1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn nghiên cứu thực trạng sản xuất chè trên địa bàn huyện anh sơn tỉnh nghệ an

67 2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 472,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINHNGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ANH SƠN - TỈNH NGHỆ AN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ANH SƠN - TỈNH NGHỆ

AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KỸ SƯ NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người thực hiện: Nguyễn Văn Tính

Người hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Thúy VinhVINH - 2009

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài nghiên cứu này là do chính bản thân tôi thực hiện, có sự hỗ trợ của cô giáo hướng dẫn khoa học Các dữ liệu được thu thập từ các nguồn hợp pháp; Nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực.

Vinh, tháng 5 năm 2009

Tác giả

Nguyễn Văn Tính

Trang 3

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô trường Đại họcVinh, nhất là các cô thầy trong khoa Nông - Lâm - Ngư đã trang bị cho tôinhiều kiến thức trong suốt quá trình học tập, rèn luyện ở trường và hoàn thànhkhoá luận.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ ở các phòng, ban thuộcUBND huyện Anh Sơn, UBND xã Long Sơn, xã Hùng Sơn, xã Cao Sơn đã tạomọi điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài

Cuối cùng tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè

đã giúp đỡ, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian vừa qua

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Vinh, tháng 05 năm 2009

Sinh viên Nguyễn văn Tính

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Danh mục các từ viết tắt v

Danh mục các bảng vi

Danh mục các hình vii

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Một số vấn đề lý luận của đề tài 3

1.1.1 Khái niệm về sản xuất 3

1.1.2 Vai trò của sản xuất nông nghiệp 7

1.1.3 Hiệu quả kinh tế 9

1.1.4 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của sản xuất Chè 14

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 21

1.2.1 Tình hình sản xuất Chè trên thế giới 21

1.2.2 Tình hình sản xuất Chè ở Việt Nam 23

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1 Nội dung nghiên cứu 30

2.2 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 30

2.3 Phương pháp nghiên cứu 30

2.4 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 31

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38

3.1 Thực trạng sản xuất Chè trên địa bàn nghiên cứu 38

3.1.1 Tình hình sử dụng giống Chè 38

3.1.2 Thực trạng về diện tích Chè 38

3.1.3 Thực trạng sử dụng lao động vào sản xuất Chè 41

Trang 5

3.1.4 Thực trạng đầu tư các chi phí, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản

xuất Chè 44

3.2 Hiệu quả kinh tế của sản xuất Chè 48

3.3 Tình hình tiêu thụ Chè 50

3.4 Đề xuất một số biện pháp phát triển sản xuất Chè 51

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 54

1 Kết luận 54

2 Khuyến nghị 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HQKT Hiệu quả kinh tế

FAO Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giớiPTNT Phát triển nông thôn

CN-XDCB Công nghiệp - xây dựng cơ bản

UBND Uỷ ban nhân dân

BVTV Bảo vệ thực vật

TNXP Thanh niên xung phong

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

1 2.1 Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp huyện Anh Sơn 34

2 2.2 Các chỉ tiêu dân số, lao động huyện Anh Sơn 35

10 3.6 Chi phí đầu tư ở các xã điều tra(1 sào/năm) 46

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Cây công nghiệp là đối tượng cây trồng không chỉ được chú trọng pháttriển ở các nước trên thế giới mà nó còn được Đảng và Nhà Nước ta chú trọngphát triển trong những năm gần đây Cùng với các cây trồng khác thì cây côngnghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Các câycông nghiệp phát triển mạnh bao gồm: Chè, càfê, ca cao, cao su, mía, hồ tiêu …Trong đó, Chè là đối tượng cây trồng có tính thích ứng rộng, có khả năng pháttriển trên nhiều loại đất, là cây trồng có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao.Ngoài việc đáp ứng được mặt hàng xuất khẩu, mang về kim ngạch lớn cho nhiềuquốc gia thì sản xuất Chè còn giải quyết công ăn việc làm cho người dân, thu hútlao động dư thừa, thúc đẩy quá trình phân công lao động, thực hiện công nghiệphoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Bên cạnh đó, việc sản xuất kinh doanhcây Chè còn tăng thêm độ che phủ đất, chống xói mòn, cải tạo khí hậu, bảo vệmôi trường đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốcgia Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh được nhiều tácdụng quan trọng do cây Chè mang lại đối với sức khoẻ con người, sản xuất kinhdoanh Chè còn là cơ hội để quảng bá những nét văn hoá độc đáo của nhiều quốcgia trên thế giới

Anh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Nghệ An Thực trạngcây công nghiệp đã được phát triển trên địa bàn huyện từ lâu và cho thu nhậpkinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác Các cây công nghiệp chủ lực baogồm: Chè, lạc, vừng, mía Trong đó, Chè là cây đã mang lại cho nhiều hộ sảnxuất nông nghiệp trong huyện một nguồn thu nhập ổn định, đã góp phần vào giảiquyết việc làm khu vực nông thôn, nâng cao đời sống người lao động, thực hiệnxóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn Có những hộ đã đầu tư đến 4-5 ha Chèmang lại thu nhập 60-70 triệu đồng mỗi năm góp phần không nhỏ vào việc xâydựng và phát triển quê hương

Trang 10

Nhân dân Anh Sơn đã biết đến việc trồng Chè cách đây hàng thập kỷ, từkhi xuất hiện nó đã thể hiện là một loại cây trồng rất phù hợp với điều kiện lậpđịa của Anh Sơn, cho năng suất khá ổn định, hầu như không bị sâu bệnh, thunhập chắc chắn Chính vì thế, nó đã gắn bó với đời sống bà con nông dân nơi đâytrong cả một chặng đường dài phát triển Thực tế hiện nay cho thấy nhu cầu sửdụng Chè ngày càng tăng Mức tiêu dùng Chè tính theo đầu người ở nhiều nướctrên thế giới tăng lên qua các năm Vì vậy, chúng ta cần phải tập trung khai tháclợi thế về tài nguyên đất đai, qui hoạch phát triển vùng chuyên canh cây Chè,đảm bảo nguồn cung cho thị trường, đem lại thu nhập cao cho bà con nông dântrồng Chè.

Tuy nhiên, trong hai năm trở lại đây giá nguyên liệu Chè trên địa bànhuyện không ổn định và có dấu hiệu giảm sút Mặc dù trong tháng 12/2008,Công ty Đầu tư phát triển Chè Nghệ An dẫn đầu cả nước về kim nghạch xuấtkhẩu nhưng Chè nguyên liệu tại nhiều xã trên địa bàn huyện vẫn khó tiêu thụ.Điều này làm cho nhiều hộ trồng Chè đã giảm đầu tư vào cây Chè, không cònquyết tâm phát triển cây Chè, một số hộ còn trồng xen keo lai vào giữa vườnChè… làm cho cây Chè đánh mất vị trí quan trọng của nó trong kinh tế nông hộnói riêng và kinh tế của cả huyện nói chung

Xuất phát từ tình hình đó, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thực trạng

sản xuất Chè trên địa bàn huyện Anh Sơn - Tỉnh Nghệ An”.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu thực trạng sản xuất Chè trên địa bàn huyện Anh Sơn từ đó đềxuất một số biện pháp nhằm phát triển sản xuất Chè trên địa bàn nghiên cứu

Trang 11

Chương I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Một số vấn đề lý luận của đề tài

