫn còn mang tính tận dụng thức ăn từ sản phẩm trồng trọt, sinh hoạt và sửdụng giống địa phương đã có từ lâu đời Bởi vậy, đây là một ảnh hưởng lớn tớiquá trình đầu tư trang thiết bị hiện đại, giống mới, kỹ thuật sản xuất tiên tiến đểphát triển chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP
Cùng với tập quán lạc hậu thì ý thức và thói quen sản xuất của người dânchưa phù hợp với việc sản xuất theo quy trình thực hành chăn nuôi tốt như:
Không có hoặc không sử dụng bảo hộ lao động
Chưa có nơi tồn trữ hóa chất, bảo hộ lao động hợp lý
Việc xử lý chất thải chưa tốt
Không chú ý đến thời gian cách ly
Lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh trong việc phòng điều trị bệnh
* Nguồn lực đất đai: Đất đai là yếu tố hết sức quan trọng để phát triển đànlợn, vì có đất thì mới phát triển và mở rộng quy mô sản xuất theo kiểu trang trạisản xuất hàng hóa Theo tiêu chuẩn VietGAHP để đạt tiêu chuẩn về vị trí thì khuchăn nuôi phải cách xa khu dân cư, xa nơi ở và cách xa nguồn nước Ngoài ra để
Trang 31đạt được tiêu chí về chồng trại và thiết kế chồng trại cần phải xây dựng nhà khochứa thức ăn, kho chứa thuốc và nhà vệ sinh khử trùng riêng biệt với khu chănnuôi Vì vậy người chăn nuôi cần phải có một quỹ đất rộng mới đáp ứng đượccác tiêu chuẩn chăn nuôi theo quy trình VietGAHP (Bộ NN&PTNT, 2008).
* Nguồn vuốn phục vụ chăn nuôi của đơn vị chăn nuôi: Để quá trình sảnxuất diễn ra thuận lợi đòi hỏi người chăn nuôi cần phải có một lượng vốn đầu tưnhất định Chăn nuôi theo quy trình VietGAHP cần phải thực hiện nhiều tiêu chítheo quy định trong đó có những tiêu chí đòi hỏi người chăn nuôi phải có vốnđầu tư lớn mới có thể đáp ứng được như tiêu chí về chuồng trại, tiêu chí về giốnglợn, tiêu chí về sử dụng thức ăn có chất lượng, đầu tư xây dựng hệ thống xử lýchất thải, phương tiện vận chuyển (Bộ NN&PTNT, 2008)
* Trình độ lao động: lao động phục vụ chăn nuôi lợn trong các đơn vịchăn nuôi gồm có lao động thuê và lao động gia đình Chăn nuôi theo quy trìnhVietGAHP đòi hỏi người chăn nuôi cần phải có trình độ hiểu biết và tuân thủ cácquy định về sử dụng thức ăn, nước uống, thuốc thú y, ghi chép nhật ký, đặc biệt
là công tác đảm bảo an toàn lao động Do đó người lao động cần phải được thamgia đào tạo, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, kiến thức VietGAHP thì mới có thểđáp ứng được các yêu cầu đặt ra (Bộ NN&PTNT, 2008)
2.1.3.3 Yếu tố thị trường
- Giá bán sản phẩm: là yếu tố tác động trực tiếp đến số lượng hàng hóa vàdịch vụ cung cấp ra thị trường Sự Chênh lệc giữa giá bán và giá thành sản phẩmchính là lợi nhuận của người sản xuất Người chăn nuôi luôn quan tâm tới giábán sản phẩm vì nó liên quan đến lợi ích kinh tế cũng như sự tồn tại và phát triểnsản xuất của họ Nếu giá cao người chăn nuôi sẽ thu được lợi nhuận cao và họ sẽquyết định đầu tư sản xuất với quy mô lớn hơn; nếu giá giảm người chăn nuôikhông có lãi thậm chí bị thua lỗ, họ sẽ thu hẹp quy mô sản xuất (Trần HữuCường, 2008)