1.1.1 Khái niệm về sản xuất

Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạtđộng kinh tế của con người, nó diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống củachúng ta Có thể hiểu đơn giản: sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng,hay để trao đổi trong thương mại Theo nghĩa rộng, sản xuất bao hàm bất kỳ hoạtđộng nào nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người Nó có thể phân thành: sản xuấtbậc 1, sản xuất bậc 2 và sản xuất bậc 3

Sản xuất bậc 1 (sản xuất sơ chế): là hình thức sản xuất dựa vào khai tháctài nguyên thiên nhiên hoặc là những hoạt động sử dụng các nguồn tài nguyên cósẵn, còn ở dạng tự nhiên như khai thác quặng mỏ, khai thác lâm sản, đánh bắt hảisản

Sản xuất bậc 2 (công nghiệp chế biến): là hình thức sản xuất, chế tạo, chếbiến các loại nguyên liệu thô hay tài nguyên thiên nhiên biến thành hàng hóa như

gỗ chế biến thành bàn ghế, quặng mỏ biến thành sắt thép Sản xuất bậc 2 baogồm cả việc chế tạo các bộ phận cấu thành được dùng để lắp ráp thành sản phẩmtiêu dùng và sản phẩm công nghiệp

Sản xuất bậc 3(công nghiệp dịch vụ): Cung cấp hệ thống các dịch vụnhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của con người Các nhà sản xuất công nghiệpđược cung cấp những điều kiện thuận lợi và dịch vụ trong phạm vi rộng lớn Cáccông ty vận tải chuyên chở sản phẩm của các nhà sản xuất từ nhà máy đến cácnhà bán lẻ Các nhà bán buôn và nhà bán lẻ cung cấp các dịch vụ đến người tiêudùng cuối cùng Ngoài ra còn nhiều loại dịch vụ khác như: bốc dỡ hàng hóa, bưuđiện, viễn thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, y tế, giáo dục, nhà hàng, kháchsạn,

Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, khái niệm sản xuất cũngđược xây dựng theo quá trình phát triển đó Vào thế kỷ thứ XVIII, các nhà kinh

Trang 12

tế Pháp theo trường phái Trọng nông mà đứng đầu là Quesnay, người đầu tiênđưa ra khái niệm sản xuất, cho rằng: “Sản xuất trước hết phải sáng tạo ra sảnphẩm và mang lại thu nhập ròng” Theo trường phái này thì chỉ có lao độngnông nghiệp mới là lao động sản xuất vì chỉ có ruộng đất mới có thể đem lại thunhập ròng Đây là một khái niệm còn đơn giản, chỉ đề cao sản xuất nông nghiệp

mà xem nhẹ các ngành sản xuất khác Tuy nhiên do hạn chế về lịch sử, khi sảnxuất nông nghiệp còn giữ vị trí chủ đạo, các ngành sản xuất khác chưa thể hiệnđược vai trò trong sự phát triển của xã hội mà khái niệm cũng được đón nhậnmột thời gian

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin: “Sản xuất là hoạt động có mụcđích của con người, tác động lên đối tượng lao động, thông qua công cụ laođộng, nhằm tạo ra của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển củacon người” [1, tr.83]

Có ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là sức lao động, đối tượng laođộng và tư liệu lao động:

+ Sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụngtrong quá trình lao động Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động còn laođộng là sự tiêu dùng sức lao động trong thực hiện

+ Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của conngười tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình Đối tượng laođộng có hai loại Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như các khoáng sản, đất, đá,

thuỷ sản Các đối tượng lao động loại này liên quan đến các ngành công nghiệpkhai thác Loại thứ hai đã qua chế biến nghĩa là đã có sự tác động của lao độngtrước đó, ví dụ như thép phôi, sợi dệt, bông Loại này là đối tượng lao động củacác ngành công nghiệp chế biến

+ Tư liệu lao động: là một vật hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tácđộng của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao độngthành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người Tư liệu lao động lại gồm bộphận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động theo mục đích của con người, tức

Trang 13

là công cụ lao động như các máy móc để sản xuất và bộ phận trực tiếp hay giántiếp cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho, sân bay, phương tiện giao thông.Trong tư liệu lao động, công cụ lao động giữ vai trò quyết định đến năng suất laođộng và chất lượng sản phẩm.

Đây là khái niệm đầy đủ nhất được nhiều học giả sử dụng Trong nền sảnxuất hiện đại thì đối tượng lao động rất đa dạng, tư liệu lao động cũng rất hiệnđại đòi hỏi nhà sản xuất phải năng động, sáng tạo mới lựa chọn được con đườngsản xuất hiệu quả Sản xuất hiện đại có những đặc điểm:

Thứ nhất, sản xuất hiện đại yêu cầu phải có kế hoạch hợp lý khoa học, cóđội ngũ kỹ sư giỏi, công nhân được đào tạo tốt và thiết bị hiện đại

Thứ hai, quan tâm ngày càng nhiều đến thương hiệu và chất lượng sảnphẩm Đây là một tất yếu khách quan khi mà tiến bộ kỹ thuật ngày càng pháttriển với mức độ cao và yêu cầu của cuộc sống ngày càng nâng cao

Thứ ba, càng nhận thức rõ con người là tài sản quý nhất của công ty Yêucầu ngày càng cao của quá trình sản xuất, cùng với sự phát triển của máy mócthiết bị, vai trò năng động của con người trở nên chiếm vị trí quyết định cho sựthành công trong các hệ thống sản xuất

Thứ tư, sản xuất hiện đại ngày càng quan tâm đến vấn đề kiểm soát chiphí Việc kiểm soát chi phí được quan tâm thường xuyên hơn trong từng chứcnăng, trong mỗi giai đoạn quản lý

Thứ năm, sản xuất hiện đại dựa trên nền tảng tập trung và chuyên mônhóa cao Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã làm cho các công tythấy rằng không thể tham gia vào mọi lĩnh vực, mà cần phải tập trung vào lĩnhvực nào mình có thế mạnh để giành vị thế cạnh tranh

Thứ sáu, sản xuất hiện đại cũng thừa nhận yêu cầu về tính mềm dẻo của

hệ thống sản xuất Sản xuất hàng loạt, qui mô lớn đã từng chiếm ưu thế làm giảmchi phí sản xuất

Trang 14

Thứ bảy, sự phát triển của cơ khí hoá trong sản xuất từ chỗ thay thế cholao động nặng nhọc, đến nay đã ứng dụng nhiều hệ thống sản xuất tự động điềukhiển bằng chương trình

Thứ tám, ngày càng ứng dụng nhiều thành tựu của công nghệ tin học, máytính trợ giúp đắc lực cho các công việc quản lý hệ thống sản xuất

- Ngày nay có nhiều hoạt động sản xuất khác nhau Trong đó, mỗi hoạtđộng lại có những đặc trưng riêng Chính vì thế đã có những khái niệm sản xuất

cụ thể hơn phù hợp với hoạt động sản xuất cụ thể

Liên hiệp quốc khi xây dựng phương pháp thống kê tài khoản quốc gia đãđưa ra định nghĩa sau về sản xuất: “Sản xuất là quá trình sử dụng lao động vàmáy móc thiết bị của các đơn vị thể chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở hữutích sản, phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế vớinhững thực thể kinh tế khác) để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụthành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác Tất cả những hàng hóa và dịch vụđược sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năngcung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền”

Theo Trung tâm sản xuất sạch hơn: “Sản xuất sạch hơn là sự áp dụng liêntục các chiến lược phòng ngừa tổng hợp đối với các quá trình sản xuất, các sảnphẩm, và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả tổng thể của quá trình đồng thời giảmrủi ro đối với con người và môi trường Đây được xem là một cách tiếp cận, cáchnghĩ mới và có tính sáng tạo đối với các sản phẩm và quá trình sản xuất”

- Sản xuất Chè có những đặc trưng nhất định Để có được sản phẩm Chènguyên liệu thì người nông dân phải sử dụng sức lao động của mình tác động lêncây Chè và đất đai thông qua công cụ lao động Những tác động đó tạo thành mộtchuỗi các công việc có trình tự khoa học Đầu tiên đó là cải tạo đất, trồng Chè,chăm sóc và công đoạn cuỗi cùng là thu hoạch để chế biến các loại Chè xanh,Chè đen, Chè ô long Chè có tuổi thọ dài, sau mỗi lần thu hoạch lại chăm sóc tiếp

để thu hoạch Vì vậy, tuỳ vào sản lượng của mỗi diện tích mà có các biện phápchăm sóc khác nhau để mang lại hiệu quả cao

Trang 15

1.1.2 Vai trò của sản suất nông nghiệp

Sản xuất của cải vật chất là yêu cầu khách quan của sự sinh tồn của xã hội.Mỗi người trong xã hội đều có nhu cầu tiêu dùng ( thức ăn, quần áo, nhà ở,…).Muốn vậy thì phải sản xuất Bởi vì, sản xuất là điều kiện của tiêu dùng, sản xuấtvật chất càng phát triển thì mức tiêu dùng của con người và xã hội ngày càngcao Bất cứ xã hội nào cũng không thể tồn tại được nếu không tiến hành sản xuất

ra của cải vật chất Sản xuất xã hội bao gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần

và sản xuất ra bản thân con người Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tácđộng qua lại lẫn nhau Sản xuất vật chất là cơ sở tiến hành tất cả các quan hệ xãhội tồn tại như: chính trị, pháp quyền, giáo dục… Sản xuất vật chất còn là cơ sởcho sự tiến bộ xã hội Mỗi khi sản xuất phát triển đến một giai đoạn mới, cáchthức sản xuất của con người thay đổi, kỹ thuật được cải tiến, năng suất lao độngđược nâng cao, quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất thay đổi thìmọi mặt của đời sống xã hội cũng thay đổi theo

Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là sự hợp thành của trồng trọt và chăn nuôi,còn theo nghĩa rộng phải hiểu là bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp Vai trò to lớncủa nông nghiệp được thể hiện ở các điểm sau:

+ Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu cơ bản

của con người Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất của xãhội loài người Sản phẩm quan trọng hàng đầu mà con người làm ra để nuôi sốngmình là lương thực Điều này khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của nôngnghiệp trong việc nâng cao mức sống dân cư, đảm bảo an ninh lương thực quốcgia cũng như sự ổn định chính trị- xã hội của đất nước Từ đó, chúng ta có thểkhẳng định ý nghĩa to lớn của vấn đề lương thực trong chiến lược phát triển nôngnghiệp và phân công lại lao động xã hội Cho đến nay, chưa có ngành nào dùhiện đại đến đâu, có thể thay thế được sản xuất nông nghiệp

+ Nông nghiệp là một trong những ngành quan trọng cung cấp nguyênliệu để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tạo thêm việc làm cho dân

cư Nông nghiệp là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho các ngành công

Trang 16

nghiệp chế biến Các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống, dệt đều

sử dụng nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp

Đối với các nước đang phát triển, nguyên liệu từ nông sản là bộ phận đầuvào chủ yếu để phát triển công nghiệp chế biến và nhiều ngành công nghiệp sảnxuất hàng tiêu dùng Một số loại nông sản, nếu tính trên đơn vị diện tích, có thểtạo ra số việc làm sau nông nghiệp nhiều hơn hoặc tương đương với số việc làmcủa chính khâu sản xuất ra nông sản ấy Hơn nữa, thông qua công nghiệp chếbiến, giá trị nông sản được tăng lên và đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng cao nhucầu của thị trường trong nước và quốc tế Vì thế, trong chừng mực nhất định,nông nghiệp có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành công nghiệpchế biến

+ Nông nghiệp và nông thôn là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm hànghoá của cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Đối với các nước đang pháttriển, nông nghiệp và nông thôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốcnội (GDP) và cơ cấu ngành nghề của dân cư Đời sống dân cư nông thôn càngđược nâng cao, cơ cấu kinh tế nông thôn càng đa dạng và đạt tốc độ tăng trưởngcao thì nông nghiệp và nông thôn sẽ trở thành thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổnđịnh của nền kinh tế quốc dân

+ Nông nghiệp là ngành cung cấp khối lượng hàng hoá lớn để xuất khẩu,mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước Nông sản dưới dạng thô hoặc qua chế biến

là bộ phận hàng hoá xuất khẩu chủ yếu của hầu hết các nước đang phát triển Vìvậy, trong thời kì đầu của quá trình công nghiệp hoá ở nhiều nước, nông nghiệptrở thành ngành xuất khẩu chủ yếu, tạo ra tích luỹ để tái sản xuất và phát triểnnền kinh tế quốc dân

+ Nông nghiệp là khu vực cung cấp lao động phục vụ công nghiệp và cáclĩnh vực hoạt động khác của xã hội Đây là xu hướng có tính qui luật trong phâncông lại lao động xã hội Tuy vậy, khả năng di chuyển lao động từ nông nghiệpsang các ngành kinh tế khác còn phụ thuộc vào việc nâng cao năng suất lao động

Trang 17

trong nông nghiệp, vào việc phát triển công nghiệp và dịch vụ ở thành thị và cảviệc nâng cao chất lượng nguồn lao động ở nông thôn.

+ Nông nghiệp trực tiếp tham gia vào việc giữ gìn cân bằng sinh thái, bảo

vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường Quá trình phát triển nông nghiệp gắnliền với việc sử dụng thường xuyên đất đai, nguồn nước, các loại hoá chất vớiviệc trồng và bảo vệ rừng, luân canh cây trồng, phủ xanh đất trống, đồi trọc Tất

cả điều đó đều có ảnh hưởng lớn đến môi trường Chính việc bảo vệ nguồn tàinguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái là điều kiện để sản xuất nông nghiệp cóthể phát triển và đạt hiệu quả cao

1.1.3 Hiệu quả kinh tế

mà các chỉ tiêu về HQKT có thể khác nhau, nhưng có một điểm chung là đều bắtnguồn từ mối quan hệ gữa đầu ra và đầu vào trong quá trình sản xuất

Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp là tổng hợp các hao phí về lao động vàlao động vật hóa để sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp Nó thể hiện bằng cách sosánh kết quả sản xuất đạt được với khối lượng chi phí lao động và chi phí vậtchất bỏ ra

Để đánh giá hiệu quả kinh tế chúng ta phải đứng trên quan điểm toàn diện,phải biểu hiện trên các góc độ khác nhau và có quan hệ chặt chẽ với nhau theokhông gian - thời gian - số lượng - chất lượng

Trang 18

Về mặt không gian: Khi xét HQKT không nên xét một mặt, một lĩnh vực

mà phải xét trong mối quan hệ hữu cơ hợp lí trong tổng thể chung

Về mặt thời gian: Sự toàn diện của HQKT đạt được không chỉ xét ở từnggiai đoạn mà phải xét trong toàn bộ chu kì sản xuất

Về mặt số lượng: HQKT phải thể hiện mối tương quan thu, chi theohướng giảm đi hoặc tăng thêm

Về mặt chất lượng: HQKT phải bảo đảm sự cân đối hợp lí giữa các mặtkinh tế, chính trị, xã hội