- Giá cả các yếu tố sản xuất (đầu vào): hía của các đầu vào sẽ quyết địnhđến chi phí của quá trình sản xuất Nếu giá của các yếu tố đầu vào quá cao sẽ làmcho giá thành sản xuất sản phẩm hàng hóa – dịch vụ tăng lên làm giảm lợi nhuậncủa đơn vị sản phẩm Nếu giá thành sản xuất cao dẫn tới sản phẩm thịt lợn theoquy trình VietGAHP sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm thịt khác,hoàng hóa khó tiêu thụ, ứ đọng, người chăn nuôi bị thua lỗ do đó kìm hãm sảnxuất phát triển
Trang 322.1.3.4 Xu hướng cầu của người tiêu dùng
Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản xuất kinh doanh và sự pháttriển của nền kinh tế xã hội Đây là khâu tất yếu và quan trọng nhất của sản xuấthàng hóa, là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng Trong nền sản xuấthàng hóa theo cơ chế thị trường vấn đề tiêu thụ sản phẩm rất được quan tâm vìđây là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển chăn nuôi lợn thịt Điều
đó phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu, thị hiếu cũng như tâm lý người tiêu dùng.Người tiêu dùng quyết định đến yếu tố giá sản phẩm Họ luôn quan tâm và có sự
so sánh, phân biệt về chất lượng, giá bán giữa sản phẩm chăn nuôi theo quy trìnhVietGAHP và sản phẩm thịt lợn thông thường Người tiêu dùng, quan tâm, lựachọn sản phẩm chăn nuôi an toàn, là động lực thúc đẩy phát triển chăn nuôi theoquy trình VietGAHP (Trần Hữu Cường, 2008)
2.1.3.5 Yếu tố dịch bệnh và công tác quản lý dịch bệnh
Từ năm 2005 trở lại đây số lượng lợn nuôi trong cả nước có xu hướnggiảm hoặc tăng chậm do hậu quả của các đợt dịch tai xanh và một số bệnh dịchkhác xảy ra ở nhiều nơi trong toàn quốc khiến cho nhiều cơ sở chăn nuôi phảitiêu hủy một phần hay cả đàn lợn (Trần Đình Thao và cs., 2010) Khi dịch bệnhxẩy ra sẽ gây tác hại và hậu quả nghiêm trọng không những cho ngành chăn nuôi
mà còn cho nền kinh tế - xã hội và sức khỏe con người Để đảm bảo cho đàn lợnkhỏe mạnh, tăng trọng nhanh, tiêu tốn ít thức ăn mà vẫn đạt hiệu quả cao cần giữgìn tốt vệ sinh chồng trại, thường xuyên theo dõi, chăm sóc, nuôi dưỡng thgeođúng các quy trình kỹ thuật; công tác thú y, đặc biệt là việc tiêm phòng và điềutrị các dịch bệnh cho lợn cần được tiến hành kịp thời và giám sát chặt chẽ nhằmgiảm thiểu rủi do để người chăn nuôi yên tâm mở rộng quy mô chăn nuôi
2.1.3.6 Yếu tố cạnh tranh từ sản phẩm thịt lợn thông thường
Nghiên cứu thực tế cho thấy sản phẩm thịt lợn thông thường được sảnxuất theo kinh nghiệm của người chăn nuôi, sử dụng thức ăn tận dũng sẵn có,chồng trại sử dụng trong chăn nuôi chủ yếu tận dụng, hoặc được đầu tư với chiphí thấp… Những lý do trên đã làm cho chi phí cũng như giá thành sản phẩmchăn nuôi lợn theo cách thông thường thấp hơn so với giá sản phẩm thịt lợn chănnuôi theo quy trình VietGAHP Những yếu tố trên đã làm cho sản phẩm thịt lợnchăn nuôi theo quy trình VietGAHP khó cạnh tranh với sản phẩm thịt lợn thôngthường nếu người tiêu dùng không có sự phân biệt về chất lượng của hai loại sảnphẩm từ hai phương thức chăn nuôi này