1.1.3.2 Các quan điểm đánh giá HQKT

Khi bàn về HQKT có 3 hệ thống quan điểm sau:

+ Quan điểm 1: HQKT = kết quả sản xuất/ chi phí bỏ ra

Công thức: H = Q/ C

Quan điểm này phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực, đầu tư 1đơn vị nguồn lực đem lại bao nhiêu kết quả hay để thu được một đơn vị kết quảcần tiêu tốn bao nhiêu nguồn lực.Tuy nhiên quan điểm này không cho thấy đượcquy mô của HQKT

+ Quan điểm 2: HQKT = kết quả sản xuất - chi phí bỏ ra

Công thức: H = Q - C

Đây là hiệu quả kinh tế trên quan điểm thị trường Phương pháp này cho

ta thấy được quy mô của HQKT nhưng không phản ánh được mức độ ảnh hưởngcủa các yếu tố đầu vào đến HQKT

+ Quan điểm 3: HQKT = phần tăng thêm kết quả thu được/ phần tăngthêm chi phí bỏ ra

Hay: HQKT = phần tăng thêm kết quả thu được - phần tăng thêm chi phí

bỏ ra

Trên quan điểm của kinh tế học vi mô, các doanh nghiệp tham gia thịtrường đều đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Trong ngắn hạn, nguyên tắc chunglựa chọn sản lượng tối ưu để đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận là MR= MC (trongđó: MR là doanh thu biên, MC là chi phí biên)

Trang 19

1.1.3.3 Phân loại HQKT

+ Căn cứ vào yếu tố cấu thành chia hiệu quả kinh tế làm ba loại:

- Hiệu quả kỹ thuật: Đó là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chiphí đầu vào hay nguồn lực sử dụng và sản xuất trong điều kiện cụ thể, về kỹthuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất

- Hiệu quả phân bổ: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố cấu thành sảnphẩm và giá trị đầu vào, được tính để phản ánh giá trị sản phẩm trên một đồngchi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực cho một quá trình sản xuất Thực chất củahiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố đầu vào và đầu ra.Việc xác định hiệu quả này giống như việc xác định đầu vào tối ưu để tối đa hoálợi nhuận

- HQKT: Là phạm trù trong đó sản xuất đạt được hiệu quả kỹ thuật vàhiệu quả phân bổ Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố vật chất và giá trị đều tínhđến khi xem xét sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp Nếu chỉ đạt một tronghai yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ thì mới là điều kiện cần chứchưa có điều kiện đủ cho việc đạt HQKT Chỉ khi nào việc sử dụng các nguồnlực đạt cả hai chỉ tiêu trên thì khi đó mới đạt HQKT

+ Căn cứ vào mức độ khái quát, HQKT chia ra:

- HQKT: là so sánh giữa kết quả với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó

- Hiệu quả xã hội: Là kết quả các hoạt động kinh tế xét trên khía cạnhcông ích, phục vụ lợi ích chung cho toàn xã hội như tạo việc làm, xóa đói giảmnghèo, giảm tệ nạn xã hội

- Hiệu quả môi trường: Thể hiện ở việc bảo vệ môi trường như giảm ônhiễm đất, nước, không khí; tăng độ che phủ đất

+ Căn cứ vào phạm vi HQKT chia ra:

- HQKT quốc dân: Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân

- HQKT ngành: Xét trong phạm vi từng ngành kinh tế

- HQKT vùng: Xét trong phạm vi từng vùng kinh tế

Trang 20

1.1.3.4 Các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả

- Chi phí trung gian IC (intermediate cost): Là toàn bộ chi phí thườngxuyên bằng tiền mà chủ bỏ ra để mua và thuê các yếu tố đầu vào và chi phí dịch

vụ trong thời kỳ sản xuất ra tổng sản phẩm đó

+ Thu nhhập ròng (R): Là phần còn lại của tổng thu sau khi đã trừ đi tổngchi phí đầu tư sản xuất (TC)

- Thu nhập ròng: R= tổng thu - chi phí đầu tư sản xuất

- Hiệu suất của thu nhập ròng theo chi phí = thu nhập ròng / tổng chi phí

- Hiệu suất của thu nhập ròng theo lao động = thu nhập ròng / tổng laođộng (LĐ)

+ Giá trị sản xuất GO (Gros output): là giá trị tính bằng tiền của các loạisản phẩm và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (một vụ, một chu kỳsản xuất hoặc một năm trên một đơn vị diện tích)

- Hiệu quả của giá trị sản xuất theo chi phí = tổng giá trị sản xuất / tổngchi phí

- Hiệu quả của giá trị sản xuất theo lao động = tổng giá trị sản xuất / tổnglao động

+ Lợi nhuận Pr (Profist): Là phần chênh lệch của phần thu lớn hơnphần chi

Pr = Tổng giá trị sản xuất - tổng chi phí

- Hiệu suất lợi nhuận theo chi phí = lợi nhuận / tổng chi phí

- Hiệu suất lợi nhuận tính theo lao động = lợi nhuận / tổng lao động

- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian: là tỷ số giữa giá trị xảnxuất GO và chi phí trung gian (IC) Nó phản ánh giá trị sản xuất được từ một đơn

vị chi phí trung gian

- Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian: Là tỷ số giữa giá trị giatăng (VA) và chi phí trung gian (IC) Nó phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí biêntrung gian Khi sản xuất để cạnh tranh trên thị trường thì chỉ tiêu này quyết định

sự thành bại của một sản phẩm

Trang 21

- Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quảcủa việc đầu tư để đảm bảo cuộc sống và tích trữ của hộ.

1.1.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến HQKT

Có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế đó là: nhóm yếu tố ảnhhưởng đến giá trị sản phẩm thu được và nhóm yếu tố ảnh hưởng đến các nguồnlực đầu vào

- Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến các nguồn lực đầu vào:

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu như: giá cả thị trường,

sự ổn định của nền kinh tế, chi phi vận chuyển,…

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến khấu hao tài sản cố định như: công nghệ, chiphí sửa chữa, thời gian sử dụng

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí lao động phục vụ sản xuất như: sứclao động, trình độ lao động, thị trường lao động, giá lao động

+ Chi phí thuế sản xuất chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: chính sáchthuế của Nhà nước, mặt hàng của doanh nghiệp, thị trường tiêu thụ sản phẩm củadoanh nghiệp

- Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm thu được:

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm như: chất lượng, mẫu mãcủa sản phẩm, kênh tiêu thụ, chiến lược marketing sản phẩm, đối thủ cạnh tranh,các chính sách của Nhà nước có liên quan đến sản phẩm

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm gồm: quy mô sản xuất,công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ, thời tiết

Như vậy, có rất nhiều yếu tố tác động thường xuyên đến HQKT Mỗi yếu

tố có mức độ tác động khác nhau, nhà sản xuất phải lựa chọn được phương ánsản xuất phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình để gặt hái được nhiềuthành công [6, tr.207-208]