Trang 332.1.3.7 Yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm thịt lợn trên thị trường
Thực phẩm là một trong những nhu yếu phẩm không thể thiếu được trongđời sống hàng ngày của con người vì nó cung cấp nguồn dinh dưỡng, bổ sungnhững tiêu hao mất đi trong sinh hoạt, duy trì cuộc sống khỏe mạnh, phát triển.Chất lượng thực phẩm là vấn đề đang được toàn xã hội đặc biệt quan tâm vì cóảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thể chất, trí tuệ nguồn nhân lực phát triển đấtnước Vì vậy công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi lợn có
ý nghĩa hết sức quan trọng
Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả các biện pháp được tiến hành nhằmngăn ngừa và hạn chế các mối nguy cơ từ các vi sinh vật có hại ở môi trườngxung quanh, các tồn dư hóa chất độc hại, thuốc kháng sinh… gây nguy hại tới
an toàn thực phẩm và ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng (BộNN&PTPT, 2008)
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cả chuỗi cug cấp thựcphẩm từ “nơi sản xuất đến bàn ăn” tức là lúc lựa chọn cây con giống, đất, nước,môi trường nuôi cấy đến thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, hóa chất bảo vệ thực vật,thu hái, bảo quản, chế biến, vận chuyển thực phẩm đến người tiêu dùng Bất kỳmột mắt xích nào trong chuỗi sản xuất thực phẩm trên không đảm bảo cũng sẽdẫn đến thực phẩm không an toàn cho người tiêu dùng
Việc người tiêu dùng quan tâm đến vấn đề VSATTP, truy nguyên nguồngốc, xuất xứ sản phẩm sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường tiêu thụsản phẩm sạch nên khuyến khích người chăn nuôi lợn tăng cường đầu tư thâmcanh để đáp ứng được những yêu cầu theo quy trình VietGAHP Đây là điều kiệnrất cần thiết để nâng cao giá bán sản phẩm và sẽ là động lực thúc đẩy người sảnxuất muốn tăng cường đầu tư phát triển chăn nuôi theo quy trình VietGAHP.2.1.3.8 Tiến bộ khoa học kỹ thuật
Tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, giảmgiá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho người sản xuất dẫn đến tăng cung hànghóa trên thị trường Đối với chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAHP thì tiến bộkhoa học kỹ thuật góp phần lai tạo ra những giống lợn có chất lượng cao, tăngtrưởng nhanh; sản xuất, chế biến thức ăn công nghiệp; trang thiết bị tự động;thuốc thú y phòng trừ dịch bệnh giảm thiểu rủi do chăn nuôi… Do đó giảm được
Trang 34chi phí về lao động, thức ăn, hạ giá thành sản phẩm mang lại thu nhập cao cho các hộ chăn nuôi (Bộ NN&PTNT, 2008).
2.1.3.9 Yếu tố chính sách
Yếu tố chính sách là công cụ quản lý của Nhà nước có vai trò rất quantrọng đối với phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn theo quy trìnhVietGAHP Thông qua các cơ chế chính sách sẽ tác động trực tiếp tới cung vàcầu của sản phẩm hàng hóa như các chính sách về giá cả, thuế, tín dụng, xuấtnhập khẩu, đầu tư Chẳng hạn trong mấy năm gần đây Nhà nước có chủ trương
mở rộng quy mô các trang trại, khuyến khích các hộ gia đình tiến hành lai hóađàn lợn Vì vậy quy mô đàn lợn được mở rộng, chất lượng thịt lợn ngày càng caovới tỷ lệ nạc có giống lên tới 56 – 58% (Bộ NN&PTNT, 2008)
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về mô hình chăn nuôi theo quy trình chăn nuôi tốt
Từ năm 2005, tổ chức Nông lương thế giới (FAO) đã quan tâm đến vấn đề
vệ sinh an toàn thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn và đã có những tổng kết vềthực hành nông nghiệp tốt tại một số nước FAO (2005) định nghĩa thực hànhchăn nuôi tốt liên quan đến việc áp dụng các kiến thức hiện đại vào sử dụng cácnguồn lực tự nhiên cơ bản trong sản xuất các sản phẩm chăn nuôi an toàn để đạt
sự phát triển và bền vững kinh tế GLPPs giúp cho ngành chăn nuôi đáp ứngđược nhu cầu của người tiêu dùng với sự kiểm soát chất lượng thực phẩm từtrang trại tới bàn ăn Các tiêu chuẩn cần quan tâm của GLPPs bao gồm chấtlượng cơ sở vật chất cho chăn nuôi, kiểm soát dịch bệnh, các điều kiện vệ sinh,thức ăn và nước, vận chuyển động vật, đăng ký và nhận biết vật nuôi, quyền lợivật nuôi, các điều kiện làm việc và quản lý chất thải hợp lý FAO (2005) cũngtổng kết các khía cạnh này đã được áp dụng trong nhiều chương trình thực hànhchăn nuôi tốt, ví dụ như:
Đánh giá và củng cố hệ thống phòng ngừa bệnh dịch và hệ thống quản lýchất lượng thức ăn gia súc ở Argentina, Bolivia, Brazil, Chile, Colombia,Mexico, Paraguay, Peru và Uruguay;
Phát triển chăn nuôi gia súc nhỏ ở Barbados, Saint Kitts và Nevis,Trinidad và Tobago;
Nâng cấp các kỹ thuật và công nghệ cho sức khỏe vật nuôi ở Argentina
Trang 35Chi lê.
Thiết lập hệ thống quốc gia về đăng ký và kiểm soát xuất xứ động vật ở
Tại các nước Châu Á, GAHP cũng đã được triển khai gần đây, tuy nhiêntổng kết thực tế chưa có nhiều Thực tế triển khai GAHP ở một số nước như sau:
* Thái Lan
Theo Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế của Thái Lan - TICA (2009), TháiLan lấy năm 2004 là năm của an toàn thực phẩm, là một phần của chiến lượcquốc gia trong sản xuất thực phẩm, được gọi là Chiến lược “Nhà bếp của thếgiới” Chiến lược này bao gồm một “Lộ trình về An toàn thực phẩm”, nhằm đảmbảo sự an toàn của các đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất tại trang trại/nông hộ, kiểm soát các sản phẩm bảo vệ thực vật và chất lượng sản phẩm trồngtrọt Trong đó, chứng nhận GAP giúp cho việc thực hiện thành công chiến lượcnày và giảm gánh nặng quản lý, thanh tra của chính phủ Nông dân đạt các tiêuchuẩn GAP có thể gắn nhãn hiệu GAP lên sản phẩm của họ Bên cạnh đó, mộtchương trình GAP vùng tại