Trang 22

1.1.4 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất của Chè

1.1.4.1 Giá trị kinh tế, vai trò của Chè đối với sức khoẻ con người

Chè là cây công nghiệp lâu năm chỉ trồng một lần, nhưng có thể cho thuhoạch 30-40 năm hoặc lâu hơn nữa Trong điều kiện thuận lợi của nước ta câysinh trưởng tốt thì cuối năm thứ nhất đã thu bói trên dưới một tấn búp/ha Cácnăm thứ hai thứ ba (trong thời kỳ kiến thiết cơ bản) cũng cho một sản lượng đáng

kể khoảng 2-3 tấn búp/ha Từ năm thứ tư cây Chè bước vào giai đoạn kinh doanhgọi là chu kỳ kinh doanh Ngày nay, Chè không những là cây xoá đói giảm nghèo

mà còn là cây làm giàu ở vùng nông thôn

Sản phẩm của cây Chè có thị trường quốc tế ổn định, rộng lớn và ngàycàng được mở rộng Theo dự đoán của FAO (1967), nếu lấy năm 1961 - 1963 là100% thì năm 1975 yêu cầu về Chè hàng năm của thế giới sẽ tăng 2,2 - 2,7% vàsản xuất Chè tăng 3,2%

Ở nước ta, Chè là một trong những cây có giá trị xuất khẩu cao Theo kếhoạch, năm 2009, ngành Chè Việt Nam dự kiến xuất khẩu 117 ngàn tấn, với kimngạch phấn đấu đạt khoảng 167 triệu USD (tăng 13,6% so với năm 2008) Đây làmột trong những mặt hàng của ngành Nông nghiệp mà chỉ tiêu tăng trưởng đượcđưa ra cao hơn năm trước Trong khi đó toàn ngành nông nghiệp đưa ra kimngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 12,5 tỷ USD, giảm 3,7 tỷ USD so với năm 2008.Chứng tỏ ngành Chè có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, mang vềkim nghạch xuất khẩu lớn

Để sử dụng nguồn tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào, thayđổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp với điều kiện không tranh chấp với diện tíchtrồng cây lương thực, Chè là một trong những cây có ưu thế nhất

Với một nước có nguồn lao động dồi dào nhưng phân bố không đều, chủyếu tập trung ở vùng đồng bằng thì trồng cây Chè là hướng đi tốt để giải quyếtcông ăn việc làm cho lao động nước ta Do vậy, việc phát triển mạnh cây Chè ởvùng trung du và miền núi là một biện pháp có hiệu lực, vừa để sử dụng hợp lý,vừa để phân bố đồng đều nguồn lao động dồi dào trong phạm vi cả nước Việc

Trang 23

phát triển mạnh cây Chè ở vùng trung du và miền núi dẫn tới việc phân bố các

xí nghiệp công nghiệp chế biến Chè hiện đại ngay ở những vùng đó, do đó làmcho việc phân bố công nghiệp được đồng đều và làm cho vùng trung du và miềnnúi nhanh chóng đuổi kịp miền xuôi về kinh tế và văn hóa

Chè được nhiều người biết đến và sử dụng phổ biến trên thế giới Tuynhiên, để hiểu về những tác dụng của Chè thì lại được ít người biết đến Tác dụngchữa bệnh và chất dinh dưỡng của nước Chè đã được các nhà khoa học xác địnhnhư sau:

- Cafêin và một số hợp chất ancaloit khác có trong Chè là những chất cókhả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não làm cho tinhthần minh mẫn, tăng cường sự hoạt động của các cơ trong cơ thể, nâng cao nănglực làm việc, giảm bớt mệt nhọc sau những lúc làm việc căng thẳng

- Hỗn hợp tanin Chè có khả năng giải khát, chữa một số bệnh đường ruộtnhư tả, lỵ, thương hàn Nhiều thầy thuốc còn dùng nước Chè, đặc biệt là Chèxanh để chữa bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang và chảy máu dạ dày Dựa vào số liệucủa Viện nghiên cứu y học Leningrat, khi điều trị các bệnh cao huyết áp thì hiệuquả thu được có triển vọng rất tốt, nếu như người bệnh được dùng catechin Chètheo liều lượng 150mg trong một ngày E.K Mgaloblisvili và các cộng tác viên

đã xác định ảnh hưởng tích cực của nước Chè xanh tới tình trạng chức năng của

hệ thống tim mạch, sự cản các mao mạch, trao đổi muối - nước, tình trạng củachức năng hô hấp ngoại vi, sự trao đổi vitamin C, trạng thái chức năng của hệthống điều tiết máu.v.v

- Chè còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, B1, B2, B6 và nhiềunhất là vitamin C rất cần thiết cho cơ thể con người

- Một giá trị đặc biệt của Chè được phát hiện gần đây là tác dụng chốngphóng xạ Điều này đã được các nhà khoa học Nhật Bản thông báo qua việcchứng minh Chè có tác dụng chống được chất Stronti (Sr) 90 là một đồng vịphóng xạ rất nguy hiểm Qua việc quan sát thống kê nhận thấy nhân dân ở một

Trang 24

vùng ngoại thành Hirôsima có trồng nhiều Chè, thường xuyên uống nước Chè, vìvậy rất ít bị nhiễm phóng xạ hơn các vùng chung quanh không có Chè

1.1.4.2 Đặc điểm của kỹ thuật trồng, chăm sóc Chè

Sản xuất Chè nguyên liệu được phát triển ở nước ta cách đây hơn 50 năm

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Chè đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu đưa vàoứng dụng thực tiễn Sau đây là những công việc cơ bản trong kỹ thuật trồng Chè:

do mưa lũ và cỏ dại phát triển

+ Chọn giống:

Chọn giống phải chọn những cây cao hơn 20cm có 6 - 8 lá, đường kínhthân cây đo cách gốc 5cm là 3 - 4mm, cây có 6 tháng tuổi trở lên Nếu cây caohơn 30cm phải bấm ngọn trước khi trồng

Chọn những ngày sau khi mưa, trời râm mát, đất có độ ẩm 80 - 85%, trồng

2 cây đủ tiêu chuẩn một hốc; lấp đất ngang vết cắt hom, nén đất chặt gốc Nếutrồng bằng bầu polietilen, trước khi lấp đất phải xé bầu, để trên mặt hố tủ gốc.Trồng xong phải dùng rơm rạ hoặc cắt cây phân xanh tủ vào gốc và tưới nướccho cây con, mỗi hố 2 lít nước Sau khi trồng, trong 1 - 3 tháng đầu cần tiến hànhkiểm tra cây chết và trồng giặm kịp thời

Trang 25

Sau khi gieo trồng xong, cần phải tiến hành quản lý và chăm sóc vườnChè một cách toàn diện Dựa vào đặc điểm sinh trưởng và đặc điểm canh táckhác nhau, chia công tác quản lý chăm sóc ra hai thời kỳ khác nhau: quản lýchăm sóc vườn Chè con và quản lý chăm sóc vườn Chè sản xuất (Chè trong thời

kỳ kinh doanh)

a) Quản lý, chăm sóc vườn Chè con

Thời kỳ Chè con (còn gọi là thời kỳ kiến thiết cơ bản) là thời kỳ sau khiChè được gieo trồng, qua chăm sóc, đốn tạo hình, bắt đầu bước vào thời kỳ thuhoạch Trong điều kiện của nước ta, thời kỳ kiến thiết cơ bản vào khoảng 4 năm.Công tác quản lý chăm sóc vườn Chè con có tác dụng rất cơ bản nhằm làm chocây mọc khỏe, mọc đồng đều, tạo cho cây có một bộ khung tán to, đặt cơ sở tốtcho sự sinh trưởng và phát triển của cây con trong cả thời kỳ sản xuất lâu dài vềsau Quản lý chăm sóc vườn Chè còn bao gồm những công việc chính như sau:

* Giặm Chè mất khoảng:

Giặm Chè con có 2 cách: gieo giặm bằng hạt hoặc trồng giặm bằng câycon đã chuẩn bị trong vườn ươm từ trước Quy định gieo vườn ươm dự trữ cho 1

ha là 30 - 50m2

* Xới xáo giữ ẩm và diệt trừ cỏ dại:

Tùy theo tình hình sinh trưởng và phát triển cỏ dại ở mỗi nơi, hàng nămcần tiến hành xới đất làm sạch cỏ 3 - 4 lần trên hàng Riêng đối với Chè 1 tuổicần nhổ cỏ bằng tay trên cụm Chè để bảo vệ được cây Chè con, có thể dùngthuốc hóa học để trừ cỏ, phun 2 lần vào tháng 4 - 5 và tháng 7 - 8

* Trồng xen:

Trong những năm đầu khi cây Chè chưa giao tán, khoảng cách giữa 2hàng Chè khá rộng nên trồng xen một số cây công nghiệp ngắn ngày hoặc câyphân xanh Những cây trồng xen thuộc bộ đậu còn giúp tăng nguồn đạm chođất Những loại cây thường trồng xen trong vườn Chè hiện nay là cốt khí, cỏstilô, lạc Lạc trồng hai hàng cách nhau 40cm, trên hàng gieo lạc với khoảngcách 45cm

Trang 26

* Bón phân cho Chè con:

Bón phân cho Chè con nhằm đạt yêu cầu: Tăng nhanh lượng sinhtrưởng của cây làm cơ sở cho việc hình thành tán cây, tạo điều kiện cho bộ rễphát triển tốt ngay từ đầu, tăng khả năng chống chịu với ngoại cảnh và sâubệnh đối với cây

* Đốn tạo hình Chè con:

Đốn tạo hình Chè con là một biện pháp kỹ thuật quan trọng trong thời kỳquản lý chăm sóc vườn Chè con Mục đích chủ yếu là tạo cho cây Chè có bộkhung tán rộng, nhiều cành, có một hình thù cân đối làm cơ sở cho cây Chè pháttriển vững chắc về sau

Tùy từng điều kiện cụ thể, việc xác định tiêu chuẩn đốn Chè con ở mỗinước có khác nhau Người ta có thể căn cứ vào tuổi cây, khả năng sinh trưởngcủa cây về chiều cao cũng như về độ lớn của thân để làm tiêu chuẩn đốn Quytrình của Bộ Nông nghiệp quy định mức đốn tạo hình cho Chè con như sau:

Lần 1: khi cây Chè 2 tuổi, đốn cách mặt đất 12 - 15 cm

Lần 2: khi cây Chè 3 tuổi, đốn cách mặt đất 30 - 35 cm

Lần 3: khi cây Chè 4 tuổi, đốn cách mặt đất 40 - 45cm

Song song với quá trình đốn, cần tiến hành hái tạo hình Đốn hợp lý, háitạo hình tốt và quản lý chăm sóc tốt, qua 3 lần đốn, cây Chè chính thức bước vàothời kỳ kinh doanh

b) Quản lý, chăm sóc Chè sản xuất

Vườn Chè sản xuất tức là chỉ thời kỳ cây Chè sau khi kết thúc đốn tạohình và bắt đầu bước vào thời kỳ thu hoạch búp Tất cả các biện pháp kỹ thuậtchăm sóc và quản lý đều có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây, do đó

có quan hệ trực tiếp đến năng suất và phẩm chất Chè

* Trừ cỏ xới xáo và tủ gốc cho Chè:

Cũng như thời kỳ cây con, công việc diệt trừ cỏ dại trong thời kỳ nàyphải được coi trọng và phải được tiến hành triệt để, nhất là khi hàng Chè chưagiao tán

Trang 27

Thành phần cỏ dại trên vườn Chè rất phức tạp và nhiều loại Mỗi loại cỏlại có những đặc tính sinh học khác nhau do đó việc phòng trừ khá phức tạp.

Việc diệt trừ cỏ dại cho Chè có thể tiến hành bằng biện pháp cơ giới hoặchóa học Biện pháp cơ giới (xới cỏ, phay đất) có tác dụng vừa diệt được cỏ dạivừa làm tơi đất cho Chè

Trong vụ đông xuân cần xới sạch cỏ, cày giữa hàng Chè hoặc phay sâu10cm, lấp phân hữu cơ và cành lá già sau khi đốn Vụ hè thu: đào gốc cây dại,xới cỏ gốc giữa hàng bừa 3 - 4 lần hoặc đào sâu 5cm

- Cây Chè có khả năng liên tục hút dinh dưỡng trong chu kỳ phát dục hàngnăm cũng như trong chu kỳ phát dục cả đời sống của nó Mặc dù trong điều kiệncủa ta, về mùa đông cây Chè tạm ngừng sinh trưởng, nhưng vẫn yêu cầu lượngdinh dưỡng tối thiểu, do đó việc cung cấp dinh dưỡng cho cây cần đầy đủ vàthường xuyên trong năm

- Khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng của cây Chè rất rộng rãi

Nó có thể sống ở nơi đất rừng màu mỡ mới khai phá song cũng có thể sống ởnhững nơi đất nghèo dinh dưỡng và vẫn cho năng suất nhất định Do đặc điểm

đó, muốn nâng cao năng suất Chè cần phải bón phân đầy đủ

Đối tượng thu hoạch Chè là búp và lá non Mỗi năm thu hoạch từ 5 10tấn/ha Vì thế, lượng dinh dưỡng trong đất mất đi khá nhiều, nếu không bổsung kịp cho đất thì cây trồng sẽ sinh trưởng kém và cho năng suất thấp

-+ Nguyên tắc:

- Bón theo tuổi và năng suất cây trồng: cây Chè con bón ít, cây Chè lớn cónăng suất càng cao, bón càng nhiều để bù đắp do thu búp và nuôi cây

Trang 28

- Bón cân đối các yếu tố dinh dưỡng chủ yếu là đạm, lân, kali, phải bổsung các yếu tố vi lượng, đa lượng khi cần thiết.

- Bón đúng cách, đúng lúc, đối tượng: bón lót, bón thúc kịp thời, trên đấtdốc cần bón sau mưa, Chè thu búp khác nhau

- Tuỳ theo điều kiện đất, khí hậu quy định lượng, tỷ lệ bón các yếu tố.+ Cách bón:

Tuỳ vào điều kiện đất đai của từng diện tích cụ thể mà có những côngthức khác nhau để cho hiệu quả tối đa Sau đây xin giới thiệu công thức do Trungtâm Giống và TVĐTPT Chè hướng dẫn [2, tr.24]:

Loại năng suất búp tươi < 60 tạ/ha: bón 400- 600 kg đạm sunfat + 80- 120

kg kali sunfat hoặc kali clorua cho 1ha

Loại năng suất 60- 100 tạ/ha: bón 800- 1000 kg đạm sunfat + 120- 160 kgkali sunfat hoặc kali clorua

Loại năng suất > 100 tạ/ha: bón 800- 1000kg đạm sunfat + 160- 200 kgkali saunfat hoặc kali clorua

Kali đều bón sớm 1- 2 đợt đầu cùng đạm

* Kỹ thuật đốn Chè:

Đốn Chè trong thời kỳ sản xuất (Chè kinh doanh) là một khâu kỹ thuật đặcbiệt so với một số cây trồng khác Đốn Chè có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng

và phẩm chất Các loại hình đốn:

- Đốn phớt: là cách đốn được tiến hành mỗi năm một lần và đốn cao hơn

mức đốn hàng năm 3 - 5cm Mục đích của đốn phớt là loại trừ các cành nhỏ,cành tăm hương trên tán để xúc tiến sự nảy sinh và phát triển của các búp mới

Có thể đốn thủ công bằng dao, kéo hoặc đốn bằng máy Đốn phớt có thể tạo mặttán theo mặt bằng, theo chiều nghiêng của sườn dốc hoặc hình mâm xôi Trongsản xuất, thường tạo tán theo mặt hàng để tiện thao tác trong việc quản lý, chămsóc và thu hoạch

- Đốn lửng: sau một số năm đốn phớt liên tục, cây Chè có chiều cao quá

tầm hái, mật độ cành trên mặt tán quá dày cành và búp nhỏ, năng suất giảm thì

Trang 29

đốn lửng, vết đốn cách mặt đất 60 - 65cm Trong trường hợp cây Chè vẫn chonăng suất khá nhưng do cây cao quá khó hái cũng đốn lửng cách mặt đất 70 -75cm Dùng dao hoặc kéo để đốn, tạo mặt tán Chè bằng.