miền Tây Thái Lan đã phát triển tiêu chuẩn ThaiGAP thành tiêu chuẩn Global GAP Bộ Nông nghiệp và HTX của Thái Lan đãđưa ra hệ thống các tiêu chuẩn GAP cho trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản Cơquan Tiêu chuẩn & chứng nhận chăn nuôi (Bureau of Livestock & Certification)bao gồm có 6 Cục chuyên môn, chịu trách nhiệm đưa ra các tiêu chuẩn về chănnuôi, bao gồm thức ăn, các sản phẩm, tồn dư kim loại nặng, hóa chất, các nhàmáy thức ăn, các nhà máy chế biến thịt và lò mổ, môi trường các trang trại chănnuôi, nhà máy chế biến thức ăn, lò mổ, đăng ký chất lượng thức ăn chăn nuôi Cơquan này cũng cung cấp chứng nhận và thanh tra, giám sát các trang trại chănnuôi đạt chuẩn Bộ Nông nghiệp và HTX đã đưa ra các tiêu chí trang trại chănnuôi đạt chuẩn vào năm 1999, áp dụng cho chăn nuôi gà thịt, lợn, và bò sữa.GAP cho ong được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2003, GAP cho chăn nuôi bòthịt được Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã công bố vào năm 2005 (APEC, 2011)
Bộ Nông nghiệp và HTX cũng công bố tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt chocác trang trại chăn nuôi lợn TAS 6403-2009 vào năm 2009 (Thailand Ministry
of Agriculture and Cooperatives, 2009) Theo đó, các yêu cầu cho thực hànhchăn nuôi tốt bao gồm các mục cơ bản sau: Tổ chức của trang trại; thức ăn; nước;quản lý trang trại; sức khỏe vật nuôi; quyền vật nuôi; môi trường; và ghi chép.Quy trình này đã đưa mục Quyền của vật nuôi thành một mục quan trọng trongcác yêu cầu của thực hành nông nghiệp tốt Theo báo cáo của TICA (2009), tới
Trang 36tháng 5/2008, đã có gần một nửa trong số 363.946 trang trại đăng ký ở Thái Lan được cấp chứng nhận GAP cho rau quả, lợn, gia cầm, gia súc và thủy sản.
Trong giai đoạn đầu, ThaiGAP cũng gặp phải những khó khăn nhưVietGAP của ta Người nông dân chưa có ý thức đầy đủ về sự an toàn, những tácđộng về xã hội và môi trường của GAP, thiếu kiến thức về GAP Việc duy trì hồ
sơ ghi chép cũng không đạt yêu cầu, thực hành thiếu vệ sinh trong sản xuất vàchế biến thực phẩm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không phù hợp và thiếu trựctiếp liên kết từ sản xuất với thị trường Các công ty xuất khẩu lớn tham gia cũngcòn quá ít, thiếu lao động có kỹ năng…Ở cấp các cơ quan chính phủ cũng cònchưa hiểu rõ về vai trò của chương trình GAP quốc gia, thiếu tầm nhìn xa, thiếu
sự phối hợp trong việc đào tạo và huấn luyện theo GAP
Vì thế, để thực hiện tốt và phát triển hơn nữa chương trình GAP quốc gia,Thái Lan đã có những cải tạo đáng kể như: Ban hành và thực hiện các chính sáchcải thiện chất lượng và an toàn thực phẩm; thiết lập hệ thống GAP quốc gia; quyđịnh cơ cấu tổ chức và hướng dẫn cho việc phát triển cao hơn kế hoạch chươngtrình GAP quốc gia; tách bạch rõ vai trò và trách nhiệm của mỗi cơ quan chínhphủ và các bộ phận tư nhân; khuyến khích việc đối thoại giữa tất cả các thànhviên liên quan; xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát và lên kế hoạch tiến hành;cung cấp dịch vụ tư vấn và huấn luyện về GAP cho cả những người sản xuất cáthể, tập thể và các doanh nghiệp trong nước Nhờ đó, từng bước rau hoa quả củaThái Lan đã thâm nhập được vào ngày càng nhiều nước trên thế giới (NguyễnCông Thành, 2012)