- Đốn đau: những cây Chè được đốn lửng nhiều lần, cành nhiều mấu, cây

phát triển kém, năng suất giảm rõ rệt thì đốn đau cách mặt đất 40 - 45cm nhằmthay thế một phần lớn bộ khung tán của cây Dùng dao sắc để đốn, vết đốn phảithẳng và sát vào phía trong

- Đốn trẻ lại: Những cây Chè già, cằn cỗi đã qua đốn đau nhiều lần, thân

cây bị sâu bệnh phá hại, năng suất giảm nghiêm trọng, thì đốn trẻ lại cách mặt đất

10 - 15cm, nhằm thay thế hoàn toàn bộ khung tán cũ của cây, kéo dài thêmnhiệm kỳ kinh tế Yêu cầu kỹ thuật của đốn trẻ lại là vết đốn phải nhẵn, tránh gâygiập nát và làm tổn thương đến phần gốc của cây

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1 Tình hình sản xuất Chè trên thế giới

Theo con số thống kê của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới(FAO năm 1971 và 1975) thì diện tích trồng Chè của thế giới năm 1948 - 1952 là985.000 ha, năm 1971 là 1.357.000 ha và năm 1974 là 1.531.000 ha

Sản lượng Chè trên thế giới tính đến năm 1977 (theo số liệu của FAO) là1.636.000 tấn Trong đó Nam Mỹ: 42.000 tấn; Châu Á: 1.316.000 tấn; Châu Phi:180.000 tấn; Liên Xô: 92.000 tấn; Châu Đại Dương: 6.000 tấn

Các nước sản xuất Chè nhiều nhất là: Ấn Độ: 500.000 tấn, Trung Quốc:331.000 tấn, Xrilanca: 197.000 tấn; Nhật Bản: 100.000 tấn

Tổng sản lượng Chè thế giới năm 2001 đạt gần 3 triệu tấn, với diện tíchtrồng Chè khoảng 2,55 triệu ha Những nước có sản lượng Chè lớn trên thế giới(xếp theo thứ tự) là Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanca, Kênya Châu Âu, Trung CậnĐông là những nơi tiêu thụ Chè nhiều nhất thế giới, nhưng lại sản xuất rất ít vìđiều kiện khí hậu, đất đai không thích hợp với việc trồng Chè Năm 2003, sảnlượng Chè thế giới đạt mức kỷ lục 3,7 triệu tấn, trong đó xấp xỉ 75% là Chè đen

và 25% Chè xanh Tính bình quân trong giai đoạn 2000-2003 thì Ấn Độ và

Trang 30

Trung Quốc là hai nhà sản xuất Chè lớn nhất thế giới, chiếm hơn 50% tổng sảnlượng Chè thế giới Tiếp theo là Sri Lanka (chiếm 10% sản lượng Chè thế giới),Kenya(9%) và Inđônêxia (5%)

Tổng sản lượng Chè thế giới tiếp tục tăng trong năm 2008, với tốc độtrên 3%/năm, ước đạt 3,6 triệu tấn, chủ yếu do sản lượng đạt kỷ lục ở TrungQuốc, Ấn Độ và Việt Nam Sản lượng Chè đen đạt 2,5 triệu tấn và Chè xanhđạt 968 ngàn tấn Theo ước tính của FAO, sản lượng Chè xanh thế giới sẽ tăngbình quân 2,6%/năm cho đến năm 2010, cao hơn gấp 3 lần tỉ lệ tăng trưởng củaChè đen và đạt 900.000 tấn Trong đó, sản lượng Chè xanh của Trung Quốc tăngnhiều nhất (2,7%/năm), tiếp đến là Việt Nam (2,5%), Inđônêxia (2,3%) và cuốicùng là Nhật Bản (0,1%/năm) Đến năm 2010, Trung Quốc sẽ chiếm tới 75% sảnlượng Chè thế giới

Sau đây là những nước trồng Chè lớn trên thế giới :

* Trung Quốc

Trung Quốc là nước có một lịch sử trồng Chè lâu đời Cây Chè được phân

bố trên một phạm vi địa lý rất rộng: từ 18 đến 350 vĩ bắc, từ 99 đến 1220 kinhđông Chè được trồng chủ yếu ở các tỉnh: Chiết Giang, Tứ Xuyên, Vân Nam,Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Hà Nam Điều kiện tự nhiên và khí hậuTrung Quốc thích hợp cho việc trồng Chè Độ nhiệt trung bình hàng năm của đại

bộ phận vùng Chè Trung Quốc là 15 - 18oC, lượng mưa hàng năm trên 1000 mm.Chè được trồng chủ yếu trên các loại đất thục phát triển trên các loại đá mẹ phiếnthạch, sa thạch, granit, phiến thạch mica, với độ pH từ 4,5 đến 6,5 Các vườn Chèđược trồng phần lớn trên đất dốc đến 300 Diện tích trồng Chè của Trung Quốcnăm 1974 là 337.000 ha

* Ấn Độ

Ấn Độ bắt đầu trồng Chè vào khoảng năm 1834 - 1840 Do điều kiện khíhậu thích hợp, những năm gần đây, Ấn Độ đã đứng đầu thế giới về sản xuất vàxuất khẩu Chè Chè của Ấn Độ gồm có hai vùng rõ rệt: vùng phía Bắc (vùng sảnxuất Chè chủ yếu của Ấn Độ) và vùng phía Nam Vùng phía Bắc, Chè tập trung

ở các bang Atxam, Kachar, Duars, Darjiling; Atxam và Darjiling là hai khu vực

Trang 31

sản xuất Chè có tiếng trên thế giới Vùng Chè phía nam tập trung ở hai bangKerala và Madras Đất vùng Atxam chủ yếu là đất đỏ pha sét và đất phù sa Đấtvùng Madras chủ yếu là đất sét và đất đỏ pha cát Do lượng mưa lớn, đất đai phìnhiêu, năng suất Chè của Ấn Độ đạt bình quân 5 - 8 t/ha, có nơi đạt 12 - 13 t/ha.Đặc điểm sản xuất Chè của Ấn Độ là trồng tập trung, giống Chè lá to, trồng câybóng râm cho Chè và áp dụng phương pháp hái chừa nhiều lá Diện tích trồngChè của Ấn Độ năm 1974 là 360.000 ha.

* Nhật Bản

Nhật Bản là nước đầu tiên nhập giống Chè từ Trung Quốc Chè trồng tậptrung ở giữa 35 và 380 vĩ bắc, có một số diện tích trồng đến 400 vĩ bắc Chè trồngchủ yếu ở những nơi đất bằng, một số diện tích nhỏ trồng trên đồi Độ cao so vớimặt biển không vượt quá 60 - 100m Khí hậu Nhật Bản chiụ ảnh hưởng của giómùa, lượng mưa tương đối lớn: 2150mm/năm, phần lớn mưa vào mùa hè Đấttrồng Chè ở Nhật Bản là đất sét nặng và đất đỏ Diện tích trồng Chè năm 1974 là56.000 ha Nhật Bản là nước kinh doanh Chè theo phương thức tiểu nông, diệntích không lớn song khu vực Chè tương đối tập trung, giống Chè chủ yếu làgiống lá nhỏ, chế biến Chè xanh là chính

* Inđônêxia

Nghề trồng Chè ở Inđônêxia bắt đầu từ đầu thế kỷ XIX Chè được trồngtập trung ở miền tây đảo Java (trên các sườn dốc có độ cao so với mặt biển2.300m), miền đông bắc và nam Xumatra (độ cao so với mặt biển 900m) Đấttrồng Chè ở Java có nguồn gốc núi lửa, giàu mùn và đạm; lân và kali có hàmlượng trung bình Cả hai đảo Java và Xumatra nằm trong vùng nhiệt đới, lượngmưa hàng năm 2.500 - 4.000 mm, phân bố tương đối đồng đều Chè được thuhoạch quanh năm, chủ yếu là dùng chế biến Chè đen Năm 1974 diện tích trồngChè của Inđônêxia là 100.000 ha, tổng sản lượng Chè khô 67.000 tấn

1.2.2 Tình hình sản xuất Chè ở Việt Nam

Việt Nam bắt đầu sản xuất Chè hơn 3000 năm trước đây Sau khi chiếmđóng Đông Dương, thực dân Pháp đã đưa cây Chè vào từ cuối thế kỷ XIX Năm

Trang 32

1885, Pháp tiến hành cuộc điều tra đầu tiên các đồn điều Chè ở Việt Nam và đồnđiền Chè đầu tiên ra đời năm 1890 ở Tinh Cương, Phú Thọ Đến năm 1938, diệntích trồng Chè là 13.405 ha, sản lượng đạt 6.100 tấn Chè khô Trong cuộc chiếnđấu giành độc lập, các đồn điền Chè phần lớn đều bỏ hoang và thị trường sụp đổ.Đến năm 1946, sản lượng Chè chỉ đạt 300 tấn Sau năm 1954, sản xuất Chè pháttriển mạnh Năm 1958, diện tích trồng Chè là 30.000 ha và Việt Nam có hai nhàmáy chế biến Chè ở Hà Nội và Phú Thọ với tổng công suất chế biến là 1.100 tấnmỗi năm Năm 1977, diện tích Chè mở rộng lên 44.330 ha, sản lượng đạt gần18.000 tấn Chè khô Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới và Chè được coi làmặt hàng chiến lược, sản xuất Chè ngày càng phát triển Tính đến năm 2003, ViệtNam đã có tổng cộng 99.000 ha Chè, trong đó hơn 70% do các hộ nông dân nhỏtrồng và gần 30% thuộc các nông trường lớn của nhà nước và công ty liên doanh

Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, hiện có 6 triệu người sống trong vùng Chè,

có thu nhập từ trồng, chế biến và kinh doanh Chè Theo báo cáo của Bộ Nôngnghiệp & PTNT, hiện cả nước có 35 tỉnh trồng Chè, với tổng diện tích hơn131.500 ha Bình quân năng suất đạt 6,5 tấn búp tươi/ha, cung cấp nguyên liệucho khoảng 700 cơ sở sản xuất Chè khô Hiện sản phẩm Chè của Việt Nam đã cómặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu

"CheViet" đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường quốc gia và khu vực ViệtNam hiện đang là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lượng cũng như kimngạch xuất khẩu Chè Kế hoạch cho năm 2009, ngành Chè dự kiến đạt khốilượng Chè khô 159.000 tấn, giảm 1.000 tấn so với năm 2008 Xuất khẩu chínhngạch đạt 117.000 tấn (tăng 12,5% so với với năm 2008), đạt 167 triệu USD Sauđây là một số tỉnh trồng Chè lớn của cả nước:

* Tỉnh Phú Thọ

Phú Thọ được xem là cái nôi của ngành công nghiệp chế biến Chè Nhàmáy Chè Phú Thọ là nhà máy thành lập đầu tiên ở Việt nam vào năm 1957 Hiệnnay, tổng diện tích Chè toàn tỉnh là 14.906 ha với năng suất bình quân trên diệntích cho sản phẩm đạt 80,18 tạ/ha Phát triển cây Chè tiếp tục được xác định là

Trang 33

chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm của tỉnh với mục tiêu phấn đấuđến năm 2010, tổng diện tích Chè toàn tỉnh đạt 14-15 ngàn ha, năng suất đạt 8,5-

9 tấn/ha, sản lượng đạt 100-110 ngàn tấn Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mớitrong sản xuất tiếp tục được đẩy mạnh, diện tích Chè trồng mới chủ yếu đượctrồng bằng các giống Chè mới có tiềm năng cho năng suất cao, chất lượng tốt; kỹthuật đốn hái, sản xuất Chè theo hướng an toàn, ứng dụng đưa cơ giới hóa vàosản xuất từng bước được mở rộng đã góp phần tăng năng suất lao động, tăng hiệuquả sản xuất và chất lượng Chè Thiết bị công nghệ của các cơ sở chế biến đượccải tạo, nâng cấp để nâng cao chất lượng, giá bán sản phẩm Việc thực hiện chínhsách khuyến khích phát triển Chè của tỉnh đã có những chuyển biến tích cựcđược đông đảo các hộ nông dân đồng tình, hưởng ứng; tạo động lực mạnh mẽthúc đẩy khuyến khích các hộ dân mạnh dạn đầu tư vào phát triển Chè Kết quảphát triển Chè trong những năm qua đã góp phần tích cực xóa đói, giảm nghèo,tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng vạn hộ dân trồng Chè trong tỉnh

* Tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng là một trong những tỉnh có diện tích trồng Chè lớn nhất và lâuđời nhất nước ta Được thiên nhiên ưu đãi, đất đai mầu mỡ, khí hậu thích hợp vàđặc biệt có lợi thế là tỉnh nằm ở độ cao 800 - 1.000m, nên chất lượng Chè củaLâm Đồng được khẳng định là ngon, hương thơm, vị ngọt Hiện nay, tổng diệntích Chè trên địa bàn toàn tỉnh có 25.929 ha, giảm hơn 1.000 ha so với nămtrước Trong đó, diện tích Chè đang cho kinh doanh 23.791 ha, hàng năm cungcấp cho thị trường trong và ngoài nước đạt 183.571 tấn Tính ra cây Chè tỉnhLâm Đồng đã chiếm tỷ lệ 25% về diện tích và 27% về sản lượng Chè của cảnước Chè Lâm Đồng đã có được những thương hiệu nổi tiếng như: Tâm Châu,

Lễ Ký, Quốc Thái… Lâm Đồng cũng đã góp những sản phẩm có giá trị cao,được nhiều người tiêu dùng chấp nhận như: Trà Ô Long, trà xanh, trà đen…

Tại Lâm Đồng cây Chè được trồng tập trung chủ yếu ở Bảo Lộc, BảoLâm, Di Linh Do cây Chè đã được trồng từ những năm 20 của thế kỷ trước nênnhiều diện tích Chè nơi đây nay đã già cỗi, năng suất thấp Trong những năm

Ngày đăng: 20/12/2013, 13:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w