*Philippines
Philippines đã giới thiệu quy chuẩn thực hành chăn nuôi tốt từ năm 2010.Trong danh mục GAHP của Philippines có 6 mục mà trang trại/cơ sở chăn nuôiphải đảm bảo, đó là: Người điều hành trang trại và công nhân, vị trí trang trại,chuồng trại và các thiết bị dùng cho chăn nuôi, quản lý trang trại (gồm từ sảnxuất giống, truy xuất nguồn gốc, thức ăn, sức khỏe vật nuôi, vận chuyển, các biệnpháp bảo đảm sinh học, chương trình vệ sinh trang trại), quản lý môi trường, vàđánh giá, tổng kết các hoạt động (PhilMSTQ, 2014) Việc cấp chứng nhận GAHPcần 3 điều kiện: trang trại tuân thủ các quy định của GAHP, thực hiện các điềukiện an toàn sinh học và các chương trình truy xuất minh bạch, có ghi chép ítnhất 2 năm (nếu mới thành lập thì có ít nhất 6 tháng ghi chép) Cho tới đầu năm
Trang 372012, chỉ có 1 trang trại đã được chứng nhận GAHP (ở miền nam Philippines)
và 32 trang trại đang trong thời kỳ xem xét và đánh giá Các hộ chăn nuôi nhỏcũng có thể được cấp chứng chỉ GAHP nhưng cần được tổ chức thành các nhómnhư hợp tác xã (Roehlano and Danilo, 2012) Tới năm 2014 đã có 6 trang trạiđược cấp chứng nhận GAHP, bao gồm 4 trang trại chăn nuôi gia cầm và 2 trangtrại chăn nuôi lợn (Bộ Nông nghiệp Philippines, 2014)
2.2.2 Kinh nghiệm của Việt Nam trong quá trình triển khai mô hình chănnuôi theo quy trình VietGAHP
Tình hình thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) ởViệt Nam
* Áp dụng VietGAHP trong chăn nuôi lợn
Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với các địaphương triển khai Dự án Chăn nuôi lợn an toàn sinh học và áp dụng VietGAHPtriển khai tại 10 tỉnh/9 đơn vị tham gia gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, HưngYên, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam và Nghệ An với 10
mô hình, 20 điểm trình diễn Quy mô dự án có 100 hộ tham gia với 1.400 con lợnthịt Các hộ tham gia mô hình phải đáp ứng được các tiêu chí như: Nuôi 10 - 30con/hộ, cam kết đầu tư vốn đối ứng cho mô hình, có sổ ghi chép đầy đủ ngàynhận lợn giống, quá trình sử dụng thức ăn, tiêm phòng vaccine, tiêu độc khửtrùng, trọng lượng lợn mỗi tháng… Con giống phải được mua từ những địa chỉ
uy tín, có nguồn gốc rõ ràng Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ con giống và30% thức ăn Trong quá trình nuôi, các hộ phải tuân thủ nghiêm ngặt công tác vệsinh dịch tễ Khi xuất bán, phải tuân thủ thời gian ngừng sử dụng các loại thuốc,đồng thời cung cấp “hồ sơ lý lịch” của lợn cho người mua (Lê Minh Lịnh, 2013)
Năm 2013 tuy giá con giống, thức ăn chăn nuôi liên tục biến động trongkhi đó giá xuất bán lợn thịt giảm mạnh, hoạt động chăn nuôi với nguy cơ dịchbệnh cao Nhưng do dự án đã triển khai đúng tiến độ, thời gian và yêu cầu, thựchiện tốt các biện pháp kỹ thuật, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn theo tiêuchí chăn nuôi lợn an toàn sinh học áp dụng VietGAHP Tỷ lệ sống của đàn lợn
dự án đạt khá cao 99,44% và cao hơn 4,44% so với yêu cầu (≥ 95%), trong khi
đó tỷ lệ sống của đàn lợn ngoài mô hình đạt trung bình khoảng 90 - 95% Tất cả
100 hộ tham gia mô hình đều có sổ ghi chép theo dõi đầy đủ các chỉ tiêu như:ngày, tháng nhận lợn giống, ngày, tháng nhận hoặc mua thức ăn, quá trình sử
Trang 38dụng thức ăn, theo dõi tiêm phòng vaccine, tiêu độc khử trùng, dịch bệnh, cântrọng lượng lợn qua các tháng nuôi, áp dụng các điều kiện chăn nuôi: chuồng trạisạch sẽ, xử lý biogas chất thải, thức ăn đảm bảo số lượng, chất lượng, áp dụngphương thức chăn nuôi và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng theo tiêu chí an toàn sinhhọc và áp dụng VietGAHP Cụ thể như hệ thống chuồng lồng, chuồng kín, hệthống làm mát, máng ăn, máng uống tự động, quy trình chăm sóc nuôi dưỡngđúng quy trình kỹ thuật, chuồng có bổ sung đệm lót sinh học và đàn lợn được cho
ăn, uống chăm sóc, nuôi dưỡng tốt phù hợp với từng giai đoạn nuôi nên lợn sinhtrưởng phát triển tốt Đàn lợn trước khi đưa vào mô hình được tiêm phòng đầy đủcác loại vaccine và trong thời gian nuôi tuân thủ nghiêm ngặt qui trình vệ sinhthú y theo tiêu chí chăn nuôi an toàn sinh học và VietGAHP Chất lượng lợngiống đưa vào mô hình đã được cải thiện một bước, nhiều giống mới có năngsuất và chất lượng thịt cao như giống Yorkshire, Landrace, Duroc, Pidu làmtăng đáng kể khối lượng đàn lợn xuất chuồng Con giống được mua từ các trạichăn nuôi có uy tín, nguồn gốc và lý lịch con giống rõ ràng Thức ăn hỗn hợp cholợn đảm bảo phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của lợn (Lê MinhLịnh, 2013)
Nhìn chung, khối lượng xuất chuồng bình quân của lợn trong mô hình sau 3tháng nuôi đạt 80 - 90kg/con, tiêu tốn thức ăn dưới 2,8kg/1kg tăng trọng Trongkhi đó, nông dân nuôi theo hình thức thông thường chỉ đạt tốc độ tăng trọng 450 –
500 gam/con/ngày, hệ số tiêu tốn thức ăn trên 3kg/1kg tăng trọng Các tỉnh chănnuôi đạt trọng lượng cao như Vĩnh Phúc 97,07 kg/con; Hà Nam 98,5 kg/con;Thái Bình 85,1 kg/con Trong quý II/2013, giá lợn hơi siêu nạc xuất chuồng trênthị trường chỉ còn 37.000 – 38.000 đồng/kg, trong khi giá thành chăn nuôi của đại
bộ phận nông dân ở nước ta là 41.000 – 43.000 đồng/kg nên hầu hết người chănnuôi lỗ nặng Riêng các hộ tham gia dự án chăn nuôi lợn VietGAHP vẫn lãi vìgiá thành sản xuất chỉ ở mức 33.000 – 35.000 đồng/kg (Lê Minh Lịnh, 2013)
* Áp dụng VietGAHP tại Hưng Yên
Hưng Yên xây dựng 04 vùng GAHP với 49 nhóm và 1000 hộ GAHP; hỗtrợ xây lắp 1000 công trình quản lý chất thải cho hộ chăn nuôi (Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Hưng Yên, 2015)
Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho nhóm GAHP đảm bảo thường xuyên, mỗihuyện GAHP có 01 cán bộ chuyên trách (cán bộ cải thiện điều kiện thú y); và 03
Trang 39cán bộ phụ trách xã GAHP (lãnh đạo, cán bộ thú y, cán bộ khuyến nông xã)thường xuyên hỗ trợ, tham gia sinh hoạt với các nhóm.
Hầu hết các nhóm GAHP đều có sinh hoạt thường kỳ, có nhật ký sinh hoạt
và báo cáo tình hình hoạt động của nhóm, tuy nhiên có kỳ số hộ tham gia sinhhoạt nhóm có lúc chưa đầy đủ; nội dung sinh hoạt tuy đã được cải tiến xong chưaphong phú Để tổ chức sinh hoạt nhóm có hiệu quả hơn, PPMU đã thiết lập mốiquan hệ phối hợp với hội phụ nữ các cấp, để hỗ trợ nhóm GAHP sinh hoạt đềuđặn và có nội dung sinh hoạt rõ ràng theo từng chuyên đề cụ thể
Đào tạo tập huấn nông dân vùng GAHP: Ban quản lý dự án LIFSAP đãphối hợp với Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông, các địa phương và cácthành phần liên quan tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn cho nông dân và thànhphần liên quan
Với tổng cộng 1000 hộ chăn nuôi áp dụng theo quy trình chăn nuôi an toàntrong 04 vùng GAHP cấp huyện cung cấp cho các cơ sở giết mổ (18 cơ sở giếtmổ) sẽ được dự án hỗ trợ xây dựng trong và ngoài vùng GAHP để giết mổ, đưa
ra các chợ bán thực phẩm tươi sống (29 chợ) thuộc dự án LIFSAP hỗ trợ, cungcấp những sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng (Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn Hưng Yên, 2015)
Việc gắn kết chuỗi tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và có thểtruy xuất được nguồn gốc khi cần thiết là vấn đề đang được xã hội quan tâm Dự
án triển khai thí điểm kết nối các nội dung hoạt động trên tại các vùng GAHP đểlàm mô hình nhân rộng ra các địa phương khác Một số chuỗi kết nối:
- Huyện Khoái Châu: thiết lập chuỗi liên kết từ chăn nuôi thông qua 11nhóm áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn, với 213 hộ thành viên, kết nối với 01
cơ sở giết mổ tập trung áp dụng dây chuyền giết mổ treo (cơ sở giết mổ gia súctập trung của hộ gia đình ông Lê Đình Văn, xã Đông Kết), đảm bảo quy trìnhgiết mổ sạch, đưa sản phẩm đến các chợ được dự án đầu tư (Bái, Bô Thời, ĐạiQuan, )
- Huyện Văn Lâm: thiết lập chuỗi liên kết từ chăn nuôi thông qua 04nhóm áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn, với 100 hộ thành viên, kết nối với
01 cơ sở giết mổ tập trung áp dụng dây chuyền giết mổ treo (cơ sở giết mổ tậptrung của hộ gia đình ông Lê Văn Tám, xã Đình Dù), cơ sở giết mổ nhỏ lẻ cảithiện điều kiện vệ sinh thú y và môi trường (Nguyễn Thị Hoa, Huỳnh Văn Tự -
Trang 40Lạc Đạo, Văn Lâm; Phạm Văn Hiếu - Đình Dù, Văn Lâm) đảm bảo quy trìnhgiết mổ sạch, đưa sản phẩm đến các chợ được dự án đầu tư (chợ Như Quỳnh,chợ Đường Cái, chợ Đậu).
- Huyện Tiên Lữ thiết lập chuỗi liên kết từ chăn nuôi thông qua 17 nhóm
áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn, với 339 hộ thành viên, kết nối với 05 cơ sởgiết mổ (cơ sở giết mổ nhỏ lẻ của hộ gia đình ông Nguyễn Văn Chuyên - DịChế, Tiên Lữ; Vũ Đình Doanh - Dị Chế, Tiên Lữ; Nguyễn Văn Hậu - Thụy Lôi,Tiên Lữ; Lương Ngọc Hiển - Nhật Tân, Tiên Lữ; Trần Văn Hưng - TT Vương,Tiên Lữ), đảm bảo quy trình giết mổ sạch, đưa sản phẩm đến các chợ được dự ánđầu tư (chợ Ché, chợ TT Vương, chợ Xuôi, chợ Ba Hàng, chợ Nhài), (Sở Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên, 2015)
Tuy nhiên một số hộ tham gia nhóm GAHP chưa thực hiện đầy đủ cácyêucầu của quy trình chăn nuôi an toàn như: xây dựng hệ thống xử lý chất thải,ghi chép sổ sách chăn nuôi, nhốt riêng các động vật khác,…; chưa chủ độngtrong việc tiêm phòng vaccine Lở mồm long móng cho đàn lợn mà còn trông chờvào chính sách hỗ trợ của Nhà nước